Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù cang chải tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TRẦN ANH ĐẠI

ĐA DẠNG SINH HỌC CƠN TRÙNG TẠI KHU BẢO TỒN LỒI VÀ
SINH CẢNH MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K45 - QLTNR - N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013-2017


Thái Nguyên 2017

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TRẦN ANH ĐẠI

ĐA DẠNG SINH HỌC CƠN TRÙNG TẠI KHU BẢO TỒN LỒI VÀ
SINH CẢNH MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K45 - QLTNR - N01

Khoa

: Lâm nghiệp


Khóa học

: 2013-2017

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Đào Hồ ng Thuâ ̣n

Thái Nguyên 2017

c


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hồn
tồn trung thực, chưa cơng bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!

XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Th.s Đào Hồng Thuận

Trần Anh Đại

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)


c


ii
LỜI CẢM ƠN
Để góp phần củng cố những kiến thức đã học, đồng thời bước đầu làm với
thực tiễn sản xuất, phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí
của nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đa dạng sinh học cơn trùng tại
khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.
Trong quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ.
Trước tiên tôi xin được gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
trong khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun, đã tận tình giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập tập trường.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Đào Hồng Thuận đã rất
quan tâm chỉ bảo giúp tơi hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý và Cán bộ tại Khu bảo tồn
loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện quan tâm giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp Đại học.
Bài khóa luận của tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót vậy kính mong thầy
cơ góp ý kiến vài bản khóa luận tốt nghiệp của tơi được đầy đủ và hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Trần Anh Đại

c



iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bảng thu mẫu tiêu bản .................................................................... 19
Bảng 3.2. Danh mục các vật dụng phục vụ nghiên cứu .................................. 23
Bảng 4.1. Các bộ và số lượng cơn trùng thu được tại Khu bảo tồn lồi và
sinh cảnh Mù Cang Chải ................................................................. 24
Bảng 4.2 Tỉ lệ phần trăm các bộ côn trùng trong khu vực nghiên cứu........... 25

c


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hinh 3.1: Sử dụng vợt để bắt cơn trùng .......................................................... 20
Hình 3.2: Sử dụng vợt và bắt bằng tay............................................................ 20
Hình 3.3: Lợi dụng ánh sáng xu quang của bóng đèn để bắt cơn trung ......... 21
Hình 3.4. Sử dụng mồi để bắt cơn trùng ......................................................... 22
Hình 3.5 Chụp ảnh mẫu vật trước khi thu vào túi nilon ................................. 22
Hình 3.6 Sử dụng túi linon sạch đựng mẫu vật............................................... 23
Hình 4.1 Tỉ lệ phần trăm các bộ cơn trùng trong khu vực nghiên cứu ........... 25
Hình 4.1 Bướm Heliophorus epicles ............................................................... 26
Hình 4.2 Bướm Junonia orithya ...................................................................... 27
Hình 4.3 Bướm Acraea issoria ........................................................................ 28
Hình 4.4 Bướm Lamproptera curius ............................................................... 28
Hình 4.5 Bướm ragadia crisilda ...................................................................... 29
Hình 4.6 Châu chấu chorotypidae ................................................................... 30

Hình 4.7 Kẹp kìm katsuraius ikedaorum ........................................................ 30
Hình 4.8 Kẹp kìm Dorcus affinis .................................................................... 31
Hình 4.9 Bọ dừa Coccinella septempunctata .................................................. 32
Hình 4.10 Chuồn chuồn Diplacodes trivialis .................................................. 33
Hình 4.11 Chuồn chuồn Orthetrum sabina ..................................................... 33
Hình 4.12 Neurobasis chinensis ...................................................................... 34
Hình 4.13 Bọ xít Tessaratoma papilosa .......................................................... 35
Hình 4.14 Bọ xít Eocanthecona furcellata ...................................................... 35
Hình 4.15 bọ xít Helopeltis ............................................................................. 36
Hình 4.16 Nhặng xanh Phaenicia sericata ...................................................... 37
Hình 4.17 Bọ ngựa Manti religiosa ................................................................. 37
Hình 4.18 Ong Pepsini .................................................................................... 38

c


v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .......................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 6
2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của khu vực nghiên
cứu : ................................................................................................................. 12
2.3.1. Vị trí địa lý : .......................................................................................... 12
2.3.2. Địa hình ................................................................................................. 12
2.3.3. Đất đai ................................................................................................... 13
2.3.4. Khí hậu, thời tiết.................................................................................... 13
2.3.5. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 15

c


vi
PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................................17
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17
3.2. Địa điểm ................................................................................................... 17
3.3. Thời gian .................................................................................................. 17
3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.5. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 17
3.5.1. Kế thừa số liệu....................................................................................... 17
3.5.2. Phương pháp điều tra thành phần loài................................................... 17
3.5.3. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu: .................................................... 18
3.5.4. Vật liệu, dụng cụ, hóa chất ................................................................... 23

