Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm khi dạy bài Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô và bài tập vận dụng Lý lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.78 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN

Tên đề tài :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY BÀI
MẪU NGUYÊN TỬ BO VÀ QUANG PHỔ VẠCH CỦA
NGUYÊN TỬ HYĐRÔ VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
VẬT LÝ LỚP 12.

Họ và tên tác giả : LÊ CHÍ THẢO.
Chức vụ : Hiệu Trưởng.
Đơn vị cơng tác : Trường THPT Lê Hồn.
SKKN thuộc mơn : Vật Lý.

SKKN THUỘC NĂM HỌC : 2010 – 2011.
1


BỐ CỤC ĐỀ TÀI
PHẦN I ; ĐẶT VẤN ĐỀ.
PHẦN II : CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN KHI DẠY VÀ LUYỆN TẬP.
PHẦN III : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

2


PHÇN MéT : ĐẶT VẤN ĐỀ.
I.

Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI :


- Bài : Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của ngun tử Hyđrơ - Vật Lý 12
chương trình nâng cao là một bài học cung cấp một lượng kiến thức quan trọng, phần kiến
thức này thường hay có trong phần thi TN – THPT và thi tuyển sinh vào Đại học mà kiến
thức lại khó và trừu tượng với học sinh. Những phần kiến thức khó, trừu tượng với học
sinh trong bài này, đó là :
+ Tại sao Bo lại bổ sung vào mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho hai giả thuyết về
sau được gọi là các tiên đề của Bo.
+ Nội dung và ý nghĩa của hai tiên đề của Bo.
+ Từ hai tiên đề của Bo để giải thích sự đảo vạch quang phổ (Bài 39).
+ Giải thích sự tạo thành các dãy quang phổ và các vạch quang phổ của nguyên tử
Hyđrô.
+ Một số dạng bài tập cơ bản, trọng tâm về quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô.
Trong phần bài học này sự hiểu biết kiến thức sâu sắc của giáo viên và khả năng truyền
thụ kiến thức của người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải
kiến thức cho học sinh nắm vững và vận dụng trong việc làm bài tập, giúp các em có kiến
thức tốt để phục vụ trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh vào các trường Đại
học.
- Phần kiến thức của bài học này là phần khó trong chương trình SGK Vật Lý chương
trình nâng cao lớp 12, do vậy người dạy và người học sẽ gặp một số khó khăn nhất định.
- Trong khi đó, đây là phần kiến thức quan trọng mà trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT
và Tuyển sinh Đại học ln đề cập đến.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm : Một số kinh nghiệm khi dạy
bài ((Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô và phần bài tập vận
dụng)) Vật Lý lớp 12 chương trình nâng cao, để qua quá trình đúc rút kinh nghiệm giảng
dạy giúp học sinh hiểu rõ, nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức tốt trong học tập,
kiểm tra và thi cử.
Đề tài này đã được tôi nghiền ngẫm, đúc rút kinh nghiệm và vận dụng trong giảng dạy
ở nhiều năm học qua, vì vậy chắc là sẽ mang lại những điều bổ ích giúp học sinh học tập
tốt. Song chắc rằng cịn phải tiếp tục hồn thiện, bổ sung thêm mới đạt được độ hồn chỉnh
cao. Vậy tơi rất mong được sự góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp gần xa và của các

em học sinh.
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ TẬP TRUNG ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM KHI DẠY
BÀI MẪU NGUYÊN TỬ BO VÀ QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ
HYĐRÔ :
1. Tại sao Bo lại bổ sung hai giả thuyết (hai tiên đề) vào mẫu hành tinh nguyên tử Rơdơ-pho ?
2. Nội dung và ý nghĩa của hai tiên đề của Bo ?
3. Vận dụng hai tiên đề của Bo để giải thích về quang phổ vạch phát xạ và quang phổ
vạch hấp thụ (sự đảo vạch quang phổ).
3


4. Giải thích sự tạo thành các dãy quang phổ và các vạch quang phổ của nguyên tử
Hyđrô.
5. Một số dạng bài tập cơ bản, trọng tâm về quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô.
PHẦN HAI : CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN.
I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ TẠI SAO BO LẠI BỔ SUNG HAI TIÊN ĐỀ CỦA
MÌNH VÀO MẪU HÀNH TINH NGUYÊN TỬ RƠ-DƠ-PHO :
1. Giới thiệu cho học sinh sơ lược về mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho và những
thành công, hạn chế của mẫu hành tinh nguyên tử này :
a. Những nội dung chính của Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho :
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương ở giữa, các êlêctrơn quay quanh
hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
- Hạt nhân có khối lượng xấp xỉ khối lượng nguyên tử, hay nói : khối lượng
nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân.
- Hạt nhân có kích thước vơ cùng nhỏ bé so với kích thước ngun tử, hay nói :
Ngun tử hồn tồn trống rỗng.
- Bình thường ngun tử trung hồ về điện.
- Ngun tử có thể nhận thêm êlêctrơn để trở thành ion âm hoặc nhường êlêctrôn

để trở thành ion dương.
b. Những thành công chủ yếu của Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho :
- Giải thích được tính chất điện, hiện tượng điện.
- Giải thích được bản chất dịng điện trong các môi trường.
c. Những hạn chế chủ yếu của Mẫu hành tinh ngun tử Rơ-dơ-pho :
- Khơng giải thích được tính bền vững của ngun tử :
Đó là : Theo Vật lý học cổ điển khi êlêctrôn quay xung quanh hạt nhân sẽ bức xạ
năng lượng, nên năng lượng của nó giảm dần, dẫn đến êlêctrơn sẽ phải quay trên quỹ đạo
là đường xoắn ốc cuối cùng rơi vào hạt nhân dẫn đến nguyên tử bị biến hoá. Song thực tế
ngun tử rất bền vững.
- Khơng giải thích được sự tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử.
Đó là : Theo Vật lý học cổ điển khi êlêctrôn quay xung quanh hạt nhân sẽ bức xạ
năng lượng, nên năng lượng của nó giảm dần, dẫn đến quang phổ của nguyên tử phải là
quang phổ liên tục. Song thực tế quang phổ của nguyên tử là quang phổ vạch.
2. Lý do Bo đã bổ sung hai giả thuyết (tiên đề) để khắc phục hai thiếu sót chủ yếu
của Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ- pho :
Để khắc phụ hai thiếu sót của Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho đã nêu ở
trên nên Bo đã bổ sung hai giả thuyết của mình vào Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho
trong khi vận dụng Thuyết lượng tử để giải thích sự tạo thành quang phổ của nguyên tử
Hyđrô.
- Tiên đề về trạng thái dừng để giải thích được sự bền vững của nguyên tử.
- Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử để giải thích sự tạo
thành quang phổ vạch.
II. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA HAI TIÊN ĐỀ CỦA BO :
1. Tiên đề về trạng thái dừng :
- Nội dung :
4


Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định E n, gọi là các

trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
- Ý nghĩa :
+ Giải thích được tính bền vững của nguyên tử.
+ Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlêctrôn chuyển động quanh hạt nhân
trên các quỹ đạo có bán kính hồn tồn xác định, gọi là các quỹ đạo dừng.
+ Bo đã tìm được cơng thức tính bán kính của quỹ đạo dừng của êlêctrơn trong
ngun tử Hyđrơ :
rn = n 2 r0 .
Trong đó :
• n là số nguyên.
• r0 = 5,3.10 – 11 m, gọi là bán kính Bo.
• r0 chính là bán kính quỹ đạo êlêctrôn, ứng với trạng thái cơ bản của nguyên
tử.
+ Người ta đặt tên cho các quỹ đạo dừng của êlêctrôn ứng với n khác nhau như sau :
n
Tên

1
K

2
L

3
M

4
N

5

O

6 ...
P ...

2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử :
- Nội dung :
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E n sang trạng thái dừng có
năng lượng Em nhỏ hơn thì ngun tử phát ra một phơtơn có năng lượng đúng bằng
hiệu En – Em.
E n − E m = hf

(h là hằng số Plăng; n, m là những số nguyên).
Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng E m mà hấp thụ
được một phơtơn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển sang
trạng thái dừng có năng lượng En lớn hơn.
- Ý nghĩa :
+ Phần nội dung :
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E n sang trạng thái dừng có
năng lượng Em nhỏ hơn thì ngun tử phát ra một phơtơn có năng lượng đúng bằng
hiệu En – Em.
E n − E m = hf

Đã giúp giải thích sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử.
+ Phần nội dung :
Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng E m mà hấp thụ
được một phơtơn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển sang
trạng thái dừng có năng lượng En lớn hơn.
Đã giúp ta giải thích được sự tạo thành quang phổ vạch hấp thụ của ngun tử, từ đó
giải thích được sự đảo vạch quang phổ (bài 39).

II.
VẬN DỤNG HAI TIÊN ĐỀ CỦA BO ĐỂ GIẢI THÍCH VỀ QUANG PHỔ
VẠCH PHÁT XẠ VÀ QUANG PHỔ VẠCH HẤP THỤ (SỰ ĐẢO VẠCH
QUANG PHỔ) :
5


1. Giải thích sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ :
- Khi nhận được năng lượng kích thích, các nguyên tử Hyđrô chuyển từ trạng thái
cơ bản E1 lên các trạng thái kích thích khác nhau, tuỳ theo nguyên tử hấp thụ được
một phơtơn có năng lượng hf đúng bằng hiệu E n – Em nào, tức là êlêctrôn chuyển
từ quỹ đạo dừng K (gần hạt nhân nhất, bền vững nhất) ra các quỹ đạo dừng ở phía
ngồi (chuyển lên các trạng thái kích thích). Thời gian ở trạng thái kích thích rất
ngắn chỉ cỡ 10 – 8 s, sau đó êlêctrơn chuyển về trạng thái cơ bản.
- Khi chuyển về trạng thái cơ bản các nguyên tử Hyđrô sẽ phát ra các phơtơn (các
bức xạ) có tần số khác nhau. Vì vậy quang phổ của ngun tử Hyđrơ lúc này là
quang phổ vạch phát xạ.
2. Giải thích sự tạo thành quang phổ vạch hấp thụ :
- Khi nguyên tử hấp thụ được một phơtơn có năng lượng hf đúng bằng hiệu E n – Em
thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao En .
- Khi chuyển lên trạng thái năng luợng cao nguyên tử hấp thụ năng lượng, điều đó
tạo ra quang phổ vạch hấp thụ.
Chính điều trên đã giải thích đầy đủ sự đảo vạch quang phổ mà học sinh đã học phần
kiến thức này ở bài 39 (SGK Vật Lý lớp 12 chương trình nâng cao).
III. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH CÁC DÃY QUANG PHỔ VÀ CÁC VẠCH
QUANG PHỔ CỦA NGUYÊN TỬ HYĐRÔ :
1. Giải thích sự tạo thành các dãy quang phổ :
- Quang phổ của nguyên tử Hyđrô thu được từ thực nghiệm.
- Các dãy quang phổ của nguyên tử Hyđrô :
+ Dãy Lai-man : Nằm trong miền ánh sáng tử ngoại.

+ Dãy Ban- me : Một số vạch nằm trong miền tử ngoại, một số vạch nằm trong
vùng ánh sáng trơng thấy. Trong vùng ánh sáng trơng thấy có 4 vch :
ã Vch H ( = 0,6563àm) .
ã Vạch lam H β ( λ β = 0,4861µm ) .
ã Vch chm H ( = 0,4304àm ) .
ã Vch tớm H ( = 0,4120àm ) .
+ Dãy Pa-sen : Nằm trong miền hồng ngoại.
- Giải thích sự tạo thành các dãy quang phổ :
+ Dãy Lai-man được tạo thành khi êlêctrôn từ các quỹ đạo dừng bên ngoài chuyển
về quỹ đạo K :
Như từ L → K ; từ M → K ; từ N → K ; từ 0 → K ...
+ Dãy Ban-me được tạo thành khi êlêctrôn từ các quỹ đạo dừng bên ngoài chuyển
về quỹ đạo L :
Như từ M → L (vạch đỏ H α ) ; từ N → L (vạch lam H β ); từ 0 → L (vạch chàm H γ
); từ M → L (vạch tím H δ ).
+ Dãy Pa-sen được tạo thành khi êlêctrôn từ các quỹ đạo dừng bên ngoài chuyển
về quỹ đạo M :
Như từ N → M ; từ 0 → M ; từ P → M ...
2. Giải thích sự tạo thành các vạch quang phổ :
- Khi nhận được năng lượng kích thích, các ngun tử Hyđrơ chuyển từ trạng thái cơ
bản E1 lên các trạng thái kích thích khác nhau, tuỳ theo nguyên tử hấp thụ được một
phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em nào, tức là êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo
6


dừng K (gần hạt nhân nhất, bền vững nhất) ra các quỹ đạo dừng ở phía ngồi (chuyển
lên các trạng thái kích thích). Thời gian ở trạng thái kích thích rất ngắn chỉ cỡ 10 – 8 s,
sau đó êlêctrơn chuyển về trạng thái cơ bản.
- Khi chuyển về trạng thái cơ bản các nguyên tử Hyđrô sẽ phát ra các phơtơn (các bức
xạ) có tần số khác nhau. Vì vậy quang phổ của nguyên tử Hyđrô lúc này là quang phổ

vạch phát xạ.
3. Sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên tử Hyđrô :
P
O

