Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tăng cường quản lý của sở tài nguyên và môi trường tỉnh cao bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.16 KB, 107 trang )

1
“MỞ ĐẦU“
“1. Tính cấp thiết của đề tài“
“Tài ngun khống sản là tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể khai
thác phục vụ mục đích sử dụng cho sự phát triển của xã hội lồi người. Tài ngun
khống sản phân bố không đồng đều về mặt địa lý. Hầu hết nguồn tài ngun
khống sản được lồi người sử dụng đều được hình thành qua q trình phát triển,
tiến hóa lâu dài của lịch sử trái đất. Từ đó có thể thấy tài nguyên thiên nhiên không
phải là vô tận, mà là rất khan hiếm, cần được bảo vệ, sử dụng một cách hiệu quả,
tiết kiệm. Khoáng sản là một bộ phận của nguồn tài nguyên thiên nhiên, có giá trị sử
dụng cao với con người và ngày càng khan hiếm. “
“Khai thác tài nguyên khoáng sản là hoạt động rất quan trọng của con người
nhằm lấy được khoáng sản trong lòng đất để phục vụ đời sống con người và sự phát
triển của xã hội. Với mục tiêu kinh tế, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thực sự
được coi là một hoạt động kinh tế quan trọng đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, đây cũng là một ngành kinh tế đặc biệt cần có sự quản lý rất chặt chẽ của
Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Những năm qua, công tác quản lý khai
thác tài nguyên khoáng sản của Nhà nước mặc dù đã được đẩy mạnh nhưng vẫn tồn
tại những khó khăn, bất cập: Tình trạng khai thác khơng phép, vượt cơng suất giấy
phép vẫn thường xuyên xảy ra; một số tổ chức, cá nhân không thực hiện các quy
định của pháp luật đất đai trong hoạt động khai thác tài nguyên khống sản, khơng
thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi
trường, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước ... “
“Tỉnh Cao Bằng có nguồn tài ngun khống sản khá đa dạng và phong phú,
thuận lợi cho ngành công nghiệp khai khoáng phát triển. Với 200 mỏ và điểm quặng
với 22 loại khống sản khác nhau, trong đó có những mỏ quy mô tương đối lớn tập
trung nhiều ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang…với trữ lượng và chất
lượng tốt. Trong đó quặng Sắt có trữ lượng khoảng 24 triệu tấn, Mangan khoảng 4
triệu tấn, Bauxit (Nhôm) khoảng 84 triệu tấn, ngồi ra cịn có Vàng và Thiếc… Đặc
biệt quặng Mangan đáp ứng nhu cầu công nghiệp làm Pin và luyện kim của cả nước.



2

“Những năm qua, nhìn chung cơng tác quản lý khống sản trên địa bàn tỉnh
được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Cao Bằng đã chủ động trong công tác xây dựng văn bản quản lý; triển khai thực
hiện kịp thời các chỉ đạo về quản lý của cơ quan cấp trên; công tác phổ biến tuyên
truyền pháp luật được thực hiện thường xun. Bên cạnh cơng tác quản lý tài
ngun khống sản, công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khống sản cũng
được chú trọng. “
“Tuy nhiên, trong q trình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về
tài ngun khống sản tại Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Cao Bằng vẫn cịn một
số khó khăn, vướng mắc như vẫn xảy ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép
(khai thác khơng có giấy phép), khai thác vượt mốc giới, khai thác không đúng thiết
kế cơ sở được duyệt, không thực hiện đúng cam kết bảo vệ mơi trường trong khai
thác khống sản, chưa quản lý hiệu quả khối lượng khống sản khai thác, nợ thuế,
phí trong hoạt động khai thác khoáng sản..., do vậy cần nghiên cứu để đưa ra được
giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Cao Bằng đối với lĩnh vực này. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn nghiên
cứu đề tài: “Tăng cƣờng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Cao
Bằng đối với hoạt động khai thác tài ngun khống sản” làm luận văn thạc sĩ. “
“2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài“
“Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khoáng sản là một nguồn
lực quan trọng để phát triển đất nước, do vậy quản lý nhà nước về khống sản ln
được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế xã hội hàng năm. Hiện nay ở nước ta, khai thác tài nguyên khoáng sản và quản lý
nhà nước về tài nguyên khoáng sản đang được quan tâm và chú trọng nghiên cứu
bởi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể một
số cơng trình và tài liệu đã công bố chủ yếu sau: “
“Tác giả Nguyễn Đức Anh và cộng sự (2015) “Bộ tiêu chuẩn EITI
(Extractive Industries Transparency Initiative) 2013 và khả năng đáp ứng chính