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................24
4.1. Kết quả điều tra sơ bộ: ............................................................................. 24
4.2. Thành phần côn trùng tại khu vực nghiên cứu......................................... 25
4.2.1. Thành phần loài của bộ cánh vẩy .......................................................... 26
4.2.2. Thành phần loài của bộ cánh thẳng....................................................... 29
4.2.3. Thành phần loài của bộ cánh cứng........................................................ 30
4.2.4. Thành phần loài của bộ chuồn chuồn.................................................... 32
4.2.5. Thành phần loài của bộ cánh khơng đều ............................................... 34
4.2.6. Thành phần lồi của bộ hai cánh ........................................................... 36
4.2.7. Thành phần bộ bọ ngựa ......................................................................... 37
4.2.8. Thành phần bộ cánh màng .................................................................... 38
4.2.9. Thành phần bộ bọ que ........................................................................... 39
4.3. Các mối đe dọa đến cơn trùng tại khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái ........................................................................................... 39
4.4. Một số giải pháp bảo tồn các loại côn trùng tại khu bảo tồn ................... 39
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................43

c


vii
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Tồn tại : .................................................................................................... 44
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................45
PHỤ LỤC

c



1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơn trùng chiếm một vị trí quan trọng số một trong đa dạng sinh học và
cân bằng của một hệ sinh thái. Cơn trùng là lớp động vật có nhiều lồi lớn
nhất, có số lồi và số cá thế từng lồi nhiều, phân bố rộng và chiếm khoảng
1/3 tổng số loài sinh vật trên hành tinh.Theo số liệu điều tra từ năm 1999 –
2006 của IUCN: Côn trùng trên thế giới có số lồi đã được mơ tả là 950.000
lồi, chiếm 76,06% tổng số loài động vật và 60,79 % tổng số các lồi động
thực vật, có 1192 lồi đã được đánh giá, trong đó có 623 lồi bị đe dọa
(Wikipedia, 2007).
Cơn trùng có khả năng thích nghi với nhiều loại môi trường sống, với sự đa
dạng cả về thành phần cá thể cũng như số lượng lồi, cơn trùng phân bố rộng
khắp trên thế giới tác động vào mọi hoạt động q trình sống trên trái đất,
trong đó có cả đời sống của con người. từ trước đến nay có rất nhiều nghiên
cứu về côn trùng, tuy vậy chúng ta vẫn cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu
hơn nữa về đề tài côn trùng này. Nhằm xây dựng một cách chi tiết hơn nữa về
hệ thống côn trùng.
Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Căng Chải được thành lập theo Quyết
định số 513/QĐ-UB ngày 09/10/2006 của Ủy bạn nhân dân tỉnh n Bái với
diện tích 20.108,2 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 15.128 ha,
diện tích phân khu phục hồi tái sinh là 4.979 ha. Khu Bảo tồn nằm trên địa
bàn của 5 xã, trong đó có xã Chế Tạo nằm trong vùng lõi , vùng đệm trải rộng
trên các xã púng luông ,Nậm Khăn, Lao Chải và Dê Su Phình. Thảm thực vật
trong Khu bảo tồn chủ yếu là các loài cây lá rộng thường xanh và cây lá kim
như: pơ mu, thông tre... Đặc biệt trên phần đỉnh núi phía đơng có một thung
lũng rộng gần 1km2, rất bằng phẳng kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim á nhiệt

c



2

đới với một số loài cây ưu thế như: thiết sam, bơng sứ, re hương, sồi Lào có
đường kính 2 - 3m.
KBT lồi và sinh cảnh Mù Cang Chải có tính đa dạng và đặc hữu cao về
thực vật. Qua kết quả 3 đợt điều tra của Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc
tế (FFI), bước đầu đã thống kê được ở đây có 788 lồi thực vật bậc cao, trong
đó có 33 lồi thuộc diện q hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới;
động vật có 241 lồi, trong đó có 54 lồi thú, 132 lồi chim, 26 lồi bị sát, 26
lồi lưỡng thể, đáng chú ý có 42 lồi q hiếm cho Việt Nam và 28 loài ở
mức độ bị đe dọa toàn cầu, đặc biệt là 4 lồi: diệc cổ hung, gà lơi tía, vượn
đen, voọc xám.
Có rất nhiều nghiên cứu tại khu bảo tồn nhưng chủ yếu nghiên cứu hiện
trạng các loài thực vật quý hiếm rừng nguy cấp, quý hiếm; nghiên cứu tính đa
dạng thực vật có mạch hoặc các nghiên cứu về động vật. Nghiên cứu về côn
trùng chưa được quan tâm dẫn đến số liệu về đa dạng côn trùng trong khu bảo
tồn còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong đời sống người dân cũng trong
công tác bảo tồn.
Vì vậy, tơi đề xuất đề tài “ Đa dạng sinh học cơn trùng tại khu bảo tồn lồi và
sinh cảnh Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái” để thực hiện điều tra thành phần các
lồi cơn trùng, sự phân bố của các lồi cơn trùng và đề xuất một số giải pháp
quản lý các lồi cơn trùng tại khu bảo tồn nhằm góp phần quản lý, bảo tồn đa
dạng sinh học cơn trùng tại khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Mù Cang Chải.
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá sự đa dạng phong phú về thành phần, góp phần quản lý và bảo
tồn đa dạng sinh học cơn trùng tại khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Mù Căng
Chải, tỉnh Yên Bái.


