Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu thống kê biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 105 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ
kinh tế “Nghiên cứu thống kê biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực nơng
thơn Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Phạm Đại Đồng.
Các thông tin, số liệu và tài liệu mà tác giả sử dụng trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và khơng vi phạm các quy định của pháp luật.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ các ấn phẩm, cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thị Mai Vân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu “Nghiên cứu thống kê biến đổi cơ cấu dân số
theo tuổi ở khu vực nông thôn Việt Nam ”, tôi xin chân thành cảm ơn các Quý thầy
cô Khoa Thống kê và Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo


PGS.TS. Phạm Đại Đồng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tơi hồn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Lãnh đạo, anh chị đồng nghiệp đang
công tác tại Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường,
Vụ Thống kê xây dựng và Vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê đã hết lòng tạo điền
kiện, hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến q báu giúp tơi hồn thành
nghiên cứu này.


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn .................................................................... i
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN SỐ VÀ CƠ
CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI ................................................................................. 4
1.1. Quy mô, cơ cấu và sự phát triển dân số ........................................................... 5
1.1.1 Quy mô và phân bố dân số ......................................................................................... 5
1.1.2. Cơ cấu dân số ............................................................................................................. 6
1.1.3. Tăng trưởng dân số và lý thuyết quá độ dân số ...................................................... 7
1.2. Cơ cấu dân số theo tuổi .................................................................................... 10
1.2.1. Cách tính tuổi trong nghiên cứu dân số ................................................................ 10
1.2.2. Cơ cấu dân số theo tuổi ........................................................................................... 11
1.3. Các sai sót thƣờng gặp trong thống kê cơ cấu dân số theo tuổi và phƣơng
pháp khắc phục. ...................................................................................................... 17
1.3.1. Chỉ số Whipple - Iw .................................................................................................. 17
1.3.2 Chỉ số UNI - chỉ số chính xác theo tuổi-giới tính của Liên hợp quốc ................. 18
1.3.3 Biện pháp khắc phục................................................................................................. 20

1.4. Ảnh hƣởng của biến động cơ cấu dân số theo tuổi đến phát triển kinh tế xã hội......................................................................................................................... 21
1.4.1 Biến động cơ cấu tuổi ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ...................................... 21
1.4.2 Biến động cơ cấu tuổi ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội ..................................... 25
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ XU HƢỚNG THAY ĐỔI CƠ CẤU
DÂN SỐ THEO TUỔI Ở KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI KỲ
1999-2014 ............................................................................................................. 28
2.1. Khát quát về hai cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999; 1/4/2009 và
cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014 ................................ 28
2.2. Tác động của các chính sách dân số của Nhà nƣớc Việt Nam .................... 29


2.3 Phân tích thống kê xu hƣớng thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi của khu
vực nông thôn Việt Nam thời kỳ 1999-2014 ....................................................... 36
2.3.1. Những đặc điểm cơ bản của dân số Việt Nam hiện nay ...................................... 36
2.3.2 Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực nông thôn của Việt Nam .. 42
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU
DÂN SỐ THEO TUỔI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC
NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI KỲ 1999-2014 ............................................. 59
3.1 Sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực nông thôn Việt Nam ảnh
hƣởng đến phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 60
3.1.1 Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vùng nông thôn giai
đoạn 1999-2014 .................................................................................................................. 60
3.1.2 Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến lao động có việc làm tại khu vực nơng
thơn....................................................................................................................................... 63
3.2. Phân tích ảnh hƣởng của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi đến một số
vấn đề xã hội chủ yếu của vùng nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 1999-2014 ....... 67
3.2.1. Ảnh hưởng đến mức sinh......................................................................................... 67
3.2.2 Ảnh hướng đến hệ thống giáo dục........................................................................... 70
3.3. Cơ hội và thách thức do biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực nông
thôn đến một số vấn đề kinh tế - xã hội chủ yếu ................................................. 75

3.3.1. Tăng số lượng, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động...................................... 75
3.3.2. Giảm tỷ trọng, số lượng trẻ em tuổi đến trường, tạo điều kiện nâng cao chất
lượng giáo dục.................................................................................................................... 77
3.3.3 Cơ cấu dân số vàng: Lợi thế tăng trưởng kinh tế trong tầm trung hạn và thách
thức trong tầm dài hạn của khu vực nông thôn ............................................................... 79
3.3.4. Tăng số lượng và tỷ trọng dân số già, đẩy nhanh q trình già hóa dân số.. 80
3.4 Các giải pháp để tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức do biến đổi cơ cấu
dân số đến phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn................................ 82
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASDR:

Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi

ASFR:

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi

CBR:

Tỷ suất sinh thơ

CDR:

Tỷ suất chết thơ


DS-KHHGĐ:

Dân số kế hoạch hóa gia đình

E0:

Tuổi thọ bình quân

IMR:

Tỷ suất chết trẻ em

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

SRB:

Tỷ số giới tính khi sinh

TCTK:

Tổng cục Thống kê

TĐT:

Tổng điều tra

TĐTDS&NO:


Tổng điều tra Dân số và nhà ở

TFR

Tổng tỷ suất sinh

TW

Trung ương


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố phần trăm diện tích đất đai và dân số theo vùng, Việt Nam 20096
Bảng 1.2: Dân số và tỷ lệ tăng dân số bình qn năm của tồn quốc tính tốn được
từ kết quả tổng điều tra dân số 1999, 2009 và 2014 ..................................................8
Bảng 1.3: Nhu cầu của xã hội của các nhóm tuổi .....................................................26
Bảng 2.1: Phân bố phần trăm diện tích đất và dân số một số tỉnh của Việt Nam, 2009 và
2014 ...........................................................................................................................40
Bảng 2.2: Tỷ số giới tính khi sinh Việt Nam chia theo thành thị/nông thôn, giai
đoạn 2009 - 2014 .......................................................................................................42
Bảng 2.3: Dân số và cơ cấu dân số chia theo nhóm 5 độ tuổi khu vực nơng thơn ...42
Việt Nam 1999, 2009 và 2014 ..................................................................................43
Bảng 2.4: Tỷ suất sinh thơ (CRB) đã chuẩn hóa, khu vực nơng thơn của Việt Nam,
năm 1999, 2009 và 2014 ...........................................................................................44
Bảng 2.5: Tổng tỷ suất sinh của Philippines, Indonesia, Malaysia, Myamar và Việt
Nam qua các thời kỳ..................................................................................................46
Bảng 2.6: Dân số và cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi khu vực nơng thơn Việt
Nam 1999, 2009 và 2014 ..........................................................................................47
Bảng 2.7: Công thức và kết quả tính tuổi trung vị của dân số khu vực nơng thơn
chia theo giới tính của từ kết quả tổng điều tra 1999, 2009 và 2014 ........................52

