Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cấy theo hiệu ứng hàng biên đối với nếp thầu dầu ở phú bình thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------

NÔNG VĂN HUÂN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA KỸ THUẬT CẤY
THEO HIỆU ỨNG HÀNG BIÊN ĐỐI VỚI NẾP THẦU DẦU
Ở PHÚ BÌNH, THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Khóa học

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Hệ đào tạo

: 2013 - 2017

Thái Nguyên - Năm 2017

c




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------

NÔNG VĂN HUÂN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA KỸ THUẬT CẤY
THEO HIỆU ỨNG HÀNG BIÊN ĐỐI VỚI NẾP THẦU DẦU
Ở PHÚ BÌNH, THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: K45 - KHCT
: Nông học
: 2013 - 2017
: TS. Đỗ Ngọc Oanh

Thái Nguyên – Năm 2017

c



i

LỜI CẢM ƠN
Saumột thời gian học tập tại giảng đƣờng và nghiên cứu thực hiện đề
tài tại thực địa đến nay tơi đã hồn thành chƣơng trình đại học của mình.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tơi đã nhận đƣợc sự quan tâm tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giáo, các cơ quan ban ngành,
đồn thể các đồng chí lãnh đạo,bạn bè và gia đình.
Trƣớc tiên tơi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Đỗ Thị
Ngọc Oanh cùng PSG. TS. Hồng Văn Phụ đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình hồn thành khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn Khoa Nông học, đặc biệt là Bộ môn Cây lƣơng thực –
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Ngun đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong việc
hồn thành báo cáo này.
Tơi xin cảm ơn các hộ gia đình tại xóm Múc - xã Úc kỳ - huyện Phú
Bình – tỉnh Thái Ngun đã giúp tơi thực hiện thí nghiệm, mơ hình trình diễn và
khảo nghiệm sản xuất ở vụ mùa 2016.
Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Ngày…tháng…năm 2017
Tác giả

Nông Văn Huân

c



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa và biện pháp tác động..................... 6
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam ..................................................... 13
2.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Thái Nguyên .................................................. 16
2.3. Một sô kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách cấy cho cây lúa .. 18
2.4. Đặc điểm lúa Thầu dầu ............................................................................ 20
2.5. Kết luận .................................................................................................... 21
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 22
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.3.2. Xác định điểm theo dõi ......................................................................... 24
3.3.3. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 24
3.3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi ........................................... 25
3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 28
Phần4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 29


c


iii

4.1. Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên tới sinh trƣởng của nếp Thầu dầu
trong vụ mùa 2016 .......................................................................................... 29
4.1.2. Ảnh hƣởng kỹ thuật cấy hàng biên tới khả năng đẻ nhánh của giống lúa
nếp Thầu dầu trong vụ mùa 2016.................................................................... 31
4.1.3. Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến chiều cao cây của nếp Thầu
dầu vụ mùa 2016 ............................................................................................. 33
4.1.4. Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến chỉ số chỉ số diện tích lá của
nếp Thầu dầu trong vụ mùa 2016.................................................................... 35
4.1.5. Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô của nếp
Thầu dầu vụ mùa 2016 .................................................................................... 38
4.1.5.1. Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến tích lũy vật chất khơ thời
kỳ làm địng địng của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016. ....................... 38
4.1.5.3. Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biến tới khả năng tích lũy vật chất
khơ giai đoạn chín của nếp Thầu dầu trong vụ mùa 2016 .............................. 42
4.2. Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên tới mức độ sâu bệnh hại và khả
năng chống đổ của nếp Thầu dầu trong vụ mùa 2016 .................................... 44
4.3. Ảnh hƣởng của kỹ thật cấy hàng biên tới yếu tố cấu thành năng suất của
lúa nếp Thầu dầu vụ mùa 2016 ....................................................................... 46
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

c



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây .......................... 11
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của các nƣớc có sản lƣợng lúa
đứng đầu năm 2014 ......................................................................................... 12
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam từ năm 2000-2014 .................. 14
Bảng 3.1: Mật độ và phƣơng thức cấy trong thí nghiệm ................................ 22
Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến thời gian sinh trƣởng
của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016....................................................... 30
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến khả năng đẻ nhánh và
chất lƣợng nhánh của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016.......................... 32
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến chiều cao cây của lúa
nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 ................................................................... 34
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến chỉ số diện tích lá của
lúa nếp Thầu dầu qua các thời kỳ trong vụ Mùa 2016 .................................... 36
Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến tích lũy vật chất khơ
thời kỳ làm địng địng của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 ................. 39
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến tích lũy vật chất khô
thời kỳ trỗ của nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016........................................... 40
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến tích lũy vật chất khơ
thời kỳ chín của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 .................................. 42
Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các cơng thức
tham gia thí nghiệm lúa nếp Thầu dầu trong vụ mùa 2016 ............................ 45
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến các yếu tố cấu thành
năng suất của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 ...................................... 47
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến năng suất và hệ số
kinh tế của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016........................................... 50


c


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 23
Hình 4.2: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến chiều cao cây của lúa
nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 ................................................................... 35
Hình 4.3: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến chỉ số diện tích lá của
lúa nếp Thầu dầu qua các thời kỳ trong vụ Mùa 2016 .................................... 37
Hình 4.4: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến tích lũy vật chất khơ
thời kỳ làm đòng đòng của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 ................. 40
Hình 4.5: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến tích lũy vật chất khơ
thời kỳ trỗ của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 ..................................... 41
Hình 4.6: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến tích lũy vật chất khơ
thời kỳ chín của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 .................................. 43
Hình 4.7: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu của lúa nếp Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 ........................ 51
Hình 4.8: Ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên đến hệ số kinh tế của lúa nếp
Thầu dầu trong vụ Mùa 2016 .......................................................................... 52

c


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức Nơng nghiệp và lƣơng thực Liên hợp quốc

