Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tăng cường quản lý dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ của ban điều phối dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 126 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------------

HOÀNG TIẾN LONG

TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ
KINH DOANH CHO NÔNG HỘ CỦA BAN ĐIỀU PHỐI
DỰ ÁNHỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ
TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------------

HOÀNG TIẾN LONG

TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ
KINH DOANH CHO NÔNG HỘ CỦA BAN ĐIỀU PHỐI
DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ
TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƢƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:



PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
xin cam đoan bằng danh dự cá nhân rằng cơng trình là của riêng tôi, do tôi tự thực
hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Hoàng Tiến Long

năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tỉnh, sự đóng
góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong
ban giám hiệu nhà trƣờng, Viện đào tạo sau đại học, Viện Thƣơng mại và Kinh tế
Quốc tế trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực
hiện và hồn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho

nông hộ tỉnh Cao Bằng và các cơ quan thực thi dự án đã giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện đề tài trên địa bàn.
Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không
tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong Q thầy cơ, các chun gia, những
ngƣời quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến
đóng góp, giúp đỡ để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Hồng Tiến Long

năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................... i
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄNVỀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHONÔNG HỘ TỈNH CAO BẰNG ...5
1.1. Hoạt động của nông hộ và dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ ................5
1.1.1. Tổng quan về hoạt động của nông hộ ......................................................5
1.1.2. Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ đƣợc quản lý bởi Ban điều phối
dự án tỉnh ............................................................................................................8

1.2. Khái niệm quản lý dự án và mục tiêu, nguyên tắc, nội dung quản lý dự án
hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ ..............................................................................11
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của dự án ODA cũng nhƣ quản lý dự án .....11
1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ .....17
1.2.3. Các nội dung quản lý dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ .................19
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý dự án hộ trợ kinh doanh cho nông hộ ...........24
1.3.1. Các yếu tố thuộc về Ban điều phối dự án ...............................................24
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài Ban điều phối dự án .............................................25
1.4. Quản lý dự án hỗ trợ phát triển của các đơn vị, dự án trƣớc và bài học
kinh nghiệm rút ra cho Ban điều phối dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ
tỉnh Cao Bằng ..........................................................................................................27
1.4.1. Kinh nghiệm của Ban điều phối Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long (AMD) tại tỉnh Bến Tre .......................................27
1.4.2. Kinh nghiệm của Ban điều phối Dự án Phát triển nơng thơn bền vững vì
ngƣời nghèo (SRDP) tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................29


1.4.3. Kinh nghiệm của Ban điều phối Chƣơng trình giảm nghèo dựa trên phát
triển hàng hóa (CPRP) tỉnh Hà Giang ..............................................................31
1.4.4. Bài học kinh nghiệm của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho
nông hộ tỉnh Cao Bằng .....................................................................................32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ

KINH

DOANHCHO NÔNG HỘ TẠI BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN HỖ TRỢKINH
DOANH CHO NÔNG HỘ TỈNH CAO BẰNG ....................................................34
2.1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng và Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho
nông hộ tỉnh Cao Bằng ...........................................................................................34
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Cao Bằng ........................................................34

2.1.2. Tổng quan về Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nơng hộ tỉnh
Cao Bằng ..........................................................................................................35
2.2. Phân tích thực trạng quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh
Cao Bằng ..................................................................................................................40
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý vĩ mô .........................................................40
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng, tiến độ thực hiện các hoạt động
dự án tại Ban điều phối dự án CSSP tỉnh Cao Bằng ........................................51
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ
tỉnh Cao Bằng ..........................................................................................................63
2.3.1. Đánh giá công tác quản lý vĩ mô ............................................................63
2.3.2. Đánh giá công tác quản lý chất lƣợng, tiến độ thực hiện Dự án ............65
2.3.3. Đánh giá công tác giám sát, đánh giá của Dự án ...................................68
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ...............................................69
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝDỰ
ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ CỦABAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN
HỖ TRỢ KINH DOANH CHONÔNG HỘ TỈNH CAO BẰNG ........................71
3.1. Bối cảnh thực hiện Dự án hiện nay và định hƣớng tăng cƣờng quản lý Dự
án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng ...............................................71
3.1.1. Bối cảnh thực hiện Dự án hiện nay ........................................................71


3.1.2. Mục tiêu quản lý dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng 71
3.1.3. Định hƣớng tăng cƣờng quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ
tỉnh Cao Bằng ...................................................................................................74
3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông
hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng ............75
3.2.1. Điều kiện thực hiện các giải pháp ..........................................................75
3.2.2. Giải pháp tăng cƣờng triển khai dự án của Ban điều phối Dự án hỗ trợ
kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng ...........................................................75
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý dự án ..............78

