Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Eu và quan hệ eu vn tình hình phát triển kinh tế eu giai đoạn 2015 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.99 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
QH13-15
Mơn: Quan hệ Việt Nam – EU
Đề tài: Tình hình phát triển kinh tế EU giai đoạn 2015-2019

Sinh viên thực hiện

1


MỤC LỤC
I. Sơ lược về kinh tế Liên minh châu Âu trước 2015
II. Những sự kiện tác động đến nền kinh tế EU giai đoạn 2015-2019
III.Các xu hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2015-2018
IV.
Tổng kết đánh giá
I. Sơ lược về kinh tế Liên minh châu Âu trước 2015:
Liên minh châu Âu trước 2015 có 28 thành viên, là một liên minh kinh tế, chính
trị lớn. Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thơng qua hệ thống
chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp.
Những q́c gia trụ cột trước 2015 của EU gồm Anh, Pháp, Đức, Ý.
Theo Wikipedia: “Ngày từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu đã đặt ra mục
tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu bao gồm
lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên. Hiện tại, hệ thống tiền tệ chung
đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên minh châu Âu, thường biết đến với
tên gọi khu vực đồng euro (tiếng Anh, "eurozone), Vào năm 2009, sản lượng
kinh tế của Liên minh châu Âu chiếm khoảng 21% tổng sản lượng kinh tế tồn
cầu, ước tính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế
giới. Liên minh châu Âu cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn


nhất thế giới, về hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn
nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc.”
II. Những sự kiện tác động đến nền kinh tế EU giai đoạn 2015-2019
1/ Sự trở lại của Pháp và Đức với vai trò trụ cột EU
Đức sẽ tiếp tục đứng đầu trong lĩnh vực kinh tế và là chủ nợ lớn nhất trong
Eurozone, mang lợi thế kinh tế của châu Âu đến gần hơn với Nga, giúp cải thiện
đáng kể quan hệ hai bên được xem như ln trong tình trạng căng thẳng. Đức
chính là đầu tàu kinh tế cho EU.
Pháp, với tư cách quốc gia duy nhất có vũ khí hạt nhân trong EU và có kinh
nghiệm lãnh đạo EU từ trước đến nay, vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trị quan trọng
trong các cuộc đàm phán với các nước ngoài khối về chính trị, an ninh và quân
sự.
2/ Brexit
2


Vương quốc Anh sẽ rời khỏi thị trường đơn nhất EU và liên minh hải quan, đồng
thời mong muốn tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện với EU.
Khi Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu, các rào cản thương mại, dòng vốn
và di chuyển lao động cao hơn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và việc làm khơng
chỉ ở Anh mà cịn ở 27 quốc gia thành viên EU cịn lại. Vì khi Brexit xảy ra, có
nghĩa là cả hai bên sẽ rút khỏi mối quan hệ kinh tế khơng có ma sát, chi phí cho
cả hai sẽ tăng lên, theo một nghiên cứu gần đây của IMF1.
Anh là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của EU 27, chiếm khoảng
13% thương mại hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh hợp tác thương mại song
phương, cịn có hợp tác thương mại về chuỗi cung ứng giữa EU-27 và Anh mà sẽ
ảnh hưởng đến một số quốc gia khác liên quan.
Đồng thời, UK còn có nền kinh tế lớn thứ hai EU và dự kiến, EU sẽ bị mất khoảng
12 tỷ Euro khi Anh rời khỏi khối2.


