Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(Tiểu luận) chuyên đề thương hàn luận bàn luận về quế chi thang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.52 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
-----o0o-----

CHUYÊN ĐỀ THƯƠNG HÀN LUẬN

Bàn Luận Về Quế Chi Thang
HỌC VIÊN: Nguyễn Quang Anh
LỚP: NỘI TRÚ YHCT
KHÓA: 2020 – 2023

THÁNG 7 NĂM 2021

h


Mục lục
Lời mở đầu............................................................................................................................ 1
I. Phân tích bài thuốc Quế chi thang..................................................................................2
1. 1 Cấu tạo bài thuốc, cách dùng của bài thuốc ............................................................2
1.2 Tác dụng và công hiệu của từng vị thuốc..................................................................2
II. Ứng dụng của bài thuốc Quế chi thang.........................................................................6
III. Phụ phương của bài thuốc Quế chi thang....................................................................8
3.1 Quế chi gia thược dược thang và Quế chi gia Thược dược, Đại hoàng thang .......8
3.2 Quát lâu Quế chi thang ..............................................................................................9
IV. Các nghiên cứu hiện đại về Quế chi thang...................................................................9

h


Nội dung


Lời mở đầu
Thương hàn luận là một trong bốn bộ sách kinh điển của Y học Trung Quốc, là cơ sở biện
chứng luận trị của Thánh Đông Y Trương Trọng Cảnh viết vào đầu thế kỷ thứ IV sau cơng
ngun (cuối thời Đơng Hán). Ơng đã viết ra bộ Thương hàn tạp bệnh luận gồm 16 quyển
(10 quyển trên là Thương Hàn luận, 6 quyển dưới là Kim Quỹ yếu lược). Nội dung sách
trình bày bệnh chứng diễn tiến theo Lục kinh: Thái dương kinh, Dương minh kinh, Thiếu
dương kinh, Thái âm kinh, Thiếu âm kinh, và Quyết âm kinh. Thêm một phần bàn về cách
chữa Hoắc loạn, Âm dương dịch...Trong đó riêng Thái dương kinh chiếm đến phân nửa, các
kinh khác chiếm nữa còn lại. Để dễ cho tra cứu, sau này các nhà nghiên cứu đã chia thành
từng điều. Nếu tính theo từng điều thì tồn bộ Thương Hàn Luận có tất cả 381 điều, riêng
Thái dương kinh chiếm 181 điều [9]
Kiến thức mà bộ sách Thương Hàn Luận đem lại rất phong phú và đa đạng. Do đó trong
phạm vị chuyên đề về Thương Hàn Luân này em xin đề cập đến một chủ đề nhỏ mang tên:
Bàn luận về Quế chi thang
Quế chi thang là phương thuốc cổ phương trích từ Thương Hàn Luận có tác dụng giải cơ
phát biểu, điều hòa dinh vị. Bài cổ phương này xuất hiện trong một số kinh văn thuộc
Thương Hàn Luận - Thái Dương kinh - Quyển trung đề cập đến cách dùng và phương pháp
lý luận quanh phương thuốc.
Thông qua chuyên đề này, em xin bàn luận Quế Chi thang với những nội dung sau đây
1.
2.
3.
4.

Phân tích về bài thuốc Quế chi thang
Ứng dụng bài thuốc Quế chi thang
Phụ phương bài thuốc Quế chi thang
Các nghiên cứu hiện đại về bài thuốc Quế chi thang

3


h


I. Phân tích bài thuốc Quế chi thang
1. 1 Cấu tạo bài thuốc, cách dùng của bài thuốc [2]
1.1.1 Thành phần cấu tạo
Quế chi

6 – 12 gam

Bạch thược

8 – 12 gam

Cam thảo chích

4 – 8 gam

Đại táo

4 – 6 quả

Sinh khương

2 – 4 lát

1.1.2 Cách dùng
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
Sau khi uống thuốc thì ăn thêm 1 bát cháo nóng, đắp chăn ấm cho ra mồi hôi.

Quế chi thang nếu uống nguội và không ăn cháo nóng sau khi uống thuốc để ra mồ
hơi thì chỉ có tác dụng điều hịa dinh vệ và khơng có tác dụng giải cơ biểu
Lưu ý: Tránh gió lạnh, kiêng ăn thức ăn sống lạnh, mỡ thịt, thức ăn ôi thiu
1.2 Tác dụng và công hiệu của từng vị thuốc
1.2.1 Quế chi [3]
-

Tính vị, qui kinh: Vị cay ngọt, tính ấm Qui vào kinh tâm, phế, bàng quang.
Tác dụng: Phát hãn, giải cơ, ôn kinh, thông dương. 
Ứng dụng lâm sàng:

