Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận: Phân tích khả năng sinh lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.86 KB, 27 trang )

Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH



CHƯƠNG 12
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI




SVTH: Nhóm 7
GVHD: Cô Nguyễn Thị Uyên Uyên
Lớp: Phân Tích Tài chính
Khóa: 22


TP.Hồ Chí Minh - năm 2014
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 2


CHƯƠNG 12 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI
PHẦN I: LÝ THUYẾT


I. PHÂN TÍC H KHẢ NĂNG SINH LỢI C ỦA CÔNG TY.
1. Mục tiêu :
- Phân tích nguồn gốc, tính ổn định, quy mô và nhận diện các nguồn tạo ra doanh thu
để đánh giá khả năng sinh lợi.
- Giải thích lợi nh uận gộp và cách định giá bằng việc sử dụng số lượng, giá cả và giá
vốn hàng bán.
- Phân tích chi phí hoạt động và phi hoạt động bằng cách so sánh tỷ lệ, chỉ số và phân
tích chỉ số.
- Mô tả thuế suất có hiệu lực và phân tích thuế thu nhập.
- Chuẩn bị, phân tích và giải thích một báo cáo các biến số trong thu nhập và các thành
phần thu nhập.
- Đánh giá lãi ròng có đúng không? Nếu đúng thì bị ảnh hưởng bới yếu tố nào?
2. Ý nghĩa
- Phân tích khả năng sinh lợi bổ sung cho phân tích tỷ suất sinh lợi.
- Phân tích khả năng sinh lợi vượt ra ngoài giới hạn các thước đo kế toán để đánh giá
nguồn gốc, sự ổn định quy mô và các mối quan h ệ kinh tế chủ yếu.
- Phân tích khả năng sinh lợi cũng cho phép phân biệt giữa thành quả đón g góp chủ yếu
vào các quyết định kinh doanh và các thành quả gắn chặt với các quyết định đầu tư và
quyết định tài trợ.
- Phân tích khả năng sinh lợi của là một phần chủ yếu của quá trình phân tích báo cáo
tài chính. Kết quả hoạt động là mục đích chính của công ty và đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định giá trị, khả năng thanh toán và tính thanh khoản của côn g ty.
3. Phương pháp phân tích.
- Phân tích từng khoản mục doanh thu, giá vốn, chi phí và mối liên hệ giữa các khoản
mục tác độn g đến khả năng sinh lời của công ty. Trong từng khoản mục đều sử dụng
phương pháp phân tích theo chiều ngang v à tỷ trọng.
- Phải dùng tấ cả các phương pháp phân tích : theo tỷ số, theo tỷ trọng, so sánh…
- Phân tích qua 4 bước:
+ Bước 1: Phân tích lãi ròng của công ty qua các n ăm, lãi ròng của đối thủ cạnh tranh.
Xem xét các nhân tố tác động.

+Bước 2: So sánh hàng ngang, biến động hàng năm.
+ Bước 3: Đưa ra nhận định đánh giá? Nguyên nhân.
+ Bước 4: Đưa ra khuyến nghị, cảnh báo.
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 3

- Cần chú ý đến các các phương pháp hạch toán, chuẩn mực kế toán khác nhau ảnh
hưởng đến từng nhân tố đo lường thu nhập. Vì vậy chúng ta cần xem xét một số vấn
đề sau:
+ Vấn đề đánh giá : Thước đo thu nhập ph ụ thuộc vào quá trình đánh giá tác động của
các sự kiện/biến cố trong tương lai của công ty. Quá trình đánh giá này đòi hỏi sự
phân phối doanh thu và ch i phí cho kỳ hiện tại và tương lai => có sự khác biệt trong
việc phân bổ, ghi nhận thu nhập, chi phí, đánh giá rủi ro … giữa các công ty. Do đó,
cần đánh giá thận trọng các nhân tố này.
+ Phương pháp kế toán: Các chuẩn mực kế toán sẽ chi phối rất lớn đến thước đo thu
nhập. Do đó, cần sự đánh giá khách quan các chuẩn mực kế toán áp dụng đã thể hiện
đầy đủ những biến cố/rủi ro liên quan đến công ty hay chưa để thực hiện điều chỉnh.
+ Tính minh bạch: Các áp lực về cạnh tranh, tài chính và xã hội ảnh hưởng đến tính
minh bạch trong việc công bố thông tin và tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài
chính.
+ Đa dạng hóa thông qua những người sử dụng : Các báo cáo tài chính có mục đích
chung ph ục vụ cho nhu cầu đa dạng của nhiều người sử dụng. Do đó, t ùy thuộc vào
mục đích mà người sử dụng sẽ sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính và các thông
tin khác để điều chỉnh cho phù hợp.
I. PHÂN TÍCH DOANH THU:
1. Công thức tính và phương pháp điều chỉnh cho doanh thu:
a. Công thức tính: Doanh thu được tạo ra từ dòng tiền vào hoặc dòng tiền vào trong
tương lai xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty. Doanh thu
gồm các dòng tiền như dòng tiền bán hàng và dòng tiền tương lai từ bán trả chậm.

+ Thời điểm ghi nhận doanh thu:
o Đã giao hàng, hoặc đã hoàn thành toàn bộ hay hầu hết dịch vụ dự kiến phải
thực hiện.
o Nhận được tiền hoặc nhận được phiếu ghi nợ, hoặc một tài sản có giá trị xác
định.
+ Tiêu chí ghi nhận doanh thu:
o Các hoạt động tạo ra doanh thu đã hoàn tất cơ bản, không cần nỗ lực thêm
nào để hoàn tất nữa.
o Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp
dịch vụ đó.
o Rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm được chuyển một cách
hiệu quả sang người mua.
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 4

o Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
o Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
o Doanh thu được ghi nhận thường tạo ra một sự gia tăng tiền mặt, khỏan
phải thu, hoặc chứng khoán. Trong những điều kiện nào đó, nó tạo ra một
sự gia tăng hàng tồn kho hoặc những tài sản khác, hoặc giảm nợ.
o Giao dịch tạo ra doanh thu là sòng phẳng, với một (hoặc nhiều) đối tác độc
lập, (không phải các đối tác được kiểm soát).
o Các giao dịch tạo ra doanh thu không phụ thuộc vào việc hủy bỏ (như
quyền trả lại hàng)
b. Điều chỉnh doanh thu:
Các công ty thường sử dụng khoản dự trữ cho các khoản nghi ngờ (hoặc có thể không
thu được) như: khoản mục Dự phòng phải thu khó đòi để phản ánh khả năng không
chắc chắn đối với khả năng thu khoản phải thu từ những đơn hàng trả chậm. Một công
ty sẽ điều chỉnh dựa trên tình huống khi công ty không thể đảm bảo khả năng thu