Bảng 2.8: Tỷ trọng dân số theo nhóm tuổi, tỷ số phụ thuộc khu vực nông thôn Việt
Nam 1999, 2009 và 2014 ..........................................................................................53
Bảng 2.9: Dân số và tỷ lệ dân số trên 60 tuổi, chỉ số già hóa khu vực nơng thơn ....55
Việt Nam, 1999, 2009 và 2014 .................................................................................55
Bảng 2.10. Chỉ số già hóa khu vực thành thị/nông thôn Việt Nam, 1999, 2009 và
2014 ...........................................................................................................................56
Bảng 2.11: Tỷ suất chết thô khu vực nông thôn của Việt Nam, năm 1999, 2009 và
2014 ...........................................................................................................................57
Bảng 2.12: Tỷ suất chết của trẻ sơ sinh và tuổi thọ bình quân của Việt Nam khu vực
nông thôn năm 1999, 2009 và 2014 ..........................................................................58


Bảng 3.1: Dân số và tỷ trọng dân trong độ tuổi lao động, tỷ trọng dân số có việc
làm, khu vực nông thôn, năm 1999, 2009 và 2014 ...................................................64
Bảng 3.2: Lực lượng lao động, cơ cấu lao động có việc làm, năng suất lao động và cơ
cấu GDP ở khu vực nông thôn chia theo ngành kinh tế Việt Nam, 2009 và 2014........66
Bảng 3.3: Dân số, tỷ trọng và số lượng dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ của Việt
Nam khu vực nông thôn, 1999, 2009 và 2014 ..........................................................67
Bảng 3.4: Dân số nữ 15-49 tuổi và mức sinh đặc trưng theo nhóm 5 độ tuổi (ASFR),
khu vực nơng thơn Việt Nam 2009 và 2014 .............................................................68
Bảng 3.5: Số trẻ em sinh sống thực tế năm 2014 và số trẻ sinh sống ước tính theo cơ
cấu tuổi nơng thơn của phụ nữ năm 2009 và mức sinh năm 2014 ............................69
Bảng 3.6: Dân số, tỷ trọng và số lượng dân số chia theo độ tuổi đi học phổ thông .71
khu vực nông thôn năm 1999, 2009 và 2014 ............................................................71
Bảng 3.7: Số học sinh nhập học đúng tuổi thực tế năm 2014 và số ước tính theo cơ
cấu tuổi của dân số khu vực nông thôn năm 2009 và tỷ lệ nhập học đúng tuổi năm
2014 ...........................................................................................................................72
Biểu 3.8: Tỷ lệ nhập học đúng tuổi của khu vực nông thôn năm 2009 và 2014 ......73
Bảng 3.9: Số trường học, số lớp học tại thời điểm 31/12 qua các cấp học và năm học ...74
Bảng 3.10: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo khu vực nông thôn, giai đoạn 2009-2014 ...75

Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo khu vực nông thôn chia theo giới tính, giai
đoạn 2009-2014..........................................................................................................76
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhập học chung ở khu vực nông thôn, chia theo cấp học, giai đoạn
2009-2014..................................................................................................................78
Bảng 3.13. Tỷ trọng dân số chia theo trình độ chun mơn kỹ thuật khu vực nơng
thơn, giai đoạn 2009 - 2014.......................................................................................78
Bảng 3.14: Dự báo dân số nông thơn và tỷ suất tăng dân số bình qn năm, 3
phương án, 2014 - 2049 ............................................................................................79
Bảng 3.15. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của tồn quốc, nơng thơn theo phương án
trung bình 2014 - 2049 ..............................................................................................81


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Thời kỳ q độ dân số ................................................................................. 9
Hình 1.2: Tháp dân số Việt Nam, 1999 ....................................................................15
Hình 1.3: Tháp dân số của Đức, Ba Lan, năm 2000 .................................................16
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa dân số và phát triển ......................................................27
Hình 2.1: Mật độ dân số chia theo vùng kinh tế - xã hội năm 2014 .........................39
Hình 2.2: Tổng tỷ suất sinh khu vực nông thôn Việt Nam, 1999 - 2014 ..................45
Hình 2.3: Dân số trong và ngồi độ tuổi lao động khu vực nông thôn Việt Nam
1999, 2009 và 2014 ...................................................................................................48
Hình 2.4: Tháp dân số khu vực nơng thơn Việt Nam, 1999, 2009 và 2014 .............50
Hình 2.5: Tỷ số phụ thuộc chung khu vực nông thôn của các nước ASEAN, năm
1990, 2000, 2010 .......................................................................................................54
Hình 2.6: Chỉ số già hóa của các nước ASEAN, 1990, 2000 và 2010 ......................56


i

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Q trình nỗ lực giảm mức sinh và duy trì ổn định mức chết khá thấp của
Chính phủ đã tác động mạnh đến cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam làm nó
chuyển dịch đạt tới trạng thái cơ cấu dân số vàng với nhiều lợi thế và khơng ít thách
thức đối với phát triển kinh tế-xã hội. Để đáp ứng nhu cầu mô tả và đo lường sự
thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi qua các thời kỳ và đánh giá ảnh hưởng của nó đến
xu thế phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu
thống kê biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực nơng thơn Việt Nam”.
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần chính:
Phần 1: Những vấn đề lý luận chung về dân số và cơ cấu dân số theo tuổi.
Phần 2: Phân tích thống kê xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu
vực nông thôn Việt Nam thời kỳ 1999-2014 dựa trên kết quả Tổng điều tra Dân số
và nhà ở 1999 và 2009 và kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014.
Phần 3: Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi và các
giài pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức ở khu vực nông thôn đến phát
triển kinh tế xã hội ở Việt Nam thời kỳ 1999-2014.
Nội dung chính của luận văn bao gồm:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về dân số và cơ cấu dân số theo tuổi
Trong phần này, luận văn chủ yếu tập trung trình bày các định nghĩa và khái
niệm cơ bản liên quan đến: Quy mô, cơ cấu và sự phát triển dân số; cơ cấu dân số
theo tuổi; các chỉ tiêu biểu thị cơ cấu dân số theo tuổi và các nghiên cứu mang tính
lý thuyết về ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo tuổi đến phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia.
- Quy mô dân số biểu thị khái quát tổng số dân của một vùng, một nước hay
của các khu vực khác nhau trên thế giới;