3.2.4. Giải pháp tăng cƣờng quản lý tài chính, quản lý tiến độ dự án ..............80
3.2.5. Giải pháp tăng cƣờng quản lý công tác mua sắm đấu thầu của dự án ...81
3.2.6. Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, đánh giá dự án.........82
3.3. Những kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp ............................................83
3.3.1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ .............................................................83
3.3.2. Đối với UBND tỉnh – Ban chỉ đạo Dự án CSSP ....................................83
3.3.3. Đối với cơ quan thực thi dự án các cấp ..................................................84
3.3.4. Kiến nghị với các nông hộ......................................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh:
Tiếng Anh
AMD

Adaptation in the Mekong Delta

Tiếng Việt
Thích ứng biến đổi khí hậu vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long

Commodity-Oriented Poverty

Chƣơng trình giảm nghèo dựa

Reduction Programme


trên phát triển hàng hóa

Commercial Smallholder Support

Dự án hỗ trợ Kinh doanh cho

Project

nông hộ

International Fund for Agriculture

Quỹ quốc tế về Phát triển Nơng

Development

thơn

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


SIP

Strategic Investment Plan

Kế hoạch đầu tƣ chiến lƣợc

Suptainable rural development for

Dự án Phát triển nông thôn bền

the poor

vững vì ngƣời nghèo

USD

United States dollar

Đồng Đơ la Mỹ

VCAP

Value Chain Action Plan

CPRP

CSSP

IFAD


SRDP

Tiếng Việt:
DN

Doanh nghiệp

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

Kế hoạch hành động phát triển
chuỗi giá trị


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
BẢNG:
Bảng 1.1. Bảng thống kê số hộ hƣợng lợi chính từ dự án CSSP ..............................10
Bảng 2.1. Bảng thông tin nhận sự Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng ........39
Bảng 2.2. Thơng tin các nhóm tiết kiệm tín dụng .....................................................46
Bảng 2.3. Thơng tin các mơ hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu ..............56
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp thơng tin mua sắm đấu thầu giai đoạn 2017-2019 ...........60

Bảng 2.5. Tóm tắt hiệu suất kinh tế một số cơng trình cơ sở hạ tầng .......................61
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng VCAP đã triển khai ...............................................................43
Biểu đồ 2.2. Số Doanh nghiệp, Hợp tác xã đƣợc liên kết .........................................44
Biểu đồ 2.3. Số liệu thành lập và tài trợ nhóm cùng sở thích ...................................47
Biểu đồ 2.4. Số liệu giải ngân dự án theo Hợp phần ................................................55
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mơ hình tổ chức quản lý của Ban điều phối Dự án SRDP tỉnh Hà Tĩnh ...30
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hệ thống quản lý của Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng ........................50

HÌNH:
Hình 1.1. Hình mơ tả tiêu chuẩn quản lý dự án ........................................................16


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------------

HOÀNG TIẾN LONG

TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ
KINH DOANH CHO NÔNG HỘ CỦA BAN ĐIỀU PHỐI
DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ
TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƢƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2020



i

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài/ Lý do chọn đề tài
Năm 2017, Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng (Dự án
CSSP Cao Bằng) đã đƣợc triển khai với sự tài trợ từ nguồn vốn vay của Quỹ quốc
tế về Phát triển nơng nghiệp (IFAD). Vì là dự án hỗ trợ phát triển nên các xã vùng
Dự án đều thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và nằm
trong chƣơng trình 135, trong đó có 02 huyện nằm trong Nghị quyết 30a của Chính
phủ và 01 huyện nghèo. Với địa bàn triển khai dự án rộng gồm 35 xã cách xa nhau,
địa bàn dân cƣ thƣa thớt và cịn nhiều khó khăn thì việc quản lý dự án đến từng
huyện, xã, thơn, xóm của Ban điều phối Dự án tỉnh luôn là vấn đề cần phải quan
tâm hàng đầu nhƣng trong quá trình thực hiện dự án thời gian qua đã bộc lộ những
hạn chế làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của dự án.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển, đổi mới toàn diện của đất nƣớc, hoạt
động quản lý các dự án vốn vay nƣớc ngoài cũng đƣợc đổi mới về cả tổ chức, thể
chế, quản lý và nội dung, phƣơng pháp. Việc tiếp cận, nắm bắt và áp dụng các chính
sách, quy định mới về quản lý dự án vốn vay nƣớc ngồi từ đó cũng nảy sinh nhiều
vƣớng mắc, khó khăn nhƣ việc phân bổ vốn đầu tƣ công, thời gian giải ngân kéo
dài... Đặc biệt, Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng đƣợc phê duyệt trong thời điểm năm
2017 nên chƣa đƣợc đƣa vào kế hoạch vốn đầu tƣ cơng trung hạn năm 2015-2020
đã gây ra nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong việc tiếp nhận và giải ngân vốn của Ban
điều phối Dự án. Chính vì vậy, hoạt động quản lý dự án của Ban điều phối đã gặp
nhiều vấn đề nảy sinh. Do đó, việc tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong giai đoạn
này là một việc làm quan trọng để nâng cao chất lƣợng quản lý dự án cũng nhƣ đúc
rút kinh nghiệm cho các dự án khác trong tƣơng lai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường quản
lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh

doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn của mình.
Mục tiêu tổng quát :
Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý Dự án
CSSP Cao Bằng của Ban điều phối Dự án cấp tỉnh trong điều kiện hiện nay.


