Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.42 KB, 8 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: /TTr-BTNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
TỜ TRÌNH
Về việc ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg
về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm
2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan xây dựng dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày
03 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam (dự thảo Quyết định), cụ thể như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH
1. Kết quả thực hiện Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg
Ngay sau khi Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam có hiệu lực thi hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẩn trương phối hợp
với các Bộ, ngành có liên quan kiện toàn tổ chức, xây dựng quy chế hoạt động của
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (Quỹ) theo hướng là tổ chức tài chính đặc thù,
hoạt động trong lĩnh vực môi trường không vì mục đích lợi nhuận. Kể từ khi thành
lập đến nay, quy mô và phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng. Hiện nay, Quỹ là
nguồn lực hữu hiệu cho công tác đầu tư bảo vệ môi trường ở Việt Nam, cụ thể:
a) Về hỗ trợ và tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường
Tính đến ngày 1531 tháng 63 năm 20110, Quỹ đã hỗ trợ cho 118113 dự án
bảo vệ môi trường tại 305 tỉnh/, thành phố trên toàn quốc bằng hình thức cho vay
lãi suất ưu đãi với tổng số tiền lên đến hơn 618566 tỷ đồng với lãi xuất ưu đãi để
xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, chất thải
sinh hoạt, nước thải, khói bụi xi măng, ô nhiễm làng nghề, triển khai các công nghệ
sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và xã hội hóa


thu gom rác thải.xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, nhà máy xí
nghiệp, làng nghề. Trong số đó có nhiều dự án thuộc diện xử lý triệt để theo Quyết
DỤ THẢO II
định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của Quỹ đã góp
phần cải thiện môi trường tại Việt Nam, điển hình là tại hơn 20 các khu công
nghiệp ở các tỉnh/thành phố và ở một số địa phương như xã Thạch Sơn, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ; xã Bát tràng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Nguồn vốn
của Quỹ đã có tác dụng hỗ trợ kịp thời, giải quyết khó khăn về vốn để đầu tư bảo
vệ môi trường của các chủ đầu tư. Đồng thời, Đđến năm 2011, Quỹ đã tài trợ cho
109 dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tổng số tiền là 21,4 tỷ đồng,
kịp thời hỗ trợ khắc phục sự cố môi trường sau bão lũ lụt, tràn dầu. . Hoạt động của
Quỹ đã được các chính quyền địa phương và các đơn vị nhận tài trợ đánh giá cao
về sự kịp thời và hiệu quả.
b) Về ký quỹ cải tạo phục hội môi trường trong khai thác khoáng sản và thu
lệ phí theo cơ chế CDM
Thực hiện Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động
khai thác khoáng sản, Quỹ đã nhận tiền ký quỹ phục hồi môi trường của 621 tổ
chức với tổng số tiền hơn là 310 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 130/2008/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính đối với dự án CDM, Quỹ
đã thu tiền lệ phí bán/chuyển CERs với tổng số tiền là 31 tỷ đồng.
c) Về hợp tác quốc tế
Quỹ đã có các hoạt động hợp tác với Quỹ Môi trường Cộng hoà Séc thông
qua Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội trong việc tài trợ cho dự án bảo vệ hồ
trên địa bàn Hà Nội và cải thiện môi trường làng nghề. Các tổ chức quốc tế như
Ngân hàng Quốc tế (WB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp
tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đánh giá cao các hoạt động của Quỹ và đã có các
bước xúc tiến hợp tác trong thời gian tới.
2. Những tồn tại, hạn chế
Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng

Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được ban
hành trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Qua hơn 03 năm thực hiện
Quyết định nêu trên, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã đạt được những kết quả
nhất định góp phần tích cực trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của nước ta hiện
nay. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của Quỹ vẫn còn những tồn tại và hạn chế
như sau:
a) Về cơ chế hoạt động: theo quy định, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là
tổ chức tài chính nhà nước, nhưng hiện nay, cơ chế hoạt động tài chính chưa được
quy định cụ thể. Hiện tại, Quỹ hoạt động như một quỹ công ích không vì mục đích
2
lợi nhuận, không theo cơ chế của tổ chức tài chính, tín dụng nào. Lương, thưởng
phúc lợi xã hội của cán bộ công chức vận dụng như doanh nghiệp nhà nước. Vì
vậy, trong quá trình quản lý Quỹ, các cơ quan chức năng gặp khó khăn, khi thì vận
dụng các cơ chế chính sách của doanh nghiệp, khi thì vận dụng theo quy định đơn
vị sự nghiệp.
b) Về nguồn vốn hoạt động: vốn điều lệ của Quỹ hiện tại quy định là 500 tỷ
đồng trong khi nhu cầu vay vốn của chủ đầu tư các dự án bảo vệ môi trường rất lớn
và ngày càng tăng. Với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng thì không thể đáp ứng. Quy
định về cấp phát bổ sung vốn cho Quỹ tại Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg không
còn phù hợp với Luật Ngân sách hiện hành và chưa được hướng dẫn nên hiện tại
không thực hiện được, cụ thể là:
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác
khoáng sản và các loại phí bảo vệ môi trường khác, hiện nay, các loại phí này theo
Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005 về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng
11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Nghị định số
26/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 67/2003/NĐ-CP thì các
nguồn thu này đều giữ lại 100% tại địa phương, không điều tiết về ngân sách Trung
ương nên không có nguồn bổ sung cho Quỹ.
- Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường thu vào ngân sách nhà nước