E∞
E6
E5

N

E4

M

δ γ β α

D·y Pa sen

L

E3
E2

D·y Ban me
K

E1
D·y Lai Man


IV.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý KHI LÀM BÀI TẬP VỀ MẪU
NGUYÊN TỬ BO :
1. Giúp học sinh nắm vững sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên tử
Hyđrô :

P
O

E∞ = 0
E6 KÝch thÝch 5
E5 KÝch thÝch 4

N

E4 KÝch thÝch 3

M

δ γ β α

L

D·y Pa sen

E3 KÝch thÝch 2
E2 KÝch thÝch 1

D·y Ban me


λ L 5 λ L 4 λ L 3 λ L 2 λ L1
K

E1 = -13,6 eV
D·y Lai Man

2. Học sinh nhớ và hiểu sự tạo thành và vị trí các dãy quang phổ :
- Sự tạo thành dãy Lai-man. Dãy Lai-man nằm trong miền tử ngoại.
- Sự tạo thành dãy Ban-me. Dãy Ban-me một số vạch ở miền tử ngoại, một số
vạch ở miền ánh sáng trông thấy.
- Sự tạo thành dãy Pa-sen. Dãy Pa-sen nằm ở miền hồng ngoại.

7


3. Học sinh nhớ và hiểu thứ tự các vạch quang phổ trong các dãy quang
phổ :
- Vạch thứ nhất của mỗi dãy là vạch có bước sóng dài nhất trong dãy quang phổ
đấy. Tức là ứng với êlectrôn chuyển từ quỹ đạo dừng phía ngồi và liền kề với quỹ đạo
dừng cơ bản của dãy ấy.
Cụ thể là :
+ Vạch thứ nhất của dãy Lai-man : Được tạo thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ
đạo dừng L về quỹ đạo dừng K.
+ Vạch thứ nhất của dãy Ban-me : Được tạo thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ
đạo dừng M về quỹ đạo dừng L.
+ Vạch thứ nhất của dãy Pa-sen : Được tạo thành khi êlêctrôn chuyển từ quỹ
đạo dừng N về quỹ đạo dừng M.
- Thứ tự các vạch trong mỗi dãy được đánh theo chiều từ phải sang trái của hình
vẽ.

- Ví dụ trên hình vẽ số thứ tự các vạch quang phổ trong dãy Lai-man.
4. Học sinh nhớ và hiểu sự tạo thành các vạch H α , H β , H γ , H δ trong dãy Banme.
Cụ thể là :
- Vạch H α là vạch thứ nhất trong dãy Ban-me và được hình thành khi êlêctrôn
chuyển từ quỹ đạo dừng M về L.
hc

Khi này, ta có : hf α = λ = E M − E L
α
H β là vạch thứ hai trong dãy Ban-me và được hình thành khi êlêctrơn
- Vạch
chuyển từ quỹ đạo dừng N về L.
hc

Khi này, ta có : hf β = λ = E N − E L
β
- Vạch H γ là vạch thứ ba trong dãy Ban-me và được hình thành khi êlêctrơn
chuyển từ quỹ đạo dừng 0 về L.
hc

Khi này, ta có : hf γ = λ = E 0 − E L
γ
H δ là vạch thứ tư trong dãy Ban-me và được hình thành khi êlêctrơn
- Vạch
chuyển từ quỹ đạo dừng P về L.
hc

Khi này, ta có : hf δ = λ = E P − E L
δ
5. Học sinh biết cách tính tần số và bước sóng của các vạch quang phổ :

Học sinh cần hiểu và vận dụng tốt công thức : En – Em = hf =
⇒ f =

hc
c
En − Em
và λ = E − E hoặc : λ = f
h
n
m

hc
λ

6. Học sinh nhớ và hiểu các mức năng lượng :
Cụ thể là :
- Quỹ đạo K có mức năng lượng E1, khi êlêctrơn quay trên quỹ đạo dừng K, tức là
nguyên tử Hyđrô ở trạng thái cơ bản.
8


- Quỹ đạo L có mức năng lượng E 2, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng L, tức là
nguyên tử Hyđrơ ở trạng thái kích thích thứ nhất.
- Quỹ đạo M có mức năng lượng E 3, khi êlêctrơn quay trên quỹ đạo dừng M, tức
là nguyên tử Hyđrô ở trạng thái kích thích thứ hai.
- Quỹ đạo N có mức năng lượng E 4, khi êlêctrơn quay trên quỹ đạo dừng N, tức là
nguyên tử Hyđrô ở trạng thái kích thích thứ ba.
- Quỹ đạo 0 có mức năng lượng E 5, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng 0, tức là
ngun tử Hyđrơ ở trạng thái kích thích thứ tư.
- Quỹ đạo P có mức năng lượng E 6, khi êlêctrôn quay trên quỹ đạo dừng P, tức là

ngun tử Hyđrơ ở trạng thái kích thích thứ năm.
7. Năng lượng cần thiết để ion hoá nguyên tử Hyđrô khi êlêctrôn đang quay
trên quỹ đạo K :
Lúc này năng lượng cần thiết tối thiểu cung cấp cho êlêctrôn để nó từ quỹ đạo K ra
xa vơ cùng đúng bằng năng lượng mà nguyên tử phát ra khi êlêctrôn chuyển từ vô
cùng về quỹ đạo K.
hc
= E ∞ − E K = 13,6 (eV) (theo số liệu tham khảo)
λ∞
⇒ E K = −13,6 (eV)

ε = hf ∞ =

8. Có thể giới thiệu cơng thức về cách tính năng lượng của các mức năng
lượng của nguyên tử Hyđrô :
Trong nguyên tử Hyđrô các mức năng lượng được cho bởi công thức :
En = −

E0
, với E0 = 13,6 eV; n là các số nguyên dương tương ứng với các mức (quỹ
n2

đạo) K, L, M ...; (n = 1 ứng với quỹ đạo K; n = 2 ứng với quỹ đạo L, n = 3 ứng với
quỹ đạo M ...).
Như vậy, ta cũng tính được EK = - 13,6 (eV).
V.

