Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

(Tiểu luận) đề bài tìm hiểu quy định pháp luật dân sự việt nam về chấm dứt nghĩa vụ lấy ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật dân sự Việt Nam về chấm dứt nghĩa vụ?
Lấy ví dụ minh họa”
Đề số: 69

Sinh viên

: NGUYỄN THỊ KHÁNH LỆ

Lớp

: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N03)

Mã SV

: 22011620

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022

h


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
Phần 1. Quy định pháp luật dân sự Việt Nam về chấm dứt nghĩa vụ........................1
1.1. Quy định về chấm dứt nghĩa vụ dân sự...........................................................1


1.2. Căn cứ xác lập nghĩa vụ..................................................................................2
1.3. Trường hợp hoàn thành nghĩa vụ....................................................................2
1.4. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ.................................................................4
1.5. Những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ.............................................5
Phần 2 . Lấy ví dụ minh họa......................................................................................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................8
DANH MỤC THAM KHẢO....................................................................................9

h


MỞ ĐẦU
Nghĩa vụ dân sự được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 là sự ràng buộc
về mặt pháp lý giữ bên có nghĩa vụ với bên có quyền, theo đó bên có nghĩa vụ
phải thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền nhằm đem đem lại lợi ích nhất định
cho họ. Tuy nhiên trong một số trường thì sẽ chấm dứt nghĩa vụ dân sự đó.
NỘI DUNG
Phần 1 . Quy định pháp luật dân sự Việt Nam về chấm dứt nghĩa vụ
1.1. Quy định về chấm dứt nghĩa vụ dân sự
Chấm dứt nghĩa vụ được hiểu là việc một người có nghĩa vụ phải giao một tài
sản hoặc thực hiện công việc nhằm đáp ứng lợi ích cho bên có quyền sẽ khơng
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Việc chấm dứt nghĩa vụ sẽ giải phóng cho bên
có nghĩa vụ khỏi việc thực hiện nghĩa vụ mà không bị coi là vi phạm và không
phải chịu bất cứ một chế tài nào. Nói cách khác, nghĩa vụ chấm dứt đồng nghĩa
với việc chấm dứt một mối quan hệ pháp luật về nghĩa vụ giữa hai bên và lúc
này bên có quyền sẽ khơng có quyền u cầu và bên có nghĩa vụ cũng khơng
phải thực hiện nghĩa vụ.
Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được hoàn thành; Theo thỏa thuận của các bên; Bên có quyền miễn
việc thực hiện nghĩa vụ; Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác; Nghĩa vụ

được bù trừ; Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một; Thời hiệu
miễn trừ nghĩa vụ đã hết; Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân
chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực
hiện; Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế

1

h


hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao
cho pháp nhân khác; Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ khơng cịn và được
thay thế bằng nghĩa vụ khác; Trường hợp khác do luật quy định.
1.2. Căn cứ xác lập nghĩa vụ
Theo điều 275 Bơ luật dân sự 2015 thì căn cứ xác định nghĩa vụ bao gồm :
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
- Hợp đồng.
- Hành vi pháp lý đơn phương.
- Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền.
- Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật.
- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
- Căn cứ khác do pháp luật quy định.
1.3. Trường hợp hoàn thành nghĩa vụ
Nghĩa vụ được hồn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho
miễn thực hiện.
Hồn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng
của nghĩa vụ. Nghĩa vụ cũng được coi là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ thực
hiện được một phần nghĩa vụ nhưng phần cịn lại được bên có quyền miễn việc
thực hiện nghĩa vụ. Nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài sản mà người có quyền