khoản phải thu nữa.
+ Doanh thu khi bán hàng “cho đổi, cho trả”
o Khi người mua có quyền trả lại hàng, doanh thu được ghi nhận vào thời
điểm bán hàng chỉ khi thỏa mãn những điều kiện sau:
 Giá cả ổn định hoặc có thể xác định được vào ngày bán hàng.
 Người mua trả cho người bán hoặc bị buộc thanh toán cho người bán
(không phụ thuộc vào việc bán lại)
 Nghĩa vụ của người mua so với người bán không thay đổi khi sản phẩm
bị mất trộm hoặc bị hư hỏng
 Người mua có tài sản kinh tế tách rời người bán
 Việc trả lạ i hàng có thể ước tính được.
o Nếu thỏa những điều kiện trên, doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng
được ghi nhận nhưng bị giảm đi để phản ánh giá trị ước tính hàng bị trả lại
và các chi phí liên quan; nếu không thỏa các điều kiện trên, việc ghi nhận
doanh thu sẽ được hoãn lại.
+ Doanh thu từ nhượng quyền:
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 5

o Doanh thu từ phí nhượng quyền có thể được ghi nhận khi toàn bộ các dịch
vụ vật chất hoặc các điều kiện liên quan đến việc bán hàng được thực hiện
đầy đủ hoặc người cho nhượng quyền thỏa mãn. Điều này cũng áp dụng cho
các phí nhượng quyền, doanh thu bán hàng của các đại lý, nhượng quyền sở
hữu lại, chi phí nhượng quyền, doanh thu hỗn hợp và mối quan hệ giữa
người cho nhượng quyền và người nhượng quyền.
+ Doanh thu khác với thu:
o Thu tiền khách hàng nợ không phải doanh thu:
 Tăng tiền mặt
 Giảm khoản phải thu

=> không tăng vốn chủ sở hữu
o Thu phát hành cổ phần không phải doanh thu
 Tăng tiền mặt và tăng vốn chủ sở hữu
 Không phải kết quả của giao dịch với khách hàng.
+ Đo lường doanh thu:
o Doanh thu gộp sau khi giảm trừ:
 Khoản dự kiến không thu được
 Khoản chiết khấu do khách hàng thanh tóan sớm
 Khoản dự kiến hàng bị trả lại hoặc phải giảm giá
 Hàng bán trả chậm quá 1 năm: phải tính doanh thu bằng hiện giá dòng
tiền dư kiến sẽ thu được.
o Còn lại là doanh thu thuần (doanh thu ròng).
Doanh thu thuần = tổng doanh thu – các khoản giảm trừ
2. Mục tiêu:
+ Phải cho thấy doanh thu của từng dòng sản phẩm, từng thị trường…chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Từ đó thấy được hoạt động chính, nguồn
doanh thu chính chủ yếu mang lại đến từ hoạt động nào, dòng sản phẩm nào…
+ Đánh giá được tốc độ tăng trưởng doanh thu ? biến động giá, biến động quy mô,
hoạt động thâu tóm/mua lại, các thay đổi trong tỷ giá….so sánh với đối thủ cạnh
tranh trong cùng ngành
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 6

+ Phải đánh giá được các nguồn doanh thu này có bền vững hay không? Tính ổn
định và xu hướng của doanh thu như thế nào? Cho thấy biến động của doanh thu
theo thời gian qua các năm như thế nào để đánh giá khả năng sinh lợi trong dài
hạn? Các thách thức nếu là công ty đa dạng hóa, có cảnh báo hay không?
+ Doanh thu được ghi nhận khi nào và phương pháp kế toán hạch toán và đo lường
chúng có phù hợp với thước đo thành quả kinh doanh và các hoạt động kinh

doanh trong phân tích của chúng ta hay không?
+ Phải đánh giá được mối quan hệ giữa doanh thu với khoản phải thu trong đánh
giá chất lượng thu nhập. Ví dụ nếu các khoản phải thu tăng với tốc độ cao hơn
tốc độ tăng của doanh thu là nguyên nhân tại sao? Thuận lợi và không thuận lợi?
Có ảnh hưởng đến doanh thu trong tương lai không?
+ Phải đánh giá được mối quan hệ giữa doanh thu với hàng tồn kho để phát hiện ra
các đầu mối có giá trị đối với doanh thu và hoạt động kinh doanh trong tương lai.
+ Phải đánh giá được mối quan hệ của doanh thu và chi phí tạo ra doanh thu để
đánh giá việc ghi nhận doanh thu và chi phí có hợp lý không.
+ Phải đánh giá được những chiến lược mà công ty áp dụng để tăng trưởng doanh
thu. Độ nhạy cảm của doanh thu đối với điều kiện kinh doanh, đánh giá nhu cầu
sản phẩm và dịch vụ mới, sự phụ thuộc của doanh thu…
+ Phải thấy được thành công hay thất bại trong việc áp dụng các chính sách bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Năng lực điều hành của cấp quản trị, đội ngũ nhân viên bán hàng.
3. Nội dung và phương pháp phân tích:
Phương tiện tốt nhất để phân tích doanh thu trước hết là phân tích các nguồn doanh
thu theo tỷ trọng sau đó so sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu theo hàng ngang.
Bước 1:
+ Tính doanh thu, cơ cấu doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm. Và
của đối thủ cạnh trạnh (doanh thu đã điều chỉnh). Từ đó thấy được doanh thu
từng dòng sản phẩm, từng thị trường… chiếm được bao nhiêu phần trăm trong
tổng doanh thu, và hoạt động chính mang lại doanh thu là gì.
Bước 2:
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 7

+ So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm (số tương đối, số tuyệt đối).
So sánh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành và ngành cho thấy được vị thế

của Công ty. Nguyên nhân có sự chênh lệch đối với các đối thủ và ngành.
+ Phân tích doanh thu theo các giai đoạn để thấy được tính chu kỳ, yếu tố mùa
vụ…. giải thích tác động của từng giai đoạn kinh doanh riêng biệt lên tổng thể
công ty như thế nào vì các giai đoạn hoặc các chi nhánh khác nhau đối với công
ty đa dạng hóa có thể có các tỷ suất sinh lợi, rủi ro và cơ hội tăng trưởng khác
nhau.
+ Phân tích tốc độ tăng trưởng doanh thu: xu hướng tăng trưởng, các nhân tố ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng thường là kết quả của một hoặc nhiều nhân tố bao
gồm: biến động giá, biến động quy mô, họat động thâu tóm/mua lại và các thay
đổi trong tỷ giá.
Bước 3: Phân tích tính bền vững của doanh thu
+ Phân tích tính bền vững của doanh thu là phân tích tính ổn định và xu hướng của
doanh thu qua qua thời gian (dựa vào chỉ số tốc độ tăng trưởng doanh thu qua
các năm, so sánh ngành, đối thủ cạnh trạnh đã thực hiện ở Bước 1 và 2)
+ Khi xem xét tính bền vững cần xem xét phân tích các vấn đề:
o Những thông tin trong báo cáo của ban quản trị về lịch sử phát triển, các
biến cố bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, chính sách bán
hàng, chiến lược kinh doanh hệ thống kế toán….
o Độ nhạy cảm của doanh thu với điều kiện kinh doanh, khi điều kiện kinh
doanh thay đổi thì doanh thu bị ảnh hưởng như thế nào.
o Nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ mới: vì sản phẩm
hay dịch vụ đều có vòng đời từ phát triển đến suy thoái, nhu cầu của khách
hàng cũng ngày càng thay đổi và luôn muốn tìm tòi cái mới. Nắm được xu
hướng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ
mới qua đó thúc đẩy tăng doanh thu, xu hướng doanh thu ngày càng tăng
trưởng.
o Phân tích thị trường đầu ra: quan hệ kinh doanh với khách hàng, tính ổn
định, uy tín thanh toán của khách hàng… Sản phẩm tập trung vào đối
tượng nào, khách hàng có ưa thích sản phẩm của Công ty, họ có mua hàng
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên


Nhóm 7 Page 8

thường xuyên không, lượng khách hàng mua có ổn định không, có sự tín
nhiệm sản phẩm dịch vụ của Công ty không. Ví dụ, nước khoáng thiên
nhiên Lavie, Aquafina có được s ự tín nhiệm và tin tưởng của khách hàng
hơn các loại nước khoáng của các hãng khác… thì mức độ tiêu thụ sản
phẩm sẽ ổn định hơn. Cần chú ý các ngành khác nhau thì tính chất sản
phẩm cũng khác nhau.
o Vai trò của bộ phận bán hàng trong việc duy trì và mở rộng thị trường đầu
ra.
o Quy mô thị trường đầu ra, tính đa dạng hóa về mặt địa lý.
Bước 4: Phân tích mối quan hệ của doanh thu với các yếu tố khác:
+ Mối quan hệ giữa doanh thu với khoản phải thu:
Doanh thu thuần của hàng bán trả chậm
o Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu trung bình

360
o Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu
o Vòng quay khoản phải thu đo lường tốc độ thu hồi các khoản phải thu. kỳ
thu tiền bình quân đo lường số ngày trung bình thu hồi các khoản phải thu
và các ngân phiếu phải thu.
o Vòng quay khoản phải thu phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề lĩnh vực
hoạt động của Công ty, vòng đời sản phẩm và chính sách bán hàng của
Công ty…
o Nếu vòng quay các khoản phải thu thấp chứng tỏ khả năng thu hồi nợ chậm,
việc thu hồi công nợ của Công ty kém hiệu quả.
o Nếu vòng quay các khoản phải thu lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng

nhanh, việc thu hồi công nợ hiệu quả, Công ty sẽ hạn chế bớt nguồn vốn bị
chiếm dụng. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu quá cao thể hiện
phương thức bán hàng cứng nhắc, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt ngay
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 9

chưa chắc đã tốt vì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và mở rộng thị phần của
công ty.
o Khoản phải thu cho thấy các công ty áp dụng chính sách bán hàng trả chậm
cho khách hàng. Trong điều kiện bình thường tốc độ tăng trưởng doanh thu
phải cân đối với tốc độ tăng trưởng khoản phải thu. Nếu các khoản phải thu
tăng với tốc độ cao hơn doanh thu, chúng ta cần phân tích điều này để tìm
ra nguyên nhân tại sao. Các nguyên nhân có thể là: doanh thu tăng do nới
lỏng tín dụng, tăng cường chính sách bán hàng trả chậm để thúc đẩy tăng
trưởng doanh thu hoặc chất lượng của các khoản phải thu này ngày càng
xấu đi…… các nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu tương lai, cả thuận
lợi và không thuận lợi. Ngoài ra các nhân tố như vậy thường tác động đến
khả năng thu hồi của các khoản phải thu.
+ Mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho:
Gía vốn hàng bán
o Vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho trung bình
360
o Số ngày trung bình bán hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho
o Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong
một thời kỳ nhất định. Chất lượng hàng tồn kho thể hiện khả năng của công
ty sử dụng và bán hàng tồn kho.
o Vòng quay hàng tồn kho giảm theo thời gian hoặc thấp hơn trung bình

ngành cho thấy các loại hàng luân chuyển chậm do lạc hậu, do cầu thấp
hoặc khó bán.
o Số vòng quay tồn kho lớn, thời gian tồn kho ngắn không chỉ thể hiện doanh
nghiệp đang tăng hiệu quả sử dụng vốn mà còn cho thấy tình hình thị
trường, tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang thuận lợi. Tuy nhiên, nếu vòng
quay quá cao so với mức bình quân của ngành cũng như trong thời gian
hoạt động vừa qua của Công ty thì cần xem xét lại khâu cung cấp, dự trữ
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 10

nguyên vật liệu, thành phẩm có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, bán hàng, đe
dọa mối quan hệ với khách hàng và doanh số trong tương lai.
o Thời gian chuyển đổi hoặc chu kỳ họat động kết hợp kỳ thu tiền bình quân
với số ngày bán hàng tồn kho để có được thời gian chuyển hàng tồn kho
thành tiền mặt: Số ngày trung bình bán hàng tồn kho + Kỳ thu tiền bình
quân = Thời gian chuyển đổi. (90 + 60 = 150 : Điều này có nghĩa là phải
mất 150 ngày để công ty bán hàng tồn kho và thu các khoản phải thu).
o Chú ý các phương pháp hạch toán hàng tồn kho cũng thường cho ra các giá
trị tồn kho khác nhau: LIFO, FIFO, Bình quân gia quỵền…
o Số vòng quay hàng tồn kho liên quan đến chất lượng hàng tồn kho và hiệu
suất sử dụng tài sản. Phân tích các thành phần hàng tồn kho thường phát
hiện ra các đầu mối có giá trị đối với doanh thu và hoạt động kinh doanh
tương lai. Ví dụ, khi gia tăng thành phẩm đi cùng với giảm sút nguyên vật
liệu và sản phẩm dở dang, chúng ta dự đoán một sụt giảm trong sản xuất.
Nguyên liệu và sản phẩm dở dang tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỷ trọng
lớn hơn trong tổng hàng tồn kho. Đó là dấu hiệu cho thấy họat động sản
xuất kinh doanh của công ty ổn định và tăng trưởng khá tốt.
Bước 5: Đưa ra các khuyến nghị, cảnh báo (nếu có).
Chú ý: Có những tiêu chuẩn khác nhau để ghi nhận và đo lường doanh thu. Khi

phân tích chúng ta phải nhận biết đươc phương pháp ghi nhận doanh thu mà các
công ty sử dụng và ý nghĩa của chúng. Khi dự báo doanh thu, chúng ta cần xem xét
liệu phương pháp ghi nhận doanh thu mà công ty sử dụng có phải là phương pháp
phù hợp nhất phản ánh thước đo thành quả kinh doanh và các hoạt động kinh
doanh trong phân tích của chúng ta hay không.

