KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Phần 1: Lý thuyết trắc nghiệm
Chương 1: Môi trường và phát triển
1. Môi trường theo định nghĩa của luật bảovệ môi trường Việt Nam được hiểu là:
a. Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
b. Bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài tác động đến một đối tượng hay sự vật
c. Bao gồm yếu tố tự nhiên, nhân tạo và xã hội
d. Bao gồm các yếu tố bao quanh con người
2. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
a. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo
b. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
c. Môi trường tự nhiên
d. Môi trường nhân tạo
3. Môi trường gồm các chức năng cơ bản
a. Là không gian sống, nơi cung cấp tài nguyên và chứa đựng chất thải
b. Chỉ là không gian sống của con người
c. Nơi giảm nhẹ các tác động của tự nhiên đến con người và sinh vật
d. Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
e. Cả a, c, d
4. Theo quan điểm hệ thống, môi trường bao gồm các đặc trưng:
a. Tính cơ cấu, tính động, tính mở
b. Tính cơ cấu, tính động
c. Tính mở
d. Tính cơ cấu, tính động, tính mở và khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh
5. Trong 4 đặc trưng cơ bản của môi trường, đặc trưng nào dưới đây là quan trọng nhất
a. tính cơ cấu phức tạp
b. tính động
c. tính mở
d. khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh.
6. Tính cơ cấu phức tạp của hệ thống môi trường được hiểu
a. Là một hệ thống gồm nhiều phần tử hợp thành
b. Là một hệ thống gồm nhiều phần tử có thể được phân theo chiều chức năng và theo thang cấp
c. Là hệ thống của nhiều phần tử có mối liên hệ đan xen nhiều chiều
7. Tính động của hệ thống môi trường nói lên
a. Sự vận động của các phần tử trong hệ thống môi trường
b. Sự vận động của các phần tử và mối liên hệ giữa các phần tử trong hệ thống môi trường
c. Sự vận động của các phần tử và mối liên hệ giữa các phần tử để thiết lập một trạng thái cân bằng
8. Ô nhiễm môi trường là:
a. Sự làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường
b. Sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường
c. Sự di chuyển các chất độc hại hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người và
sinh vật
d. Cả b và c.
9. Sự cố môi trường do
a. Tác động bất thường của tự nhiên: bão, lũ, hạn hán, động đất, núi lửa…
b. Tác động tiêu cực của con người: hỏa hoạn, sự cố trong tìm kiếm thăm dò vận chuyển và khai thác dầu khí, khoáng sản; sự
cố trong các nhà máy nguyên tử.
c. Chủ yếu do con người gây ra
d. Cả a và b
10. Tài nguyên thiên nhiên theo quan điểm của kinh tế môi trường được phân loại gồm:
a. tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
b. tài nguyên vô hạn và tài nguyên hữu hạn
c. tài nguyên có khả năng tái tạo và tài nguyên không có khả năng tái tạo
d. Không có ý nào đúng
11. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
a. Là đối lập nhau theo kiểu loại trừ
b. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi môi trường
c. Phát triển chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường
d. Là mối quan hệ qua lại hai chiều và muốn có được sự phát triển bền vững thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển và
môi trường.
12. Phát triển bền vững
a. Là sự phát triển cân đối giữa ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường
b. Là sự phát triển mà khía cạnh kinh tế luôn được coi trọng
c. Là mong muốn của các quốc gia song không thể thực hiện được vì phát triển và môi trường luôn đối kháng nhau
d. Là sự phát triển có tính đến công bằng giữa các thế hệ
e. Cả a và d
Chương 2: Kinh tế học ô nhiễm
13. Chất lượng môi trường được coi là hàng hóa khi
a. Sản xuất phát triển ở trình độ cao và tái sản xuất chất lượng môi trường được đặt ra như một yếu tố khách quan để cho quá
trình sản xuất được thực hiện liên tục.
b. Chất lượng môi trường được mua – bán trong nền kinh tế thị trường
c. Kinh tế hàng hóa phát triển, có thể tiền tệ hóa được các chi phí khắc phục môi trường.
d. Cả a và c
e. Cả a và b.
14. Ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại lai) trong kinh tế được hiểu
a. là sự tác động lên đối tượng khác
b. là hiện tượng không thể tránh được trong nền kinh tế thị trường
c. là những ảnh hưởng lên đối tượng khác nhưng không được tính vào hệ thống kinh tế
d. là những tác động lên đối tượng khác tạo ra lợi ích hoặc tổn thất cho họ nhưng xét trên quan điểm xã hội thì ngoại ứng
không gây tổn thất phúc lợi xã hội.
15. Thất bại thị trường do Ngoại ứng gây ra là
a. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội
b. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức thấp hơn mức tối ưu xã hội
c. Luôn tạo ra động cơ để người sản xuất/ tiêu dùng đẩy chi phí cho xã hội
d. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực và Sản xuất/ tiêu dùng ở mức
thấp hơn mức tối ưu xã hội trong trường hợp ngoại ứng tích cực.
16. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực
a. Chi phí biên xã hội lớn hơn chi phí biên của cá nhân do xã hội phải chịu thêm chi phí ngoại ứng
b. Chi phí biên cá nhân cũng là chi phí biên xã hội
c. Lợi ích biên xã hội nhỏ hơn lợi ích biên cá nhân do cá nhân đã đẩy được chi phí ngoại ứng cho xã hội
17. Tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp xảy ra ngoại ứng tiêu cực
a. Là không có vì thiệt hại của người này là lợi ích của người khác
b. Là do có sự chênh lệch giữa mức hoạt động tối ưu cá nhân và mức hoạt động tối ưu xã hội
c. Thể hiện sự chênh lệch giữa chi phí của xã hội với chi phí của cá nhân
18. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực
a. Cần có chính sách trợ cấp đối với người sản xuất/tiêu dùng để họ hoạt động ở mức tối ưu xã hội
b. Cần áp dụng chính sách thuế để điều tiết hoạt động sản xuất/tiêu dùng về mức tối ưu xã hội
c. Cần có chính sách để người gây ra ngoại ứng phải khắc phục ngoại ứng
d. Cả b và c
19. Khi xảy ra ngoại ứng tích cực
a. Lợi ích xã hội luôn lớn hơn lợi ích của cá nhân do xã hội nhận được thêm lợi ích ngoại ứng
b. Lợi ích xã hội không thay đổi
c. Chi phí của xã hội nhỏ hơn chi phí của cá nhân do xã hội nhận được lợi ích ngoại ứng
20. Hàng hóa công cộng
a. Là hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người trong cùng một thời điểm
b. Là hàng hóa mà việc tiêu dùng của người này không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến việc tiêu dùng của
người khác.
c. Là hàng hóa không loại trừ và không thể loại trừ một cá nhân nào ra khỏi việc tiêu dùng
d. Cả a và c
e. Cả a và b
21. Hàng hóa công cộng có thể gây thất bại thị trường do
a. Xu hướng tiêu dùng quá mức
b. Không có kinh phí để tiếp tục sản xuất hàng hóa công cộng do tất cả đều được tiêu dùng miễn phí.
c. Xuất hiện hiện tượng “người ăn theo” khi hàng hóa này được cung cấp ra thị trường.