2

h


chậm tiếp nhận thì nghĩa vụ cũng coi là hồn thành khi bên có nghĩa vụ gửi giữ
tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ theo quy định của pháp luật. VD: trong trường
hợp anh A cho anh B vay 300 triệu và hẹn là 18/05/2022 trả nợ. Đến đúng ngày
18/05/2022 thì anh anh đã trả hêt nợ vì vậy nghĩa vụ này được xem là đã hoàn
thành nghĩa vụ.
Việc thể hiện ý chí của bên mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ về việc khơng
u cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt
kể từ thời điểm người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ.VD: Trong trường
hợp anh A mua một đồ tại tiệm tạp hóa và nợ lại đó một số tiền nhưng do cuộc
sống khó khăn nên anh A khơng cị khả năng để trả nợ và được tiệm tạp hóa đó
bảo anh A khơng cần trả tiền nữa như vậy A không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nữa.
Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ
hồn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ trường hợp
chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi
tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo
quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh tốn chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản
được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thơng báo ngay cho bên có quyền.
Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc
là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho
pháp nhân khác. Ngược lại với căn cứ trên thì trong trường hợp này bên chấm
dứt tư cách chủ thể lại là bên mang quyền. Trong trường hợp quyền yêu cầu gắn
với nhân thân của cá nhân hoặc pháp nhân mà theo quy định của pháp luật hoặc
theo thỏa thuận của các bên khi cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt quyền


3

h


u cầu đó khơng thể để lại thừa kế hoặc khơng thể chuyển giao thì quan hệ
nghĩa vụ cũng chấm dứt.
Khi các bên có nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó và
khi vật đặc định khơng cịn thì nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, trong trường hợp này các bên có thể thỏa thuận thay thế bằng nghĩa
vụ khác. Nếu khơng thỏa thuận được thì bên có nghĩa vụ giao vật sẽ phải thanh
toán giá trị của vật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1.4. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ
Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng khơng được
gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.
Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có
nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng chấm
dứt.
Chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác
Trường hợp các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì
nghĩa vụ ban đầu chấm dứt.
Nghĩa vụ cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc
khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thỏa thuận trước.

4

h



Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền
với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì khơng được thay thế
bằng nghĩa vụ khác.
Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi
cùng đến hạn họ khơng phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được
xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc khơng tương đương với nhau thì
các bên thanh tốn cho nhau phần giá trị chênh lệch.
Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.
Chấm dứt nghĩa vụ do hịa nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền
Khi bên có nghĩa vụ trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa
vụ chấm dứt.
Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ
Khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt. Như vậy khi thời
hiệu miễn trừ nghĩa vụ kết thúc bên có nghĩa vụ được miễn thực hiện nghĩa vụ
như vậy nghĩa vụ của người đó chấm dứt.
Chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt
tồn tại

5

h


Khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được
thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết
hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định khơng cịn
Nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định khơng
cịn.
Các bên có thể thỏa thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.
1.5. Những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ
Theo điều 379 Bộ luật dân sự 2015 thì quy định về các trường hợp khơng được
bù trừ nghĩa vụ bao gồm :
Nghĩa vụ không được bù trừ trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín;
3. Nghĩa vụ cấp dưỡng;
4. Nghĩa vụ khác do luật quy định.
Như vậy, nghĩa vụ đang có tranh chấp là quan hệ nghĩa vụ đang có mâu thuẫn,
bất đồng và có yêu cầu giải quyết của một trong các bên. Đối với loại nghĩa vụ
này cần phải có một quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên. Hơn nữa, cần phải hiểu

6

h


rộng, kể cả trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ đang có người thứ ba tranh
chấp thì việc bù trừ nghĩa vụ cũng không thể thực hiện được bởi lẽ chưa xác định
được chính xác chủ thế có quyền và nghĩa vụ đối với đối tượng thì việc bù trừ
nghĩa vụ có thể sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của những người có liên quan đến
tranh chấp đó.
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín. Nghĩa vụ này là để giúp bù đắp tổn thất về vật chất mà còn bù đắp

tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại và thân nhân của họ.
Nghĩa vụ về tài sản gắn với nhân thân người phải cấp dưỡng và người được cấp
dưỡng. Người trong mối quan hệ đặc biệt mới được pháp luật ghi nhận có mối
quan hệ cấp dưỡng đối với nhau. Khi hưởng quyền cấp dưỡng cũng là để đảm
bảo mức sống tối thiểu của người được cấp dưỡng.