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ BÀI TẬP TỰ
LUẬN :
1. Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan :


Câu 1 : Trạng thái dừng của nguyên tử là
A. Trạng thái đứng yên của nguyên tử.
B. Trạng thái chuyển động đều của ngun tử.
C. Trạng thái trong đó mọi êlêctrơn của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt
nhân.
D. Trạng thái nguyên tử có năng lượng xác định, ở trạng thái đó ngun tử khơng bức
xạ.
Đáp án : D
Câu 2 : Dãy Ban-me ứng với sự chuyển êlêctrôn từ quỹ đạo ở xa hạt nhân về quỹ đạo nào
sau đây?
A. Quỹ đạo K;
B. Quỹ đạo L;
C. Quỹ đạo M;
D. Quỹ đạo N.
Đáp án : B
Câu 3 : Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là :
A. Nguyên tử hấp thụ phơtơn thì chuyển sang trạng thái dừng khác.
9


B. Ngun tử bức xạ phơtơn thì chuyển sang trạng thái dừng khác.
C. Mỗi khi chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác nguyên tử bức xạ
hoặc hấp thụ phơtơn có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai
trạng thái dừng đó.
D. Nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì sẽ phát ra ánh sáng có bước sóng
đó.
Đáp án : C
Câu 4 : Bước sóng dài nhất trong dãy Ban- me là 0,6560 µm . Bước sóng dài nhất trong
dãy Lai-man là 0,1220 µm . Bước sóng dài thứ hai của dãy Lai-man là

A. 0,0528 µm ;
B. 0,1029 µm ;
C. 0,1112 µm ;
D. 0,1211 µm .
Đáp án : B
Câu 5 : Dãy Lai-man nằm trong vùng
A. Tử ngoại;
B. Ánh sáng nhìn thấy;
C. Hồng ngoại.
D. Ánh sáng nhìn thấy và một phần nằm trong vùng tử ngoại.
Đáp án : A
Câu 6 : Dãy Ban- me nằm trong vùng
A. Tử ngoại;
B. Ánh sáng nhìn thấy;
C. Hồng ngoại.
D. Ánh sáng nhìn thấy và một phần nằm trong vùng tử ngoại.
Đáp án : D
Câu 7 : Dãy Pa-sen nằm trong vùng
A. Tử ngoại;
B. Ánh sáng nhìn thấy;
C. Hồng ngoại.
D. Ánh sáng nhìn thấy và một phần nằm trong vùng tử ngoại.
Đáp án : C
Câu 8 : Trong quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô, vạch ứng với bước sóng dài nhất
trong dãy Lai man là λ1 = 0,1216 µm và vạch ứng với sự chuyển của êlêctrơn từ quỹ đạo M
về quỹ đạo K có bước sóng λ2 = 0,1026 µm .
Bước sóng dài nhất λ3 trong dãy Ban me là :
A. 0,5663 µm ;
B. 0,6636 µm ;
C. 0,6366 µm ;

D. 0,6663 µm ;
Đáp án : C
Câu 9 : Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai của dãy Ban- me là 0,6560 µm
và 0,4860 µm . Bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy trong dãy Pa-sen là
A. 1,8754 µm ;
B. 1,3627 µm ;
C. 0,9672 µm ;
D. 0,7645 µm
Đáp án : A
Câu 10 : Hai vạch quang phổ có bước sóng dài nhất của dãy Lai-man có bước sóng lần
lượt là λ1 = 0,1216µm và λ2 = 0,1026µm . Bước sóng dài nhất của vạch quang phổ của dãy
Ban-me là
A. 0,5875 µm ;
B. 0,6566 µm ;
C. 0,6873 µm ;
D. 0,7260 µm
Đáp án : B
Câu 11 : ( Trích trong đề thi Đại học 7/2007 ).
Cho : 1eV = 1,6.10 -19J; h = 6,625.10-34j.s; c = 3.10-8 m/s. Khi êlectrôn (êlectron) trong
nguyên tử Hiđrơ chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng E m = - 0,85 eV sang quỹ đạo
dừng có năng lượng En = -13,60 eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng
A. 0,4340 µ m.
B. 0,6563 µ m.
C. 0,0974 µ m.
D. 0,4860 µ m.
Đáp án : C
Câu 12 : (Trích đề thi Đại học 7/2009).
10



Ngun tử hiđrơ đang ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để
chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng – 3,4 eV thì ngun tử hiđrơ phải hấp thụ
một phơtơn có năng lượng
A. 17 eV;
B. 10,2 eV;
C. 4 eV;
D. – 10,2 eV.
Đáp án : B
Câu 13 : (Trích đề thi Đại học 7/2009).
Một đám ngun tử hiđrơ đang ở trạng thái kích thích mà êlêctrôn chuyển động trên
quỹ đạo dừng N. Khi êlêctrôn chuyển về quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát
xạ của đám nguyên tử có bao nhiêu vạch ?
A. 3;
B. 1;
C. 4;
D. 6.
Đáp án : D
Câu 14 : (Trích đề thi Đại học 7/2009).
Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì ngun tử
phát ra phơtơn có bước sóng 0,1026 µm . Lấy h = 6,625.10-34 J.s, e = 1,6.10-19 C và
c = 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn này bằng
A. 12.1 eV;
B. 121 eV;
C. 11,2 eV;
D. 1,21 eV.
Đáp án : A
Câu 15 : (Trích đề thi Đại học 7/2010).
Theo mẫu ngun tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlêtrơn trong nguyên tử Hiđrô là r 0 .
Khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A. 12 r0.

B. 4r0.
C. 9r0.
D. 16r0.
Đáp án : A
Câu 16 : (Trích đề thi Đại học 7/2010).
Theo tiên đề của Bo, khi êlêctrôn trong nguyên tử hiđrơ chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ
đạo K thì ngun tử phát ra phơtơn có bước sóng λ21 , khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo M
sang quỹ đạo L thì ngun tử phát ra phơtơn có bước sóng λ32 và khi êlêctrôn chuyển từ
quỹ đạo M sang quỹ đạo K thì ngun tử phát ra phơtơn có bước sóng λ31 , Biểu thức xác
định λ31 là:
λ λ