ii

- Phân bố dân số là việc nghiên cứu sự tập trung dân cư theo đơn vị hành
chính hoặc địa điểm cư trú (vùng kinh tế - xã hội, thành thị - nông thôn).

- Cơ cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp
thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước hoặc từng vùng) được phân
chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định. Nhìn chung, cơ cấu dân số bao gồm: Cơ
cấu sinh học, cơ cấu theo thành phần dân tộc, cơ cấu dân số về mặt xã hội.
- Cơ cấu dân số theo tuổi là một dạng của cơ cấu sinh học. Đó là tập hợp các
nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Các chỉ tiêu biểu thị cơ
cấu dân số theo tuổi bao gồm: tỷ trọng dân số từng độ tuổi, nhóm tuổi; tuổi trung vị;
chỉ số già hóa và các tỷ số phụ thuộc trong đó có tỷ số phụ thuộc chung, tỷ số phụ
thuộc trẻ, tỷ số phụ thuộc già.
- Rất nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định sự thay đổi cơ cấu
tuổi của dân số ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế. Khi nghiên
cứu q trình phát triển thần kỳ ở các nước Đơng Nam Á, các nhà nghiên cứu đã
khẳng định: Biến động cơ cấu dân số theo tuổi ở các nước Đông Nam Á là một
trong những nhân tố góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng thu nhập bình quân
đầu người (Asian Development Bank, 1997; Mason, 1988). Một vài nghiên cứu
khác cho biết quá trình chuyển dịch cơ cấu tuổi của dân số tác động đáng kể đến
tăng trưởng kinh tế thông qua tiết kiệm và đầu tư (Mason, 1988; Lee at al. 1997;
Bloom and Williamson, 1997). Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu định tính và định
lượng được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cơ cấu dân số theo tuổi đến tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam, khẳng định: trong những năm qua, Việt Nam đã được
hưởng những lợi thế lớn về biến đổi cơ cấu tuổi trong dân số và Việt Nam có thể
tiếp tục tận dụng lợi thế từ cơ cấu dân số vàng nếu có những chính sách phù hợp.
Chƣơng 2: Phân tích thống kê xu hƣớng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu
vực nông thôn Việt Nam thời kỳ 1999-2014
Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ dân số
với tỷ suất sinh tăng nhanh ở khu vực nông thôn gắn liền với tỷ suất chết giảm


iii


mạnh. Dân số khu vực này tăng nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với sự phát triển
kinh tế, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và làm cạn kiệt tài ngun mơi trường.
Trước bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực kiểm soát dân số khiến cho tỷ
suất sinh giảm và tốc độ tăng dân số chậm lại ở tồn quốc nói chung và nhất là khu
vực nơng thơn. Hệ quả của Chính sách đó là quá trình quá độ của dân số Việt Nam
từ trạng thái cân bằng lãng phí sang trạng thái cân bằng tiết kiệm nhanh chưa từng
có, làm cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam biến đổi mạnh ở tồn quốc nhất là
khu vực nơng thơn.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ trẻ em dưới 14
tuổi chiếm 24,45%. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm khá nhanh trong khi tỷ lệ người cao
tuổi đang dần tăng lên. Kết quả thu được từ ba cuộc Điều tra cho thấy tỷ lệ trẻ em
giảm đáng kể từ 33,11% năm 1999 xuống còn 24,45% năm 2009 và đến năm 2014
con số này chỉ đạt 23,95%, giảm hơn 9% so với 15 năm về trước.
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn tăng từ 56,42% năm
1999 lên 63,7% năm 2009, tăng 7,3 điểm phần trăm. Sau 10 năm, bình quân cứ 100
người dân Việt Nam thì có thêm 8 người bước vào độ tuổi lao động. Đến năm 2014,
tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên 65,11%. Sự gia tăng mạnh mẽ của tỷ
trọng dân số trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn cộng với sự gia tăng không
ngừng về quy mô dân số chung khiến cho số người trong độ tuổi lao động tăng lên
với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng dân số. Qua mười lăm năm, trung bình mỗi
năm dân số tăng thêm hơn 700 nghìn người trong khi số người trong độ tuổi lao
động tăng thêm hơn 1 triệu người. So với 15 năm trước, quy mô dân số già (từ 60
tuổi trở lên) cũng có xu hướng tăng lên nhanh chóng và mạnh mẽ, từ 8,13% năm
1999 lên 10,61% năm 2014. Số người cao tuổi nhất trong xã hội (từ 80 tuổi trở lên)
của Việt Nam thời kỳ này cũng tăng gấp ba lần từ 559 nghìn nguời lên 1,3 triệu
người. Rõ ràng là tuổi thọ của người Việt Nam đang tăng lên và dân số Việt Nam có
xu hướng già hóa nhanh chóng. Tuổi trung vị của dân số nam và nữ khu vực nông
thôn cũng đều tăng qua các năm 1999, 2014. Nếu năm 1999, dân số Việt Nam có
một nửa nam giới dưới 20 tuổi và một nửa phụ nữ dưới 27 tuổi thì đến năm 2009,



