Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.39 KB, 4 trang )

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN Ở AN GIANG
Trong những năm qua, ngành thủy sản An Giang đã đạt được những thành tựu đáng
phấn khởi. Tỉnh tiếp tục quy hoạch lại các vùng sản xuất nguyên liệu, chủ động
trong khâu sản xuất con giống, mở rộng thị trường xuất khẩu, sản phẩm chế biến đa
dạng và được khách hàng nhiều nước ưa chuộng. Sản xuất ngày càng đi vào chiều
sâu, chất lượng nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu được cải thiện
đáng kể. Việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm đầu tư con
giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường đã phần nào tạo được
nguồn nguyên liệu sạch, không sử dụng hóa chất và kháng sinh thuộc danh mục
cấm… Ngoài ra, các mô hình nuôi cá tra, rô phi, điêu hồng trong bè và nuôi tôm
càng xanh luân canh trên nền đất ruộng, mô hình nuôi sinh thái cũng đang được chú
ý và nhân rộng rất thích nghi với điều kiện ở An Giang nên mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Cụ thể năm 2003 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 1.561ha, sản
lượng 105.532 tấn; đến 2010 diện tích nuôi trồng lên đến 2.380ha và thu được
320.370 tấn.
Trước nhu cầu bức thiết của ngành nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNT kết hợp với
các Sở ban ngành trong tỉnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng
thủy sản.
Công tác giám sát định kỳ:
Kết hợp với Sở TN&MT tổ chức công tác giám sát định kỳ tại các vùng nuôi trồng
thủy sản trọng điểm để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước và đưa ra cảnh
báo cho người dân trong sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. trong năm 2010 đã thực
hiện 4 đợt với tổng số mẫu nước thu là 48 mẫu.
Chương trình giám sát môi trường:
Kết hợp với Viện Nghiên cứu NTTS II triển khai Chương trình giám sát môi trường
tại một số điểm trên sông Tiền, sông Hậu trên địa bàn tỉnh. Cụ thể phương thức
giám sát thụ động được thực hiện tại 24 xã phường thị trấn thuộc 8 huyện thị thành
phố có nuôi thủy sản tập trung, phương thức giám sát chủ động được thực hiện tại
TP Long Xuyên và các huyện lân cận như: Châu Thành, Thoại Sơn và Chợ Mới.
Định kỳ mỗi tháng thu mẫu nước tại 4 điểm trên sông Tiền và sông Hậu: Châu Đốc,


Phú Tân, Long Xuyên (Sông Hậu) và Chợ Mới (sông Tiền). để kiểm tra phân tích
chất lượng nước tại các điểm giám sát, tổng số mẫu nước thu là 20 mẫu/tháng.
Phối hợp với ĐHCT thực hiện chương trình giám sát môi trường, kiểm tra phân tích
chất lượng nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Thực hiện giám sát tại 3 xã
thuộc huyện Châu Phú và 5 xã thuộc huyện Phú Tân. Định kỳ hàng tháng thu mẫu
nước kiểm tra phân tích chất lượng nước, mỗi xã thu 3 mẫu thử/tháng, tổng số mẫu
thu 15 mẫu nước/tháng, định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra một số chỉ tiêu về môi trường
tại 5 xã thực hiện giám sát.
Công tác tập huấn, tuyên truyền:
Lồng ghép với các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và các lớp tập huấn
về văn bản pháp luật cho các cơ sở nuôi thủy sản tại các huyện trong tỉnh đã tổ chức
66 lớp với hơn 1.500 nông dân tham dự. Các lớp tập huấn này nhằm tuyên truyền về
tác hại của ô nhiễm môi trường đến nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng
thủy sản, các quy định về xử lý nước thải, quy định về qui phạm hành chính liên
quan đến gây ô nhiễm môi trường.
Tuyên truyền các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như vai trò, tầm quan
trọng của đa dạng sinh học và nguy cơ của suy thoái đa dạng sinh học đến đời sống
con người.
Tuyên truyền trên sông tại khu vực nuôi thủy sản tập trung về đa dạng sinh học và
bảo vệ môi trường, tổng cộng thực hiện được 10 đợt.
Công tác xác nhận đăng ký hoạt động nuôi trồng thủy sản:
Thực hiện Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 17/6/2009 của UBND tỉnh An
Giang về việc sửa đổi bổ sung một số Điều trong Quyết định số 11/2008/QĐ-
UBND ngày 31/3/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Bản Quy định về quản lý
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang; Các cơ sở nuôi trồng khi đăng ký
hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các xã phường thị trấn phải đảm bảo có Giấy xác
nhận cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường
Xây dựng vùng nuôi cá sạch:
Toàn tỉnh có 21 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thuộc 17 doanh nghiệp chế
biến thủy sản xuất khẩu. Trong đó có 4 doanh nghiệp xây dựng ddwwojc vùng