IRRI

: Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

SRI

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P1000


: Trọng lƣợng 1000 hạt

TGST

: Thời gian sinh trƣởng

LAI

: Chỉ số diện tích lá

CT

: Cơng thức



: Mật độ

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

Cv%

: Hệ số biến động

NXB

: Nhà xuất bản


c


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lƣơng thực quan trọng trên thế giới,
đặc biệt là Việt Nam. Và cây lúa cũng là một trong ba cây lƣơng thực chủ yếu
của thế giới cùng với ngơ và lúa mì. Sản phẩm lúa gạo cung cấp nguồn thực
phẩm cho khoảng 65% dân số thế giới. Trong đó, khoảng 95% đƣợc tiêu thụ
tại Châu Á và có vai trị quan trọng trong ngành cơng nghiệp chế biến cũng
nhƣ ngành chăn nuôi.
Ở Việt Nam lúa là cây lƣơng thực chủ lực và đƣợc chú trọng nhất, xuất
hiện trong bữa ăn hàng ngày nên chiếm diện tích và sản lƣợng lớn.Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn ƣớc tính diện tích xuống giống cả năm
2016 là 7,789 triệu ha (giảm 38.000 ha so với năm 2015), sản lƣợng ƣớc đạt
43,727 triệu tấn lúa (giảm 1,480 triệu tấn lúa so với năm 2015). Cụ thể: Vụ
Đông Xuân sản lƣợng đạt 19,409 triệu tấn lúa, giảm 1,588 triệu tấn so với
năm 2015; Vụ Hè Thu, sản lƣợng đạt 11,590 triệu tấn lúa, giảm 0,67 triệu tấn
so với năm 2015; Vụ Mùa sản lƣợng đạt 8,435 triệu tấn lúa, tăng 0,41 triệu
tấn so với năm 2015.Năm 2016, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều
biến động. Giá chào xuất khẩu gạo 5% đạt mức cao nhất khoảng 385
USD/tấn, mức thấp nhất khoảng 345 USD/tấn. So với giá gạo các nƣớc trong
khu vực, giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp hơn của Thái Lan khoảng 5-10
USD/tấn nhƣng cao hơn giá gạo của Ấn Độ, Pakistan khoảng 5 USD/tấn
(cùng chủng loại gạo)(Bộ Công Thƣơng, 2016).
Trong sản xuất lúa mật độ và khoảng cách cấy là yếu tố quan trọng nhất
nhằm tạo một quần thể thích hợp, từ đó nâng cao hệ số quang hợp và số bông

trên đơn vị diện tích, quyết định đến năng suất. Mật độ và khoảng cách cấy

c


2

liên quan chặt chẽ đến quá trình đẻ nhánh và khả năng chống đổ (Nguyễn
Đình Giao, 2001).
Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã khẳng định: khi các
kỹ thuật khác đƣợc duy trì thì mật độ và khoảng cách cấy hợp lý là phƣơng án
tối ƣu để đạt đƣợc số hạt nhiều nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy
(Nguyễn Văn Hoan 1995).
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Ngun, có tổng diện
tích đất tự nhiên là 249,36 km2 . Trong đó, có tới 54,3% diện tích là đất nơng
nghiệp, và có khoảng 80% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Phú Bình là
huyện sản xuất lúa phổ biến ở Thái Nguyên, kỹ thuật cấy lúa chủ yếu là cấy
theo phƣơng thức truyền thống. Để nâng cao năng suất cây lúa thì huyện đang
có các chủ trƣơng đƣa các kỹ thuật cấy lúa mới vào trong sản xuất lúa nhƣ
cấy lúa theo hệ thống canh tác SRI.
Lúa nếp Thầu dầu đang là cây trồng cho thu nhập cao ở huyện Phú Bình
hiện nay, và đang đƣợc trồng rộng rãi tại các địa bàn xã. Lúa nếp Thầu dầu là
loại lúa nếp đặc sản của huyện Phú Bình đƣợc trồng chủ yếu tại các xã Úc
Kỳ, Xuân Phƣơng và Nhã Lộng. Năm 2012, sản phẩm lúa nếp Thầu dầu
đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu bảo hộ
tập thể. Nếp Thầu dầu là một loại gạo có chất lƣợng cao, cơm dẻo, thơm phù
hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Với giá bán hiện nay là xấp xỉ
14.000/kg thóc, gấp đơi các loại gạo tẻ tại địa phƣơng nhƣ Khang
dân,U17…(Nguyên Ngọc, 2013).
Vì vậy, xác định kỹ thuật cấy cần đƣợcnghiên cứuvà áp dụng để nâng

cao năng suất và hiệu quả kinh tế của lúa nếp Thầu dầu. Xuất phát từ thực tế
trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cấy
theo hiệu ứng hàng biên đối với nếp Thầu dầu ở Phú Bình, Thái Nguyên”.

