Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Eu và quan hệ eu vn những vấn đề sẽ phát sinh sau khi vương quốc anh rời khỏi eu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.86 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MƠN

EU VÀ QUAN HỆ VN-EU
NHỮNG VẤN ĐỀ SẼ PHÁT SINH SAU KHI VƯƠNG
QUỐC ANH RỜI KHỎI LIÊN MINH CHÂU ÂU

Giảng viên hướng dẫn:
Người thực hiện đề tài :
MSSV:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày


MỤC LỤC
I–

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BREXIT

II –

BỐI CẢNH BREXIT

1

1. Mối quan hệ giữa nước Anh và EU

1


2. Những lí do nước Anh muốn rời khỏi EU

2

III –

TIẾN TRÌNH BREXIT HIỆN NAY

IV – CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH SAU BREXIT ĐỐI VỚI EU
V –

3
5

CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH SAU BREXIT ĐỐI NƯỚC ANH

1. Ảnh hưởng tích cực

6

2. Ảnh hưởng tiêu cực

7

VI – TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐẾN VIỆT NAM
1. Ảnh hưởng tích cực

8

2. Ảnh hưởng tiêu cực


9

VII – KẾT LUẬN

9

VIII – TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


I – GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BREXIT
Brexit là từ khóa được mọi người sử dụng để nói về quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu
(EU) của Vương Quốc Anh. Đây là cụm từ viết tắt cho hai chữ “British” và “exit” có nghĩa
là lối thốt của nước Anh.1 Cụm từ này bắt đầu xuất hiện trong năm 20122, khi cuộc trưng
cầu dân ý được đề nghị với lí do người dân nước Anh bắt đầu có sự hồi nghi về quan hệ
Anh và EU. Đây có thể xem là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của nước
Anh nói riêng, của liên minh châu Âu và cho cả nền kinh tế thế giới nói chung.
II – BỐI CẢNH BREXIT
1.

Mối quan hệ giữa nước Anh và EU

Mối quan hệ giữa nước Anh và EU đã được duy trì trong suốt 40 năm qua, đó là nhờ những
thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và những người đứng đầu
EU. Liên minh Châu Âu được hình thành vào năm 1945 nhằm hàn gắn và kết nối lại các
quốc gia để ổn định kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Nhưng mãi đến
năm 1973, Anh mới gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Mặc dù đã gia nhập EEC nhưng
cuộc tranh luận quanh việc Anh có nên hịa nhập với cộng đồng Châu Âu vẫn chưa kết thúc.

Hai năm sau khi gia nhập, Anh thực hiện trưng cầu ý dân về việc rút khỏi EEC nhưng may
mắn là 67,2% cử tri Anh thời điểm đó đã chọn ở lại. Trong năm 1992, châu Âu xúc tiến quá
trình hợp nhất chính trị và nước Anh đã quyết định đứng ngồi cuộc và quyết định khơng sử
dụng đồng tiền chung euro.
Trong những năm tiếp theo, mối quan hệ giữa Anh và EU đã trở nên tốt đẹp hơn song vẫn
luôn tồn tại những điều trắc trở như vấn đề Hiến pháp châu Âu hay việc liệu Brussels có nên
được trao thêm nhiều quyền lực hơn nữa để kiểm soát châu Âu. Tuy nhiên, kể từ năm 2010,
khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng
nợ tại Hy Lạp năm 2010 và giờ là cuộc khủng khoảng nhập cư, nhiều người Anh một lần
nữa lại nghi hoặc về mối quan hệ giữa Anh và EU. Nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân,
nhưng có lẽ hơn cả là thuyết phục người dân bầu cho Đảng Bảo thủ của mình, năm 2013,
Thủ tướng Anh David Cameron đã hứa sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận
của Anh ở EU nếu Đảng Bảo thủ của ông này chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện Anh.

