Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luận văn nghiên cứu vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông trên địa bàn xã quyết thắng, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

CHU THỊ HƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN
BỘ KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYẾT THẮNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017


Thái Nguyên – năm 2017

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

CHU THỊ HƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN
BỘ KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYẾT THẮNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Thanh Tâm
Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Cán bộ KN Đỗ Thị Phương Thảo

Thái Nguyên – năm 2017

c


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các
cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thành khố luận.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, quý thầy cô Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập, rèn
luyện tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô
giáo TS. Bùi Thị Thanh Tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, dành nhiều thời
gian, công sức để hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ cũng như động viên và đưa ra
những ý kiến quý báu cho em thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo HĐND,
UBND xã Quyết Thắng và người trực tiếp hướng dẫn em là chị Đỗ Thị Phương
Thảo cùng các cán bộ, các phòng ban của UBND xã Quyết Thắng, Thành phố

Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá
trình thực tập.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong
thời gian qua.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực tập, hồn thiện
khóa luận này em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những
ý kiến đóng góp từ các thầy cơ giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Chu Thị Hương

c


ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Quyết Thắng giai đoạn 2014 - 2016....... 22
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất ngành trồng trọt qua 3 năm 2014 - 2016 ............. 30
Bảng 3.3: Tình hình biến động chăn nuôi của xã qua 3 năm 2014 – 2016 ......... 32
Bảng 3.4: Tình hình dân số và lao động xã Quyết Thắng giai đoạn 2014 – 2016 ...... 34
Bảng 3.5: Các lớp tập huấn kỹ thuật được triển khai tại xã Quyết Thắng năm 2016..45
Bảng 3.6: Các mô hình được triển khai tại xã Quyết Thắng năm 2016 ............. 46
Bảng 3.7: Đánh giá về một số mơ hình trình diễn tại xã Quyết Thắng năm 2016...... 47
Bảng 3.8 : Bảng phân tích SWOT về hoạt động khuyến nơng trên địa bàn xã
Quyết Thắng..................................................................................................... 49


c


iii

DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hệ thống UBND xã Quyết Thắng........................................... 36

c


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học kĩ thuật


KN

Khuyến nông

KTXH

Kinh tế xã hội

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

c


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu đối với sinh viên thực tập ............................................................. 3
1.3.1. Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................... 3
1.3.2. Về thái độ .............................................................................................. 3
1.3.3. Về kỹ năng ............................................................................................ 3
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.4.1. Nội dung thực tập .................................................................................. 4
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập .................................................................. 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN ................................................................................ 6

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................. 6
2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý ............................................................................. 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác ............................................... 14
2.2.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 19
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................... 20
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ..................................................................... 20

c


vi

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng .......................... 20
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ....................................................................... 25
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ...................................................... 29
3.1.4. Những thành tựu đã đạt được của xã Quyểt Thắng ................................ 36
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............... 38
3.2. Kết quả thực tập...................................................................................... 38
3.2.1. Các nội dung và công việc đã thực hiện ................................................ 38
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ....................................................................... 48
3.2.3. Phân tích SWOT về hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã Quyết Thắng ..49
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập tại xã ...................... 49
3.2.5. Đề xuất giải pháp ................................................................................. 52
PHẦN 4. KẾT LUẬN.................................................................................. 55
4.1. Kết luận.................................................................................................. 55
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 56
4.2.1. Đối với Nhà nước ................................................................................ 56
4.2.2. Đối với cấp tỉnh ................................................................................... 56