c


3

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
*Mục tiêu của đề tài
Tìm ra kỹ thuật cấy theo hiệu ứng hàng biên phù hợp cho giống lúa nếp
Thầu dầu nhằm làm tăng năng suất.
*Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên tới các chỉ tiêu sinh
trƣởng của nếp Thầu dầu trong vụ mùa 2016.
- Theo dõiảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên tới mức độ nhiễm sâu
bệnh hại và khả năng chống đổ của nếp Thầu dầu trong vụ mùa 2016.
- Theo dõi ảnh hƣởng của kỹ thuật cấy hàng biên tới yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của nếp Thầu dầu trong vụ mùa 2016.

c


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây lúa

Sinh trƣởng là sự tao mới các yếu tố cấu trúc một cách khơng thuận
nghịch của tế bào, mơ và tồn cây để dẫn tới sự tăng về số lƣợng, thể tích và
sinh khối của chúng.
Phát triển là quá trình phát triển vật chất bên trong tế bào, mơ và tồn cây dẫn
đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa đƣợc tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến
khi chín hồn tồn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh (dao động
khoảng từ 90-180 ngày đối với các giống hiện trồng). Ở miền Bắc các giống
lúa ngắn ngày có thời gian sinh trƣởng 90 – 120 ngày, giống lúa trung ngày là
140 – 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy có điều kiện
nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trƣởng kéo dài 180 – 200 ngày(Nguyễn Đình
Giao, 2001).
Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nẩy mầm cho đến khi lúa chín. Có
thể chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trƣởng (sinh trƣởng dinh
dƣỡng), giai đoạn sinh trƣởng sinh thực và giai đoạn chín.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi
cây lúa bắt đầu phân hóa địng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều
cao tăng dần và ra nhiều chồi mới (nở bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích
thƣớc lá ngày càng lớn giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang
hợp, hấp thụ dinh dƣỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai
đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ dinh dƣỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi,
cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6. Chồi ra sớm trong nƣơng mạ
gọi là chồi ngạnh trê. Sau khi cấy, cây mạ mất một thời gian để hồi phục, bén

c


5

rễ rồi nở bụi rất nhanh, cùng với sự gia tăng chiều cao, kích thƣớc lá đến khi

đạt số chồi tối đa thì khơng tăng nữa mà các chồi yếu bắt đầu rụi dần (chồi vơ
hiệu hay cịn gọi là chồi vơ ích), số chồi giảm xuống. Thời điểm có chồi tối đa
có thể đạt đƣợc trƣớc, cùng lúc hay sau thời kỳ bắt đầu phân hóa địng tùy
theo giống lúa. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác
nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng trƣởng này dài hay ngắn. Thời gian này cây
lúa sống chậm, khơng sản sinh gì thêm gọi là thời kỳ ngƣng tăng trƣởng, có
khi rất dài. Do đó, đối với các giống lúa quang cảm mạnh, cần bố trí thời vụ
gieo cấy căn cứ vào ngày trổ hàng năm của giống, làm thế nào để thời kỳ
ngƣng tăng trƣởng này càng ngắn càng tốt, nhƣng phải bảo đảm thời gian từ
cấy đến phân hóa địng ít nhất là 2 tháng, để cây lúa có đủ thời gian nở bụi,
bảo đảm đủ số bơng trên đơn vị diện tích sau này.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ lúc phân hóa địng đến khi
lúa trổ bơng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày
và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thƣờng không khác nhau nhiều. Lúc này,
số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vƣơn dài của 5
lóng trên cùng. Địng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối
cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ: lúa trổ bông. Trong suốt thời gian này, nếu
đầy đủ dinh dƣỡng, mực nƣớc thích hợp, ánh sáng nhiều, khơng sâu bệnh và
thời tiết thuận lợi thì bơng lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt đƣợc
kích thƣớc lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lƣợng hạt sau này.
Giai đoạn chín: bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn
này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt
đới. Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nƣớc, thiếu lân, thừa đạm, trời mƣa
ẩm, ít nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngƣợc lại.
Giai đoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ sau:

c


6


Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp đƣợc chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khơ tích lũy trong hạt là
do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dƣỡng, tình
trạng sinh trƣởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi
hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thƣớc và
trọng lƣợng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên
gọi là lúa “cong trái me”. Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục nhƣ sữa,
nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.
Thời kỳ chín sáp: hạt mất nƣớc, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn
cịn xanh.
Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nƣớc, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bơng
lan dần xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi dần.
- Thời kỳ chín hồn tồn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng
20% hoặc thấp hơn, tùy ẩm độ môi trƣờng, lá xanh chuyển vàng và rụi dần.
Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80 % hạt lúa ngả sang màu trấu đặc
trƣng của giống (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
2.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa và biện pháp tác động
Năng suất lúa đƣợc tạo thành bởi 4 yếu tố: số bông/ đơn vị diện tích, số
hạt/bơng, tỉ lệ chắc/bơng và khối lƣợng 1000 hạt quyết định.
Theo Bùi Huy Đáp (1980) số bông trên đơn vị diện tích bị tác động bởi
3 yếu tố: số nhánh hữu hiệu, ngoại cảnh và phƣơng pháp kỹ thuật. Số bơng
quyết định đến năng suất và hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc vào
mật độ gieo cấy và khả năng để nhánh, khả năng chịu đạm. Các giống lúa
mới, thấp cây, lá đứng, đẻ khỏe, chịu đạm có thể gieo cấy dày để tăng số bơng
trên đơn vị diện tích .