III. PHÂN TÍCH GIÁ VỐ N HÀNG BÁN
1. Khái niệm
- Giá vốn hàng bán hoặc dịch vụ cung cấp là chi phí có tỷ trọng lớn nhất trong hầu hết các
công ty, là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (gồm cả chi phí mua hàng đối với doanh
nghiệp thương mại) hoặc là giá thành thực tế dịch v ụ hoàn thành và đã được x ác định là tiêu
thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 11

- Thực tế việc phân loại rõ ràng các chi phí của doanh nghiệp để phân bổ vào giá vốn hàng
bán, chi phí bán h àng và quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay là tương đối khó khăn và
phù thuộc nhiều vào chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia.
2. Mục tiêu:
- Cho thấy khả năng kiểm soát chi phí của doanh n ghiệp (tốc độ tăng giá vốn so với tốc độ
tăng doanh thu thuần).
- Đánh giá cơ cấu v à xu hướng biến động giá vốn hàng bán hiện tại của doanh nghiệp có phù
hợp với mục tiêu hay chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra hay không?
3. Phương pháp phân tích :
- Có nhiều phương pháp xác định giá vốn hàng bán : phải cảnh giác với phương pháp mà
doanh nghiệp lựa chọn, phân tích được hiệu ứng của việc lựa chọn phương pháp đó ảnh
hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp như thế nào?
- Dùng phương pháp tỷ trọng để phân tích tỷ trọng, cơ cấu của từng khoản mục chi phí trong
giá vốn hàn g bán để xác định khoản mục chủ yếu nào ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, giúp

nhà quản trị nhận diện tron g giá vốn hàng bán chi phí nào chiếm tỷ trọng cao nhất, chi phí
nào là bất thường để từ đó ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán.
- Đưa ra nh ững nhận định, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, tác động trong cơ cấu và xu
hướng biến độn g. Ở bước này n gười phân tích phải kết hợp thêm việc sử dụng các chỉ số
chuyên biệt trong phân tích sao cho đáp ứng được các mục tiêu phân tích giá vốn hàng bán đề
ra.
- Khuyến nghị, cảnh báo.
Bước 1 : Đo lường lợi nhuận gộp
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận gộp là thước đo thành quả chủ yếu, đảm bảo khả năng chi trả các chi phí
còn lại trong doanh nghiệp như: chi phí lãi vay, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi
phí nghiên cứu phát triển, trích lập dự phòng, chi phí trích trước…
- Lợi nhuận gộp thay đổi khác nhau giữa các ngành, quy mô đầu tư vốn…
- Sử dụng phương pháp phân tích theo tỷ trọng và hàng ngang.
Bước 2 : Phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp
- Tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và giá vốn, từ đó ảnh hưởng
đến lợi nhuận gộp.
- Phân tích độ nhạy cảm của lợi nhuận gộp khi giá bán thay đổi để thấy được mức độ
tác động của giá bán.
- Thực tế vì hạn chế số liệu và đặc biệt đối với trường hợp các công ty kinh doanh
nhiều mặt hàng và nhiều lĩnh vực nên việc phân tích rõ ràng và chi tiết từng biến động
của lợi nhuận gộp của mỗi mặt hàng hàng là rất khó khăn.
Bước 3 : Giải thích thay đổi trong lợi nhuận gộp
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 12

- Nhận diện các nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong lợi nhuận gộp là do:
+ Tăng ( giảm) trong sản lượng hàng bán ra.
+ Tăng ( giảm) trong giá bán.

+ Tăng ( giảm) trong chi phí đơn vị sản phẩm.
- Phân tích lý do tăng (giảm) trong sản lượng hàng bán ra: nhu cầu của thị trường giảm
sút (tăng trưởn g) hay sản phẩm đã ở giai đoạn cuối (tăng trưởng) của chu kỳ sống,
chiến lược k inh doanh, đối thủ cạnh tranh, giá bán…
- Phân tích lý do tăng (giảm) trong giá bán: cung của sản phẩm trên thị trường vượt quá
(chưa đáp ứng) cầu, chiến lược giá của côn g ty nhằm dành thị phần…
- Phân tích lý do tăng (giảm) trong định mức chi phí đơn vị sản phẩm: giá nguyên vật
liệu, chi phí khấu h ao…
- Khi phân tích lý do thay đổi trong lợi nhuận gộp, cần lưu ý đến các nhân tố biến động
bất thường và một số khoản mục chịu tác động nhiều bởi phương pháp h ạch toán kế
toán như: chi phí kh ấu hao, hạch toán hàng tồn kho.
+ Phân tích định phí và biến phí: đánh giá tỷ trọng và xu hướng thay đổi tỷ trọng của
định phí trong giá vốn; so sánh mức độ tăng trưởng doanh thu với mức độ gia tăng chi
phí khấu hao (quyết định đầu tư) để đánh giá hiệu quả đầu tư mới của doanh nghiệp.
+ Những vấn đề lưu ý trong việc h ạch toán chi ph í khấu hao: phương pháp trích khấu
hao, tính phù hợp của phương pháp đối với từng loại tài sản.
+ Những vấn đề lưu ý trong việc h ạch toán hàng tồn kho: các phương pháp hạch toán
chi phí hàng tồn kho khác nhau ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp khác nhau (phương
pháp FIFO, LIFO, bình quân gia quyền).
Bước 4: Đưa ra những khuyến n ghị, cảnh báo cho doanh nghiệp về việc kiểm soát chi phí,
chiến lược k inh doanh, chiến lược đầu tư phù hợp.
IV. PHÂN TÍC H CHI PHÍ
1. Vai trò
 Một trong những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là sử dụng chi phí một cách có hiệu
quả để có điều kiện tăng lợi nh uận. Khi phân tích cần xác đinh mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến chỉ tiêu chi phí để doanh nghiệp xác định được nguyên nhân làm tăng giảm chi
phí và từ đó có biện pháp khắc phục.
2. Mục tiêu:
 Đánh giá chính sách bán hàng, chính sách sử dụng nợ và chính sách thuế của công ty thông
qua các chi phí sau:

+ Đánh giá chính sách bán hàng: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
+ Đánh giá chính sách sử dụng nợ: chi phí lãi vay.
+ Đánh giá chính sách thuế: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 13

 Tính chi phí giúp kiểm soát và giảm các chi phí: Khi nắm rõ được các chi phí, sẽ đưa ra các
giải pháp tốt hơn, rẻ hơn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ;
 Tính chi phí giúp đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh: Khi nắm vững được các
loại chi phí cho mỗi loại sản phẩm hay dịch vụ, có thể đưa ra các quyết định tốt hơn về việc
đưa ra thị trường loại sản phẩm hay dịch vụ nào có lợi nhuận cao nhất;
 Tính toán chi phí giúp lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai: Khi nắm vững được các loại
chi phí, có thể lên kế hoạch kinh doanh tốt. Ví dụ bạn cần nắm vững các loại chi phí trước khi
lên kế hoạch chi tiêu và bán hàng hay kế hoạch sử dụng vốn;
 Phân tích chi phí của một công ty để từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị giúp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3. Phương pháp phân tích
4.1. Chi phí bán hàng
 Khái niệm: Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hay để bán được
hàng (chi phí quảng cáo, trả hoa hồng bán hàng ) hoặc chi phí phân phối. Chi phí bán hàng
là một trong những dạng của chi phí hoạt động và là chi phí phải chi thường xuyên như giá
trị bao bì, chi phí n ghiên cứu thị trường, quảng cáo, giới thiệu SP, bảo hành sản phẩm
 Phương pháp
 Mối quan hệ giữa chi phí bán hàng và doanh thu
 Công thức
Chi phí bán hàng

