Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Nghiêm cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.76 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





BÙI THANH TÙNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG THUỐC LÀO TRỒNG TẠI HẢI PHÒNG





LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG











HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




BÙI THANH TÙNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG THUỐC LÀO TRỒNG TẠI HẢI PHÒNG



LUẬN ÁN TIẾN SĨ


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 62.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. HOÀNG MINH TẤN
2. TS. NGUYỄN ĐÌNH VINH






HÀ NỘI - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là kết
quả nghiên cứu của chính nghiên cứu sinh, hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng
cho bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc. Mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn.


Tác giả




Bùi Thanh Tùng



ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận án của mình tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của GS.TS.NGƯT. Hoàng Minh Tấn, TS. Nguyễn Đình Vinh - Trường Đại học

Nông nghiệp Hà Nội. Sự quan tâm giúp đỡ của tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa
Nông học, Ban Quản lý Đào tạo, đặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Cây Công
nghiệp và Cây thuốc, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã trực tiếp đóng góp
nhiều ý kiến quí báu về chuyên môn cho tác giả hoàn thành luận án;
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Trung tâm
Khuyến nông Hải Phòng; Quận ủy, Uỷ ban nhân dân quận Kiến An, phòng Kinh tế
quận Kiến An, Hợp tác xã Nông nghiệp Kiến Thiết huyện Tiên Lãng đã tạo mọi
điều kiện để giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Nhân dịp này tôi cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những sự
giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận án này


Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2014
Tác giả





Bùi Thanh Tùng

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt trong luận án vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
4 Những đóng góp mới của Luận án 3
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Giới thiệu chung về cây thuốc lào 4
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố 4
1.1.2 Phân loại 5
1.1.3 Giá trị kinh tế của cây thuốc lào 6
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới 6
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào tại Việt Nam 7
1.3 Tình hình nghiên cứu cây thuốc lào trên thế giới và Việt Nam 13
1.3.1 Trên thế giới 13
1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây thuốc lào tại Việt Nam 15
1.4 Nhận xét chung 39
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 42
2.2 Nội dung nghiên cứu 42
2.3 Địa điểm nghiên cứu 42
2.4 Phương pháp nghiên cứu 43

iv
2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập, phân tích thông tin 43
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 43

2.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá 48
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 53
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
3.1 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng. 54
3.1.1 Các chỉ tiêu nông hoá của đất trồng thuốc lào tại khu vực triển khai
nghiên cứu 54
3.1.2 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống thuốc lào Ré Đen 56
3.1.3 Ảnh hưởng của đất trồng đến chất lượng sản phẩm thuốc lào 58
3.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng giống thuốc lào Ré Đen tại Hải Phòng 63
3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 63
3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của
giống thuốc lào Ré Đen trong vụ Xuân 2011 và Xuân năm 2012 67
3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô và năng suất
của giống thuốc lào Ré Đen 69
3.2.4 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng thuốc lào 72
3.3 Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thuốc lào 76
3.3.1 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng, phát triển của
cây thuốc lào 76
3.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của thuốc lào 78
3.3.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chỉ số diện
tích lá và năng suất thuốc lào 79
3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của cây thuốc lào 81
3.4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của thuốc lào 81
3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá của
cây thuốc lào 82


v
3.4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái chỉ số diện tích lá (LAI),
hiệu suất quang hợp của cây và năng suất thuốc lào 83
3.4.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lào 86
3.5 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến khả năng diệt chồi và
sinh trưởng, phát triển, năng suất thuốc lào tại Hải Phòng 87
3.5.1 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến động thái số lượng chồi
cây thuốc lào 87
3.5.2 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến động thái chiều dài và
khối lượng chồi thuốc lào 89
3.5.3 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của thuốc lào 91
3.5.4 Ảnh hưởng của các biện pháp diệt chồi khác nhau đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất thuốc lào 93
3.6 Ảnh hưởng của biện pháp ủ trong quá trình sơ chế đến chất lượng
thuốc lào thương phẩm 95
3.6.1 Ảnh hưởng của các biện pháp ủ thuốc đến chất lượng sợi 95
3.6.2 Ảnh hưởng của biện pháp ủ đến chất lượng hút 96
3.7 Mô hình trồng thuốc lào Ré Đen năng suất, chất lượng cao tại Tiên Lãng 97
3.7.1 Sinh trưởng, phát triển và năng suất thuốc lào 97
3.7.2 Chất lượng cảm quan của thuốc lào trồng theo mô hình ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật trong sản xuất 99
3.7.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong
sản xuất thuốc lào tại Hải Phòng 100
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 101
1 Kết luận 101
2 Đề nghị 102
Danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 103
Tài liệu tham khảo 104
Phụ lục 109


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ABA
CT
ĐC
ĐKT
ĐVT
HH
HSQH
Kts, Kdt
LAI
NSLT
NSTT
Nts
PC
OM
TB
TCVN
TGST
TLCV
TMV
TT

Axit abxixic
Công thức thí nghiệm
Đường kính
Đường kính thân
Đơn vị tính

Hữu hiệu
Hiệu suất quang hợp
Kali tổng số, kali dễ tiêu
Chỉ số diện tích lá
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nitơ tổng số
Phân chuồng
Hàm lượng chất hữu cơ
Trung bình
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thời gian sinh trưởng
Bệnh xoăn lá do virus
Bệnh khảm lá thuốc (Tobacco Mosaic Virus)
Thứ tự





vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang
1.1 Diện tích thuốc lào tại Việt Nam 8