sách của Việt Nam”, Nhà xuất bản Hà Nội. Báo cáo đã làm rõ khả năng Việt Nam


3
thực thi Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 theo chuỗi giá trị, bao gồm: Cấp phép, dẫn liệu
sản xuất, các doanh nghiệp nhà nước, nguồn thu và quản lý nguồn thu từ hoạt động
khai khống; đồng thời tìm hiểu những thuận lợi, thách thức và lợi ích cho Việt
Nam khi thực thi EITI 2013 và khuyến nghị giải pháp cho ngành khai thác, chế biến
khoáng sản. “
“Viện Tư vấn Phát triển (2010) thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện
“Báo cáo nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên
khoáng sản Việt Nam”. Nghiên cứu đã nêu được tiềm năng tài nguyên khoáng sản
Việt Nam, thực trạng, kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản; những bất
cập và nguyên nhân của hạn chế để từ đó đã đề xuất các kiến nghị hồn thiện quản
lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản. “
“Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử
dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nơng ven bờ (0 - 30m nước) tỉnh
Sóc Trăng”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đánh giá nguồn
tài ngun khống sản rắn khu vực biển nơng ven bờ của tỉnh Sóc Trăng và đề xuất
được các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế biển bền
vững ở tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh ven biển cả nước. “
“Tác giả Nguyễn Đình Dũng (2012) “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu một
số nội dung về khai thác quặng sắt, hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại
Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; đánh giá hiện trạng môi trường khu vực
mỏ và dự báo các tác động đến môi trường do hoạt động của mỏ, đề xuất các giải

pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường khu vực mỏ Trại Cau
và bài học cho các mỏ trong cả nước. “
“Tác giả Phạm Chung Thủy (2012) “Pháp luật về hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, Đại học Quốc


4
Gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ khái niệm, phân loại khoáng sản, một
vài nét về vai trò, ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và điều
chỉnh pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến khống sản ở Việt Nam; phân tích
thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động khai thác, chế biến khống sản, từ đó
đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp
luật Việt Nam hiện hành về quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. “
“Tác giả Nguyễn Thị Hương (2013) “Hoạt động khai thác khoáng sản Núi
Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến mơi trường”, Luận
văn thạc sĩ khoa học địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tác
giả luận văn đã nêu được một số nội dung liên quan đến khoáng sản; hiện trạng khai
thác khoáng sản Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên; hiện trạng khai thác và ảnh hưởng
của hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo đến sự phát triển kinh tế - xã hội và
môi trường của địa phương. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ
môi trường trong q trình khai thác tài ngun, khống sản. “
“Tác giả Phạm Thị Khánh Ly (2013) “Quyền sở hữu đối với tài nguyên
khoáng sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt
Nam”, Luận văn thạc sĩ ngành Luật dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã
nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu của Nhà nước
đối với tài nguyên khoáng sản; phân tích các quy định pháp luật hiện hành trong
lĩnh vực quyền sở hữu tài ngun khống sản; tìm hiểu và đánh giá việc áp dụng các
quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản trong thực tế
hoạt động của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản ở

Việt Nam và các biện pháp tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong quá trình
hoạt động khống sản của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. “
“Tác giả Bùi Thị Thùy Linh (2013) “Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý
thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, Luận văn
thạc sĩ ngành Luật kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội: Tác giả luận văn đã nghiên
cứu tình hình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
khai thác khoáng sản và thu thuế đối với hoạt động trên tại tỉnh Yên Bái. Thực trạng


