Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học đề tài the “advantage of latecomer” in abating air pollution the east asian experience

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.83 KB, 22 trang )

The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
LỜI MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường luôn gắn liền với phát triển kinh tế. Thực vậy, trong
thời gian tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, Nhật Bản đã phải gánh chịu mặt trái
của sự tăng trưởng kinh tế với sự xuất hiện nhiều loại ô nhiễm công nghiệp khác
nhau. Từ đầu thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, dưới sự phản ứng của dân
chúng, chính quyền trung ương và địa phương đã ban hành các chính sách, quy
định về môi trường và cùng với sự đổi mới công nghệ, tình trạng ô nghiễm đã
được cải thiện đáng kể.
Gần đây các nước ở Đông Á, mặc dù tăng trưởng kinh tế nhanh chóng
nhưng ô nhiễm ít nghiêm trọng hơn so với Nhật Bản những năm 1970. Đó là do
những nước này đã thấy được “lợi thế của nước đi sau”, họ nỗ lực học hỏi kinh
nghiệm, và tiếp nhận công nghệ mới từ các nước phát triển.
Việt Nam cũng đang trong quá trình phát triển kinh tế, thu nhập của người
dân ngày càng tăng lên nhưng đồng thời môi trường Việt Nam cũng đang ngày
càng xấu đi. Liệu Việt Nam có tận dụng được “lợi thế nước đi sau” hay không?
Vì vậy, đề tài “The “advantage of latecomer” in abating air- pollution:
the East Asian experience” của tác giả Toru Iwami rất đáng cho chúng ta
nghiên cứu, học hỏi. Để tìm hiểu, phân tích đề tài trên phương diện nghiên cứu
khoa học, nhóm 4 sẽ tập trung giải quyết 6 nội dung sau:
1 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là gì ?
2 Hãy nhận dạng mô hình lý thuyết của đề tài ?
3 Việc đo lường các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần có đủ độ tin cậy
thống kê hay không ?
4 Nêu lên những cơ sở lý thuyết để thiết lập mô hình lý thuyết của đề tài ?
5 Giải thích những kết quả xử lý thống kê trong việc kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu hoặc trong việc giải thích các câu hỏi nghiên cứu ?
6 Hãy nêu ra những phát hiện mới của đề tài cũng như những hạn chế của đề
tài này, từ đó đề xuất những đề tài nghiên cứu mới để giải quyết những hạn
chế này ?
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 1


The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
CÂU 1: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI LÀ GÌ ?
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1 Quy trình nhận dạng vấn đề nghiên cứu:
- Lĩnh vực nghiên cứu (Field of Study): Ô nhiễm môi trường không khí
- Chủ đề nghiên cứu (Topic): Các nước đi sau có lợi thế trong việc học hỏi
kinh nghiệm để giảm ô nhiễm môi trường không khí khi thu nhập gia tăng
- Những vướng mắc của chủ đề nghiên cứu (Problems): Có nhiều yếu
tố tác động đến ô nhiễm môi trường không khí nhưng yếu tố tác động chủ yếu
nhất là sự tăng lên của thu nhập tại các nước đang phát triển. Vì vậy yếu tố tác
động đến môi trường không khí gồm những yếu tố nào ? Sự tăng lên của thu
nhập tác động như thế nào đến môi trường không khí ? Lợi thế của các nước đi
sau trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm như thế nào ?
- Vấn đề cần nghiên cứu (Statement of problems): Giải thích lợi thế của các
nước đi sau trong việc giảm ô nhiễm môi trường không khí khi thu nhâp tăng lên.
1.1.2 Nguồn để nhận dạng vấn đề nghiên cứu:
- Xuất phát từ lý thuyết và vướng mắc trên thực tế: Phát triển kinh tế và ô
nhiễm môi trường không khí có quan hệ với nhau và làm thế nào để giảm ô
nhiễm môi trường không khí khi thu nhập của các nước đang phát triển tăng lên.
- Xuất phát từ kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước đây: Các
nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết luận: mấu chốt dẫn đến thành công của các
nước công nghiệp hóa trong việc bảo vệ môi trường là nhờ học hỏi kinh nghiệm
và tiếp cận công nghệ mới từ các nước phát triển
- Từ việc tóm lược và phân tích những đề tài trước đây: trong đề tài nghiên
cứu này, tác giả đã tóm lược những lý thuyết và nghiên cứu trước đây nhằm làm
sáng tỏ và ủng hộ cho mô hình nghiên cứu của mình đó là:

O'Connor (1994): các nước công nghiệp hóa sau dễ dàng thành công
trong việc bảo vệ môi trường hơn nhờ học hỏi kinh nghiệm và tiếp nhận

công nghệ mới từ các nước phát triển.
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 2
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience

Gerschenkron (1962, chương 1) chỉ ra tầm quan trọng của "sự vay
mượn công nghệ" như là một "lợi thế của nước đi sau”.
1.1.3 Nêu vấn đề cần nghiên cứu:
- Biến nghiên cứu: ô nhiễm không khí thông qua đo lường lượng khí thải
SO
2
.
- Biến tác động: Thu nhập, GDP trên mỗi đơn vị tiêu thụ, công nghiệp sản
xuất /GDP, hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Giới hạn không gian: Khảo sát tại Châu Á, cụ thể gồm 9 quốc gia : Nhật
Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Singapore, Indonesia,
Malaisia, Thái Lan
- Giới hạn thời gian: Quá trình nghiên cứu được phân tích từ đầu thập niên
1970 đến 1995
1.1.4 Tính chất có thể nghiên cứu của một đề tài:
- Khả năng thu thập và phân tích thông tin:
Từ đầu thập niên 1970 và giữa thập niên 1980, ô nhiễm không khí ở Nhật
Bản, đặc biệt là loại ô nhiễm gây ra bởi khí lưu huỳnh (SO
2
), đã giảm đến một
mức độ đáng kể. Việc giảm thiểu này là kết quả từ phản ứng của dân chúng: một
mặt là chính sách quy định của chính phủ, mặt khác là đổi mới công nghệ giảm
thải và hiệu quả sử dụng năng lượng. Trong các thành phố lớn ở Đông Á, mặc dù
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng ô nhiễm không khí ít nghiêm trọng hơn
Nhật Bản vào đầu năm 1970. Điều này là do chính phủ và các ngành công nghiệp
ở Đông Á đã sớm tìm ra sáng kiến để ngăn chặn suy thoái môi trường, học hỏi

kinh nghiệm từ các nước phát triển nên việc lấy số liệu, phân tích thông tin tại
đây sẽ giúp nghiên cứu này dễ dàng và chính xác hơn.
Bài nghiên cứu này tập trung vào giai đoạn 1970 – 1995, và những số liệu
về ô nhiễm gây ra bởi khí lưu huỳnh (SO
2
), mức tiêu thụ năng lượng, đã được thể
hiện trong các nghiên cứu trước đó nên tác giả dễ dàng trong việc thu thập và
phân tích thông tin.
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 3
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
- Tác dụng đóng góp lớn về lý thuyết và thực tiễn:
Môi trường Châu Á đang bị đe dọa. Trong khi sự phát triển kinh tế nhanh
chóng đã tạo ra sự năng động và thịnh vượng cho Châu Á thì đồng thời châu Á
cũng trở nên bẩn hơn, đa dạng sinh học bị giảm sút, hơn nữa môi trường dễ bị
tổn thương hơn. Nói cách khác, phân tích các trường hợp ô nhiễm không khí có
thể cung cấp cho chúng ta cách giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường.
Các kết luận rút ra từ các trường hợp SO
2
giúp chúng ta hiểu được điều kiện
tiên quyết cho việc giảm thải khí CO
2
. Nếu các nước phát triển thực sự thành
công trong việc tạo ra công nghệ giảm thải CO
2
, điều này chắc chắn sẽ ảnh
hưởng đến chính sách phát triển của các nước đang phát triển. Đáng chú ý là bài
học mà các nước đi trước có thể hướng dẫn những nước đến sau qua việc đổi mới
công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm.
Dựa trên những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy được mục tiêu của

việc nghiên cứu đề tài là:
Nghiên cứu này xem xét :Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề của
môi trường có xu hướng được cải thiện khi mức thu nhặp tăng lên.
Cụ thể nghiên cứu này sẽ xem xét các nhân tố gây ô nhiễm không khí, mức
thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến ô nhiễm không khí, các biện pháp
làm giảm ô nhiễm không khí và lợi thế của các nước đang phát triển trong
việc giảm ô nhiễm môi trường không khí . Mở rộng ra là các yếu tố tác động
đến vấn đề làm sạch môi trường tự nhiên của các nước Đông Á trong thời
gian tăng trưởng kinh tế cao .
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài được đưa ra là:
1. Môi trường không khí có được cải thiện khi mức thu nhập tăng lên hay
không ?
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 4
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
2. "Các nước đi sau" có lợi thế gì? Họ đã vận dụng những lợi thế này như thế
nào? Lợi thế này có làm giảm ô nhiễm môi trường không khí không ?
3. Những nhân tố nào khác ngoài thu nhập gây ô nhiễm không khí? Trong
cùng một quốc gia thì những vùng khác nhau : thành phố lớn, nông thôn hoặc các
khu công nghiệp có sự khác biệt đáng kể về mức độ ô nhiễm không khí hay
không ?
4. Các biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí? Ở những quốc gia khác nhau,
những biện pháp này có khác nhau hay không ?
CÂU 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ?
Mô hình nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu giải tích
2.1 Tóm lược và phân tích các đề tài nghiên cứu trước đây:
Tác giả nghiên cứu Nội dung Vấn đề cần nghiên
cứu
EKC qua các nghiên
cứu của Ngân hàng thế

giới (1992); Stern et al.
(1996), Ekins (1997); và
sau đó, Shafik (1994),
Selden và Song (1994),
Grossman và Krueger
(1995) và Panayotou
(1995)
Chất lượng của môi trường
ban đầu giảm xuống trong
khi thu nhập tăng lên,
nhưng sau đó, khi thu nhập
đạt đến một mức độ nhất
định, chất lượng môi
trường bắt đầu được cải
thiện. Giả thuyết này được
thể hiện trong đồ thị hình
chữ U ngược với với mức
thu nhập ứng với trục
hoành và suy thoái môi
trường ứng với trục tung.
Liệu mô hình EKC
thực sự có thể áp dụng
cho bất kỳ khía cạnh
nào của chất lượng môi
trường không ?
Ngân hàng Phát triển
Châu Á (1997)
Phát triển kinh tế nhanh
chóng đã tạo ra sự năng
động và thịnh vượng cho