4.2.3. Đối với cấp thành phố và cấp xã ........................................................... 57
4.2.4. Đối với cán bộ khuyến nông xã ............................................................ 58
4.2.5. Đối với Nhà trường và Khoa ................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 59

c


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu để nuôi sống
con người mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế. Phát triển nơng
nghiệp là điều kiện cho phát triển nông thôn bởi lẽ nơng nghiệp ln đóng vai trị
quan trọng trong đời sống quốc gia và trong kinh tế nơng thơn. Nó được coi là
hịn đá tảng của kinh tế nơng thơn và là chìa khóa cho phát triển nơng thơn.
Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 899/QĐ-TTg
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững. Đây là một đề án hết sức quan trọng nhằm
thúc đẩy nền nông nghiệp thực sự tăng trưởng về chất, góp phần vực dậy
nền kinh tế nước nhà.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tỉnh Thái Nguyên phấn
đấu đến năm 2020, duy trì ổn định 41 nghìn ha đất cấy lúa, chuyển diện tích lúa
một vụ, đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang gieo trồng các loại cây có giá trị,
kinh tế cao. Với cây chè, phát triển theo hướng ổn định diện tích, áp dụng quy
trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt trong sản xuất, chế biến chè, phấn đấu
đến năm 2020 có 19,5 nghìn ha chè, sản lượng đạt 215 nghìn tấn chè búp
tươi. Riêng với chăn ni, sẽ có những đột phá về giống, thức ăn quy trình

ni dưỡng, nâng tỷ lệ nái ngoại và nái lai từ 40% hiện nay lên 60% vào
năm 2020. [11]
Ngành khuyến nơng có vai trị quan trọng trong phát triển nông nghiệp
nông dân và nông thôn. Khuyến nông là tổ chức kết nối giữa nhà nước và nơng
dân thơng qua thực hiện các chính sách, khuyến nông là một yếu tố, một bộ phận
hợp thành của tồn bộ hoạt động phát triển nơng thơn. Vai trị của một cán bộ
khuyến nông được mô tả bằng các từ sau đây: Người đào tạo, người tạo điều

c


2

kiện, người tổ chức, người lãnh đạo, người quản lý, người tư vấn, nguời môi
giới, người cung cấp thông tin, người trọng tài, người bạn, nguời hành động.
Xã Quyết Thắng nằm ở phía Tây của khu vực trung tâm thành phố Thái
Nguyên, là xã có 60% người dân sống chủ yếu làm nông nghiệp, điều kiện tự
nhiên phù hợp cho việc phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.
Nông nghiệp xã Quyết Thắng đã đạt được nhiều thành quả đáng kể góp phần
nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đạt được như vậy là do sự nỗ
lực của các cấp chính quyền của người dân xã Quyết Thắng, trong đó khơng thể
khơng kể đến vai trị của cán bộ khuyến nơng xã. Cán bộ khuyến nơng cơng tác
tại xã được chính quyền nơi cơng tác tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thực
hiện nhiệm vụ trên địa bàn, được hưởng phụ cấp từ nguồn ngân sách của tỉnh,
được tham gia các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên hoạt
động sản xuất nông nghiệp tại địa phương rất đa dạng, cán bộ khuyến nơng chỉ
có năng lực chun mơn đơn ngành, trong khi đó thực tế sản xuất địi hỏi khuyến
nơng phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau do đó chưa đáp ứng được
yêu cầu trong sản xuất tại địa phương.
Để hiểu về vai trò và các hoạt động của cán bộ khuyến nông tại địa

phương nên em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vai trò, chức năng và
nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
- Nghiên cứu vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nơng xã.
- Từ đó đề xuất các giải pháp để cán bộ khuyến nơng hoạt động có
hiệu quả.
* Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát chung về khuyến nông.

c


3

- Tìm hiểu vai trị, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông.
- Nghiên cứu các phương pháp khuyến nông.
- Chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của cán bộ khuyến nông cấp xã.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
khuyến nông cấp xã.
1.3. Yêu cầu đối với sinh viên thực tập
1.3.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Khái quát những vấn đề chung về UBND xã Quyết Thắng.
- Hoàn thành các cơng việc được giao tại cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ KN xã Quyết Thắng.
- Tìm hiểu được các phương pháp, kỹ năng để hỗ trợ phát triển cộng
đồng, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống người dân.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công việc của cán bộ KN.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động
của cán bộ KN.
1.3.2. Về thái độ
- Hoàn thành tốt công việc được giao tại cơ sở thực tập.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định cơ sở thực tập.
- Có thái độ tốt, lễ phép với các bác, anh chị trong cơ quan
1.3.3. Về kỹ năng
- Nâng cao các kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp cận với người
dân, kỹ năng giải quyết vấn đề….
- Rèn cho sinh viên khả năng tư duy, sáng tạo để vận dụng những kiến
thức đã được học vào thực tế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không
can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.