ii

Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trị của loại hình
dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng nhƣ hoạt động quản lý dự án hỗ trợ
phát triển để có cơ sở đánh giá về cơng tác quản lý tại Dự án CSSP Cao Bằng.
- Trình bày sơ lƣợc điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh nói chung và
địa bàn dự án nói riêng cũng nhƣ làm rõ chức năng, nhiệm vụ, phƣơng thức quản lý
của Dự án CSSP Cao Bằng nói chung và Ban điều phối Dự án cấp tỉnh nói riêng để
có cái nhìn chung nhất nhằm đánh giá về thực trạng quản lý dự án hiện nay.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số Dự án sử dụng nguồn vốn IFAD nhƣ
Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang... để làm bài học kinh nghiệm áp dụng vào hoạt
động quản lý tại Dự án CSSP Cao Bằng.
- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý dự án hiện nay. Từ đó chỉ ra những
kết quả đã đạt đƣơc cũng nhƣ các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý Dự án hỗ trợ kinh
doanh cho nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh
Cao Bằng trong thời gian tới.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến hiệu quả quản lý dự án của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho
nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đƣợc giới hạn trong Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh

cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Về thời gian: Thời gian khảo sát, đánh giá thực trạng chủ yếu từ năm 2017 2019, các giải pháp đƣợc đề xuất thuộc phạm vi quản lý cấp quản lý nhà nƣớc cấp
tỉnh đến năm 2023 (thời điểm kết thúc dự án) và dự kiến đến năm 2025 trong
trƣờng hợp dự án đƣợc gia hạn thời gian thực hiện, số liệu khảo sát thực trạng đƣợc
điều tra năm 2019.
Về nội dung:Nội dung của luận văn bao gồm các khái niệm, đặc điểm, phân
loại, vai trị của loại hình dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng nhƣ hoạt
động quản lý dự án hỗ trợ phát triển. Đặc biệt, luận văn đi sâu vào đánh giá về công
tác quản lý tại Dự án CSSP Cao Bằng đặt trong bối cảnh điều kiện chung về kinh
tế-xã hội của tỉnh Cao Bằng và có sự so sánh, học tập kinh nghiệm của một số Dự
án sử dụng nguồn vốn IFAD nhƣ Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang... Từ những


iii

thơng tin, số liệu đó, luận văn đề ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng
quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh
doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng trong thời gian tiếp theo.
Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Dự án hỗ trợ
kinh doanh cho nông hộ tại Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ
tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tại Ban
điều phối dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 3:Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý Dự án hỗ trợ kinh
doanh cho nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh
Cao Bằng.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NƠNG HỘ TỈNH CAO BẰNG
Hoạt động của nơng hộ và dự án hỗ trợ kinh doanh cho nơng hộ.

Có thể hiểu khái niệm nông hộ nhƣ sau: “Nông hộ là hộ gia đình mà hoạt
động sản xuất chủ yếu của họ là nơng nghiệp. Ngồi các hoạt động nơng nghiệp, hộ
nơng dân cịn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các
hoạt động phụ. Nông hộ luôn nằm trong hệ thống kinh tế với sự tham gia một phần
vào thị trường với mức độ hồn hảo khơng cao”.
Đặc điểm cơ bản về nơng hộ bao gồm:
- Các thành viên trong nơng hộ có sự gắn bó chặt chẽ với nhau bằng quan hệ
hơn nhân và huyết thống dựa trên lịch sử và truyền thống lâu đời. Các thành viên
trong nơng hộ gắn bó với nhau trên các mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan
hệ phân phối...
- Hộ nông dân là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo thể hiện ở việc
sinh sản, nuôi dƣỡng, giáo dục, truyền nghề, đào tạo nghề từ đời này qua đời khác.
- Hoạt động sản xuất chủ yếu của nông hộ là hoạt động nơng nghiệp với mục
tiêu chính là sản xuất nơng sản phục vụ nhu cầu của bản thân nông hộ và chỉ đem
trao đổi, bn bán khi có dƣ thừa. Ngồi hoạt động nơng nghiệp, nơng hộ cũng có
thể tiến hành thêm các hoạt động khác ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên đó chỉ là
các hoạt động phụ.
- Nông hộ vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh
doanh, vừa là một đơn vị xã hội.