-

-

Chữa cảm mạo phong hàn nhưng có mồ hơi (biểu hư), vệ khí hư, phân dinh khí vẫn
mạnh, tấu lý sơ hở nên ra mồ hơi. Quế chi sắc đó, thầu dinh vệ, tính chất cay ấm nên
phát tán phong hàn. Vì phát tán phong hàn qua phần ở biểu nên gọi quế chi có tác
dụng sơ phong giải cơ. Bài thuốc "q chi thang".
Ơn kinh chỉ thống và ơn thơng kinh mạch: Quế chi do tính vị cay ấm nên trừ phong
thấp, hàn thấp, dùng để chữa các chứng bệnh thống kinh, bế kinh do hàn thấp quá
mạnh gây ra; Chúng bệnh đau bụng do lạnh (còn đau dạ dày, cơn co thắt đại tràng do
lạnh) do tác dụng ôn trung trừ hàn.
4

h


-


-

-

Chữa đau khớp, đau các dây thần kinh, co cứng các cơ do lạnh (khu hàn ôn lý); do
hàn thấp gây trở ngại kinh lạc thành chứng tý. Quế chi là vị thuốc thăng phù dẫn lên
vai tay, vị cay phát tán, tính ơn gây thơng nên quế chi có tác dụng trừ phong thấp,
thông kinh lạc. 
Chữa chứng ho và long đờm (trục ẩm chỉ khái).
Hóa khí lợi niệu: Theo YHCT, muốn đi tiểu được cần có khí của thận dương khí hố
ở bàng quang. Khi bị ngoại cảm phong hàn làm ảnh hưởng đến sự khí hố ở bàng
quang gây chứng ứ nước (súc thuỷ) làm bí đái. Quế chi thơng dương khí, tăng cường
sự khí hố ở bàng quang được phối hợp với các thuốc ôn kiện tỳ dương như bạch
truật. Để chữa bệnh này dùng bài thuốc “Ngũ linh tán” gồm có: Quế chi, phục linh,
trư linh, trạch tả, bạch truật. Liều lượng: 4g 12g/ngày.
Kiêng kỵ: Người có chứng thấp nhiệt, âm hư hoả vượng: tâm căn suy nhược thể ức
chế giảm huyết áp cao thể can dương thịnh; chảy máu do bệnh Ôn nhiệt gây tổn
thương tân dịch. Phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra nhiều.
Nghiên cứu tác dụng dược lý hiện đại: Quế chi có tác dụng ức chế hoạt động của một
số vị khuẩn đường ruột như li trực khuẩn, ức chế hoạt động của men và vi khuẩn sinh
hơi, ức chế virus cúm.

1.2.2 Bạch thược [1]
Cịn gọi là thược dược
-

-

Thành phần hóa học: Trong thược dược có tinh bột, tanin, caxi oxalat, một ít tinh
dầu, axit benzoic, nhưa và chất béo, chất nhầy. Tỷ lệ axit benzoic, chừng 1,07%

Tác dụng dược lý: Chất axit benzoic trong thược được uống với liều cao có thể sinh
co quắp, cuối cùng mê sảng và chết. Do thành phần này, thược dược có tác dụng trừ
đờm, chữa họ.
Năm 1950, Lưu Quốc Thanh báo cáo nước sắc thược dược có tác dụng kháng sinh
đối với vị trùng ly, thổ tả, tụ cầu, trực trùng, thương hàn, phế cầu, trực trùng bạch
hầu. Năm 1947, Từ Trong Lữ báo cáo bạch thược có tác dụng kháng sinh đối với vị
trùng lỵ Shiga.
Tác dụng trên sự co bóp của ống tiêu hóa: Năm 1940, Tào Khuê Toản đã dùng nước
sắc thược dược thí nghiệm trên mẫu ruột có lập của thỏ thì thấy với nồng độ thấp có
tác dụng ức chế, với nồng độ cao lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế. Năm
1953 (Nhật Bản Đông Dương y học tạp chí) một số tác giả Nhật Bản đã nghiên cứu
thấy thược dược có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày và mẩu ruột có lập của
thỏ. Các tác giả còn phối hợp vị thược dược với cam thảo theo bài thuốc thược dược
cam thảo thang tiến hành thí nghiệm trên dạ dày và ruột như trên thì thấy với liều
thấp có tác dụng xúc tiến sự co bóp bình thường của dạ dày và ruột nhưng với liều
cao thì có tác dụng ức chế. Nếu trước khi dùng đơn thuốc, dùng axetylcholin hay
histamin để gây kích thích trước, thì tác dụng ức chế lại càng rõ rệt.
5

h


-

-Tính vị và quy ki: Vị đắng, chua hơi hàn, vào 3 kinh can, tỳ và phế
Tác dụng nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, dùng chữa đau
bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hơi trộm, tiểu tiện khó.
Thược dược được dùng làm thuốc giảm đau, thông kinh trong những bệnh đau bụng
(do ruột co bóp quá mạnh), nhức đầu, chân tay nhức mỏi, cịn dùng chữa phụ nữ bế
kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
1.2.3 Cam thảo chích [1] [3]

-

Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Qui vào 12 kinh.
Tác dụng: Bố trung khí, dưỡng huyết nhuận phế chỉ ho, thanh nhiệt giải độc, hồ
hỗn giảm đau.