c


4

- Hịa nhã với các cán bộ, cơng chức tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.4.1. Nội dung thực tập
1.4.1.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng.
1.4.1.2. Các công việc được thực hiện tại cơ sở thực tập theo sự giao việc của
cán bộ hướng dẫn thực hiện.
1.4.1.3. Nghiên cứu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã
Quyết Thắng.
1.4.1.4. Nghiên cứu thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu
quả cho cán bộ khuyến nông xã Quyết Thắng.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
1.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các cơng trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các
bài viết có liên quan đến cán bộ KN xã Quyết Thắng.
- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã,
thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ internet.
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp
hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên
địa bàn nghiên cứu. Quan sát và phân tích các cơng việc hàng ngày của cán bộ
KN xã để thu thập thông tin phục vụ đề tài.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích SWOT được viết tắt của 4 chữ
+ Strenghts (Điểm mạnh, ưu thế)
+ Weaknesses (Điểm yếu, điểm khiếm khuyết)
+ Opportunities (Cơ hội, thời cơ)
+ Threat (Thách thức, mối đe dọa)

c


5

Là công cụ giúp cộng đồng xác định được những thuận lợi và khó khăn,
cơ hội và thách thức tác động đến tiến trình phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp SWOT dựa trên những thuận lợi và khó khăn trong
cơng việc của cán bộ KN để từ đó nắm được cơ hội phát triển và các mặt hạn chế
trong cơng tác để từ đó phát huy được lợi thế đã có và khắc phục những điểm
yếu, hạn chế.
1.4.2.2. Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu

a. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu
Các thông tin sau khi thu thập sẽ tiến hành kiểm tra, rà sốt và chuẩn hóa
lại thơng tin, loại bỏ thơng tin khơng chính xác, sai lệch trong q trình thu thập
và chuẩn hóa lại các thơng tin. Việc xử lí thơng tin là cơ sở cho việc phân tích.
b. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Các thông tin, số liệu được mô tả, liệt kê rõ ràng theo các phương pháp
thống kê.
- Phương pháp thống kê so sánh
- Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy
được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 20/01/2017 đến ngày 31/05/2017
- Địa điểm: UBND xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên.

c


6

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm
* Khái niệm khuyến nông:
Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe các khó
khăn, nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề chính của họ.
Khuyến nơng là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nơng dân

hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn.
Khuyến nông là cách giáo dục ngồi học đường cho nơng dân, khuyến
nơng là q trình vận động, quảng bá, khuyến cáo kéo dài cho nông dân theo
nguyên tắc tự nguyện, chứ không áp đặt, mệnh lệnh. Nó là một q trình tiếp thu
dần dần và tự giác của nông dân. [3]
Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nơng thơn.
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nơng là một tiến trình giáo dục khơng chính thức
mà đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình này đem đến cho nơng dân những
thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc
những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động
sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc
sống của nơng dân và gia đình họ. [3]
* Khái niệm phát triển cộng đồng
Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956: “Phát triển cộng đồng
là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính
quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng và
giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia”

c


7

* Khái niệm Phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển kinh tế hộ gia đình là việc áp dụng các kĩ thuật tiến bộ và các
mơ hình canh tác thích hợp với khả năng lao động của gia đình và điều kiện đất
đai tự nhiên để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
* Phát triển kinh tế hộ nông dân