c


3

1.2.2. Mục tiêu
Xác định được thành phần và phân bố của một số bộ côn trùng tại khu vực
nghiên cứu.
Đặc điểm nhận dạng của một số loại côn trùng tại khu vực nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp quản lý các loại côn trùng tại khu bảo tồn.
1.3. Ý nghĩa đề tài
Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn làm rõ sự đã dạng về thành
phần hệ côn trùng của một số bộ cơn trùng cũng như góp phần nào đó hồn
thiện cơ sở khoa học cho việc quản lý bảo tồn và sử dụng bền vững các loại
côn trùng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, vận dụng tốt các kĩ năng
đã học.
Biết cách sử dụng các biện pháp phương pháp điều tra điều tra trong nghiên
cứu một đề tài.
Biết cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như các kỹ năng tiếp
cận và làm việc với cộng đồng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung các dẫn liệu khoa học về sự đa dạng sinh học của các lồi Cơn
trùng tại khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Mù Cang Chải.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cho địa phương hoạch định các
chính sách, phương pháp/giải pháp quản lý đa dạng sinh học trong khu bảo
tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải.


c


4

Phần II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Cơn trùng có vai trị rất quan trọng với mơi trường, hệ sinh thái cũng như
các hoạt động trong đời sống của con người, cơn trùng có thể gây ảnh
hưởng tới nơng lâm nghiệp theo hai hướng cả tích cực và tiêu cực, chúng
có thể phá hại mùa màng, cây trồng ảnh hưởng đến chất lượng nông lâm
sản. Tuy nhiên không phải tất cả côn trùng đều gây hại đến con người rất
nhiều loại trong số chúng có vai trị quan trọng trong việc thụ phấn làm
tăng sản lượng nông lâm sản, một só loại cịn tiêu diệt các loại cơn trùng
gây hại khác. Vì thế con người đã tiến hành nghiên cứu đặc tính sinh học,
sinh thái của các lồi cơn trùng nhằm nắm được đặc điểm hình thái và tập
tính sống của mỗi lồi cơn trùng.
Qua các nghiên cứu chúng ta đã biết côn trùng là lớp phong phú và đa dạng
nhất trong thế giới động vật, trong số hơn 1,2 triệu lồi động vật mà con
người biết đến thì cơn trùng đã có đến hơn 1 triệu lồi và chiếm 1/2 tổng số
các loài sinh vật cư ngụ trên hành tinh. Côn trùng phân bố khắp nơi trên trái
đất ở những điều kiện vơ cùng khắc nhiệt mà các lồi khác khơng thể sinh
sống được, có thể tìm thấy cơn trùng trong khơng khí ở độ cao 15km, trong
những tảng băng lạnh ở vùng Bắc cực, ở trong nước, trong đất, trong các rễ
cây, thân cây, lá cây.
Các nghiên cứu đã chỉ ra các đặc điểm hình thái khác nhau của côn trùng là
cơ sở để nhận biết, phân loại cơn trùng giúp cho cơng tác điều tra chính xác
và đề xuất biện pháp phòng trừ chúng một cách hiệu quả. Các nghiên cứu
cũng chỉ ra được tuỳ theo điều kiện sống mà cơ thể cơn trùng có sự thay đổi
để thích nghi vì vậy lớp cơn trùng được phân ra làm nhiều bộ, họ, chi, lồi,

lồi chính, lồi phụ.

c


5

2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cơn trùng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt ở
những nước phát triển.
Trong một cuốn sách cổ của Xêri viết vào năm 3000 TCN đã nói tới những
cuộc bay khổng lồ và sự phá hại rất lớn của những đàn châu chấu sa mạc.
Trong các tác phẩm nghiên cứu của ông nhà triết học Hy Lạp Aristoteles
(384 – 322 TCN) đã hệ thống hóa được hơn 60 lồi động vật chân có đốt
(Cedric Gillot , 1982). Nhà tự nhiên học vĩ đại người Thụy Điển Carl von
Linné được coi là người đầu tiên đã đưa ra đơn vị phân loại và đã tập hợp xây
dựng một bảng phân loại về động vật và thực vật trong đó có cơn trùng. Sách
phân loại thiên nhiên của ông đã xuất bản tới 10 lần.
Liên tiếp các thế kỉ sau như thế kỉ XIX có Lamarck, thế kỷ XX có
Handlirick, Krepton 1904, Ma–tư–nốp 1928 , Weber 1938 tiếp tục đưa ra
những bảng phân loại Côn trùng của họ. Ở Trung Quốc môn học Côn trùng
lâm nghiệp đã được chính thức giảng dạy trong các trường Đại học Lâm
nghiệp từ năm 1952 , từ đó việc nghiên cứu về Côn trùng được đẩy mạnh.
Năm 1959, Trương Chấp Trung đã cho ra đời cuốn “ Sâm lâm Côn trùng học
“ liên tiếp từ năm 1965 giáo trình “ Sâm lâm Côn trùng học “ được viết lại
nhiều lần. Trong các tác phẩm đó giới thiệu hình thái ,tập tính sinh hoạt và
các biện pháp phòng trừ nhiều bọ lá phá hoại nhiều loài cây rừng.
Năm 1987 Thái Bang Hoa và Cao Thu Lâm đã xuất bản cuốn “Côn trùng
rừng Vân Nam đã xây dựng một bảng điều tra của ba họ phụ của họ Bọ lá

