Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Khóa luận : Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng môi trường nước của huyện trảng bom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.05 KB, 91 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết cho đề tài
Trong những năm qua và gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà Nước đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng,
vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kep theo nó các vấn đề môi
trường diễn ra càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những
quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần
thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhưng do môi trường là một
khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn và phức tạp nó chứa đựng rất nhiều vấn đề như
: Ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn,…
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến
phức tạp, có chiều hướng gia tăng nếu không được quản lý và bảo vệ tích cực. Để có
nền kinh tế phát triển bền vững thì tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi
trường. Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 07/09/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện
“về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa giai đoạn 2006 – 2010” đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường
quản lý nguồn tài nguyên và làm tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần phát triển
kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010 thực sự bền vững.
Nước – nguốn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù
lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh
hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị
ô nhiễm trẩm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản
xuất và ý thức của con người.
Trong đó tài nguyên nước của Huyện Trảng Bom cũng có một phần nhỏ nào đó,
chúng ta muôn biết nó như thế nào, ra sao phải đì tìm hiểu, đánh giá và đưa ra biện
pháp sử dụng hợp lý. Đó cũng là lý do em đã chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề
xuất hướng sử dụng môi trường nước tại huyện Trảng Bom”. Từ đó ta có thể biết được
hiện trạng tài nguyên nước của huyện như thế nào? Sau đó tìm hiểu và đưa ra biện
pháp sử dụng nước một cách hợp lý.
2. Mục tiêu của đề tài


- Góp phần cải thiện tình hình sử dụng nước của huyện.
- Điều tra hiện trạng về tình hình sử dụng nước tại một số địa phương thuộc địa bàn
huyện.
- Đánh giá chất lượng nguồn nước, tình hình thiếu nước. Từ đó, đề xuất các giải pháp
cung cấp nước, hướng sử dụng nước cho người dân ở các địa phương .
3. Nội dung đề tài
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Giới thiệu về tình hình tài nguyên môi trường nước trên địa bàn huyện.
- Thu thập, tổng hợp số liệu và đánh giá tình hình sử dụng nước của các xã. Khảo sát,
điều tra về tình hình sử dụng nước tại các xã trong huyện, thông qua việc phát phiếu
điều tra để tìm hiểu tình hình sử dụng nước tại các khu vực, người dân đang sử dụng
nguồn nước như thế nào, chất lượng nguồn nước có đảm bảo cho sức khỏe của người
dân không. Trao đổi trực tiếp với người dân về tình hình chất lương nguồn nước… để
rút ra những nhận định cụ thể về tình hình sử dụng nước của các khu vực đã điều tra.
- Đề xuất hướng sử dụng nước một cách hợp lý.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận :
Dựa vào hiện trạng diễn biến của môi trường nước, các dữ liệu mội trường nước
trên cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó đánh giá
phương án thực hiện cần thiết nhằm thự hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.
4.2 Phương pháp khảo sát thực địa :
Đây là giải pháp đánh giá được thực tế và có tầm quan trọng. Phương pháp này
có thể đánh giá hiện trạng cung cấp và chất lượng nước một cách rõ rệt. Căn cứ theo
thông tin, số liệu và bản đồ huyện để xác định cụ thể vùng nghiên cứu. Đề tài hiện
trạng sử dụng nước tại huyện trảng bom gồm các điểm khảo sát là :
- Thị trấn Trảng Bom
- Xã Thanh Bình
- Xã Cây Gáo
- Xã Bàu Hàm