Hộ nơng dân là hộ gia đình mà mọi sản xuất chủ yếu của họ là nơng
nghiệp, ngồi các hoạt động nơng nghiệp hộ nơng dân cịn có thể tiến hành thêm
các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
Kinh tế nơng hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ
yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này trước hết
nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình.
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và
tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
Phát triển kinh tế hộ nông dân là quá trình tăng trưởng về sản xuất, gia
tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế hộ nơng dân, làm cho kinh tế nơng nghiệp
nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên.
2.1.1.2. Vai trị, chức năng của Khuyến nơng
a. Vai trị của ngành Khuyến nơng
* Trong phát triển nông thôn
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông dân luôn gắn liền với nông lâm
nghiệp, là bộ phận cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình phát triển nơng thơn.
Phát triển nơng thơn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào
nhiều lĩnh vực khác nhau của nơng thơn, trong đó Khuyến nông lâm là một tác
nhân, một bộ phận quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nơng thơn.

c


8

Thông qua hoạt động Khuyến nông lâm, nông dân và những người bên
ngồi cộng đồng có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm
lẫn nhau để phát triển sản xuất và đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt Khuyến nơng
lâm cịn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh

nghiệm, truyền bá thông tin kiến thức và giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng phát triển
cộng đồng địa phương.
Ngày nay công tác Khuyến nông trở nên không thể thiếu được ở mỗi
quốc gia, mỗi địa phương, thôn, làng và đối với từng hộ nơng dân. Vì vậy cơng
tác Khuyến nông cần phải được tăng cường củng cố và phát triển. Như vậy giữa
Khuyến nông với phát triển nông thơn có mối quan hệ chặt chẽ. Trong mối quan
hệ này Khuyến nông thực sự là phương cách hữu hiệu để thực hiện phát triển
nông thôn.
* Từ nghiên cứu đến phát triển nông nghiệp
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thường là kết quả
của các cơ quan nghiên cứu khoa học như viện, trường, trạm... Những tiến bộ
này cần được nông dân chọn lựa, áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất lao
động. Trên thực tế giữa nghiên cứu và áp dụng thường có một khâu trung gian
để chuyển tải hoặc cải tiến cho phù hợp để nông dân áp dụng được. Ngược lại
những kinh nghiệm của nơng dân, những địi hỏi cũng như nhận xét, đánh giá về
kỹ thuật mới của nông dân cũng cần được phản hồi đến các nhà khoa học để họ
giải quyết cho sát thực tế. Trong những trường hợp này, vai trị của Khuyến
nơng chính là chiếc cầu nối giữa khoa học với nơng dân. [4]
* Vai trị của Khuyến nông đối với nhà nước
- Khuyến nông là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các
chủ trương, chính sách, chiến lược về phát triển nơng nghiệp, nông thôn và nông
dân. Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nơng lâm
nghiệp. Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thơng tin về những nhu cầu, nguyện

c


9

vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch

định, cải tiến để có được các chính sách phù hợp. [4]
b. Chức năng của khuyến nông
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thông tin
và huấn luyện nông dân mà cịn biến những thơng tin, kiến thức được truyền bá,
những kĩ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.
Điều này cho thấy khuyến nơng cần có quan hệ chặt chẽ với điều kiện vật chất
của nông hộ cũng như nguồn lực thực tế của địa phương.
* Nhóm chức năng bắt buộc:
- Đào tạo, tập huấn nơng dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mơ
hình, thăm quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng
kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển các hình
thức liên kết hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và
nông thôn.
- Trao đổi truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin
cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ
cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nơng dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo điều
kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề khó khăn
trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nơng dân tìm biện pháp giải quyết. Phát
triển các chương trình Khuyến nơng lâm với các phương pháp và cách tiếp
cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân tích thực trạng
địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình Khuyến nơng
lâm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của nhiều đối tượng người dân
trong cộng đồng.