22. Giải pháp thuế ô nhiễm
a. Không điều tiết được mức sản xuất/ tiêu dùng về mức tối ưu mà chỉ làm tăng chi phí sản xuất
b. Là công cụ kinh tế giúp điều tiết mức sản xuất/tiêu dùng về mức tối ưu
c. Được đánh cố định tại mọi mức sản lượng
d. Làm cho đường chi phí cá nhân biên và chi phí xã hội biên trùng nhau
23. Thuế ô nhiễm tối ưu (t
*
= MEC(
Q
*)) có ưu điểm
a. Tạo động cơ kinh tế để đạt được mức sản xuất hiệu quả xã hội
b. Giảm chi phí sản xuất
c. Tạo nguồn thu để đầu tư cho bảo vệ môi trường
d. Cả a và b
e. Cả a và c
24. Thuế ô nhiễm tối ưu (t
*
= MEC(
Q
*)) có nhược điểm
a. Khó xác định vì chi phí ngoại ứng không thể tính được
b. Không tạo động cơ kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải vì việc đánh thuế không quan tâm đến mức thải của
doanh nghiệp
c. Mức thuế thường thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi mức sản lượng
d. Cả b và c
25. Chuẩn mức thải
a. được xác định dựa trên mức thải trung bình của doanh nghiệp
b. được xác định dựa trên mức ô nhiễm tối ưu
c. được xác định dựa trên sức chịu tải của môi trường
d. không ý nào đúng
26. Phí thải
a. Luôn làm tăng chi phí giảm thải của doanh nghiệp
b. Tạo ra động cơ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư giảm thải
c. Buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa đầu tư giảm thải hay chấp nhận nộp phí
d. Không điều tiết được mức thải về mức ô nhiễm tối ưu do doanh nghiệp luôn chấp nhận nộp phí tại mọi mức thải.
e. Cả b và c
27. Chuẩn thải nên được sử dụng trong trường hợp sau để đạt hiệu quả kinh tế
a. Khi không có đủ thông tin về MAC, MDC và đường MAC dốc hơn đường MDC
b. Khi có đủ thông tin về hàm MAC và MDC
c. Khi không đủ thông tin về MAC, MDC và đường MAC thoải hơn đường MDC
d. Không có trường hợp nào
28. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng
a. Là sự kết hợp của công cụ chuẩn thải và phí thải
b. Giúp tối thiểu hóa chi phí giảm thải của các doanh nghiệp
c. Sẽ không có tác dụng khi có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường mua bán giấy phép
d. Luôn đạt được mức ô nhiễm tối ưu trong một ngành sản xuất hay một khu vực vì tổng lượng thải không thay đổi
e. Cả a, b và c
f. Cả a, b và d
29. Một doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường mua bán giấy phép xả thải khi
a. chi phí giảm thải biên cao hơn giá giấy phép
b. chi phí giảm thải biên thấp hơn mức giá giấy phép
c. chi phí giảm thải biên bằng mức giá giấy phép
d. Cả a và b
e. Cả a, b và c
30. Thỏa thuận mức ô nhiễm thông qua thị trường chỉ xảy ra khi
a. Quyền tài sản MT thuộc về cả người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm
b. Quyền tài sản MT thuộc về phía chịu ô nhiễm
c. Quyền tài sản MT thuộc phía gây ô nhiễm hoặc phía chịu ô nhiễm
31. Giải pháp thỏa thuận thông qua thị trường trong trường hợp tài sản môi trường thuộc bên gây ô nhiễm
a. Không diễn ra thỏa thuận
b. Bên chịu ô nhiễm chấp nhận bồi thường cho bên gây ô nhiễm đổi lại họ giảm được chi phí thiệt hại môi trường
c. Bên gây ô nhiễm bồi thường cho bên chịu ô nhiễm để họ tiếp tục được quyền gây ô nhiễm
d. Không ý nào đúng
32. Cho hình vẽ, tại W1 thì chi phí của xã hội do ô nhiễm gây ra TSC1 bằng
a. b
b. a+b
c. c+d+g+h
d. b+c+d+g+n
Chương 3: Định giá môi trường
1. Đánh giá giá trị môi trường được dùng để
a. Đo lường các tác động môi trường trong các dự án
b. Đo lường giá trị sử dụng của các tác động môi trường trong các dự án
c. Đo lường mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và số người chết
d. Đo lường giá trị sử dụng và không sử dụng của tài nguyên môi trường
2. Khi nhà kinh tế nói “Tài nguyên môi trường có giá trị nhưng phải tốn chi phí để bảo vệ nó”, ý của câu nói này là:
a. tài nguyên môi trường có giá trị và phải sử dụng số tiền thu được để bảo vệ nó
b. giá trị của tài nguyên môi trường là một đại lượng độc lập, mốn duy trì nó phải tốn chi phí
c. có giá trị tức là các cá nhân sẵn lòng trả cho giá trị của tài nguyên môi trường, chi phí nghĩa là các cơ hội bị mất đi (chi phí
cơ hội) khi quyết định bảo vệ môi trường.