1 Joey, 2016. What is Brexit? />2

2012: Giai đoạn phát triển chủ nghĩa “Hoài nghi Châu Âu”

1


Và để giữ đúng lời hứa của mình, Thủ tướng David Cameron đã quyết định mở cuộc trưng
cầu dân ý này vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Kết quả đó là quan hệ Anh - EU tan vỡ hẵn
khi cuộc trưng cầu ý dân đã cho kết quả gần 52% cử tri Anh chọn ra đi (Brexit). Anh sẽ
chính thức rời khỏi khối sau khi kết thúc đàm phán với EU.
2. Những lí do nước Anh muốn rời khỏi EU
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đa số người dân nước Anh muốn rời khỏi EU. Sau đây là
một số ngun nhân tiêu biểu:
Ngun nhân chính thứ nhất đó là vấn đề nhập cư. Theo quy định của EU, công dân của tất
cả các nước thành viên EU có quyền đi lại, sính ống và làm việc ở bất cứ quốc gia nào trong

EU và được đối xử như công dân nước cư trú. Vì điều này, Chính phủ Anh không muốn cho
các công dân từ những nước EU khác được phép hưởng chế độ phúc lợi xã hội như người
dân bản địa và bên cạnh đó nhà báo Anh Douglas Murray 3 cũng khẳng định: “Trong những
năm gần đây, hàng tram ngàn người Đơng Âu đã đến Anh tìm việc và làm giảm đi việc làm
của người dân Anh” và đã gây tiêu cực đối với nước Anh như làm giảm việc làm, tiền lương
của người dân nước Anh, làm xáo trộn khơng gian văn hóa cũng như trở thành một gánh
nặng cho các dịch vụ công. Theo báo quốc tế đưa số liệu vào năm 2015 đã có 333.000 4
người của các quốc gia trong EU nhập cư vào nước Anh và đây là số lương không hề nhỏ so
với nước Anh.
Nguyên nhân thứ hai phải đề cập đến đó là nước Anh khơng hài lịng khi phải chi rất nhiều
tiền với mục đích giải cứu các nước đồng minh trong EU, điển hình là Ngân hàng trung
ương châu Âu đã chi một số tiền lớn để giải quyết việc khủng hoảng kinh tế của nước Hy
Lạp5. Theo thống kê hàng năm, nước Anh là một trong những nước đóng góp cho EU nhiều
nhất, mỗi năm Anh phải chi khoảng 8 tỉ Bảng 6 cho quỹ chung của EU trong khi nước Anh là
một nên kinh tế lớn thứ 5 thế giới, họ hồn tồn có thể độc lập và phát triển. Điều đó đã dẫn
đến “Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu” ngày càng phát triển mạnh.

3

Douglas Kear Murray: sinh tháng 07/1979 là một tác giả, nhà báo và nhà bình luận chính trị người Anh

4

Hàn Giang (23/06/2016). Nước Anh trước thời khắc lịch sử. Báo Thế giới và Việt Nam, mục Tin tức thế giới.

5

Khủng hoảng Hy Lạp:đã chi tiêu vượt mức nhằm tổ chức Thế vận hội 2004 khiến cho cán cân thanh toán thâm hụt

nghiêm trọng

6

Hà Tường (20/06/2016). Những con số đáng chú ý về Anh và EU. Báo VN Express, mục Kinh doanh Quốc tế.

67

Vox: một trang tin của tập đoàn Vox Media, Mỹ được thành lập năm 2014.

2


Nguyên nhân thứ ba đó là Theo tờ Vox của Mỹ7 xuất phát sự mâu thuẫn trong đồng tiền
chung. Trong các nước thành viên, duy nhất nước Anh không chấp hành sử dụng đồng tiền
chung Euro mà sử dụng đồng tiền riêng của quốc gia. Điều này có thể giảm thiểu được ảnh
hưởng của đồng Euro đến nền kinh tế Anh nhưng đã khiến cho nước Anh không thể hội
nhập sâu hơn về tài chính với EU cũng như khơng thể tham gia vào một số tổ chức đặc biệt
liên quan đến Euro.
Nguyên nhân thứ tư đó là nước Anh đang có nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và là quốc gia
sáng lập ra NATO cùng với thế mạnh quân sự đứng thứ 4 thế giới 8 và điều đó quá dễ hiểu
khi nước Anh muốn có một sự tự chủ hoàn toàn trong kinh tế và đồng thời có thể giao dịch
dễ dàng với các nước châu Á mà không vướng bất cứ rào cản nào.
III – TIẾN TRÌNH BREXIT HIỆN NAY
Vào Thứ 5 ngày 23 tháng 6 năm 2016, người Anh đã bỏ phiếu thuận cho việc rời khỏi Liên
minh Châu Âu bằng một cuộc trưng cầu dân ý về vị thế thành viên của Anh trong tổ chức
này.
Các cử tri hợp lệ là những công dân đủ 18 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Anh, Scotland, xứ
Wales và Bắc Ireland; những công dân Ireland đang sinh sống tại Vương quốc Anh,  các
công dân từ hơn 50 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung- những thuộc địa cũ của Anh
như Úc, Ấn Độ hay Jamaica hiện đang sống tại Anh. Các công dân mang quốc tịch Anh
nhưng đang sinh sống ở nước ngồi khơng q 15 năm cũng có quyền tham gia bầu chọn.

