Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Khai thác kỹ thuật hệ thống treo trên ôtô con dựa trên cơ sở xe kia cerato 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MƠN CƠ KHÍ Ơ TƠ
**********

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG
TREO TRÊN ÔTÔ CON DỰA TRÊN CƠ SỞ XE KIA
CERATO 2019

Sinh viên: Nguyễn Nhật
Chuyên ngành: Kỹ thuật ơ tơ
Hệ: Chính quy
Khóa: 59
Người hướng dẫn: TS. Trương Mạnh Hùng


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

TP Hồ Chí Minh - 2022

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

ii


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO.................................................2
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống treo......................................................2
1.1.1. Công dụng...........................................................................................................2
1.1.2. Phân loại..............................................................................................................2
1.1.3. Yêu cầu của hệ thống treo...................................................................................3
1.2. Cấu tạo của hệ thống treo thông dụng........................................................................3
1.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc......................................................................................3
1.2.2. Hệ thống treo độc lập..........................................................................................6
1.3. Giới thiệu về xe cơ sở - Kia Cerato 2019.................................................................12
1.3.1. Giới thiệu về động cơ........................................................................................14
1.3.2. Hộp số...............................................................................................................16
1.3.4. Hệ thống khung gầm.........................................................................................16
CHƯƠNG II: KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO KİA CERATO................................18
2.1. Sơ đồ chung của hệ thống treo trên xe Kia Cerato...................................................18
2.1.1. Hệ thống treo trước...........................................................................................18
2.1.2. Hệ thống treo sau..............................................................................................23
2.2. Phần tử đàn hồi.........................................................................................................25
2.3. Bộ phận giảm chấn...................................................................................................27
2.4. Bộ phận dẫn hướng..................................................................................................31
2.4.1. Hệ thống treo trước...........................................................................................31
2.4.2 Hệ thống treo sau...............................................................................................34
2.5. Thanh cân bằng........................................................................................................35
CHƯƠNG III: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO..............................37
3.1. Quy định về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo.................................................37
3.2. Một số hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống treo...................................38
3.2.1. Nguyên nhân xảy ra hư hỏng hệ thống treo......................................................38
3.2.2. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống treo..................................................39

3.3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo trên Kia Cerato 2019.........................................41
GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

3.3.1. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống treo............................................................41
3.3.2. Bão dưỡng hằng ngày hệ thống treo.................................................................41
3.3.3. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống treo......................................................................42
3.4. Một số tiêu chuẩn trong hệ thống treo.....................................................................43
3.4.1. Chất lượng của hệ thống treo............................................................................43
3.4.2. Tiêu chuẩn về độ ồn..........................................................................................43
3.4.3. Tiêu chuẩn về độ dao động...............................................................................44
3.5. Sửa chữa một số hư hỏng hệ thống treo...................................................................45
3.5.1. Chẩn đoán một số lỗi thường gặp trong hệ thống treo......................................45
3.5.2. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng trong hệ thống treo............47
3.6. Kiểm tra hệ thống treo trên bệ chẩn đoán chuyên dùng...........................................62
KẾT LUẬN....................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................66

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

DANH MỤC HÌNH VẼ

CHƯƠNG I
Hình 1.1: Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp lá....................................................3
Hình 1.2: Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc loại lị xo xoắn..............................................5
Hình 1.3: Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc nhiều địn treo...............................................6
Hình 1.4: Cấu tạo hệ thống treo 2 địn ngang...................................................................7
Hình 1.5: Cấu tạo hệ thống treo Macpherson...................................................................8
Hình 1.6: Cấu tạo hệ thống treo địn dọc..........................................................................9
Hình 1.7: Cấu tạo hệ thống treo địn dọc có thanh ngang...............................................10
Hình 1.8: Tuyến hình xe Kia Cerato...............................................................................12
Hình 1.9: Động cơ Gamma 1.6L.....................................................................................14
Hình 1.10: Hộp số tự động Kia Cerato...........................................................................16
CHƯƠNG II
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí hệ thống treo................................................................................18
Hình 2.2: Bố trí treo trước Macpherson..........................................................................19
Hình 2.3: Hệ thống treo cầu trước Macpherson..............................................................20
Hình 2.4: Sơ đồ hóa hệ thống treo trước Macpherson....................................................21
Hình 2.5: Các bộ phận của cụm lị xo và giảm chấn.......................................................22
Hình 2.6: Mơ phỏng hệ thống treo sau Kia Cerato.........................................................23
Hình 2.7: Hệ thống treo sau của Kia Cerato...................................................................24
Hình 2.8: Lị xo trụ của hệ thống treo.............................................................................25
Hình 2.9: Cấu tạo ống giảm chấn hệ thống treo trước....................................................28
Hình 2.10: Cấu tạo ống giảm chấn hệ thống treo sau.....................................................29
Hình 2.11: Địn ngang (càng A) của hệ thống treo trước................................................32
Hình 2.12: Khớp trụ trịn tại điểm B trên càng A...........................................................32
Hình 2.13: Khớp trụ trịn tại điểm C trên càng A...........................................................33
Hình 2.14: Khớp nối rơ tuyn của hệ thống treo..............................................................33
Hình 2.16: Dầm cầu trước của xe...................................................................................34
Hình 2.17: Thanh xoắn trên Kia Cerato..........................................................................35
Hình 2.18: Thanh cân bằng hệ thống treo trên Kia Cerato.............................................36
Hình 2.19: Thanh cân bằng của xe Kia Cerato...............................................................36