(Chrysomelidae) cụ thể họ phụChrysomelidae đã giới thiệu 35 loài, họ phụ
Alticinae đã giới thiệu 39 loại và họ phụ Galirucinae đã giới thệu 93 lồi.
Cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơn trùng.

c


6

Năm 1987 Thái Bang Hoa và Cao Thu Lâm đã xuất bản cuốn “Côn trùng
rừng Vân Nam đã xây dựng một bảng điều tra của ba họ phụ của họ Bọ lá
(Chrysomelidae) cụ thể họ phụ Chrysomelidae đã giới thiệu 35 loài, họ phụ
Alticinae đã giới thiệu 39 loại và họ phụ Galirucinae đã giới thệu 93 lồi.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1897 , đoàn nghiên cứu tổng hợp người Pháp tên là “ Mission Parie” đã
điều tra Côn trùng Đông Dương, đến năm 1904 kết quả đã được phân bố. Về
Côn trùng đã phát hiện được 1020 lồi trong đó có 541 lồi thuộc Bộ Cánh cứng,
168 loài Chuồn chuồn, 59 loài mối, 55 loài Bộ Cánh màng, 9 loài Bộ 2 cánh và
49 loài thuộc các bộ khác.
Các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Nhã (2000), Đào Xuân Trường
(2000 – 2001) về sâu ăn lá Keo tai tượng, Keo lá tràm thực hiện ở khu vực
phía Bắc Việt Nam. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: Phương
pháp điều tra quan sát trực tiếp, xác định các địa bàn có sâu, diện tích có sâu,
mức độ sâu hại lá và thiên địch hại tại rừng trồng trên phạm vi toàn huyện.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ở ngồi thực địa: Bố trí thí nghiệm trên
các ô tiêu chuẩn để theo dõi khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu
hại.Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong phịng thí nghiệm: Ni sâu
trong phịng thí nghiệm, bố trí các hộp, lồng ni sâu, theo dõi đặc tính sinh
học: Quan sát mơ tả đặc điểm hình thái của loài sâu hại ở mỗi pha: Trứng sâu non - nhộng - trưởng thành. Theo dõi các đặc tính sinh thái của sâu hại ở
các điều kiện thời tiết nhiệt độ, ẩm độ khác nhau: nhiệt độ, ẩm độ thích hợp

ngoài thực địa. Về kết quả nghiên cứu đã xác định được 30 lồi sâu ăn lá và
được mơ tả, đánh giá mức độ nguy hiển của chúng. Các nghiên cứu đã đưa ra
các thông số về sinh vật học và sinh thái học như hình thái, tập tính, lượng
thức ăn mà chúng tiêu thụ, các loại thiên địch cũng được các nhà khoa học
xác định và sử dụng để xây dựng các biện pháp phòng trừ.

c


7

Năm 2004, Báo cáo “ Kiểm kê đa dạng sinh học và đề xuất các biện pháp
bảo tồn vùng dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở dãy núi Bắc Trường Sơn
(huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) do GS.TSKH. Trương Quang Học, TS.
Trần Đình Nghĩa và Võ Thanh Sơn”: Phương pháp nghiên cứu trong khảo
sát thực địa áp dụng tiếp cận sinh thái học, gắn chặt đa dạng sinh học với đa
dạng sinh cảnh, coi đa dạng sinh cảnh là điều kiện cho sự tồn tại và là tiềm
năng tự nhiên cho bảo tồn đa dạng sinh học. Phương pháp nghiên cứu thực
địa cơ bản áp dụng cho tất cả các chuyên môn là khảo sát theo tuyến . Các
tuyến/ điểm khảo sát được ghi lại theo tọa độ địa lý và điểm cuối nhờ thiết vị
định vị GPS. Các thông tin thực địa được lưu giữ và sử lý bằng Hệ thông tin
địa lý (GIS). Các tài liệu khảo sát của mỗi điểm trên thực địa được thu thập
theo các nội dụng thống nhất đã được thiết kế sẵn. Các phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành là các phương pháp chuẩn và thông dụng hiện nay và được
sử dụng phổ biết trong điều tra đa dạng sinh học của các nhóm sinh vật đã
được mơ tả kỹ trong báo cáo nhóm. Về cơn trùng, kết quả đã ghi nhận 549
lồi thuộc 59 họ, 9 bộ cơn trùng. Trong đó, Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) 158
loài/10 họ,bộ Cánh cứng (Coleoptera) 78 loài/7 họ, bộ Bọ nhảy (Colembola)
74 loài/ 14 họ, bộ Cánh đều (mối) – (Isoptera) 71 loài/ 3 họ, bộ Cánh khác
(Heteroptera) 60 loài/ 7 họ, bộ Chuồn Chuồn (Odanata) 55 loài /13 họ),bộ

