Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Khóa luận : Đánh giá chất lượng nước mặt của sông tiền đoạn đi qua thành phố mỹ tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.99 KB, 74 trang )

Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1.1. Sự Cần Thiết Của Đề Tài :
Từ xưa, con người đã sử dụng nguồn nước mặt để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày (tắm, nước uống, tưới tiêu,…). Đến bây giờ thì nước mặt vẫn là nguồn
nước chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất của con người. Với sự phát triển về
kinh tế, văn hoá, xã hội trên thế giới ngày nay thì nước mặt càng trở nên là vấn đề
quan trọng không chỉ của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả tất cả mọi
người, mọi vùng, mọi khu vực trên trái đất. Song song đó với sự phát triển nhanh về
dân số thì con người ngày càng làm xấu đi nguồn nước mặt bằng việc thải ra lượng
chất thải ngày một tăng lên vào môi trường ( trong đó có môi trưởng nước ), ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh và sức khoẻ con người.Vấn đề đặt ra hiện nay là
phải đánh giá chính xác chất lựợng nước ở hiện tại, quản lý tốt các nguồn gây ô
nhiễm, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm nước để duy trì chất lượng nước mặt
có thể cung cấp cho thế hệ tiếp sau sử dụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của môi trường.
Tiền Giang có nguồn nước ngọt dồi dàu được cung cấp bởi sông Tiền với hệ
thống kênh rạch chằng chịt khắp tỉnh. Đặt biệt hàng năm nước mặt chuyển tải một
lượng phù sa lớn làm màu mỡ cho đồng ruộng, tháo chua, rửa phèn. Nước mặt là yếu
tố quan trọng trong phát triển của ngành thuỷ sản.
Thành Phố Mỹ Tho đã và đang trên con đường công nghiệp hoá – hiện đại
hoá, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Trong những năm gần đây,
Thành Phố Mỹ Tho nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung phát triển rất mạnh. Là
trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm
vai trò chủ yếu, phần lớn là trồng lúa, các loại hoa màu, cây ăn quả đặc trưng cho
từng vùng trong tỉnh. Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cũng đang được phát
triển. Về công nghiệp chủ yếu ở các ngành như thuỷ sản đông lạnh, xay xát, bột dinh
dưỡng, quần áo may sẵn… Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển nhanh và tương lai trở
thành Thành phố văn minh, hiện đại. Thành Phố Mỹ Tho có nguồn nước dồi dào của
con sông Tiền chảy qua đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống của người
dân. Việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất lượng


1
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
1
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
nước mặt hiện tại để có các biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời xử lý các nguồn
gây ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu cho người dân.
Chính vì vậy mà đề tài “Đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền đoạn đi qua
Thành phố Mỹ Tho ” và đề xuất biện pháp quản lý là một sự cần thiết cho việc quản
lý chất lượng nước mặt của Thành Phố Mỹ Tho nói riêng và làm cơ sở để tổng hợp
chất lượng nước mặt của tỉnh Tiền Giang nói chung đồng thời cũng nhằm đảm bảo
chất lượng nước sông Tiền của cả Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.2. Mục Tiêu Của Đề Tài:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Tiền đi qua
Thành Phố Mỹ Tho, đồ án tập trung vào các mục tiêu sau:
 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Tiền trên địa bàn
Thành Phố Mỹ Tho , giúp các cấp quản lý môi trường thành phố theo dõi diễn biến
chất lượng nước mặt của đoạn sông này.
 Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước trên sông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nước mặt sông Tiền đi qua 7 phường xã của thành phố Mỹ Tho bao gồm: 4 phường
ven sông , phường Tân Phong ( cù lao ), xã Trung An và xã Tân Mỹ Chánh.
1.4. Nội dung nghiên cứu:
- Tập hợp các số liệu về hiện trạng môi trường, về điều kiện tự nhiên và tình
hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Mỹ Tho.
- Khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước mặt tại địa bàn nơi
nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu quan trắc, tổng quan về hiện trạng chất lượng nước của
khu vực trong những năm gần đây.
- Lấy mẫu, phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng nước mặt ở các

điểm lựa chọn.
- Dựng đồ thị minh hoạ các chỉ tiêu đo được qua các lần quan trắc để nhận xét
sự biến đổi chất lượng nước mặt theo thời gian .
- Tìm hiểu và lý giải nguyên nhân của sự biến đổi đề ra phương hướng giải
quyết.
2
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
2
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
- Khảo sát các nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm theo các loại hình sản xuất.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.5. phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận:
Nước là một môi trường sống, tập hợp hầu hết các loài thuỷ sinh vật. Vì là một môi
trường rất linh động nên một khi nước bị suy thoái và ô nhiễm thì tất cả các chất bẩn
được chuyển tải từ nơi này sang nơi khác theo dòng nước, tác động đến các môi
trường khác cũng bị ảnh hưởng theo. Thành phố Mỹ Tho đang ngày một phát triển vì
thế chất lượng nước bị suy thoái và ô nhiễm do quá trình sản xuất, trồng trọt, chăn
nuôi, sinh hoạt, … là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, người dân thường có thói
quen sử dụng nước sông phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu nguồn nước
bị ô nhiễm sẽ dẫn đến các bệnh dịch, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Vì vậy
cần phải tiến hành lấy mẫu nước mặt, phân tích các chỉ tiêu và đánh giá mức độ ô
nhiễm của các chỉ tiêu ô nhiễm nhằm phục vụ viêc quản lý.
Phương pháp thực tiễn:
 Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này đánh giá được hầu hết các yếu tố có liên quan, và hiện trạng môi
trường. Đó là các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân sinh. Do đó, việc thu thập các tài
liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu là cần thiết các tài liệu đó là:
 Tài liệu về điều kiện tự nhiên.
 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

 Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Mỹ Tho
 Khảo sát thực địa:
Tiến hành khảo sát dọc theo sông Tiền thuộc khu vực đánh giá về tập quán sinh hoạt
của người dân, các loại hình sản xuất có nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa
bàn.
Tiến hành lấy mẫu ở 7 đơn vị, mỗi phường xã 1 mẫu.
1.6. Phạm vi giới hạn của đề tài :
- Do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện nên sinh viên chỉ lựa chọn
nghiên cứu, đánh giá tình trạng chất lượng nước mặt hiện tại ở một số nơi trên địa
bàn thành phố Mỹ Tho
3
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
3
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
- Đề tài chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu quan trọng mang tính đại diện.
- Đưa ra một số biện pháp để quản lý chất lượng nước mặt ở thành phố Mỹ Tho
và làm cơ sở tổng quan về chất lượng nước của tỉnh Tiền Giang cũng như chất lượng
nước mặt Sông Tiền ở đồng bằng sông Cửu Long.
Việc thực hiện đề tài trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 nên chỉ đánh giá được
chất lượng nước mặt trong giai đoạn mùa mưa (mùa lũ nước lên).
4
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
4
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH TÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TP.MỸ THO
2.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Mỹ Tho :
2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của thành phố Mỹ Tho
Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang ( được
Thủ Tướng Chính Phủ công nhận vào ngày 07 tháng 10 năm 2005 ). Thành phố Mỹ