c



7

Số bơng có thể đóng góp đến 74% năng suất, trong khi đó khối lƣợng
hạt và số hạt đóng góp 26%(Nguyễn Đình Giao và cs, 2001).
Trên ruộng cấy, số bơng/m2 phụ thuộc vào năng lực đẻ nhánh, chỉ tiêu
này xác định khi nhánh đẻ 10 ngày tối đa. Ở ruộng lúa gieo thẳng số bông/m2
phụ thuộc nhiều vào lƣợng hạt gieo và tỷ lệ nảy mầm (Ysoida, 1985). Tác
động kỹ thuật làm tăng số bông đến mức tối đa là vô cùng quan trọng trong
thâm canh lúa. Tuy nhiên nếu cấy q dày hoặc nhiều dảnh/khóm thì bơng lúa
sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn và cuối cùng năng suất sẽ giảm. Vì vậy
muốn đạt năng suất cao, ngƣời sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể
ruộng lúa có số bơng tối ƣu mà khơng làm cho lúa nhỏ đi, số hạt chắc và độ
chắc hạt/bông không thay đổi. Số bông tối ƣu của giống lúa là số bơng thu
đƣợc mà ruộng lúa có thể đạt đƣợc nhƣng chƣa làm giảm số lƣợng hạt vốn có
của giống đó. Nhƣ vậy, các giống lúa khác nhau có khả năng cho số bông tối
ƣu trên đơn vị diện tích khác nhau, việc xác định số bơng cần đạt trên một
đơn vị diện tích quyết định mật độ cấy, khoảng cách cấy và số dảnh cơ bản
khi cấy.
Sự tƣơng quan giữa năng suất và số bơng/khóm ở mỗi giống lúa là khác
nhau. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu
thực chất là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có hai mặt:
khi mật độ hay số bơng/m2 tăng trong phạm vi nào nó thì khối lƣợng bơng
giảm ít nên năng suất cuối cùng tăng, đó là quan hệ thống nhất. Nhƣng số
bông/m2 tăng cao quá sẽ làm khối lƣợng bơng giảm nhiều sau đó năng suất
giảm, đó là quan hệ mâu thuẫn. Vì vậy cần điều tiết mói quan hệ này sao cho
hợp lý để năng suất cuối cùng cao nhất (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Số hạt/bông nhiều hay ít phụ thuộc vào số gié, số hoa phân lá, số hoa
thái hóa. Tồn bộ q trình này nằm trong quá trình sinh thực. Điều kiện nhiệt
độ và ánh sáng quá thấp ở giai đoạn này sẽ làm tăng số hạt lép và làm giảm


c


8

năng suất hạt. Tổng số hạt/bông do hoa phấn và số hoa thái hóa quyết định.
Số hoa phấn càng nhiều, số hoa thái hóa trên bơng càng ít thì tổng số hạt/
bơng sẽ nhiều. Tỷ lệ hoa phấn có liên quan chặt chẽ đến chăm sóc (Nguyễn
Văn Hoan, 2006). Số gié cấp 1, dặc biệt là số gié cấp 2 nhiều thì số hoa/bơng
cũng nhiều. Số hoa/bơng là điều kiện cần thiết để đảm bảo tổng hạt/bông lớn.
Việc tổng hợp cacbon hydrate ở thân lá cũng nhƣ việc vận chuyển tổng hợp
những vật chất khơ vào hạt địi hỏi việc ƣu tiên làm chắc hạt. Muốn có vận
chuyển tổng hợp tốt hơn thì cấu tạo bộ lá dày, xanh đậm hơn, tuổi thọ lá kéo
dài là một đặc tính rất quan trọng và cần thiết. Bộ lá thẳng đứng thì cây sử
dụng ánh sáng hữu hiệu tốt hơn(Yoshida, 1985). Tỷ lệ hạt chắc/bông đƣợc
quyết định ở thời kỳ sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất lợi ở thời kỳ này tỉ lệ hạt
lép sẽ cao. Tỷ lệ hạt chắc có ảnh hƣởng tới năng suất rõ rệt, ngoài ra tỷ lệ
chắc cịn phụ thuộc vào lƣợng tinh bột tích lũy đƣợc trên cây và đặc điểm giải
phẫu của cây.. Trƣớc khi trỗ bông, nếu cây sinh trƣởng tốt, quang hợp thuận
lợi thì hàm lƣợng tinh bột đƣợc tích lũy và vận chuyển vào hạt nhiều, làm cho
tỉ lệ chắc cao. Tỷ lệ chắc cịn chịu ảnh hƣởng của q trình quang hợp sau trỗ
bông. Sau khi trỗ bông, quang hợp ảnh hƣởng đến q trình tích lũy phơi bột
trong nội nhũ. ở thời kỳ này nếu gặp điểu kiện bất lợi thì số hạt chắc sẽ giảm
rõ rệt. Phần trăm gié hoa đƣợc xác định trƣớc, trong và sau khi trỗ gié. Những
điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc cao vào giai đoạn phân bào làm giảm
nhiễm và lúa trỗ, có thể gây ra bất thụ. Các điều kiện thời tiết khơng thuận lợi
lúc chín có thể ức chế sự sinh trƣởng tiếp của vài gié hoa cho ra những gié
hoa lép (Benito, 1979).
Vì vậy, để có tỷ lệ hạt chắc cao phải bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý, sao