Cánh giống (Homoptera) 33 loài/ 2 họ, bộ Cánh màng (Hymenoptera) 19 loài/
2 họ, bộ Plasmatodea 1 loài/ 1 họ.[9]
Trong báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh
vật lần thứ tư (2011) “ Kết quả điều tra côn trùng ở trạm đa dạng sinh học Mê
Linh (Tỉnh Vĩnh Phúc)” do Trần Thiệu Dư, Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ,
Phạm Hồng Thái, Cao Thị Quỳnh Nga Viện sinh thái và tài nghiên sinh vật:
Phương pháp nghiên cứu danh sách loài được xây dựng dựa trên kết quả phân
tích các vật mẫu thu được từ các đợt điều tra tại Trạm Đa dạng sinh học Mê

c


8

Linh (Vĩnh phúc) của chính tập thể tác giả trong năm 2010 bằng các phương
pháo thường quy trong nghiên cứu côn trùng như vợt, bẫy đèn, bắt tay.Trên
cơ sở phân tích hơn 500 vật mẫu nghiên cứu thu được từ các đợt điều tra năm
2010, sơ bộ đã lên danh sách cho khu vực Trạm đa dạng sinh học Mê Linh
gồm 880 loài thuộc 92 họ của 10 bộ là : bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ hai
cánh (diptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ
cánh khác (Heteroptera), bộ cánh giống (Homoptera), bộ cánh thẳng
(Orthoptera), bộ bọ ngựa (Mantodae), bộ cánh da (Dermaptera) và bộ bọ que
(Phasmatodea).[4]
Trong báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh
vật lần thứ tư (2011) “ Đa dạng cơn trùng khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu,
tỉnh Bình Thuận”, do Đặng Việt Đài, Hoàng Minh Đức, Lưu Hồng Trường _
Viên Sinh học nhiệt đới: Khảo sát tiến hành từ tháng 10/ 2008 đến tháng
11/2010, bằng 2 phương pháp: tuyến và bẫy đèn. Phương pháp tuyến là
phương pháp chủ yếu, áp dụng cho tất cả các đối tượng côn trùng. Trong 8
tuyến được lựa chọ có 4 tuyến khảo sát núi Tà kóu, gồm tuyến khảo sát đường

mịn lên núi từ nhà ga cáp treo (DLN), tuyến xuống núi qua đèo Hải Quân
(HQN), tuyến xuống núi ven suối (SCH) và tuyến nhà ga cáp treo trên núi lên
tượng Phật nằm (TPH). Bẫy đèn trên núi đặt tại nhà ga (NHG) và tượng Phật
nằm (PHT). Các tuyến khảo sát khu vực khác gồm tuyến qua Ban quản lý
(BQL), tuyến suối Vàng (SVG), tuyến Bưng Thị (BTH) và tuyến Tà Đặng
(TDG). Bẫy đèn dưới núi đặt tạo Ban Quản lý (BQL) và bưng Thị (CHC).
Thời gian khảo sát ban ngày từ 8g đến 11g và 13g đến 16g. Thời gian bẫy đền
từ 20g đến 21g30. Qua đợt khảo sát đã ghi nhận được 184 loài thuộc 118
giống, 28 họ, 7 b. Trong này, bộ Cánh vảy Lepidoptera có số lượng lồi ghi
nhận được nhiều nhất với 142 loài (chiếm% 77 tổng số loài). Tiếp đến là bộ
Coleoptera với 17 loài (9%), Odonata với 16 loài (8,7%), hoptera với 4 loài

c


9

(2,1%). Bộ Hemiptera và Homoptera ghi nhận được 2 loài mỗi bộ và
Mantodea ghi nhậ được ít nhất 1 lồi.[3]
Nghiên cứu đa dạng sinh học của côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Hoàng
Liên, tỉnh Lào Cai do Trần Tiến Thực. Thời gian tiến hành nghiên cứu được
thực hiện từ tháng 04/2011 đến tháng 12/2012, bằng phương pháp Phương
pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên Trước khi thu mẫu, tiến hành đo một số chỉ
số thủy lý, hóa học của nước tại khu vực nghiên cứu bằng máy đo 6 chỉ tiêu
WQC - 22A, TOA, Japan. Quá trình thu mẫu định tính bằng vợt ao (Pond net)
và vợt cầm tay (Hand net). Thu mẫu định lượng bằng cách sử dụng lưới
Surber (50cm x 50cm, kích thước mắt lưới 0,2mm). Đối với mẫu định lượng,
sử dụng lưới Surber lấy 2 mẫu: 1 mẫu ở nơi nước đứng và 1 mẫu ở nơi nước
chảy. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 186 lồi của 145 giống thuộc 56
họ của 9 bộ cơn trùng nước. Số lượng loài thu được tại khu vực nghiên cứu

giữa các bộ khác nhau rõ rệt. Trong 9 bộ côn trùng nước thu được, bộ Phù du
thu được số lượng loài nhiều nhất với 57 loài (30,6%), tiếp theo là bộ Cánh
lơng thu được 36 lồi (19,4%), bộ Chuồn chuồn và bộ Cánh cứng cùng thu
được 20 loài (10,8%), bộ Cánh nửa với 18 loài (9,7%), bộ Hai cánh có 17 lồi
(9,1%), bộ Cánh úp với 16 lồi (8,6%), cuối cùng là bộ Cánh rộng và bộ Cánh
vẩy đều chỉ thu được duy nhất 1 loài (0,5%). [15]
Trong Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh
vật lần thứ 6 (2015) “ Đa dạng sinh học và phân bố của côn trùng tại Vườn
Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” do Phạm Thị Nhị, Hoàng Vũ Trụ, Cao Thị
Quỳnh Nga, Lê Mỹ Hạnh, Hồ Quang Văn _ Viện sinh học và tài nguyên sinh
vật, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Phạm Hồng Thái _
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam,Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam: Phương pháp nghiên cứu để đánh giá tổng quát khu hệ cơn trùng tại khu
vực nghiên cứu ngồi việc tổng hợp các kết quả đã công bố trước đây, sẽ tiến