5
khai thác tài nguyên đá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kê khai và nộp thuế
của các doanh nghiệp, đánh giá, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất thu
thuế, đề xuất các giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách và đưa các doanh nghiệp
khai thác đá hoạt động theo quy định của pháp luật, tự giác thực hiện trách nhiệm
của mình với đời sống nhân dân và phát triển địa phương . “
“Tác giả Trần Thanh Thủy và cộng sự (2012) “Khoáng sản - Phát triển - Môi
trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn”, Nhà xuất bản Mỹ thuật: Bài báo cho
biết, bên cạnh những tác động tích cực lên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
hoạt động khai thác tài ngun khống sản cịn có những mặt trái, ảnh hưởng tiêu
cực lên con người, môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên. Báo cáo cũng đưa ra các
khuyến nghị chính sách cho ngành khai thác, chế biến khống sản ở nước ta. “
“Tác giả Lê Quang Thuận và cộng sự (2015) “Thực trạng và cơ hội nâng cao
hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Hà
Nội. Nghiên cứu rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá cơng tác quản lý thu
liên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong việc quản lý thu ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị hồn thiện chính sách thu và công tác
quản lý thu. “
“Tác giả Nguyễn Thị Khánh Thiệm (2015) “Quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, Trường đại học Kinh Tế, Đại học quốc gia

Hà Nội. Nghiên cứu đã xây dựng khung lý luận tương đối đầy đủ về quản lý nhà
nước về khai thác khống sản. Bên cạnh đó phân tích tồn diện thực trạng cơng tác
quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Từ kết quả nêu
trên, tác giả đề ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam. “
“Tác giả Nguyễn Thị Hiệp (2017) “Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên
khoáng sản ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Học Viện Hành chính quốc gia. Bản luận
văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với khai thác tài
nguyên khoáng sản: khái niệm; sự cần thiết phải quản lý nhà nước về khai thác tài
nguyên khoáng sản; yêu cầu và nguyên tắc quản lý nhà nước đối với khai thác tài


6
ngun khống sản. Tác giả cũng đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước đối với khai thác tài nguyên khoáng sản và rút ra bài học từ kinh nghiệm
cho Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Phân tích và đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở Việt Nam, những kết quả đạt
được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất 04
nhóm giải pháp nhằm hồn thiện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở Việt
Nam: Giải pháp về thể chế chính sách; Giải pháp về tổ chức thực hiện; Giải pháp về
nguồn lực; Giải pháp về tham gia sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác
khống sản. “
“Bên cạnh luận văn, các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo trong các hội
thảo khoa học nêu trên cịn có nhiều bài báo viết về lĩnh vực khai thác, chế biến
khoáng sản và quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản, chủ yếu phản
ánh những bất cập trong thực tiễn. “
“Các cơng trình nghiên cứu, các bài báo đã đề cập đến quản lý nhà nước về
tài ngun mơi trường nói chung, quản lý nhà nước về khai thác tài ngun khống
sản nói riêng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, tuy nhiên chỉ ở một hoặc một vài
khía cạnh khác nhau. Trong giới hạn tài liệu tác giả tìm được, chưa có một luận văn,

cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện quản lý nhà nước về khai thác
tài ngun khống sản của Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Cao Bằng. Đây chính
là khoảng trống để tác giả nghiên cứu và có đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn. Các cơng trình trên cũng là tài liệu tham khảo quí cho tác giả hoàn thành
luận văn này. “
“Với đề tài “Tăng cường quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao
Bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản”, luận văn định hướng
nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về khai thác tài
nguyên khoáng sản, đối chiếu để đánh giá thực trạng quản lý của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Cao Bằng về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất
một số giải pháp để tăng cường quản lý hoạt động này. “
“3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu“
“- Mục Tiêu nghiên cứu: “


7
“Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên
khoáng sản của Sở Tài ngun và Mơi trường và phân tích thực trạng về quản lý
nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Cao Bằng, luận văn đề xuất giải pháp, kiến nghị tăng cường quản lý của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên
khoáng sản. “
“- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn có
những nhiệm vụ cụ thể như sau: “
“+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
và quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khống sản. “
“+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. “
“+ Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên

khoáng sản. “
“4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu“
“- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý
của Sở tài nguyên và môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.