d. Không có câu trả lời nào đúng với tuyên bố trên.
3. Các kĩ thuật đánh giá môi trường thuộc nhóm phát biểu sở thích (stated preference) suy ra giá trị bằng cách hỏi
những câu hỏi mang tính giả định. Phương pháp nào dưới đây thuộc nhóm này:
a. Phân tích câu hỏi mở
b. Đánh giá ngẫu nhiên
c. Đánh giá hưởng thụ
d. Chi phí du hành
4. Các kĩ thuật thuộc nhóm phát biểu sở thích
a. Tập trung đo lường giá trị không sử dụng
b. Tập trung đo lượng giá trị sử dụng
c. Tập trung đo lường tác động thị trường
d. Phát biểu trên không đúng
5. Kĩ thuật đánh giá môi trường thuộc nhóm bộc lộ sở thích (revealed preference) dựa trên lý thuyết hành vi người tiêu
dùng, cho rằng cá nhân đánh giá giá trị môi trường dựa trên đặc điểm của hàng hóa thị trường. Phương pháp nào dưới
đây đúng với phát biểu trên:
a. Phương pháp chi phí du hành
b. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
c. Phương pháp đánh giá hưởng thụ
d. Không có phương pháp nào kể trên
6. Vấn đề gặp phải khi sử dụng các phương pháp đánh giá thuộc nhóm đánh giá bộc lộ sở thích
a. các phương pháp này dễ đo lường giá trị, giá trị ước lượng được thường quá cao
b. các phương pháp này dựa trên rất nhiều số liệu sơ cấp, không đánh giá được giá trị nhiệm ý và giá trị hiện hữu.
c. Các phương pháp này đo lường giá trị một cách gián tiếp và dựa trên lý thuyết kinh tế
d. Không có phát biểu nào ở trên là đúng
7. Giá trị lưu truyền (Bequest value) và giá trị lựa chọn (option value) khác nhau ở điểm:
a. Giá trị lựa chọn là giá trị sử dụng, giá trị lưu truyền là giá trị phi sử dụng
b. Giá trị tùy chọn đề cập đến giá trị đa dạng sinh học, giá trị lưu truyền là giá trị đa dạng sinh học dành cho tương lai.
c. Có thể dùng giá thị trường để đánh giá giá trị tùy chọn, trong khi phải dùng phương pháp CVM để đánh giá giá trị lưu truyền.
d. Giá trị lựa chọn là giá trị sử dụng cá nhân để dành cho tương lai, giá trị lưu truyền là giá trị để dành cho thế hệ tương
lai.
8. Để đánh giá giá trị của việc cải thiện chất lượng hồ nước, có thể dùng các phương pháp sau:
a. Phương pháp dựa vào giá thị trường
b. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
c. Phương pháp chi phí du hành
d. Cả ba phương pháp trên
9. Hai nội dung quan trọng nhất của phương pháp dựa vào giá thị trường (market based approach) là:
a. Xác định giá trị thị trường và ước tính giá trị của hàng hóa đại diện
b. Xác định hàng hóa thị trường làm đại diện để đánh giá giá trị môi trường và xác định giá mờ (shadow price) của hàng hóa đó
c. Xác định hàng hóa thị trường làm đại diện để đánh giá giá trị môi trường và xây dựng hàm số liều lượng – đáp ứng
d. Xây dựng hàm số liều lượng đáp ứng và xác đinh giá mờ của hàng hóa lam đại diện để đánh giá giá trị môi trường.