Và câu hỏi được đặt ra là: “Vương quốc Anh có nên tiếp tục là thành viên của EU hay nên
rời khỏi EU?” Kết quả là người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi
là 52% so với số phiếu ở lại là 48%.9

7

8

Trương Nguyễn Thạch (23/06/2016). Brexit – Những vấn đề sẽ phát sinh khi Vương quốc Anh rời khỏi liên minh

châu Âu (EU). />9

Hồng Linh (18/07/2016). Sơ lược về Brexit: Brexit là gì. />
1~42737

3


Báo BBC- Kết quả cuộc trưng cầu dân ý theo độ tuồi ngày 23/06/2016

Ngày 15/01/2019, Quốc hội Anh phủ quyết việc thoả thuận ra đi của Chính phủ Anh với
Liên Âu, với tỷ lệ 202 phiếu thuận và 432 phiếu chống. Quyết định này làm cho chính giới
hoảng loạn, thương trường điêu đứng và dân chúng hoang mang, báo hiệu nhiều thảm hoạ
sẽ xảy ra. 10
Ngày 16/01/2019 bà May11 được Quốc hội tín nhiệm tiếp tục với tỷ lệ số phiếu ủng hộ 325
so với số phiếu chống là 306. Kết quả thăm dò dư luận cũng cho thấy là 53% dân chúng
Anh đồng ý cho bà tiếp tục, nhằm tránh xáo trộn vì bầu cử mới.
Bà cho biết là ngày 21/01/2019 sẽ đệ trình một kế hoạch dự phịng, thường được gọi là kế
hoạch B để giải quyết vấn đề. Mọi việc cịn đang diễn tiến nhưng tình hình khẩn trương hơn
bao giờ hết. Thởi gian không chờ đợi khi ngày Anh chính thức ra đi là 29/03/2019 đang đến

gần. châu Âu kiên quyết không thương thuyết lại để nhuợng bộ thêm cho Anh.
Ngày bầu cử Quốc hội châu Âu trong ngày 23 – 26 tháng 5 năm 2019 cũng khơng thể hỗn
lại. Mọi giải pháp cho Anh và châu Âu phải có thời gian chuẩn bị, trong khi vị thế chính trị
của bà May khơng đủ để tìm một lối thoát.12

10

Anh Tuấn (17/01/2019). Quốc hội Anh bác bỏ Brexit: Những gì sẽ xảy ra tiếp theo?. Báo mới.com, mục Tin tức thế

giới.
11

Theresa Mary May là một nữ chính trị gia người Anh đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Vương quốc Anh và Lãnh

tụ của Đảng Bảo thủ từ năm 2016.
11

Đỗ Kim Thêm (19/01/2019). Cập nhật các diễn biến của Brexit. Báo Tiếng Dân, mục Chính trị thế giới.