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật
CHƯƠNG III

Hình 3.1: Lịch bảo dưỡng định kỳ..................................................................................37
Hình 3.2: Các hạng mục bảo dưỡng................................................................................38
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý máy rung thủy lực................................................................62

DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG I
Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật xe Kia Cerato....................................................................13
CHƯƠNG III
Bảng 3.1: Các dạng hư hỏng, hậu quả và biện pháp khắc phục......................................39
Bảng 3.2: Các mục bảo dưỡng định kì hệ thống treo......................................................43
Bảng 3.3: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống treo...................................................................45
Bảng 3.4: Quy trình kiểm tra lị xo – giảm chấn treo trước............................................47
Bảng 3.5: Quy trình kiểm tra lị xo – giảm chấn treo sau...............................................51
Bảng 3.6: Quy trình kiểm tra càng A..............................................................................54
Bảng 3.7: Quy trình kiểm tra thanh cân bằng của treo trước..........................................58

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật


MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt
là đối với các nước có nền kinh tế phát triển. Có thể nói rằng mạng lưới giao thông vận
tải là mạch máu của một quốc gia, một quốc gia muốn phát triển nhất thiết phải phát
triển mạng lưới giao thông vận tải.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành ô tô ngày càng phát triển tiến
bộ hơn và lượng ơ tơ có xu hướng tăng lên. Khởi đầu từ những chiếc ôtô thơ sơ hiện
nay nghành cơng nghiệp ơ tơ đã có sự phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng những yêu của
con người.
Mỗi chiếc xe đều có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng của nó tùy thuộc vào yêu
cầu sử dụng. Với nhu cầu xã hội ngày càng tăng thì chỉ tiêu an tồn, tiện nghi, độ êm
dịu đóng vai trò quan trọng khi đánh giá chất lượng xe. Trong các chỉ tiêu đó thì sự an
tồn và sự êm dịu của chuyển động là mục tiêu hàng đầu. Chính vì vậy, em quyết định
chọn đề tài “Khai thác kỹ thuật hệ thống treo trên ôtô con dựa trên cơ sở xe KIA
CERATO 2019”
Sau 3 tháng nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy TS.
Trương Mạnh Hùng và tồn thể các thầy trong bộ mơn ơ tơ đã giúp em hồn thành
được đồ án của mình. Trong q trình thực hiện em khơng tránh khỏi những thiếu sót,
nhầm lẫn. Do đó em mong các thầy cơ chỉ bảo giúp em tìm ra những thiếu sót đó để đồ
án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Nhật