1.2 Sản lượng thuốc lào tại Việt Nam 8
1.3 Diện tích trồng thuốc lào ở Hải Phòng trong 10 năm (2003-2012) 11
1.4 Năng suất, sản lượng thuốc lào ở Hải Phòng giai đoạn 2003-2012 12

1.5 Kết quả điều tra về một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thuốc lào tại
Hải Phòng 35

3.1 Kết quả phân tích đất trồng thuốc lào tại các huyện 55
3.2 Ảnh hưởng của đất trồng đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của
thuốc lào Ré Đen vụ Xuân 2011 56

3.3 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thuốc
lào Ré Đen trong vụ Xuân 2011 57
3.4 Ảnh hưởng của đất trồng đến một số chỉ tiêu hóa sinh của thuốc lào Ré Đen 59
3.5 Ảnh hưởng của đất trồng đến chất lượng cảm quan của thuốc lào 61
3.6 Hệ số tương quan (r) giữa các chỉ tiêu nông hóa của đất với một số chỉ
tiêu chất lượng chính của thuốc lào Ré Đen 63

3.7 Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu thân, lá thuốc lào Ré Đen 64
3.8 Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng LAI của thuốc lào Ré Đen 65
3.9 Một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên thuốc lào Ré Đen 67
3.10 Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tích lũy chất khô và năng suất
của cây thuốc lào Ré Đen vụ Xuân năm 2012 70

3.11 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng thuốc lào Ré Đen 72
3.12 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cảm quan thuốc lào Ré Đen 74
3.13 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón 75
3.14 Ảnh hưởng của thời vụ đến các giai đoạn sinh trưởng của thuốc lào Ré Đen 77
3.15 Ảnh hưởng của thời vụ đến các chỉ tiêu sinh trưởng của thuốc lào Ré
Đen sau 90 ngày trồng 78


viii
3.16 Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chỉ số diện tích lá và

năng suất cây thuốc lào Ré Đen 80
3.17 Thời gian sinh trưởng phát triển của cây thuốc lào Ré Đen 81
3.18 Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá của cây
thuốc lào Ré Đen sau 90 ngày trồng 82

3.19 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng LAI của thuốc lào 83
3.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu suất quang hợp và năng suất thuốc
lào Ré Đen tại Hải Phòng 85

3.21 Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của sản xuất thuốc lào
Ré Đen 86

3.22 Ảnh hưởng của xử lý Accotab đến số lượng chồi thuốc lào Ré Đen 88
3.23 Ảnh hưởng của xử lý Accotab đến động thái tăng trưởng chiều dài trung
bình chồi thuốc lào Ré Đen 89
3.24 Ảnh hưởng của xử lý Accotab đến động thái tăng trưởng khối lượng chồi
thuốc lào Ré Đen 90

3.25 Ảnh hưởng của Accotab đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất
thuốc lào Ré Đen tại Hải Phòng 92

3.26 Ảnh hưởng của các biện pháp diệt chồi đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất thuốc lào Ré Đen vụ Xuân 2012 94

3.27 Ảnh hưởng của các biện pháp ủ đến chất lượng sợi thuốc lào Ré Đen 96
3.28 Ảnh hưởng của biện pháp ủ đến chất lượng hút của thuốc lào Ré Đen 97
3.29 Sinh trưởng, phát triển và năng suất thuốc lào mô hình năm 2012 98
3.30 Một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên thuốc lào Ré Đen 98
3.31 Chất lượng cảm quan của thuốc lào Ré Đen của mô hình 99
3.32 Hiệu quả kinh tế mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trên

cây thuốc lào Ré Đen tại Hải Phòng 100



ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang

1.1 Giống thuốc lào Ré Trắng 17

1.2 Giống thuốc lào Ré Đen 17

1.3 Giống thuốc lào Báng Xanh 18

1.4 Sản xuất thuốc lào tại Quảng Xương -Thanh Hoá (1 gốc để 3 thân) 23

3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng Nts, OM trong đất đến hàm lượng nicotin
trong lá thuốc lào Hải Phòng 60

3.2 Thí nghiệm trồng thuốc lào trong chậu tại Tiên Lãng vụ Xuân 2011 61

3.3 Ảnh hưởng của mật độ, chỉ số LAI đến năng suất thuốc lào vụ Xuân 2011 84

3.4 Động thái số lượng chồi của các công thức diệt chồi vụ Xuân 2012 88

3.5 Ảnh hưởng của biện pháp diệt chồi đến động thái tăng trưởng khối
lượng chồi thuốc vụ Xuân 2012 91