“- Phạm vi nghiên cứu: “
“+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Cao Bằng. “
“+ Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2014
- 2018, những giải pháp được đề xuất đến năm 2025. “
“+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu nội dung quản lý của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên
khoáng sản. “
“5. Phƣơng pháp nghiên cứu“
“Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng một


8
số phương pháp như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích - tổng
hợp, phương pháp thống kê - so sánh...: “
“- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các
báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng về cơng tác quản lý khai
thác tài ngun khống sản, Các tài liệu thu thập được lấy tại phòng Khống sản, Sở
Tài ngun và Mơi trường tỉnh Cao Bằng. Dữ liệu thu thập trong thời gian từ năm
2014 - 2018. “
“- Phương pháp hệ thống hoá để làm rõ cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên
khoáng sản và quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với hoạt động khai
thác tài nguyên khoáng sản. “
“- Phương pháp thống kê, so sánh để phân tích thực trạng quản lý của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên

khoáng sản giai đoạn 2014 - 2018. “
“- Phương pháp tổng hợp, phân tích để tổng kết, đánh giá thực trạng quản lý
của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động khai thác tài
nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó thấy được hạn chế, nguyên nhân từ đó đưa ra các
giải pháp tăng cường quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đối
với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. “
“6. Kết cấu của luận văn“
“Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày gồm 3 chương chính: “
“Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý của cơ quan nhà nước cấp Sở
đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. “
“Chương 2: Thực trạng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao
Bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. “
“Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đối với hoạt động khai thác tài nguyên
khoáng sản. “


9
“CHƢƠNG 1“
“NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CỦA CƠ QUAN

NHÀ NƢỚC CẤP SỞ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
TÀI NGUN KHỐNG SẢN“
“1.1. Sự cần thiết và vai trị quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai
thác tài nguyên khoáng sản“
“1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài nguyên khoáng sản và hoạt động
khai thác tài nguyên khoáng sản“
“1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên“
“Theo nghĩa rộng “tài nguyên gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng,

thơng tin có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc
sống và sự phát triển của nhân loại” [12]. “
“Tài nguyên thường được phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các
nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liền với nhân tố con người và xã
hội. Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất hữu dụng phục vụ cho sự tồn tại và phát
triển cuộc sống con người và thế giới động vật. Tài nguyên thiên nhiên là một phần
của các thành phần môi trường như rừng cây, đất đai, nguồn nước, khoáng sản,
cùng tất cả các loài động, thực vật khác. “
“Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình
thành, tồn tại trong tự nhiên và tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà con người
có thể khai thác, sử dụng thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. “
“1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên khoáng sản“
“Theo từ điển Tiếng Việt: “Khoáng sản là những thành tạo khống vật trong
vỏ trái đất có thể sử dụng trong nền kinh tế quốc dân” [12]. Luật Khoáng sản năm
2010 quy định: “Khoáng sản là khoáng vật, khống chất có ích được tích tụ tự nhiên
ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lịng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng
vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ” [28]. “
“Khống sản có ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi vùng. Khoáng sản là nguồn vật
chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải cho con người. “


10
“Tài nguyên khoáng sản là một phần của tài nguyên thiên nhiên, trong khuôn
khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu về công tác quản
lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đối với tài nguyên
khoáng sản và sau đây được gọi tắt là khoáng sản, các loại tài nguyên thiên nhiên
khác như tài nguyên đất, tài nguyên nước… không được đề cập trong luận văn này.

“1.1.1.3. Hoạt động khai thác khoáng sản“

“Ở Việt Nam, hoạt động khoáng sản và khai thác khoáng sản là khái niệm đã
được luật hóa. Theo quy định tại Khoản 5, Khoản 7, Điều 2 Luật khoáng sản 2010:

““- Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dị khống sản, hoạt
động khai thác khoáng sản; “
“- Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây
dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên
quan”[28]. “
“Khai thác khống sản là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép
khai thác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt
đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ) cho đến khi mỏ kết thúc khai thác
(đóng của mỏ, phục hồi mơi trường). “
“Hoạt động khai thác khống sản có những đặc điểm sau: “
“a) Chủ thể khai thác khoáng sản “
“Không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành chủ thể khai
thác khống sản. Luật Khoáng sản 2010 và Nghị định hướng dẫn thi hành quy định
các điều kiện tương đối chặt chẽ về tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. “
“Điều kiện cần để có thể trở thành chủ thể khai thác khống sản là các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản
theo quy định tại Điều 51 Luật Khoáng sản 2010. “
“Điều kiện đủ để trở thành chủ thể khai thác khoáng sản đối với tổ chức, cá
nhân được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 53 Luật Khoáng sản 2010; đối với hộ
gia đình được quy định tại Khoản 1, Điều 36 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày


11
29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Khoáng sản. “
“b) Đối tượng khai thác khoáng sản“
“Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản nên hoạt động

này có đối tượng khai thác là tài ngun khống sản. “
“Khoáng sản được phân loại theo nhiều cách: “
“- Theo mục đích, cơng dụng và thành phần hóa học: Khống sản nhiên liệu
(dầu mỏ, khí đốt, than, đá cháy); khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu,
kim loại quý); khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng). “
“- Dựa trên trạng thái vật lý: Khoáng sản rắn (kim loại, phi kim và đá màu,
đá quý); khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước khoáng, nước nóng…); khống sản khí
(khí đốt và khí trơ). “
“c) Hình thức khai thác khống sản“
“Theo cách thức khai thác, có hai hình thức là khai thác lộ thiên và khai thác
hầm lò: “
“- Khai thác lộ thiên là một hình thức khai thác mà theo đó cần phải bóc lớp
đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác. “
“- Một hình thức khai thác khác ngược lại là khai thác hầm lị, theo đó khơng
có việc bóc lớp phủ mà người ta đào các hầm bên dưới mặt đất để lấy quặng. “
“Theo quy mô, công nghệ khai thác: “
“- Khai thác theo quy mô công nghiệp được hiểu là hình thức khai thác với
quy mơ lớn, thời gian khai thác dài, cơ giới hóa tồn bộ q trình khai thác và được
Bộ Tài ngun và Mơi trường cấp giấy phép khai thác (giấy phép thuộc thẩm quyền
Trung ương). “
“- Khai thác quy mô phân tán, nhỏ lẻ; khai thác tận thu là hình thức khai thác
tại các mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố là khu vực có khống sản
phân tán, nhỏ lẻ; khai thác tại khu vực bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa
mỏ hoặc khai thác khống sản làm vật liệu xây dựng thông thường do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh cấp giấy phép (giấy phép thuộc thẩm quyền địa phương). “
“Theo tính pháp lý: “


12
“- Khai thác theo giấy phép là hoạt động của các tổ chức, cá nhân khai thác tại

các mỏ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

“- Khai thác trái phép là các hoạt động khai thác khơng có giấy phép khai
thác khống sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. “
“1.1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác
khoáng sản“
“1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước“
“Từ các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như:
“Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thơng qua nỗ lực của người khác; quản lý là
hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định; quản lý là cơng tác
phối hợp có hiệu quả các hoạt động của các cộng sự trong cùng một tổ chức; quản lý là
quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức... Theo
cách tiếp cận hệ thống, quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
để đạt được mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật” [26] . “
“Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quản lý xuất hiện
như một tất yếu khách quan. Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà
nước, là sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội và cơng dân. “
“Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nhà nước. Giáo trình quản lý nhà
nước về đất đai, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đưa ra khái
niệm: “Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”[17]. Giáo trình quản lý nhà
nước về kinh tế của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa
quản lý nhà nước như sau: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm
chủ thể, định hướng điều hành, chi phối v.v...để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội
trong những giai đoạn lịch sử nhất định” [26]. “
“Như vậy, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực



13
nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức
năng quản lý của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu nhà nước đề ra trong từng
giai đoạn lịch sử. “
“Hiện chưa có khái niệm cụ thể, chính xác thế nào là quản lý nhà nước về
khai thác khoáng sản, song từ các khái niệm nêu trên có thể định nghĩa quản lý nhà
nước về khai thác khoáng sản như sau: Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là
sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nước lên hoạt động khai thác khoáng
sản để đảm bảo nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác hợp lý và hiệu quả. Đó
chính là hoạt động của Nhà nước với việc sử dụng các phương pháp, cơng cụ quản
lý thích hợp tác động đến hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đạt được mục tiêu
trong quá trình quản lý tài nguyên, môi trường và kinh tế. “
“Để thực hiện vai trị quản lý của mình, Nhà nước sử dụng hệ thống các công
cụ cần thiết như công cụ định hướng (quy hoạch, chiến lược phát triển), công cụ
kinh tế (thuế, phạt tiền …); công cụ pháp lý (hệ thống luật, các văn bản pháp
quy,…), công cụ tổ chức, giáo dục…“
“Điểm khác biệt giữa quản lý nhà nước về khai thác khống sản với các dạng
quản lý khác chính là đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý cụ thể của nó, cùng với
đó là các cơng cụ, phương tiện quản lý mà Nhà nước sử dụng để tác động đến hoạt
động khai thác khoáng sản. “
“1.1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác
khoáng sản“
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đạt được
mục tiêu của nhà nước đề ra trong một thời kỳ nhất định trong việc khai thác, sử
dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia. “
“Mục tiêu quản lý được hiểu là trạng thái mong đợi có thể có của đối tượng
quản lý (hệ thống) tại một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc sau một thời gian
nhất định. Mục tiêu quản lý là cái đích phải đạt tới của quá trình quản lý, nó vừa
mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Quản lý nhà nước về khai thác