λ λ

32 21
32 21
A. λ31 = λ + λ .
B. λ31 = λ32 − λ21 .
C. λ31 λ − λ .
D. λ31 = λ32 + λ21
32
21
21
32
Đáp án : A
Câu 17 : (Trích đề thi Đại học 7/2010).
Khi êlêctrôn ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của ngun tử hiđrơ được tính theo

công thức E n = −


13,6
( eV ) (n = 1, 2, 3, ...). Khi êlêctrôn trong nguyên tử hiđrô chuyển từ
n2

quỹ đạo dừng n = 3 sang quỹ đạo dừng n = 2 thì ngun tử hiđrơ phát ra phơtơn ứng với
bức xạ có bước sóng bằng
A. 0,6576 µm .
B. 0,4350 µm .
C. 0,4102 µm .
D. 0,4861 µm .
Đáp án : A
2. Một số bài tập trắc nghiệm tự luận :
Bài 1 - Đề thi Đại học toàn quốc 07/2004 :
Trong quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô, vạch ứng với bước sóng dài nhất trong dãy
Lai man là λ1 = 0,1216 µm và vạch ứng với sự chuyển của êlêctrơn từ quỹ đạo M về quỹ
đạo K có bước sóng λ2 = 0,1026 µm . Hãy tính bước sóng dài nhất λ3 trong dãy Ban me .
Bài giải :
11


Bước sóng dài nhất λ1 trong dãy Lai man ứng với sự chuyển dời của êlêctrôn từ quỹ đạo L
về quỹ đạo K.
hc

Ta có : E L − E K = λ (1)
1
Bước sóng λ2 ứng với sự chuyển dời của êlêctrôn từ quỹ đạo M về quỹ đạo K, ta có :
EM − EK =

hc

(2).
λ2

Bước sóng dài nhất λ3 trong dãy Ban me ứng với sự chuyển của êlêctrôn từ quỹ đạo M về
quỹ đạo L.
Từ (1) và (2) (hoặc từ hình vẽ), ta suy ra :
hc

hc

hc

LÊy (2) trõ cho (1) : E M − E L = λ = λ − λ
3
2
1
1
1
1
=
− ⇒
λ3 λ 2 λ1
λλ
0,1216.0,1026
λ3 = 1 2 =
= 0,6366 µm
λ1 − λ2 0,1216 − 0,1026




M
L

λ2

λ3

λ1

K

Bài 2 - Đề Tuyển sinh Đại học toàn quốc 07/2006 :
Ba vạch có bước sóng dài nhất trong dãy Lai man của quang phổ Hyđrơ là λ1 = 0,1220 µm ;
λ 2 = 0,1028 µm ; λ3 = 0,0975 µm . Hỏi khi ngun tử Hyđrơ bị kích thích sao cho êlêctrơn
chuyển lên quỹ đạo N thì ngun tử có thể phát ra các bức xạ ứng với những vạch nào
trong dãy Ban me ?
Tính năng lượng của phơtơn ứng với các bức xạ đó. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 – 34 Js;
vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s.
Bài giải :
Dãy Ban me được tạo thành khi êlêctrôn chuyển từ các quỹ đạo bên ngồi về quỹ đạo L.
Vậy khi êlêctrơn đang ở quỹ đạo N, thì nó có thể chuyển về quỹ đạo L theo 2 cách :
- Chuyển trực tiếp từ quỹ đạo N về quỹ L và nguyên tử phát ra bức xạ ứng với vạch
màu lam H β .
- Chuyển từ N về M, tạo ra vạch λ P1 , rồi chuyển từ M về L, nguyên tử phát ra bức xạ
ứng với vạch màu đỏ H α .
N
λ P1
Năng lượng phôtôn ứng với vạch màu đỏ H α :
εα =


hc
= EM − EL = ( EM − EK ) − ( EL − EK )
λα

M



H

α
H

α

L
hc
hc hc hc
εα =

=

v× theo ®Ị bµi, ta cã :
λ L 2 λ L1 λ 2 λ1
λ L1 ≡ λ1 ; λ L 2 ≡ λ 2 .
 1
1  hc( λ1 − λ 2 )
ε α = hc −  =
(1)
λ


λ1λ2
 2 λ1 

K
λ3 2 1

Thay số vào p/t (1), ta đợc :
=

6,625.10 −34.3.10 8 ( 0,1220 − 0,1028).10 −6
≈ 3,04.10 −19 (J) λ L 3 λ L 2 λ L1
0,1220.0,1028.10 −12

12


Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ
màu lam H β :
εβ =

K

hc
hc hc
 1
1  hc( λ1 − λ3 )
= EN − EL = ( EN − EK ) − ( EL − EK ) =

= hc −  =

λ

λβ
λ3 λ1
λ1λ3
 3 λ1 

(2)

Thay số vào phương trình (2), ta được :

6,625.10 −34.3.10 8 ( 0,1220 − 0,0975).10 −6
εβ =
≈ 4,09.10 −19 (J)
−12
0,1220.0,0975.10

Bài 3 - Đại học GTVT – 07/2001 :
Cho 3 vạch có bước sóng dài nhất trong ba dãy quang phổ của Hyđrô là λ1L = 0,1216 µm
(Lai man); λ1B = 0,6563 µm (Ban me) và λ1P = 1,8751 µm (Pa Sen).
1. Có thể tìm được bước sóng của các vạch nào khác ?
2. Cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt êlêctrôn ra khỏi nguyên tử Hyđrô từ
trạng thái cơ bản là 13,6 eV (1eV = 1,6.10 – 19 J). Tính bước sóng ngắn nhất của vạch
quang phổ trong dãy Pa Sen. Lấy c = 3.10 8 m/s; h = 6,625.10 – 34 Js.
Bài giải :
1. Các bước sóng của các vạch có thể tìm được :
- Ta vẽ sơ đồ các mức năng lượng trong nguyên tử Hyđrô qua dữ kiện bài bài tốn.
- Từ hình vẽ, ta thấy có thể tính được các bước sóng : λ31 = λ2 L và λ41 = λ3 L của hai
vạch tiếp theo trong dãy Lai man và bước sóng λ42 = λ2 B ứng với vạch H β trong dãy
Ban me.

Thực vậy, ta có :
hc

hc
hc hc
= E3 − E1 = ( E 3 − E 2 ) + ( E 2 − E1 ) =
+
λ31
λ1B λ1L
2L
λ .λ
0,6563.0,1216
⇒ λ 2 L = 1 B 1L =
= 0,1026 ( µm )
λ1B + λ1L 0,6563 + 0,1216
hc
hc
hc
hc
+ λ = λ = E 4 − E1 = ( E 4 − E3 ) + ( E3 − E1 ) = λ + λ
3L
41
1P
2L
λ .λ
1,8751.0,1026
⇒ λ 3 L = 1P 2 L =
= 0,0973 ( µm )
λ1P + λ 2 L 1,8751 + 0,1026
hc

hc
hc hc
λ3 L λ 2 L λ1L
+ λ = λ = E 4 − E 2 = ( E 4 − E3 ) + ( E3 − E 2 ) = λ + λ
2B
42
1P
1B
λ .λ
1,8751.0,6563
⇒ λ 2 B = 1P 1 B =
= 0,4861( µm )
λ1P + λ1B 1,8751 + 0,6563
Đây chính là bước sóng của vạch lam H β trong quang phổ của nguyên tử Hyđrô.