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

1



Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống treo
1.1.1. Công dụng
Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi giữa khung, vỏ xe với các cầu (các bánh xe)
của ôtô, giảm các tải trọng động và dập tắt các dao động của các bộ phận được treo khi
xe đi trên đường không bằng phẳng. Dùng để truyền các lực và mômen tác động giữa
bánh xe và khung xe (vỏ xe).
Hệ thống treo gồm các bộ phận chính và chức năng riêng biệt.
+ Bộ phận dẫn hướng: xác định động học và tính chất dịch chuyển của các bánh
xe dẫn hướng so với khung, vỏ ôtô đồng thời để truyền các lực kéo, phanh, lực bên và
các mômen phản lực của chúng lên khung hoặc vỏ xe.
+ Bộ phận đàn hồi: nhận và truyền lên khung các lực thẳng đứng của đường, giảm
tải trọng động khi xe chạy trên đường khơng bằng phẳng, đảm bảo tính năng êm dịu của
ôtô.
+ Bộ phận giảm chấn: cùng với ma sát bên trong của hệ thống treo, bộ phận giảm
chấn hấp thụ những năng lượng của thân xe (vỏ xe) và bánh xe trên cơ sở biến cơ năng
thành nhiệt năng.
1.1.2. Phân loại
Việc phân loại hệ thống treo có thể dựa theo các căn cứ sau:
+ Theo bộ phận đàn hồi chia ra:
- Loại bằng kim loại (gồm nhíp, lị xo, thanh xoắn)
- Lọai bằng khí (loại bọc bằng cao su – sợi loại ống,..)
- Loại thủy lực (loại ống)
- Loại cao su (các gối cao su, ống cao su đàn hồi,…)
+ Theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng chia ra:

- Loại phụ thuộc với dầm cầu liền (loại riêng và loại thăng bằng)
- Loại độc lập (một đòn, hai đòn)
+ Theo phương pháp dập tắt dao động chia ra:
- Loại giảm chấn thủy lực (loại tác dụng một chiều, loại tác dụng 2 chiều)
- Loại ma sát cơ (ma sát trong bộ phận đàn hồi, trong bộ phận dẫn hướng)
+ Theo phương pháp điều khiển chia ra:
GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

2


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

- Hệ thống treo bị động (không được điều khiển)
- Hệ thống treo chủ động (hệ thống treo có điều khiển)
1.1.3. Yêu cầu của hệ thống treo
+ Mang được sức nặng của xe trong mọi địa hình.
+ Đảm bảo tiếp xúc của 4 bánh xe với mặt đường trong hầu hết mọi trường hợp
(tăng khả năng kiểm soát).
+ Đảm bảo sự ổn định và sự linh hoạt của xe trong khi chuyển hướng, vào cua, tăng
tốc, giảm tốc (tạo cảm giác lái chân thật và độ an toàn).
+ Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý, thỏa mãn mục đích là mềm theo
phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng quan hệ động lực học và động học của
bánh xe.
+ Giảm thiểu tối đa sự tác động của bề mặt địa hình lên phần thân trên của xe nhằm
đảm bảo sự thoải mái cho người bên trong khoang lái (giảm xóc).
+ Đảm bảo các điều kiện an toàn va chạm.
1.2. Cấu tạo của hệ thống treo thông dụng

1.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc
1.2.1.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp lá
a. Sơ đồ cấu tạo
Cấu tạo gồm: Dầm cầu, nhíp lá, giảm chấn.

Hình 1.1: Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp lá
Dầm cầu là ống thép liên kết cứng với nhíp nhờ các bộ quang treo. Hai đầu dầm
cầu bố trí cơ cấu phanh và moay ơ bánh xe. Nhíp lá bao gồm các lá nhíp ghép lại, lá
nhíp chính được cuốn tròn ở hai đầu để tạo thành các khớp trụ.
GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

3


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

Đầu sau của nhíp lá cố định trên khung xe và có thể quay tương đối nhờ các ổ cao
su. Đầu trước là khớp trụ di động theo kết cấu quang treo. Quang treo bố trí trên khung
xe, tạo điều kiện cho nhíp lá biến dạng tự do đồng thời có thể truyền lực dọc từ bánh xe
lên khung và ngược lại. Các lực bên có thể truyền từ khung xe qua khớp trụ, lá nhíp
quang nhíp, dầm cầu tới bánh xe. Giảm chấn bắt giữa dầm cầu và khung xe được đặt
nghiêng về phía trước.
b. Ưu điểm
+ Nhíp vừa là cơ cấu đàn hồi, vừa là cơ cấu dẫn hướng và một phần làm nhiệm vụ
giảm chấn nghĩa là thực hiện toàn bộ chức năng của hệ thống treo. Do đó kết cấu hệ
thống treo sẽ đơn giản.
+ Với chức năng là bộ phận dẫn hướng, nhíp có thể truyền được lực dọc (lực kéo
hoặc lực phanh) và lực ngang từ bánh xe qua cầu xe lên khung. Chức năng đàn hồi theo