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây thuốc lào (Nicotiana tabacum L), là cây trồng truyền thống của Việt
Nam và được trồng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ,
Trung Quốc, Philipin, Malaysia, các quốc gia châu Phi, các quốc gia theo đạo hồi
như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc… (Trần Đăng Kiên, 2011).
Ở Việt Nam, thuốc lào được trồng nhiều ở miền Bắc song tập trung tại một
số tỉnh/thành như: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh… với diện tích
trồng hàng năm dao động ở mức 3.000-4.000 ha/năm. Trong đó Hải Phòng, có diện
tích trồng hàng năm khoảng 1.500-2.200 ha; sản lượng thuốc dao động từ 3.000-
4000 tấn Ngoài ra, thuốc lào còn được trồng rải rác, không ổn định và mang tính
tự cung, tự cấp ở nhiều vùng như Nghệ An, Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh.
Sản xuất thuốc lào ở Hải Phòng đã trở thành nghề truyền thống của hàng
ngàn hộ nông dân cũng như các cơ sở kinh doanh và kỹ thuật sản xuất thuốc lào nơi
đây được truyền từ đời này qua đời khác góp phần tạo nên tính chất đặc thù và danh
tiếng của sản phẩm. Hiện nay, thuốc lào Hải Phòng là loại cây trồng được chú trọng
sản xuất bởi nó là loại sản phẩm hàng hoá có giá trị cao. Sản phẩm thuốc lào có thị
phần lớn và tiêu thụ rộng rãi. Vùng trồng thuốc lào có doanh thu đạt trên 70 triệu
đồng/ha/năm và thu nhập từ thuốc lào chiếm 50-60% tổng thu nhập của nông hộ.
Tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao và được trồng ở nước ta từ rất lâu, song
những nghiên cứu về cây thuốc lào tại Việt Nam còn rất hạn chế. Do đó, nguồn gốc,
phân loại, các giống thuốc lào phổ biến hiện nay, cũng như tình hình sản xuất, kinh
doanh cây thuốc lào còn thiếu thông tin, nên nhiều tài liệu chưa thống nhất…
Hải Phòng, là vùng có điều kiện khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng phù hợp cho
việc phát triển cây thuốc lào, song sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
thuốc sợi ở các vùng trồng khác nhau cũng khác nhau; đặc biệt là chất lượng thuốc

sợi dẫn đến giá sản phẩm khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về chất


2
lượng thuốc lào Hải Phòng vẫn chưa được nghiên cứu một cách khoa học, chính xác.
Như vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số biện pháp
kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại
Hải Phòng” có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết khó khăn, tồn tại trên. Các
kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện quy trình kĩ thuật trồng thuốc lào nhằm
tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lào, tạo ra những cánh đồng có giá
trị kinh tế cao; góp phần bảo tồn và phát huy cây bản địa mang đậm nét truyền
thống văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của: đất trồng, phân bón, thời vụ, mật độ, biện
pháp diệt chồi, sơ chế đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào
nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc lào có năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao cho Hải Phòng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học có ý nghĩa về tình hình sản xuất thuốc lào
tại Hải Phòng cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến sinh trưởng, phát
triển và chất lượng của thuốc lào tại Hải Phòng.
- Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất cây thuốc
lào tại Hải Phòng và các địa phương trồng thuốc lào khác tại Việt Nam
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc lào cho năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế cao tại Hải Phòng.
- Đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc lào Hải
Phòng làm cơ sở xây dựng thương hiệu thuốc lào Hải Phòng trên thị trường trong,

ngoài nước.
- Làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng trồng thuốc lào chất lượng cao tại Hải
Phòng.


3
4. Những đóng góp mới của Luận án
- Chất lượng thuốc lào khác nhau tại các địa phương của Hải Phòng phụ
thuộc vào tính chất của đất. Đất trồng thuốc lào Tiên Lãng có độ pH thấp hơn, hàm
lượng Nts, Kdt và OM cao hơn đất huyện An Lão và Vĩnh Bảo thích hợp cho cây
thuốc lào nên sản phẩm thuốc lào của Tiên Lãng có chất lượng cao hơn hai huyện
Vĩnh Bảo và An Lão.
- Phát hiện tương quan thuận chặt giữa hàm lượng Ndt, Kdt và OM trong đất
trồng đến hàm hượng nicotin và tương quan nghịch chặt với hàm lượng đường tan
trong lá thuốc lào.
- Đã xác định một số thông số kỹ thuật tối ưu cho sản xuất thuốc lào đạt hiệu
quả cao nhất tại Hải Phòng: Công thức phân bón 300 kg N + 80kg P2O5 + 90kg
K2O/ha, mật độ trồng 20000 cây/ha, thời vụ trồng 25/1, sử dụng chất diệt chồi
Accotab 1,2%.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 7/2009 – tháng 12/2013
- Giống thí nghiệm: Các thí nghiệm được thực hiện trên giống Ré Đen là
giống thuốc lào đang được trồng phổ biến tại địa phương.
- Địa điểm nghiên cứu: tại huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão - Hải Phòng.
- Địa điểm xây dựng mô hình ứng dụng: tại huyện Tiên Lãng - Hải Phòng.
- Vì thuốc lào và thuốc lá cùng loài (N. tabacum. L), sản phẩm thu hoạch và
mục đích sử dụng là như nhau, trong khi đó rất ít tài liệu nghiên cứu về thuốc lào.
Vì vậy trong luận án này, chúng tôi sử dụng nhiều tài liệu nghiên cứu về cây thuốc
lá để tham khảo cho cây thuốc lào.