iv

con số này đã tăng lên 26 tuổi đối với nam và 29 tuổi đối với nữ. Năm 2014 con số
này làn lượt là 32 với nam và 33 với nữ. Như vậy, dân số Việt Nam năm 2014 già
hơn năm 1999, trong đó sự già đi của nam và nữ có khoảng cách khá xa năm 1999
thì đến năm 2014 khoảng cách của nam và nữ chỉ còn 1 tuổi.
Từ năm 1999 đến năm 2014, tỷ số phụ thuộc trẻ khu vực nơng thơn giảm đi
60,0% xuống cịn 35,5%. Trong khi đó, tỷ số phụ thuộc già tăng rất ít, từ 10,2%
năm 1999 lên 10,7% năm 2014. Sau 15 năm, tỷ số phụ thuộc chung giảm từ 70,2%
xuống 46,2%, giảm 24 điểm phần trăm sau 15 năm. Như vậy, nếu năm 1999, cứ
mỗi một người trong độ tuổi có khả năng lao động phải gánh gần một người phụ
thuộc thì đến năm 2009, hơn hai người trong độ tuổi có khả năng lao động mới phải
gánh một người phụ thuộc. Rõ ràng, đến nay, gánh nặng phụ thuộc của dân số đã
giảm đi gần một nửa so với 15 năm trước.
Chỉ số già hóa dân số tăng từ 23,6% năm 1999 lên 43,7% năm 2014. Nếu
như vào năm 1999, cứ khoảng 7 trẻ em 0-14 tuổi mới có một người già trên 60 tuổi
thì sau 15 năm, trung bình cứ khoảng 4 trẻ em (0-14) là đã có một người già từ 60
tuổi trở lên, tốc độ già hóa dân số Việt Nam đã tăng gấp hai lần sau hai thập kỷ.
Tóm lại, cơ cấu dân số Việt Nam đang dịch chuyển mạnh mẽ từ cơ cấu dân
số trẻ sang cơ cấu dân số vàng và đang bước vào giai đoạn già hóa vơ cùng nhanh
chóng. Đây cũng là xu hướng chung của các nước trong khu vực ASEAN. Tuy
nhiên, xu hướng này diễn ra với tốc độ mạnh mẽ hơn ở Việt Nam nhờ quá trình
giảm mức sinh và chết của Việt Nam diễn ra nhanh hơn so với các nước khác.
Chƣơng 3: Phân tích ảnh hƣởng của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu
vực nông thôn đến phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ 1999-2014.
Quá trình dịch chuyển cơ cấu dân số từ trẻ sang cơ cấu dân số vàng hàng
năm đã bổ sung cho Việt Nam một lực lượng lao động trẻ dồi dào, góp phần đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1999-2014. Sự biến động cơ cấu dân số theo
tuổi ở khu vực nông thơn của Việt Nam đã đóng góp 55% tăng trưởng GDP của đất

nước ở khu vực này thời kỳ 1999-2014.


v

Thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi khiến cho số người trong độ tuổi lao động
khu vực nông thôn tính trên dân số cả nước của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian
qua. Quá trình này đã tác động mạnh mẽ đến sự phân công lao động và chuyển dịch
cơ cấu theo xu hướng từ khu vực có năng suất và thu nhập thấp sang khu vực có
năng suất và thu nhập cao, góp phần tạo nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao trong
những năm qua. Ngành dịch vụ khu vực nông thôn đã được bổ sung nhiều lao động
nhất (hơn 6,1 triệu người), tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng (khoảng 4,5
triệu người). Biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi khu vực nông thôn của Việt Nam góp
phần giúp thị trường lao động dịch chuyển phù hợp với chiến lược Cơng nghiệp
hóa, Hiện đại hóa đất nước, tạo nền tảng đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
Sự dịch chuyển cơ cấu tuổi ở khu vực nông thôn khiến cho dân số nữ trong
độ tuổi sinh đẻ 15-49 tăng lên cả về tỷ trọng và số lượng. Tuy nhiên trong giai đoạn
1999-2014 xu hướng này đã tăng chậm lại. Dân số nữ khu vực nông thôn bước vào
tuổi sinh đẻ tăng từ 51,5% năm 1999 lên 55,7% năm 2009 và giảm xuống còn 53%
vào năm 2014. Tổng tỷ suất sinh khu vực nông thôn trong thời kỳ này cũng giảm
mạnh từ 2,3 %o xuống còn 1,85%o vào năm 2014. Điều này chứng tỏ chính sách
dân số của nước ta đã phát huy tác dụng góp phần kiềm chế mức sinh.
Sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã góp phần làm giảm số lượng trẻ em ở
độ tuổi đi học, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các gia đình chăm sóc sức khỏe và
cho con đến trường. Kết quả là, tỷ lệ nhập học các bậc tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông và cả đại học ở khu vực nông thôn đều tăng lên không ngừng
trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 1999 đến nay. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi khu
vực nơng thơn năm 1999 có khoảng 15% trẻ em trong độ tuổi tiểu học khơng được
đến trường thì đến năm 2009, tỷ lệ này đã giảm đi hai phần ba, tương ứng với 5%

và đến năm 2014 chỉ còn 4%. Không chỉ thế, nếu năm 1999 ở khu vực nông thơn tỷ
lệ nhập học đúng tuổi chỉ có gần 57% độ tuổi trung học cơ sở và chưa đến một phần
ba trẻ trong độ tuổi trung học phổ thông được đến trường thì con số này của năm
2009 là gần 80,6% và 52,8%, và năm 2014 con số này tăng lên lần lượt là 86,4% và
59,2%. Như vậy, chỉ trong vòng 15 năm số trẻ học đúng tuổi khu vực nông thôn cấp