nguyên liệu cá sạch đáp ứng khoảng 40% nhu cầu nguyên liệu của nhà máy và được
tổ chức theo mô hình Liên hợp hoặc Hội nuôi cá sạch gồm: Cty Cổ phần XNK thủy
sản An Giang (AGIFISH), Cty TNHH Việt An, Cty XNK Nông sản thực phẩm An
Giang (AFIEX), Cty Tuấn Anh (NTACO). Tổng cộng 4 vùng nuôi của 4 doanh
nghiệp chế biến thủy sản có diện tích 155ha với sản lượng đạt khoảng 130.000
tấn/năm chiếm khoảng 40% sản lượng thủy sản xuất khẩu của tỉnh.
Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế
Đào tạo 02 lớp chuyên viên thực hành HACCP và SQF cho 50 cán bộ thủy sản của
tỉnh là giảng iên cấp I. Đào tạo về HACCP và SQF cho 70 cán bộ, kỹ thuật viên
thủy sản là giảng viên cấp II cho tuyến huyện. Đồng thời, tổ chức đào tạo được 38
lớp huấn luyện kỹ năng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000
CM
với 956 học viên
tham gia và 10 lớp huấn luyện kỹ năng ương giống thủy sản với 261 học viên tham
gia.
* Nhận xét đánh giá:
Khó khăn: Chi phí đầu tư cho các phương pháp xử lý nước thải hiện nay còn cao
trong khi giá cá bán ra ở mức thấp. Vì vậy việc áp dụng phương pháp xử lý nước
thải chỉ thực hiện được đối với các hộ nuôi có qui mô lớn, các vùng nuôi cá sạch
của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu; trước đây, do chưa có tiêu chuẩn nước
mặt riêng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản nên việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 6774:2000 chuẩn Việt Nam TCVN 9542:1995 Quy định về Tiêu chuẩn
chất lượng nước mặt các chỉ số ô nhiễm tương đối cao và yêu cầu đối với nước thải
chưa phù hợp với nước thải hoạt động nuôi trồng thủy sản; Việc chừa diện tích đất
để bố trí ao xử lý nước thải là rất khó khăn do hộ nuôi không có đất hoặc khi làm
báo cáo ĐTM hay cam kết bảo vệ môi trường thì hộ nuôi có nêu các khu vực xử lý
nước thải nhưng thạc chất các khu vực này đều được tận dụng để thả cá nuôi, trong
khi đó lực lượng chức năng không thường xuyên kiểm tra và xử lý những hộ vi
phạm cdam kết.
Thuận lợi: Bộ Nông nghiệp ban hành Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày

22/7/72010 về việc Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó quy định về hệ thống xử lý nước cấp, nước
thải, yêu cầu chất lượng nước thải từ ao nuôi cá tra đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường; Các cơ sở, vùng nuôi thuộc các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng
quản lý hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế HACCP, SQF, GlobalGAP… cơ sở
đảm bảo quản lý tốt điều kiện môi trường có hệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
* Giải pháp:
- Tiếp tục đào tạo huấn luyện về nhân lực xây dựng vùng nuôi thủy sản an toàn và
chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế để có lực lượng nồng cốt có kiến thức sâu
rộng về an toàn chất lượng, HACCP, GLOBALGAP,…;
- Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng và mở rộng
các vùng nuôi cá theo tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo
không gây ô nhiễm môi trường;
- Xây dựng dự án liên kết chuỗi gắn kết các khâu từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ
sản phẩm. Thực hiện thí điểm cho 3 doanh nghiệp: Cty CP XNK thủy sản An Giang
(AGIFISH), Cty TNHH Việt An, Cty TNHH SX-TMDV Thuận An;
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn, thuốc hóa chất phục vụ cho nuôi trồng
thủy sản gắn kết với cơ sở nuôi, vùng nuôi tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất
đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tham gia các lớp tập huấn về an toàn chất lượng cung
cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu của cơ sở nuôi, vùng nuôi
đồng thời gây ô nhiễm môi trường;
- Áp dụng BMPs: Phát triển các biện pháp nuôi tốt cá tra, thực hiện quy tắc thực
hành nuôi tốt theo BMP đối với các cơ sở nuôi thủy sản trong địa bàn tỉnh An
Giang, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng và bảo vệ môi trường;
- Áp dụng nghiêm ngặt các điều kiện đã được Bộ NN&PTNT quy định về điều kiện
cơ sở, vùng nuôi cá tra tham canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành theo
Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010;
- Đặt ra các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2012 như: diện tích nuôi thủy sản được chứng
nhận nuôi an toàn chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế là 50%, sản lượng nguyên
liệu thủy sản xuất khẩu của tỉnh được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng

50%, vùng nuôi thuộc các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu được chứng
nhận nuôi an toàn theo các tieu chuẩn quốc tế: 60%, hộ nuôi thủy sản được đào tạo
các lớp huấn luyện kỹ năng nuôi thủy sản an toàn và chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế và chọn tạo giống thủy sản chất lượng cao: 60%, Cán bộ thủy sản cấp tỉnh
và huyện thị thành phố được đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn an toàn chất lượng:
80%
Kiến nghị:
- Các Sở ban ngành liên quan cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu phương pháp xử lý
nước thải đơn giản hơn, chi phí thấp hơn có thể ứng dụng khả thi đối với mô hình
nuôi thủy sản vừa và nhỏ cũng như mô hình nuôi thủy sản trong bè;
- Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nước sông Tiền và sông
Hậu, nước vùng ngập lũ để cảnh báo và xử lý kịp thời ô nhiễm nguồn nước;
- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Sở NN&PTNT và Sở Tài nguyên và Môi
trường trong công tác tập huấn tuyên truyền về môi trường và đa dạng sinh học.
(Xử lý từ Báo cáo tham luận hội nghị
Môi trường và Biến đổi Khí hậu tỉnh An Giang năm 2010)

×