4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây thuốc lào
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây thuốc lào, thuốc lá được phát hiện đầu tiên vào năm 1492 bởi đoàn
thám hiểm của Christophe Columbus và thủy thủ đoàn tại Châu Mỹ. Cây thuốc lá
được trồng lần đầu tiên ở Bồ Đào Nha và được trồng ở Cu Ba năm 1580 sau đó
nhanh chóng mở rộng ra các nước châu Mỹ. Thuốc lá được đưa vào châu Âu, Á,
Phi vào nửa cuối thế kỷ XVI (Bandner et al., 1987). Tuy nhiên, lịch sử xuất hiện
cây thuốc lá, thuốc lào ở Việt Nam còn có một số tài liệu khác nhau.
Cây thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana tabacum L (Trần Đăng Kiên,
2011), có nguồn gốc ở Nam và Bắc châu Mỹ, Mexico vào khoảng 10.000 năm trước
đây. Sau này thuốc lào được trồng và sử dụng rộng rãi, phổ biến ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin, Malaysia, các quốc gia châu
Phi, các quốc gia theo đạo hồi như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc… (Đào Duy Anh, 2002).
Thuốc lào được trồng ở Việt Nam từ năm Canh Tí, tức niên hiệu Vĩnh Thọ
thứ 3 (1660) đời vua Lê Thần Tông. Theo Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, cây
thuốc lào được gọi là “Tương tư thảo”, cây thuốc lào có lẽ được nhập từ Lào (Ai
Lao) vào Việt Nam nên mới gọi là thuốc lào (Nguyễn Văn Biếu, 2005).
Theo Viện Sử học (1998), trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi năm 1438
đã ghi rằng: “Tại Thuận Hóa, một vùng đất đen, mầu mỡ, hợp với trồng thuốc hút
và thứ tiêu hạt to, ruộng thì vào hạng trung bình. Điện Bàn có Trĩ Vàng. Sa Bôi có

Chè Lưỡi Chim Sẻ. Hải Lăng có Thỏ Lông Trắng. Thuốc hút là thứ cây lá cuộn vào
giấy rồi châm lửa hút”
Một số thông tin khác cho rằng tại Trung Quốc, ngay giáp với phía Bắc nước
ta, người ta đã tìm thấy dấu tích thuốc lào trong một số ngôi mộ đã có tuổi cách đây


5
trên 2000 năm. Lịch sử Việt Nam lại có tới trên 1000 năm Bắc thuộc, có thể những
giao lưu văn hóa đã đem thuốc lào tới Việt Nam nhưng đáng tiếc là cho đến nay,
chưa tìm được các dẫn liệu lịch sử minh chứng cho điều này. Ngay cả những dẫn
liệu về lịch sử thuốc lào tại Trung Quốc cũng chưa được thế giới chấp nhận
(Nguyễn Văn Biếu, 2005).
Tóm lại, có nhiều thông tin về nguồn gốc thuốc lào trồng ở nước ta, song
quan điểm thuốc lào được trồng ở Việt Nam từ năm Canh Tí (1660) đời vua Lê
Thần Tông theo Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn được nhiều nhà nghiên cứu trích
dẫn và coi là thời điểm bắt đầu trồng cây thuốc lào đầu tiên ở nước ta.
1.1.2. Phân loại
Cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum. L (Akehurst, 1981). Theo
Trần Đăng Kiên (2011), thuốc lá thuộc chi Nicotiana, họ cà Solanaceae. Chi
Nicotiana có 3 chi phụ, 14 nhóm và 65 loài. Trong đó 45 loài thuộc bản địa Bắc và
Nam Mỹ, 15 loài thuộc bản địa Úc; cụ thể:
Chi phụ Rustica: có 3 nhóm, 9 loài.
Chi phụ Tabacum: 2 nhóm, 6 loài
Chi phụ Petunioides: 9 nhóm, 50 loài
Trong số 65 loài trên chỉ có loài N.tabacum thuộc nhóm Genminae được gieo
trồng thương mại trên khắp thế giới. Ở nước Nga và một số nước châu Á, loài N.
rustica được trồng chủ yếu sử dụng tiêu dùng tại chỗ. Một số loài hoang dại như:
N.alata, N.sylventris được dùng làm cây cảnh thuốc lào thuộc chi phụ Tabacum.
Theo Nguyễn Trọng Nhưỡng và cộng sự (2007): Có 2 loài N. tabacum và N.
rustica có các giống được trồng làm thuốc lào ở nhiều nước nhưng loài N. rustica

có lá nhỏ hơn, hoa có màu vàng chưa thấy trồng ở Việt Nam. Thuốc lào có cách sử
dụng rất phong phú và sử dụng thuốc lào qua dụng cụ hút có lọc nước như điếu cày,
điếu bát cũng rất đa dạng.