1
2

Xem thêm tại tạp chí Financial Times, “What will EU look like after Brexit”
Xem thêm tạp chí Financial Times, “What will EU look like after Brexit”

3


GDP của Anh lớn thứ hai EU (nguồn: Financial Times)

4


UK là một đối tác quan trọng của EU-27 (nguồn: Financial Times)

3/ Sự rạn nứt trong hợp tác với Mỹ
Từng được xem là chỗ dựa vững chắc, giờ đây Tổng thống Donald Trump và
chính quyền Mỹ lại bị coi là mối đe dọa đối với sự thống nhất của Liên minh
châu Âu, khi ông Trump công khai ủng hộ việc Anh rời EU (Brexit), chủ trương
chống tồn cầu hóa, Mỹ không phê chuẩn nghị định thư Kyoto 3, Mỹ rút khỏi
ABM, Mỹ áp thuế nhập khẩu thép lên EU sau nhiều lần đàm phán thất bại (Mỹ
áp mức thuế 25% với thép và 10% với nhôm xuất khẩu của EU, khiến khối này
thiệt hại hơn 3,2 tỉ USD4)
Căng thẳng thương mại leo thang khi EU trả đũa: EU cũng đánh thuế lên 2,8 tỷ
euro (tương đương 3,3 tỷ USD) hàng nhập khẩu Mỹ, gồm rượu bourbon và xe
máy, cũng như đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)5.
4/ Phong trào Áo vàng

3


Xem thêm tại />4
Xem thêm tại />5
Xem thêm tại />
5


Cuộc biểu tình diễn ra liên tục trong những ngày cuối tuần, suốt 4 tuần liền, gây
tổn thất tồi tệ ở Pháp, khiến ít nhất 500 người thương vong, hàng nghìn người bị
bắt, gây thiệt hại kinh tế hàng tỉ euro, làm tê liệt hoạt động kinh tế ở Paris,
Marseille và những thành phố chủ chốt khác. Vụ việc bắt nguồn từ đề xuất tăng
thuế của tổng thống Pháp Macron với nhiên liệu Diesel.
II.

Các xu hướng lớn giai đoạn 2015-2019
a. Theo đuổi chính sách kinh tế đối ngoại độc lập:
Trên phương diện kinh tế, EU và Mỹ vẫn là đối tác thương mại và đầu tư lớn
của nhau. Tuy nhiên, có khả năng sẽ xảy ra cuộc chiến thương mại giữa Mỹ Đức hoặc Mỹ – EU. Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU
Federica Mogherini thừa nhận, trong tương lai Mỹ và châu Âu có thể tiến vào
thời kỳ quan hệ song phương trở nên thực dụng và mặc cả với nhau.
b. Tìm hướng mới trong kinh tế đối ngoại
Sự ấm lên giữa quan hệ Đức - Nga và chuyến thăm Pháp của Tổng thống Putin
ngày 29/5/2017, theo đó kỷ niệm 300 năm quan hệ song phương và trao đổi
nhiều vấn đề quan trọng mà cả hai nhà lãnh đạo đều quan tâm trong đó “tình
hữu nghị Nga - Pháp” là trọng tâm của cuộc hội đàm, đã mang tới nhiều hy vọng
cho mối quan hệ lâu nay bị rạn vỡ vì các ảnh hưởng từ Washington.
Liên minh châu Âu và Nga đang ra sức đối thoại và hợp tác trên nhiều lĩnh vực
mà hai bên cũng quan tâm như quân sự, kinh tế, năng lượng, khoa học xã hội,
biến đổi khí hậu, ...
c. Đẩy mạnh thương mại tự do, tăng cường hợp tác và đầu tư vào thị trường

châu Á.
c.1 Nguy cơ thất bại của Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư
xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu
Được khởi động đàm phán từ tháng 7/2013, TTIP được kì vọng là thỏa thuận
thương mại lớn nhất thế giới, tạo ra một thị trường khổng lồ với 850 triệu người
tiêu dùng và chiếm hơn một nửa kim ngạch kinh tế toàn cầu, thúc đẩy thương
mại giữa EU và Mỹ lên đến 1.000 tỷ USD/năm, đồng thời tạo thêm khoảng 13
triệu việc làm.
Tuy nhiên, TTIP gặp phải sự phản đối kịch liệt tại một số nước châu Âu, đặc biệt
là Đức - nơi các nhà chỉ trích cịn đề cập đến khả năng thỏa thuận này làm
6