c


10


* Nhóm chức năng tự nguyện:
- Phối hợp với nơng dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới,
hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường,
từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nơng dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển
sản xuất quy mô trang trại.
- Trợ giúp người dân kĩ thuật bảo quản nông sản theo quy mô hộ gia đình.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nơng dân các thông tin về giá cả, thị trường
tiêu thụ sản phẩm. [3]
2.1.1.3. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nơng
a. Vai trị của cán bộ khuyến nông
Thông qua hoạt động khuyến nông nông dân và những người bên ngồi
cộng đồng có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức kinh nghiệm lẫn nhau
để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt khuyến nơng
cịn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh
nghiệm, truyền bá thông tin kiến thức và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Cán bộ khuyến nông chịu trách nhiệm cung cấp thông tin giúp nông dân
hiểu được và ra quyết định về một việc cụ thể. Khi nông dân đã quyết định làm
theo cán bộ khuyến nông chuyển giao kiến thức, kĩ năng cần thiết giúp nông dân
áp dụng thực hiện thành cơng cách làm mới đó. Như vậy vai trị của cán bộ
khuyến nơng là đem kiến thức đến cho nông dân và giúp họ sử dụng kiến thức
đó có hiệu quả.
Trong những tình huống khác nhau khuyến nơng viên đóng vai trị
khác nhau:
Người đào tạo: Cán bộ khuyến nông tập huấn, hướng dẫn các kỹ năng và
chuyển giao kiến thức, tiến bộ kỹ thuật mới, nên khuyến nông thực hiện đào tạo
người nông dân.

c



11

Người tổ chức: Cán bộ khuyến nông phải tổ chức các buổi tập huấn, các
chuyến tham quan. Ngồi ra cịn tổ chức nơng dân thành các nhóm, các hội nơng
dân cùng sở thích.
Người lãnh đạo: Để thực hiện các hoạt động tập huấn hay thực hiện các
mơ hình nơng dân cần người đứng đầu lãnh đạo họ, để cùng đi đến cái đích cuối
cùng. Đó chính là người cán bộ khuyến nông.
Người quản lý: Cán bộ khuyến nông trực tiếp quản lý hoạt động của các
lớp tập huấn, chuyến tham quan. Quản lý về tổ chức, con người, tài chính, các
trang thiết bị phục vụ đào tạo, tập huấn.
Người tư vấn: Cán bộ khuyến nơng đóng vai trị cố vấn cho nơng dân để
họ tự quyết định mình sẽ sản xuất như thế nào để phù hợp với điều kiện hiện có
nhằm đem lại hiệu quả.
Người bạn: Muốn thực hiện được nhiệm vụ của mình thì cán bộ khuyến
nơng phải là người bạn của nông dân. Không thể làm việc với nông dân như
người đi ban phát hay cấp trên.
Người tạo điều kiện: Nông dân luôn muốn nhận được những thông tin và
lời khuyên cũng như các yếu tố phục vụ sản xuất. Cán bộ khuyến nông làm nhịp
cầu trung gian tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin, hay nhận được sự
hỗ trợ từ các chương trình dự án.
Người môi giới: Cán bộ khuyến nông là người đại diện, người trung gian
cho nông dân khi làm việc với doanh nghiệp, nhà cung cấp hay tiêu thụ sản
phẩm. Đưa thông tin về giá cả, chất lượng, số lượng và có khi làm đại diện cho
nơng dân để tiến hành giao dịch, mua bán.
Người cung cấp thông tin: Cán bộ khuyến nông không những cung cấp
thông tin cho nông dân, khuyến cáo kĩ thuật cịn là cầu nối thơng tin của người
nông dân với nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngược lại.