=

2. Tính λ∞P :
Gọi mức năng lượng có giá trị 0 là E∞ ( E∞ = 0). Theo đề bài, ta có : E∞ - E1 = 13,6 eV,
vậy ta có
E1 = - 13,6 eV.

N

λ1P

E4
13



M

E3

λ 2 B λ1B

L

E2
λ3 L λ 2 L λ1L

K

E1

Ký hiệu bước sóng ngắn nhất (tức có tần số lớn nhất) của vạch quang phổ trong dãy Pa
Sen là λ∞P , ta có :
hc
hc
= E ∞ − E3 = ( E ∞ − E1 ) + ( E1 − E3 ) = 13,6eV −
λ ∞P
λ31

λ ∞P =

⇒ λ ∞P =

hcλ31

13,6eV .λ31 − hc

6,625.10 −34.3.10 8.0,1026.10 −6
= 0,8321( µm )
13,6.1,6.10 −19.0,1026.10 −6 − 6,625.10 −34.3.10 8

Bài 4 - ĐHQG – TP.HCM – 07/2001 :
Ba vạch đầu tiên trong dãy Lai man của ngun tử Hyđrơ có bước sóng lần lượt là :
0
0
0
λ1 = 1216 A , λ 2 = 1026 A và λ3 = 973 A . Hỏi nếu nguyên tử Hyđrô bị kích thích sao cho
êlêctrơn chuyển lên quỹ đạo N thì ngun tử có thể phát ra những vạch nào trong dãy Ban
me ? Tính bước sóng các vạch đó.
Bài giải :
Khi ngun tử Hyđrơ bị kích thích sao cho êlêctrôn chuyển lên quỹ đạo N với n = 4 thì
ngun tử có thể phát ra 3 vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Lai man. Ta có :
0
N
E4
λ1 ≡ λ21 = 1216 A
hc
= E 2 − E1 (1)
λ1

M

E3

0


λ 42

λ 2 ≡ λ31 = 1026 A
hc
= E 3 − E1 (2)
λ2

λ32

L

0

E2
λ3

λ3 ≡ λ 41 = 973 A

λ2

λ1

K

E1

hc
= E 4 − E1 (3)
3


Theo sơ đồ các mức năng lợng, ta thấy khi êlêctrôn chuyển lên quỹ đạo N nguyên tử có
thể phát ra 2 vạch 32 và 42 trong dÃy Ban me do khi êlêctrôn chuyển từ quỹ đạo N về
các quỹ đạo M, L.
hc

hc



hc

1216.1026
1 2
=
= 6566 A
Ta có : = E3 − E 2 = ( E3 − E1 ) − ( E 2 − E1 ) = λ − λ ⇒ λ32 =
λ1 − λ 2 1216 − 1026
32
2
1
hc

hc

hc

0

λλ


1 3
T¬ng tù, ta cã : λ = E 4 − E 2 = ( E 4 − E1 ) − ( E 2 − E1 ) = λ − λ ⇒ λ42 =
λ1 − λ3
42
3
1

λ 42 =

0
1216.973
= 4869 A
1216 − 973

14


Bài 5 - Đại học Quốc gia Hà Nội – 7/2001:
Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E M = - 1,5 eV sang trạng thái
dừng có năng lượng EL = - 3,4 eV. Tìm bước sóng của bức xạ được phát ra.
Cho h = 6,625.10 – 34 J.s, c = 3.10 8 m/s, 1 eV = 1,6.10 – 19 J.
Bài giải :
Theo tiên đề thứ 2 của Bo, ta có :
hc
hc
6,625.10 −34.3.10 8
= E M − E L ⇒ λ ML =
=
≈ 0,654( µm )

λ ML
E M − E L ( − 1,5 + 3,4 ).1,6.10 −19

Đây chính là bước sóng ứng với vạch đỏ H α trong quang phổ của nguyên tử Hyđrô.
Bài 6 – Học viện KTQS – 7/2001 :
Các mức năng lượng của nguyên tử Hyđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công
thức: E n = −

13,6
( eV ) với n là số nguyên; n = 1 ứng với mức cơ bản K; n = 2, 3, 4 ... ứng
n2

với các mức kích thích L, M, N ...
1. Tính ra jun năng lượng ion hố ngun tử Hyđrơ khi êlêctrơn đang ở quỹ đạo K.
2. Tính ra mét bước sóng của vạch đỏ H α trong dãy Ban me.
Cho 1 eV = 1,6.10 – 19 J; h = 6,625.10 – 34 J.s; c = 3.10 8 m/s.
Bài giải :
1. Tính W :
Năng lượng để ion hoá là : W = E ∞ − E1 = 13,6 eV = 13,6.1,6.10 -19 = 21,76.10 -19 (J).
2. Tính λα :
Vạch đỏ H α ứng với chuyển dời của êlêctrôn từ mức M (n = 3) về mức L (n = 2), do
đó, ta có :
hc
 1 1  13,6.5
( eV ) ⇒ λα = 36.hc
= E 3 − E 2 = 13,6 − +  =
λα
36
13,6.5eV
 9 4

36.6,625.10 −34.3.10 8
λα =
= 6,576.10 −7 ( m ) .
−19
13,6.5.1,6.10

Bài 7 – Bài tập Vật Lý hay và khó :
Trong ngun tử Hyđrơ bán kính của các quỹ đạo dừng và năng lượng của êlêctrôn trên
các quỹ đạo có biểu thức :
E0
0
rn = n 2 .r0  A  ; E n = − 2 ( eV ) ; n = 1, 2, 3 ...
 
n
0
 
Trong đó : r0 = 0,53  A  ; E0 = 13,6 (eV), n là các số nguyên dương tương ứng với các mức
 

(quỹ đạo) K, L, M ...
1. Xác định bán kính quỹ đạo thứ 2, thứ 3, và tính vận tốc của các êlêctrơn trên các quỹ
đạo đó.
2. Biểu diễn các chuyển dời sau đây trên sơ đồ các mức năng lượng của nguyên tử
Hyđrô :
a. Từ trạng thái cơ bản đầu tiên (n = 1) đến trạng thái kích thích thứ hai (n = 3).
b. Từ trạng thái n = 4 đến trạng thái n = 2.
Chuyển dời ứng với sự ion hoá khi nguyên tử Hyđrơ ở trạng thái cơ bản.
3. Tính bước sóng của các phôtôn (phát xạ hoặc hấp thụ) tương ứng với các chuyển
dời trên.
15