Ứng dụng lâm sàng:
-

Chữa tỳ vị hư: Dùng với đảng sâm, bạch linh, bạch truật.

-

Ích khí, dưỡng huyết, dùng trong bệnh tâm khí hư nhược đánh trống ngực, buôn bực;
Phối hợp với đảng sâm, a giao, mạch môn, quế chi.

-

Nhuận phế, chỉ họ: Dùng trong bệnh đau hầu họng, viêm họng cấp, mạn tính, viêm
amidan, ho có nhiều đàm. Nếu do phong hàn kết hợp với ma hoàng, hạnh nhân. Nếu
do phong nhiệt kết hợp với tang bạch bì, cát cánh, cúc hoa. Nếu do phế nhiệt hợp với
thạch cao, ma hoàng, cam thảo. Nếu đờm nhiều gây ho hen kết hợp với trần bì, bán
hạ, bạch linh.

-

Tả hoả, giải độc: Dùng trong bệnh mụn nhọt định độc sưng đau.

Hoãn cấp, chỉ thống: Trị đau dạ dày, loét đường tiêu hoá, đau bụng, gân mạch co rút
kết hợp với bạch thược
Điều vi, giảm tác dụng phụ và dẫn thuốc khi dùng phối hợp.

-

Liều lượng: 1g - 10g/ngày.
Tác dụng dược lý:
-

Một số thành phần hoá học trong cam thảo có tác dụng sinh học như: Chất miễn dịch
LX có tác dụng kéo dài thời gian sống của các mô ghép, ức chế sản sinh ra kháng
thể. Isoliquiritin ức chế sự biến đổi cortisol thành cortison làm tăng cortisol huyết, ức
chế tạo ra các tổ chức hạt. Chất FM 100 có tác dụng kháng loét dạ dày rõ rệt. Thực
nghiệm cho thấy Glycyrrhizin có tác dụng giảm độc cho hàng trăm chất độc
6

h


-

(stychnin, nọc rắn, Ag, độc tố bạch hầu, uốn ván...) tuy nhiên nó có thể gây hư hại
thận ở người nhiều tuổi có mẫn cảm với cam thảo.
Cam thảo được sử dụng hỗ trợ trong điều trị thuốc độc phospho và phòng ngừa biến
chứng. Điều trị nhiễm trùng viêm gan B.
1.2.4 Đại táo

-


-

Thành phần hóa học: Trong đại táo có 3,3% protit, 0,4% chất béo, 73% hydrat
cacbon, 0,061% canxi, 0,05S photpho, 0,0016% sắt, 0,00015% caroten, 0,012%
vitamin C (theo Bảng thành phần thực vật của Viện nghiên cứu vệ sinh trung
ươngTrung Quốc, 1957). [1]
Tác dụng: Bổ tỳ vị, ích khí dưỡng huyết, điều hồ tính năng thuốc, hồ hỗn cơn đau.

Ứng dụng lâm sàng:
-

Điều hồ tính năng vị thuốc; làm hồ hỗn các vị thuốc có tác dụng mạnh.
Chữa ỉa chảy do tỳ vị hư. Dùng với hoài sơn, đảng sâm, bạch linh, hoàng kỳ.
Bổ huyết, chỉ huyết: Dùng khi huyết hư hoặc xuất huyết kết hợp với đương qui, thục
địa. Sinh tân chỉ khát: Do âm hư tân dịch hao tốn gây họng khô, miệng khô.
Dưỡng tâm an thần: Dùng cho các trường hợp mất ngủ, tâm phiền, tự hãn
Liều lượng: 8 -12 g/ngày [3]
1.2.5 Sinh khương [1]