c


12

Người hành động: Là người trực tiếp thực hiện các thử nghiệm, tập huấn,
đào tạo người nông dân. Làm trước để nơng dân có sự so sánh giữa các phương
thức làm ăn cũ và phương thức làm ăn mới.
Người trọng tài: Trong thực tế hoạt động của mình người cán bộ khuyến
nông không chỉ làm trọng tài giữa người nông dân với nhau mà cịn làm trọng tài
của nơng dân với nhà doanh nghiệp hay các tổ chức, đoàn thể khác.
b. Chức năng của cán bộ khuyến nông cấp xã
Khuyến nông là cán bộ chuyên trách
- Giáo dục người lớn: Nơng dân và gia đình họ cần được trang bị những
hiểu biết và thực hành để cải thiện các phương pháp sản xuất và năng suất lao
động. Cán bộ khuyến nơng có nhiệm vụ chỉ dẫn cho nơng dân cách phân tích và
cập nhật tình hình phát triển nơng thơn. Trong phạm vi đào tạo của mình khuyến
nơng cần nắm một số nguyên tắc sau:
+ Người cán bộ khuyến nông và nơng dân vừa là “thầy” vừa là “trị”.
+ Hoạt động khuyến nông phải đến với nông dân nơi họ sinh sống, làm
việc và thực hiện vào các thời điểm thích hợp.
+ Trao đổi và thực hành là những yếu tố quan trọng trong việc tiếp thu
kiến thức.
+ Tập huấn và áp dụng thực tế.
- Chuyển giao thông tin bao gồm thông tin kỹ thuật, giá cả thị trường,
những yếu tố liên quan đến phát triển sản xuất, nguồn vốn vay...
- Tư vấn kỹ thuật cho nông dân để giúp họ giải quyết những khó khăn gặp
phải trong sản xuất nông nghiệp. Phần lớn những kỹ thuật khuyến cáo dựa vào
kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nơng dân có thể

tự thơng tin và góp ý cho nhau. Khuyến nông phải luôn tạo cơ hội để những
người sản xuất quan hệ trực tiếp với nhau.
- Phát triển đề tài khuyến nông và phương pháp khuyến nông.

c


13

- Lập kế hoạch khuyến nông.
c. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp xã
Chuyển giao các tiến bộ KHKT trồng trọt, chăn nuôi chế biến, bảo quản
nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn.
Tham mưu cho UBND xã về thực hiện các chính sách phát triển nơng
nghiệp nông thôn, các chủ trương phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, thú y và
BVTV, phát triển nông nghiệp, nông thơn cho tất cả các đối tượng sản xuất.
Có trách nhiệm giúp đỡ UBND xã quản lý, chỉ đạo và kiểm tra, tuyên
truyền cho nhân dân về chấp hành chính sách, pháp lệnh thú y, thuốc BVTV tại
địa phương.
Thực hiện quản lý, cung ứng dịch vụ thuốc thú y, thuốc BVTV và các
dịch vụ kĩ thuật khác phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn.
Phối hợp với trạm thú y thành phố thực hiện công tác kiểm dịch động vật
nội địa, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm sốt giết mổ trên địa bàn.
Thực hiện đăng kí, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với một số
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, nhiệt thán, dịch tả lợn…
Thực hiện chế độ báo cáo định kì hàng tháng, quỹ, năm và đột xuất lên UBND
xã, trạm thú y thành phố.
Phát hiện dự báo và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh cây trồng, vật
nuôi với UBND xã, Trạm thú y, Trạm khuyến nông, đồng thời tổ chức thực hiện
ngay các biện pháp quản lý, ngăn chặn dịch bệnh theo quy định của pháp lệnh

thú y, BVTV.
2.1.2. Các văn bản pháp lý
Nghị đinh 13/CP của Chính phủ ngày 02/03/1993 về cơng tác khuyến
nơng.
Nghị định số 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/04/2005 về Khuyến
nông khuyến ngư.

c


14

Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, của Chính phủ ngày 03/01/2008 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư
Quốc gia.
Nghị Quyết 26- NQ/TW của Ban chấp hành trung ương ban hành ngày
05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thông tư số 04/2009/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn ngày 21 tháng 01 năm 2009 Thông tư Hướng dẫn nhiệm vụ của Cán bộ,
nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn
công tác trên địa bàn cấp xã
Nghị định số 02/2010/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2010 về
khuyến nơng.
Thơng tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN của Bộ Nơng nghiệp và
PTNT, Bộ Tài Chính ngày 15/11/2010 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nơng.
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 05 năm 2012
về khuyến công.
Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban

hành ngày 26/02/2013 quy định thực hiện một số điều của Nghị định số
02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.
Luật số 77/2015/QH13 của Quốc Hội ngày 19 tháng 6 năm 2015 về luật
tổ chức chính quyền địa phương.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác
a. Vai trị của cán bộ khuyến nơng tại địa bàn Tuyên Quang trong việc đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân.