Liệu có tồn tại “lợi thế
của nước đi sau không"
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 5
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
Châu Á thì đồng thời Châu
Á cũng trở nên bẩn hơn, đa
dạng sinh học bị giảm sút,
hơn nữa môi trường dễ bị
tổn thương hơn
? Trong thời kỳ tăng
trưởng cao của các
nước Đông Á thì
những yếu tố nào đã
góp phần tạo nên lợi
thế này ? Và họ đã học
hỏi kinh nghiệm của
Nhật Bản và các nước
phát triển khác như thế
nào ?
O'Connor (1994) Các nước Đông Á công
nghiệp hóa sau dễ dàng
thành công trong việc bảo
vệ môi trường hơn nhờ học
hỏi kinh nghiệm và tiếp
nhận công nghệ mới từ các
nước phát triển
Gerschenkron(1962,
Chương 1)
Tầm quan trọng của "sự
vay mượn công nghệ" như

là một "lợi thế của nước đi
sau”
Ai, và những động lực
gì đã giới thiệu công
nghệ mới cho các nước
đang phát triển ?
Kaufmann,R.K.,
Davidsdottir,B.,
Garnham, S. and Paully,
P. (1998)
Các dữ liệu về nồng độ khí
quyển được thu thập trực
tiếp, trong khi dữ liệu về
lượng khí thải được ước
tính gián tiếp từ tiêu thụ
năng lượng và hàm lượng
lưu huỳnh trong từng
nguồn năng lượng.
Dữ liệu về lượng khí
thải ra hay dữ liệu về
nồng độ khí tập trung
trong khí quyển đáng
tin cậy hơn trong việc
điều tra mức độ SO
2

CO
2
(carbon dioxide )?
Khi sử dụng dữ liệu

nồng độ khí quyển tập
trung, các vị trí quan
sát có thực sự mang
tính đại diện không ?
2.2 Thu hẹp vấn đề nghiên cứu trong một phạm vi hẹp dần
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 6
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu, phân tích mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường
không khí và phát triển kinh tế ở các nước Châu Á, cụ thể là 9 quốc gia: Nhật
Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Indonesia,
Malaysia và Thái Lan.
2.3 Liên hệ với kết quả mong đợi từ nghiên cứu này
• Xác định mối quan hệ giữa thu nhập và ô nhiễm không khí. Từ đó rút ra
được kết luận và các biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí
• Kinh nghiệm của các nước phát triển có giúp ích được cho các nước đi sau
hay không? Các nước Đông Á đi sau có thành công trong việc cải thiện ô nhiễm
không khí trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế qua học hỏi kinh nghiệm của Nhật
không?
2.4 Xác định mô hình lý thuyết
Từ mối quan hệ giữa hai khái niệm thu nhập và ô nhiễm không khí (trong
đó: thu nhập là biến tác đông, ô nhiễm không khí là biến nghiên cứu. Ta có thể
xác định mô hình cơ bản sau:
Thu nhập tác động đến tình trạng ô nhiễm không khí. Khi thu nhập tăng,
người dân trở nên ý thức hơn về vấn đề sống còn, vấn nạn ô nhiễm môi trường là
mối đe dọa hết sức nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần phải bảo vệ
môi trường, đề xuất các biện pháp làm giảm ô nhiễm như: Chính sách, quy chế
của Chính phủ; Các khía cạnh kỹ thuật; Hiệu suất sử dụng năng lượng; Các
nguồn động cơ; Chuyển giao công nghệ.
Qua các yếu tố thành phần trên, cũng như mối liên hệ của các khái niệm có
thể xây dựng mô hình lý thuyết như sau:

Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 7
Thu nhập Ô nhiễm không khí
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
CÂU 3: VIỆC ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TIỀM ẨN BẰNG CÁC YẾU TỐ
THÀNH PHẦN CÓ ĐỦ ĐỘ TIN CẬY THỐNG KÊ HAY KHÔNG ?
Bài nghiên cứu này sử dụng phân tích bình phương bé nhất từ chuỗi số liệu
thời gian về khí thải SO
2
từ 9 nước : Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 8
Thu
nhập
Ô nhiễm không
khí
Chuyển giao
công nghệ
Nguồn động

Hiệu suất sử
dụng năng lượng
Khía cạnh kỹ
thuật
Chính sách,
quy chế của
Chính Phủ
Nhận
thức
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
Quốc, Philippin, Singapore, Indonesia, Malaisia, Thái Lan, theo phương trình
sau:

EM=a+bY+cY
2
+dEF+eIS+fD1+gD2+u
Biến tiềm ẩn: EM: lượng khí thải SO
2
trên đầu người
Các yếu tố thành phần: + Y : Thu nhập
+ EF : GDP trên mỗi đơn vị tiêu thụ năng lượng
+ IS : Phần công nghiệp sản xuất/ GDP
Đối với các nước đi sau có thêm các biến giả: Biến giả : D1 ( ) và D2( )
- Chỉ số Tốc độ công nghiệp hóa =IS (1990)/IS(1973)
- D1: những nước có chỉ số tốc độ công nghiệp hóa >1,<1,5
- D2: những nước có chỉ số tốc độ công nghiệp hóa >1,5
Trường hợp 1 (a): Không có biến giả, Phương trình như sau:
EM= -33,98 +6.17Y-0,3 Y
2
-1,60EF+3,53IS
Khi đó R
2
= 0,71 tức là các biến thành phần giải thích được 71% biến phụ thuộc
Trường hợp 2 (b): Phương trình ước lượng OLSA có biến giả cho 9 nước:
EM = -26,4+4,49Y-0,2Y
2
– 1,64EF+1,72IS + 0,92 D1- 0,5 D2
Khi đó R
2
= 0,90 tức là các biến thành phần giải thích được 90% biến phụ thuộc.
Trường hợp 3 (c) : Phương trình ước lượng OLSA có biến giả cho 8 nước ( loại
Trung Quốc):
EM = -36,32 +6,61Y – 0,32Y

2
-0,67EF-0,77 IS + 0,91 D1-0,74D2
Khi đó R
2
=0,91 tức là các biến thành phần giải thích được 91% biến phụ thuộc.
Dựa vào mô hình phân tích OLSA ta thấy: vì cả 3 trường hợp R
2
đều gần 1
nên giải thích được yếu tố tiềm ẩn . Do đó việc đo lường này có đủ độ tin cậy
thống kê.
CÂU 4: NÊU LÊN NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ THIẾT LẬP MÔ
HÌNH LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ?
4.1 Các lý thuyết nền được sử dụng trong đề tài nghiên cứu
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 9
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience

Các giả thuyết EKC (T he Environmental Kuznets Curve) nêu rằng chất
lượng của môi trường ban đầu giảm xuống trong khi thu nhập tăng lên, nhưng
sau đó, khi thu nhập đạt đến một mức độ nhất định, chất lượng môi trường bắt
đầu được cải thiện. Vì vậy, một đồ thị với mức thu nhập ứng với trục hoành và
suy thoái môi trường ứng với trục tung cho thấy một hình chữ U ngược.

Ngân hàng Phát triển châu Á (1997) và Iwami (2001) cho rằng “trong khi sự
phát triển kinh tế nhanh chóng đã tạo ra sự năng động và thịnh vượng cho châu Á
thì đồng thời châu Á cũng trở nên bẩn hơn, đa dạng sinh học bị giảm sút, hơn
nữa môi trường dễ bị tổn thương hơn".

O'Connor (1994) khi nghiên cứu tình trạng môi trường của khu vực đông Á,
đã kết luận rằng các nước công nghiệp hóa sau dễ dàng thành công trong việc
bảo vệ môi trường hơn nhờ học hỏi kinh nghiệm và tiếp nhận công nghệ mới từ

các nước phát triển.
 Shafik (1994) và Grossman và Rueger (1995) đã chỉ ra khi kiểm tra các EKC
trên thực nghiệm, việc nghiên cứu số lượng lớn mặt cắt ngang gộp chung dữ liệu
theo chuỗi thời gian mang lại kết quả chính xác hơn.
4.2 Những vấn đề được giải quyết trong các nghiên cứu trước đây
4.2.1 Những đề tài nghiên cứu trước đây

Stern et al.(1996), Ekins,P (1997) : khi nghiên cứu ô nhiễm môi trường và
phát triển kinh tế cũng cho kết quả như giả thuyết của EKC - một đồ thị hình
chữ U ngược với trục hoành ứng với mức thu nhập ứng và trục tung ứng với suy
thoái môi trường.

Ngân hàng thế giới (1992) đã phác họa một hình chữ U ngược cho ô nhiễm
không khí ở dạng lơ lửng (SPM) và lưu huỳnh dioxide (SO
2
). Sau đó, Shafik
(1994), Selden và Song (1994), Grossman và Krueger (1995) và Panayotou
(1995) cũng trình bày kết quả tính toán kinh tế tương tự với mối liên hệ tới các
chất ô nhiễm không khí.
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 10
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience

Gerschenkron (1962, chương 1) chỉ ra tầm quan trọng của "sự vay mượn
công nghệ" như là một "lợi thế của nước đi sau”.
• Kaufmann, R.K., Davidsdottir, B., Garnham, S. and Paully, P. (1998): các dữ
liệu về nồng độ khí quyển được thu thập trực tiếp, trong khi dữ liệu về lượng khí
thải được ước tính gián tiếp từ tiêu thụ năng lượng và hàm lượng lưu huỳnh trong
từng nguồn năng lượng.
• Các tác động khác ảnh hưởng tới ô nhiễm không khí:
Akiyama, N. and Ueta, K. (1994) với “Các chính sách môi trường của