6
1.1.3. Giá trị kinh tế của cây thuốc lào
Thuốc lào, là sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Thuốc lào Vĩnh Bảo, Tiên Lãng được cả nước biết đến do chất lượng đặc thù nổi
tiếng của sản phẩm.
Năng suất thuốc lào trung bình đạt 1650 kg/ha (60kg/sào). Với giá thương phẩm
hiện nay, thấp nhất 70.000đ/kg, cao nhất là 250.000 đ/kg; với giá trung bình
120.000/kg thì 01ha thuốc lào trồng trong vòng 4 tháng cho thu nhập bình quân
198.000.000 đồng (tương đương 7,7 triệu đồng/sào Bắc bộ) với lãi thuần bình quân 65
triệu đồng/ha/vụ. Đây là hiệu quả kinh tế rất cao trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới
Thuốc lào là cách gọi truyền thống có từ lâu ở nước ta và đây là cách sử
dụng khói thuốc một cách rất riêng biệt: qua điếu cày, điếu bát (và đôi khi qua vấn
sâu kèn tự tạo khi không có điếu) hay ăn trực tiếp trong tục ăn trầu. Thuốc lá mới
chỉ xuất hiện khoảng 200 năm nay nhờ những tiến bộ về công nghệ cuốn điếu, phối
chế và nhờ đó, thói quen hút thuốc lá điếu đã nhanh chóng phổ biến khắp thế giới
và giành được một phần người hút thuốc lào trước đây
Thói quen hút thuốc lào không phải chỉ có riêng ở Việt Nam mà có ở khá
nhiều nước trên thế giới. Theo Vân đài loại ngữ (Trần Văn Giáp, 2006), năm Mậu
Dần, đời vua Càn Long (1758) Trung Quốc, sách Bản thảo tòng tân, liệt thuốc hút
vào các loại cỏ độc: “tính nó cay, nóng, trị các chứng phong hàn, tê thấp, trệ khí,
đọng đờm, sơn lam chướng khí. Khói thuốc vào mồm không theo thường độ, một lúc
nó chạy khắp người, làm cho khắp các cơ thể trong người đều thông khoái, thay được
cả rượu, chè, cả đời không chán. Cho nên người ta gọi thuốc hút là Tương tư thảo”.

Như vậy, thuốc lào đã được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ XVIII.
Một số di chứng khảo cổ tại Trung Quốc đã cho thấy từ cách đây 4.000 năm,
người ta đã biết sử dụng thuốc lào và một số bức tranh của người Maya cổ cách đây
trên 2000 năm cũng đã minh họa. Ngay hiện nay, do cách sơ chế đơn giản, sản xuất
nhỏ theo kiểu tự cung tự cấp nên hầu như không có thống kê riêng cho thuốc lào.


7
Mặt khác, tên gọi thuốc lào hay tên các loại điếu hút lại thường gắn với tên địa
phương nên rất khó có thông tin chung (Nguyễn Văn Biếu, 2005).
Thuốc lào ngày nay thường được xếp vào nhóm thuốc lá đen phơi nắng
cùng nhóm với xì gà và chiếm 1/2 sản lượng thuốc lá toàn thế giới (khoảng 1,4
triệu tấn/năm) và trong số này, chỉ có 20% được trao đổi buôn bán trên thế giới.
Thuốc lào được trồng ở rất nhiều nước với đặc trưng sản phẩm là hàm lượng
nicotin khá cao (5-8%), hàm lượng đường rất thấp (<3%), hàm lượng protein cao
(16-18%) và do vậy, lượng phân bón sử dụng rất cao (cả phân chuồng và phân
hóa học), bón nhiều lần và thậm chí bón liên tục đến trước khi thu hoạch
(Nguyễn Văn Biếu, 2005).
Như vậy, thuốc lào được trồng và sản phẩm thuốc lào đã được tiêu dùng từ
rất lâu ở các châu lục và cách sử dụng cũng như dụng cụ để hút thuốc cũng khác
nhau. Các tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu về cây thuốc lào trên thế giới
còn rất hạn chế nên công tác nghiên cứu trên cây thuốc lào còn một số khó khăn.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào tại Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất thuốc lào tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc lào được trồng vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến Đèo
Ngang (tỉnh Quảng Bình) và các dân tộc thiểu số từ miền núi phía bắc đến miền tây
Quảng Bình, Nghệ An, nhưng tập trung tại một số tỉnh/thành như: Hải Phòng, Thái
Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh. Ngoài ra, thuốc lào còn được trồng rải rác trên diện tích
nhỏ, không ổn định và mang tính tự cung tự cấp ở nhiều vùng khác. Mục tiêu trồng
thuốc lào để hút là chính, ngoài ra còn dùng ăn cùng lá trầu (Đào Duy Anh, 2002).

- Diện tích, sản lượng thuốc lào tại Việt Nam
Hiện nay, diện tích trồng thuốc lào ở nước ta khoảng 4000 ha; trong đó Hải
Phòng là địa phương có diện tích trồng lớn nhất (2500 ha); Thanh Hóa, 610ha; Thái
Bình 500ha; Bắc Ninh 300ha và một số diện tích nhỏ lẻ ở các địa phương khác.
Năng suất thuốc lào phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác, đất trồng của
từng địa phương. Ở các vùng trồng Hải Phòng, năng suất thuốc lào thương phẩm
đạt khoảng 1,6-2,0 tấn/ha; trong khi đó thuốc lào ở Quảng Xương – Thanh Hóa chỉ