-

-

Thành phần hóa học: Trong gừng có từ 2-3% tinh dầu. Ngồi ra cịn có chất nhựa
dầu (5%), chất béo (3.7%). tinh bột và các chất cay như zingeron, Zingerola và
shogaola. Tinh dầu gừng có tỷ trọng 0,878, tà tuyến, năng suất quay cực -25° ở -5°C,
độ sôi 155 – 300 độ. Trong tinh dầu có alpha camphen, beta phalandren, một cacbua:
Zingiberen C15H24 một rượu sesquitecpen, một ít xitrala bocneola và geraniola.
Nhựa gồm một nhựa trung tính, hai nhựa axit.
Zingerola là một chất lỏng sảnh, màu vàng không mùi, vị rất cay, độ sôi ở 18mm

thủy ngân là 235-240 0C. Bản thân chất này không đơn thuần, khi cùng đun sôi với
Ba(OH)2, sẽ bị phân giải cho những chất andehyt bay hơi, những chất cay có tinh thể
gọi là Zingeron C11H14O3, và một chất ở thể
Trong đó

-

Zingeron R= -CH3
Shogaola: R = -CH =HC – (CH2 )4 CH3
Zingerola: R= -CH(OH)(CH2 )nCH3
n = 3, 4, 5

7

h


Dầu gọi là Shogaola, Shogaola có độ sơi 201 – 2030 C
Zingeron có tinh thể, độ sơi từ 40 – 41o C, vị rất cay
Căn cứ vào sự hiểu biết hiện này về cấu tạo hóa học, những chất có cấu tạo trên đây ,
trong đó n lớn hơn 1 thì đều có vị cay như các chất trong gừng.
Do những công thức trên, chúng ta hiểu được rằng tại sao khi ngâm gừng lâu với
dung dịch KOH thì sẽ mất hết tính cay.
-

Tính vị quy kinh: Vị cay, tính hơi ấm. Quy vào kinh Phế, Vị, Tỳ
Tác dụng: Giải biểu phát hãn, chỉ nôn do lạnh, chỉ khác, giải độc

Ứng dụng lâm sàng
-


Chữa cảm mạo do lạnh (tán hàn giải biểu), vị gừng sống làm nhiệm vụ tá

được trong các bài thuốc giải biểu Quế chi thang Cát Cần thang, Tiếu sái hổ thang
-

Chúa nôn mửa do lạnh (ôn vị chị ấu) thường phối hợp với ban hệ Tuy là vị thuốc ấm,
nhưng du nôn mửa do nhiệt hây hàn, dùng nước gừng U làm tăng tác dụng của các vị
thuốc khác như trúc như chữa nộri do vị nhiệt, bán hạ chữa mn mua do vị hàn.

Do tác dung ơn hồ trung tiêu của gừng nên trong các phương tiếc kiện tỳ hồ vị đều có
gừng (bài bố trung ích khí).
-

Chữa ho do lạnh: Dùng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc ôn phế khác như tô tử,
hạnh nhân v..v...
Kích thích tiêu hố chống đầy hơi, ợ hơi
Giải độc và hạn chế độc tính củacác vị thuốc bán hạ, nam tinh
Liều lượng: 5g - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Người bị ho do phế nhiệt, vị nhiệt gây nôn mửa
Nghiên cứu tác dụng dược lý hiện đại: Nước sinh khương có tác dụng gây co mạch,
hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp,
ức chế trung tâm nơn, kích thích tiết dịch ruột. Tinh dầu sinh khương, can khương có tác
dụng ức chế một số vi khuẩn.

II. Ứng dụng của bài thuốc Quế chi thang
Các điều kinh văn được trích từ sách “Chú giải Thương Hàn Luận” của Thành Vô Kỷ
trong “Tứ khố toàn thư”
8


h


Thương hàn luận - Điều 42
- 外證①未解,脈浮弱者,當以汗解,宜桂枝湯。[8]
Thái dương bệnh, ngoại chứng (1) vị giải, mạch phù nhược giả, đương dĩ hãn giải, nghi
Quế chi thang.
Bệnh Thái dương biểu chứng chưa giải trừ, lúc này cần phải giải biểu, nhưng biểu chứng
lại được chia làm biểu hư và biểu thực hư nhóm khác nhau, phép giải biểu bao gồm khai
tấu phát hãn và điều hòa doanh vệ cũng khác nhau, nhất thiết phải phân biệt rõ ràng.
Phân biệt biểu hư, biểu thực, ngồi việc xem có mồ hơi hay khơng, mạch tượng cũng rất
có giá trị tham khảo. Điều văn này dùng mạch làm căn cứ biện chứng, chứng Thái
dương biểu thực thì mạch đa phần phù khẩn có lực, mạch thuộc chứng biểu hư chủ yếu
là mạch phù và không có lực, mạch phù hỗn hoặc dương phù âm nhược đều thuộc loại
đó. Nay mạch phù nhược, có thể khẳng định khơng phải chứng biểu thực, vì thế nên
dùng Quế chi thang giải cơ phát hãn.
Thương hàn luận - Điều 44
- 太陽病,外證未解,不可下也,下之為逆,欲解外者,宜桂枝湯。[8]
Thái duơng bệnh, ngoại chứng vị giải, bất khả hạ dã, hạ chi vi nghịch, dục giải ngoại giả,
nghi Quế chi thang.
Điều trị biểu chứng cần giải trừ ngoại chứng, cịn điều trị lý thực chứng thì cần cơng
hạ, đấy là phép tắc điều trị tất nhiên. Cho dù biểu chứng và lý chứng cùng xuất hiện thì
cũng phải tuân theo nguyên tắc trị biểu trước trị lý sau. Điều văn này chú trọng chỉ ra,
trong trường hợp biểu lý tương kiêm, nếu ngoại chứng vẫn chưa giải trừ thì khơng được
cơng hạ. Cịn về việc dùng Quế chi thang, thì điều văn đã ghi rõ là “nghi” (nên, thích
hợp) chứ khơng phải là “chủ chi” (chủ trị), chẳng qua là lấy một bài thuốc làm đại diện,
thầy thuốc vẫn cần phải tùy chứng gia giảm biến hóa.
Thương hàn luận - Điều 45
- 太陽病,先發汗不解,而複下之,脈浮者不愈。浮為在外,而反下之,故令不