nhưng chưa được cấp cho Quỹ vì chưa có hướng dẫn; tiền xử phạt vi phạm hành
chính về môi trường cũng chỉ một phần nhỏ được nộp về ngân sách Trung ương và
không điều tiết được cho Quỹ; nguồn bổ sung từ ODA không giao được cho Quỹ
do thiếu cơ chế; nguồn chi sự nghiệp môi trường bổ sung cho Quỹ cũng không thực
hiện được theo quy định vì không có kế hoạch cấp phát cho Quỹ.
c) Về cơ chế quản lý: hiện chưa quy định rõ về cơ chế tài chính đối với Quỹ.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, khi
xây dựng kế hoạch hàng năm, Quỹ đề nghị cấp bổ sung nguồn kinh phí từ ngân
sách số tiền đã hỗ trợ, tài trợ và thực hiện nhiệm vụ do Bộ Tài nguyên và Môi
trường giao để bổ sung nguồn vốn điều lệ nhưng không thực hiện được vì Quỹ
không thuộc diện cấp phát ngân sách theo kế hoạch của Bộ.
d) Về mối quan hệ: mối quan hệ giữa Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
(Quỹ trung ương) và Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương cũng chưa được quy định
nên trong quá trình thành lập và hoạt động, các Quỹ bảo vệ môi trường địa phương
thành lập và hoạt động cũng gặp khó khăn trong việc phối hợp, thực hiện nhiệm vụ.
3
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ BAN HANH QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI QUYẾT
ĐỊNH SỐ 35/2008/QĐ-TTg
Việc xây dựng dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg
ngày 03 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam dựa trên các căn cứ sau:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 19 tháng 11 năm 2005, trong đó quy định
thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ
Bảo vệ môi trường quốc gia.
- Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008.
Việc ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg còn xuất
phát từ tình hình thực tiễn từ tổ chức và hoạt động của Quỹ trong thời gian qua đã
có những hạn chế như đã nêu trên nhằm tháo gỡ các khó khăn, bổ sung những quy
định phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Ngoài ra còn tham

khảo, vận dụng mô hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính và một số
quỹ khác.
III. NỘI DUNG DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH
Dự thảo Quyết định kế thừa Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg, có chỉnh sửa,
bổ sung, quy định cụ thể về nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Quỹ và quy định rõ
trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành đối với Quỹ.
Dự thảo Quyết định có 9 điều: Điều 1 (bổ sung) quy định về phạm vi điều
chỉnh; Điều 2 được sửa tên gọi, quy định về vị trí và chức năng; Điều 3 quy định về
nguyên tắc hoạt động; Điều 4, Điều 5 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn; Điều 6 quy
định về bộ máy quản lý điều hành; Điều 7 quy định về nguồn vốn; ” Điều 8 (bổ
sung) quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành; Điều 9 quy định về hiệu lực thi
hành, cụ thể như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Đây là Điều được bổ sung nhằm xác định rõ nội dung củaảu Quyết định quy
định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Điều 2. V trí v ch c n ngị à ứ ă
Về cơ bản, nội dung Điều này vẫn như nội dung như Điều 2 Quyết định số
35/2008/QĐ-TTg, bỏ quy định “chịu sự quản lý về tài chính của Bộ Tài chính”,
vì đã là một tổ chức tài chính nhà nước thì đương nhiên Quỹ phải chịu sự quản
lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính; thay quy định Quỹ được mở tài
khoản tại “các ngân hàng trong và ngoài nước” bằng “các tổ chức tín dụng” cho
4

×