c


10

hành điều tra, nghiên cứu thu thập mẫu vật bằng các phương pháp thường quy
như: vợt tay, bẫy đèn, bẫy màn. Thời gian thu mẫu được tiến hành trong năm
2014. Để nghiên cứu đặc điểm phân bố cũng như cấu trúc cấu trúc quần xã
của côn trùng tại khu vực nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê PAST
(Hammer et al.2001).Việc định loại côn trùng được thực hiện dựa trên cơ sở
các tài liệu phân loại chuyên ngành. Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận
643 lồi cơn trùng thuộc 8 bộ : Cánh Cứng, Cánh màng, Cánh giống, Cánh
vẩy, Chuồn chuồn, Đi bật và hai cánh. Trong đó có 611 loài đã xác định
được tên khoa học ( chiếm 95% tổng số loài). Bộ Cánh Vảy được nghiên cứu
đầy đủ nhất với tổng số 421 loài, chiếm 65,5% tổng số lồi cơn trùng đã biết

tại VQG Ba Bể. Qua các đợt điều tra thực địa năm 2014 đã ghi nhận tổng số
405 lồi cơn trùng thuộc 283 giống, 74 họ, 8 bộ. Trong đó bộ Cánh cứng có
số lượng loài đa dạng nhất (181 loài, tương ứng 44,7% tổng số lồi cơn trùng
thi được), tiếp theo là bộ Cánh Vảy (127 loài,tương ứng 31,4%). Ghi nhận bộ
sung cho khu hệ cơn trùng của VQG Ba Bể 164 lồi, bao gồm : Bộ Cánh cứng
(Coleoptera) – 100 loài; bộ Cánh da (Dermaptera) – 6 loài; bộ hai cánh
(Diptera) – 1 loài; bộ cánh khác (Heteroptera) – 18 loài; bộ Cánh giống
(Homoptera) – 4 loài; bộ Cánh màng (Hymenoptera) – 7 loài; bộ Cánh vảy
(Lepidoptera) – 22 loài; bộ Bọ ngựa (Mantodae) – 6 lồi. [5]
Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của bọ xanh tím (AMBROSTOMA
SP) thuộc bộ cánh cứng (COLEOPTERA) ăn lá keo (ACACIA) tại huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên do Đàm Văn Vinh thực hiện. Phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp. Điều tra quan sát trực tiếp tại
rừng trên các ô tiêu chuẩn (O.T.C) theo dõi về đặc điểm hình thái, tập tính
sinh sống, số lượng sâu hại và mức độ hại lá và biến động của quần thể... của
loài Bọ lá xanh tím bộ cánh cứng ăn lá Keo. Lập các ô tiêu chuẩn, diện tích
O.T. C 1000m2 , số liệu thu thập tại mỗi điểm nghiên cứu là 9 O.T.C theo

c


11

phương pháp rút mẫu hệ thống. Nghiên cứu thực nghiệm: Ni sâu trong
phịng thí nghiệm để theo dõi các đặc tính sinh vật học, sinh thái học của lồi.
Chuẩn bị hộp ni sâu, sâu lồi Bọ lá xanh tím, lá cây thức ăn, nhiệt kế, ẩm
kế, tủ định ôn... các mẫu biểu và các dụng cụ cần thiết khác để thu thập số liệu
theo tài liệu điều tra sâu bệnh hại rừng. Xử lý số liệu theo Nguyễn Thế Nhã và
cộng sự (2000). Kết quả đặc điểm sinh vật học của lồi Bọ lá xanh tím ăn lá
Keo như đặc điểm hình thái quá trình phát triển của trứng tập tính sống của

nhộng sâu non và sau trưởng thành. Trứng có dạng hình thoi một đầu nhọn,
một đầu hơi tù, dài 2 mm, rộng 0,5mm, màu trắng sữa và trứng có thể biến
đổi màu sắc theo thời gian. Thời gian phát triển của trứng từ 50- 60 ngày, Sâu
non dài từ 7- 8mm rộng 3mm toàn thân màu trắng nhạt. Miệng gặm nhai. Đầu
và 3 đôi chân ngực màu nâu vàng. Mảnh lưng ngực trước màu nâu đen. Hai
mảnh lưng ngực cịn lại có màu nâu nhạt với một số vân điểm màu đen. Hai
bên sườn và dọc trên lưng có các chấm màu nâu đen. Sâu non có 4 tuổi, mỗi
tuổi chúng chỉ khác nhau về kích thước, Sâu non của Bọ lá xanh tím hại Keo
sau khi nở từ các cành Keo, chúng bò đến các ngọn cành non nhỏ xíu rồi đục
vào bên trong, nằm đó ăn và đục theo đường thẳng, chúng ăn hết những phần
ruột bên trong của cành Keo non chỉ để lại một lớp vỏ mỏng bên ngồi làm
cành non khơ dần, sâu non ăn đến đâu đùn những hạt mùn gỗ nhỏ (phân sâu)
ra đến đấy do vậy rất dễ dàng quan sát thấy dấu vết của chúng. Thời gian phát
triển của sâu non từ 78- 90 ngày, Bọ lá xanh tím trưởng thành con cái thân dài
6 -7mm, rộng 4- 4,2mm, con đực nhỏ và thon hơn con cái một chút, tồn thân
màu xanh đen ánh tím Mỗi con cái có thể đẻ từ 87-112 trứng. Thời gian sống
của pha sâu trưởng thành kéo dài từ 45 - 75 ngày. Rừng Keo từ 1- 3 tuổi Bọ lá
xanh tím gây hại rất nặng. Xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu
đến thời gian phát triển của Bọ lá xanh tím.ảnh hưởng của yếu tố thức ăn,