10. Trong nhóm phương pháp đánh giá dựa vào thị trường, hàm số liều lượng đáp ứng (dose response function) được
dùng để:
a. Xem khi nhập lượng thay đổi 1 đơn vị, sản lượng thay đổi bao nhiêu đơn vị
b. Xem khi có tác động môi trường, tỷ lệ bệnh tật thay đổi như thế nào
c. Xem xét hoạt động của con người thay đổi như thế nào khi môi trường thay đổi
d. Không có ý nào đúng
e. cả a và b
11. Không cần thiết phải xây dựng hàm số liều lượng đáp ứng khi sử dụng các phương pháp đánh giá thuộc nhóm
phương pháp dựa vào thị trường bởi vì chỉ cần quan sát lượng hàng hóa thay đổi (∆Q) khi môi trường thay đổi (∆E) để
từ đó tính ra giá trị môi trường thay đổi
a. Đúng
b. Sai
12. Khi dùng các phương pháp đánh giá trong nhóm các phương pháp dựa vào thị trường, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng thế
nào để đánh giá giá trị
a. Giá thị trường
b. Giá ẩn của hàng hóa môi trường
c. Giá mờ
d. Giá trên thị trường quốc tế
13. Phương pháp đánh giá hưởng thụ dùng để
a. Đánh giá giá trị không sử dụng
b. Xác định ai là người trả tiền
c. xác định tác động của khoảng cách đến nhu cầu giải trí
d. Tách giá trị môi trường từ giá nhà đất
14. Phương pháp đánh giá hưởng thụ dùng có thể dùng để đánh giá giá trị cuộc sống con người
a. Đúng
b. Sai
15. Hàm giá nhà (house price function) diễn tả mối quan hệ giữa
a. Giá nhà, các đặc tính của căn nhà và khu vực xung quanh, giá yếu tố môi trường
b. Giá nhà, các đặc tính của căn nhà và khu vực xung quanh, yếu tố môi trường
c. Giá nhà, mối quan tâm của người mua đối với căn nhà
d. Các đặc tính của căn nhà và yếu tố môi trường
16. Có thể dùng trực tiếp hàm giá nhà để đánh giá giá trị chất lượng môi trường
a. Đúng
b. Sai
17. Vé vào cổng của một công viên quốc gia là 10$/ngày. Nếu đường cầu giải trí hàng ngày của công viên là Q = 40 – 0.5P,
thặng dư tiêu dùng của du khách đến công viên là 1225$/ngày.
a. Đúng
b. Sai
18. San hô ở Hòn Rơm – Ninh thuận rất phong phú và đẹp. Tuy nhiên vì là điểm mới được phát hiện nên số lượng khách
du lịch rất ít. Có thể dùng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị san hô ở đây được không?
a. Có
B. Không
19. Một tên gọi khác của phương pháp phát biểu sở thích (Stated Preference) là thị trường giả định ( Hypothetical
Market).
a. Đúng
b. Sai
20. Trong phương pháp CVM, phương thức thanh toán (payment vehicle) tự nguyện (voluntary) (chẳng hạn đóng góp tự
nguyện vào một quỹ môi trường)
a. Rất tốt vì để người trả lời tự do quyết định có trả tiền hay không
b. không tạo động lực cho người trả lời nói đúng giá sẵn lòng trả của họ
c. không tốt vì số tiền đóng góp có thể sử dụng không hiệu quả
d. Hoàn toàn giống phương thức thanh toán bắt buộc (thông qua thuế, phí )
21. Cách thức đặt câu hỏi nào sau đây tạo ra động lực để người được hỏi trả lời đúng giá sẵn lòng trả của họ nhất
a. Câu hỏi mở (open – ended question)
b. Câu hỏi dùng thẻ (payment card)
c. Câu hỏi có/ Không (dichotomous choice question)
d. Mọi cách thức đều cho cùng một giá trị WTP.