iv

Kinh doanh của nơng hộ hay cịn gọi là kinh tế hộ nơng dân là hình thức kinh tế
cơ sở của nền sản xuất xã hội. Trong hoạt động kinh doanh của nông hộ, các tƣ liệu sản
xuất nhƣ đất đai, lao động, công cụ sản xuất... đƣợc xem là của chung. Các quyết định
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống là thuộc về chủ hộ. Hoạt động kinh
doanh của nông hộ đƣợc nhà nƣớc thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Hoạt động kinh doanh của nơng hộ đã và đang góp phần giải quyết vấn đề
việc làm và sử dụng nguồn tài nguyên ở nơng thơn. Với nguồn lực đất đai sẵn có

cộng với việc đƣợc nhà nƣớc giao quyền quản lý và sử dụng đất đai, các nông hộ
luôn tự chủ về sản xuất, kinh doanh. Khi đó, chính nơng hộ là chủ thể quyết định
mức độ tổ chức sản xuất phù hợp với nhân lực của mình và điều kiện tự nhiên sẵn
có để đạt hiệu quả cao nhất. Kể cả trong điều kiện bất lợi về thời tiết và mùa vụ,
nông hộ vẫn tổ chức sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu tự cung, tự cấp của chính bản
thân nơng hộ. Qua đó có thể giải quyết đƣợc vấn đề việc làm, giảm bớt tệ nạn xã
hội... Nhờ hoạt động kinh doanh, nƣớc ta ln có ƣu thế đảm bảo an ninh lƣơng
thực hơn phần lớn các nƣớc đang phát triển ở châu Á, và có vai trị ngày càng tăng
trong hỗ trợ an ninh lƣơng thực cho các quốc gia khác.
Với mục tiêu hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Dự
án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Cao Bằng đƣợc thực hiện từ nguồn
vốn vay thuộc Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế, triển khai từ năm 2017 - 2023.
Cơ quản chủ quản của Dự án là UBND tỉnh Cao Bằng. Dự án đƣợc thực hiện trên
địa bàn 35 xã thuộc 4 huyện Hà Quảng, Thơng Nơng, Ngun Bình và Thạch An
của tỉnh Cao Bằng.
Các xã đƣợc lựa chọn bao gồm các xã có mức độ liên kết thị trƣờng tốt hơn
cũng nhƣ các xã xa xôi hẻo lánh hơn song có thể đƣợc kết nối thơng qua phát triển
chuỗi giá trị. Ngoài ra đối với hoạt động phát triển chuỗi giá trị sẽ không giới hạn
về mặt địa lý mà có thể đƣợc triển khai trên phạm vi tồn tỉnh. Tỷ lệ nghèo và cận
nghèo của các xã thuộc Dự án là trên 79,71%.
Khái niệm quản lý dự án và mục tiêu, nguyên tắc, nội dung quản lý dự
án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ.
Dự án hỗ trợ Kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Cao Bằng đƣợc thực hiện
từ nguồn vốn vay thuộc Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) là một dự án
ODA nên các khái niệm, đặc điểm của Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ cũng
đồng nhất với khái niệm, đặc điểm chung của các dự án hỗ trợ phát triển ODA.
Chúng ta có thể hiểu ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức từ nƣớc


v


ngồi, do các cơ quan chính thức của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các
tổ chức phi chính phủ... hỗ trợ cho các nƣớc đang và chậm phát triển. ODA có thể
bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ƣu đãi khác nhau và đƣợc
phát sinh từ nhu cầu của một quốc gia, một địa phƣơng, một ngành đƣợc tổ chức
quốc tế hay nƣớc hỗ trợ ODA xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định
quốc tế đƣợc đại diện có thẩm quyền bên nhận và bên hỗ trợ vốn ký kết.
Về khái niệm quản lý dự án, hiện nay, các dự án rất đa dạng trên nhiều lĩnh
vực nhƣng tựu chung lại thì các dự án đều hoạt động dựa trên những nguyên tắc và
bản chất chung, từ đó việc quản lý các dự án này cũng đƣợc hiểu theo một khái
niệm chung. Tựu chung lại, có thể hiểu: Quản lý dự án nói chung là tập hợp các
hành động bao gồm: lập kế hoạch, điều phối thực hiện, giám sát hoạt động dự án từ
khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian,
trong phạm vi ngân sách đã đƣợc duyệt, đảm bảo chất lƣợng, đạt đƣợc mục tiêu cụ
thể của dự án đề ra bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Các hình thức quản lý dự án đƣợc quy định tại Điều 37 Nghị định số
16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ, các hình thức tổ chức quản lý
chƣơng trình, dự án bao gồm:
- Thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để
quản lý các chƣơng trình, dự án, cấu phần dự án thuộc cùng một chuyên ngành hoặc
thực hiện trên địa bàn thuộc một khu vực.
- Sử dụng Ban quản lý dự án đang hoạt động để quản lý chƣơng trình, dự
án mới.
- Thành lập Ban quản lý dự án để quản lý một chƣơng trình, dự án có quy mơ
lớn, áp dụng cơng nghệ cao, liên quan đến an ninh, quốc phịng; chƣơng trình, dự án
có đặc thù về nguồn vốn hoặc mơ hình quản lý thực hiện cần phải thành lập Ban
quản lý dự án; chƣơng trình, dự án có quy định phải thành lập Ban quản lý dự án
theo điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ƣu đãi.
- Chủ dự án sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng
lực quản lý và thực hiện dự án đối với dự án quy mô nhỏ; dự án có sự tham gia của