vi

trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng gấp rưỡi và gấp đôi so với năm 1999.
Do dân số trong độ tuổi đi học phổ thông giảm nên dù tỷ lệ học sinh phổ thông nhập
học tăng nhưng số học sinh phổ thông bắt đầu giảm xuống về số tuyệt đối khiến lần
đầu tiên trong lịch sử áp lực về dân số lên hệ thống giáo dục phổ thơng của đất nước
có xu hướng giảm xuống. Nhờ thế mà chất lượng giảng dạy và học tập đã từng bước
được cải thiện nhờ giảm tải áp lực tỷ số giữa số học sinh và số giáo viên; và số
lượng học sinh mỗi lớp học.
Dân số Việt Nam đã đạt “cơ cấu vàng” khu vực nông thôn trong giai đoạn
hiện nay và sẽ kéo dài thời kỳ này đến năm 2034 (khoảng 20 năm) khi mà tỷ số phụ
thuộc chung sẽ ở mức dưới 50%. “Cơ cấu vàng” tại khu vực nông thôn sẽ kết thúc
từ năm 2036 khi tỷ số phụ thuộc chung cao hơn 50%.
Điều đáng lưu ý dân số tại khu vực nơng thơn Việt Nam đó là chỉ số già hóa
dân số Việt Nam tại khu vực này tăng lên nhanh chóng và mạnh mẽ. Nếu như, năm
2014 chỉ số già hóa tại khu vực nơng thơn Việt Nam chỉ đạt 42,5% thì năm 2024
con số này tăng lên 61,1% và đến năm 2034 con số này đã lên đến 109,5%. Điều đó
đồng nghĩa với việc chỉ trong vịng 20 năm chỉ số già hóa nước ta đã tăng gấp đơi.
Đây cũng chính là thách thức lớn đối với quốc gia bởi đây là gánh nặng lớn đối với
toàn bộ nền kinh tế.
Rõ ràng, thời kỳ dân số vàng là một lợi thế lớn để phát triển kinh tế xã hội,
nhưng thời kỳ này không kéo dài mãi mãi. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần
phải có những hành động thiết thực để tận dụng cơ hội vàng vào tăng trưởng và

phát triển kinh tế bởi vì cơ hội dân số này khơng tự động và khơng tất yếu đem lại
tác động tích cực mà nó phải được hiện thực hóa bằng các hành động chính sách,
chiến lược cụ thể trong điều kiện cụ thể, bao gồm: Trong ngắn hạn, (i) cải cách và
điều chỉnh hệ thống đào tạo đại học, đào tạo nghề và chun mơn kỹ thuật; (ii) đa
dạng hóa ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm đặc biệt là cho thanh
niên; (iii) khuyến khích xuất khẩu lao động gắn liền với đào tạo nghề phù hợp và
đảm bảo an sinh xã hội cho lao động xuất khẩu; (iv) tranh thủ và sử dụng hiệu quả
các nguồn vốn viện trợ, đầu tư trong và ngoài nước; (v) xây dựng chính sách đối với
dân số đang ngày càng già hóa khi mà số người dân từ 60 tuổi trở lên tăng lên.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Dân số là nguồn lực quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội của
mỗi quốc gia. Bước vào một thế kỷ mới vấn đề đặt ra là dân số của toàn cầu, sự
bùng nổ dân số đang là một thách thức lớn trong sự phát triển của xã hội. Không chỉ
riêng đối với nước ta mà cả thế giới đều nhận định rằng vấn đề dân số đang là mối
quan tâm hàng đầu trong sự phát triển. Giải quyết vấn đề dân số đang được quan
tâm hàng đầu. Con người có thể làm nên sự phát triển của xã hội nhưng rồi con
người cũng lại là nguyên nhân chính của sự nghèo đói, thiếu việc làm, thất nghiệp.
Việt Nam là quốc gia có dân số đơng, phần lớn dân số tập trung ở các khu vực nông
thôn, lực lượng lao động trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tới 70%
lực lượng lao động toàn xã hội. Và biến đổi cơ cấu dân số là nguyên nhân hết sức
quan trọng tác động trực tiếp và toàn diện đến dân số nước ta. Đặc biệt, việc nghiên
cứu biến đổi cơ cấu dân số khu vực nông thôn đang là đề tài mang tính cấp thiết khi
mà dân số nước ta chủ yếu tập trung vùng nông thôn. Mặt khác, nước ta đang trong
thời kỳ dân số vàng và thường chỉ diễn ra một lần trong một tổng thể dân số khi
tổng tỷ số phụ thuộc giảm dưới 50% và thường chỉ kéo dài vòng 15 – 30 năm hoặc

40 năm (tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội). Tuy nhiên, theo dự báo dân số khu
vực nơng thơn thì thời kỳ dân số vàng nước ta diễn ra rất ngắn chỉ trong vòng 20
năm khi mà cơ cấu dân số già nước ta ngày càng tăng cao. Một đề tài nghiên cứu cụ
thể mô tả và đo lường sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi đến sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nơng thơn của Việt Nam cịn chưa phổ biến và có nhiều khoảng
trống để nghiên cứu. Do vậy để làm phong phú thêm vấn đề dân số khu vực nơng
thơn và đưa đến bức tranh tồn diện hơn về cơ cấu dân số khu vực nông thôn tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi
ở khu vực nông thôn Việt Nam”. Đề tài sẽ đi sâu phân tích khái niệm cơ cấu dân
số, ảnh hưởng của biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đến phát triển kinh tế-xã hội khu
vực nơng thơn, trên cơ sở đó phân tích thực trạng sự thay đổi các yếu tố có ảnh


2

hưởng trực tiếp đến quá trình biến đổi cơ cấu dân số khu vực nông thôn Việt Nam
dựa trên nguồn số liệu chủ yếu của hai cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
1999, 2009 và cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích xu hướng biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi và ảnh
hưởng của sự biến đổi này ở khu vực nông thôn Việt nam đến phát triển kinh tế - xã
hội. Mục đích này được cụ thể hóa qua các mục tiêu:
- Mô tả và lý giải sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam qua các
thời kỳ bằng nguồn số liệu Tổng điều tra năm 1999, 2009 và cuộc điều tra dân số và
nhà ở giữa kỳ thời điểm 01/4/2014;
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu tuổi đến q trình
phát triển kinh tế xã hội khu vực nơng thôn Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp nhằm tận dụng cơ hội do biến đổi cơ cấu dân số theo
tuổi ở khu vực nông thôn trong giai đoạn hiện nay.


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi của
dân số khu vực nông thôn Việt Nam thời kỳ 1999-2014.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Đề tài nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi
của dân số khu vực nông thôn Việt Nam.

 Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích thống kê xu hướng biến đổi cơ
cấu dân số theo tuổi, thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng biến đổi cơ
cấu dân số theo tuổi ở khu vực nông thôn Việt nam đến phát triển kinh
tế - xã hội thời kỳ 1999-2014.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu phổ biến:
phương pháp tổng quan tư liệu và phương pháp phân tích định lượng.
 Phương pháp tổng quan tư liệu: Để có được những kiến thức cơ bản về biến


3

đổi cơ cấu dân số tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Việt
Nam, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp từ các văn
bản quy phạm pháp luật; các bài báo, các nghiên cứu của Bộ, ngành, tập thể và cá
nhân; các báo cáo của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) có liên quan tới đề tài.
 Phương pháp phân tích định lượng:
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả biến đổi cơ cấu dân số
tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Việt Nam thời kỳ 1999 2014: phân tổ, so sánh, bảng thống kê và đồ thị thống kê;
Phương pháp phân tích hồi quy tương quan trên cơ sở sử dụng phần mềm
phân tích số liệu SPSS phản ánh ảnh hưởng của biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi tác
động đến phát triển kinh tế - xã hội.


5. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích và lý giải xu hướng biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi khu vực
nông thôn của Việt Nam thời kỳ 1999-2014.
- Chỉ ra được mức độ tác động của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi đến
phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Việt Nam thời kỳ 1999-2014.
- Cơ hội, thách thức của biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực nông
thôn Việt Nam.
- Kiến nghị một số chính sách để tận dụng cơ hội do biến đổi cơ cấu dân số
khu vực nông thôn Việt Nam đến phát triển kinh tế - xã hội.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài “Phần mở đầu” và “Kết luận”, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về dân số và cơ cấu dân số theo tuổi.
Chƣơng 2: Phân tích thống kê xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu
vực nông thơn Việt Nam thời kỳ 1999-2014.
Chƣơng 3: Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi đến phát triển
kinh tế -xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam thời kỳ 1999-2014.


4

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN SỐ
VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI
Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mơ, cơ cấu và chất
lượng. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ khơng ngừng biến động do có
người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặc
đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm
tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mơ, cơ cấu , chất lượng và những

yếu tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết và di cư. Vì vậy, dân số
thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động. - Nghiên cứu dân
số ở trạng thái tĩnh: Nghiên cứu trạng thái dân cư tại một thời điểm (thời điểm điều
tra, hoặc tổng điều tra dân số): Số lượng, phân bố, cơ cấu dân số theo một hay nhiều
tiêu thức như: Tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp…
- Nghiên cứu dân số ở trạng thái động: Nghiên cứu ba dạng vận động của dân cư:
Vận động tự nhiên thông qua sinh và chết; Vận động cơ học tức là đi và đến; Vận
động xã hội bao gồm những tiến triển về học vấn, nghề nghiệp, mức sống, hôn
nhân… Kết quả của 3 dạng vận động nêu trên là tập hợp dân cư đổi mới liên tục,
hay nói một cách khác là xảy ra quá trình tái sản xuất dân số. Quy mô là số người
trong dân số. Phân bố là cách phân chia dân số theo địa lý (lãnh thổ). Cơ cấu là tập
hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước hoặc
từng vùng) được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định. Biến động là sự
tăng hoặc giảm dân số hoặc sự thay đổi trong những thành phần của nó (gồm sinh,
chết và di cư). Chương này sẽ trình bày một số định nghĩa hẹp của các vấn đề dân
số có liên quan đến nội dung đề tài để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sâu
hơn ở các chương sau.


5

1.1. Quy mô, cơ cấu và sự phát triển dân số
1.1.1 Quy mô và phân bố dân số
Quy mô dân số biểu thị khái quát tổng số dân của một vùng, một nước hay
của các khu vực khác nhau trên thế giới tại một thời điểm cụ thể. Những thông tin
về quy mô dân số hết sức cần thiết trong phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế xã hội nhằm lý giải nguyên nhân của tình hình và hoạch định chiến lược phát triển.
Số liệu về quy mơ dân số có thể được thu thập thơng qua các cuộc điều tra và hệ
thống ghi chép thường xuyên (hệ thống đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký dân số).
Ở Việt Nam hiện nay, do hệ thống đăng ký hộ tịch hộ khẩu chưa đầy đủ nên
thông tin quy mơ dân số được thu thập và tính tốn qua các cuộc Tổng điều tra dân

số, 10 năm một lần, và qua các cuộc điều tra mẫu biến động dân số hàng năm.
Phân bố dân số là việc nghiên cứu sự tập trung dân cư theo đơn vị hành
chính hoặc địa điểm cư trú (vùng kinh tế - xã hội, thành thị - nông thôn). Các chỉ
tiêu thường được sử dụng để nghiên cứu phân bố dân số là: Mật độ dân số và phân
bố phần trăm diện tích đất đai và dân số theo đơn vị hành chính hoặc theo vùng.
Mật độ dân số cho phép đánh giá mức độ tập trung dân số theo lãnh thổ được
biểu thị bằng số dân trên một kilơmét vng diện tích lãnh thổ. Mật độ dân số có thể
được tính cho cả nước, vùng lãnh thổ, và các đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã.
Mật độ dân số

Số dân (người)
=

Diện tích lãnh thổ (km2)

(1.1)

Ví dụ: Theo kết quả của cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, thành
phố Hà Nội có 6.451.909 người cư trú trên diện tích lãnh thổ là 3.345 km2, như
vậy, mật độ dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 1/4/2009 là:
6.451.909/3.345 = 1.929 (người/km2)
Phân bố phần trăm diện tích đất đai và dân số theo đơn vị hành chính hoặc
theo vùng là việc so sánh sự tương quan giữa cơ cấu dân số của vùng (đơn vị hành
chính) trong tổng dân số tồn quốc và cơ cấu diện tích của vùng đó (đơn vị hành
chính đó) trong tổng diện tích lãnh thổ của quốc gia. Ví dụ: Bảng 1.1 trình bày phân
bố phần trăm diện tích đất đai và dân số theo vùng của Việt Nam năm 2009.


6


Bảng 1.1: Phân bố phần trăm diện tích đất đai và dân số theo vùng,
Việt Nam 2009
Đơn vị tính: phần trăm (%)
Vùng kinh tế - xã hội

Diện tích

Dân số

Tồn quốc

100,0

100,0

1. Trung du và miền núi phía Bắc

28,8

12,9

2. Đồng bằng sơng Hồng

6,4

22,8

3. Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

29,0


21,9

4. Tây Nguyên

16,5

6,0

5. Đông Nam Bộ

7,1

16,4

6. Đồng bằng sông Cửu Long

12,2

20,0

Nguồn: Diện tích: Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê 2009 - Biểu 10, trang 37. Dân
số: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở,
0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009, các kết quả suy rộng mẫu. Hà Nội, 12-2009 –Tr. 12, 13.