12

4


IV – CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH SAU BREXIT ĐỐI VỚI EU
EU hiện có giao dịch thương mại với 52 quốc gia. Nếu Anh rời EU, quốc gia này sẽ phải
đàm phán lại thoả thuận thương mại với các nước. Hiệp định thương mại Việt Nam - EU
(EVFTA) có khả năng bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của EU có thể điều chỉnh nếu
khơng có Anh.13
Anh là quốc gia EU chi ngân sách cho quốc phòng cao nhất. Cùng với Pháp - quốc gia duy

nhất của EU sở hữu vũ khí hạt nhân, Anh đã tham gia nhiều hoạt động quân sự của châu Âu
như tiến hành nhiệm vụ gìn giữ hịa bình và huấn luyện tại châu Phi. Mất Anh cũng đồng
nghĩa với việc châu Âu sẽ làm yếu đi mạng lưới an ninh, mặc dù London cam kết, các hoạt
động hợp tác quân sự sẽ vẫn được tiếp tục. Nhiều nhà bình luận dự đốn, lợi thế quân sự sẽ
là một trong những thế mạnh mà chính phủ Anh tận dụng trong các cuộc đàm phán Brexit.14
Anh là quốc gia châu Âu tham gia mạnh mẽ vào các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc
tế (IMF), nhóm G7... Tại Lục địa già, Anh và Pháp là 2 quốc gia có mặt trong Hội đồng Bảo
an Liên Hợp quốc (LHQ). Vì vậy, ngay khi tiến trình Brexit bắt đầu, EU sẽ mất đi một trong
những tiếng nói quan trọng tại các diễn đàn quốc tế.15
Về chính trị - ngoại giao: Châu Âu bị chia rẽ gây bất ổn trên toàn châu lục làm gia tăng xu
hướng muốn rời bỏ EU của một số nước thành viên. Cán cân quyền lực của giới lãnh đạo
châu Âu thay đổi làm suy yếu các mối quan hệ trong Eurozone. EU mất 4 đến 10 năm để
giải quyết các khúc mắc liên quan đến Anh và gây nhiều khó khan trong việc giải quyết
cuộc khủng hoảng di cư.16
Về kinh tế: Tác động tiêu cực đến kinh tế toàn khối, tạo “lỗ hỏng” lớn trong ngân sách
chung làm đảo ngược xu hướng đầu tư và thương mại trong EU, đe dọa các hiệp định
thương mại tự do với Mỹ, Canada, Nhật Bản và các nền kinh tế khác, Đức mất một đối tác
kinh tế quan trọng.

13

Trương Khắc Trà (03/11/2018). Brexit và những tác động. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, mục tin tức Quốc tế.

1413 14

Lan Hương (03/03/2017). Ảnh hưởng của Brexit với EU qua 5 biểu đồ. Báo Kinh tế đơ thị, mục Kinh tế tài chính

tồn cầu
1515


Thơng tấn xã Việt Nam (23/06/2016). Brexit và những tác động đến EU. />
tac-dong-den-eu/2927.vna

16

5


Về quân sự-an ninh: EU mất một đồng minh quân sự lớn, gia tăng nguy cơ khủng bố trên
toàn châu lục, làm suy yếu mạng lưới chia sẻ thông tinh tình báo, Pháp mất một đồng minh
then chốt ủng hộ các sứ mệnh quân sự của EU.
Nền kinh tế EU cũng đang đi theo chiều hướng xấu với tỉ lệ thất nghiệp cao trong giới thanh
niên ở Nam Âu và cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp vẫn đang đe doạ khu vực đồng tiền chung
châu Âu.
Điều đáng sợ hơn chính là hiệu ứng domino. Hiện nay, ở nhiều nước, tỉ lệ người dân muốn
rời EU cũng cao ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn tỉ lệ người dân ủng hộ ở lại EU. Anh có
thể sẽ là tiền lệ nguy hiểm khiến nhiều nước đòi tiến hành trưng cầu dân ý giống Anh và
nguy cơ từ việc đó là khơng thể lường được.17
V – CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH SAU BREXIT VỚI NƯỚC ANH
1. Ảnh hưởng tích cực
Anh phải có nghĩa vụ đóng góp cho EU, hiện nước này đóng ngân sách nhiều thứ hai trong
EU. Điều đó có nghĩa nếu Anh rời EU thì sẽ giữ lại nhiều tiền thuế hơn để chi cho phúc lợi
xã hội.
Ngoài ra, chọn rời EU, nước Anh sẽ khơng cịn phải chi 8,5 tỷ Bảng đóng góp cho EU. Sự
cạnh tranh cơng ăn việc làm của người dân Anh với những người nhập cư khơng cịn khốc
liệt như trước. Những người ủng hộ rời EU cũng tin rằng, mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố
sẽ thấp hơn nếu họ khơng cịn là thành viên của EU.
Quy tắc thị trường tự do mà EU đang theo đuổi khiến các nước không thể bảo vệ các doanh
nghiệp của mình khi họ gặp rắc rối. Chính phủ Anh sẽ khơng thể trợ giúp cho cơng ty Tata
Steel của nước này trước "cơn bão" thép giá rẻ từ Trung Quốc.