Tho có lịch sử hình thành khá sớm, từ năm 1623 – một bộ phận dân cư từ miền bắc
và miền trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định ( phường 2, 3, 8 và xã
Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, hiện nay còn di tích lưu lại ), chủ yếu sống
bằng nghề nông và buôn bán. Vào cuối thế kỷ 17, Miền Nam có hai trung tâm buon
bán lớn là Mỹ Tho và Biên Hoà. Thế mạnh của thành phố Mỹ Tho là mua bán, đặc
biệt là hàng nông thuỷ sản rất dồi dào, chiếm ưu thế cả vùng. Từ đó đến nay, Mỹ Tho
đã không ngừng phát triển, mặc dù trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhất là
đối với ngành thường mại, đã hơn 300 năm giữ vai trò chợ đầu mối điều phối hàng
hoá cho các nơi trong tỉnh cũng như khu vực đồng bằng sông Cữu Long với thành
phố Hồ chí Minh.
1967 – Trung Ương cục miền Nam đồng ý nâng thị xã Mỹ Tho lên cấp thành
phố ngang với cấp tỉnh và trực thuộc khu 8. Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
thống nhất đất nước, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang ( được nhập lại từ
tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho ). Do có nhiều đóng góp trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thành phố Mỹ Tho được phong tặng danh hiệu anh hùng
nhân dân và lực lượng vũ trang.
Ngày nay, thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị , kinh tế, văn hoá, khoa học
kỹ thuật của tỉnh Tiền Giang, là một đô thị đặc trưng cho vùng sông nước đồng bằng
sông Cữu Long.
5
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
5
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
2.1.2. Vị trí địa lý, diện tích, dân số và các đơn vị hành chính :
Bản đồ 1 : Bản đồ thành phố Mỹ Tho
Mỹ Tho nằm ở vị trí bờ bắc hạ lưu sông Tiền có toạ độ địa lý :từ 106
o
19’ -
106
o

23’23” độ kinh đông; từ 10
o
20’50” 10
o
25’10”. Phía đông và phía bắc giáp huyện
Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền ( bờ bên kia là
tỉnh Bến Tre ), có diện tích tự nhiên là : 49,98 km
2
( trong đó phần diện tích nội thị
là : 9,76 km
2
), dân số là 165.074 người, có 15 đơn vị hành chính cơ sở : ( 11 phường
và 4 xã ven ):
6
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
6
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
Tên đơn vị hành chánh Diện tích
Km
2
Dân số
Người
Mật độ dân số
Người/km
2
Phường 1 0,7844 7371 9379
Phường 2 0,7065 14702 20810
Phường 3 0,5411 11447 21155
Phường 4 0,8058 19335 23995
Phường 5 2,7180 14180 5217

Phường 6 3,1130 20604 6619
Phường 7 0,3998 10950 27389
Phường 8 0,6869 11391 16583
Phường 9 2,74 9270 3380
Phường 10 2,665 10287 3859
Phường Tân Long 3,2971 16583 1069
Xã Đạo Thạnh 5,8799 11429 1949
Xã Tân Mỹ Chánh 9,5593 13738 1437
Xã Trung An 9,0796 14137 1557
Xã Mỹ Phong 10,7429 12266 1142
Bảng 1 : Các đơn vị hành chánh của thành phố Mỹ Tho
2.1.3. Đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất :
Địa hình tương đối bằng phẳng có thể chia thành hai khu riêng biệt :
 Khu ngoại thành : cao độ bình quân mặt ruộng từ
+
1m đến
+
1,3m; cao độ bình quân
các khu vườn thổ cư từ
+
1,7m đến
+
2,3m
 Khu nội thành : cao độ bình quân mặt đường từ
+
3,1m đến
+
3,2 m, cao nhất là đường
Hùng Vương (
+

3,4m ), các đường thấp như Trần Hưng Đạo, Đinh Bộ Lỉnh (
+
2.2m
đến
+
2,4m )
Phần lớn đất đai của thành phố Mỹ Tho là đất phù sa được bồi lắng hằng năm
bởi sông Tiền. Trên diện tích tự nhiên là 4998,69 ha, đất chuyên dùng là 591,13 ha và
đất đô thị là 394,68 ha chiếm 19,72% diện tích tự nhiên. Mỹ Tho có quỷ đất nông
nghiệp rất dối dào 3130,98 ha chiếm 62,63% thích nghi cho nhiều loại cây lương
thực , cây ăn trái, rau màu, đặc biệt xã Tân Long là một đô thị ngoại vi “ nhà vườn “
khai thác triệt để thế mạnh này cho phát triển kinh tế.
Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Mỹ Tho có thể tóm lược như sau:
Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỉ lệ (% )
Diện tích tự nhiên 4998,69 100
Đất chuyên dùng 591,13 11,82
Đất ở 394,68 7,9
Đất sử dụng vào nông nghiệp 3130,98 62,63
Sông rạch 868,22 17,37
Đầt chưa sử dụng 13,67 0,27
Bảng 2 : Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Mỹ Tho
2.1.4. Đặc điểm về thời tiết – khí hậu :
7
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
7
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
Mỹ Tho nằm gọn trong khu vực nhiệt đới bắc bán cầu. Tiêu biểu cho chế độ
nhiệt có độ cao mặt trời lớn và ít thay đổi trong năm. Do vậy, Mỹ Tho tiếp nhận một
lượng bức xạ mặt trời lớn, và lượng bức xạ này quyết định khí hậu ở đây mang tính
chất nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo. Các yếu tố khí hậu như : nhiệt độ, độ ẩm không

khí, chế độ nắng mưa…được phân bố theo mùa trong năm rất rõ rệt. Quy luật phân
luật bổ này khá ổn định qua các năm và ít biến đổi theo không gian.
2.1.4.1. Nhiệt độ:
Với lượngbức xạ lớn đã quyết định nền nhiệt độ của Mỹ Tho cao và ổn định.
Nhiệt độ trung bình năm là 26,6
o
C, nhiệt độ trung bình cao là 33,2
o
C, nhiệt độ trung
bình thấp là 21,6
o
C .
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
T
o
tb 24,8 25,8 27,2 28,4 28,2 27,3 27 26,6 26,6 26,5 26,1 25,1 26,6
T
o
tbmax 31,6 32,8 34,7 35,3 35,2 33,3 33,3 32,6 32,8 32,3 31,8 31,5 33,2
T
o
tbmin 18,4 20,4 21 23,3 23,5 22,9 22,9 22,5 22,5 22,7 20,6 18,9 21,6
Bảng 3 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Mỹ Tho
2.1.4.2. Độ ẩm không khí :
Độ ẩm ở Mỹ Tho có quan hệ mật thiết với chế độ mưa, do chế độ gió mùa
quyết định. Vì vậy chế độ ẩm biến đổi theo mùa, sự chênh lệch độ ẩm qua các tháng
là không lớn. Độ ẩm trung bình tháng thay đổi từ 76,7% (tháng 3) đến 87,3% ( tháng
9), sai biệt tối đa của độ ẩm trung bình giữa các tháng là 10,6%. Độ ẩm trung bình
năm là 82,7%, độ ẩm cao trung bình là 93,2%, độ ẩm thấp trung bình là 65,2%.
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm


tb 80 77,9 76,7 78,4 82,1 85,1 85,5 85,9 87,3 86,1 84,9 82,5 82,7
tbmax 93,5 90,6 89,5 90 93,6 94 95,5 94,3 94,7 95,2 94,6 93,9 93,2
tbmin 59,1 57,5 55,7 57,9 62,7 71,2 70,9 72,6 71,6 70,5 69 63,6 65,2
Bảng 4 : Độ ẩmtrung bình qua các tháng trong năm của Mỹ Tho.
2.1.4.3. Chế độ mưa :
Mỹ Tho nằm trong khu vực có lượng mưa tương đối thấp so với miền Đông
và miền cực Tây của đồng bằng sông Cữu Long. Lượng mưa trung bình qua nhiều
năm là 1379 mm. trong năm lượng mưa phân bố không đều nên hình thành hai mùa
rõ rệt : mùa mưa gắn liền với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
tháng 10 chiếm 86-90% lượng mưa trong năm; Mùa khô gắn liền với gió mùa Đông
Bắc bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng tư năm sau, chỉ chiếm 10-14% lượng
mưa trong năm.
8
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
8
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
2.1.4.4. Chế độ nắng :
Tiền Giang nằm ở vĩ độ thấp của vùng nhiệt đới, mặt trời chiếu sáng quanh
năm nên có cảm giác ban ngày dài hơn ban đêm. Hàng năm, Mỹ Tho có thời kỳ 6-7
tháng mùa khô ít mây nên rất dồi dào về ánh sáng mặt trời. Mỹ Tho có tổng số giờ
nắng cao nhất ở vùng đồng bằng sông Cữu Long (2709 giờ ), tháng có số giờ nắng
cao nhất là tháng 3 (298 giờ ), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 9 ( 165 giờ ).
2.1.5 Chế độ thuỷ văn :
Thành pho Mỹ Tho có hai con sông lớn là : sông Tiền và sông Bảo Định.
Nhưng sông Tiền là nguồn cung cấp nước lớn cho sinh hoạt và sản xuất của người
dân thành phố. Sông Tiền chịu ảnh hưởng mạnh mẻ của chế độ bán nhật triều không
đều của biển Đông : trong một ngày có hai đỉnh triều ( 1 thấp và 1 cao ) và hai chân
triều ( cũng 1 thấp và 1 cao). Một tháng có hai lần nước lớn và hai lần nước kém.
Biên độ truyền nước của triều là rất lớn, càng vào sâu trong nội đồng thì biên độ này

càng giảm, thời gian truyền triều 90-140 phút, vận tốc truyền là 24-36 km/h.
Sơ lươc về sông Tiền :
Sông Mekong phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, có diện tích lưu vực là
759.000 km
2
, chiều dài 4.800 km và chảy qua 6 quốc gia là Trung Quốc, Miến Điện,
Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Từ Phnom Penh thuộc địa phận Campuchia
nước sông Mekong chảy ra biển Đông qua hai nhánh là Sông Tiền (Me kong) và
Sông Hậu (Bassac). Sau vị trí cầu Mỹ Thuận trên quốc lộ 1A, Sông Tiền lại chia ra
nhiều chi lưu : Sông Cổ Chiên, Sông Hàm Luông, Sông Cửa Đại và Sông Cửa Tiểu
cùng đổ vào Biển Đông theo hướng Đông – Nam. Về thuỷ văn, lưu vực của sông
Tiền chiếm đến 92% diện tích tự nhiên của tỉnh và có các đặt trưng sau:
 Tổng chiều dài sông, tính cả nhánh của nó là Sông Cửa Tiểu: 111.700 m.
 Độ sâu Sông Tiền, Sông Cửa Tiểu tính từ mặt đất tự nhiên với độ cao bình quân là
+1,00 m theo chuẩn Mũi Nai.
Vĩ trí Số Km Độ sâu tại dòng chính (m)
An Hữu 104,54 23,00
Bến phà Rạch Miễu 48,8 8,80
Vàm Kỳ Môn 42,7 13,80
Bảng 5: Độ sâu một số vị trí trên Sông Tiền.
9
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
9
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
Độ sâu thông thường thay đổi theo thời gian, tuỳ hàm lượng bồi lắng của các
hạt mà sông tải về từ thượng nguồn và do cả mức độ khai thác cát của con người.
Đáy sông tại phạm vi gần cửa sông thường cạn hơn các nơi khác và nhấp nhô do sự
xuất hiện của lượng cát chạy dọc theo chiều dài sông.
 Độ dốc mực nước : nhìn chung càng tiến gần về Biển Đông độ dốc mực nước
càng giảm.

Đoạn sông
Độ dốc mực nước ( i )
Mực nước cao nhất Mực nước thấp nhất
Từ Phnom penh – Tân Châu 0,54*10
-4
0,13*10
-4
Từ Đồng Tâm – Mỹ Tho 0,37*10
-4
0,025*10
-4
Từ Mỹ Tho – Hoà Bình -0,005*10
-4
( dốc nghịch )
Từ Hoà Bình – Cửa Tiểu 0,006*10
-4
( dốc thuận )
Bảng 6 : Độ dốc một số nơi trên sông Tiền .
 Lưu lượng nước : lưu lượng qua các nhánh tại hạ lưu Sông Mekong phụ
thuộc vào lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về. Sau vị trí Phnom Penh, lượng
nước qua Sông Tiền gấp 4 lần qua Sông Hậu, tuy nhiên từ vàm Nao ( Huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang ) đổ ra biển lượng nước trên Sông Hậu được bổ sung và gần xấp
xỉ với lưu lượng nước qua Sông Tiền. Trên Sông Tiền, lưu lượng thấp nhất là vào
tháng 4, bắt đầu tăng từ tháng 5, cao nhất là vào tháng 10 và giảm dần từ tháng 11.
Trong số các nhánh của Sông Mekong, phân phối lưu lượng qua Cửa Tiểu là thấp
nhất cả vào mùa mưa lẫn mùa lũ. Kết quả tính sự phân bố lưu lượng theo mô hình
toán trong điều kiện bán nhật triều và lưu lượng qua Phnom Penh là Qp = 2385 m
3
/s
cho thấy ứng với Qp này, lượng nước vào Sông Cửa Tiểu chỉ chiếm 0,20% lượng

nước qua Phnom Penh. Do vậy, trong tháng 4 Sông cửa Tiểu gần như hoàn toàn bị
thuỷ triều Biển Đông chi phối, nước biển dễ xâm nhập sâu vào nội địa khiến độ mặn
cao hơn hẵn so với các tháng khác trong năm.Lưu lượng Sông Tiền chịu ảnh hưởng
thuỷ triều, khi triều lên sẻ tạo thành dòng chảy ngược về phía thượng lưu và ngược
lại.
 Hiện tượng lũ lụt : từ Phnom Penh đổ ra biển nước lũ thoát đi theo hai lối :
bằng dòng chính của Sông Mekong và chảy tràn vào Đồng Tháp Mười, Tứ Giác
Long Xuyên. Lũ lụt ở Tiền Giang hình thành chủ yếu do nước từ thượng nguồn đổ
về, đồng thời mưa tại chổ và triều cường làm tăng thêm mức độ trầm trọng của lũ.
Thông kê trong 80 năm (1926 – 2005) tại Tiền Giang có 25 lần lũ lớn. Như vậy, bình
10
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
10
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
quân cứ khoảng 3 năm lũ lớn xảy ra một lần. Hàng năm, nước sông bắt đầu dâng cao
vào tháng 7, 8, đạt đỉnh lũ vào khoảng tháng 9, 10, rút dần vào đầu tháng 11 và trờ lại
bình thường vào cuối tháng này đối với lũ trung bình, hoặc đến cuối tháng 12, tháng
1 năm sau mới trở lại bình thường đối với những năm lũ lớn.
2.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội:
Cách thành phố Hồ Chí Minh 72 km về hướng Đông Bắc, cách thành phố
Cần Thơ 100 km về hướng tây nam, có cảng Mỹ Tho cách biển Đông 48 km, thành
phố Mỹ Tho là nơi hội tụ các tuyến đường bộ và đường sông nối các tỉnh đồng bằng
sông Cữu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Kinh tế chủ lực của thành phố Mỹ Tho là: thương nghiệp – dịch vụ, sản xuất
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản và nông nghiệp ven đô.
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Mỹ Tho là 9%/ năm, trong đó khu
vực thương mại – dịch vụ là 11%/ năm, khu vực công nghiệp, xây dựng là 9%/ năm,
khu vực nông nghiệp là 4%/ năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của thương mại – dịch