cho khi lúa làm địng, trỗ bơng và chín gặp đƣợc điều kiện thuận lợi và cây
lúa đƣợc cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng và chế độ tƣới tiêu phải hợp lý.

c


9

Khối lƣợng 1000 hạt của một giống tƣơng đối ổn định do kích thƣớc
hạt, kích thƣớc vỏ trấu khống chế rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, kích thƣớc vỏ
trấu có lệ thuộc vào sự biến đổi chút ít bởi bức xạ mặt trời trong hai tuần
trƣớc khi nở hoa (Yoshida, 1985).
Khối lƣợng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa, yếu tố này ít
biến động so với các yếu tố khác, ít chịu tác động của điều kiện môi trƣờng và
phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống. Nếu áp dụng chế độ
canh tác không hợp lý, bón phân khơng cân đối sẽ làm cây yếu, dễ đổ, hạt lép
lửng, năng suất giảm rõ rệt.
Để tăng khối lƣợng hạt trƣớc lúc trỗ bơng, cần bón ni địng để tăng
kích thƣớc vỏ trấu. Sau khi trỗ bông cần tạo điều kiện cho cây sinh trƣởng tốt
để quang hợp đƣợc mạnh mẽ, tích lũy nhiều tinh bột thì khối lƣợng hạt sẽ cao.
2.1.3. Kỹ thuật cấy hàng biên
Kỹ thuật cấy hàng biên là phƣơng thức cấy hàng rộng-hẹp, thu hẹp
khoảng cách các hàng và mở rộng khoảnh cách hàng sông với những khoảng
cách phù hợp nhằm tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá để kích
thích lúa phát triển nhanh, đẻ sớm và đẻ nhánh khỏe, do đó làm tăng số
cây/khóm và tăng số hạt/bơng. Đây là phƣơng pháp gieo cấy lúa hồn tồn
mới trong lịch sử trồng lúa của thế giới, thân thiện với môi trƣờng sinh thái
(Chu Văn Tiệp và cộng sự, 2014).
Cơ sở của việc nghiên cứu về kỹ thuật cấy hàng biên: Theo kinh
nghiệm dân gian, trong cùng một ruộng lúa, những hàng lúa, khóm lúa ở rìa

bờ đƣợc sử dụng ánh sáng mặt trời nhiều hơn, từng lá lúa đƣợc quang hợp tốt
nhất… nên khóm lúa lớn hơn và bơng lúa to hơn những hàng lúa, khóm lúa
bên trong ruộng. Nhờ đó, các chỉ tiêu về năng suất ở hàng rìa ruộng đều cao
hơn bên trong ruộng. Nhƣ vậy, nếu tất cả các khóm lúa trong ruộng đƣợc sử

c


10

dụng ánh sáng tốt nhƣ hàng, khóm ở rìa bờ thì đều cho năng suất tối đa(Chu
Văn Tiệp và cộng sự, 2014).
Xác định mật độ và khoảng cách trong kỹ thuật cấy hàng biên:Mật độ
cấy phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh của từng giống lúa. Với lúa lai cấy 12,6
khóm/m2, lúa thuần 17,5 khóm/m2 áp dụng cho cả hai vụ trong năm.Cấy lúa
theo hàng, nên theo hƣớng Đông - Tây, khoảng cách giữa các khóm trong
hàng cách nhau 20 – 25 cm; các hàng lúa thành những hàng sông hẹp cách
nhau khoảng 17 – 20 cm và hàng sông lớn cách nhanh 38 – 45 cm. Khi cấy
đảm bảo cấy nơng tay, 2 – 3 rảnh/khóm, các khóm lúa giữa các hàng so le
nhau (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2015).
Hiệu quả của kỹ thuật cấy hàng biên so với phƣơng thức cấy thơng
thƣờng, số hạt bình qn của bơng lúa tăng 25 – 35%; số bơng/khóm tăng 2-3
lần và số bơng/m2 bằng hoặc cao hơn; Năng suất ít nhất tăng 20%, phổ cập
25-30%, thậm chí 40-60% .Bên cạnh đó, lúa ít sâu bệnh, hại thuận tiện cho
việc chăm sóc, giảm đƣợc 50-70% giống gieo cấy (0,3-0,5kg/sào, cấy thông
thƣờng 1,-1,5kg/sào, sạ 1,8-2,1kg/sào); 50 - 70% công làm mạ, công cấy cấy;
giảm cơng và chi phí thuốc bảo vệ thực vật 40 – 50%; tiết kiệm đƣợc phân
bón, hiệu quả tăng 10 - 15% so với thông thƣờng(Báo Khoa học và Phát triển,
2016).
2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa là một trong ba cây lƣơng thực quan trọng nhất thế giới. Hiện nay
có trên 100nƣớc trồng lúa ở hầu hết các châu lục với tổng diện tích thu hoạch
là 162,7 triệu ha. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nƣớc
châu Á nơi chiếm tới 88,2% diện tích gieo trồng và chiếm 90,1% sản lƣợng
lúa của thế giới (FAOSTAT, 2017).