Doanh thu


 Chi phí bán hàng và doanh thu không giống nhau giữa các ngành và các công ty. Tuỳ theo
từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà chi phí bán hàng khác nhau
 Một số công ty có chi phí bán hàng chủ yếu là hoa hồng và có tính biến đổi cao, trong khi
môt số công ty khác lại khá ổn định.
 Nếu tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu càng cao điều này cho thấy khả năng sinh lợi của
công ty sẽ bị hạn chế hoặc có thể sụt giảm.
 Cần phân biệt giữa tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu từ khách hàng mới so với các khách
hàng hiện hữu => điều này có tác động đối với dự báo khả năng sinh lợi
 Đánh giá chi phí nợ xấu
 Mức độ chi phí nợ xấu có liên quan đến việc trích lâp dự phòng. Vì vậy việc đánh giá mối
quan hệ giữa các khoản phải thu và dự phòng nợ khó đòi sẽ phân tích chi phí n ợ xấu một các
hiệu quả.
 Công thức
D


phòng kho

n ph

i thu khó đ
òi

Các kho

n ph

i thu

 Đánh giá xu hướng và hiệu quả của chi phí tiếp thị trong tương lai

 Bao gồm các chi phí nh ư: chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển R&D, chi phí
tiếp thị,…
 Công thức
Chi phí ti
ế
p th


Chi phí bán hàng

Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 14

 Phân tích chỉ số trên nhằm đo lường lợi ích tương lai từ các chi phí này, khả năng làm gia
tăng doanh thu trong tương lai, tuy nhiên việc đánh giá lợi ích từ các chi phí này cực kỳ khó
khăn
4.2. Chi phí khấu hao
 Khái niệm: Khấu hao là phần giảm giá trị của T SCĐ theo thời gian được chuyển thành chi
phí trong quá trình tạo ra doanh thu. Chi phí khấu hao T SCĐ dùng chung cho doanh nghiệp
như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền
dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,. . .
 Công thức

Chi phí kh

u hao

Tài s


n tính kh

u hao

 Khấu hao được x em là chi phí cố định và được tính dựa trên thời gian sử dụng
 Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản
giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các
khoản lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng. các khoản thuế và lệ
phí trước bạ (nếu có).
 Tỷ số này giúp phát hiện ra các thay đổi trong tỷ lệ hỗn hợp của KH. Điều này khá hữu ích
trong đánh giá mức độ khấu hao và trong việc phát hiện ra bất kỳ một điều chỉnh nào trong
thu nhập.
 Khấu hao là chi phí không bằng tiền mặt, do đó khôn g ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty.
Việc trích lập khấu hao cho thấy dụng ý của doanh nghiệp trong chiến lược đầu tư và đối phó
với chính sách thuế thôn g qua lợi ích từ tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp.
4.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí chung
 Công thức tính:
Chi phí qu

n lý doanh nghi

p

và chi
phí chung
Doanh thu

 Mục tiêu:
 Công thức cho biết tỷ lệ phần trăm chi phí quản lý doanh nghiệp


và chi phí
chung trên tổng doanh thu. Có được 1 đồng doanh thu thì tiêu tốn bao nhiêu
đồng chi phí.
 So sánh, đánh giá được hiệu quả của việc quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp
và chi phí chung với các công ty tương ứng là có hay không, cao hay thấp.
 So sánh, đánh giá được hiệu quả của việc quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp
và chi phi chung theo từng thời kỳ, từng năm. Nhận xét được xu hướng biến
động của tỷ lệ theo thời gian tăng hay giảm, ổn định hay không.
 Ngoài ra:
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 15

- Đối với Công ty: Đánh giá để đưa ra quyết định có nên giảm chi phí quản lý
doanh nghiệp và chi phí chung để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, hay để chi
phí theo xu hướng để có doanh thu tốt hơn, tăng lợi nhuận.
- Đối với nhà đầu tư: Đánh giá công ty đã quản lý tốt chi phí hay chưa.
 Phương pháp phân tích:
 Hầu hết các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí chung là cố định. Phần lớn
là do các chi phí này là tiền lương và tiền thuê nhà.
 Xác định đúng chi phí nào là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí chung.
 Lập bảng để thấy được biến động theo thời gian, xu hướng, của chi phí quản lý
doanh nghiệp và chi phí chung; của doanh thu và tỷ lệ chi phí hành chinh và chi
phí chung trên doanh thu.
4.4. Chi phí tài trợ
 Công thức tính:
Một công cụ hữu ích trong phân tích chi phí nợ vay và tín dụng thường trực
của một công ty là lãi suất có hiệu lực bình quân, được tính:
T


ng lãi vay

T

ng n


ph

i tr


bình quân

 Mục tiêu:
 Công thức cho biết tỷ lệ phần trăm lãi vay trên tổng nợ phải trả bình quân.
Cho biết công ty vay 1 đồng nợ phải trả bình quân, công ty phải trả bao
nhiêu đồng chi phí lãi vay.
 Đánh giá lãi suất đi vay của công ty là cao hay thấp, so với các công ty
cùng ngành.
 Xu hướng biến động của lãi suất đi vay của công ty lên hay xuống, ổn định
hay không.
 Đánh giá khả năng thu hút nguồn tài trợ của công ty cao hay thấp. Uy tín
của công ty trong việc thu hút nguồn tài trợ.
 Đánh giá được độ rủi ro của công ty về xu hướng nợ vay quá cao, lãi suất
quá cao.
 Đánh giá được khả năng công ty có thể trả được nợ hay không, dễ dàng
hay khó khăn.
 Ngoài ra:
- Đối với Côn g ty: Công ty có thể xem xét được nên tiếp tục đi vay hay

không để đầu tư; nên trả bớt nợ vay hay khôn g. Khi so sánh với tỷ suất sử
dụng vốn khác, công ty có thể quyết định nên tài trợ nguồn vốn nào để đầu
tư.
- Đối với nhà đầu tư: Đánh giá độ rủi ro của công ty, đánh giá tính hiệu
quả trong việc thu h út vốn tài trợ.
 Phương pháp phân tích:
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 16