cộng đồng.
- Thuê tƣ vấn quản lý chƣơng trình, dự án đối với chƣơng trình, dự án có tính
đặc thù, đơn lẻ. Trong trƣờng hợp này, chủ dự án ký hợp đồng tƣ vấn quản lý
chƣơng trình, dự án với tƣ vấn/tổ chức tƣ vấn có đủ điều kiện, năng lực quản lý


vi

chƣơng trình, dự án theo quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện tồn bộ
hoặc một số cơng việc quản lý chƣơng trình, dự án.
Đối với Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng, cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Cao
Bằng áp dụng hình thức quản lý dự án là thành lập Ban quản lý dự án để quản lý
chƣơng trình, dự án có quy định phải thành lập Ban quản lý dự án theo điều ƣớc
quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ƣu đãi lấy tên là Ban điều phối Dự án hỗ
trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ sẽ tuân thủ ba mục tiêu chiến lƣợc của
IFAD và dựa trên các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nƣớc và quản
lý dự án ODA.
Các nội dung quản lý dự án gồm:
- Quản lý vĩ mô đối với hoạt động dự án: Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà
nƣớc đối với dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố
của quá trình hình thành, hoạt động và kết thúc dự án.
- Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án: Quản lý dự án ở tầm vi mơ là q
trình quản lý các hoạt động cụ thể của dự án. Nó bao gồm nhiều khâu công việc nhƣ
lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát... các hoạt động dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng
loạt vấn đề nhƣ: Quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tƣ, rủi ro, quản lý hoạt động
mua bán... Quá trình quản lý đƣợc thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu
tƣ, thực hiện đầu tƣ đến giai đoạn vận hành kết quả của dự án.Trong từng giai đoạn, tuy
đối tƣợng quản lý cụ thể có khác nhau nhƣng đều phải gắn với 3 mục tiêu cơ bản của
hoạt động quản lý dự án là: thời gian, chi phí và kết quả hồn thành.

Quản lý dự án hỗ trợ phát triển của các đơn vị, dự án trƣớc và bài học
kinh nghiệm rút ra cho Ban điều phối dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ
tỉnh Cao Bằng.
Dựa trên kinh nghiệm của các dự án hỗ trợ phát triển của các tỉnh bạn, Ban
điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng xác định một số nội
dung cốt lõi trong quản lý dự án nhƣ sau:
- Quản lý dự án hỗ trợ phát triển cần xác định rõ mục tiêu và đối tƣợng
hƣởng lợi của dự án để có thể triển khai nguồn vốn tập trung, có hiệu quả, đúng
mục tiêu, tiến độ dự án.
- Tăng cƣờng năng lực quản lý vốn do Ban điều phối dự án là đơn vị đƣợc
Nhà nƣớc giao sử dụng nguồn vốn của nhà nƣớc để thực hiện dự án, tránh để thất
thốt, lãng phí nguồn lực.


vii

- Do dự án đƣợc thực hiện dựa trên nguồn vốn vay của IFAD nên các hoạt
động dự án cần có sự thống nhất cao giữa các bên liên quan trong tổ chức thực
hiện, giám sát, đánh giá mục tiêu của dự án theo thỏa thuận vốn vay giữa Chính
phủ và IFAD.
- Cần quy định cụ thể công tác quản lý tài chính để có căn cứ, tài liệu cho các
đối tác tham gia, cơ quan kiểm toán nhà nƣớc, kiểm tốn đốc lập, các đồn đánh giá
của IFAD và các đơn vị, cá nhân tham gia vào quá trình giám sát dự án.
- Cần tránh phân bổ nguồn vốn dàn trải, tập trung vào các mục tiêu cụ thể
trong văn kiện dự án để hoàn thành dự án đúng tiến độ đề ra.
- Nâng cao vai trò tiên phong, gƣơng mẫu của các cán bộ chủ chốt trong Ban
điều phối cấp tỉnh trong việc thực hiện công việc đƣợc giao đề làm hình mẫu cho
các cán bộ cấp huyện, xã học tập trong quá trình triển khai hoạt động dự án.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH
CHO NÔNG HỘ TẠI BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH

CHO NÔNG HỘ TỈNH CAO BẰNG
Khái quát về tỉnh Cao Bằng và Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh
cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Hiện nay, Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chƣa thu
hút đƣợc nhiều dự án có năng lực sản xuất lớn; lĩnh vực dịch vụ, du lịch phát triển chƣa
tƣơng xứng với tiềm năng; chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu; đời sống
nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn…
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, nhất là hạ tầng dịch vụ, du lịch, hạ tầng giao thơng
cịn hạn chế. Trong khi đó nguồn lực ngân sách Nhà nƣớc chỉ đáp ứng một phần nhu
cầu, khả năng huy động vốn đầu tƣ ngồi ngân sách tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn, ảnh
hƣởng không nhỏ đến việc phát huy lợi thế so sánh của Cao Bằng.
Chính vì vậy, tỉnh Cao Bằng luôn nỗ lực kêu gọi các Dự án hỗ trợ phát triển
nhƣ Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng từ các nhà tài trợ nƣớc
ngoài theo quy định của Nhà nƣớc để góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy nền
kinh tế của tỉnh phát triển.
Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Cao Bằng
đã đƣợc thành lập vào ngày 26/02/2017 tại Quyết định số 148/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Cao Bằng. Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng là đơn vị sự
nghiệp đƣợc thành lập ngang với cấp Sở. Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Cao
Bằng là đơn vị trực thuộc của UBND tỉnh để thực hiện các hoạt động điều phối các
cơ quan cấp tỉnh và quản lý nguồn lực của Chính phủ và IFAD.


viii

Thực trạng quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
- Thực trạng công tác quản lý vĩ mô.
- Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng, tiến độ thực hiện các hoạt động dự
án tại Ban điều phối dự án CSSP tỉnh Cao Bằng, trong đó bao gồm:
+ Thực trạng quản lý nguồn nhân lực.

+ Thực trạng cơng tác quản lý tài chính, quản lý tiến độ dự án.
+ Thực trạng công tác mua sắm đấu thầu.
+ Thực trạng công tác giám sát, đánh giá của Dự án hỗ trợ kinh doanh cho
nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Đánh giá về công tác quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh
Cao Bằng: Những kết quả đạt đƣợc trong quản lý; Những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ
ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ CỦA BAN ĐIỀU PHỐI DỰ
ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ TỈNH CAO BẰNG
Bối cảnh thực hiện Dự án hiện nay và định hƣớng tăng cƣờng quản lý
Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Trong giai đoạn 2020-2023, Dự án sẽ cần phải đặt ra những định hƣớng
nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế đã đƣợc xác định để đƣa dự án đạt đƣợc
hiệu quả đặt ra ban đầu cũng nhƣ tăng tốc thực hiện bổ sung những hoạt động bị
hạn chế trong những năm trƣớc đó. Đồng thời, Dự án cũng đặt mục tiêu hoàn thành
đạt chỉ tiêu giải ngân, hiệu quả đầu tƣ vốn đã đặt ra để làm tiền đề xin Chính phủ và
Nhà tài trợ tiếp tục Dự án giai đoạn tiếp theo để thúc đẩy hơn nữa những thành quả
đã đạt đƣợc khi kết thúc giai đoạn này.
Xuất phát từ những thực tiến đó, Dự án cần tập trung vào những mục tiêu cụ
thể để hoàn thành tiến độ dự án nhƣ: Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý ở các cấp,
nâng cao năng lực cho các bên liên quan trong quản lý và thực hiện dự án, cơng tác
quản lý tài chính và mua sắm đấu thầu, giám sát đánh giá…;Thực hiện triển khai
duy trì các hoạt động nhóm đồng sở thích, các mơ hình nơng nghiệp trên địa bàn
huyện, xã; Nhanh chóng làm thủ tục quyết toán, giải ngân các nguồn vốn để kịp tiến
độ theo Kế hoạch...
Trong bối cảnh chậm tiến độ và phải gấp rút giải ngân dự án nhƣ hiện nay,
cho đến hết tháng 6 năm 2021, tác giải đề xuất một số định hƣớng tăng cƣờng quản