phương hại các tiêu chuẩn về sinh thái cũng như của thị trường lao động, đồng
thời lên án sự giữ bí mật về các cuộc thương lượng.
Ngày 28/8/2016, phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cho biết qua 14 vòng đàm
phán, các bên không đạt sự đồng thuận đối với nhiều nội dung trong số 27 vấn
đề được đem ra thảo luận. TTIP đứng trên bờ vực thất bại, dù cả hai bên chưa
thừa nhận điều này6.
c.2 Khẩn trương khởi động đàm phán với các quốc gia tiềm năng khác
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude
Juncker đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại đa phương, trước
thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Đức (7/2017)


Bày tỏ mong muốn kí kết hiệp định thương mại tự do với khối thị trường
chung Nam Mỹ (Mercosur).
Trong cuộc gặp gỡ Tổng thống Argentina Mauricio Macri nhân dịp chuyến thăm
Nam Mỹ (2016), Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Liên
minh châu Âu (EU) Federica Mogherini đã khẳng định mong muốn đẩy mạnh

tiến trình kí kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) với khối Thị trường chung
Nam Mỹ (Mercosur)7.



Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Nhật Bản (JEFTA)
JEFTA là một thỏa thuận thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa EU và Nhật
Bản được đàm phán từ năm 2013 đến năm 2017, được đánh giá là hiệp định
thương mại song phương lớn nhất của EU từ trước đến nay, có hình thức hiệp
ước theo chuẩn luật quốc tế. Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe cho đây là sự ra
đời của “khu kinh tế lớn nhất thế giới”, bởi JEFTA, nếu đàm phán thành công, sẽ
chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội thế giới và 40% thương mại tồn cầu.
Đờng thời, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 6/7/2017, EU và Nhật
Bản đã đồng ý thỏa thuận mậu dịch tự do. Thỏa thuận này ngoài việc sẽ đẩy
mạnh thương mại giữa 2 thị trường EU-Nhật, còn đồng thời làm giảm cơ hội
kinh doanh của các công ty Mỹ.
Theo đó, thỏa thuận đã được ký kết vào ngày 17 tháng 7 năm 2018, có hiệu lực
vào năm 2019.

6

Theo />7
Theo />
7




Hiệp định Tự do Thương mại và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam
(EVFTA).

Ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu thơng qua việc đệ trình Hiệp định Tự do
Thương mại và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam, chuẩn bị cho việc ký kết
và hoàn tất tiến trình.
EVFTA xóa bỏ trên 99% thuế quan với hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và
Liên minh châu ÂU (EU). Thỏa thuận cũng sẽ giải quyết hàng rào phi thuế quan
trong ngành ôtô và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 169 sản phẩm của Châu Âu, tạo
điều kiện cho các cơng ty EU tham gia đấu thầu bình đẳng với công ty Việt trong
hợp đồng công.



Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
Được thành lập từ năm 1996, tuy nhiên vào ngày 18/10/2018, Hội nghị cấp cao
Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 12 được đánh giá là nơi thể hiện "chiến
lược kết nối châu Á" của châu Âu nhằm kết nối hai lục địa trong bối cảnh căng
thẳng thương mại leo thang, châu Âu lẫn châu Á đều căng thẳng trước các đòn
thuế của Mỹ.



Dự án hợp tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ EU- ASEAN
Liên minh châu Âu (EU) vừa đưa ra một dự án tăng cường quyền sở hữu trí tuệ
và sở hữu cơng nghiệp ở tất cả các quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). ƠngLuis Berenguer, người phát ngơn của Văn phịng Sở hữu Trí
tuệ châu Âu (EUIPO), cho biết rằng dự án sẽ bao gồm hai nền tảng, IP Key Đông
Nam Á (IP Key SEA) và ARISE Plus, đều thuộc chínnh sách của EU trong lĩnh vực
sở hữu trí tuệ và công nghiệp.