khống sản có những mục tiêu sau: “
“Một là, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương“
“Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là cái đích cần đạt tới của quản lý nhà


14
nước. Để đạt được mục tiêu tổng thể chung, Nhà nước (chủ thể quản lý) phải đặt ra
mục tiêu cụ thể đối với từng lĩnh vực quản lý. Mục tiêu quản lý này không phải bất
biến mà mỗi giai đoạn phát triển có những mục tiêu quản lý riêng, phù hợp. “
“Có thể khẳng định, hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của
sự phát triển. Hiệu quả kinh tế - xã hội được thể hiện qua các chỉ tiêu về thu ngân
sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động và tái phân phối lợi tức
xã hội. Để đạt mục tiêu trên địi hỏi cơng tác quản lý của nhà nước phải chặt chẽ để
việc khai thác, chế biến khoáng sản đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh rơi vào hiện
tượng “lời nguyền tài nguyên” (các quốc gia giàu tài nguyên có tốc độ tăng trưởng
kinh tế và thành tựu phát triển xã hội thấp hơn các quốc gia nghèo tài nguyên). “
“Hai là, hạn chế tác động xấu của hoạt động khai thác khống sản đến mơi
trường“
“Khống sản là thành phần của môi trường, là yếu tố tạo thành môi trường
nên việc khai tháckhống sản có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. “
“Cả về lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy khai thác khoáng sản là một trong
những hoạt động có tác động xấu đến mơi trường (chất thải rắn; ơ nhiễm nước, ơ
nhiễm khơng khí, ơ nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn
và chấn động…). Do vậy, hạn chế tác động của khai thác khống sản đến mơi
trường sinh thái là một mục tiêu quan trọng trong quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản. “
“Ba là, bảo vệ quyền sở hữu tồn dân đối với tài ngun khống sản mà
Nhà nước là đại diện. “
“Trên cơ sở khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu, các quy định pháp luật về khoáng sản, khai thác khoáng sản phải thể hiện rõ

các quyền của chủ sở hữu. “
“Vì vậy, cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản
rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
cũng như của đất nước. “
“1.1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản“
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khống sản có vai trị quan


15
trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhằm điều chỉnh, giải quyết những trở ngại mà
bản thân các doanh nghiệp không tự giải quyết được, ngăn ngừa, hạn chế các tác
động tiêu cực về xã hội. “
“Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm cho các tổ
chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản thực hiện theo khn khổ pháp luật.
Đồng thời khuyến khích hỗ trợ, kiểm soát nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội
của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia vào hoạt động khai
thác khống sản và bảo vệ mơi trường sinh thái trong khai thác khoáng sản. “
“Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản nhằm thực hiện theo
đúng quy hoạch, kế hoạch đã đề ra trong từng giai đoạn, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội trong từng thời kỳ nhất định, từ đó góp phần ổn định kinh tế, chính trị của
đất nước. “
“1.2. Phân cấp quản lý giữa trung ƣơng và địa phƣơng đối với hoạt động
khai thác khoáng sản“
“Để làm rõ các nội dung quản lý của cơ quan nhà nước cấp Sở đối với hoạt
động khai thác khống sản, trước tiên cần tìm hiểu nội dung phân cấp quản lý giữa
cơ quan trung ương với địa phương cấp tỉnh như sau: “
“- Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản ở trung ương do Bộ Tài
nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về khống sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm: “
““+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành
quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khống sản,
thăm dị khống sản; “
“+ Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khống sản; lập,
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khống sản theo phân cơng của
Chính phủ; “
“+ Khoanh định và cơng bố các khu vực khống sản theo thẩm quyền;
khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền


16
khai thác khoáng sản theo thẩm quyền; “
“+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt
động khoáng sản; “
“+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dị khống sản, Giấy phép khai thác
khống sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dị khống sản, Giấy phép khai thác
khống sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dị, khai thác khống sản; tổ
chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; “
“+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; “
“+ Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt
động khống sản; quản lý thơng tin, mẫu vật địa chất, khống sản; “
“+ Cơng bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

“+ Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; “
“+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm
quyền.” [28] “
“- Việc quản lý nhà nước về khoáng sản ở địa phương do Ủy ban nhân
dâncấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạncủa mìnhcó trách nhiệm: “
““+BanhànhtheothẩmquyềnvănbảnhướngdẫnthựchiệncácquyđịnhcủaNhànướ
cvề quản lý, bảo vệ khống sản và quản lýhoạtđộng khốngsản tạiđịa phương; “
“+KhoanhđịnhvàtrìnhThủtướngChínhphủphêduyệtkhuvựccấmhoạtđộngkhố
ng

sản,khuvựctạmthời

cấmhoạt

độngkhốngsản;quyết

địnhkhuvựckhơngđấugiáquyềnkhaithác khốngsản theo thẩm quyền; “
“+Lập,trìnhcơquannhànướccóthẩmquyềnphêduyệtquyhoạchthămdị,khaithác,
sử dụngkhốngsảncủa địa phương theo quy định của Chính phủ; “
“+Cơngnhậnchỉtiêutínhtrữlượngkhốngsản;phêduyệttrữlượngkhốngsản;thống
kê, kiểmkêtrữ lượngkhốngsảnthuộc thẩmquyềncấp giấyphép; “
“+Cấp,giahạn,thuhồiGiấyphépthămdịkhốngsản,Giấyphépkhaitháckhốngsả


17
n,
Giấyphépkhaitháctậnthukhốngsản;chấpthuậntrảlạiGiấyphépthămdịkhốngsản,Giấ
y
phépkhaitháckhốngsản,Giấyphépkhaitháctậnthukhốngsản,trảlạimộtphầndiệntíchk
hu vực thăm dị,khai thác khống sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khống sản
thuộc thẩm quyền; “
“+Giảiquyếttheothẩmquyềnviệcchothđấthoạtđộngkhốngsản,sửdụnghạtầng
kỹ
thuậtvàcácvấnđềkháccóliênquanchotổchức,cánhânđượcphéphoạtđộngkhốngsảntạiđ

ịa phương theo quy định củapháp luật; “
“+Thựchiệncácbiệnphápbảovệmơitrường,khốngsảnchưakhaithác,tàingunt
hiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an tồn xã hội
tại khu vực có khốngsản; “
“+Báocáocơquanquảnlýnhànướcvềkhốngsảnởtrungươngvềtìnhhìnhhoạtđộng
khốngsản trênđịa bàn; “
“+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; “
“+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm
quyền.” [28] “
“- Về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được quy định tại
Điều 82 Luật Khoáng sản 2010, cụ thể: “
““1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dị khống sản, Giấy
phép khai thác khống sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dị khống sản, Giấy phép
khai thác khống sản làm vật liệu xây dựng thơng thường, than bùn, khống sản tại
các khu vực có khống sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
khoanh định và cơng bố; Giấy phép khai thác tận thu khống sản. “
“3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dị khống
sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào
thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại
một phần diện tích khu vực thăm dị, khai thác khống sản; chấp thuận chuyển


18
nhượng quyền thăm dị khống sản, quyền khai thác khống sản.” [28] “
“Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là một bộ phận gắn liền với quản
lý nhà nước về hoạt động khoáng sản (bao gồm hoạt động thăm dị khống sản và
hoạt động khai thác khống sản), vì để được cấp giấy phép khai thác khống sản
trước tiên mỏ đó phải được cấp giấy phép thăm dị khoáng sản và phê duyệt trữ