22. trong phương pháp CVM, khi một người không đồng ý trả lời câu hỏi WTP, chúng ta có thể cho giá sẵn lòng trả của
người này bằng 0
a. Đúng
b. sai
Chương 4: Kinh tế tài nguyên
1. Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo là những tài nguyên:
a. Có tốc độ tăng trưởng (tái tạo) = 0.
b. Khi sử dụng một lần thì bị biến đổi hoàn toàn về tính chất (vật lý, hóa học, sinh học) và không thể phục hồi được.
c. Có trữ lượng tăng hoặc giảm theo thời gian.
d. Tất cả các ý trên đều đúng
e. Chỉ có (a) và (b) đúng
2. Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo là những tài nguyên:
a. Có trữ lượng không cố định
b. Có tốc độ tăng trưởng (tái tạo) > 0.
c. Nếu được khai thác và quản lý một cách hợp lý thì có thể phục hồi để phục vụ cho những nhu cầu sử dụng tiếp theo trong
tương lai.
d. Tất cả các y trên đều đúng
e. Chỉ có (b) và (c) đúng
3. Một sự phân bổ tài nguyên đạt hiệu quả tĩnh là sự phân bổ
a. Làm tối đa hóa lợi ích ròng từ cách phân bổ đó.
b. Mà lợi ích biên của việc sử dụng tài nguyên bằng chi phí biên của việc sử dụng tài nguyên.
c. Làm tối đa hóa tổng lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên
d. Làm tối thiểu hóa chi phí liên quan đến việc sử dụng tài nguyên
e. Tất cả các ý trên đều đúng.
f. Chỉ có (a), (b) và (c) đúng
g. Chỉ có (a) và (b) đúng
4. Một sự phân bổ tài nguyên đạt hiệu quả động là sự phân bổ
a. Làm tối thiểu hóa chi phí liên quan đến việc sử dụng tài nguyên
b. Làm tối đa hóa tổng lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên
c. Làm tối đa hóa giá trị hiện tại của các khoản lợi ích ròng từ cách phân bổ đó.
d. Mà giá trị hiện tại của lợi ích ròng của đơn vị khai thác cuối cùng ở tất cả các giai đoạn phải bằng nhau.
e. Chỉ có (c) và (d) đúng
f. Chỉ có (b), (c) và (d) đúng
g. Tất cả các ?y trên đều đúng.
5. Chi phí sử dụng cận biên (MUC) được hiểu là
a. Chi phí thực tế phải bỏ ra để sử dụng tài nguyên ở hiện tại và tương lai
b. Chi phí cơ hội của việc sử dụng tài nguyên ở hiện tại và tương lai
c. Lợi ích ròng trong tương lai bị bỏ qua khi sử dụng tài nguyên ở hiện tại mà không sử dụng tài nguyên ở tương lai
d. Tất cả các ý trên đều đúng
6. Điểm trữ lượng quần thể tối thiểu là
a. Điểm có trữ lượng nhỏ nhất để quần thể có thể bắt đầu sinh trưởng và phát triển.
b. Điểm trữ lượng mà dưới mức đó, tốc độ tăng trưởng của tài nguyên < 0.
c. Điểm trữ lượng mà dưới mức đó, quần thể sinh vật có thể bị tuyệt chủng.
d. Tất cả các ý trên đều đúng
e. Chỉ có (a) và (b) đúng
7. Điểm trữ lượng quần thể tối đa
a. Là điểm trữ lượng mà tại đó mức độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
b. Là điểm trữ lượng mà trong điều kiện bình thường, quần thể sinh vật có khả năng tự phát triển để đạt mức trữ lượng lớn nhất.
c. Quần thể sinh vật không thể phát triển vượt quá mức trữ lượng đó
d. Tất cả các ý trên đều đúng
e. Chỉ có (b) và (c) đúng
8. Điểm trữ lượng tăng trưởng tối đa
a. Là điểm trữ lượng mà tại đó mức độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
b. Là điểm trữ lượng mà tại đó sản lượng đánh bắt là lớn nhất
c. Là điểm trữ lượng mà tại đó sản lượng đánh bắt là bền vững và lớn nhất
d. Là điểm trữ lượng mà trong điều kiện bình thường, quần thể sinh vật có khả năng tự phát triển để đạt mức trữ lượng lớn nhất.