Chính sách thủy sản chung của EU ép các nước thành viên bằng cách cấp hạn ngạch đánh
bắt cho ngư dân của mỗi nước thành viên. Điều đó khiến giá cá tăng cao và ngư dân phải đổ
hàng triệu con cá đã đánh được xuống biển vì lố mức hạn ngạch đánh bắt.
Thông thường hộ chiếu của các nước có bìa màu xanh, nhưng EU đã chuẩn hóa hộ chiếu
của EU bằng một hộ chiếu có bìa màu đỏ từ năm 1988. Nếu "thoát EU", người Anh có thể
sẽ có lại hộ chiếu màu xanh như trước.

17

Hải Yến (24/06/2016). Được, mất của Anh và hậu quả với EU. Báo Thế giới và Việt Nam, mục tin tứcThế giới.

6


Cả châu Âu dùng chung một loại hộ chiếu, vì vậy nếu một người Anh đi du lịch và trở về
nước của mình thì người ấy phải xếp hàng chung với các công dân các nước EU khác. Tất
nhiên, nếu có hộ chiếu riêng, người Anh khơng phải xếp hàng chung nữa.
EU có chương trình viện trợ nước ngồi riêng, hoạt động bằng kinh phí của các nước thành
viên đóng góp. Năm 2013, EU đã chi 15 tỉ euro vào mục đích viện trợ cho nước ngồi, gần
bằng số tiền mà chính phủ Anh đóng cho khối.18
2. Ảnh hưởng tiêu cực
Chính phủ của Thủ tướng May và rất nhiều người khác tin rằng điều này sẽ gây tổn hại rất
lớn cho nước Anh. Việc Anh rời EU như vậy có nghĩa là Anh sẽ không phải tuân theo quy
tắc của EU nữa mà phải theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 19
Rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị áp đặt những mức thuế mới đối với mặt hàng nhập khẩu, xuất
khẩu và dịch vụ, qua đó họ sẽ phải đội thêm nhiều chi phí. Điều này cũng đồng nghĩa với
việc giá các mặt hàng buôn bán ở Anh sẽ tăng mạnh.
Ngoài ra, tất cả các thỏa thuận thương mại mà Anh từng có với các quốc gia khác khi còn là
thành viên của EU sẽ bị hủy bỏ, và Anh sẽ phải đàm phán lại với các quốc gia này để có
thỏa thuận mới. Như vậy, các hãng sản xuất ở Anh sẽ phải đối mặt với việc các linh kiện họ

cần sẽ bị cung cấp một cách chậm trễ.
Chế độ tự do đi lại trong EU cũng khơng cịn được áp dụng với Anh. Điều này đồng nghĩa
với việc người dân của nước Anh sẽ mất đi những cơ hội tìm kiếm việc làm tốt nhất và bản
thân các doanh nghiệp ở Anh cũng mất đi cơ hội tuyển dụng lao động theo cách có lợi nhất
cho họ từ các nước khác. Ngành du lịch của Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng và người dân Anh
đương nhiên là phải mất thêm nhiều chi phí nếu muốn đến các nước khác trong châu Âu.
Ngoài những mất mát về kinh tế, Anh còn bị ảnh hưởng lớn về vị thế chính trị, an ninh và
quân sự. Bởi Anh vốn là một thành viên có ảnh hưởng hàng đầu trong Liên minh châu Âu.
Khi rời khỏi EU, Anh sẽ khơng cịn có tiếng nói trong một liên minh mạnh như EU và vị
thế, tầm quan trọng của Anh với các đối tác khác như Mỹ cũng sẽ bị giảm đi.20
VI – TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐẾN VIỆT NAM
18

Thiên Hà (23/06/2016). 20 lý do để người Anh phải rời khỏi EU. />
nguoi-anh-phai-roi-khoi-eu-36206.html
19

TS. Nguyễn Ngọc Trường (20/9/2016). Brexit: Hệ quả và những tác động. Tạp chí Cộng sản, mục Thế giới vấn đề và

sự kiện.