vụ, công nghiệp – xây dựng. Cơ cấu GDP của Mỹ Tho hiện nay là : khu vực I:
19,6%, khu vực II : 31,4%, khu vực III : 49%.
GDP bình quân đầu người khoảng 10.060.000 VND/ người / năm.
2.2.2. Lao động :
Tỉ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 64, 38% dân số khoảng 109619 người. Lao
động có trình độ tay nghề cao chiếm tỉ lệ 27 % trong tổng lao động.
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2006 2008 Dự báo
2010
Dự báo
2020
1 Tổng dân số Người 165.074 196.000 250.000 316.000
- Dân phi nông
nghiệp
Người 123.409 148.000 198.000 258.000
- Dân nông nghiệp Người 41665 48.000 52.000 58.000
2 Tỉ lệ tăng DSBQ % 0,94% 1,69 4,30 3,20
- Tăng tự nhiên % 0,88* 1,20 1,20 1,20
- Tăng cơ học % 0,06* 0,49 3,10 2,0
3 Tổng số hộ dân cư hộ 35.240 41.600 58.857 83.833
11
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
11
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
- Hộ phi nông
nghiệp
hộ(người
/ hộ)
24.329

(5,03ng/hộ)
29.600
(5ng/hộ)
44.000
(4,5ng/hộ)
64.500
(4ng/hộ)
- Hộ nông nghiệp hộ(Ngườ
i /hộ)
10.911
(4,17ng/hộ)
12.000
(4ng/hộ)
14.857
(3,5ng/hộ)
19.333
(3ng/hộ)
6 Tổng lao động trong
độ tuổi
Người
%DS
109.619
(64,38%)
128.733
(65,68)
165.400
(66,16%)
195.446
(61,85%)
- Khu vực 1 Người

%LĐ
15.087
(13,76%)
16.091
(12,5%)
18.773
(11,35%)
20.092
(10,28%)
- Khu vực 2 Người
%LĐ
14.874
(13,57%)
16.915
(13,14%)
22.031
(13,32%)
28.046
(14,35%)
- Khu vực 3 Người
%LĐ
46.882
(61,02%)
54.132
(42,05%)
71.486
(43,22%)
91.899
(47,02%)
- Lao động khác Người

%LĐ
1.699
(1,55%)
24.292
(18,87%)
32.865
(19,87%)
33.695
(17,24%)
- Lao động chưa có
việc làm
Ngưới
%LĐ
11.071
(10,10%)
17.033
(13,44%)
20.245
(12,24%)
21.714
(11,11%)
Bàng 7: Dự báo về qui mô dân số và lao động của thành phố Mỹ Tho đến năm
2020.
2.2.3. Phát triển ngành kinh tế:
2.2.3.1. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng :
Các ngành kinh tế chủ yếu, các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều tập trung ở Mỹ
Tho, với hàng chục xí nghiệp công nghiệp, trên 1.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và
hàng trăm đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp xuất nhập khẩu với nhiều hình thức
khác nhau : công ty quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn Riêng khu công
nghiệp Mỹ Tho có diện tích 97,14 ha,đã lấp kín gần 100% diện tích, có hơn 10 công

ty, xí nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh như: công ty bia Foster,
công ty thức ăn gia súc CP, xí nghiệp chế biến các mặt hàng thủy sản, các công ty, xí
nghiệp may mặc
Số lao động được sử dụng trong 14874 người. Ngành chế biến lương thực,
thực phẩm là ngành chiếm tỉ trong cao nhất (60%). Giá trị sản xuất công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp 273 tỷ đồng.
2.3.3.2. Thương mại – Dịch vu:
12
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
12
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
Thành phố Mỹ Tho là trung tâm giao lưu kinh tế thương mại lớn nhất của tỉnh.
Hệ thống thương nghiệp của Mỹ Tho bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị,
chợ, phố thương mại, các đại lý, vựa trái cây, các bến bải, các cửa hàng ăn uống và
các cơ sở dịch vụ.
Hiện nay, Mỹ Tho có 17 chợ gồm 1 chợ trung tâm và 16 chợ ở các phường xã
kinh doanh hấu hết các mặt hàng phục vụ cho đời sống và sản xuất. Ngoài ra, ở đây
còn có hai siêu thị lớn, một hợp tác xã thương mại đáp ứng được nhu cầu mua sắm
của người dân. Có 6649 hộ kinh doanh thương mại, tăng bình quân 17%/ năm, trong
đó hộ thương nghiệp bình quân 5%/ năm, hộ kinh doanh ăn uống tăng 10%/ năm và
hộ dịch vụ tăng 2%/ năm.
Về dịch vụ: vận tải đường bộ với năng lực vận chuyển 2840245 lượt hành
khách/ năm và 306439 tấn hàng hoá/ năm. Vận tải đường sông với năng lực vận
chuyển 1.581.125 lượt hành khách/ năm và 1.023.600 tấn hàng hoá/ năm. Cảng cá
Mỹ Tho có thể phục vụ cho 1.500 tàu thuyền đánh bắt của tỉnh nhà cũng như các tỉnh
miền Trung, Đông Nam Bộ với đầy đủ dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Giá trị thu được
từ thương mại – dịch vụ là 3.873 tỷ đồng.
2.3.3.3. Du lịch:
Mỹ Tho phát triển hình thức du lịch sinh thái gắn liền với hai khu di tích cấp
quốc gia là chùa Vĩnh Tràng và chùa Bửu Lâm, bên cạnh đó các cồn và sông nước