ix

lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ nhằm đẩy nhanh tiến độ, giải ngân kịp thời
nguồn vốn nhƣ sau:
- Trong khi chƣa đƣợc phân bổ vốn từ Trung ƣơng, cần tăng cƣờng sử dụng
vốn vào các hoạt động trọng điểm nhƣ các quỹ xúc tiến đầu tƣ, quỹ đồng tài trợ
cạnh tranh và đặc biệt là hoạt động đầu tƣ xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng;
- Tiếp tục nâng cao nguồn nhân lực thông qua tập huấn năng cao năng lực,
tuyển dụng nhân sự mới có chất lƣợng nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu
hoạt động của dự án;
- Tăng cƣờng trao đổi, làm việc với các sở, ban ngành trong các hoạt động
dự án. Đề nghị, yêu cầu các sở, ban, ngành tập trung hơn nữa trong việc hỗ trợ cũng
nhƣ trực tiếp thực hiện các hoạt động của dự án...
Một số giải phát tăng cường công tác quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho
nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Năm nhóm giải pháp chính để tăng cƣờng công tác quản lý Dự án hỗ trợ kinh
doanh cho nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh
Cao Bằng bao gồm:
- Giải pháp tăng cƣờng triển khai dự án của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh
doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng .
- Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý dự án.
- Giải pháp tăng cƣờng quản lý tài chính, quản lý tiến độ dự án.
- Giải pháp tăng cƣờng quản lý công tác mua sắm đấu thầu của dự án.
- Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, đánh giá dự án.
Những kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp.
- Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
- Kiến nghị đối với UBND tỉnh – Ban chỉ đạo Dự án CSSP.
- Kiến nghị đối với cơ quan thực thi dự án các cấp.
- Kiến nghị với các nông hộ.



x

KẾT LUẬN
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra đƣợc việc quản lý, điều
phối dự án của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh là hết sức
quan trọng để đảm bảo hiệu quả dự án, hƣớng nguồn lực đi đúng hƣớng và giải
ngân nguồn vốn đúng tiến độ, tránh thất thốt, lãng phí, tạo hiệu quả tối đa vì nhân
dân trong tỉnh. Luận văn cũng đã chỉ ra các kết quả đã đạt đƣợc. Bên cạnh các mặt
đặt đƣợc, luận văn cũng chỉ ra chỉ ra những khó khăn vƣớng mắc trong công tác
quản lý mà dự án đang gặp phải nhƣ thiếu nhân lực; Dự án chƣa đƣợc phân cấp hiệu
quả; Hệ thống quản lý tài chính chƣa đồng bộ... Tổng hợp các kết quả cho thấy,
hiện nay dự án đã chậm tiến độ khá nhiều so với kế hoạch đề ra trong Hiệp định.
Thông qua luận văn, tác giả đã đề ra hai nhóm giải pháp và bốn nhóm kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án tại Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh
doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng trong thời điểm hiện tại cũng nhƣ tạo điều kiện
để Dự án kết thúc đạt yêu cầu đã đặt ra trong Hiệp định ký kết với nhà tài trợ. Tác
giả cũng đặc biệt kiến nghị các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện tiếp tục các
dự án tƣơng tự để tỉnh Cao Bằng nói riêng và các tỉnh khó khăn nói chung có thể
tiếp cận nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên,
để thực hiện đƣợc các giải pháp nêu trên cần có sự quyết tâm cao của Ban giám đốc
Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng và sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, ngành
cũng nhƣ các cấp chính quyền.
Với những nghiên cứu, phân tích của mình, tác giả hy vọng cơng tác quản lý
dự án đầu tƣ tại Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng
ngày càng hồn thiện hơn và phát huy có hiệu quả công tác quản lý dự án sử dụng
nguồn vốn ODA và ngân sách nhà nƣớc. Cũng với đó, tác giả rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.



TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------------

HOÀNG TIẾN LONG

TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ
KINH DOANH CHO NÔNG HỘ CỦA BAN ĐIỀU PHỐI
DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ
TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƢƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

HÀ NỘI - 2020


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài/ Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển, đổi mới toàn diện của đất nƣớc, hoạt động
quản lý các dự án vốn vay nƣớc ngoài cũng đƣợc đổi mới về cả tổ chức, thể chế, quản
lý và nội dung, phƣơng pháp. Việc tiếp cận, nắm bắt và áp dụng các chính sách, quy
định mới về quản lý dự án vốn vay nƣớc ngồi từ đó cũng nảy sinh nhiều vƣớng mắc,

khó khăn nhƣ việc phân bổ vốn đầu tƣ công, thời gian giải ngân kéo dài...
Trong bối cảnh đó, tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới của Việt Nam
với tỉ lệ hộ nghèo lên đến 42,5%. Do đó, một trong những mục tiêu chính của tỉnh
là cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời dân, đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số, phụ nữ; từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tồn diện về cơng
tác giảm nghèo ở các xã; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống
giữa thành thị và nông thôn. Để làm đƣợc điều đó, tỉnh Cao Bằng đã tích cực thu
hút các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức nƣớc ngoài nhƣ Ngân hàng thế
giới, Quỹ quốc tế về Phát triển Nơng thơn... để góp phần thúc đẩy, cải thiện đời
sống cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh.
Năm 2017, Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng (Dự án
CSSP Cao Bằng) đã đƣợc triển khai với sự tài trợ từ nguồn vốn vay của Quỹ quốc
tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD). Để triển khai Dự án, Ban điều phối Dự án hỗ
trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng đƣợc thành lập ngang cấp với cấp Sở với
nhiệm vụ hỗ trợ Ban Chỉ đạo dự án điều phối các cơ quan cấp tỉnh và để thực sự
quản lý nguồn lực của Chính phủ và IFAD.
Vì là dự án hỗ trợ phát triển nên các xã vùng Dự án đều thuộc địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và nằm trong chƣơng trình 135, trong
đó có 02 huyện nằm trong Nghị quyết 30a của Chính phủ và 01 huyện nghèo. Với
địa bàn triển khai dự án rộng gồm 35 xã cách xa nhau, địa bàn dân cƣ thƣa thớt và
cịn nhiều khó khăn thì việc quản lý dự án đến từng huyện, xã, thơn, xóm của Ban
điều phối Dự án tỉnh luôn là vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu nhƣng trong quá