Số liệu trên Bảng 1.1 cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự
khác biệt lớn theo vùng. Đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long là hai
vùng có đất đai mầu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi chỉ có gần
19% diện tích đất đai, nhưng lại chiếm tới gần 43% tổng dân số của cả nước. Ngược
lại, Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng chiếm tới gần một

nửa diện tích của cả nước nhưng có địa hình hiểm trở và điều kiện tự nhiên rất khắc
nghiệt nên chỉ dưới một phần năm (gần 19%) dân số cả nước sinh sống.

1.1.2. Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là sự phân chia số dân của một tổng thể dân cư thành các
nhóm, các bộ phận khác nhau theo một hay một số tiêu thức nào đó. Tùy theo mục
đích nghiên cứu, có thể dung các tiêu thức khác nhau như: giới tính, độ tuổi, tình
trạng hơn nhân, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, dân tộc, tơn giáo…để xác định cơ
cấu dân số theo các đặc trưng đó. Tuy nhiên, thống kê cũng có thể phân chia dân số
theo hai hay một số tiêu thức kết hợp với nhau. Do vậy, việc nghiên cứu cơ cấu dân
số có vai trị rất quan trọng, giúp chúng ta nắm được thực trạng, cũng như những


7

đặc điểm, chất lượng cơ bản nhất của tổng thể dân số của một lãnh thổ nào đó. Nhìn
chung, cơ cấu dân số bao gồm:

1.1.2.1. Cơ cấu sinh học
Phản ánh đặc trưng về mặt sinh học của dân cư ở một lãnh thổ nào đó. Cơ
cấu sinh học bao gồm cơ cấu dân số theo độ tuổi và cơ cấu dân số theo giới tính.

1.1.2.2. Cơ cấu theo thành phần dân tộc
Là tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một nước được phân chia
theo thành phần dân tộc. Về cơ bản, cơ cấu dân tộc này cho thấy rõ đặc trưng cơ
bản của dân số một nước, một vùng theo các dân tộc người khác nhau.

1.1.2.3. Cơ cấu dân số về mặt xã hội
Phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ nhất định. Cơ
cấu này có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động xã

hội. Một số dạng của cơ cấu này bao gồm: Cơ cấu lao động, cơ cấu nghề nghiệp, cơ
cấu trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ…

1.1.3. Tăng trưởng dân số và lý thuyết quá độ dân số
1.1.3.1. Tăng trưởng dân số
Sự chênh lệch về quy mô dân số giữa các thời điểm khác nhau được đánh giá
bằng tỷ suất tăng dân số hoặc tỷ lệ tăng dân số bình qn năm. Để tính tốn được
chỉ tiêu này, cần phải có dân số tại hai thời điểm (đầu và cuối) thời kỳ tính tốn và
giả thiết dân số thay đổi theo quy luật (hàm tốn học) nào đó.
Cơng thức được sử dụng phổ biến nhất để tính tỷ lệ tăng dân số là hàm mũ
hay còn gọi là hàm lũy thừa:
Pt = P0* ert
Trong đó:

r – tỷ lệ tăng dân số;
Pt – Dân số cuối kỳ;
P0 – Dân số đầu kỳ;
t – Độ dài thời gian trong kỳ tính theo năm


8

Từ đó, ta có:
r

=

ln(Pt/P0)
t


(1.2)

Ví dụ: Dựa trên số liệu về dân số của toàn quốc qua các cuộc Tổng điều tra
dân số từ năm 1999 đến năm 2009 trên Bảng 1.2, ta tính được tỷ lệ tăng dân số bình
qn năm của Việt Nam như sau:
Bảng 1.2: Dân số và tỷ lệ tăng dân số bình qn năm của tồn quốc tính tốn đƣợc từ
kết quả tổng điều tra dân số 1999, 2009 và 2014
Dân số
(nghìn
ngƣời)

Cơng thức tính

Tỷ lệ tăng dân số bình
quân năm (%)

01/04/1999

76.323

-

-

01/04/2009

85.847

ln(85.847/76.323)/9.5


1,18

01/04/2014

90.493

ln(90.493/85.847)/5

1,06

Tổng điều tra

Nguồn: 1999-2014: Tổng cục Thống kê. 2009: Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở
TW. Tổng điều tra Dân số và nhà ở 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009: Kết quả toàn bộ.
Điều tra Dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: Các kết quả chủ yếu, Nhà XBTK.

Bảng 1.2 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số bình qn năm của tồn quốc trong
những năm 90 rất nhanh đạt 1,18%/ năm. Tuy nhiên đến những năm đầu của thế kỷ
21, tỷ lệ tăng dân số của thành phố Hà Nội lại giảm còn 1,06%/năm.

1.1.3.2. Lý thuyết quá độ dân số
Có rất nhiều lý thuyết nói về sự tăng trưởng dân số tự nhiên, trong đó đáng
chú ý nhất là lý thuyết về sự quá độ dân số. Lý thuyết này được các nhà nhân khẩu
học phương Tây nghiên cứu dựa trên các quan sát về sự thay đổi dân số ở các nước
cơng nghiệp hóa. Theo lý thuyết này, quá trình biến động dân số của mỗi nước đều
trải qua ba thời kỳ.
* Thời kỳ trước quá độ: Đây là thời kỳ được đặc trưng bởi mức sinh cao
khơng có sự kiểm sốt và mức chết cao do thiên tai, đói khát, bệnh tật và chiến
tranh… Mức sinh và mức chết cao tạo nên sự cân bằng dân số lãng phí. Hình thức
này tồn tại trong các xã hội truyền thống có nền kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu. Ở