7


1. Ảnh hưởng tích cực:
Việt Nam là quốc gia Đơng Nam Á duy nhất đã hoàn tất đàm phán FTA với EU 21. Ngoài
ra, VN là nước duy nhất trong khu vực ASEAN hoàn tất thoả thuận với EU, nhập khẩu từ
VN sẽ giảm đáng kể so với giá thành các mặt hàng nhập khẩu khác, cũng như, chi phí xuất
khẩu vào VN sẽ thấp hơn. Đồng thời, với vị trí đặc biệt trong ngành sản xuất chi phí thấp,
VN sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn đối với người tiêu dùng EU. Sự tăng giá của đồng

đô la Mỹ sẽ thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt là khi nhiều hạn chế
thương mại sẽ sớm được dỡ bỏ sau khi hiện định Trans-Pacific Partnership 22 được ký.Việc
đồng bảng Anh cũng như đồng euro đang trong chiều hướng mất giá có thể đem lại lợi ích
cho những người Việt đi du lịch hoặc du học ở Anh.
Sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam vào UK bao gồm: điện thoại di động & và các phụ
kiện, hàng may mặc, hàng dệt may, giày dép và thuỷ hải sản thuộc nhóm hàng hố tiêu dùng
cơ bản, nghĩa là ít bị tác động bởi chu kì kinh tế. Trong khi đó, với chính sách thu hút vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành một trong những “hub” về thiết bị linh
kiện điện tử và sản xuất hàng may mặc. Theo đánh giá của SSI 23 “Điều này sẽ đảm bảo tiếp
tục tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh”

2. Ảnh hưởng tiêu cực

20

Financial Times (December 12, 2017). Brexit: Cruel historical lessons for England. Nghiên cứu Biển Đông.Tạm dịch:

Tác giả Trần Quang ( Ngày 12 tháng 12 năm 2017). Brexit: Những bài học lịch sử nghiệt ngã cho nước Anh
21

Chiều 26/6/2012, tại Brúcxen (Brussels), Bộ trưởng Bộ Cơng Thương Việt Nam Vũ Huy Hồng và Uỷ viên Thương

mại Liên minh châu Âu (EU) Caren Đờ Gútsơ (Karel De Gutch) đã chính thức khởi động tiến trình đàm phán Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA) song phương.
22

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình là một Hiệp định về nguyên tắc thương mại

giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, Singaporevà Việt Nam.

23

Cơng ty cổ phẩn chứng khốn SSI được thành lập vào tháng 12/1999 và là một trong những công ty hoạt động lâu đời

nhất trong thị trường chứng khoán Việt Nam

8


Ảnh hưởng mậu dịch EU - Việt Nam, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu 24 nói
với BBC rằng Anh Quốc không phải là đối tác lớn của Việt Nam nhưng việc EU suy yếu do
mất đi một đồng minh quan trọng như Anh có thể khiến quan hệ mậu dịch giữa khối này và
Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực, trong lúc EU là thị trường xuất khẩu số hai.
Bên cạnh đó, việc đồng bảng Anh mất giá sẽ khiến tăng trưởng GDP của Anh giảm, hàng
xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó do giá tăng, sức mua hàng hóa tại Anh theo chiều
hướng kém đi nhưng ngược lại, khiến hàng xuất khẩu Việt Nam đắt đỏ và kém cạnh tranh
hơn khi vào thị trường Anh.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và Anh liên tục tăng những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng
trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong
năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.
Điển hình như tơm, Việt Nam là nguồn cung lớn nhất cho Anh. Một trong những thuận lợi
đầu tiên đối với Việt Nam là được hưởng thuế ưu đãi phổ cập. Nhưng ưu đãi này có thể sẽ
khơng cịn tác dụng nếu Anh khơng cịn là thành viên EU.
VII – KẾT LUẬN
Với việc nước Anh rời đi, EU trở thành một tổ chức thuần túy lục địa đứng trước một cơ hội
lịch sử để đổi mới. Ít đi một thành viên khơng có nghĩa là khơng thể tốt thêm. Vẫn có nhiều
hy vọng rằng, một EU sau Brexit có thể sẽ đồn kết và hiệu quả hơn. Ngọn cờ của Liên
minh bớt đi một ngôi sao nhưng vẫn nhiều sức hấp dẫn. "Một tiến trình dân chủ đã khiến
nước Anh quyết định rời khỏi EU. Chưa bao giờ tiến trình dân chủ lại có một biểu hiện đầy