愈。今脈浮,故在外,當須解外則愈。宜桂枝湯。[8]
Thái dương bệnh, tiên phát hãn bất giải, nhi phục hạ chi, mạch phù giả bất dũ. Phù vi
tại ngoại, nhi phản hạ chi, cố lệnh bất dũ. Kim mạch phù, cố tại ngoại, đương tu giải
ngoại tắc dũ. Nghi Quế chi thang.
Mắc bệnh Thái dương, trước tiên dùng phương pháp phát hãn, bệnh vẫn chưa khỏi, vì
thế tiếp tục dùng phương pháp cơng hạ, nhưng mạch phù khơng có gì thay đổi. Mạch
phù chứng tỏ tà khí tại biểu, thầy thuốc trái lại đi cơng hạ, cho nên không thể khỏi bệnh.
Nay mạch vẫn phù, biết được bệnh vẫn ở ngoại biểu, vẫn cần giải biểu thì bệnh mới khỏi
hồn tồn, có thể dùng Quế chi thang.
Thương hàn luận - Điều 53
- 病常自汗出者,此為榮氣和,榮氣和者,外不諧,以衛氣不共榮氣和諧故爾;
以榮行脈中,衛行脈外,復發其汗,榮衛和則愈,宜桂枝湯。[8]

9

h


Bệnh thường tự hãn xuất giả, thử vi vinh khí hịa, vinh khí hịa giả, ngoại bất hài, dĩ
vệ khí bất cung vinh khí hài hịa cố nhĩ; Dĩ vinh hành mạch trung, vệ hành mạch ngoại,
phục phát kì hãn, vinh vệ hòa tắc dũ, nghi Quế chi thang.
Người bệnh thường tự ra mồ hơi, đây là do doanh khí hài hịa, doanh khí tuy hài hịa,
nhưng vệ khí ở ngồi lại bất hịa, vì vệ khí khơng thể hài hịa với doanh khí, cho nên
thường tự ra mồ hơi. Vì doanh khí đi trong mạch, vệ khí đi ngồi mạch, có thể tiếp tục
dùng phương pháp phát hãn, để cho doanh vệ hướng tới hài hịa thì khỏi bệnh, nên dùng
Quế chi thang.
Thương hàn luận - Điều 54
- 病人藏無他病,時發熱自汗出而不愈者,此衛氣不和也。先其時發汗則愈,宜
桂枝湯。[8]
Bệnh nhân tạng vô tha bệnh, thời phát nhiệt tự hãn xuất nhi bất dũ giả, thử vệ khí bất

hịa dã. Tiên kì thời phát hãn tắc dũ, nghi Quế chi thang.
Nội tạng người bệnh khơng có bệnh tật gì cả, chỉ là đôi lúc phát sốt và tự ra mồ hơi,
bệnh lâu ngày mà khơng khỏi, đó là do vệ khí bất hịa. Trước khi người bệnh phát sốt ra
mồ hơi, cho uống Quế chi thang để phát hãn thì có thể hồn tồn khỏi bệnh.
Thương hàn luận – Điều 56
- 傷寒不大便六七日,頭痛有熱者,與承氣湯。其小便清者(一雲大便青),知
不在裏,仍在表也,當須發汗,若頭痛者必衄,宜桂枝湯。[8]
Thương hàn bất đại tiện lục thất nhật, đầu thống hữu nhiệt giả, dữ Thừa khí thang. Kì
tiểu tiện thanh giả (nhất vân đại tiện thanh), tri bất tại lý, nhưng tại biểu dã, đương tu phát
hãn, nhược đầu thống giả tất nục, nghi Quế chi thang.
Thương hàn sáu bảy ngày, đại tiện khơng ra, có biểu hiện đau đầu, phát sốt, có thể dùng
bài Thừa khí thang để điều trị. Nếu nước tiểu trong thì đó là bằng chứng tà khí khơng tại lý
mà tại biểu, cần phải phát hãn, nên dùng Quế chi thang. Nếu như đau đầu khơng đỡ thì tất sẽ
chảy máu cam.