 Xác định đúng chi phí lãi vay, có khoản lãi vay quá hạn hay không.
 Xác định đúng nợ phải trả bình quân: trung bình 2 năm (trung bình trọng
số theo thời gian) của các khoản: vay và nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn
trả, nợ dài hạn.
 Xem xét tính ổn định của các khoản nợ, nợ nhiều hay ít.
4.5. Chi phí thuế thu nhập
 Công thức tính:
Chi phí thu
ế

thu nh

p

L

i nhu

n trư


c thu
ế

 Mục tiêu:
 Công thức cho biết tỷ lệ phần trăm chi phí thuế thu nhập trên lợi nhuận
trước thuế. Công ty làm được 1 đồng lợi nhuận trước thuế thì công ty phải
đi nộp bao nhiêu đồng chi phí thuế thu nhập cho cơ quan thuế.
 Đánh giá tỷ suất thuế phải nộp cho cơ quan thuế là cao hay thấp, so với các
công ty cùng ngành, so với lãi suất theo luật định.
 Xu hướng biến động của tỷ suất thuế lên hay xuống, ổn định hay không
theo thời gian.
 Đánh giá công ty có khoản ưu đãi thuế nào hay không.
 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế cao hay thấp.
 Đánh giá được côn g ty có sử dụng các chiêu thức nào để lách thuế hay
không. Tính 2 mặt của việc sử dụng chiêu thức này (Công ty có bị rủi ro
không khi quyết toán thuế hoặc hiệu quả khi nộp thuế ít hơn).
 Đánh giá được những thay đổi của luật thuế thì có ảnh hưởng tốt hay xấu
đến chi phí thuế, tỷ suất thuế của Công ty.
 Ngoài ra:
- Đối với Công ty: Đánh giá để đưa ra quyết định có nên sử dụng các
chiêu thức nào để giảm thiểu chi phí thuế, tăng lợi nhuận hay để chi phí
thuế theo xu hướng để có thu nhập tốt hơn, tăng lợi nhuận trước thuế, tăng
lợi nhuận sau thuế.
- Đối với nhà đầu tư: Đánh giá côn g ty đã quản lý tốt chi phí thuế hay
chưa.
 Phương pháp phân tích
 Xác định đúng chi phí thuế thu nhập.
 Xác định đúng lợi nhuận trước thuế.

Xem xét tính ổn định, xu hướng của tỷ suất thuế theo thời gian;

chế độ
quản lý thuế có ảnh hưởng gì đến công ty.
 Phải thấy được tác động của chính sách thuế đến hành vi của công ty, đến
động cơ ghi nhận thu nhập của công ty. Một số tác động như:
- Khi công ty đang được miễn giảm thuế hay có những chính sách hỗ trợ
khác về thuế. Công ty có xu hướng thổi phồng doanh thu, giảm chi phí,
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 17

đẩy lợi nhuận tăng lên, một mặt vừa không tốn thêm khoản thuế phải nộp,
một mặt vừa “làm đẹp” báo cáo tài chính vừa thu hút các nguồn vốn đầu tư
và tài trợ vốn.
- Khi công ty đa ngành nghề, vừa đầu tư ngành nghề được ưu đãi thuế và
ngành nghề không được ưu đãi, công ty có xu hướng chuyển lợi nhuận thu
được từ ngành khôn g ưu đãi sang ngành có ưu đãi thuế để giảm bớt chi phí
thuế TNDN.
- Khi công ty có nhiều nơi sản xuất, vừa đầu tư ở vùng không có ưu đãi
thuế, vừa đầu tư ở vùng có ưu đãi thuế, công ty có xu hướng chuyển lợi
nhuận thu được từ nơi không ưu đãi sang nơi có ưu đãi thuế để giảm bớt
chi phí thuế TNDN.
- Khi công ty không được miễn giảm thuế hay hoàn toàn không có những
chính sách hỗ trợ khác về thuế. Công ty có xu hướng thổi phồng chi phí,
giảm doanh thu, đưa lợi nh uận giảm x uống, để làm giảm chi phí thuế, đưa
lợi nhuận sau thuế tăng lên.
4.6. Phân tích các khoản mục chi phí dự phòng, chi phí trích trước và lợi nhuận
khác tác động đến khả năng sinh lời của công ty:
a) Các khoản trích lập dự phòng, chi phí trích trước:
 Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính:
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng:

S


ti

n d


phòng
gi

m giá đ

u tư tài chính

Giá tr


các

kho

n
đ

u tư tài chính

+ Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các
khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư và các khoản tổn thất đầu tư tài chính
khác

+ Đối tượng trích lập:
 Là các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu công ty được doanh nghiệp
đầu tư theo đúng quy định của pháp luật
 Đối với các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị
thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các
khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòn g nếu tổ chức kinh tế mà doanh
nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường h ợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong
phương án kinh doanh trước khi đầu tư).
+ Thời điểm lập và hoàn nhập hoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.
+ Việc trích lập dự phòng tài chính là nhằm giúp các doanh nghiệp có nguồn tài chính
để bù đắp nh ững tổn thất có thể xảy ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục
điều chỉnh giảm.
+ Số dự phòng giá đầu tư tài chính được lập tính vào chi phí quản tài chính.
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 18

 Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng:
S


ti

n d


phòng
gi


m giá hàng t

n kho

Giá tr


hàng t

n kho

+ Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải
lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện
được so với giá gốc của hàng tồn kho.
+ Đối tượng trích lập: là các loại hàng tồn kho như: tồn kho thành phẩm, tồn kho
nguyên vật liệu…
+ Thời điểm lập và hoàn nhập hoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.
+ Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là nhằm giúp các doanh nghiệp có
nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong bối cảnh giá trị hàng tồn
kho hạch toán bị sụt giảm so v ới giá trị trên thị trường.
+ Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ
 Trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi:
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng:
S


ti

n d



phòng
ph

i thu kho đ
òi

Giá tr


kho

n ph

i thu

+ Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản
dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng khôn g đòi được vào cuối niên
độ kế toán.
+ Đối tượng trích lập: các khoản phải thu khách hàng.
+ Thời điểm lập và hoàn nhập hoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.
+ Việc trích lập dự phòng phải thu kho đòi là nhằm giúp các doanh nghiệp có nguồn
tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong bối cảnh khách hàng không
thanh toán tiền mua hàng hóa/dịch vụ đúng hạn.
+ Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Chi phí trích trước dài hạn:
+ Chi ph í trích trước dài hạn là chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết
quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ k ế toán và việc kết chuyển các kho ản chi phí
này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau.

Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 19

+ Việc trích lập chi phí trích trước dài hạn giúp chi phí của công ty không có những
biến độn g lớn trong một niên độ kế toán, giúp có cái nhìn chính xác và phù hợp hơn
trong việc phân bổ chi phí phù hợp với vòng đời kinh doanh, khai thác tài sản và dòng
tiền của công ty.
+ Việc tính và phân bổ chi phí trích trước dài hạn vào chi phí SXKD từng niên độ kế
toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn ph ương pháp và
tiêu thức hợp lý.
 Một số vấn đề cần lưu ý đối với các chi phí dự phòng và trích trước:
+ Việc trích lập dự phòng/hoàn nhập dự phòng hay phân bổ chi phi trích trước không
làm thay đổi dòng tiền trong kỳ của công ty mà chỉ là thay đổi trong hạch toán báo
cáo.
+ Giá trị các khoản trích lập dự phòng và chi phí trích trước phụ thuộc vào quy định
trong chuẩn mực kế toán mỗi quốc gia và quan điểm rủi ro của mỗi công ty => phát
sinh sự khác biệt trong việc trích lập dự phòn g và động cơ trích lập của mỗi công ty
đối v ới sự kiện như nhau.
+ Do đó, n gười phân tích cần cẩn trọng trong trường hợp công ty có những khoản
trích lập dự phòng hoặc hoàn nhập dự phòng bất thường đồn g thời đánh giá liệu công
ty đã tuân thủ đầy đủ các quy định trong trích lập dự phòng hay chưa đế có được cái
nhìn chi tiết về rủi ro của công ty.
b) Các khoản thu nhập khác:
 Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên,
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
+ Thu về thanh lý T SCĐ, nhượng bán TSCĐ;
+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
+ Thu tiền bảo h iểm được bồi thường;
+ Thu được các kho ản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;

+ Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
+ Thu các khoản th uế được giảm, được hoàn lại;
+ Các khoản thu khác.
 Thu nhập khác được xem là thu nhập không thường xuyên nhưng rất linh động trong
việc hạch toán, giúp công ty tạo ra do anh thu trong kỳ một các linh hoạt. Do đó, người
phân tích cần xem xét thu nhập khác man g tính bất thường hay thường xuyên liên tục
và tỷ trọng của thu nhập khác/doanh thu thuần để đánh giá mức độ ổn định và bền
vững của doanh thu từ hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược đầu tư mới của
công ty (thông qua việc thanh lý T SCĐ).
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 20

IV. PHÂN TÍC H LÃI RÒ NG
 Công thức:
Lãi ròng = Doanh thu thuần – Tổng chi phí
 Mục tiêu: đánh giá hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp để chi trả lợi
nhuận cho cổ đông và tích lũy vốn đầu tư trong kỳ sau.

ROS =


ROE =


ROA=

PHẦN 2: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA
LỎNG MIỀN NAM

1. Phân tích doanh thu và giá vốn hàng bán
Bảng 1:Báo cáo doanh thu qua các năm
2013

2012

2011

2010

2009

Doanh thu thuần

6,901,993

6,374,939

5,764,166

3,705,491 1,978,865
Giá vốn hàng bán


5,805,958

5,390,867

4,803,210


3,304,913

1,834,900
Lợi nhuận gộp

1,096,035

984,072

960,955

400,578


143,965
Biên lợi nh uận gộp
16% 15% 17% 11% 7%
Biểu đồ1: giá vốn hàng bán qua các năm
Lãi ròng

Doanh thu thu

n

Lãi ròng

V

n ch



s


h

u bình quân

Lãi ròng

T

ng tài s

n bình quân

Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 21


Giá vốn hàn g bán luôn là loại chi phí có tỉ trọng cao nhất so với doanh thu thuần của P V Gas
South, thể hiện đặc trưng của doanh n ghiệp kinh doanh thương mại các sản phẩm khí. Năm
2013 tổng giá vốn hàng bán của Công ty là 5.805 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 84% so với doanh thu
thuần. Tỉ lệ này đang có xu hướng giảm qua các năm nhờ Công ty đã chủ động tìm kiếm
nguồn hàng giá rẻ đồng thời chú trọng đầu tư, nâng cấp các hệ thống kho chứa để chủ động
được nguồn hàn g, hạn chế những ảnh hưởng không tốt từ diễn biến giá trên thị trường.
Bảng 2: thống kê tỉ số sinh lợi qua các năm :



Trong năm 2013, hầu h ết tất cả các chỉ số tỷ suất sinh lợi của PV Gas South đều tăng so với
năm 2012. Trong đó, tỷ suất lợi nh uận gộp đang có x u hướng tăng trong 5 năm gần nhất nhờ
Công ty mở rộng hoạt động sang mảng kinh doanh CNG có lợi nhuận gộp cao.
Các Côn g ty kinh doanh LP G v à CNG nói chung đang phải chịu áp lực từ sự cạnh tranh và
giá khí đầu vào sẽ tăng từ nay cho đến năm 2017 theo lộ trình tăng giá khí của Chính phủ. Để
giữ vững thị phần, các Công ty trong đó có PV Gas South phải hạ giá bán, thực hiện nhiều
chương trình ưu đãi cho các đại lý và khách h àng khiến các loại chi phí tăng cao làm ảnh
hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. Do đó, việc tỷ suất lợi nhuận gộp của P V Gas South trong năm
2013 tăng so với năm 2012 trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn chứng tỏ Công ty đã hoạt
động có hiệu quả hơn, tìm kiếm được nhiều kh ách hàng mới và bán được hàng với mức giá
tốt hơn.
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 22

Dù hầu hết các chi phí giá vốn bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều
tăng so v ới năm 2012 nhưng tỷ suất lợi nh uận trước và sau thuế của PV Gas South vẫn tăng
so với cùng kỳ. Cụ thể tỷ suất lợi nhuận trước thuế trong năm 2013 tăng 0,3% và tỷ suất lợi
nhuận ròng năm 2013 tăng 0,12% so v ới cùng kỳ. Bên cạnh việc cải thiện hiệu quả kinh
doanh như đã đề cập ở trên, việc ch i phí tài chính trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay giảm
mạnh trong năm 2013 cũng là một nguyên nhân khiến tỷ suất lợi nhuận trước và sau th uế
tăng lên.
Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của Công ty trong năm 2013 đạt 7,93%, tăng nhẹ so với
năm 2012 trong khi giá trị tài sản của năm 2013 tăng so v ới cùng kỳ nhờ lợi nhuận của Côn g
ty được cải thiện trong năm qua. Tính từ giai đoạn năm 2008 đến nay, chỉ số sinh lời ROA
của Công ty tăng mạnh nhất trong giai đoạn từ 2008-2011, những năm tiếp theo có tỉ lệ thấp
hơn do Côn g ty thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, đòi hỏi nhu cầu đầu tư lớn xây dựng
các hệ thống trạm chiết nạp, kho chứa, xe bồn vận chuyển…làm tăng giá trị tổng tài sản qua
các năm. Trong năm 2013, Công ty tiếp tục hoạt động hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế
còn nhiều khó khăn. Điều này làm cho vốn chủ sở hữu và lợi nhuận Côn g ty đều tăng. T uy

nhiên, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn sự tăng trưởng của n guồn vốn chủ sở hữu
làm ROE của Công ty tăng nhẹ trong năm 2013 đạt 27,57% tăng hơn 1,43% so với năm
2012.
Nhìn chung, các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty được giữ ổn định qua các n ăm và
đang ở mức cao khi so sánh tương quan trong ngành.




Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh so với kế hoạch.