8
đạt khoảng 1,2-1,5 tấn/ha và cũng có một vài chân đất ở Hải Phòng, năng suất chỉ
đạt khoảng 0,8-1,2 tấn/ha song chất lượng thuốc được đánh giá rất cao.
Bảng 1.1. Diện tích thuốc lào tại Việt Nam (ha)
TT Địa phương 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Hải Phòng 2245 2919 2096 2250 2436 2525
2 Thanh Hóa 460 482 452 533 601 610
3 Thái Bình 470 462 485 492 482 495
4 Bắc Ninh 301 290 295 298 302 299
5 Nơi khác 200 250 201 245 210 205
Tổng 3676 4403 3529 3818 4031 4134
Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng (2010, 2011, 2012); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Thái Bình (2011).
Bảng 1.2. Sản lượng thuốc lào tại Việt Nam (tấn)
TT Địa phương 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Hải Phòng 3.644 3.506 3.465 3.877 4.080 4.161
2 Thanh Hóa 508 502 539 564 812 800
3 Thái Bình 800 810 830 809 807 802
4 Bắc Ninh 400 410 395 405 415 409
5 Nơi khác 180 160 185 180 180 180
Tổng cộng 5.532 5.388 5.414 5.835 6.294 6.352

Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng (2010, 2011, 2012); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Thái Bình (2011).)
Sản lượng thuốc lào toàn quốc hiện nay khoảng 6352 tấn trong đó: Hải
Phòng 4161 tấn; Thanh Hóa 800 tấn; Thái Bình 802 tấn; Bắc Ninh 409 tấn
- Hiệu quả kinh tế
Thuốc lào có thời gian sinh trưởng từ 160-180 ngày, thời gian thu hoạch 125-
145 ngày, trong quá trình cây sinh trưởng phát triển, nông dân tốn rất nhiều công


9
chăm sóc và lượng phân bón cho cây cũng cao hơn các cây trồng khác. Sau khi thu
hoạch, phải tiến hành sơ chế, thái, phơi rất công phu mới thành sản phẩm thương
phẩm trên thị trường (Dương Đức Tùng và cộng sự, 2008).
Tuy nhiên, giá bán của thuốc lào cũng cao hơn các loại cây trồng khác và ổn
định. Hiện nay, bình quân giá thuốc lào có chất lượng trung bình là 120.000đ/kg;
thuốc lào ngon lên tới 200.000 – 300.000 đ/kg. Nếu tính bình quân 1 sào Bắc Bộ
thu được từ 50-60 kg thuốc lào thương phẩm thì tổng doanh thu 1 sào đạt
6.000.000-7.000.000đ/sào; cho lãi 3-4 triệu đồng/sào (cả công lao động). Đây là
khoản thu nhập rất cao so với các cây trồng khác.
Vì vậy, mặc dù trồng thuốc lào rất vất vả song diện tích thuốc lào vẫn ổn
định và có chiều hướng tăng lên trong những năm gần đây do sản phẩm có thể bảo
quản lâu dài; có thị trường đầu ra ổn định.
Năm 2010 thuốc lào Tiên Lãng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xây dựng và bảo vệ thành công quyền bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Đây là bước đột
phá trong việc xây dựng thương hiệu, để đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ thuốc lào
trong và ngoài nước.
1.2.2.2. Tình hình sử dụng tiêu thụ thuốc lào ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc lào được sử dụng hút từ năm 1660. Do thấy tác hại của
hút thuốc lào, đến thế kỷ thứ XVIII, Vua Lê Huyền Tông đã hai lần ra lệnh cấm hút
thuốc, song rồi phải bãi bỏ (Trần Văn Giáp, 2006).

Từ đó đến nay, thuốc lào đã là sản phẩm truyền thống mang đậm nét bản sắc
văn hóa dân tộc. Nó đã đi vào trong ca dao tục ngữ của người dân ta hàng đời đời
nay, nhất là người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ (theo Nguyễn Đình Tự, 2007):
Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
Hiện nay, thuốc lào có thị trường tiêu thụ rộng khắp trên cả nước, và đối
tượng hút thuốc lào đa dạng, không phân biệt trình độ, nghề nghiệp, giới tính, tuổi
tác, vùng miền


10
Với sản lượng trên 6000 tấn mỗi năm, thuốc lào chủ yếu là tiêu thụ nội địa.
Mặc dù có thể có những tác hại về sức khỏe do hút thuốc lào gây nên song hút
thuốc lào vẫn là thói quen, niềm đam mê, nét văn hóa đã được hình thành từ xa xưa
nên người hút ngày càng có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa đặc biệt trong giới sinh
viên hiện nay.
Tại Hải Phòng, đặc biệt là các huyện ngoại thành, hộ nào cũng có điếu thuốc
lào (điếu cày, hoặc điếu bát) để gia chủ tiếp khách đến chơi nhà. Các quận nội
thành, khu vực đô thị; thuốc lào được sử dụng phổ biến ở các quán nước ven đường,
khu công nghiệp v.v
Các gia đình người Việt tại nước ngoài, mặc dù xa tổ quốc rất nhiều năm,
song hương vị thuốc lào vẫn luôn bên cạnh những người con xa xứ góp phần tạo
nên nét đậm đà của nền văn hóa Việt Nam.
Ở Hải Phòng, sản phẩm thuốc lào được một số doanh nghiệp thu mua và
đóng gói, tiêu thụ ở khắp các địa phương trong cả nước, trong khi đó ở các tỉnh
khác, việc tiêu thụ vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp, và thông qua lái buôn. Thuốc lào
Kiến Thiết – Tiên Lãng, thời phong kiến đã được là vật phẩm để tiến Vua hàng
năm, vì vậy giá sản phẩm thuốc ở nơi đây cao hơn các địa phương khác.
Năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Ủy ban nhân
dân huyện Tiên Lãng đã xây dựng thành công thương hiệu Chỉ dẫn địa lý Thuốc lào