9. Một lượng đánh bắt là bền vững nếu
a. Sản lượng đánh bắt nhỏ hơn mức độ tăng trưởng của quần thể tại một điểm trữ lượng nào đó.
b. Sản lượng đánh bắt bằng mức độ tăng trưởng của quần thể tại một điểm trữ lượng nào đó.
c. Sản lượng đánh bắt lớn hơn mức độ tăng trưởng của quần thể tại một điểm trữ lượng nào đó.
d. Hai y (a) và (b) đúng
10. Sản lượng đánh bắt bền vững tối đa là (MSY)
a. Sản lượng đánh bắt bền vững và lớn nhất
b. Sản lượng đánh bắt tại điểm trữ lượng tăng trưởng tối đa
c. Sản lượng đánh bắt bằng với mức độ tăng trưởng tại điểm trữ lượng tăng trưởng tối đa
d. Sản lượng đánh bắt bằng mức độ tăng trưởng của quần thể tại một điểm trữ lượng nào đó.
Chương 5: ĐTM & CBA
1. Đánh giá tác động môi trường
a. Thường được thực hiện khi dự án đã hoạt động
b. Thực hiện khi dự án đã được phê duyệt
c. Được thực hiện ngay khi dự án trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
d. Được thực hiện khi dự án kết thúc
2. Mục đích chính của ĐTM là
a. Xem xét tác động đến môi trường của dự án
b. Xem xét biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình dự án tiến hành xây dựng
c. Xem xét tác động đến môi trường của dự án chiến lược và dự án đầu tư cụ thể từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác
động môi trường
3. Quản lý nhà nước về môi trường có một số điểm khác so với quản lý môi trường của các tổ chức
a. Chủ thể quản lý là Nhà nước
b. Mang tính tổ chức cao, tính điều chỉnh và tính cưỡng chế
c. Không dùng các công cụ kinh tế trong quản lý
d. Không dùng biện pháp giáo dục tuyên truyền
e. Cả a và d
f. Cả a và b
4. Các công cụ trong quản lý nhà nước về môi trường gồm
a. công cụ luật pháp
b. công cụ dựa vào tín ngưỡng tôn giáo, phong tục.
c. công cụ luật pháp chính sách, công cụ kinh tế và công cụ giáo dục truyền thông môi trường.
Phần 2: Câu hỏi đúng sai có giải thích
1. Ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại lai) trong kinh tế là những ảnh hưởng lên đối tượng khác nhưng không được tính toán vào hệ
thống kinh tế.
2. Thất bại thị trường do Ngoại ứng tiêu cực gây ra là Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội
3. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực Lợi ích biên xã hội nhỏ hơn lợi ích biên cá nhân do cá nhân đã đẩy được chi phí ngoại ứng
cho xã hội
4. Hàng hóa công cộng có thể vừa có tính cạnh tranh vừa có tính loại trừ trong tiêu dùng
5. Thuế Pigou tạo ra động cơ kinh tế để điểu tiết mức sản xuất về mức tối ưu xã hội
6. Thuế Pigou không gây ra tổn thất vô ích vì không làm thay đổi thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.
7. Áp dụng Phí thải tạo động cơ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư giảm thải
8. Mức chuẩn thải được xác định dựa vào sức chịu tải của môi trường
9. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng là sự kết hợp giữa công cụ chuẩn thải và công cụ phí thải.