c


11

Sau đây chúng ta thấy sự biến động về diện tích, năng suất và sản
lƣợng lúa trên thế giới trong những năm gần đây qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2000

154,1


38,9

598,9

2001

151,9

39,4

599,4

2002

147,6

38,7

571,1

2003

148,5

39,6

586,8

2004


150,6

40,3

607,6

2005

150,0

40,9

634,3

2006

155,6

41,2

640,8

2007

155,0

42,3

656,7


2008

160,0

42,9

687,5

2009

157,9

43,4

686,2

2010

161,5

43,4

701,2

2011

162,7

43,3


721,6

2012

162,2

45,1

733,0

2013

164,2

45,1

739,1

2014

162,7

45,6

741,5

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2017)

Bảng 2.1 cho thấy:Những năm đầu của thế kỷ 21, diện tích, năng suất,
sản lƣợng lúa có sự biến động nhƣng tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng tăng
đảm bảo an ninh lƣơng thực cho toàn thế giới. Sang những năm đầu thế kỷ 21
ngƣời ta có xu hƣớng hạn chế sử dụng các chất hóa học tổng hợp trong thâm
canh lúa, chú trọng chỉ tiêu chất lƣợng hơn số lƣợng làm cho năng suất chững
lại hoặc tăng chút ít. Tuy nhiên, những nƣớc có nền khoa học kỹ thuật phát
triển, năng suất lúa vẫn cao hơn hẳn.

c


12

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của các nƣớc có sản
lƣợng lúa đứng đầu năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Ấn Độ

43,85


35,84

157,2

Trung Quốc

30,57

68,11

208,2

Indonesia

13,79

51,3

70,84

Bangladesh

11,31

46,2

52,32

Thái Lan


10,66

30,5

32,62

Việt Nam

7,8

57,5

44,9

Myanmar

6,7

38,9

26,4

Philippines

4,7

40,0

18,9


Brazil

2,3

52,0

12,17

Nhật Bản

1,5

66,9

10,5

Nƣớc

(Nguồn: FAOSTAT, 2017)
Theo số liệu bảng 2.2 thì trong 10 nƣớc trồng lúa có sản lƣợng trên 10
triệu tấn/năm thì đã có 9 nƣớc châu Á, chỉ có một Brazil là ở khu vực khác
(Nam Mỹ). Trung Quốc và Nhật Bản năng suất cao hơn hẳn: Trung Quốc(đạt
68,11 tạ/ha) và Nhật Bản(đạt 66,9 tạ/ha). Điều đó có thể lý giải vì Trung Quốc
là nƣớc đi tiên phong trong lĩnh vực lúa lai và ngƣời dân nƣớc này có tinh
thần lao động cần cù, có trình độ thâm canh cao. Tuy nhiên trong những năm
gần đây diện tích canh tác lúa của Trung Quốc giảm do q trình cơng nghiệp
hóa, đơ thị hóa tăng nhanh bên cạnh đó nguồn nƣớc ngọt khơng đủ và phân bố
không đều. Đây cũng là trở ngại lớn trong việc nâng cao năng suất và sản
lƣợng lúa của Trung Quốc.Cịn Nhật Bản là nƣớc có khoa học kỹ thuật cao,

đầu tƣ lớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1993). Theo Bùi Huy Đáp (1999), Việt Nam

c


13

cũng đứng thứ 3 trong 10 quốc gia trồng lúa chính đạt 57,5 tạ/ha. Thái Lan
tuy đứng đầu xuất khẩu gạo liên tục, song năng suất chỉ đạt 30,5 tạ/ha. Thái
Lan chú trọng hơn đến việc canh tác lúa dài ngày, chất lƣợng cao.
Theo dự báo của các nhà khoa học thì sản lƣợng lúa sẽ tăng chậm và có
xu hƣớng chững lại vì diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đơ
thị hố gia tăng (Beachel, H.M 1972) . Giá lúa tăng chậm trong khi đó giá vật
tƣ đầu vào tăng cao cho nên khó khuyến khích nơng dân trồng lúa, vì vậy hệ
số sử dụng ruộng đất khó có thể tăng cao hơn nữa (ví dụ ở Việt Nam nhiều
nơi đã trồng tới 3 vụ lúa/năm), nơng dân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng
các cây khác và ni trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển
sang trồng các giống lúa có chấtlƣợng cao mặc dù năng suất thấp hơn.
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa có chiều dài bờ biển lên tới
3000km, địa hình phức tạp nhiều sơng núi, do đó hình thành nhiều vùng canh
tác lúa khác nhau. Căn cứ vào điệu kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình
thành mùa vụ và phƣơng pháp gieo trồng, nghề trồng lúa nƣớc đƣợc hình
thành và chia ra làm 3 vùng chính: đồng bằng sơng Hồng, đồng bằng ven biển
miền Trung và đồng bằng Nam Bộ. Việt Nam cũng nằm trong vùng nhiệt đới
nóng ẩm, lƣợng bức xạ mặt trời cao nên phù hợp cho việc trồng nhiều vụ
trong năm.
Cụ thể tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
đƣợc thể hiện ở bảng sau:


c


14

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam từ năm 2000-2014
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2000