phương thẳng đứng.
+ Ngồi ra nhíp cũng có khả năng truyền các mơmen từ bánh xe lên khung. Đó là
mơmen kéo hoặc mơmen phanh.
c. Nhược điểm
+ Trọng lượng nhíp nặng hơn tất cả các bộ phận đàn hồi khác, nhíp kể cả giảm
chấn chiếm từ 5,5% - 8% trọng lượng bản thân ơtơ.
+ Vì có ma sát giữa các lá nhíp nên nhíp khó hấp thu các rung động nhỏ từ mặt
đường.
+ Thời hạn phục vụ ngắn do các ứng suất ban đầu, do trạng thái ứng suất phức tạp,
do lực tác động và lặp lại nhiều lần.
+ Đường đặc tính đàn hồi đòi hỏi phải là đường cong nhưng trong thực tế độ cứng
của bản thân nhíp lại là hằng số.
+ Khối lượng của phần không được treo lớn, dễ phát sinh lực va đập và có thể ảnh
hưởng đến độ êm dịu chuyển động.
d. Phạm vi ứng dụng
Hệ thống treo phụ thuộc nhíp lá thường được dùng cho các xe tải và xe bus trung
bình và lớn, xe hai cầu chủ động khả năng việt dã cao.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

4


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

1.2.1.2. Hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo xoắn
a. Sơ đồ cấu tạo
 Loại cầu sau là cầu bị động

Hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo xoắn với cầu sau bị động có cấu tạo như Hình
1.2. Dầm cầu sau là dầm cầu cứng, trên dầm cầu này đặt lò xo trụ và giảm chấn gần sát
bánh xe. Lò xo trụ bao ngồi giảm chấn bởi vậy chiếm ít khơng gian xe. Dẫn hướng cho
cầu thơng qua hai địn dọc dưới và một đòn dọc trên. Các gối đỡ đều dùng ổ xoay bằng
cao su dày. Liên kết của hệ thanh đòn dọc này đảm bảo sự chuyển động song phẳng của
tâm trục cầu xe, khả năng truyền lực dọc vững chắc. Địn trên có kết cấu đủ để truyền
lực bên giữa khung xe và cầu. Trên 2 địn dọc dưới có địn ngang nhỏ liên kết bu lơng
tạo nên thanh ổn định. Thanh ổn định làm việc chỉ khi hai đòn dọc dưới có vị trí khác
nhau và địn dọc đóng vai trò là một phần của thanh ổn định chữ U.

Hình 1.2: Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo xoắn
1 - Giảm chấn; 2 - Lò xo trụ; 3 - Dầm cầu; 4 - Đòn ngang; 5 - Cơ cấu phanh;
6 - Đòn dưới; 7 - Dây phanh tay; 8 - Thanh ổn định ngang
 Loại cầu sau là cầu chủ động
Chuyển vị của bánh xe so với thân xe được quyết định bởi số cấu trúc liên kết các
đòn giằng. Lực ngang, lực dọc thực hiện truyền qua bộ phận dẫn hướng. Số lượng địn
có thể là đối xứng (2 trên, 2 dưới) hay không đối xứng (1 trên, 2 dưới). Cơ cấu liên kết
4 khâu như vậy cũng đa dạng (hình bình hành, hình thang), tuy nhiên quan trọng là: khi
bánh xe dịch chuyển theo phương thẳng đứng, chuyển vị khác xảy ra nhỏ nhất.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

5


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

Hình 1.3: Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc nhiều đòn treo

1 - Giảm chấn; 2 - Lò xo trụ; 3 - Cơ cấu watta; 4 - Dầm cầu; 5 - Đòn dọc trên;
6 - Cơ cấu phanh; 7 - Thanh ổn định; 8 - Đòn dọc dưới
b. Ưu diểm
+ Trọng lượng nhỏ hơn rất nhiều nhíp, dễ dàng bố trí và khơng tốn không gian.
+ Tuổi thọ cao do chỉ chịu tải trọng thẳng đứng.
+ Dễ dàng ra công chế tạo, tiện lợi gia công trong dây truyền, dễ lắp ghép thay
thế.
+ Đường đặc tính đàn hồi là đường cong trơn.
+ Mức độ hấp thụ năng lượng trên một đơn vị khối lượng lớn hơn nhíp.
c. Nhược điểm
+ Do khơng có nội ma sát như trong nhíp nên cần thêm giảm chấn kèm theo để
dập tắt dao động.
+ Do khơng có khả năng chịu lực ngang nên cần có các địn dẫn hướng.
d. Phạm vi ứng dụng
Ngày nay lò xo trụ chủ yếu được chọn sử dụng làm bộ phận đàn hồi trong hệ
thống treo phụ thuộc trên xe con.
1.2.2. Hệ thống treo độc lập
1.2.2.1. Hệ thống treo độc lập loại 2 đòn ngang
a. Sơ đồ cấu tạo