Tiên Lãng cho sản phẩm thuốc lào. Đây là một bước ngoặt mới trong công tác
quảng bá nông sản đặc thù của địa phương đồng thời góp phần chống tình trạng gian
lận thương mại, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh
doanh thuốc lào tại Tiên Lãng nói riêng và cả nước trong quá trình toàn cầu hóa.
1.2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thu tiêu thụ thuốc lào ở Hải Phòng
a) Diễn biến về diện tích trồng thuốc lào tại Hải Phòng
Hải Phòng là địa phương có diện tích trồng thuốc lào lớn nhất toàn quốc với
diện tích hàng năm dao động trong từ 1.950 ha đến 2.200 ha; năng suất trung bình 16,5
tạ/ha (thuốc thành phẩm); sản lượng đạt 3.500 tấn. Thuốc lào được trồng tập trung ở
huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, diện tích còn lại nằm rải rác ở các huyện: An Lão, Kiến


1
1
Thuỵ, Thủy Nguyên
Bảng 1.3. Diện tích trồng thuốc lào ở Hải Phòng trong 10 năm (2003-2012)
TT Năm
Tổng số
(ha)
Vĩnh Bảo
(ha)
Tiên Lãng
(ha)
Các huyện khác

(ha)
1 2003 1.493,0 616,0 802 75
2 2004 1.788,0 700,0 981 107
3 2005 2.138,0 869,0 1.153 116
4 2006 2.245,0 918,0 1.232 95

5 2007 2.129,0 849,0 1.212 68
6 2008 2.096,0 825,0 1.212 59
7 2009 2.250,1 948,3 1.236 66
8 2010 2.435,9 1.056,7 1.316 63
9 2011 2.525,4 1.081,4 1.387 57
10 2012 2.155,2 860,3 1.241 54
Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng (2010, 2011, 2012).
Trong 10 năm gần đây, mặc dù tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhiều lao
động nông nghiệp đã chuyển sang lao động ở lĩnh vực khác (chủ yếu là công nghiệp,
xây dựng) song diện tích trồng thuốc lào khá ổn định và có xu hướng tăng lên, đạt diện
tích cao nhất vào năm 2011 (2.525,4 ha), đến năm 2012, diện tích trồng thuốc lào có
giảm xuống song vẫn ở mức cao so với các năm trước, đạt 2.155,2ha. Điều đó cho thấy
trồng thuốc lào cho hiệu quả kinh tế cao và sản phẩm thuốc lào luôn có chỗ đứng trên
thị trường.
b) Diễn biến về năng suất và sản lượng thuốc lào tại Hải Phòng
Diễn biến về năng suất và sản lượng thuốc lào tại Hải Phòng trong 10 năm, giai
đoạn 2003-2012 được thể hiện tại bảng 1.4.
- Năng suất và sản lượng:
Năng suất thuốc lào tương đối ổn định trong 10 năm gần đây. Năm 2009
năng suất thuốc lào đạt cao nhất (17,23 tạ/ha), còn lại năng suất thuốc lào dao động


12
từ 15,9-16,75 tạ/ha), điều đó chứng tỏ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong sản
xuất thuốc lào còn nhiều hạn chế.
Bảng 1.4. Năng suất, sản lượng thuốc lào ở Hải Phòng giai đoạn 2003-2012
TT Năm
Năng suất
(t
ạ/ha)


Sản lượng
(t
ấn)

1 2003 15,90 2.372
2 2004 16,30 2.913
3 2005 16,00 3.416
4 2006 16,20 3.644
5 2007 16,50 3.506
6 2008 16,53 3.465
7 2009 17,23 3.877
8 2010 16,75 4.080
9 2011 16,40 4.161
10 2012 15,92 3.431
Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng (2010, 2011, 2012).
Sản lượng thuốc lào tăng mạnh (44,6%) trong 10 năm qua, từ 2.372 tấn (năm
2003) lên 3.431 tấn (năm 2012), điều này chứng tỏ sản xuất thuốc lào cho hiệu quả
kinh tế cao và ổn định.
- Tình hình tiêu thụ thuốc lào:
Sản phẩm thuốc sợi được tiêu thụ trong thành phố khoảng 10% -15%, số
còn lại khoảng 85- 90%, được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước. Thị trường tiêu thụ
thuốc lào khá ổn định. Đối tượng tiêu thụ thuốc lào không phân biệt tuổi tác, địa vị,
dân tộc, người hút thuốc ở đa vùng miền, từ miền xuôi lên miền ngược, đồng bằng,
trung du miền núi và từ Bắc vào Nam.
Thuốc lào chủ yếu được kinh doanh, trao đổi ở dạng thuốc sợi đóng gói theo
lô lớn không có bao bọc và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo quy định. Để hình