7,7

42,2

32,5

2001


7,5

42,9

32,1

2002

7,5

45,9

34,4

2003

7,5

46,4

34,6

2004

7,4

48,6

36,1


2005

7,3

48,9

35,8

2006

7,3

48,9

35,8

2007

7,2

49,9

35,9

2008

7,4

52,3


38,7

2009

7,4

52,4

39,0

2010

7,5

53,4

40,0

2011

7,6

55,3

42,4

2012

7,7


56,3

43,7

2013

7,9

55,7

44,6

2014

7,8

57,5

44,9

2015

7,8

57,7

45,2
(Nguồn FAOSTAT, 2014)

Những số liệu thống kê trên cho thấy: Diện tích trồng lúa ở Việt Nam

có xu hƣớng giảm từ năm 2000 đến năm 2007 và tăng trở lại trong những
năm gần đây từ 7,7 triệu ha (năm 2000) xuống còn 7,2 triệu ha (năm 2007).
Đất trồng lúa chủ yếu đƣợc chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp: khu
cơng nghiệp, dự án xây dựng,… Nên mặc dù năng suất trong giai đoạn này
liên tục tăng, từ 45,9 tạ/ha (năm 2002) lên 48,6 tạ/ha (năm 2004) và duy trì ổn
định trong giai đoạn 2005 - 2006, đến năm 2007 năng suất lúa ƣớc đạt 49,9

c


15

tạ/ha tăng 1,0 tạ/ha so 10 với năm trƣớc nhƣng sản lƣợng lúa trong giai đoạn
2003 - 2009 đã tăng rất nhanh 4,4 triệu tấn. Nói tóm lại, diện tích lúa có xu
hƣớng giảm nhƣng sản lƣợng sẽ vẫn duy trì ở mức ổn định và có thể tăng vì
chúng ta không ngừng cải thiện công tác giống, kỹ thuật canh tác trong sản
xuất lúa, đây cũng chính là chiến lƣợc sản xuất của Việt Nam trong thời gian
tới, phấn đấu đạt và duy trì sản lƣợng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy
mạnh sản xuất giống lúa có chất lƣợng cao xuất khẩu hàng năm từ 4 - 5 triệu
tấn. Nhƣ vậy việc nghiên cứu, chọn lọc các loại giống lúa có chất lƣợng cao,
kỹ thuật cấy tiên tiến phục vụ cho yêu cầu sản xuất là một nhiệm vụ sống cịn
và phải đặt thành chƣơng trình cấp Quốc gia và phải huy động cả “4 nhà”
(Nhà nƣớc, Nhà khoa học, Nhà nông và nhà Doanh nghiệp) cùng tham gia thì
mới có hy vọng đạt kết quả nhƣ mong muốn.
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2007, tổng diện tích lúa của cả năm có
xu hƣớng giảm liên tục, trong khi đó sản lƣợng lại có biến động tăng đạt mức
cao nhất là 36,1 triệu tấn/năm vào năm 2004. Điều này thể hiện trình độ thâm
canh cây lúa của Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định. Năm 2008, sản
xuất lúa đã tăng cả về diện tích và sản lƣợng. Diện tích lúa đã tăng trở lại (gần
7,4 triệu ha), bằng mức của năm 2004 (hơn 7,4 triệu ha). Đây cũng là năm

đƣợc mùa về lúa gạo của Việt Nam. Theo FAO đánh giá thì thập kỷ 90 tốc độ
tăng sản lƣợng lúa gạo Việt Nam là 5,3% so với 1,5% của Thế giới và 1,51%
của khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Tốc độ tƣơng ứng về diện tích là
2,4% so với 0,5% (Thế giới) và 0,5% (khu vực), năng suất lúa là 2,8% so với
1,1% (Thế giới) và 1,0% (khu vực)(FAOSTAT, 2008). Theo thống kê, xuất
khẩu năm 2014 đạt gần 6,38 triệu tấn, trị giá 2,96 tỉ USD, giảm 2,35% về
lƣợng nhƣng tăng 1,03% về kim ngạch so với năm 2013 và đứng thứ 3 thế
giới sau Ấn Độ, Thái Lan. Góp phần vào thành tích to lớn trên trƣớc hết phải
kể đến sự đóng góp quan trọng của các kỹ thuật cấy lúa và áp dụng tiến bộ