Cho : e = 1,6.10

-19

C; me = 9,1.10

– 31

kg; K = 9.10

9

N .m 2
; h = 6,625.10 – 34 J.s
2
C

c = 3.10 8 m/s.
Bài giải :
1. Xác định r2, r3 và tính v2, v3 :
 
2
Áp dụng cơng thức : rn = n .r0  A  , ta có :
0

 
 
r2 = 2 2.r0 = 4r0 = 4.0,53 = 2,12 A 

 
0
r3 = 3 2.r0 = 9r0 = 9.0,53 = 4,77 A 
 
0

Bởi vì lực hấp dẫn giữa hạt nhân và êlêctrôn không đáng kể nên lực tương tác giữa
êlêctrôn và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô chỉ là lực hút tĩnh điện : F = K

e2
; (ở đây
εr 2

ε = 1 ) lực này đóng vai trò lực hướng tâm, gây ra gia tốc hướng tâm của êlêctrơn trên

quỹ đạo trịn quanh hạt nhân, do đó ta có :
F = Fht ⇒ K
⇒ v2 =

K
e K
e 2 mv 2
K
=
=
⇒v=e
; hay v n = e
2
2
n m.r0

mr0 .n
r
mr
r

e K
1,6.10 −19
=
2 m.r0
2

Và v3 =

e K
1,6.10 −19
=
3 m.r0
3

9.10 9
= 1,1.10 6 ( m / s ) .
−31
−10
9,1.10 .0,53.10
9.10 9
= 0,73.10 6 ( m / s ).
− 31
−10
9,1.10 .0,53.10


2. Biểu diễn các chuyển dời trên sơ đồ các mức năng lượng của nguyên tử Hyđrô :


E∞

c
E4

n=4

E3

n=3
b

E2

n=2
a

E1
n=1
+ a : elêctrôn từ n = 1 chuyển lên n = 3.
+ b : elêctrôn từ n = 4 chuyển về n = 2.
+ c : elêctrôn từ n = 1 chuyển lên n = ∞ (ion hố ngun tử Hyđrơ khi ngun tử ở
trạng thái cơ bản, êlkêctrôn đang ở quỹ đạo dừng K).
16


3. Tính các λ :

- Khi elêctrơn từ n = 1 chuyển lên n = 3 (chuyển dời a) :
Ứng với trường hợp ngun tử hấp thụ một phơtơn có bước sóng λ13 tính theo cơng
thức (quang phổ vạch hấp thụ) :
hc
1
 1
= E 3 − E1 = E 0  − 2 + 2
λ13
 3 1

⇒ λ13 = 0,103( µm )

E0  1 1 
1
13,6.1,6.10 −19  1 1 


=

 − =
 − 
λ13 hc  1 3 2  6,625.10 −34.3.10 8  1 9 


- Khi elêctrôn từ n = 4 chuyển về n = 2 (chuyển dời b) :
Ứng với trường hợp nguyên tử phát xạ một phơtơn có bước sóng λ42 tính theo cơng
thức (quang phổ vạch phát xạ) :
hc
1
 1

= E 4 − E2 = E0  − 2 + 2
λ 42
2
 4

⇒ λ 42 = 0,487( µm ) .

E  1
1
1 

13,6.1,6.10 −19  1 1 

= 0 2 − 2=

 − 
λ 42 hc  2
4  6,625.10 −34.3.10 8  4 16 


- Khi elêctrôn từ n = 1 chuyển lên n = ∞ (chuyển dời c – nguyên tử Hyđrô bị ion hoá)
ứng với trường hợp nguyên tử hấp thụ phơtơn có bước sóng λ1 , được tính theo cơng
thức :
hc
1 E ∞ − E1 0 − E1 E 0 1
13,6.1,6.10 −19
= E ∞ − E1 ⇒
=
=
=

=
λ1
λ1
hc
hc
hc 12 6,625.10 −34.3.10 8
⇒ λ1 = 9,13.10 −8 ( m ) .

Chú ý : Trên đây là một số câu hỏi TNKQ và bài tập tự luận cơ bản giáo viên cung
cấp cho học sinh làm, giáo viên có thể soạn thêm một số câu hỏi TNKQ và cung cấp
thêm một số bài tập tự luận khác ở các sách tham khảo để học sinh rèn luyện thêm.
VI. MỘT SỐ NHẬN XÉT :
1. Với cách dạy, đúc rút kinh nghiệm như đã nêu trên sẽ giúp học sinh nắm
vững kiến thức lý thuyết trọng tâm của bài và ghi nhớ được các công thức.
2. Một số câu hỏi TNKQ đã giúp học sinh kiểm định được kiến thức của mình
và nắm được nội dung cơ bản, trọng tâm của bài.
3. Một số bài tập tự luận đã giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tính tốn, trình bày
bài giải từ đó kiến thức đã trở thành kiến thức của chính học sinh, giúp các
em tự tin trong học tập để tiến bộ, trưởng thành.
PHẦN BA : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua việc đúc rút kinh nghiệm về : Một số kinh nghiệm khi dạy bài Mẫu nguyên tử Bo và
quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô và bài tập ứng dụng, mà phần kiến thức này ở Sách
Vật lý lớp 12 chương trình nâng cao tơi nhận thấy có một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, dễ hiểu hơn và nắm chắc được kiến thức cơ
bản trọng tâm, dẫu rằng phần kiến thức này là khó đối với các em học sinh lớp 12.
2. Học sinh được mở rộng kiến thức, khắc sâu kiến thức hơn và qua đó càng thấy rõ
vai trị của mơn Vật lý trong đời sống và trong khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay khoa học của nhân loại phát triển với tốc độ vũ bão, trong tình hình đất
nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hố và hiện đại hố.
3. Khả năng vận dụng kiến thức của học sinh trong việc trả lời các câu hỏi TNKQ được

nhanh và chính xác hơn. Học sinh được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong việc làm các bài
17


tập tự luận từ đó các em được phát triển thêm nhiều về khả năng tư duy, trau dồi ngôn
ngữ, rèn luyện tính kiên trì, tính chính xác trong học tập để ngày càng đạt kết quả cao hơn.
4. Học sinh đuợc hiểu biết thêm nhiều về các phát minh khoa học của các nhà khoa học
Vật lý và ứng dụng kiến thức Vật lý trong đời sống, trong khoa học kỹ thuật...
5. Tạo được sự hưng phấn, say mê trong học tập cho học sinh từ đó kích thích sự ham
học hỏi, sự tìm tịi khoa học kỹ thuật, tạo động lực cho việc tự học, tự bồi dưỡng để vươn
lên chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Qua đó tạo cho học sinh ý thức vươn lên trong học tập để
lập thân, lập nghiệp trở thành những người hữu ích cho xã hội sau này.
6. Chất lượng học tập của học sinh về môn Vật lý được nâng cao lên thể hiện qua kiểm
tra học kỳ, kỳ thi HSG cấp tỉnh, trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại học nhiều em
đạt điểm cao môn Vật lý. Kết quả cao trong một vài năm trở lại đây ở lớp tôi dạy (mỗi
năm học chỉ dạy một lớp 12) như :
- Kỳ thi Tuyển sinh vào Đại học năm học 2007 – 2008 :
+ Em Lê Văn Toàn 12A12 đạt điểm 10 môn Vật Lý.
+ Em Bùi Thị Huyền 12A12 đạt 9,75đ mơn Vật Lý.
+ Có 10 học sinh đạt 9 điểm môn Vật Lý.
- Kỳ thi Tuyển sinh vào Đại học năm học 2008 – 2009 :
+ Em Lê Thanh Tùng 12A10 đạt điểm 10 môn Vật Lý.
- Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 – 2009 lớp tơi dạy có đến 11 học sinh
đạt điểm 10 môn Vật Lý.
- Kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh môn Vật lý GTTMTCT ở tháng 01/2009 học sinh tôi dạy
đã có :
+ Em Hồng Thị Vân – lớp 12A9 đạt giải nhất.
+ Em Mai Thị Nga – lớp 12A9 đạt giải KK.
- Kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh môn Vật Lý tổ chức tháng 03/2009 học sinh tôi dạy đã có :
4 giải = 1 giải nhì + 1 giải ba + 2 giải KK.

+ Em Hoàng Thị Vân – lớp 12A9 đạt giải nhì.
+ Em Mai Thị Nga – lớp 12A9 đạt giải ba.
+ Em Lê Thị Khánh – lớp 12A9 đạt giải KK.
+ Em Trịnh Ngọc Thái – lớp 12A9 đạt giải KK.
- Kỳ thi tuyển sinh Đại học 2009 – 2010 :
+ Em Nguyễn Văn Minh 12A9 đạt 9,75đ môn Vật Lý.
+ Em Trịnh Khắc Linh 12A9 đạt 9,5đ mơn Vật Lý.
+ Em Hồng Thị Thu 12A9 đạt 9,5đ môn Vật Lý.
+ Em Mai Thị Nga 12A9 đạt 9,5đ môn Vật Lý.
+ Em Trịnh Thị Quý 12A9 đạt 9,25đ môn Vật Lý.
và 7 học sinh khác đạt 9,00đ môn Vật Lý.
- Kỳ thi tuyển sinh vào Đại học năm học 2010 – 2011 :
1. Em Trịnh Dỗn Đơng 12A1 đạt 8,50đ mơn Vật Lý.
2. Em Ngơ Thị Nga 12A1 đạt 8,50đ mơn Vật Lý.
Và có 10 em khác đạt từ 7,50đ môn Vật Lý trở lên.
- Kỳ thi HSG GTTMTCT tháng 01/2011 - năm học 2010 – 2011 có 2 học sinh đạt giải:
1. Đỗ Thị Thuý Nga – 12A1 - Giải KK.
2. Hà Sỹ Mạnh – 12A1- Giải KK
- Kỳ thi HSG tháng 3/2011 có 4 học sinh đạt giải :
1. Đỗ Thị Thuý Nga – 12A1 – Giải ba.
18


2. Hà Sĩ Mạnh – 12A1 – Giải KK.
3. Trịnh Thị Mai – 12A1 – Giải KK.
4. Đỗ Thị Quỳnh Hoa – 12A1 – Giải KK.
7. Qua giảng dạy môn Vật lý nói chung và qua việc thực hiện đề tài : Một số kinh
nghiệm khi dạy bài Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô và bài tập
ứng dụng nói riêng tơi thấy rằng với người Thầy, cơ giáo cần :
- Có trách nhiệm, tâm huyết với nghề của mình cao, có tinh thần thương yêu học

sinh để từ đó có động lực suy nghĩ, tìm ra nhiều phương pháp, giải pháp để giảng dạy thật
tốt trước yêu cầu ngày càng cao của học sinh và phụ huynh học sinh trong giai đoạn hiện
nay và sau này.
- Phải luôn phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho chính
mình để từ đó phục vụ cơng tác : ((Trồng người)) thật tốt, góp phần của mình trong sự
nghiệp giáo dục của đất nước.
- Ln tìm tịi, suy nghĩ để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối
tượng học tập và yêu cầu dạy học hiện nay của Bộ GD & ĐT.
- Tích cực đúc rút, nghiên cứu viết đề tài khoa học – sáng kiến kinh nghiệm vì đó
chính là biện pháp tự học, tự bồi dưỡng cho chính mình thực tế, hiệu quả và đạt chất lượng
cao.
- ...
8. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi về : ((Một số kinh nghiệm khi dạy bài Mẫu
nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hyđrô và bài tập ứng dụng )) ở sách Vật lý
lớp 12 chương trình nâng cao đã được tơi suy nghĩ trong nhiều năm dạy học, từ đó tơi
nghiền ngẫm, đọc sách giáo khoa và suy nghĩ cách dạy, cách truyền thụ kiến thức và luyện
tập cho học sinh để nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức sâu sắc, vận dụng tốt kiến thức để
thành công trong việc học tập và kiểm tra, thi cử.
9. Đề tài này đã được học sinh đón nhận, tiếp thu, vận dụng trong học tập và đạt kết
quả, chất lượng cao.
Song đề tài này trong quá trình nghiên cứu, áp dụng chắc rằng cịn có những thiếu sót
khơng tránh khỏi, đề tài sẽ cần bổ sung thêm để đạt đến mức hoàn chỉnh cao hơn. Vì vậy
tơi rất mong được sự góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp và của các em học sinh để
đề tài sáng kiến kinh nghiệm này ngày càng đạt được sự hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn
Thọ Xuân, tháng 05 năm 2011
Người viết đề tài

LÊ CHÍ THẢO


19



×