Nhật Bản và các vấn đề mới”.
Funatsu, T. (2000), “Chính sách môi trường, hoạt động chính trị và sự
tham gia của công chúng trong vấn đề môi trường”.
Suri, V. and Chapman, D. (1998), “Phát triển kinh tế, thương mại và
năng lượng, những ngụ ý trong đường cong Kuznets về môi trường”.
Teranishi, S. (1994), “Xem xét chính sách môi trường của Nhật Bản:
bài học cho các nước công nghiệp mới ở Châu Á”.
Terao, T. (1994), “Chính sách công nghiệp và vấn đề ô nhiễm ở Nhật”.
4.2.2 Những vấn đề mà các đề tài nghiên cứu trước đây đã giải quyết được
- Chất lượng của môi trường ban đầu giảm xuống trong khi thu nhập tăng lên,
nhưng sau đó, khi thu nhập đạt đến một mức độ nhất định, chất lượng môi trường
bắt đầu được cải thiện.
- Một hình chữ U ngược được thể hiện cho ô nhiễm không khí ở dạng lơ lửng
(SPM) và lưu huỳnh dioxide (SO
2
) với trục hoành ứng với mức thu nhập và trục
tung ứng với suy thoái môi trường.
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 11
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
- Các nước công nghiệp hóa sau dễ dàng thành công trong việc bảo vệ môi
trường, nhờ học hỏi kinh nghiệm, và tiếp nhận công nghệ mới từ các nước phát
triển.
- "Sự vay mượn công nghệ" là một "lợi thế của nước đi sau".
CÂU 5: GIẢI THÍCH KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ TRONG VIỆC
KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU HOẶC TRONG VIỆC
GIẢI THÍCH CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ?
5.1 Giải thích về đường cong EKC
Hình 1 : Đường cong EKC và lợi thế các nước đi sau
Đường cong EKC hình dạng parabol với trục hoành là GDP trên đầu người
và trục tung là mức độ ô nhiễm môi trường.

EKC1 : Thể hiện mức độ ô nhiểm môi trường theo thu nhập của các nước đi
trước
EKC2: Thể hiện mức độ ô nhiễm môi trường theo thu nhập của các nước đi sau
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 12
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
- Đỉnh của EKC1 tại mức thu nhập Yb
- Đỉnh của EKC2 tại mức thu nhập Ya
Ta thấy đường EKC2 thấp hơn EKC1: tức là các nước đi sau nhận thức
được ô nhiễm môi trường sớm hơn và có biện pháp bảo vệ môi trường thực hiện
ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế.
Như vậy đường EKC ở hình trên đã cho thấy có lợi thế các nước đi sau
trong việc bảo vệ môi trường .
5.2 Giải thích bằng phân tích OLSA.
Phương trình thể hiện nồng độ SO
2
theo đầu nguời theo phương trình sau:
EM = a + bY+ cY
2
+dEF+eIS+fD1+gD2+u
Trong đó
+ EM: lượng khí thải SO
2
trên đầu người
+ Y : thu nhập
+ EF :GDP trên mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ
+ IS :phần công nghiệp sản xuất/ GDP
+ Đối với các nước đi sau có thêm các biến giả: Biến giả : D1 (), D2()
+ Chỉ số Tốc độ công nghiệp hóa =IS (1990)/IS(1973)
+ D1: những nước có chỉ số tốc độ công nghiệp hóa >1, <1,5
+ D2: những nước có chỉ số tốc độ công nghiệp hóa >1,5

Trường hợp 1 (a): Không có biến giả, Phương trình như sau:
EM= -33,98 +6.17Y-0,3 Y
2
-1,60EF+3,53IS
Khi đó R
2
= 0,71 tức là các biến thành phần giải thích được 71% biến phụ thuộc
Trường hợp 2 (b): Phương trình ước lượng OLSA có biến giả cho 9 nước:
EM = -26,4+4,49Y-0,2Y
2
– 1,64EF+1,72IS + 0,92 D1- 0,5 D2
Khi đó R
2
= 0,90 tức là các biến thành phần giải thích được 90% biến phụ thuộc.
Trường hợp 3 (c) : Phương trình ước lượng OLSA có biến giả cho 8 nước ( loại
Trung Quốc):
EM = -36,32 +6,61Y – 0,32Y
2
-0,67EF-0,77 IS + 0,91 D1-0,74D2
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 13
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
Khi đó R
2
=0,91 tức là các biến thành phần giải thích được 91% biến phụ thuộc.
(a) (b) (c)
Contants -33.98
(-4.33)*
-26.4
(-5.09)*
-36.32

(-5.51)*
Y 6.17
(3.08)*
4.49
(3.30)*
6.61
(3.93)*
Y
2
-0.3
(-2.46)**
-0.2
(-2.42)**
-0.32
(-3.16)**
EF -1.6
(-5.17)*
-1.64
-(8.70)*
-0.67
(-2.53)*
IS 3.53
(3.49)*
1.72
(1.77)***
-0.77
(-0.59)
D1 0.92
(7.64)*
0.91