Phần 2. Lấy ví dụ minh họa
Ví dụ: A vay tiền của B, hai bên thỏa thuận ngày 20/8/2020 A phải trả tiền cho B.
Đến đúng ngày 20/8/2020, A đã trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho B. Trong trường
hợp này A được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ.
Ví dụ: X thuê nhà của Y để kinh doanh, nhưng do dịch covid nên X không mở
cửa kinh doanh được. X đã thỏa thuận với Y rằng trong những tháng khơng thể
mở cửa kinh doanh thì X sẽ không phải trả tiền thuê cho Y và Y đồng ý. Như
vậy, nghĩa vụ trả tiền thuê của X đã chấm dứt do hai bên thỏa thuận.
Ví dụ: A mua của B một bao gạo, do A chưa có tiền nên hai bên thỏa thuận khi
nào có tiền thì A mới trả cho B. Nhưng sau đó, thấy hồn cảnh nhà A khó khăn
nên B đã bảo A khơng cần phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho B nữa.

7

h


Ví dụ: Các bên thỏa thuận giao vật thay bằng trả tiền thì nghĩa vụ giao vật chấm
dứt và phát sinh nghĩa vụ trả tiền giữa các bên.
Ví dụ: A vay tiền của B nhưng chưa đến thời hạn trả. B lại thuê chiếc xe máy của
A để chạy xe ôm. Trong trường hợp này, tiền thuê xe mà B phải trả cho A có thể
được trừ vào khoản vay mà A đã vay B.
Ví dụ như pháp nhân có quyền và pháp nhân có nghĩa vụ sáp nhập với nhau.
Theo Điều 89 Bộ luật dân sự 2015: "Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập

chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được
chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập."
Ví dụ: Khi mua một sản phẩm điện máy luôn đi kèm với thời gian bảo hành từ
nhà sản xuất hay từ người bán sản phầm, và khi kết thúc thời gian nói trên thì
bên bán (nhà sản xuất) được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành đối với sản phẩm mà
mình bán ra.
Ví dụ: theo Luật hơn nhân và gia đình 2014 thì Con đã thành niên khơng sống
chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ
khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Nhưng sau đó,
người con chết thì nghĩa vụ chấp dưỡng cha mẹ chấm dứt.
Ví dụ: Khi ly hơn, người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã thành niên là
người mất năng lực hành vi dân sự mỗi tháng 2 triệu. Sau một thời gian, người
con chết. Trong trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng của người cha sẽ chấm dứt.
Ví dụ như: A là họa sĩ, A bán cho B một bức tranh, hai bên thỏa thuận một tuần
sau B đến nhà của A để lấy tranh và thanh toán tiền. Nhưng trong thời gian một
tuần đó thì bức tranh bị trộm. Bức tranh trong trường hợp này là vật đặc định,
khơng thể thay thế được. Do đó, A và B có thể thỏa thuận A vẽ một bức tranh
cho B, B sẽ trả tiền cho A.

8

h


KẾT LUẬN
Việc chấm dứt nghĩa vụ sẽ giải phóng cho bên có nghĩa vụ khỏi việc thực hiện
nghĩa vụ mà không bị coi là vi phạm nghĩa vụ và không phải chịu bất cứ một chế
tài nào. Hay nói cách khác, chấm dứt nghĩa vụ đồng nghĩa với việc làm cho
ngừng hẳn một mối quan hệ nghĩa vụ giữa hai bên và kể từ thời điểm nghĩa vụ
chấm dứt, bên có quyền sẽ khơng cịn quyền u cầu và bên có nghĩa vụ cũng

khơng phải thực hiện nghĩa vụ nữa.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2015
2. Bình luận Bộ luật dân sự 2015 nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Giáo trình luật dân sự Việt Nam Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

9

h



×