10. Động cơ kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giấy phép xả thải là khi tham gia mua bán giấy
phép các doanh nghiệp đều có lợi
11. Thỏa thuận mức ô nhiễm thông qua thị trường không xảy ra khi quyền tài sản môi trường thuộc bên chịu ô nhiễm.
12. Giá tài nguyên không tái tạo tăng liên tục theo thời gian, cho đến vô cùng
13. Việc tăng tỷ lệ chiết khấu làm cho tài nguyên không tái tạo được khai thác nhiều và nhanh cạn kiệt hơn.
14. Việc tìm được công nghệ hoặc tài nguyên thay thế làm cho tài nguyên không tái tạo được khai thác lâu hơn.
15. Nếu trữ lượng của quần thể là lớn thì cùng với một mức nỗ lực đánh bắt, sản lượng đánh bắt được nhiều hơn.
16. Đánh giá tác động môi trường thường được thực hiện khi dự án kết thúc
17. Không cần thực hiện quản lý nhà nước về môi trường vì các tổ chức chính trị xã hội khác đã thực hiện việc này.
18. Quản lý nhà nước về môi trường là cần thiết vì đó chính là một mặt của đời sống xã hội.
19. Quản lý nhà nước về môi trường bắt buộc phải sử dụng tổng hợp nhiều công cụ, chính sách: công cụ pháp lý, công cụ kinh
tế và công cụ giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
Phần 3: bài tập
1. Các nhà quản lý môi trường đang xem xét để ban hành chính sách quản lý. Giả sử họ có đầy đủ thông tin về hàm thiệt hại
môi trường MDC = 0,5W song không có đủ thông tin về hàm chi phí giảm thải của doanh nghiệp. Hàm MAC thực tế của
doanh nghiệp là MAC
T
= 45 – 0,75W, hàm MAC ước đoán của các nhà quản lý là MAC
E
= 15 – 0,75W (W là lượng thải
tính bằng tấn và chi phí giảm thải tính bằng triệu đồng)
a. So sánh mức ô nhiễm tối ưu với mức chuẩn thải mà cơ quan quản lý sẽ áp dụng?
b. So sánh mức phí thải cơ quan quản lý áp dụng với mức phí thải tối ưu?
c. So sánh tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng công cụ chuẩn thải với tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng phí thải? Công cụ
nào nên được áp dụng trong trường hợp này?
d. So sánh chi phí do ô nhiễm gây ra đối với xã hội tại mức chuẩn thảii và mức phí thải chính phủ quy định?
e. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị
2. Một doanh nghiệp sản xuất trước khi áp dụng sản xuất sạch có hàm chi phí phí giảm thải biên MAC
T
= 240 – 2Q. Doanh
nghiệp đã thực hiện sản xuất sạch hơn và hàm chi phí giảm thải biên sau khi áp dụng là MAC
S
= 180 – 2Q. Cơ quan quản
lý đang xem xét để áp dụng chính sánh đối với doanh nghiệp. Họ đã biết thông tin về hàm MAC của doanh nghiệp trước
khi áp dụng SXSH mà không có thông tin về hàm chi phí giảm thải sau khi áp dụng SXSH. Hàm thiệt hại môi trường được
xác định là là MDC = 4Q (Q là lượng chất thải tính bằng tấn và chi phí tính bằng triệu đồng)
a. Xác định mức thải tối đa của doanh nghiệp vào môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH.
b. Xác định mức chuẩn thải cơ quan quản lý sẽ áp dụng cho doanh nghiệp? Tại mức chuẩn thải đó hãy so sánh chi phí giảm
thải của doanh nghiệp trước và sau khi áp dụng SXSH.
c. Xác định mức thải tối ưu cần điều chỉnh để đạt hiệu quả xã hội sau khi doanh nghiệp áp dụng SXSH? Tại mức thải đó chi
phí giảm thải của doanh nghiệp bằng bao nhiêu?
d. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị?