Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(Tiểu luận) báo cáo môn dược động học theo dõi nồng độ thuốc trong trị liệu của theophylin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.31 KB, 14 trang )

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ 
KHOA DƯỢC
LIÊN BỘ MÔN DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG

BÁO CÁO MÔN DƯỢC ĐỘNG HỌC

h


 

THEO DÕI NỒNG ĐỘ THUỐC TRONG
TRỊ LIỆU CỦA THEOPHYLIN
NHÓM 2
HỌ VÀ TÊN
1. Hồ Gia Hiếu
2. Đào Hoàng Ngọc
3. Hồ Thanh Phát
4. Nguyễn Diệp Huy Phong
5. Lại Hà Phương
6. Đỗ Hoàng Quyên
7. Trương Thị Quyên
8. Thạch Ngô Xà Rậy
9. Trần Dũng Tâm
10.Trần Hữu Lộc

MSSV
1953030016
1953030039


1953030049
1953030051
1953030052
1953030054
1953030055
1953030056
1953030058
1953030097

THEOPHYLIN
1. Giới thiệu
Tên chung quốc tế: Theophylline.
Mã ATC: R03DA04.
Loại thuốc: Thuốc giãn phế quản.
- Dạng thuốc và hàm lượng
Nang: 100 mg, 200 mg.
Nang giải phóng kéo dài: 50 mg, 60 mg, 65 mg, 75 mg, 100
mg, 125 mg, 130 mg, 200 mg, 250 mg, 260 mg, 300 mg, 400
mg.
Viên nén: 100 mg, 125 mg, 200 mg, 250 mg, 300 mg.
Viên nén giải phóng kéo dài: 100 mg, 200 mg, 250 mg,
300mg, 400 mg, 450 mg, 500 mg, 600 mg.
Sirô: 50 mg/5 ml.
Dung dịch: 27 mg/5 ml, 50 mg/5 ml.
Theophylin (khan), đường trực tràng: Viên đạn đặt trực
tràng 350 mg.

h



 

Thuốc truyền tĩnh mạch: 0,4 mg/ml (400 mg); 0,8 mg/ml
(400 và 800 mg); 1,6 mg/ml (400 và 800 mg); 2 mg/ml (200
mg); 3,2 mg/ml (800 mg); 4 mg/ml (200 và 400 mg)
(theophylin khan trong dextrose 5%).
Theophylin cũng được dùng để uống và tiêm, dưới dạng
aminophylin, là hỗn hợp theophylin với ethylenediamin tan
trong nước gấp 20 lần so với theophylin đơn độc.
2. Phân nhóm dược lý
- Thuốc tác động trên hệ hơ hấp, trị hen và bệnh phổi tắt nghẽn
mãn tính.
- Thuốc giãn khí phế quản (thuộc nhóm methylxanthin).

3. Dược động học
Hấp thu:


Theophylin hấp thu nhanh và hoàn toàn dưới dạng chế phẩm lỏng,
viên nang, viên nén không bao



Sinh khả dụng của thuốc đường uống theophylin là 0.9-1



Tốc độ hấp thu (không bao gồm mức độ hấp thu) giảm bởi thức ăn
và thức ăn cũng ảnh hưởng đến độ thanh thải của theophylin.




Sau khi uống dạng lỏng, nang hoặc viên nén không bao, thường đạt
nồng độ đỉnh huyết thanh trong 1 - 2 giờ.



Sự hấp thu các chế phẩm giải phóng chậm khác nhau đáng kể. Khi
thay đổi dạng chế phẩm thì liều dùng cũng cần xem lại, khơng thể
hốn đổi lẫn nhau được.



Hấp thu qua đường trực tràng nhanh khi thụt, nhưng có thể chậm và
thay đổi khi dùng dạng viên đạn. Hấp thu qua tiêm bắp chậm và
khơng hồn toàn.
Phân bố:



Theophylin phân bố nhanh vào các dịch ngoài tế bào và các mô cơ
thể và đạt cân bằng phân bố 1 giờ sau một liều tiêm tĩnh mạch.

h


 




Thuốc thâm nhập một phần vào hồng cầu. Vd là 0,45 lít/kg (0,3 - 0,7
lít/kg), phụ thuộc vào cân nặng lý tưởng, Vd giảm ở người béo, tăng
ở trẻ đẻ non, người xơ gan, người già.



Thuốc qua được nhau thai và phân bố được vào sữa mẹ.



Thuốc liên kết protein huyết tương khoảng 40 - 60%, nhưng giảm ở
trẻ sơ sinh hoặc người lớn bị bệnh gan.



 Nồng độ theophylin trong huyết thanh tốt nhất điều trị giãn phế quản
khoảng 10 – 20 microgam/ml (55 - 110 micromol/lít), từ 7 – 14
microgam/ml cho điều trị chứng ngừng thở ở trẻ đẻ thiếu tháng,
khoảng 10 microgam/ml cho đáp ứng lợi tiểu tạm thời, nồng độ trên
20 microgam/ml thường gây ADR.
Chuyển hóa: 



Theophylin chuyển hóa ở gan thành acid 1,3-dimethyluric, acid 1methyluric và 3-methylxanthin.

h


 


+ Hydroxyl hóa thành acid 1,3-dimethyluric được xúc tác bởi
CYP1A2 và CYP2E1. Ở những tế bào khơn có hệ thống CYPs,
xanthin oxidase (XDH) được cho là sẽ xúc tác cho phản ứng.
+ Khử methyl thành 3-methylxanthin (có thể thành 1-methylxanthin)
được xúc tác bởi isoenzym CYP1A2 và CYP3A4. 1-methylxanthin có
thể tiếp tục hydroxyl hóa bởi XDH thành 1-methyluric acid.
+ Khoảng 6% bị methyl hóa thành caffein.


Tốc độ chuyển hóa qua gan khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau lớn
về độ thanh thải, nồng độ trong huyết tương và nửa đời thải trừ.
Chuyển hóa qua gan bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi, tình trạng hút
thuốc, bệnh tật, chế độ ăn kiêng, tương tác thuốc.



 Nửa đời trong huyết thanh của theophylin ở người lớn bị hen nhưng
mạnh khỏe, không hút thuốc là 7 - 9 giờ, ở trẻ em là 3 - 5 giờ, ở
người hút thuốc lá là 4 - 5 giờ, ở trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non là 20 - 30
giờ và ở người già không hút thuốc là 10 giờ. Nửa đời trong huyết
thanh của thuốc tăng ở người suy tim hoặc mắc bệnh gan.



Trạng thái ổn định thường đạt được trong vòng 48 giờ khi dùng phác
đồ điều trị thích hợp.
Thải trừ: 
Theophylin và các chất chuyển hóa thải trừ chủ yếu qua thận. Người
lớn, khoảng 10% liều thải trừ dưới dạng không đổi qua nước tiểu,

nhưng ở trẻ sơ sinh, khoảng 50% liều thải trừ dưới dạng khơng đổi.
Lượng nhỏ theophylin khơng chuyển hóa được bài tiết trong phân.

4. Tác dụng dược lý

h


 

Theophylin là một xanthin có tác dụng trực tiếp làm giãn cơ trơn phế
quản, làm giảm co thắt phế quản và kích thích hơ hấp, thuốc được
dùng trong hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cịn hồi phục. Tác
dụng giãn phế quản rất ít nếu co thắt phế quản khơng phải là ngun
nhân chính của suy hơ hấp. Thuốc kích thích cơ tim và hệ TKTW, làm
giảm sức cản ngoại vi và áp lực tĩnh mạch, gây lợi tiểu. Tác dụng lợi
tiểu của theophylin mạnh hơn theobromin nhưng ngắn hơn.
Các cơ chế tác dụng dược lý của theophylin được đề xuất bao gồm
(1) ức chế phosphodiesterase, do đó làm tăng AMP vòng nội bào,
(2) tác dụng trực tiếp trên nồng độ calci nội bào,
(3) tác dụng gián tiếp trên nồng độ calci nội bào thông qua tăng phân
cực màng tế bào,
(4) đối kháng thụ thể adenosin, đối kháng prostaglandin.
Theophylin được dùng như là một thuốc giãn phế quản trong xử trí tắc
nghẽn đường thở hồi phục được, như hen phế quản. Nhìn chung thuốc
chủ vận beta2 như salbutamol là thuốc lựa chọn hàng đầu trong giãn
 phế quản, theophylin thường được dùng hỗ trợ cùng thuốc chủ vận
 beta2 và corticosteroid ở người bệnh cần thêm tác dụng giãn phế
quản. Sự kết hợp này có thể làm tăng một số tác dụng không mong
muốn như hạ kali huyết. Một vài bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn

mạn tính cũng đáp ứng tốt với theophylin. Thuốc trước đây cũng được
dùng hỗ trợ thêm trong điều trị suy tim khi bị tắc nghẽn đường thở.
Theophylin cũng được dùng để điều trị cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh.
Theophylin là thuốc giãn phế quản có hiệu lực trong hen và trước
đây đã được coi là liệu pháp hàng đầu. Nhưng nay thuốc này đã bị đẩy
xuống vị trí kém hơn nhiều, chủ yếu do lợi ích khiêm tốn mà thuốc
đem lại, phạm vi điều trị hẹp và phải theo dõi nồng độ thuốc. Hen ban
đêm có thể được cải thiện bằng các chế phẩm theophylin giải phóng

h


 

chậm, nhưng các cách can thiệp khác như glucocorticoid hoặc
salmeterol hít có lẽ hiệu lực hơn.
5. Chỉ định
Điều trị dự phịng hen mạn tính, bao gồm cả kiểm sốt cơn hen ban
đêm và thở khò khè buổi sáng; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Cách dùng:
+ Uống: Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn, với một cốc nước
đầy, hoặc uống cùng thuốc kháng acid để giảm thiểu kích ứng tại chỗ.
Thuốc giải phóng chậm khơng được nhai hoặc nghiền thuốc.
+ Tĩnh mạch: Thuốc có thể tiêm tĩnh mạch rất chậm (trong vòng 20 30 phút, liều nạp trên 30 phút) dạng khơng pha lỗng, hoặc tiêm
truyền tĩnh mạch chậm sau khi đã pha thuốc vào một lượng lớn dịch
truyền (tốc độ truyền không quá 25 mg/phút). Nếu trong q trình
truyền liều nạp có xảy ra các phản ứng phụ cấp tính, ngừng truyền 5 10 phút hoặc truyền với tốc độ chậm hơn.
+ Thuốc đạn theophylin bình thường khơng nên dùng vì hấp thu và
tích lũy thất thường khơng dự đốn được.
+ Đối với người béo phì, liều lượng được tính theo cân nặng lý tưởng

của người bình thường tương ứng.
+ Theophylin được dùng dưới dạng khan hoặc hydrat. Liều dùng của
thuốc thường được tính theo dạng khan. 1,1 mg theophylin hydrat
tương đương với 1 mg theophylin.
- Liều dùng: 
Liều theophylin phải điều chỉnh theo từng người bệnh dựa trên đáp
ứng với thuốc và cân nặng. Theophylin có tác dụng hiệu quả khi nồng
độ thuốc trong huyết tương trong khoảng 5 - 15 mg/lít, trên 20 mg/lít
là độc.
 Điều trị triệu chứng cấp, nặng: Sử dụng theophylin truyền tĩnh mạch.
+ Bệnh nhân không dùng theophylin, aminophylin hoặc thuốc là dẫn
xuất xanthin trước đó 24 giờ: Liều nạp 4 - 5 mg/kg, truyền trong 20 30 phút, sau đó duy trì 400 - 600 microgam/kg trong 1 giờ.
 Lưu ý: Mỗi liều 500 microgam/kg của theophylin đưa đến tăng nồng
độ theophylin huyết lên 1 microgam/ml.
+ Điều chỉnh liều cho trẻ em: Truyền tĩnh mạch:

Trẻ dưới 24 ngày tuổi: 1 mg/kg, mỗi 12 giờ 

Trẻ trên 24 ngày tuổi: 1,5 mg/kg, mỗi 12 giờ 

h


 



















Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 1 năm tuổi: Liều (mg/kg) mỗi 1 giờ tính theo
cơng thức 0,008 × tuổi (tính theo tuần) + 0,21
Trẻ em 1 - 9 tuổi: 0,8 mg/kg mỗi 1 giờ 
Trẻ em 9 - 12 tuổi: 0,7 mg/kg mỗi 1 giờ 
 Điều trị triệu chứng cấp: Không dùng dạng truyền tĩnh mạch và dạng
giải phóng kéo dài, chỉ dùng dạng uống (viên hoặc sirô).
+ Người lớn không dùng theophylin, aminophylin hoặc thuốc là dẫn
xuất xanthin trước đó 24 giờ: Liều nạp 5 mg/kg cho đến khi đạt nồng
độ thuốc trong huyết tương 10 microgam/ml.
+ Điều chỉnh liều cho trẻ em: Theophylin uống, giải phóng tức thời:
Trẻ sơ sinh < 24 ngày tuổi: Khởi đầu 1 mg/kg mỗi 24 giờ, điều chỉnh
liều để được nồng độ thuốc trong máu 5 - 10 microgam/ml.
Trẻ sơ sinh ≥ 24 ngày tuổi: 1,5 mg/kg, mỗi 24 giờ, điều chỉnh liều để
được nồng độ thuốc trong máu 5 - 10 microgam/ml.
Trẻ em < 26 tuần tuổi: Liều khởi đầu 1 ngày (mg) = [(0,2 × tuổi tính
theo tuần) + 5] × trọng lượng cơ thể (kg), chia 3 lần, cách nhau 8 giờ.
Điều chỉnh liều để có nồng độ thuốc trong máu 10 - 15 microgam/ml.
Trẻ em từ 26 - 52 tuần tuổi: Liều khởi đầu 1 ngày (mg) = [(0,2 × tuổi

tính theo tuần) + 5] × trọng lượng cơ thể (kg), chia 4 lần, cách nhau 6
giờ. Điều chỉnh liều để có nồng độ thuốc trong máu 10 - 15
microgam/ml.
Trẻ ≥ 1 tuổi, dưới 45 kg: Liều khởi đầu 12 - 14 mg/kg (tối đa 300
mg/ngày) chia làm các liều bằng nhau, dùng cách nhau 4 - 6 giờ; liều
duy trì tới 20 mg/kg/ngày (tối đa 600 mg/ngày).
Trẻ > 45 kg: Liều khởi đầu 300 mg/ngày chia làm các liều bằng nhau,
dùng cách nhau 6 - 8 giờ, liều duy trì 400 - 600 mg/ngày.
 Điều trị triệu chứng mạn: Thực tế dùng dạng giải phóng kéo dài.
+ Người lớn khơng dùng theophylin, aminophylin hoặc thuốc là dẫn
xuất xanthin trước đó 24 giờ: Liều nạp 300 - 400 mg/ngày, liều duy trì
400 - 600 mg/ngày (tối đa 600 mg/ngày). Uống cách nhau 8 - 12 giờ.
+ Trẻ em 6 - 15 tuổi: Liều khởi đầu 12 - 14 mg/kg/ngày (tối đa 300
mg), liều duy trì 16 - 20 mg/kg/ngày (tối đa 20 mg/kg/ngày).
+ Điều chỉnh liều theo nồng độ theophylin huyết thanh, giới hạn bình
thường: Trẻ em: 5 - 10 microgam/ml, người lớn: 5 - 15 microgam/ml.
 Hen ban đêm: Người lớn uống viên giải phóng kéo dài một lần duy
nhất vào buổi tối với liều bằng tổng nhu cầu của cả ngày.

h


 

6. Chống chỉ định
Thuốc theophylline không được chỉ định sử dụng trong các trường
hợp:
• Bệnh nhân quá mẫn cảm với xanthin hoặc dị ứng với bất kỳ thành
 phần nào có trong thuốc.
• Người bệnh đang mắc loét dạ dày - tá tràng tiến triển, rối loạn

chuyển hóa por-phyrin hoặc động kinh khơng kiểm sốt được.
7. Thận trọng
Khơng tiêm tĩnh mạch theophylin cho người bệnh đã dùng
theophylin uống vì có thể xảy ra loạn nhịp tim gây tử vong. Bao giờ 
cũng phải bắt đầu điều trị hen với thuốc kích thích beta2 và
corticosteroid. Không dùng đồng thời theophylin với những thuốc
xanthin khác. Những người hút thuốc có thể cần liều lớn hơn hoặc
nhiều lần hơn, vì độ thanh thải theophylin có thể tăng và nửa đời giảm
ở người nghiện thuốc lá so với người không hút thuốc. Nửa đời cũng
giảm ở người nghiện rượu. Nửa đời của theophylin tăng trong suy tim,
xơ gan, nhiễm virus, suy gan và ở người cao tuổi. Nói chung phải
giảm liều và theo dõi cẩn thận nồng độ theophylin huyết thanh ở 
những người bệnh này. Dùng thận trọng theophylin ở người có loét dạ
dày, tăng năng tuyến giáp, tăng nhãn áp, đái tháo đường, giảm oxygen
máu nặng, tăng huyết áp, động kinh. Dùng thận trọng theophylin cho
người có đau thắt ngực hoặc thương tổn cơ tim vì khi cơ tim bị kích
thích có thể có hại. Vì theophylin có thể gây loạn nhịp và/hoặc làm
xấu thêm loạn nhịp có sẵn, bất cứ một thay đổi đáng kể nào về tần số
và/hoặc nhịp tim đều cần theo dõi điện tâm đồ và các thăm khám
khác. Do hấp thu và tích lũy thất thường và khơng thể tiên đốn, nên
thuốc đạn trực tràng theophylin có khuynh hướng gây độc nhiều hơn
những dạng thuốc khác và do đó thường không được sử dụng. Thời kỳ
mang thai Theophylin dễ dàng vào nhau thai. Tuy chưa thấy có bằng
chứng độc hại đối với thai khi mẹ dùng theophylin nhưng phải dùng
theophylin thận trọng ở người mang thai. Thời kỳ cho con bú
Theophylin phân bố trong sữa với nồng độ bằng 70% nồng độ trong
huyết thanh và đơi khi có thể gây kích thích hoặc những dấu hiệu độc
hại ở trẻ nhỏ bú sữa mẹ. Vì theophylin có thể gây ADR nghiêm trọng
ở trẻ nhỏ bú sữa, phải cân nhắc xem nên ngừng cho con bú hay ngừng
dùng thuốc, căn cứ tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ

8. Tác dụng không mong muốn (ADR)

h


 

- Theophylin gây kích ứng dạ dày - ruột và kích thích hệ TKTW với
 bất kỳ đường dùng thuốc nào.
- ADR về TKTW thường nghiêm trọng hơn ở trẻ em so với người lớn.
- Tiêm tĩnh mạch aminophylin cho người bệnh đã dùng theophylin
uống có thể gây loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tim mạch: Nhịp tim nhanh.
TKTW: Tình trạng kích động, bồn chồn.
Tiêu hóa: Buồn nơn, nơn.
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
TKTW: Mất ngủ, kích thích, động kinh.
Da: Ban da.
Tiêu hóa: Kích ứng dạ dày.
Thần kinh - cơ và xương: Run.
Khác: Phản ứng dị ứng.
9. Các bước theo dõi nồng độ của Theophylin
9.1 Thu thập dữ liệu cần thiết về bệnh nhân
- Họ và tên: Trần Thị Nga
- Tuổi: 28 tuổi; Giới tính: Nữ
- Cân nặng: 50 kg; Chiều cao 1m63.
- Lý do nhập viện: thở khò khè, hơi thở nặng nề, dai dẳng, tái
diễn, khó thở khi làm việc gắng sức, cảm giác nghẹt ở ngực,
- Mạch: 88 lần/ phút; HA: 127/80 mmHg.

- Tiền sử bệnh: viêm mũi xoang dị ứng, viêm phổi.
- Cơ địa: không mang thai, không cho con bú
- Thuốc đang dùng:khơng có
- Nhập viện lần đầu với chẩn đoán: hen phế quản
- Các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá chức năng gan thận
cho thấy chức năng gan thận của bệnh nhân hoạt động bình
thường.
9.2 Lựa chọn điều trị
Creatinin máu: 1.1mg/dL.
+ Độ thanh thải Creatinin tính theo công thức Cockroft – Gault:
Clcr (nam) = ((140-28) * 50) / (72 * 1.1) = 70,70 (ml/phút)
Cl (nữ ) = Cl(nam) x 0,85 = 70,70 x 0,85 = 60,095 (ml/phút)

h


 

 Chọn liều Theophyllin điều trị:
+
Loading Dose: 250mg (tiêm tĩnh
mạch chậm)
+
Maintenaince Dose: 200mg/ngày



9.3 Theo dõi các thông số
Creatinin huyết thanh
Đo khi bắt đầu điều trị.

Đo mỗi 3 ngày.
Đo hằng ngày nếu có sự thay đổi chức năng hay dùng thêm
thuốc có độc tính với thận.
Nồng độ theophylin: 
Đo nồng độ đỉnh ( Cmax) và nồng độ đáy (Cmin) của
Theophylin khi nồng độ thuốc trong máu đạt trạng thái ổn định.
Thời gian đạt trạng thái ổn định phụ thuộc vào tuổi và yếu tố ảnh
hưởng đến thanh thải thuốc.
+ Thời điểm lấy máu để đo Cmax: mẫu máu được lấy vào 30
 phút sau khi tiêm IV,1-2 giờ sau khi uống thuốc.
+ Thời điểm lấy máu để đo Cmin: mẫu máu được lấy trong vòng
30 phút ngay trước khi dùng liều thuốc kế tiếp
Giới hạn bình thường: 5 - 15 microgam/ml. Cần đánh giá các
 phản ứng lâm sàn ở mức này trước khi sử dụng các mục tiêu cao
hơn ( nhằm nâng cao tính an tồn và khơng ảnh hưởng đến hiệu
quả).
Mốc theo dõi nồng độ Theophylin.
Thời điểm theo dõi
30 phút sau khi dùng liều tấn
công đầu tiên
12-24 giờ sau sự khởi đầu của
liều duy trì
3 ngày sau khi bắt đầu điều trị:
mỗi 1-3 ngày/ lần

h

Chỉ định
Để xác định liều duy trì
Để tính tốn Vd cho liều tấn

công bổ sung
Để xác định xem nồng độ trong
huyết thanh đủ hay không.
Để xác định xem thuốc có tích
tụ nhanh hay khơng.
Để đánh giá nhu cầu điều chỉnh
liều lượng
Để đánh giá xem độ thanh thải
có thay đổi không.


 

Khi bệnh nhân ổn định: 4-7
ngày/lần

-

-

1-6 tháng/ lần
 Ngay lập tức

 

-

 

-


-

Để đánh giá nhu cầu điều chỉnh
liều lượng
Để đánh giá xem độ thanh thải
có thay đổi khơng.
Theo dõi ở những bệnh nhân đã
ổn định
Khi có dấu hiệu hay triệu chứng
nhiễm độc.
 Nghi ngờ thiếu hiệu quả.

Theo dõi các thông số của Theophylin
 Nồng độ đỉnh (chế độ chia liều): 12 giờ 
Tiến hành:30 phút sau khi tiêm IV,
1-2 giờ sau khi dùng thuốc.
 Nồng độ đáy: ngay trước liều kế
tiếp.
1-2 giờ sau khi uống
Khoảng 10% liều thải trừ dưới
dạng không đổi qua nước tiểu.
Lượng nhỏ theophylin khơng
chuyển hóa được bài tiết trong phân
48 giờ 
40-60%

Thời gian lấy mẫu

Thời gian đạt nồng độ đỉnh

Đào thải thuốc

Thời gian đạt Css
Gắn kết với protein huyết
tương
Thời gian bán thải
Khoảng trị liệu

7-9 giờ 
10 - 20 microgam/ml

9.4 Theo dõi tiến triển bệnh nhân, ADR, tương tác thuốc
Tiến hành song song với Bước 2
- Tiến triển bệnh nhân: theo dõi thấy các chỉ số ổn định:
+ Mạch: 88 lần/phút; HA: 127/80 mmHg.
+ Creatinin máu: 1.1mg/dL.

h


 

+ Độ thanh thải Creatinin tính theo cơng thức Cockroft – Gault:
Clcr (nam) = ((140-28) * 50) / (72 * 1.1) = 70,70 (ml/phút)
Cl (nữ ) = Cl(nam) x 0,85 = 70,70 x 0,85 = 60,095 (ml/phút)
+ Nồng độ trong máu: 10  μg/ml ( định lượng Theophyiiline phải
rút máu ra định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử
dụng công nghệ hóa phát quang )
 


Nồng độ Theophylline nằm trong khoảng 10 - 20  μg/ml

( nhưng hiện nay xu hướng áp dụng khoảng mục tiêu 5 – 15  μ
g/ml ) , đạt ngưỡng trị liệu và khơng gây độc tính.
9.5 H iệu chỉnh liều điều trị
Theo dõi nồng độ theophylin trong máu thấy nồng độ thuốc nằm
trong khoảng trị liệu 10 – 20 µg/mL, bệnh nhân đáp ứng tốt trên
lâm sàng thì có thể không cần hiệu chỉnh liều. Tuy nhiên, nếu
 bệnh nhân đáp ứng kém hoặc khơng đáp ứng thì cần hiệu chỉnh
liều dựa trên nồng độ theophylin:













5 - 7,5 µg/mL tăng liều 25%, kiểm tra lại nồng độ sau 3 ngày.
7,5 - 10 µg/mL tăng liều 25% khi bệnh nhân có triệu chứng bệnh,
kiểm tra sau 3 ngày và sau 6 - 12 tháng.
10 - 14,9 µg/mL duy trì liều hiện tại nếu bệnh nhân dung nạp tốt,
kiểm tra sau 6 – 12 tháng.
15 - 19,9 µg/mL xem xét việc giảm 10% liều dù bệnh nhân chịu
được liều hiện tại

20 - 24,9 µg/mL giảm 25% liều dù bệnh nhân khơng có biểu hiện
của tác dụng phụ, kiểm tra nồng độ sau 3 ngày.
25 - 30 µg/mL bỏ liều kế tiếp, giảm liều tiếp theo 25% dù bệnh
nhân khơng có biểu hiện của tác dụng phụ, kiểm tra nồng độ sau
3 ngày. Điều trị triệu chứng nếu có biểu hiện ngộ độc.
> 30 µg/mL điều trị triệu chứng nếu có biểu hiện ngộ độc. Nếu
tiếp tục sử dụng, giảm liều tiếp theo ít nhất 50%, kiểm tra nồng
độ sau 3 ngày.

h


 

Tài liệu thảm khảo
1. Bộ Y Tế (2017),  Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà
 Nội.
2. Bộ Y Tế (2018),  Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội
3. Mai Phương Mai, Phan Thị Danh (2009), Xây dựng quy trình theo
dõi trị liệu dựa trên nồng độ của một số thuốc có giới hạn trị liệu
hẹp ở người Việt Nam, Báo cáo nghiệm thu Sở khoa học và công
nghệ TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
4. Pharmacy Practice & Development Division Ministry of Health
Malaysia (2019), Clinical Pharmacokinetics Pharmacy handbook.
5. Pleasants, R. A. (2018). Clinical Pharmacology of Oral 
 Maintenance Therapies for Obstructive Lung Diseases. Respiratory
Care, 63(6), 671–689.

h




×