c


12

cũng như các yếu tố thiên địch đến sự sinh trưởng và phát triển cua quần thể
của bọ xanh lá tím.
2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu :
2.3.1. Vị trí địa lý :

Khu Bảo tồn lồi và sinh cảnh Mù Cang Chải nằm ở phía Tây có địa hình
núi cao. Púng Lng – Xà Phình. Được nối với dãy núi này bằng một dải
dông cao khoảng 1.600m – 1.700m. Nhìn trên tổng thể, khu bảo tồn gần như
biệt lập với dãy Hồng Liên Sơn.
Về hành chính, khu Bảo tồn nằm trong xã Chế Tạo; phần còn lại là các
sườn núi ở độ cao trên 1.700m thuộc các xã Lao Chải, Dế Xu Phình, Púng
Lng, Nậm Khắt. Trung tâm Khu bảo tồn, cách huyện lỵ Mù Cang Chải
15km theo đường chim bay, 40km theo đường ơtơ.
Khu vực có toạ độ địa lý và ranh giới như sau:
Từ 17038’16¬’’ đến 21047’55” vĩ độ Bắc.
Từ 103055’58” đến 1400 10’ 05” kinh độ Đơng.
Tổng diện tích khu bảo tồn: 20.293,1ha , trong đó:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 15.128,7ha.
Phân khu phục hồi sinh thái: 5.164,4ha.
Sau đó theo quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Yên
Bái thì tổng diện tích của khu bảo tồn là 20.108,2 ha.
2.3.2. Địa hình
Huyện Mù Cang Chải nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ
cao 1.700m so với mặt biển, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình tồn
huyện là trên 40º, có nơi dốc đến 70º.

c


13

Trên địa bàn huyện khơng có sơng lớn mà có hàng chục khe suối bắt nguồn
từ dãy Hoàng Liên Sơn, tạo nên mạng khe suối dày đặc. Trong số đó có suối
Nậm Kim chảy xuyên suốt chiều dài huyện theo hướng Đông Nam - Tây Bắc

đổ xuống sông Đà. Suối Nậm Kim quanh năm nước chảy rì rầm, chia Mù
Cang Chải thành tả ngạn và hữu ngạn, mang lại vẻ đẹp thơ mộng hiếm có cho
vùng cao Mù Cang Chải. Ngồi ra có suối Nang Khú (xã Chế Tạo) dài 35km,
suối Ta Sa (xã Nậm Có) dài 28km, suối Tư Sang (xã Nậm Có) dài 25km, suối
Lao Chải dài 27km, suối Nậm Khắt dài 20km, suối Đình Hồ dài 12km... Cùng
với hệ thống khe, suối là hàng loạt các thác nhiều tầng như: thác Nậm Mơ
(Mồ Dề), Dề Thàng (Chế Cu Nha)…
Các vận động địa chất đã tạo cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như:
Púng Luông (2985m), Phu Ba (2512m), Mồ Dề (2100m)… Rừng là thế mạnh
của Mù Cang Chải với diện tích khoảng 80.000ha, trong đó có rừng già, rừng
nguyên sinh, rừng thông, và rừng sơn trà.
2.3.3. Đất đai
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Căng Chải có diện tích 20.108,2 ha,
trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 15.128 ha, diện tích phân khu phục
hồi tái sinh là 4.979 ha. Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn của 5 xã, trong đó có
xã Chế Tạo nằm trong vùng lõi , vùng đệm trải rộng trên các xã púng luông
,Nậm Khăn, Lao Chải và Dế Su Phình.
2.3.4. Khí hậu, thời tiết
a. Khí hậu
 Mặc dù nằm hồn tồn trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do địa
hình núi cao chi phối, nên Khu Bảo tồn lồi sinh cảnh Mù Cang Chải có chế
độ khí hậu á nhiệt đới rõ rệt.
 Chế độ nhiệt: Qua số liệu khí tượng tại trạm Mù Cang Chải ở độ cao
975m thì nhiệt độ bình quân năm là 18,70 C, với tháng giêng lạnh nhất (12,40
C) và tháng 6 nóng nhất (22,60 C). Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