cũng là nguồn để Mỹ Tho mở rộng thêm về ngành du lịch. Hàng năm thu hút khoảng
350000 khách tham quan du lịch (trong đó có gần 100.000 khách nước ngoài ).
2.3.3.4. Nông nghiệp:
Tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố Mỹ Tho hiện nay là 3.015 ha,
trong đó vườn cây ăn trái là 2.243 ha với các loại cây có múi, nhản các loại;đất trồng
cây hàng năm là 772 ha với lúa, hoa màu, hoa kiểng.
Hiện nay thành phố Mỹ Tho có 44 bè cá nuôi trên sông, 362 tàu đánh bắt thuỷ
sản với sản lượng đánh bắt là 36.000 tấn/ năm.
Hiện nay, nông – ngư nghiệp ở Mỹ Tho đang có xu hướng chuyển sang nông –
ngư nghiệp sinh thái, phát triển vành đai thực phẩm với rau, trái cây an toàn, chất
lượng cao, phát triển sinh vật cảnh - hoa tươi…Phát triển đa dạng nuôi trồng thuỷ sản
để sử dụng hiệu quả nước mặt.
13
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
13
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
2.2.4. Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường:
2.2.4.1. Cấp nước:
a. Nguồn nước cấp:
Thành phố Mỹ Tho hiện cấp nước từ hai nguồn: nước mặt và nước ngầm.
 Nước mặt: nhà máy cấp nước Mỹ Tho lấy nước từ sông Tiền. Công suất hoạt động
của nhà máy là 20.000 m
3
/ ngày. Mùa mưa có thể chạy hết công suất, còn mùa khô
do tại vị trí lấy nước bị nhiễm mặn từ tháng 3 đến tháng 5 nên nhà máy chỉ hoạt động
10% công suất/ tháng. Có ngày nghỉ 24/24, riêng tháng 5 có khi phải nghỉ hoàn toàn.
 Nước ngầm: có 18 giếng đang hoạt động, trong đó có 17 giếng mới khoan từ
năm 1990 đến 1999, chỉ có giếng nước ở Trung Lương là trước giải phóng. Độ sâu
của các giếng khoan trên 300 – 500 m, lưu lượng bình quân cho các giếng trên 75 m
3

/
giờ. Khả năng khai thác hiện tại là 20.000 m
3
/ ngày, tuy nhiên chỉ chạy hết công suất
trong mùa khô để bổ sung cho nguồn nước mặt bị mặn, còn mùa mưa thì tối đa
13.000 – 15.000 m
3
/ ngày.
Chất lượng nước tốt, cơ bản đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt, riêng hàm lượng sắt một
số giếng từ 0,36 – 0,8 mg/ l cao hơn tiêu chuẩn cho phép ( < 0,3 mg/l ). Nước được
bơm trực tiếp vào hệ thống phân phối, không qua xử lý. Chất lượng và trử lượng
nguồn nước ngầm ổn định từ khi khai thác đến nay.
TT Chỉ tiêu Kết quả Đơn vị TCVN55-
01-1991
1 PH 8,84 6-8,5
2 Độ trong Dienert >100 đđộ >100
3 Độ màu, thang màu cobalt <2,5 đđộ <5
4 Tổng số chất rắn hòa tan 760 Mg/l <500
5 Độ dẫn điện 922 ms
6 CO
2
tự do 3,52 Mg CO
2
/l
7 Độ kiềm 248 Mg CaCO
3
/l
8 Độ mặn 136 Mg CT/l <300
9 Độ cứng 72 Mg CaCO
3

/l <300
10 Cacium 14,42 Mg Ca
2+
/l <75
11 Magnesium 8,74 Mg Mg
2+
/l <30
12 Sắt tổng cộng 0,06 Mg Fe2+/l <0,3
13 Sulphate 27,87 Mg PO
4
2-
/l <250
14 Phosphate Vết Mg PO
4
3-
/l <2,3
15 Nitrite 0,01 Mg NO
2
-
/l <0,1
16 Nirate vết Mg NO3
-
/l <5
14
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
14
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
17 Ammonia vết Mg NH
4
+

/l <3
Bảng 8: Kết quả phân tích tại giếng ở cổng thành phố.
b. Mạng lưới phân phối:
Mạng lưới đường ống được xây dựng qua nhiều thời kì và đã cải tạo cho đến
nay. Tổng chiều dài mạng ống cấp nước trong thành phố Mỹ Tho hiện tại là trên
60.000 m, với các loại đường kính từ Þ 100 đến Þ 500, trong đó Þ 500 chỉ có 1000 m,
nhiều nhất là ống Þ 150 : 34.500 m rồi đến Þ 200 : 15.170 m.
Phần lớn đường ống được lắp đặt sau giải phóng và thời Mỹ thì vẫn tốt, ống
thời Pháp chỉ còn một lượng nhỏ.
Đài nước :có hai đài nước đều tập trung tại nhà máy nước, một đài dung tích
250 m
3
, cao 16 m dùng để rửa lọc, một đài nước bằng bê tông cốt thép dung tích 450
m
3
, cao 19 m, hiện nay không sử dụng.
Các chỉ tiêu cấp nước hiện nay:
 Tiêu chuẩn dùng nước: 100 l/ người/ ngày.
 Tỉ lệ cấp nước nội thị: 80%.
 Tỉ lệ thất thoát nước: 40%.
 Thành phần dùng nước chủ yếu là: nước sinh hoạt 95%.
Hệ thống cấp nước hiện hành đã đáp ứng được nhu cầu cấp nước cho thành
phố Mỹ Tho về số lượng lẫn chất lượng. Nguồn nước đủ cung cấp cho giai đoạn
trước mắt, còn về lâu dài thì tỉnh đang xây dựng nhà máy nước Bình Đức công suất
30.000 m
3
/ ngày, với nguồn nước sông Tiền, cách nhà máy nước Mỹ Tho 6,5 km về
phía thượng nguồn.
Vấn đề tồn tại hiện nay là: khắc phục 3 tháng mặn cho nhà máy nước Mỹ Tho;
giảm tỉ lệ thất thoát nước hiện nay còn quá cao (40%); khử sắt cho các giếng có hàm

lượng sắt vượt tiêu chuẩn.
2.2.4.2. Thoát nước:
Hệ thống thoát nước của thành phố Mỹ Tho là hệ thống cống chung (nước
mưa và nước bẩn chảy trong cùng một hệ thống cống) chủ yếu tập trung ở phường 1
và phường 2. Các miệng xả tập trung ra sông Bảo Định và sông Tiền. Loại cống chủ
yếu là cống bê tông tròn có Þ 600 – 1200. Ngoài ra còn có một số tuyến cống xây
gạch hình trứng tập trung ở khu vực chợ và ở khu phố nội ô cũ.
15
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
15
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
Hiện trạng hệ thống cống: các cống bê tông tròn chất lượng còn tốt, nhưng
hoạt động bị hạn chế do các miệng thu nước bị đất và rác lấp nhiều. Hiện tại không
có khu vực nào ngập nước khi mưa lớn.
2.2.4.3. Vệ sinh môi trường:
 Xử lý nước thải: do tình trạng nước bẩn không qua hệ thống xử lý mà thải thẳng ra
sông nên gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện tại, khu công nghiệp Mỹ Tho cũng chưa có
hệ thống xử lý nước thải, nước thải từ sản xuất được thải thẳng vào sông Tiền không
qua xử lý tập trung.
 Dịch bệnh : hàng năm dịch bệnh chỉ hoành hành ở các khu dân cư cạnh sông rạch ở
ngoại thành không có hệ thống cung cấp nước sạch, sử dụng nhà xí trên ao, sông. Nổi
lên trong những năm gần đây là dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, và
dịch sốt xuất huyết vào mùa mưa.
 Bải rác – nghĩa trang :
Ở thành phố Mỹ Tho khối lượng chất thải rắn phát sinh 240 m
3
/
ngày.đêm. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom là 90 % do công ty công trình đô thị quản
lý và thu gom. Tại đây chưa tiến hành phân loại rác tại nguồn.
Hiện nay thành phố sử dụng bải rác Tân Lập có diện tích 2 ha cách thành