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

6


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

Hình 1.4: Cấu tạo hệ thống treo 2 đòn ngang

1 - Ống giảm chấn; 2 - Đòn ngang trên; 3 - Thanh cân bằng; 4 - Giá đỡ hệ
thống treo; 5 - Cơ cấu lái; 6 - Vấu hạn chế; 7 - Bánh xe; 8 - Đòn ngang dưới;
9 - Khớp trụ dưới
Cấu tạo hệ thống treo hai đòn ngang bao gồm một đòn ngang trên, một đòn ngang
dưới. Các đầu trong liên kết bằng khớp trụ với khung vỏ. Các đầu ngoài liên kết bằng
khớp cầu với đòn đứng. Đòn đứng nối cứng với trục bánh xe. Ở đây địn đứng có chức
năng như hệ thống treo phụ thuộc, bánh xe có thể quay quanh đường nối tâm của hai
khớp cầu. Bộ phận đàn hồi có thể nối giữa khung với địn trên hoặc đòn dưới. Giảm
chấn cũng đặt giữa khung với đòn trên hoặc đòn dưới. Hai bánh xe đều dùng hệ thống
treo này và được đặt đối xứng qua mặt phẳng dọc giữa xe. Các đòn ngang bắt với giá đỡ
nhờ mối ghép bu lơng. Các tấm đệm giữa chúng có thể thay đổi để điều chỉnh liên kết
đòn dưới với khung. Điều chỉnh ở vị trí này cho phép thay đổi góc nghiêng trụ đứng khi
lắp ráp. Khớp cầu ngồi dưới được tạo nên để chịu tải lớn hơn khớp cầu trên. Các khớp
cầu chế tạo riêng lắp với đòn ngang nhờ bulong để tạo điều kiện dễ dàng thay thế.
b. Ưu điểm
+ Toàn bộ hệ thống treo đặt trên giá treo nhằm tạo thuận lợi cho việc lắp ráp ở
dạng tổng thành.
+ Giảm ma sát tại đầu thanh ổn định mà vẫn cho phép đầu ngoài của thanh ổn
định di chuyển tự do.
c. Nhược điểm
+ Cấu tạo phức tạp.
GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

7


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật


+ Sửa chữa phức tạp, bảo dưỡng tốn kém.
d. Phạm vi ứng dụng
Sử dụng chủ yếu trên các dòng xe con, xe bán tải cỡ nhỏ.
1.2.2.2. Hệ thống treo độc lập loại 1 đòn ngang (Macpherson)
a. Sơ đồ cấu tạo

Hình 1.5: Cấu tạo hệ thống treo Macpherson
1 - Cao su hạn chế; 2 - Đệm cao su; 3 - Ty đẩy; 4 - Cao su bảo vệ; 5 - Đĩa lò xo;
6 - Giảm chấn; 7 - Tai bắt thanh ổn định; 8 - Thanh nối; 9 - Thanh ổn định;
10 - Giá đỡ trục bánh xe
Hệ thống treo bao gồm: một đòn ngang dưới, giảm chấn đặt theo phương đứng,
một đầu gối trên khớp cầu (G), một đầu bắt với khung xe (E). Bánh xe nối cứng với vỏ
giảm chấn. Lị xo có thể đặt lồng giữa vỏ giảm chấn và trục giảm chấn.
Hệ thống treo Mc. Pherson là biến dạng của HTT hai đòn ngang với độ dài đòn
ngang trên bằng 0. Địn ngang có đầu trong liên kết với thân xe bởi khớp trụ, đầu ngoài
nối với đầu dưới của giảm chấn bởi khớp cầu. Địn ngang có dạng hình chữ A để đảm
bảo khả năng tiếp nhận lực ngang và dọc tác động lên HTT khi xe chuyển động. Trục
của bánh xe được nối cứng với vỏ của giảm chấn. Đầu trên của giảm chấn liên kết với
GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