c


14


 Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa trung bình năm 1.813,4mm với 157 ngày
mưa và mưa theo mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm
91,1% lượng mưa năm.
 Sương muối: đôi khi xuất hiện vào mùa khơ lạnh, có đợt kéo dài 2-3
ngày, thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.
 Tuyết: Có năm có tuyết rơi 1 đến 3 ngày vào tháng 12 đến tháng 1 ở
khu vực xã Chế Tạo.
 Gió: Hướng gió chính là gió Đơng Bắc vào mùa đơng và gió Tây Nam
vào mùa hạ. Mùa khơ thường xun chịu ảnh hưởng của gió Lào, gây ảnh
hưởng khơng nhỏ tới cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của con người.
 Nhìn chung khí hậu khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa miền núi phía Bắc Việt Nam, mang tính chất khí hậu Á nhiệt đới rõ
rệt, mưa ẩm vào mùa hè, lạnh khô vào mùa đơng. Riêng mùa đơng lạnh có
sương mù sương muối, có thể có tuyết rơi; Mùa hè có gió lào hoạt động
thường xuyên, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất
Nông-Lâm nghiệp.
b. Thủy văn
Nền địa hình của khu bảo tồn trên 1.700m. Các hệ suối trong vùng bắt
nguồn từ các đỉnh núi cao trên 2.000 – 2.400m đều là các chi lưu lớn của Nậm
Mu. Tuy vậy, trong khu bảo tồn chỉ có những suối nhỏ, không được đặt tên,
nhưng do xuất phát từ vùng núi cao và phân cắt địa hình sâu nên các suối này
có nước quanh năm.
Nhìn chung, mạng lưới suối phân bố khá đều và dầy, mật độ trung bình
từ 1,5 – 2.0 km/km2. Vì vậy hệ thống suối ở Mù Cang Chải cung cấp đủ nước
quanh năm cho Động vật rừng sinh sống.

c



15

2.3.5. Các nguồn tài nguyên
Trong khu bảo tồn có những khu vực rừng gần như cịn ngun sinh, ít bị
tác động bởi bàn tay con người.
Thảm thực vật trong Khu bảo tồn chủ yếu là các loài cây lá rộng thường
xanh và cây lá kim như: pơ mu, thông tre... Đặc biệt trên phần đỉnh núi phía
đơng có một thung lũng rộng gần 1km2, rất bằng phẳng kiểu rừng hỗn giao lá
rộng, lá kim á nhiệt đới với một số lồi cây ưu thế như: thiết sam, bơng sứ, re
hương, sồi Lào có đường kính 2 - 3m. Khu bảo tồn có tính đa dạng cao về
thực vật, qua kết quả 3 đợt điều tra của Tổ chức Bảo tồn động, thực vật Quốc
tế (FFI) đã thống kê được 788 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 480 chi,
147 họ và 5 ngành, trong đó có 33 lồi thuộc diện quý hiếm được ghi vào
sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Trong đó có 2 lồi thuộc cấp nguy cấp, 4 loài
thuộc cấp bị đe dọa nguy cấp, 7 lồi thuộc cấp hiếm, có 190 lồi cho gỗ thuộc
54 họ, chủ yếu là nhóm gỗ hồng sắc và tạp mộc. Cũng tại đây đã điều tra phát
hiện có 267 loài cây làm thuốc theo kinh nghiệm của y học cổ truyền dân tộc,
những cây thuốc này có thể sử dụng vào các bài thuốc, toa thuốc đông y để
chữa trị nhiều chứng bệnh đau xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, đường hơ
hấp, bệnh gan, thận, cảm sốt và bệnh ngoài da...
Hệ động vật trong khu bảo tồn Các đợt khảo sát đã thống kê được 241 loài,
74 họ, 24 bộ động vật xương sống, trong đó có 54 lồi thú, 132 lồi chim, 26
lồi bị sát, 26 lồi lưỡng thể, đặc biệt có 42 lồi động vật q hiếm trong sách
Đỏ Việt Nam và 28 loài ở mức độ bị đe dọa toàn cầu. Chú ý hơn là loài vượn
đen tuyền hiện tại ở Việt Nam chỉ còn khoảng 120 cá thể, thì ở rừng Chế Tạo
có 100 cá thể; chim có tới 127 lồi như: gà lơi, gõ kiến, cú mèo, đại bàng,
riêng khướu có đến 41 lồi như: khướu vằn, khướu đầu hung, khướu đuôi cụt,
khướu lùn đuôi đỏ...

c



16

Điều kiện kinh tế - xã hội
Mù Cang Chải thuộc 62 huyện nghèo của cả nước với trên 91% là đồng bào
Mơng, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện kinh tế, xã
hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, giao thơng đi lại khó khăn. Nghề
nghiệp chủ yếu là nơng nghiệp trồng cây lương thực. Trong những năm gần
đây đã hình thành và phát triển một số ngành nghề như: Dịch vụ, nghề rừng,
bn bán, v.v… Nhưng do trình độ dân trí ở mức độ chưa cao, trình độ thâm
canh và khả năng áp dụng kỹ thuật trong canh tác để tăng năng suất cây trồng
còn hạn chế. Các xã đều nằm trong chương trình 135 của chính phủ.
Giai đoạn 2009 – 2014, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm tiếp tục đạt
mức khá, bình quân đạt 11,49%/năm. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng đạt 9,3%,
năm 2010 đạt 13,2%, đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 13,8%.
Tốc độ tăng trưởng bình qn giai đoạn 2009 – 2014 của ngành cơng
nghiệp và dịch vụ tăng nhanh (tương ứng là 18,52%/năm và 19,14%/năm),
cịn ngành nơng nghiệp thì tăng trưởng chậm hơn, bình quân 7,22% và có xu
hướng giảm trong những năm gần đây.

c


×