III. Phụ phương của bài thuốc Quế chi thang
3.1 Quế chi gia thược dược thang và Quế chi gia Thược dược, Đại hoàng thang [4]
Sách Thương hàn luân nói rằng: “Vốn là bệnh ở Thái dương, thầy thuốc lại dùng
thuốc hạ, nhân thế mà bụng đầy, thường thường đau, là thuộc Thái âm, dùng Quế chi
thang gia Thược dược thang làm chủ, bụng đau lắm , ấn vào thấy đầy chắc có độc ,
dùng Quế chi thang gia Đại hoàng thang làm chủ.”
Phương Quế chi gia Thược dược thang
Quế chi

7,0 gam

Đại táo

7,0 gam
10


h


Sinh khương

7,0 gam

Cam thảo

5,0 gam

Thược dược

14,5 gam

Phương Quế chi gia Thược dược, Đại hoàng thang
Quế chi

7,0 gam

Đại táo

7,0 gam

Sinh khương

7,0 gam

Thược dược


14,5 gam

Cam thảo

5,0 gam

Đại hoàng

2,5 gam

Chứng Quế chi gia Thược dược thang theo như cụ Đơng Động nói rằng: Bụng đầy
thường thường đau, tức là bụng co rẳng mà đau, cho nên dùng vị Thược dược làm
chủ, hẳn là vì Trực phúc cân bị co rẳng q lắm, có sự tự cảm đau đớn, vả lại da
bụng đầy căng, thì có phương này có Thược dược là chủ dược để chữa.
Phúc chứng: Chứng của Quế chi gia Thược dược thì ấn tay vào bụng như ấn vào da
trống, chỉ thấy co rẳng đầy căng mé ngoài mà trong bụng thì khơng, cịn như chứng
của Quế chi gia Thược dược Đại hồng thang thì có cả sức đề kháng ở trong bụng
nữa, nếu lấn ngón tay ấn sau xuống nữa thì bệnh nhân kêu đau, chứng của hai
phương này như trên đã nói là có thể dần dần dịch chuyển sang Thái âm bệnh.
Luận thuyết và trị nghiệm của tiền bối: Sách Phương Dư Nghê nói rằng: Phương Quế
chi gia Thược dược thang là phương thuốc chủ để chữa những người vốn có bệnh:
trưng, hà, cố tích từ trước, nhân khi mắc bệnh Lỵ mà gợi lên cái độc cố hữu, nhân thế
thành ra đau bụng, giả thử nhân có túc thực mà đau bụng thổ tả, khi thổ tả chỉ rồi,
vẫn cịn chứng đau bụng khơng chỉ, thế là bởi có cái độc cố hữu từ trước.
Bệnh lỵ mới phát, có biểu chứng lại có đau bụng, mà lý cấp hậu trọng khơng lấy gì
làm nặng lắm, nên dùng phương này,biểu chứng của phương này so với biểu chứng
của cát căn thang còn nhẹ hơn
Lại còn những bệnh lỵ mới mắc dùng Quế chi thang mà còn đau bụng hơn thì nên
dùng phương này, cũng có lúc dùng phương này để dùng làm thuốc điều lý sau khi

bệnh lỵ đã khỏi, mà hãy còn đau bụng kịch liệt, nên dùng ngay đi cho khỏi đau, mà
lại ngăn ngừa được sự tái phát
Hại cụ Đông Động và Nam Nhai cùng các học trò hay dùng hai phương này gia Phụ
tử hoặc Truật, Phụ chữa chứng khắp người các đốt xương đau nhức và bệnh cước khí
3.2 Quát lâu Quế chi thang [4]
Quế chi tiêm