8


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

thân xe bằng khớp tựa lựa, đầu dưới liên kết với đòn ngang bằng khớp cầu, như vậy
giảm chấn đóng vai trị vừa là trụ xoay của bánh xe vừa là giảm chấn.
b. Ưu điểm

+ Cấu trúc đơn giản, ít chi tiết, giảm nhẹ khối lượng được treo.
+ Dễ dàng bố trí trong khoang động cơ.
+ Điều chỉnh chiều cao trọng tâm xe bằng các bulong.
c. Nhược điểm
+ Do giảm chấn vừa làm chức năng giảm chấn vừa làm trụ đứng nên trục giảm
chấn chịu tải lớn.
+ Khớp cầu chịu tải toàn bộ của trụ đứng nên mau mịn.
+ Có khả năng gây ra sự thay đổi góc nghiêng ngang bánh xe, vết bánh xe.
d. Phạm vi ứng dụng
Sử dụng rộng rãi trên các xe con hiện đại, đặc biệt trên ô tô con cầu trước chủ
động dẫn hướng, với không gian chật hẹp.
1.2.2.3. Hệ thống treo địn dọc
a. Sơ đồ cấu tạo

Hình 1.6: Cấu tạo hệ thống treo đòn dọc
1 - Giá treo phía sau; 2 - Giá đỡ của địn dọc; 3 - Trục của ổ đỡ; 4 - Cao su đỡ;
5 - Đòn dọc; 6 - Trục bánh xe; 7 - Cơ cấu phanh; 8 - Mâm phanh;
9 - Vấu hạn chế; 10 - Giảm chấn; 11 - Lò xo trụ
GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

9


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

HTT đòn dọc là HTT bố trí đối xứng qua trục dọc với mỗi bên có một địn 5 bố trí
dọc theo xe. Một đầu đòn dọc được gắn cứng với trục bánh xe 6, một đầu được liên kết
với khung vỏ bởi khớp trụ quay 3,4. Quỹ đạo chuyển động của tâm trục bánh xe BC là

quỹ đạo tròn, tâm là khớp quay, bán kính bằng chiều dài địn dọc.
Địn dọc là nơi tiếp nhận lực ngang, lực dọc và quyết định chuyển vị của bánh xe,
đảm nhận chức năng của bộ phận dẫn hướng. Do chịu tải trọng lớn, đòn dọc thường có
độ cứng vững cao, khớp quay thường là khớp trụ với ổ bi kim hay ổ cao su. Để tăng khả
năng chịu tải cho khớp quay, HTT sử dụng các ổ con lăn kim đặt cách xa nhau. Phần
lớn có bố trí thanh ổn định ngang giúp cho việc san đều tải trọng thẳng đứng.
b. Ưu điểm
+ Kết cấu đơn giản.
+ Giá thành không cao, phù hợp với xe cầu trước chủ động.
+ Các địn dọc bố trí dọc sườn xe, chiếm ít chỗ trong khơng gian cầu sau.
c. Nhược điểm
Khi xe quay vòng, dưới tác dụng của lực ly tâm, tải trọng hai bên chênh lệch, gây
nên hiện tượng lệch cầu xe, ảnh hưởng xấu đến chất lượng quay vòng.
d. Phạm vi ứng dụng
Sử dụng chủ yếu trên xe con, xe tải nhỏ.
1.2.2.4. Hệ thống treo địn dọc có thanh ngang liên kết ( HTT dầm xoắn)
a. Sơ đồ cấu tạo

Hình 1.7: Cấu tạo hệ thống treo địn dọc có thanh ngang
1 - Thanh ngang liên kết; 2 - Lò xo; 3 - Giảm chấn; 4 - Bánh xe; 5 - Đòn dọc;
6 - Khớp quay