Năm 2013, Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam đã hoàn thành và hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Sản xuất – Kinh doanh.:
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 23

- Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh: 6.901,99 tỷ đồng, đạt 111,25 % kế hoạch.
- Tổng lợi nhuận trước thuế: 278 tỷ đồng, đạt 132.8% kế hoạch.
Đánh giá chung trong n ăm 2013 giá CP thế giới trong các tháng đầu năm 2013 liên tục giảm
do nhu cầu tiêu thụ khí đốt các vùng Tây Bắc Âu và nhu cầu dầu mỏ các quốc gia tiêu thụ
nhiều dầu thô trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc … giảm mạnh. Đồng thời, các hãn g kinh
doanh gas trên thị trường liên tục có các chính sách hỗ trợ mạnh cho đại lý, cửa hàng bán lẻ
làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của P V Gas South. Tình hình kinh tế Việt Nam
tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay vẫn đang ở mức cao, sản xuất
đình trệ, nhiều doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Nguyên nhân chính do giá CP thế giới biến
động bất thường không theo quy luật và tình hình kinh tế khó khăn nên nhiều khách hàng tiêu
thụ LPG chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế khác với giá thành rẻ hơn như biomass,

điện, than …
Tình hình gian lận thương mại trong kinh doanh LPG vẫn tồn tại ở hầu hết các khu vực thị
trường trong khi khung xử phạt vi phạm hiện nay không đủ mạnh.







Bảng 4:báo cáo doanh thu theo phân khúc.

2013

2012
Doanh thu khí LPG 4,865,334,860,954

4,751,514,308,347
Khổi lượng kinh doanh khí
(t
ấn
)

250,921

264,543

Đơn giá bán 19,389,907

17,961,217


Doanh thu khí CNG

2,042,641,132,063

1,565,196,782,560

Khối lượng kinh doanh 116,761,454

141,898,100
Giá bán (triệu/m3) 17,494

11,030

Bảng 5: báo cáo giá vốn và lợi nhuận gộp theo tưng phân khúc
Giá vốn kinh doanh khí LP G 4,337,129,108,474

4,273,675,376,434
L
ợi nhuận gộp

528,205,752,480

477,838,931,913

Khổi lượng kinh doanh khí (tấn) 250,921

264,543
Giá vốn (triệu/tấn) 17,284,839


16,154,937
Giá vốn kinh doanh khí CNG 1,296,493,380,186

957,806,998,397
Lợi nhuận gộp 746,147,751,877

607,389,784,163
Khối lượng kinh doanh 116,761,454

141,898,100
Giá vốn
(
triệu
/m3)

11,104

6,750



Bảng 6: Báo cáo phân tích về thay đổi trong lợi nhuân gộp của công ty.
S
ản
phẩm Diễn giải Lượng thay đổi
Ph
ần trăm thay
đổi
Khí LPG


Thay đổi trong khối lượng hàng đã
bán (244,667,702,068) -41%
Thay đổi trong giá bán 377,949,866,120 64%
Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 24

Thay đổi kết hợp

(19,461,611,444)

-
3%

Gia tăng doanh thu ròn g 113,820,552,607 20%
Khí
CNG
Th
ay đổi trong khối lượng hàng đã
bán (277,267,965,135) -47%
Thay đổi trong giá bán

917,188,334,206

155%

Thay đổi kết hợp (162,476,019,568) -27%
Gia tăng doanh thu ròn g 477,444,349,503 81%

S

ản
phẩm Diễn giải Lượng thay đổi
Ph
ần trăm thay

đổi
Khí LPG

Thay đổi trong khối lượng hàng đã
bán (220,062,545,514) -55%
Thay đổi trong giá vốn 298,907,810,079 74%
Thay đổi kết hợp (15,391,532,526) -4%
Thay đổi trong ròng

63,453,732,040

15%

Khí
CNG
Thay đổi trong khối lượng hàng

đã
bán (169,671,443,487) -42%
Thay đổi trong giá vốn

617,798,143,613

154%


Thay đổi kết hợp (109,440,318,337) -27%
Thay đổi ròng 338,686,381,789 85%


Dựa vào bảng này ta thấy rằng lợi nhuận của công ty đến chủ yếu từ việc thay đổi trong giá
bán sản phẩm. T uy nhiên việc tăng giá bán không phải đến từ vị thế của Côn g ty m à đến từ
việc tăng giá chung về chi phí nguyên liệu trên thế giới trong thời gian qua. Cụ thể, giá vốn
hàng bán cũng đã tăng 74% (khí LPG) và 154% (khí CNG), và việc tăng giá bán cũng làm
cho sản lượng hàng bán ra bị giảm sút. Tuy nhiên, về tổng quan, việc thay đổi trong giá bán
có thể bù đắp cho những tổn thất trong việc giảm sản lượng, dẫn đến sự gia tăng trong lợi
nhuận gộp. Trong khi doanh thu của phân khúc khí LPG gấp 4 lần khí CNG, thì giá vốn hàng
bán của khí CNG chỉ gần bằng một phần tư giá vốn hàng bán của LP G, điều này dẫn đến lợi
nhuận gộp của phân khúc CNG cao hơn của LPG. Bên cạnh đó, v iệc thay đổi trong giá vốn
và giá bán của khis LPG tăng gần như bằng nhau (155%) trong khí thay đổi trong đơn giá
làm giá vốn hàng bán tăng 74% nhưng doanh thu chỉ tăng thêm 64%. Do đó chúng tôi kiến
nghị côn g ty nên tranh thủ tập trung vào phân khúc kh í CNG.











Lợi nhuận gộp 2013 2012
Giá vốn kinh doanh khí LP G 528,205,752,480 477,838,931,913
Giá vốn kinh doanh khí CNG 746,147,751,877 607,389,784,163

Chương 12: Phân tích khả năng sinh lợi GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên

Nhóm 7 Page 25

2. Phân tích chi phí
a.



Bảng 7: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009
2010 2011 2012 2013
Doa nh thu thuần 1,978,865 3,745,218 5,807,488 6,441,716 7,057,524
Chi phí bán hàng 101,567 177,895 374,118 508,966 623,197
Chi phí bán hàng/ Doa nh thu thuần 5.13% 4.75% 6.44% 7.90% 8.83%
Chi phí Q LDN 12,381 62,071 120,896 133,529 169,093
Chi phí Q LDN/Doanh thu thuầ n 0.63% 1.66% 2.08% 2.07% 2.40%
Nhìn chung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng
tăng qua các năm. N guyên nhân do chiến lược mở rộng thị phần khu vực phía Nam
lên 50% và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng cao đòi hỏi công ty phải gia tăng mức
chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên mức tăng chi phí tương ứng với
sự tăng trưởng doanh thu của công ty.

Ngoài giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm khoảng
9% so với tổng doanh thu thuần trong năm 2013). Với đặc điểm ngành nghề kinh
doanh các mặt hàng khí hóa lỏng, xăng dầu,… đòi hỏi các chi phí vân chuyển, phân
bổ bình gas cho khách hàng, chi phí cho việc thuê kho dự trữ hàng hóa nhằm chủ động
nguồn hàng cung cấp khiến cho khoản mục chi phí bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao.

×