(6.98)*
D2 -0.5
(-2.76)*
-0.74
(-3.40)*
Samples 168 168 150
R
2
0.71 0.90 0.91
Từ kết quả thống kê trên ta có thể thấy được mô hình (c) là tối ưu nhất do
có R
2
= 0.91 lớn nhất trong khi các mô hình (a) và (b) có R
2
tương ứng lần lướt là
0.71 và 0.90.
Ngoài ra các hệ số của các biến đều có đủ độ tin cậy thống kê. Tuy nhiên ta
thấy không có nhiều sự khác biệt giữa mô hình (b) và mô hình (c) do có R
2
tương
đương nhau do đó việc loại Trung Quốc ra ngoài là không cần thiết.
Từ mô hình (c) mô hình tối ưu nhất được kiểm định viết lại:
EM= -36.32 + 6.61Y + (-0.32)Y
2
+(-0.67)EF + (-0.77)IS + 0.9D
1
+ (-0.74)D
2
+ u
Từ sự khác biệt (a) với mô hình (b), (c) cho thấy rõ ràng yếu tố tốc độ công

nghiệp hóa có ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm môi trường vì khi ta thêm các biến
giả D1 và D2 vào mô hình thì mô hình trở nên tối ưu hơn: nghĩa là biến phụ
thuộc (ở đây là mức độ ô nhiễm môi trường EM) đã được giải thích nhiều hơn
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 14
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
bởi các biến trong mô hình. Các dấu của các hệ số ước tính của D1 và D2 hầu
như phù hợp với thảo luận ở phần giả thiết. D1 đại diện cho những nước đến
muộn trung bình, thể hiện bằng dấu +, cho thấy khuynh hướng phát thải lớn hơn
so với các nước đi trước. Mặt khác, các nước đi sau nhất, thể hiện bởi dấu - , nói
lên khuynh hướng giảm phát thải. Như vậy, lợi thế của nước đi sau thể hiện rõ
trong trường hợp thứ hai nghĩa là phương trình (b) và (c).
Xét dấu các hệ số của phương trình :
+
Hệ số của biến Y
2
mang dấu trừ (-), [t
0,01
] >1% và [t
0,02
] >2%,do đó chấp
nhận hệ số cuả Y
2

và t- thống kê có ý nghĩa.Suy ra quan hệ giữa Y và EM là
đường parabol úp xuống. Tức là khi thu nhập ban đầu tăng thì EM cũng tăng, sau
khi đạt tới đỉnh thì EM sẽ giảm xuống. Điều này có thể lý giải giống đường EKC,
với sự gia tăng thu nhập giai đoạn đầu, chủ yếu là nền kinh tế chuyển từ sản xuất
nông nghiệp sang giai đoạn sản xuất công nghiệp ( công nghiệp nặng) nồng độ
SO2 ngày càng tăng. Sau đó là giai đoạn chuyển từ công nghiệp sản xuất sang
nền công nghiệp hiện đại với ứng dụng công nghệ tiên tiến và nhận thức bảo vệ

môi trường tăng cao, môi trường sẽ dần được cải thiện, ô nhiễm không khí sẽ
giảm và nồng độ SO
2
sẽ giảm.
+
Hệ số EF mang dấu (–), t
0,01
>1%, chấp nhận hệ số EF, t- thống kê có ý nghĩa:
suy ra hiệu quả sử dụng năng lượng cao sẽ làm giảm lượng khí thải SO
2
. Điều
này là hợp lý vì sử dụng công nghệ cao, các động cơ hiện đại cho phép đốt cháy
nguyên liệu hoàn toàn, giảm bớt khí thải vào không khí.
+
Hệ số IS: Ở phương trình a và b mang dấu (+) và [t
0,01
]= 3,53 >1%,chấp nhận
hệ số IS, t- thống kê thể hiện đúng ý nghĩa của nó. Khi tỷ trọng nền công nghiệp
nặng trong GDP cao thì lượng khí thải vào không khí cao. Điều đó hợp lý vì nền
công nghiệp nặng là ngành gây ô nhiễm cho không khí. Tuy nhiên trường hợp b
với hệ số IS (+) nhưng [t
0,1
] = 1,77< 10%, do đó bác bỏ hệ số IS, t- thống kê
không có ý nghĩa, và trường hợp c với hệ số IS (-), không giải thích được ý
nghĩa của IS, nên ta sẽ dùng biến giả D1,D2 là tốc độ công nghiệp hóa cho 2
trường hợp b và c.
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 15
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
+
Hệ số D1 mang dấu (+) và D2 (-) và [t

0,01
] >1%, t-thống kê có ý nghĩa, D1 là
những nước phát triển muộn trung bình, D2 là những nước phát triển muộn nhất.
Như vậy dấu (-) ở D2 cho thấy khuynh hướng giảm phát thải rõ nhất.
5.3 Giải thích về nồng độ khí quyển.
Hình 2 : Nồng độ SO
2
và mức thu nhập
Hình 3: Nồng độ NO
2
và mức thu nhập
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 16
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
Hình 4: Nồng độ TSP và mức thu nhập
Hình 2, 3, 4 thể hiện nồng độ SO
2
, NO
2
, và SPM trên thu nhập đầu người
của Nhật Bản ( các đường nối), các nước Đông Á( các điểm hình vuông) và các
nước phát triển ( các điểm hình tam giác) dựa trên quan điểm về “đi sau” có 2
khía cạnh:
+ Trong quan hệ các nước Đông Á và Nhật Bản thì Đông Á là nước đi sau
+ Trong quan hệ Nhật Bản và các nước phát triển phương Tây thì Nhật Bản là
nước đi sau. Nồng độ SO
2
của các nước Đông Á bằng với Nhật Bản mặc dù thu
nhập thấp hơn Nhật Bản. Tương tự NO
2
cũng xu hướng như vậy. Trung Quốc có