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

10


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật


Trên hình 1.7 là cấu trúc của HTT địn dọc có thanh ngang liên kết. HTT địn dọc
có thanh ngang liên kết là HTT địn dọc có bố trí thêm thanh liên kết ngang (1) trên hai
đòn dọc (5). Tác dụng của thanh liên kết ngang là nhằm liên kết chuyển vị của hai bánh
xe, đồng thời đảm nhận chức năng của thanh ổn định ngang.
Khi ô tô chuyển động dưới tác động của lực bên (lực ly tâm trên đường vịng, lực
gió bên, mặt đường nghiêng...), phản lực thẳng đứng tác dụng trên các bánh xe khác
nhau. Bên bánh xe bị tăng tải dịch chuyển gần thân xe, bên bánh xe giảm tải dịch
chuyển xa thân xe. Sự thay đổi đó gây nên góc nghiêng ngang thân xe . Với kết cấu
HTT địn dọc và địn dọc có thanh ngang liên kết, cầu xe bị xoay đi một góc s. Góc
quay s, được gọi là góc "tự điều khiển cầu xe" và có ảnh hưởng xấu đến tính chất ổn
định của ơ tơ. Trên ơ tơ con góc s, bị giới hạn trong khoảng nhỏ (như xe 4 chỗ ngồi 0.007 < s < 0.007 rad).
Trên HTT địn dọc có thanh ngang liên kết, nhờ thanh liên liên kết nên giá trị góc
s, nhỏ hơn trên HTT đòn dọc. Mặt khác, thanh liên kết ngang giúp các bánh xe có khả
năng chịu lực bên tốt hơn, các khớp trụ (6) có độ bền cao hơn.
Thanh liên kết thường có độ cứng xoắn nhỏ (có tiết diện trịn hở, hoặc tam giác có
rãnh dọc) nhằm đảm nhận vai trò của thanh ổn định ngang trên HTT.
b. Ưu điểm
+ Dễ dàng tháo lắp cả cụm cầu xe, kết cấu gọn, đặc biệt dễ bố trí cho hệ treo dùng
thanh xoắn.
+ Chịu tải trọng ngang, giảm nhẹ lực ngang tác động lên các khớp quay, không
cần phải dùng thanh ổn định ngang khi có độ cứng nhỏ.
+ Khơng gây nên sự thay đổi góc nghiêng ngang bánh xe, vết bánh xe, khơng cần
dùng thêm địn truyền lực ngang.
c. Nhược điểm
+ Địi hỏi cơng nghệ hàn cao.
+ Tải trọng đặt lên cầu xe hạn chế và có thể làm quay trục cầu xe khi đi trên
đường vòng ở trạng thái quay vòng thừa.
d. Phạm vi ứng dụng
Hiện nay hệ thống treo này dùng rất phổ biến nên dùng rộng rãi trên một số ô tô

con cầu sau bị động, động cơ đặt trước, giá thành thấp.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

11


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

1.3. Giới thiệu về xe cơ sở - Kia Cerato 2019
Kia Cerato 2019 là mẫu xe đến từ Hàn Quốc và thuộc phân khúc Sedan hạng C
đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Mẫu xe này thuộc phân khúc với các xe như
Toyota Corolla Altis, Ford Focus, Hyundai Elantra, Mazda 3 …. Tại thời điểm ra mắt,
Kia Cerato 2019 giá lăn bánh từ 680 đến khoảng 780 triệu tùy phiên bản.

Hình 1.8: Tuyến hình xe Kia Cerato
Mẫu xe này cịn có tên gọi khác là Kia K3, Kia Forte. Mẫu xe Kia Cerato được
chế tạo dựa trên sự chia sẻ khung gầm với Hyundai Elantra thế hệ thứ ba và sử dụng
động cơ Beta II của Hyundai tích hợp cơng nghệ điều khiển van biến thiên liên tục
CVVT (Continuously Variable Valve Timing). Cerato được trang bị với 2 lựa chọn
động cơ gồm loại động cơ xăng 1.6L I4, 2.0L I4 và tùy chọn hộp số sàn (MT) hoặc hộp
số tự động (AT) cho các phiên bản động cơ.
KIA Cerato cũng được phát triển trên khung gầm mới giúp tăng độ cứng thân xe,
giảm được độ ồn, độ rung khó chịu cho người sử dụng, cho khả năng vận hành thoải
mái và thú vị hơn. 
Về ngoại hình Kia Cerato có kiểu dáng “Fastback” được lấy cảm hứng từ Kia
Stinger với phần capo được thiết kế dài hơn cùng các đường gân dập nổi chạy dọc thân
xe, tạo nên một tổng thể thân xe cân đối và hài hịa, cùng phần đi xe được vuốt từ nóc

xuống cốp sau mang đem lại vẻ trẻ trung và cá tính. Mẫu xe này sử dụng mâm đúc 17
GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