c


15

Trong năm qua, công tác khuyến nông trên địa bàn tồn tỉnh khơng ngừng
được củng cố và phát triển, tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật đến với nông dân. Hầu hết các chương trình, dự án và các hoạt
động khuyến nơng, được xây dựng phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại địa
phương.
Năm 2015, hệ thống khuyến nông của tỉnh đã thực hiện một số mơ hình
liên kết sản xuất gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, từ đó góp phần nâng
cao thu nhập cho nơng dân như: mơ hình trồng ngơ ngọt, quy mơ 29,3 ha, tại 4
xã Minh Thanh, Hợp Hòa, Lâm Xuyên, Hồng Lạc (Sơn Dương), năng suất bình
qn đạt 95 tạ/ha; mơ hình trồng dưa chuột Nhật vụ đông, quy mô 4,7 ha, tại 3
xã: Văn Phú, Đồng Quý, Hồng Lạc (Sơn Dương), năng suất đạt 2,2 - 2,5 tấn/sào;
mơ hình trồng ớt chỉ thiên vụ đông, quy mô 19,5 ha, tại xã Yên Nguyên (Chiêm
Hóa), năng suất ước đạt 25 tấn/ha (900 kg/sào); mơ hình trồng ngơ dày DK6919
vụ đơng thực hiện tại huyện Chiêm Hóa, với diện tích 623,3 ha.
Cùng với các mơ hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm, nhiều mơ hình
áp dụng khoa học kỹ thuật mới, giống mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và

được nhân dân hưởng ứng nhân rộng ra sản xuất như: mơ hình nhân rộng máy
chế biến thức ăn đa năng trong chăn nuôi, quy mô 60 máy tại 7 xã, đến này toàn
tỉnh đã nhân rộng được 387 máy tại các xã trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, Hàm
Yên, Yên Sơn; mơ hình giống lúa thuần Hương Biển 3 đã nhân rộng được gần
60 ha; mơ hình giống lúa lai Phúc ưu 868, quy mô 4 ha tại xã An Khang (TP
Tuyên Quang), xã Ninh Lai (Sơn Dương), năng suất bình qn đạt 72 tạ/ha; mơ
hình giống lúa thuần T10, quy mơ 30 ha tại xã Hồng Khai (n Sơn), năng suất
bình qn đạt 53 tạ/ha. Các mơ hình giống ngơ, lạc mới cũng được thực hiện,
trong đó có mơ hình trồng ngơ biến đổi gen DK6919S và NK4300 BT/GT, quy
mơ 3,8 ha tại xã Thái Bình (n Sơn), Thiện Kế, Đông Thọ, Sầm Dương (Sơn
Dương) và Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa, năng suất ước đạt trên 75

c


16

tạ/ha; mơ hình nhân giống lạc chọn lọc L14, quy mơ 6 ha, năng suất lạc bình
qn đạt 28 tạ/ha
Niên vụ trồng mía năm 2015, hệ thống khuyến nơng đã phối hợp với
Cơng ty Cổ phần Hương Nam (Hải Phịng) đã cung ứng cho người trồng mía
128,75 tấn phân bón lá Grow More, tương đương với diện tích 1.030 ha. Phân
bón Grow More được phun qua lá vào giai đoạn sinh trưởng của cây mía, khi
cây được từ 5-7 lá. Phân có tác dụng giúp cho cây khỏe mạnh, giảm sâu bệnh,
tăng năng suất từ 15 - 20%.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hệ thống khuyến nông đã
thực hiện mơ hình ni cá rơ phi đơn tính, quy mơ 01 ha tại xã Bình Xa (Hàm
n), tỷ lệ ni sống đạt trên 80%; mơ hình ni gà an tồn sinh học, quy mơ
2.000 con, tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn), tỷ lệ nuôi sống đạt 95%. Sau 3 tháng ni
trừ chi phí cịn lãi 3,5 - 4 triệu đồng/100 con; mơ hình ni cá lăng nha trong