nồng độ NO
2
cao hơn Nhật ở mức thu nhập thấp hơn. Các nước Indonesia, Thái
Lan, Singapore có nồng độ NO
2
thấp hơn Nhật Bản. Tuy nhiên nồng độ SPM thì
lại cao hơn rất nhiều so với Nhật Bản mặc dù ở mức thu nhập thấp hơn. Điều này
lý giải bởi công nghệ cũ của động cơ ô tô. Động cơ ô tô chất lượng cao cho phép
đốt cháy nhiên liệu hoàn toàn, thải vào không khí nhiều NOx và ít TSP, nhưng
chi phí cao.
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 17
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
Ngoài ra do bùng nổ bất động sản tại Bangkok trước khủng hoảng, các công
trường xây dựng cũng là nơi thải nhiều khí thải.
CÂU 6: HÃY NÊU RA NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI CỦA ĐỀ TÀI CŨNG
NHƯ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NÀY, TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT NHỮNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG HẠN CHẾ NÀY ?
6.1 Những phát hiện mới của đề tài
Nghiên cứu tác động môi trường phát triển kinh tế là vấn đề thu hút nhiều
sự quan tâm. Đề tài nghiên cứu này của tác giả Toru Iwami xem xét ảnh hưởng
của phát triển kinh tế (đo lường qua chỉ số GDP) đến chất lượng môi trường
không khí ( đo lường thông qua chỉ số phát thải SO
2
).
Đề tài này nghiên cứu so sánh nhiều công trình nghiên cứu trước liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: De Bruyn (1997), O’Connor (1994),
Gerschenkron (1962), Shafik (1995), Selden and Song (1994), Grossman and
Krueger (1995) and Panayotou (1995). Những đề tài nghiên cứu trước, ví dụ như
O’Connor (1994): mặc dù kết luận rằng những quốc gia công nghiệp hóa muộn
hơn thành công trong việc gìn giữ môi trường nhờ học hỏi kinh nghiệm và công

nghệ từ những quốc gia phát triển, nhưng chưa khẳng định có tồn tại hay không
lợi thế của nước đi sau, và những nhân tố nào thực sự tác động đến sự cải thiện ô
nhiễm môi trường không khí tại các quốc gia Đông Á. Hay như nghiên cứu truớc
của Gerchekrons (1962) chỉ ra tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ như là
lợi thế của nước đi sau, nhưng không giải thích được động lực nào thúc đẩy
chuyển giao công nghệ đến những nước đang phát triển, bởi vì những công nghệ
mới đòi hỏi tăng thêm chi phí và đôi khi còn đối lập với chính sách phát triển
kinh tế.
Trong nghiên cứu này của tác giả Toru Iwami, tác giả đã giải quyết được
những hạn chế của những nghiên cứu kể trên.
Thứ nhất: Trong nghiên cứu này của tác giả Toru Iwami, tác giả đã chứng
minh được lý thuyết lợi thế nước đi sau giữa Nhật và các nuớc Đông Á. Những
quốc gia Đông Á, học hỏi kinh nghiệm từ những nước phát triển trước, bằng cách
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 18
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
nỗ lực sử dụng năng lượng hiệu quả, mặc dù phát triển kinh tế nhanh chóng
nhưng đã thành công trong mức độ giảm thiểu phát thải SO
2
gây hại đến môi
trường không khí. Thành công này của những quốc gia Đông Á đã khẳng định
giả thiết về lợi thế của nước đi sau.
Thứ hai: tác giả Toru Iwami giải thích những nhân tố nào thực sự tác động
đến sự cải thiện ô nhiễm môi trường không khí tại các nước công nghiệp hóa sau
này. Đó là do phong trào đấu tranh của nhân dân, cải tiến kỹ thuật trong các công
ty và sử dụng năng lượng hiệu quả. Những đường môi trường Kutzne ( EKC)
chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập tính theo đầu người với một chỉ số môi trường,
theo đề tài này chỉ số môi trường là SO
2
. Theo bài nghiên cứu, giả thiết EKC
được phát biểu như sau: Chất lượng môi trường xấu đi khi mức thu nhập tăng