9

đó, mọi người đều mong muốn có con đàn cháu đống vì những lợi ích kinh tế và vị
thế xã hội có được nhờ sự đơng con nhiều cháu.
* Thời kỳ quá độ: là thời kỳ có những biến động lớn ở cả mức sinh và mức
chết, tuy nhiên mức độ biến động của chúng được chia thành ba giai đoạn.
- Giai đoạn đầu quá độ: xảy ra khi mức chết bắt đầu giảm xuống (nhưng còn
chậm) do kinh tế bắt đầu phát triển, đời sống con người được nâng cao hơn, vệ sinh
dịch tễ tốt hơn và các hình thức chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn. Trong khi đó, ở
giai đoạn này, mức sinh vẫn cịn cao và có nơi vẫn tiếp tục tăng. Trạng thái cân
bằng lãng phí bị phá vỡ, gia tăng dân số bắt đầu xuất hiện.
- Giai đoạn giữa quá độ biểu hiện ở chỗ mức chết giảm xuống rất nhanh cùng
với sự phát triển của xã hội, mức sinh bắt đầu giảm nhẹ do nhu cầu sinh thay thế
giảm cùng với ý thức về gánh nặng kinh tế của gia đình đơng con lan rộng. Trạng
thái cân bằng dân số bị phá vỡ trầm trọng, dân số tăng trưởng rất nhanh.
- Giai đoạn cuối quá độ, mức sinh giảm xuống rất nhanh trong khi mức chết
lại chững lại và chỉ có thể giảm nhẹ vì nó gần với mức độ sinh lý, khoảng cách giữa
sinh và chết bị thu hẹp lại, dân số tăng chậm.
* Thời kỳ sau quá độ: ở thời kỳ này, mức sinh và mức chết đều thấp tạo nên
trạng thái cân bằng hiện đại và tiết kiệm.

Hình 1.1: Thời kỳ quá độ dân số


10

Sự dịch chuyển nền kinh tế từ truyền thống sang nền công nghiêp hiện đại là
tất yếu khách quan nên quá độ dân số là giai đoạn nhất thiết phải trải qua ở hầu hết

các quốc gia trên thế giới mặc dù độ dài ngắn của nó có thể khác nhau. Kết quả là
dân số toàn cầu đến một lúc nào đó sẽ đạt trạng thái cân bằng hiện đại, tiết kiệm và
hợp lý.
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nếu trải qua thời kỳ quá độ quá
dài, dân số tăng nhanh trong khi nguồn lực không đủ đáp ứng sẽ dẫn đến những hậu
quả khôn lường, làm cạn kiệt nguồn tài ngun và làm suy thối mơi trường, ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng dân số và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Chính vì vậy, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc chấp nhận chương
trình kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế sự gia tăng dân số, ưu tiên phát triển kinh
tế, bảo vệ tài nguyên được coi là quốc sách.

1.2. Cơ cấu dân số theo tuổi
Tuổi là một biến quan trọng nhất trong phân tích dân số nên các nhà khoa
học đã rất chú ý tới cơ cấu dân số theo tuổi, đồng thời thường gắn nó với những
mục tiêu kinh tế - xã hội rộng rãi nhằm đạt được những mục đích rõ ràng trong
nghiên cứu ứng dụng.

1.2.1. Cách tính tuổi trong nghiên cứu dân số
Mặc dù có cùng bản chất như nhau nhưng việc tính tuổi giữa các dân tộc trên
thế giới hay thậm chí giữa các thế hệ trong cùng một dân tộc hiện đang tồn tại các
quan niệm, phương pháp tính rất khác nhau và cho kết quả tuổi khác nhau. Chẳng
hạn, ở một số quốc gia phương đông như Trung Quốc, Triều Tiên, người ta thường
tính tuổi theo lịch mặt trăng (âm lịch) trong khi phần lớn các nước phương tây, Bắc
Mỹ tính tuổi theo lịch mặt trời. Ngay như ở Việt Nam, một cá nhân có thể cùng một
lúc được tính nhiều hơn một loại tuổi, ví dụ: khi đi học, đi làm, tuổi của người đó
được tính theo tuổi dương lịch, nhưng khi quyết định các công việc quan trọng
trong cuộc đời mình như xây nhà, kết hơn, tuổi của người đó lại được tính theo tuổi
mụ, tuổi âm lịch…Chính vì thế, để xác định tuổi dân số một cách chính xác, trong
các cuộc điều tra người ta đã thống nhất sử dụng lịch mặt trời (dương lịch) và quy



11

định làm trịn số để tính tuổi của dân cư. Theo quy định đó, trẻ em từ khi mới sinh
cho đến chưa trịn 12 tháng (một năm), được tính là 0 tuổi. Từ lúc tròn 1 năm cho
đến lúc chưa trịn 2 năm được tính là 1 tuổi. Cứ tiếp tục như vậy cho đến độ tuổi
cuối cùng. Nói cách khác, tuổi của một người được tính bằng số lần đã “kỷ niệm”
sinh nhật (theo dương lịch) của người đó tính đến thời điểm điều tra.

1.2.2. Cơ cấu dân số theo tuổi
1.2.2.1. Khái niệm
Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những
lứa tuổi nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các
quá trình kinh tế-xã hội.
Trong nghiên cứu dân số, cơ cấu theo tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể
hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao
động của một quốc gia. Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi còn là căn cứ không thể
thiếu được cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một
nước, một vùng như định hướng phát triển kinh tế, kế hoạch, chiến lược phát triển
giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, xây dựng các kế hoạch an sinh xã hội…
Tùy theo mục đích nghiên cứu người ta có thể chia tổng dân số theo các độ
tuổi, nhóm tuổi khác nhau.
* Nghiên cứu cơ cấu dân số theo từng độ tuổi chi tiết sẽ cần thiết khi phân
tích sự thay đổi của các sự kiện (hiện tượng) diễn ra một cách liên tục từ độ tuổi này
đến độ tuổi khác, chẳng hạn mỗi độ tuổi học sinh tương ứng với mỗi lớp học ở
trường phổ thông.
* Nghiên cứu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thường dùng trong tính các chỉ
tiêu phản ánh mức sinh, xây dựng tháp dân số, xây dựng bảng sống, nghiên cứu tái
sản xuất dân số, xác định lực lượng lao động, xây dựng kế hoạch phát triển giáo
dục, y tế và bảo trợ xã hội… Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể chia dân số

thành các nhóm tuổi đều nhau và khơng đều nhau.


×