2

trình thực hiện dự án thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế làm ảnh hƣởng không
nhỏ đến hoạt động của dự án.
Đặc biệt, Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng đƣợc phê duyệt trong thời điểm năm
2017 nên chƣa đƣợc đƣa vào kế hoạch vốn đầu tƣ công trung hạn năm 2015-2020

đã gây ra nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong việc tiếp nhận và giải ngân vốn của Ban
điều phối Dự án. Chính vì vậy, hoạt động quản lý dự án của Ban điều phối đã gặp
nhiều vấn đề nảy sinh. Do đó, việc tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong giai đoạn
này là một việc làm quan trọng để nâng cao chất lƣợng quản lý dự án cũng nhƣ đúc
rút kinh nghiệm cho các dự án khác trong tƣơng lai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, nhằm góp phần hồn thiện, tăng cƣờng
hiệu quả quản lý dự án của Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh, tác giả lựa chọn đề tài
“Tăng cường quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ của Ban điều phối
Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng” làm luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Kinh tế và Quản lý thƣơng mại.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý Dự án
CSSP Cao Bằng của Ban điều phối Dự án cấp tỉnh trong điều kiện hiện nay.

2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trị của loại hình
dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng nhƣ hoạt động quản lý dự án hỗ trợ
phát triển để có cơ sở đánh giá về công tác quản lý tại Dự án CSSP Cao Bằng.
- Trình bày sơ lƣợc điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh nói chung và
địa bàn dự án nói riêng cũng nhƣ làm rõ chức năng, nhiệm vụ, phƣơng thức quản lý
của Dự án CSSP Cao Bằng nói chung và Ban điều phối Dự án cấp tỉnh nói riêng để
có cái nhìn chung nhất nhằm đánh giá về thực trạng quản lý dự án hiện nay.


3


- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số Dự án sử dụng nguồn vốn IFAD nhƣ
Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang... để làm bài học kinh nghiệm áp dụng vào hoạt
động quản lý tại Dự án CSSP Cao Bằng.
- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý dự án hiện nay. Từ đó chỉ ra những
kết quả đã đạt đƣơc cũng nhƣ các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý Dự án hỗ trợ kinh
doanh cho nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh
Cao Bằng trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến hiệu quả quản lý dự án của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho
nông hộ tỉnh Cao Bằng.

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1.Về không gian
Đƣợc giới hạn trong Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ
tỉnh Cao Bằng.

4.2.Về thời gian
Thời gian khảo sát, đánh giá thực trạng chủ yếu từ năm 2017 - 2019, các giải
pháp đƣợc đề xuất thuộc phạm vi quản lý cấp quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh đến năm 2023
(thời điểm kết thúc dự án) và dự kiến đến năm 2025 trong trƣờng hợp dự án đƣợc gia
hạn thời gian thực hiện, số liệu khảo sát thực trạng đƣợc điều tra năm 2019.

4.3. Về nội dung
Nội dung của luận văn bao gồm các khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trị
của loại hình dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng nhƣ hoạt động quản lý
dự án hỗ trợ phát triển. Đặc biệt, luận văn đi sâu vào đánh giá về công tác quản lý
tại Dự án CSSP Cao Bằng đặt trong bối cảnh điều kiện chung về kinh tế-xã hội của

tỉnh Cao Bằng và có sự so sánh, học tập kinh nghiệm của một số Dự án sử dụng
nguồn vốn IFAD nhƣ Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang... Từ những thơng tin, số
liệu đó, luận văn đề ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý Dự án


4

hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho
nông hộ tỉnh Cao Bằng trong thời gian tiếp theo.

5. Kết cấu của luận văn
Phần I. Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Mục địch và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3. Đối tƣợng nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Phần II. Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1:Một số vấn đề cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Dự án
hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tại Ban
điều phối dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý Dự án hỗ trợ kinh
doanh cho nông hộ của Ban điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh
Cao Bằng.
Phần III. Kết luận


×