12


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

inch hợp kim nhôm, mặt la-zăng năm chấu kép thẳng và được trang bị cho tất cả các
phiên bản, mang phong cách thể thao. Phần mặt trước của xe có thiết kế mạnh mẽ với
lưới tản nhiệt hình mũi hổ đặc trưng của Kia. Cản trước rộng kết hợp với lưới tản nhiệt
tạo nên một tổng thể phần đầu xe năng động hơn.
Về nội thất Kia Cerato được trang bị hàng loạt các tính năng tiện nghi như sạc
điện thoại không dây hiện đại, nút khởi động Start/Stop tiện dụng, ghế lái điều chỉnh
điện, gương chiếu hậu chống chói, cốp sau đóng mở điện thơng minh, hệ thống điều
hịa tự động hai vùng độc lập.
Các tính năng an tồn của Cerato 2.0 2019 gồm 6 túi khí, sự hỗ trợ và bảo vệ “tận
răng” với phanh ABS/EBD/BA, hệ thống cân bằng điện tử ESP, kiểm soát thân xe
VSM, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC, kiểm sốt hành trình Cruise Control, cảm biến
đỗ xe trước/sau, camera lùi, hệ thống chống trộm, khóa cửa điều khiển từ Xa. Việc
trang bị nhiều hệ thống hiện đại giúp xe vận hành ổn định, độ vọt thấp, đạt được tính
năng ổn định cao hơn.
Bảng 1.1: Thơng số kỹ thuật xe Kia Cerato
Thơng Số Kỹ Thuật

MT
AT
Deluxe

Kích thước – Trọng lượng
Kích thước tổng thể
4640 x 1800 x 1450 mm
Chiều dài cơ sở
2700 mm
Khoảng sáng gầm xe
150 mm
Bán kính quay vịng
5300 mm
Khơng tải
1210 kg
1270 kg
1270 kg
Trọng lượng
Tồn tải
1610 kg
1670 kg
1670 kg
Động cơ – Hộp số
Kiểu

1320 kg
1720 kg

Xăng, Nu
2.0L
4 xi lanh thẳng hàng, 16 van DOHC, Dual CVVT
1.591 cc
1.999 cc
159 Hp/

128 Hp/ 6300 rpm
6500 rpm
194 Nm/
157 Nm/ 4850 rpm
4800 rpm
Số sàn 6 cấp
Số tự động 6 cấp
Khung gầm
Kiểu MacPherson
Kiểu thanh xoắn
Đĩa x Đĩa (Đĩa x Tang trống)
Trợ lực điện
225/45R17
17 inch – Mâm đúc hợp kim nhơm
Xăng, Gamma 1.6L

Loại
Dung tích xi lanh
Cơng suất cực đại
Mô men xoắn cực đại
Hộp số
Hệ thống
treo
Phanh
Cơ cấu lái
Lốp xe
Mâm xe

Premium


Treo trước
Treo sau
Trước x Sau

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

13


Đồ án Tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Nhật

1.3.1. Giới thiệu về động cơ
KIA Cerato 2019 được trang bị 2 tùy chọn động cơ, cụ thể:
+ Động cơ xăng 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 1.6 lít tạo ra cơng suất tối đa 128
mã lực tại 6.300 vòng/phút, cùng momen xoắn cực đại 157 Nm khi tốc độ động cơ đạt
4.850 vòng/phút. Khối động cơ này mang đến khả năng tăng tốc và khỏe hơn so với các
xe cùng phân khúc.

Hình 1.9: Động cơ Gamma 1.6L
+ Còn đối với động cơ xăng 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 2.0 lít mang đến cơng
suất tối đa 159 mã lực tại 6.500 vịng/phút và moment xoắn cực đại 194 Nm tại 4.800
vịng/phút.
+ Ngồi ra, người điều khiển xe có thể sử dụng chế độ lái Drive Mode Select
(DMS) với ba lựa chọn: Comfort, Eco và Sport phù hợp cho từng mục đích và cung
đường di chuyển chỉ với những thao tác đơn giản
+ Động cơ 1.6 của Cerato có phần mạnh hơn so với loại 1.5 Mazda 3 cụ thể là
nhỉnh hơn 10 mã lực khi so sánh công suất của chúng với nhau. Kia Cerato phù hợp
hơn với những người đam mê thể thao, mang lại sự năng động hơn về công suất của

động cơ cũng như kiểu dáng so với các xe cùng phân khúc.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng

14



×