7,0 gam

Thược dược

7,0 gam
11

h


Đại táo

7,0 gam

Sinh khương

7,0 gam

Cam thảo

5,0 gam

Quát lâu căn


7,0 gam

Các vị thái nhỏ, dùng 3 bát con nước, sắc còn 1 bát, bỏ bã, chia làm 3 lần uống trong
một ngày , uống lúc cịn âm ấm
Tác dụng và cơng hiệu chữa bệnh của Quát lâu căn
Sách bản thảo cương mục về điều Quát lâu căn nói rằng
Củ nó gọt làm Thiên hoa phấn. Khí vị Đắng lạnh khơng độc
Chủ trị: Chứng tiêu khát là bệnh khác phải uống nhiều nước, nhưng nước uống vào
trong thân thể, tựa hồ nhưng tiêu đi đằng nào mất, tiểu tiện chẳng thấy nhiều hơn
chút nào, thân thể nóng, nóng giả bổ hư (Bản kinh). Trừ bệnh nóng lâu ngày ở trường
vị, mơi se, miệng ráo, ngắn hơn, chỉ được chứng tiểu tiện nhiều, thơng kinh nguyệt
(Biệt lục)
Chữa bệnh thời khí nóng như cuồng, tiêu nhọt độc, sưng vú, phát bối ( ung nhọt ở
lưng), trĩ lậu, mụn nhọt, mọc thịt, tiêu ứ huyết vì ngoại thương (Đại minh)

IV. Các nghiên cứu hiện đại về Quế chi thang
1.4.1 Nghiên cứu tác dụng cảu Quế chi thang đối với các cytokine gây viêm ở chuột
thiếu máu cục bộ cơ tim và tăng lipid máu với kết quả Quế chi thang có thể ức chế các
yếu tố tiền viêm và q trình oxy hóa ở chuột thiếu máuc cục bộ cơ tim và tăng lipid
máu [5]
1.4.2 Các chiến lược chẩn đoán ion phân mảnh để xác định tồn diện hồ sơ hóa học của
Quế chi thang bằng cách tích hợp thơng tin MS có độ phân giải cao, MS nhiều giai đoạn
và UV. Kết quả trong số 187 hợp chất, 144 hợp chất đã được xác nhận hoặc giả định một
cách dự kiến. Ngoài ra, lần đầu tiên có 9 hợp chất mới tiềm năng được báo cáo [7]
1.4.3 Nghiên cứu tác động của Quế chi gia thược dược thang (TJ-60) đối với bệnh tiêu
chảy và chuyển động ruột non. Sự ức chế đáng kể được ghi nhận bởi TJ-60 ở mức 1000
mg / kg, đối với tiêu chảy gây ra bởi pilocarpine, bari clorua hoặc dầu thầu dầu. Trong
điều kiện bình thường, TJ-60 khơng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển ruột non bằng
cách điều trị bằng đường uống ngay cả ở mức 1000 mg / kg. Tuy nhiên, nó cải thiện sự

tăng tốc của quá trình vận chuyển do neostigmine gây ra tùy thuộc vào liều lượng. TJ-60
không ảnh hưởng đến khối lượng nghỉ ngơi trong ruột non cơ lập, nhưng đã ức chế có
12

h


chọn lọc các cơn co thắt được kích thích bằng điện tần số thấp. Những kết quả này chỉ ra
rằng tác dụng chống tiêu chảy của TJ-60 có thể là do sự ức chế chuyển động quá mức
của ruột non [6]

Kết luận
Quế Chi thang là bài cổ phương có giá trị sử dụng cao trong Thái dương bệnh chứng nói
chung và Thái dương trúng phong nói riêng. Với tác dụng Điều hòa dinh vệ - Giải cơ bài
thuốc với các vị Quế chi, Thược dược, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo vừa bổ dưỡng cho
âm dưỡng vừa bổ dưỡng cho cái nguồn của mồ hơi. Nhờ vậy nó là loại dược căn bản để
thắng tà. Ngoài ra húp cháo lỏng là để hỗ trợ, tức là dùng thủy cốc để hỗ trợ cho mồ hơi. Vì
thế khi ra mồ hơi người bệnh khơng bị tổn thương ngun khí. Bài thuốc được Trương
Trọng Cảnh và các Y gia từ xưa đến này sử dụng và vận đụng linh hoạt trong điều trị các
chứng bệnh.
Quế chi thang có nhiều phương gia giảm phù hợp với các chứng trạng trên lâm sàng. Thay
đổi một vị thuốc hay liều lượng một vị thuốc thì cơng năng của bài thuốc đã thay đổi ít
nhiều. Vì vậy khi sử dụng cũng như gia giảm, người thầy thuốc cần nắm bắt chính xác các
chứng trạng, kịp thời nhận ra thay đổi trên bệnh nhân để có cách gia giảm phù hợp nhất để
đạt đến mục đích cuối cùng của điều trị.
Từ cái biến hóa của bài thuốc, cái vận dụng dựa vào chứng trạng để thấy được giá trị to lớn
của bài thuốc Quế chi thang. Cũng như kinh nghiệm và tri thức quý báu đã vận dụng, đúc
kết từ ngàn xưa của Trương Trọng cảnh và các bậc Y gia đến nay để lại cho thế hệ các bác
sỹ Y học cổ truyền là vô cùng trân quý.
Là một thế hệ bác sỹ Y học cổ truyền trẻ, em nhận thấy việc cần đi sâu tìm hiểu và ứng

dụng trên lâm sàng các bài cổ phương là vô cùng quan trọng. Mà thông qua tiểu luận này là
cơ hội để tìm hiểu và trình bày sơ lược một số thông tin nhỏ về Thương Hàn luận. Tuy cịn
nhiều sai sót nhưng rất mong nhận được sự góp ý của Thầy cũng như các bạn học viên.
Quế Chi thang là bài cổ phương có giá trị sử dụng cao trong Thái dương bệnh chứng nói
chung và Thái dương trúng phong nói riêng. Với tác dụng Điều hịa dinh vệ - Giải cơ bài
thuốc với các vị Quế chi, Thược dược, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo vừa bổ dưỡng cho
âm dưỡng vừa bổ dưỡng cho cái nguồn của mồ hơi. Nhờ vậy nó là loại dược căn bản để
thắng tà. Ngoài ra húp cháo lỏng là để hỗ trợ, tức là dùng thủy cốc để hỗ trợ cho mồ hơi. Vì
thế khi ra mồ hơi người bệnh khơng bị tổn thương nguyên khí. Bài thuốc được Trương
Trọng Cảnh và các Y gia từ xưa đến này sử dụng và vận đụng linh hoạt trong điều trị các
chứng bệnh.
Quế chi thang có nhiều phương gia giảm phù hợp với các chứng trạng trên lâm sàng. Thay
đổi một vị thuốc hay liều lượng một vị thuốc thì cơng năng của bài thuốc đã thay đổi ít
13

h


nhiều. Vì vậy khi sử dụng cũng như gia giảm, người thầy thuốc cần nắm bắt chính xác các
chứng trạng, kịp thời nhận ra thay đổi trên bệnh nhân để có cách gia giảm phù hợp nhất để
đạt đến mục đích cuối cùng của điều trị.
Từ cái biến hóa của bài thuốc, cái vận dụng dựa vào chứng trạng để thấy được giá trị to lớn
của bài thuốc Quế chi thang. Cũng như kinh nghiệm và tri thức quý báu đã vận dụng, đúc
kết từ ngàn xưa của Trương Trọng cảnh và các bậc Y gia đến nay để lại cho thế hệ các bác
sỹ Y học cổ truyền là vô cùng trân quý.
Là một thế hệ bác sỹ Y học cổ truyền trẻ, em nhận thấy việc cần đi sâu tìm hiểu và ứng
dụng trên lâm sàng các bài cổ phương là vô cùng quan trọng. Mà thông qua tiểu luận này là
cơ hội để tìm hiểu và trình bày sơ lược một số thông tin nhỏ về Thương Hàn luận. Tuy cịn
nhiều sai sót nhưng rất mong nhận được sự góp ý của Thầy cũng như các bạn học viên.


14

h


Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1.
2.
3.
4.

Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 65 – 908
Khoa Y học cổ truyền (2018), Giáo trình Thường Hàn luận. Tr. 36 – 39
Nguyễn Nhược Kim, Hoàng Minh Chung (2009), Dược Học Cổ Truyền, tr. 38 – 231
Thang Bản Cầu Chân (2005), Tinh hoa Hoàng Hán y học , NXB Y học Hà Nội,
tr.50-151.

Tiếng Anh
5. Jiao H, Ma J, Chen Y, Ju D, Xiang L, Wang S.(2012 Jun) [Effects of guizhi tang on
inflammatory cytokines in myocardial ischemia and hyperlipidemia rats]. Zhongguo
Zhong Yao Za Zhi. 37(11):1634-7. Chinese. PMID: 22993997.
6. Saitoh K, Kase Y, Ishige A, Komatsu Y, Sasaki H, Shibahara N. (1999 Jan) [Effects
of Keishi-ka-shakuyaku-to (Gui-Zhi-Jia-Shao-Yao-Tang) on diarrhea and small
intestinal movement.] Biol Pharm Bull. 22(1):87-9. doi: 10.1248/bpb.22.87. PMID:
9989669.
7. Wang S, Chen L, Leng J, Chen P, Fan X, Cheng Y.(2014 Sep) [Fragment ion
diagnostic strategies for the comprehensive identification of chemical profile of GuiZhi-Tang by integrating high-resolution MS, multiple-stage MS and UV
information]. J Pharm Biomed Anal.98:22-35. doi: 10.1016/j.jpba.2014.05.013. Epub
2014 May 17. PMID: 24879517.

Tiếng Trung
8. Thành Vô Kỷ (2005), Chú giải Thương Hàn Luận, tr. 74 – 78
9. Thương Hàn Luận Chú Giải của viện Trung Y Bắc Kinh 1959

h


h



×