lượng khoáng sản sau khi thăm dị, do đó trong khn khổ luận văn nghiên cứu về
quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản bao hàm cả nội dung quản
lý nhà nước về hoạt động thăm dị khống sản. “
“1.3. Nội dung quản lý của cơ quan nhà nƣớc cấp Sở đối với hoạt động
khai thác khoáng sản“
“Các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường
tham mưu thực hiện. “
“Theo Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNVngày 28 tháng 08
năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh. Sở Tài ngun và Mơi trường có chức năng, nhiệm vụ: “
““- Khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời
cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực khơng đấu giá quyền khai thác
khống sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề xuất với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lập kế hoạch và
tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh sau khi được phê duyệt; “
“- Lập quy hoạch thăm dị, khai thác, sử dụng khống sản của địa phương
theo quy định; kịp thời phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài
nguyên và Mơi trường khi phát hiện khống sản mới; thẩm định hồ sơ cơng nhận
chỉ tiêu tính trữ lượng khống sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê,
kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh; “


19
“- Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép thăm dị

khống sản, giấy phép khai thác khoáng sản; hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dị,
quyền khai thác khống sản; hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực thăm dị, khai
thác khống sản; đề án đóng cửa mỏ; hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản
thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thẩm định tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; “
“- Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khống sản làm vật liệu xây
dựng thơng thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; “
“- Quản lý, lưu trữ và cung cấp thơng tin, tư liệu về thăm dị khống sản làm vật
liệu xây dựng thông thường và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã
được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định; “
“- Xây dựng giá tính thuế tài ngun đối với loại khống sản chưa có giá tính
thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnh giá tính thuế tài ngun do khơng cịn phù hợp
theo quy định.” [3] “
“Các nội dung quản lý của cơ quan nhà nước cấp Sở đối với hoạt động khai
thác khống sản được nhóm lại trong bốn (04) nội dung chính sau. “
“1.3.1. Tham mưu trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác
khoáng sản“
“Quy hoạch là cơ sở cho việc cấp phép, cho thuê đất, đấu giá quyền khai thác
khoáng sản và quản lý hoạt động khai thác khoáng sản. “
“Theo quy định, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được lập đối với các loại khoáng sản sau: (1)
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thơng thường, than bùn; (2) Khống sản ở khu
vực có khống sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh
định và cơng bố; (3) Khống sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa. “
“Việc lập quy hoạch thăm dị, khai thác và sử dụng khoáng sản cấp tỉnh do
Sở Tài ngun và Mơi trường thực hiện, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt,
phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: (1) Phù hợp với chiến lược khoáng sản, quy
hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước; (2) Phù hợp với quy hoạch tổng



20
thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn;
(3) Bảo đảm khai thác, chế biến khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu
cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, cơng nghệ và nhu cầu
khoáng sản trong tương lai; (4) Bảo vệ mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích
lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác. “
“Căn cứ để Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch thăm dò, khai thác
và sử dụng khoáng sản của tỉnh gồm: (1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, quy hoạch vùng; (2) Chiến lược khoáng sản; quy hoạch khai thác
khoáng sản chung cả nước; (3) Nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch; (4) Tiến
bộ khoa học và công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản; (5) Kết quả thực
hiện quy hoạch kỳ trước. “
“Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cấp tỉnh phải có các
nội dung chính sau đây: (1) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên
địa bàn địa phương; (2) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; (3) Xác
định phương hướng, mục tiêu khai thác, chế biến khoáng sản trong kỳ quy hoạch;
(4) Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng
sản; (5) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần khai thác và tiến độ
khai thác; (6) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai
thác; (7) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch. “
“Ngày 24 tháng 11 năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã thơng qua Luật Quy
hoạch số 21/2017/QH14. Theo đó, quy hoạch thăm dị, khai thác và sử dụng khống
sản cấp tỉnh sẽ khơng được lập riêng, độc lập, mà sẽ được lập thành Kế hoạch thăm
dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cấp tỉnh, được lồng ghép trong Quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội chung cấp tỉnh (không lập quy hoạch ngành ở cấp tỉnh, mà lập
kế hoạch của từng ngành trong quy hoạch tỉnh, thành). Tuy nhiên, các các văn bản
hướng dẫn thi hành liên quan đến quy hoạch ngành chưa điều chỉnh, bổ sung kịp
thời, nên hiện nay các tỉnh, thành phố chủ yếu vẫn căn cứ vào quy hoạch thăm dị,

khai thác và sử dụng khống sản đã phê duyệt trước đó để thực hiện cấp phép hoạt
động khống sản. “



×