lên, nhưng khi mức thu nhập tăng đến một mức độ nhất định chất luợng môi
trường sẽ được cải thiện. Lấy Nhật Bản làm ví dụ, tác giả bài báo kết luận rằng
thành công của Nhật bản trong giảm thiểu ô nhiễm không khí đặc biệt gây ra bởi
SO
2
phù hợp với giả thiết EKC, nhưng không phải là kết quả của phát triển kinh
tế thay đổi kết cấu công nghiệp, mà do nhiều nhân tố khác như: phong trào đấu
tranh của nhân dân, công ty chuyển sang dùng nhiên liệu ít sulfur hơn, sử dụng
năng lượng hiệu quả.
Thứ ba: Chuyển giao công nghệ là một đặc trưng lợi thế của nước đi sau.
Tuy nhiên vẫn có những rào cản cho việc chuyển giao như ví dụ như chi phí quá
cao. Những rào cản này có thể được dỡ bỏ vì những hợp tác quốc tế, điển hình là
viện trợ ODA. Ví dụ như Thái Lan là nước thứ hai sau Nhật, nhờ hỗ trợ tài chính
của Nhật thông qua ODA, đã cài đặt thiết bị giảm thải sulfur cho nhà máy phát
điện. Vậy động lực nào thúc đẩy chuyển giao công nghệ đến những nước đang
phát triển? Khi ô nhiễm môi trường vượt qua biên giới một quốc gia như trường
hợp mưa acid, kỹ thuật tiên tiến bảo vệ môi trường dễ dàng được chuyển giao
hơn.
6.2 Những hạn chế của đề tài
Bên cạnh những phát hiện mới như đã nêu ở trên, đề tài vẫn còn một số hạn
chế. EKC chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập tính theo đầu người với một chỉ số
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 19
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
môi trường. Người ta tìm thấy một loạt các mối quan hệ khác nhau như: thay đổi
diện tích che phủ rừng…EKC chỉ cho thấy một chỉ số chất lượng môi trường,
không phải là thước đo ảnh hưởng kết hợp của nhiều chất ô nhiễm lên sức khỏe
của hệ sinh thái. Điều này là giới hạn chủ yếu của các nghiên cứu thực tiễn cố
liên kết chất lượng môi trường với các biến số kinh tế.
Và mặc dù đã giải thích được giả thiết lợi thế nước đến sau trong trường
hợp giữa Nhật và các nuớc Đông Á, đề tài này vẫn chưa giải thích được trong

truờng hợp giữa Nhật và các quốc gia phương Tây, bao gổm cả Úc và New
Zealand. Khi so sánh mức độ ô nhiễm không khí giữa Nhật và các quốc gia
phương Tây, bao gổm cả Úc và New Zealand, thì ta thấy không hề có bằng
chứng rõ ràng nào về lợi thế của nước đi sau giữa Nhật và các quốc gia phương
Tây.
6.3 Đề xuất những đề tài nguyên cứu mới
Từ những hạn chế trên, chúng ta cần có những hướng nghiên cứu mới để làm
sáng tỏ những vấn đề còn tồn đọng của bài nghiên cứu này là:
1. Các chất ô nhiễm khác như CO
2
, bụi lơ lửng có cho kết quả tương tự như
trường hợp SO
2
nêu ra trong đề tài này tương ứng với mức tăng thu nhập bình
quân đầu người không ?
2. Nghiên cứu sự phát triển kinh tế tác động đến tình trạng ô nhiễm môi
trường hiện nay.
3. Nghiên cứu “lợi thế của Nhật” so với các nước Phương Tây trong việc cải
thiện ô nhiễm không khí.
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 20
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
KẾT LUẬN
Qua phân tích, tìm hiểu đề tài nghiên cứu, Ta nhận thấy rằng: Các quốc gia
và đặt biệt là các quốc gia đang phát triển hiện nay đều quan tâm đến tình trạng ô
nhiễm môi trường và các phương pháp cải thiện ô nhiễm khi kinh tế ngày càng
phát triển, tốc độ công nghiệp hóa càng cao thì mức độ ô nhiễm càng lớn.
Trong bài nghiên cứu của tác giả Toru Iwami đã xác định rõ tình hình Nhật
Bản tích cực tham gia vào việc giảm bớt ô nhiễm không khí, thông qua các biện
pháp buộc chính quyền địa phương và trung ương đưa ra các chính sách về môi
trường, đồng thời thực hiện thành công trong việc chuyển đổi sang nhiên liệu có

hàm lượng lưu huỳnh thấp, đổi mới quá trình khử lưu huỳnh, và thúc đẩy sử
dụng năng lượng có hiệu quả. Từ kinh nghiệm của Nhật, các nước Đông Á có xu
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 21
The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: The East Asian experience
hướng học hỏi, chủ động bảo vệ môi trường và đã thành công trong việc giảm
thải SO2, điều này chứng tỏ ”các nước đi sau” có lợi thế trong việc làm giảm ô
nhiễm môi trường, tuy nhiên với điều kiện “các nước đi sau” phải tích lũy kinh
nghiệm và liên kết được khả năng kỹ thuật.
Bên cạnh những phát hiện mới thì bài nghiên cứu này vẫn còn một số hạn
chế, bài báo chỉ phân tích ở khía cạnh thu nhập, trong khi đó ô nhiễm không khí
còn bị tác đông bởi nhiều yếu tố khác nên chưa có đủ độ tin cậy để kết luận. Vì
vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu các biến tác động đến ô nhiễm không khí để có
một sự phân tích chuyên sâu hơn, đưa ra những khái niệm, lý thuyết chặt chẽ hơn
góp phần cải thiện, bảo vệ môi trường, tạo ra một hệ sinh thái trong sạch, lành
mạnh.
Nhóm 4 –K20 Đêm 6 Trang 22

×