13

thành thương hiệu sản phẩm hàng hoá của địa phương, gần đây đã có một số hộ
kinh doanh đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm thuốc lào, tuy nhiên quy mô
nhỏ và lượng sản phẩm đóng gói có nhãn hiệu hàng hoá chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ
khoảng 5-7%) trong tổng sản lượng thuốc lào sản xuất hàng năm. Việc mua bán sản
phẩm với phần lớn được thực hiện tại các hộ gia đình.
Chính vì vậy, nhiều sản phẩm chất lượng kém của nơi khác đã gian lận nhãn
mác bao bì nên gây mất uy tín cho sản phẩm thuốc lào Hải Phòng, phần nào làm
cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh và
đặc biệt ảnh hưởng đến thương hiệu truyền thống danh tiếng của thuốc lào Hải
Phòng. Năm 2012, thuốc lào huyện Tiên Lãng đã được cấp danh hiệu Chỉ dẫn địa
lý, tạo tiền đề để bảo vệ và quảng bá thương hiệu thuốc lào trong và ngoài nước.
Tuy nhiên việc duy trì và quảng bá thương hiệu cần phải có sự vào cuộc của các cấp
ngành và các tổ chức cá nhân có liên quan

1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc lào trên thế giới và Việt Nam
Thuốc lào và thuốc lá cùng loài N. tabacum. L, sản phẩm thu hoạch là sợi sấy
khô với mục đích sử dụng cho việc hút. Vì vậy, chất lượng của thuốc lào và thuốc lá
được đánh giá như nhau, chỉ khác nhau ở độ nặng nhẹ tức hàm lượng nicotin cao hay
thấp. Hiện nay các nghiên cứu về chất lượng thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng thuốc lá được nhiều công trình nghiên cứu đề cập, nhưng chất lượng đặc
thù của thuốc lào thì rất ít công trình nghiên cứu. Vì vậy trong phần này, ngoài những
nghiên cứu về thuốc lào chúng tôi tổng hợp một số nghiên cứu về chất lượng thuốc lá
và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc lá trong nước và thế giới có liên quan
trực tiếp đến nội dung nghiên cứu để làm cơ sở cho việc đánh giá sinh trưởng và phát
triển, năng suất và chất lượng của thuốc lào trồng tại Hải Phòng trong luận án này.
1.3.1. Trên thế giới
Thuốc lào là cây trồng bản địa nên các nghiên cứu của thế giới trên cây thuốc
lào là hầu như không có và chúng tôi chỉ tổng hợp một số nghiên cứu liên quan đến
đất trồng, phân bón, dinh dưỡng, bấm ngọn, tỉa chồi… trên cây thuốc lá có liên
quan đến nội dung luận án.



14
Với thuốc lá, theo Leyten and Mark (1999), đất thích hợp cho trồng thuốc lá
sinh trưởng, phát triển tốt là đất cát, cằn cỗi, thoát nước tốt và có hàm lượng hữu cơ
thấp; đất có độ pH từ 5,8-6,0, EC thấp cho năng suất và chất lượng thuốc lá cao.

Theo Hawks (1970) thì mỗi giống thuốc lá có nhu cầu dinh dưỡng khoáng
khác nhau; có một tương quan nhất định giữa lượng chất khoáng hút và năng suất
của thuốc lá. Lá từ đỉnh sinh trưởng khá nhạy cảm với dinh dưỡng N, đó là bộ phận
phân chia tế bào mạnh mẽ của lá, do vậy đây là giai đoạn nguyên tố N ảnh hưởng
lớn nhất đến diện tích cuối cùng của lá.
Akehurst (1991), cho rằng N là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất trong
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây thuốc lá. Do vậy N ảnh hưởng lớn đến
thành phần hóa học của các chất có trong lá.
Cũng với thuốc lá, Zhao et al. (2005), Li et al. (2008), khi nghiên cứu về ảnh
hưởng của N và K với chất lượng thuốc lá cho rằng: hàm lượng N và K, chlorophyl
giảm theo quá trình già hóa của lá thuốc, trong lúc đó ABA lại tăng. Việc bón phân
N, K có thể làm tăng dinh dưỡng N và K, tăng diệp lục dẫn đến làm chậm quá trình
già hóa của lá.
Với P, cây thuốc lá còn nhỏ hút P chủ yếu từ phân bón, khi cây trưởng thành
lượng hấp thu của cây chủ yếu từ nguồn sẵn có trong đất (Mc Daniel, 1996). Hiệu
quả sử dụng phân lân của cây thuốc lá từ 15-68%. Lân di chuyển từ rễ đến đỉnh sinh
trưởng của cây với tốc độ 1,8cm/phút. Cây thuốc lá thiếu P sinh trưởng rất chậm đặc
biệt là giai đoạn đầu sinh trưởng. Thiếu P cây yếu ớt, lá hẹp, có mầu xanh xỉn. Sau đó
các lá phía thấp của cây có màu đốm nâu.
Năng suất lá có thể giảm đi khi bón quá thừa P, vì P thúc đẩy quá trình tích lũy
cacbonhydrat, khiến cho lá chín nhanh, đặc biệt khi cây sinh trưởng trong những điều
kiện môi trường không phù hợp. K ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây thuốc lá.
Thực tế, K liên quan nhiều đến quá trình chuyển hóa quan trọng trong cây như quá

trình tổng hợp protein. Vì thế, khi thiếu K, đạm hòa tan và đạm amino axit tự do
trong cây tăng lên (Akehurst, 1981).

×