phố 18 km. Bải rác này là bải rác xây dựng theo công nghệ chôn lắp hợp vệ sinh.
Thành phố Mỹ Tho có hai nghĩa trang lớn là : nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh
( nằm ở xã Trung An) và một nghĩa trang có diện tích 6 ha ở xã Mỹ Phong cách thành
phố 7 km.
16
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
16
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TP.MỸ THO
3.1. Một số vấn đề về chất lượng nước mặt của Sông Tiền những năm gần đây
 Nhiệt độ : nhiệt độ nước sông thay đổi rất ít, phạm vi thay đổi từ 2 – 4
o
C. quanh
năm nước Sông Tiền nằm trong khoảng 26 – 30
o
C.
 Độ chua : nước có pH từ trung bình đến kiềm yếu. Chỉ số pH quanh năm thay đổi từ
7 – 8. nước kiềm yếu thường thấy vào mùa cạn và nước trung tính vào mùa lũ. Tuy
nhiên, khi chảy vào mạng lưới kênh rạch nội đồng trị số pH của nước thay đổi tuỳ
theo đặc điểm địa chất của vùng đất mà nước chảy qua. Nhìn chung nguồn nước mặt
bị nhiễm chua phèn do 2 nguyên nhân :
- Nội tại : do bản thân đất tại chỗ bị phèn.
- Ngoại nhập : do phèn các nơi bị rửa trôi xuống kênh rạch đổ về, nhiều nhất vào tháng
7, 8.
Những khu đất phèn tập trung với hàm lượng độc tố Al
3+
hoặc Fe
2+
+ Fe
3+

nổi trội và có sự hiện hữu của tầng sinh phèn bên dưới ( Jarosite, Pyrit ) là nơi phát
tán các ion độc tố nói trên làm nước kênh rạch tại chỗ bị chua và lan truyền sang nơi
khác nhờ dao động của thuỷ triều, tiêu biểu cho loại hình này là khu vực rìa Đồng
Tháp Mười, Huyện Tân Phước, cực bắc của huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành. Tại
đây nước vừa bị nhiễm phèn do đất tại chỗ vừa bị nước phèn từ sâu trong Đồng Tháp
Mười đổ về.
Tại Mỹ Tho mức độ nhiễm phèn của nguồn nước không nghiêm trọng như
khu vực trên. Ơ đây chủ yếu là phèn tại chỗ, loại phèn sắt. Nhiều khảo nghiệm thổ
nhưỡng ở đây đều cho thấy rằng ion Fe
2+
+ Fe
3+
có hàm lượng thấp và ion Al
3+
có hàm
lượng rất thấp hoặc không tìm thấy. Vào đầu mùa mưa ( tháng 5, 6 ) nước trong kênh
rạch diễn biến chua ( pH = 3,5 – 4 ) đến kiềm yếu ( pH = 5,6 – 5,98 ) do lượng mưa
đầu mùa đã rửa trôicác ion độc tố ( nhiều nhất là Fe
2+
+ Fe
3+
) xuống kênh rạch làm độ
chua của nước tăng cao. Từ tháng 7 do nhiều cống dưới đê lần lượt mở cửa lấy nước
nên lượng kênh rạch dồi dào, cuối tháng 7 về sau pH > 6.
 Xâm nhập mặn : nguồn nước từ Sông Tiền hàng năm đều bị nhiễm mặn. Khi lượng
nước từ thượng nguồn đổ về giảm đi cũng là lúc nước biển bắt đầu xâm nhập sâu vào
nội địa. Nhìn chung thời kỳ nhiễm mặn hàng năm trên Sông Tiền tuân theo quy luật
17
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
17

Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
rõ rệt. Thời điểm độ mặn bắt đầu tăng, đạt trị số cực đại, bắt đầu giảm và trở lại bình
thường ở từng thời điểm đo giữa năm trước và năm sau không sai biệt nhiều ( trừ một
vài năm có biệt ). Độ mặn thường đạt trị số cực đại vào thượng và trung tuần thàng 4.
Thời điểm độ mặn bắt đầu tăng trễ dần tại các vị trí cửa sông vào nội địa và ngược lại
đối với thời điểm bắt đầu giảm.
Thời gian chịu ảnh hưởng lâu hay mau tuỳ thuộc phần lớn vào khoảng cách
tới biển và lưu lượng thượng nguồn của từng sông. Tại Mỹ Tho ( km 47,5 ) hàng năm
độ mặn tăng vào tháng 3, cao nhất là vào tháng 4 và trở lại bình thường vào đầu hoặc
giữa tháng 5. thường tại đây độ mặn ( S ) ít khi vượt quá 4 g/l, một số năm có lưu
lượng thượng nguồn ít, đặt biệt là vài năm gần đây, độ mặn có khi lên đên 10 g/l.
riêng năm 1998, S cao nhất tại đây lên đến 10,44 g/l ngày 08 – 4 và hầu như trong
suốt tháng này S > 4 g/l, mãi đến cuối tháng năm mới trở lại bình thường.
 Hoá lý và vi sinh : khảo nghiệm của Uỷ hội sông Mekong đo vào ngày 14 hoặc 15
liên tục trong 6 năm ( 1996 đến 2002 ) tại vị trí Mỹ Tho ( Sông Tiền ) cho thấy :
o Oxy hoà tan trung bình mùa khô : 7,214 g/m
3
.
o Oxy hoà tan trung bình mùa khô : 6,836 g/m
3
.
o Trung bình cực đại nhu cầu oxy hoá học COD : 7,718 g/m
3
.
o Hàm lượng PO
4
từ : 0,04 – 0,057 mg/l.
o Hàm lượng sắt : 1,4 – 5,15 mgFe
2+
/l.

o Hàm lượng amoniac : 0,06 – 1,80 mgNH
4
+
/l.
o Hàm lượng nitric : 0,00 – 0,20 mgNO
2
-
/l.
o Hàm lượng nitrat : 0,08 – 0,19 mgNO
3
-
/l.
o Hàm lượng phosphat : 0,00 – 0,29 mgPO
4
3-
.l.
Riêng các chỉ tiêu BOD
5
, COD, coliforms, các khảo sát từ 1990 đến 2002 cho
thấy : nhu cầu oxy hoá học COD trên Sông Tiền tại Mỹ Tho tăng vào đầu mùa mưa,
tuy nhiên cả hai chỉ tiêu oxy hoà tan và COD tại các vị trí khảo sát trên địa bàng đều
đạt tiêu chuẩn chỉ trừ miệng xả của nhà máy bia BGI là không đạt, đây là diều cần
lưu ý. Các chỉ tiêu : tổng coliforms và feacal coliforms tại các điểm đo đều vượt quá
mức cho phép. Cao nhất là tại cống xả thải của nhà máy bia BGI 460.000 / 100ml
( tổng coliforms ).
(Nguồn : tài liệu Ủy Hội Sông Mekong)
18
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
18
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng

 Các thông số chọn lọc để đánh giá ô nhiễm nước mặt tp.Mỹ Tho :
Có nhiều thông số để đánh giá sự ô nhiễm nguồn nước mặt, nhưng em chỉ chọn
các thông số sau đây để đánh giá chất lượng nước ở Sông Tiền.
Vấn đề ô nhiễm cần đánh giá Các thông số chọn lọc
 Ô nhiễm do chất hữu cơ Oxy hoà tan (DO)
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD
5
)
Nhu cầu oxy hoá học (COD)
 Ô nhiễm do các chất dinh
dưỡng
N-NO
3
-
P-PO
4
3-
N-NH
4
+
Tổng P
 Ô nhiễm do vi khuẩn Tổng số vi khuẩn Coliform
 Chất rắn Chất rắn lơ lửng (SS)
 Độ chua pH
Bảng 9 : Các thông số đánh giá ô nhiễm chất lượng nước mặt.
 Ô nhiễm do các chất hữu cơ
Nước Sông Tiền mỗi ngày nhận một lượng nuớc thải đổ trực tiếp vào sông rất lớn,
chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa xử lý đạt yêu cầu từ nhà
dân, khách sạn, nhà hàng, các cơ sở chế biến thuỷ sản và các ngành nghề khác thuộc
khu công nghiệp Mỹ Tho nằm dọc theo Sông Tiền do đó bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nguồn ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt và chế biến thuỷ sản là chất hữu
cơ, các chất dinh dưỡng và vi khuẩn.
Ô nhiễm do các chất hữu cơ được xác định bằng thông số DO và BOD. Trong
trường hợp ô nhiễm do các chất hữu cơ nồng độ DO giảm nhưng giá trị BOD tăng.
 Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng:
Do nhận phần lớn nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình sản xuất nông
nghiệp cộng với việc mật độ dân cư Mỹ Tho khá đông nên hàm lượng amoni và nitrat
cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
19
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
19
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
Sự ô nhiễm các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá và hậu quả
của phú dưỡng hoá là: bùng nổ rong tảo, gây trở ngại cho xử lý nước cấp, tăng độ
đục cũng như hàm lượng chất rắn lơ lửng cao làm cản trở phát triển thuỷ sản, du lịch
và có thể làm tăng độc tính đối với cá, tôm do phát triển của một số loài tảo độc
 Ô nhiễm do vi khuẩn:
Vì nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa được xử lý nên Sông Tiền bị ô nhiễm là
tương đối. Đa số các cơ sở sản xuất lớn chế biến thuỷ hải sản ở khu công nghiệp nên
việc ô nhiễm Coliform tại các điểm này sẽ khá cao do nước thải từ các cơ sở này
không được xử lý hoặc có hệ thống xử lý nhưng không hiệu quả và chất thải chưa
được thu gom triệt để nên nước thải đều được xả vào nguồn tiếp nhận là sông Tiền.
Hơn nữa nơi đây còn tập trung nhiều khu dân cư đông đúc nên tình trạng bị ô nhiễm
là khó tránh khỏi. Nước sông bị ô nhiễm Coliform cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ của người dân và có thể dẫn đến các bệnh dịch dễ lan truyền.
 Hàm lượng chất rắn:
Sông Tiền mang những đặc trưng của các con sông khác trong vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long nên mỗi khi mùa nước lũ tràn về lại mang theo bao nhiêu phù sa bồi
đắp nên thời gian này cũng là lúc mà hàm lượng chất rắn lơ lửng sẽ khá cao.
Do quá trình rửa trôi từ đồng ruộng và quá trình khai thác cát trên sông, một phần

nước từ thượng nguồn cũng đưa về khu vực nghiên cứu nên hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao và từ đó làm tăng độ đục của dòng sông.
 Độ chua:
Do nằm ở hạ lưu của Sông Tiền, mặc dù bị ảnh hưởng của nước lũ từ thượng
nguồn đổ về và sự lan truyền nước phèn từ khu vực nhiễm phèn thuộc huyện Tân
Phước. Nhưng nước ở đây nằm ở mức pH từ 7,0 – 76.
3.2 . Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đã chọn:
3.2.1. pH:
 Đại cương :
Là đại lượng đặc trưng cho tính acid hay kiềm trong mẫu nước và đặc trưng bởi
nồng độ ion H
+
.
20
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
20
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
Công thức tính pH: pH = - lg [H
+
].
Khi pH = 7: nước trung tính
pH > 7 : nước có tính bazơ
pH < 7 : nước có tính axit
Trong lĩnh vực cấp nước, pH liên quan đến tính ăn mòn, hoà tan và ảnh hưởng
đến các quá trình xử lý nước như keo tụ, oxy hoá, diệt khuẩn, làm mềm, khử sắt.
pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hoà tan
trong nước. Ở pH < 5, nước có thể chứa Fe, Mn, Al ở dạng hoà tan và một số loại khí
như CO
2
, H

2
S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Tính chất này được sử dụng để khử
các hợp chất sulfur và cacbonat có trong nước bằng biện pháp làm thoáng. Khi tăng
pH có thêm tác nhân oxy hoá, các kim loại hoà tan trong nước chuyển thành dạng kết
tủa ra khỏi nước bằng biện pháp lắng lọc.
pH chi phối mọi quá trình hoạt động của vi sinh vật trong nước. Vì vậy, pH cần
được kiểm soát trong khoảng thích hợp khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
học.
 Phương pháp phân tích và cách tiến hành :
Dùng máy đo pH meter một đầu đo. Các bước đo được tiến hành như sau :
- Lắc đều mẫu trước khi đổ ra cốc100 ml để đo.
- Sử dụng nước cất để rửa đầu điện cực.
- Nhúng điện cực vào dung dịch mẫu.
- Gạt nút power sang phía đối diện để mở máy.
- Đợi giá trị pH trên máy ổn định (khoảng 30 s) thì đọc kết quả.
3.2.2. DO :
 Đại cương :
Là lượng oxy hoà tan trong nước, tuỳ thuộc vào điều kiện hoá lý và hoạt động
của các loài vi sinh vật ( kỵ khí hoặc hiếu khí ) trong nước. Đây là chỉ tiêu quan trọng
liên quan đến việc kiểm soát dòng chảy. Ngoài ra DO còn là cơ sở kiểm tra BOD
nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Tất cả các quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào sự hiện diện của DO. Trong
nước thải, việc xác định DO là không thể thiếu vì đó là phương tiện kiểm soát tốc độ
sục khí, đảm bảo đủ lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển.
21
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
21
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
 Phương pháp phân tích và cách tiến hành :
Dùng phương pháp Winkler cải tiến xác định hàm lượng DO. Các bước tiến

hành như sau:
- Hoá chất: dd MnSO
4
. dd Iodur-Azur-Kiềm, axit Sunfuric đậm đặc 36N,
dd Na
2
S
2
O
3
, chỉ thị hồ tinh bột.
- Lấy đầy mẫu vào chai BOD, đậy nút gạt bỏ phần trên ra, V = 300 ml
(không để bọt khí bám quanh thành chai).
- Mở nút, lần lượt thêm vào: 2ml dd MnSO
4
, 2ml dd Iodur-Azur-Kiềm.
- Đậy nút, đảo ngược chai ít nhất 20 giây cho kết tủa khoảng 1/3 chiều cao
của chai.
- Đợi kết tủa lắng yên, mở nút chai cho vào 2 ml H
2
SO
4
đậm đặc, đậy nút
lắc mạnh.
- Khi kết tủa tan hoàn toàn, lấy 203 ml dung dịch cho vào bình tam giác
250 ml rồi chuẩn bằng dd thiosunphate đến khi có màu vàng nhạt, thêm khoảng 5
giọt hồ tinh bột và chuẩn độ đến khi dd mất màu xanh.
- Cách tính : 1 ml dd Na
2
S