Tăng cường hợp tác với Ấn Độ
Theo EU News, Ủy ban châu Âu và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối
ngoại của Liên minh châu (EU) Âu Federica Mogherini ngày 20/11/2018 đã
thông qua một thông cáo chung đề ra tầm nhìn của EU về chiến lược tăng
cường quan hệ hợp tác và đối tác với Ấn Độ.
EU sẽ xem xét khả năng đàm phán với Ấn Độ một hiệp định đối tác chiến lược,
nhằm cập nhật Hiệp định hợp tác EU-Ấn Độ năm 1994. Các đề xuất trên sẽ được
đưa ra thảo luận tại Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu.

8




Thảo luận về việc thúc đẩy một Hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương EU – Australia
Ngày 18/06/2018, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề thương mại Cecilia
Malmstrom đã thăm thủ đơ Caberra và có các cuộc gặp với Thủ tướng Australia
Malcolm Turnbull, Ngoại trưởng Julie Bishop cùng các thành viên cấp cao trong
Chính phủ Australia. Giới chức Australia và Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành
các cuộc thảo luận về việc thúc đẩy một Hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương, đặc biệt là đối với hàng nông sản.
d. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có thể được hưởng lợi từ những rạn nứt trong hợp
tác EU-Mỹ8. Trong những năm gần đây, Trung Quốc chính là chủ sở hữu hoặc
đồng sở hữu của các cảng biển tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đức. Các sân
bay, hệ thống năng lượng, các nhà máy công nghiệp và công-nông nghiệp lớn
cũng tḥc sự sở hữu của Trung Q́c.
Và chính ơng Macron cũng đã ký với Bắc Kinh hàng loạt thỏa thuận thương mại
lớn, cũng như như cung ứng cho Trung Quốc 184 máy bay Airbus A320 trị giá 18

tỷ euro. Ông Macron cũng kêu gọi Trung Quốc và EU từ bỏ chính sách bảo hộ,
mở cửa trao đổi kinh tế song phương9.

III.

Tổng kết, đánh giá
Trước những diễn biến bất lợi và đầy biến động, tuyên bố của những nhà lãnh
đạo châu Âu cũng như những hiệp định mà châu Âu đã và đang kí kết, có thể
thấy một Liên minh châu Âu đang dần tự lập và thoát khỏi những ràng buộc
kinh tế từ người đồng minh Mỹ. EU đang từng bước tạo cho mình vị thế chủ
động trong những hợp tác thương mại với những thị trường tiềm năng khác, nỗ
lực cải thiện kinh tế cho các nước thành viên.
Trong tương lai, EU có thể sẽ đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào thị trường châu Á,
đặc biệt là các nước ASEAN. Khả năng EU tăng cường hợp tác với Trung Quốc
vẫn còn là một ẩn số. EU vẫn còn e ngại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)
của Trung Quốc, cũng như Brussels đã siết chặt yêu cầu đối với đầu tư từ Trung

8

Xem thêm Kaplan, Zeynep. "The new silk road: The European Union, China and the future of
trade." Škola biznisa 1 (2018): 131-145.

Xem thêm tại />9

9


Quốc vào năm 2017, vì những nguyên tắc kinh doanh mà Bắc Kinh đem vào
châu Âu hoàn toàn khác với những nguyên tắc thông thường tại EU, đặc biệt là
Đức.


REFERENCES
10


García-Herrero, Alicia, et al. "EU–China Economic Relations to 2025. Building a Common
Future." Books (2017)
Busch, Berthold, and Jürgen Matthes. Brexit-the economic impact: A meta-analysis. No. 10/2016.
IW-Report, 2016.
Inglehart, Ronald F., and Pippa Norris. "Trump, Brexit, and the rise of populism: Economic have-nots
and cultural backlash." (2016).

/> /> /> /> />
11



×