c


16

khoa học kỹ thuật thâm canh lúa mới và chủ trƣơng về chính sách của nhà
nƣớc (Tổng cục thống kê, 2017).
2.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Thái Nguyên
Trong những năm qua, sản xuất lúa ở Thái Nguyên liên tục đƣợc mùa,
riêng năm 2015, sản lƣợng lúa đạt hơn 354 nghìn tấn, góp phần đảm bảo an
ninh lƣơng thực trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên đã hình thành một số vùng
sản xuất nông nghiệp tập trung, nhiều tiến bộ về giống, kỹ thuật cấy tiên tiến
đã đƣợc áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Trên địa bàn tỉnh, có hệ thống các
cơng trình thủy lợi đảm bảo tƣới đƣợc 94.116/121.710 ha gieo trồng, đạt 77%,
trong đó diện tích tƣới tiêu cho lúa đạt 66 nghìn ha. So với giai đoạn 2005 2010, sản xuất lúa ở Thái Nguyên đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về năng
suất, chất lƣợng. Tuy nhiên, so với thực tế hiện nay, sản xuất lúa của Thái
Nguyên cũng đang phải đối mặt với những thách thức. Cụ thể, năm 2015,
toàn tỉnh gieo cấy lúa hai vụ (xuân và mùa) đƣợc xấp xỉ 72,5 nghìn ha, tăng
trên 1,2 nghìn ha so với năm 2011, nhƣng sản lƣợng lúa lại giảm gần 1,4
nghìn tấn (năm 2011, sản lƣợng lúa là 368 nghìn tấn; năm 2015, sản lƣợng lúa

giảm xuống cịn trên 354 tấn). Ngồi ra, năng suất lúa hiện nay của tỉnh còn
thấp so với cả nƣớc cũng nhƣ so với tiềm năng (giai đoạn 2011- 2015 mới đạt
51,3 tạ/ ha); giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất lúa cũng đạt thấp nên
chƣa phản ánh rõ hiệu quả sản xuất trồng trọt; tỷ lệ sử dụng giống chất lƣợng
cao, kỹ thuật cấy mới còn thấp (gần 30%) (Tổng cục thống kê, 2016).
Do đó, để cây lúa phát triển theo đúng lộ trình tái cơ cấu ngành Nông
nghiệp, trong thời gian tới tỉnh sẽ sử dụng ổn định, linh hoạt diện tích đất lúa,
tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa, gạo năng suất, chất lƣợng, có giá trị kinh tế;
xây dựng đƣợc một số mơ hình “cánh đồng lớn”, chú trọng sản xuất lúa hàng
hóa năng suất, chất lƣợng; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng
cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với đó là phát triển theo

c


17

hƣớng giảm và ổn định diện tích, tập trung đẩy mạnh tăng năng suất, chất
lƣợng, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất lúa(Tùng Lâm, 2016).
Là huyện thuần nông, Phú Bình có 80% số hộ tham gia sản xuất nơng
nghiệp. Vì thế, cấp ủy, chính quyền các cấp ln dành sự quan tâm, đầu tƣ
cho nông nghiệp. Kỳ họp ban thƣờng vụ tháng 11/2010 huyện Phú Bình đã
quyết định dành 1 tỷ đồng ngân sách để đầu tƣ cho ngành nơng nghiệp trong
năm 2011, trong đó có 600 triệu đồng trợ giá cho nông dân khi gieo trồng các
giống lúa lai, 200 triệu đồng để xây mơ hình nấm, hoa và 200 triệu đồng cho
việc xây dựng thƣơng hiệu gà thả đồi và lúa nếp Thầu dầu.
2.2.4. Mật độ gieo cấy trong một số quy trình ở Miền Bắc
Mật độ, khoảng cấy lúa áp dụng chung cho miền Bắc phụ thuộc vào
khả năng sinh trƣởng của giống lúa để bố trí mật độ, khoảng cách cấy thích
hợp. Phần lớn cấy ở mật độ 35 – 45 khóm/m2, khoảng cách cấy là 20 x 12cm

hoặc 20 x 13cm. Cách cấy thƣờng cấy 1 – 3 dảnh/khóm, 30kg/ha.
* Một số mật độ cấy đƣợc áp dụng tại các vùng:
Ở Hà Nội quy định về mật độ cấy theo kỹ thuật cấy lúa cải tiến SRI dựa vào
tuổi mạ, nền đất cấy, khả năng tƣới thoát nƣớc khi cấy nhƣ sau: Tuổi mạ 2 – 3
lá ( 12 – 15 ngày ) cấy mật độ 25 khóm/m2 khoảng cách 20 x 20cm; tuổi mạ 3
– 4 lá cấy ở mật độ 30 khóm/m2, khoảng cách là 18 x 18cm; tuổi mạ từ 4 – 5
lá cấy ở mật độ 35 khóm/m2, khoảng cách 16,5 x 16,5 cm. Cấy cẩn thận, cấy
nông tay để bộ rễ của lúa phát triển tốt, cấy 1, 2 dảnh mạ/khóm.( Trung tâm
khuyến nơng Hà Nội, 2015).
Tại tỉnh Vĩnh Phúc mật độ và khoảng cách cấy lúa ở từng vụ mùa xác
định nhƣ sau (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, 2014):
- Vụ xuân cấy mật 45 – 55 khóm/m2, cấy 2, 3 dảnh mạ/khóm, khoảng
các là 20 x 11cm hoặc 18 x 11cm.

c


×