2
O
3
0,025 N đã dùng = 1 mg O
2
/l
3.2.3. BOD ( nhu cầu oxy sinh hoá ) :
 Đại cương :
Nhu cầu oxy sinh hoá là lượng oxy cần thiết phải cung cấp để vi sinh tiêu thụ
trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân huỷ trong điều kiện
yếm khí.
BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật môi trường. Là chỉ tiêu xác định mức
độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp qua chỉ số oxy dùng để khoáng
hoá các chất hữu cơ. Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản
ứng oxy hoá các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ
lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn.
Ngoài ra BOD còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm
dòng chảy, BOD có liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do vi sinh vật khi phân
huỷ chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó BOD còn được ứng dụng để ước lượng
công suất các công trình xử lý sinh học cũng như đánh giá hiệu quả các công trình
đó.
22
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
22
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
 Phương pháp phân tích và cách tiến hành :
 Dụng cụ và thiết bị
- Tủ điều nhiệt ở 20
o
C

- Chai BOD
- Ống đong 100 ml.
- Burret.
- Pipette.
 Trình tự thí nghiệm:
Xử lý mẫu:
- Nếu có độ kiềm và độ axít thì phải trung hòa đến pH = 6,5 – 7,5 bằng H
2
SO
4
hoặc NaOH.
- Nếu mẫu có hàm lượng Clo dư đáng kể, thêm 1 ml axit acetic (1:1) hay H
2
SO
4
(1:50) trong 1 lít mẫu, sau đó tiếp tục cho KI 10% rồi định phần bằng Na
2
S
2
O
3
dứt
điểm.
Kỹ thuật pha loãng:
Thực hiện pha loãng mẫu xử lý theo tỷ lệ đề nghị như sau:
- 0,1 – 1 % : Cho nước thải công nghiệp nhiễm bẩn nặng.
- 1 – 5 % : Cho nước chưa xử lý Space hoặc đã lắng.
- 5 – 25 % : Cho dòng chảy qua quá trình oxi hóa.
- 25 – 100 % : Cho các dòng sông ô nhiễm ( tiếp nhận nước thải)
Chiết mẫu đã pha loãng vào 2 chai: một chai đậy kin để ủ 5 ngày (BOD

5
) và
một chai để định phân tức thì. Chai ủ trong 20
o
C đậy kỹ, niêm bằng màng nước mỏng
trên chổ lọc của miệng chai (lưu ý để lượng nước này không bị cạn hết).
Định phân lượng oxi hòa tan:
- Đối với các loại nước đã biết chắc hàm lượng DO = 0 thì không cần định phân
lượng oxi hòa tan.
- Đối với mẫu:
o Một chai xác định hàm lượng DO ngay trên mẫu pha loãng: DO
o
o Chai còn lại ủ ở nhiệt độ 20
o
C và định phân DO
5
( sau 5 ngày)
- Độ pha loãng sao cho để sự khác biệt giữa 2 lần định phân phải > 1mgO
2
/l.
- Chỉ số BOD được xác định theo công thức:
23
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
23
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
fDODOlmgBOD ×−= )()/(
50
Trong đó:
DO
o

: Oxy hòa tan đo được ngày đầu tiên (sục khí trong 2 giờ)
DO
5
: Oxy hòa tan đo được trong 5 ngày.
f : hệ số pha loãng.
3.2.4. COD ( nhu cầu oxy hoá học ) :
 Đại cương :
Nhu cầu oxy hoá học là lượng oxy tương đương của các cấu tử hữu cơ trong
mẫu nước bị oxy hoá bởi tác nhân hoá học có tính oxy hoá mạnh.
Là một trong những chỉ tiêu đặc trưng dùng để khảo sát, đánh giá hiện trạng và
kiểm tra mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải và nước mặt đặc biệt là các công trình
xử lý nước thải. Theo phương pháp này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hầu
như toàn bộ các chất hữu cơ đã bị oxy hoá, chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, nhờ
vậy cho phép xác định nhanh hàm lượng chất hữu cơ.
Tỷ lệ giữa BOD và COD thường xấp xỉ từ 0,5 – 0,7.
 Phương pháp phân tích và cách tiến hành :
Sử dụng phương pháp dichromate hoàn lưu xác định COD. Các bước tiến hành
như sau:
- Hoá chất: dd chuẩn K
2
Cr
2
O
7
0,0167 M, H
2
SO
4
reagent, chỉ thị màu
Forroin, dd FAS 0,1 M.

- Cho hoá chất như bảng dưới đây :
Ống nghiệm Ml mẫu DD K
2
Cr
2
O
7
H
2
SO
4
reagent
16x100 mm 2,5 1,5 3,5
- Đậy nút vặn kỹ, lắc nhiều lần cẩn thận vì phản ứng phát nhiệt.
- Cho vào lò sấy ở nhiệt độ 150
o
C trong 2 giờ.
- Lấy ra để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó cho vào 2 giọt ferroin và chuẩn bằng dd
FAS 0,1 M.
- Mẫu chuyển từ màu xanh lục sang màu nâu đỏ. Làm mẫu rỗng với nước cất.
- Tính toán :
C
xNxBA
lmgCOD
8000)(
)/(

=
A : thể tích FAS dùng chuẩn độ mẫu rỗng.
24

SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
24
Đồ n tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hồng Hưng
B : thể tích FAS dùng chuẩn độ mẫu thật.
C : thể tích mẫu ( ml ).
N : nồng độ thực của FAS.
3.2.5. SS ( chất rắn lơ lửng ) :
 Đại cương :
Chất rắn trong nước tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng hoà tan do các chất rửa trôi
từ đất, sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, động thực vật và do ảnh
hưởng của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Chúng có ảnh hưởng xấu đến chất
lượng nước mặt hoặc nước thải. Các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường
có vị và có thể tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Nước
cấp có hàm lượng cặn lơ lửng cao gây nên cảm quan không tốt. Ngoài ra hàm lượng
cặn lơ lửng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý
nước thải bằng phương pháp sinh học.
 Phương pháp phân tích và cách tiến hành :
Sử dụng máy quang phổ kế (trong phòng thí nghiệm 14) để đo SS. Các bước
tiến hành như sau:
- Lắc đều mẫu, đổ nhanh ra cốc 100 ml (lấy khoảng 50 ml).
- Bật máy quang phổ kế.
- Nhập vào mã chương trình 630 – enter.
- Điều chỉnh bước sóng về 810 nm – màn hình xuất hiện Zero sample sau đó: mg/l
SUSP.SOLIDS.
- Cho nước cất vào cuvet đến ngang vạch trắng, cho vào buồng đo, đậy nắp, nhấn phím
Zero. Màn hình xuất hiện Zeroing, sau đó : 0.0 mg/l SUSP.SOLIDS.
- Cho mẫu vào cuvet còn lại cũng đến ngang vạch trắng, đặt vào buồng đo, đậy nắp,
nhấn phím read, đọc giá trị trên màn hình.
3.2.6. Nitrogen - Amoni :
 Đại cương :

Sự hiện hữu của amoni trong nước mặt bắt nguồn từ hoạt động phân huỷ chất
hữu cơ do các vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Đối với nước cấp cho sinh hoạt,
amoni được tìm thấy khi bị nhiễm bẩn bởi các dòng thải.
 Phương pháp phân tích và cách tiến hành :
25
SVTH: Cao Anh Thi MSSV: 103108182
25

×