lồng trên hồ chứa, quy mô 1.000 con, tại xã Năng Khả, (Na Hang). Sau 9 tháng
nuôi tỷ lệ sống đạt 80%, khối lượng cá bình quân đạt 1,2 kg/con.
Bên cạnh việc thực hiện các mơ hình trình diễn, cơng tác thông tin tuyên
truyền cũng được quan tâm thực hiện. Tổ chức 7 lớp tập huấn tại tỉnh cho gần
300 cán bộ khuyến nông, CTV khuyến nông và các chủ trang trại trên địa bàn
tỉnh, tổ chức chức 21 lớp tập huấn tại huyện, thành phố cho 1.050 lượt cán bộ
khuyến nông huyện phụ trách xã, phường, thị trấn, cán bộ nơng lâm nghiệp xã
và một số cán bộ đồn thể của huyện, thành phố. Tổ chức 5.212 lớp tập huấn tại
thơn bản cho 277.556 lượt hộ nơng dân trong đó có 53.211 lượt hộ nghèo.
Có được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp
lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành có liên quan nên cơng tác
khuyến nơng của tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng nghi nhận. Qua đó từng
bước khẳng định được tầm quan trọng của lực lượng khuyến nông đối với bà con
nông dân, giúp nông dân ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản

c


17

xuất, tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống... góp phần đẩy mạnh phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương. [13]
b. Vai trị của cán bộ khuyến nơng xã trên địa bàn Hà Giang trong việc hướng
dẫn nông dân cách áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
Với đặc thù là một tỉnh miền núi giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn,
trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo của tồn tỉnh tính đến cuối năm 2012
chiếm 30,13%; người dân của Hà Giang sống chủ yếu tập trung ở các vùng nông
thôn, miền núi, trực tiếp tham gia sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, chiếm
trên 80 % dân số…
Khuyến nông viên thôn Cuôm xã Trung Thành huyện Vị Xuyên hướng

dẫn người dân sử lý giống lúa trước khi gieo
Khuyến nông viên thôn Cuôm xã Trung Thành huyện Vị Xuyên hướng
dẫn người dân sử lý giống lúa trước khi gieo
Trong những năm qua, số hộ đói nghèo của Hà Giang được giảm dần qua
các năm, trung bình từ 5 – 6%/năm, riêng trong năm 2011 tồn tỉnh có 8.700 hộ
và năm 2012 có 6.890 hộ thốt nghèo. Để đạt được những thành cơng đó, ngoài
sự đầu tư cơ sở vật chất của Trung ương thơng qua các chương trình, dự án; sự
cố gắng của các cấp, các ngành liên quan trong tỉnh cịn có sự đóng góp khơng
nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nơng.
Cho tới thời điểm hiện nay, tồn tỉnh Hà Giang có 1.937 cán bộ khuyến
nơng (bình qn mỗi thơn bản có 1 cán bộ khuyến nơng viên). Do đặc thù,
khuyến nông cấp cơ sở là những người được tuyển chọn ở thôn bản, họ hoạt
động công tác khuyến nông tại chính thơn bản mà họ sinh sống. Vì vậy, khuyến
nơng là những người có trình độ tiêu biểu, nổi bật trong q trình sản xuất nơng
lâm nghiệp tại thơn bản. Cũng do đặc thù đó, cho nên khuyến nơng là những
người thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, điều kiện sản xuất, phong tục tập quán…
của người nông dân tại thôn bản mà họ phụ trách. Vì vậy, họ chính là một

c


×