đau đớn như vậy, nhưng nếu nó có thể khiến thế hệ trẻ quan tâm tới vấn đề chính trị hơn, đó
cũng là điều tốt", Prendergast nhận định.25

VIII – TÀI LIỆU THAM KHẢO
24

Nguyễn Trí Hiếu: một Việt kiều, quốc tịch Mỹ, là chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập, đồng thời đảm nhiệm

cương vị thành viên thường trực và độc lập Hội đồng quản trị Ngân hàng cổ phần An Bình. 
25

Trí Dũng (27/06/2016). Vì sao người Anh ủng hộ rời bỏ EU. Báo VN Express, mục Phân tích Thế giới.

9


1.

Joey, 2016. What is Brexit? />
answer/what-is-brexit
2.

Hàn Giang (23/06/2016). Nước Anh trước thời khắc lịch sử. Báo Thế giới và Việt

Nam, mục tin tức thế giới.
3.

Hà Tường (20/06/2016). Những con số đáng chú ý về Anh và EU. Báo VN Express,

mục Kinh doanh Quốc tế.

4.

Trương Nguyễn Thạch (23/06/2016). Brexit – Những vấn đề sẽ phát sinh khi Vương

quốc Anh rời khỏi liên minh châu Âu (EU). />5.

Hồng Linh (18/07/2016). Sơ lược về Brexit: Brexit là gì. />
luoc-ve-brexit-brexit-la-gi-bai-1~42737
6.

Đỗ Kim Thêm (19/01/2019). Cập nhật các diễn biến của Brexit. Báo Tiếng Dân, mục

Chính trị thế giới.
7.

Trương Khắc Trà (03/11/2018). Brexit và những tác động. Báo Diễn đàn Doanh

nghiệp, mục tin tức Quốc tế.
8.

Lan Hương (03/03/2017). Ảnh hưởng của Brexit với EU qua 5 biểu đồ. Báo Kinh tế

đô thị, mục Kinh tế tài chính tồn cầu
9.

Hải Yến (24/06/2016). Được, mất của Anh và hậu quả với EU. Báo Thế giới và Việt

Nam, mục tin tức Thế giới.
10.


Thiên Hà (23/06/2016). 20 lý do để người Anh phải rời khỏi EU.

/20-ly-do-de-nguoi-anh-phai-roi-khoi-eu-36206.html
11.

TS.Nguyễn Ngọc Trường (20/9/2016). Brexit: Hệ quả và những tác động. Tạp chí

Cộng sản, mục Thế giới vấn đề và sự kiện.
12.

Financial Times (December 12, 2017). Brexit: Cruel historical lessons for England

.Nghiên cứu Biển Đông.Tạm dịch: Tác giả Trần Quang (Ngày 12 tháng 12 năm 2017).
Brexit: Những bài học lịch sử nghiệt ngã cho nước Anh
13.

Trí Dũng (27/06/2016). Vì sao người Anh ủng hộ rời bỏ EU. Báo VN Express, mục

Phân tích Thế giới.
14.

Thơng tấn xã Việt Nam (23/06/2016). Brexit và những tác động đến EU.

/>15.

Anh Tuấn (17/01/2019). Quốc hội Anh bác bỏ Brexit: Những gì sẽ xảy ra tiếp theo?.

Báo mới.com, mục Tin tức thế giới.

10




×