- Xã Sông Thao
- Xã Sông Trầu
- Xã Hối Nai 3
- Xã Bắc Sơn
- Xã Bình Minh
- Xã Quảng Tiến
- Xã Tây Hòa
- Xã Đồi 61
- Xã Hưng Thịnh
- Xã Trung Hòa
- Xã An Viễn
- Xã Đồng Hòa
- Xã Giang Điền
4.3 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu :
Phương pháp này đánh giá tình hình chung của hiện trạng sử dụng nước của
huyện. Do đó, việc thu thập các tài liệu liên quan là hết sức cần thiết :
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Tài liệu của Phòng tài nguyên Môi trường của huyện.
- Tài liệu của Sở Tài Nguyên Môi Trường của tỉnh Đồng Nai.
- Tài liệu của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường của Tỉnh Đồng Nai.
- Hiện trạng sử dụng nước của các khu vực điều tra.
- Tiến hành khảo sát : đi đến từng hộ dân.
4.4 Phương pháp điều tra xã hội học :
Đây là phương pháp điều tra thông tin dưới dạng phiếu điều tra.
- Xây dựng phiếu điều tra : phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi trực
tiếp đối với người dân bao gồm các phần : nguồn cấp, chất lượng nguồn cấp, lưu lượng

- Tiến hành điều tra : việc điều tra được tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân theo
các nội dung trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước.

5. Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn điều tra, đánh giá hiện trạng và
đề xuất giải pháp cho tình hình sử dụng nước tại huyện Trảng Bom.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRẢNG BOM
Huyện Trảng Bom (HTB) thành lập 2003, được tách ra từ Huyện Thống Nhất
theo Nghị Định 27/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính Phủ. Theo đó, huyện gồm
thị trấn và 16 xã. Cơ cấu kinh tế Huyện đang chuyển dịch sang Công nghiệp – Dịch vụ
– Nông Nghiệp. Sự phát triển công nghiệp nhanh đã kéo theo nhiều vấn đề môi trường
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
phát sinh như : nước thải công nghiệp không qua xử lý được thải trực tiếp ra nguồn tiếp
nhận, khí thải phát sinh…
Huyện Trảng Bom có diện tích tự nhiện 323,70km2, dân số hiện nay khoảng
198.510 người (định hướng đến năm 2020 khoảng 235.500 người), có ưu thế về vị trí
địa lý nằm trên trục Quốc lộ 1, giáp thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, có tài
nguyên phong phú. Hiện nay Trảng Bom là một trong những huyện có tốc độ phát
triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế cao so với các huyện trong tỉnh Đồng Nai.
Huyện Trảng Bom có 16 Xã và một thị Trấn (Thị trấn Trảng Bom). Trên địa bàn
HTB có 3 Khu công nghiệp (KCN) tập trung đã đi vào hoạt động : KCN Bàu Xéo,
KCN Hối Nai, KCN Sông Mây và cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Hối Nai 3. Đồng
thời Huyện đã và đang quy hoạch các Khu và Cụm công nghiệp vật liệu từ nay đến
năm 2010 và năm 2020 đó là : Khu công nghệ cao Giang Điền và các Cụm công
nghiệp Hưng Thịnh, Suối Sao, Thanh Bình, Sông Thao,… về nông nghiệp, huyện
Trảng Bom phát triển mạnh nghành chăn nuôi với tổng đàng gia súc 180.000 con, tổng
đàng gia cầm 1.027.113 con ( số liệu năm 2007) tập trung ở các xã Thanh Bình, Cây
Gáo, Sông Trầu, An Viễn, Giang Điền, Bắc Sơn.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến
phức tạp, có chiều hướng gia tăng nếu không được quản lý và bảo vệ tích cực. Để có
nền kinh tế phát triển bền vững thì tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi

trường. Nghị định số 10-NQ/HU ngày 07/09/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện
“về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa giai đoạn 2006 – 2010” đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường
quản lý nguồn tài nguyên và làm tốt công tác bảo vệ môi trường góp phần phát triển
kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010 thực sự bền vững. Nhiệm vụ
trọng tâm tập trung vào vấn đề quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên, xây dựng bãi xử
lý rác sinh hoạt, thu gom 100% rác thải y tế và 80% các chất thải khác, áp dụng công
nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và huy động sự tham gia của các thành phần
kinh tế, của toàn bộ xã hội vào hoạt động bảo vệ môi trường.
Từ những vấn đề trên yêu cầu đặt ra cần phải có kế hoạch quản lý và bảo vệ môi
trường của huyện với những nhiệm vụ cụ thể thiết thực và khả thi.
1.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hình 1.1 : Bản đồ của huyện Trảng Bom
Huyện Trảng Bom được hình thành từ việc chia tách huyện Thống Nhất (cũ)
theo Nghị định 97/2003/NĐ.CP của Chính Phủ. HTB có tổng diện tích tự nhiên là
32.614 ha, chiếm 5,56% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với 17 đơn vị hành chính bao gồm
16 xã và 1 thị Trấn : xã Hối Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Giang Điền,
Sông Trầu, Tây Hòa, Đông Hòa, Trung Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, An
Viễn, Cây Gáo, Đồi 61, Thanh Bình và thị trấn Trảng Bom. Ranh giới hành chính HTB
được xác định như sau :
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.
5
Huyện Long Thành
Tp
Biên
Hòa
Huyện

Thống
Nhất
Huyện
Vĩnh Cửu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Phía Nam giáp huyện Long Thành.
- Phía Tây giáp Tp Biên Hòa.
- Phía Đông giáp huyện Thống Nhất.
Trảng Bom là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một
trong những trung tâm kinh tế – xã hội và khoa học của tỉnh Đồng Nai. Trung tâm
huyện chỉ cách Tp.HCM 50km và Tp Biên Hòa 20km. Huyện hiện là nơi tập trung
nhiều KCN, có nhiều điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật : điện, nước, giao
thông,… và có sức hút đầu tư từ bên ngoài cũng như có điều kiện phát triển mạnh mẽ
trên cả 3 lĩnh vực : Nông Nghiệp – Công Nghiệp – Dịch Vụ.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
• Khí hậu
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với
những đặc điểm :
- Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.500 – 2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm,
trung bình 25 – 26
0
C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (21
0
C), tháng
có nhiệt độ cao nhất khoảng từ 34 – 35
0
C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng
9.490
0
C, rất thuận lợi cho thâm canh, tăng năng suất và tăng vụ.

- Mưa tập trung theo mùa : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 85% tổng
lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 15% tổng lượng
mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100 – 1.400 mm/năm, nhưng mùa khô lượng
bốc hơi thường chiếm 64 – 65% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mât cân
đối nghiêm trọng về chế độ ẩm và mùa khô thường cho hiệu quả cao và ổn định.
• Địa hình
Địa hình HTB chia làm 3 dạng địa hình cơ bản : địa hình thấp phân bố ở phía
nam và ven Quốc lộ 1A (QL1A), địa hình cao phân bố ở phía bắc huyện và địa hình
trung bình phân bố ở phía Bắc QL1A, phía Nam khu vực có địa hình cao, nhìn chung
địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa
dạng hóa cây trồng và xây dựng hạ tầng các KCN.
• Nhiệt độ
Kết quả quan trắc nhiệt độ tại trạm Long Khánh – Trung tâm tính (Bản I.1 phụ
lục) cho thấy nhiệt độ không khí trung bình ngày là 25,9
0
C.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất xuất hiện vào tháng IV. Độ chênh lệch giữa
nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất (biên độ năm) được dao động từ
3,4
0
C – 4,5
0
C.
1.1.3 Những lợi thế của huyện
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Về đất nông nghiệp là 26.445 ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên của huyện. Nông nghiệp
vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ chú
trọng mở rộng diện tích, khai hoang, phục hóa.
- Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng định hướng phát triển các loại cây lâu

năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như : cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả, điều,
chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông, các loại đổ và lúa nước.
- Tài nguyên khoáng sản có Puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng 20 triệu
tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan, than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế biến phân
bón và vật liệu xây dựng.
- Tiềm năng du lịch : thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế về điều
kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao hồ, thác
ghềnh tự nhiên.
Huyện có 03 khu công nghiệp là Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo. Huyện với lợi
thế cách Tp.HCM 50 km và Tp.Biên Hòa về phía đông, dọc theo QL1A là địa bàn
khuyến khích thu hút đầu tư của doanh nghiệp.
1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1 Tình hình Kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội trong những năm vừa qua đạt mức tăng liên tục : năm
2005 đạt 2.029,6 tỷ đồng, năm 2006 đạt 2.688 tỷ đồng và năm 2007 đạt 3.519,5 tỷ
đồng. Mức tăng bình quân GDP tron g 2 năm 2006 và 2007 đạt trên 20%.
Cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch đúng hướng “Công nghiệp – dịch
vụ – nông nghiệp”, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 1.1 : Cơ cấu GDP qua các năm
Loại hình
Cơ cấu GDP qua các năm (%)
2005 2006 2007
Nông – Lâm – Thủy sản 17,9 14,5 11,4
Công nghiệp – XDCB 62,9 68,4 71,1
Dịch vụ 19,2 17,1 17,5
Nguồn : Niên giám thống kê huyện Trảng Bom năm 2007
1.2.2 Tình hình xã hội
- Công nghiệp – tiêu thụ công nghiệp :
Công nghiệp và tiêu thụ công nghiệp (TTCN) trong những năm qua có mức tăng
cao trong các năm qua và luôn đạt tỉ lệ trên 20%, năm 2005 đạt 2.985,145 tỷ đồng, năm

2006 đạt 4.430,745 tỷ đồng, năm 2007 đạt 6.089,572 tỷ đồng tăng 37,3% so với năm
2006.
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trong những năm qua, đâu tư nước ngoài vào KCN tại Trảng Bom ngày càng
tăng, tính đến ngày 30/09/2007 đã có thêm 11 dự án đầu tư nước ngoài nâng tổng số dự
án trên địa bàn huyện hiện nay là 154 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên đến
1.043.311.445 USD, chiếm 11,09% tổng số vốn đăng ký toàn tỉnh. Đã có 126 dự án đi
vào hoạt động. Bên cạnh đó, huyện có 1 cụm công nghiệp (CCN) vật liệu xây dựng Hố
Nai 3 lấp đầy và 6 CCN địa phương đang triển khai và kêu gọi đầu tư.
Một số ngành TTCN địa phương tiếp tục phát triển theo hướng khai thác có hiệu
quả các tiềm năng, lợi thế tại chổ như : chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ…
- Thương mại – dịch vụ :
Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn trong những năm qua cũng tăng
đặc biệt năm 2007 có mức tăng rất cao đạt 102,4% so với năm 2006. Cụ thể năm 2005
đạt 1.936,056 tỷ đồng, năm 2006 đạt 2.516,873 tỷ đồng và năm 2007 đạt 3.473,285 tỷ
đồng.
Toàn huyện có trên 130 doanh nghiệp thương mại – dịch vụ và hơn 9.078 hộ
kinh doanh cá thể đang hoạt động trên 23 chợ lớn, nhỏ.
Hoạt động du lịch đã bước đầu phát triển. Bên cạnh sân golf, khu du lịch (KDL)
Thác Giang Điền đã thu hút lượng lớn (gần 200.000) khách từ các nơi đến tham quan.
- Sản xuất nông – lâm nghiệp :
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2005 đạt 610,425 tỷ đồng, năm 2006 đạt
654,179 tỷ đồng, năm 2007 đạt 695,746 tỷ đồng tăng 6,9% so với năm 2006.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là : 19,178 ha, đạt 100,2% kế hoạch,
bằng 98,7% so với cùng kỳ. Trong đó một số cây trồng chính như : cây lúa 5.892 ha đạt
106,5% kế hoạch; cây bắp 7.215 ha đạt 94,4% kế hoạch; cây Mì 2.431 ha đạt 107,7%
kế hoạch, Rau các loại 1.110 ha đạt 100,4% kế hoạch. Ước tổng sản lượng lương thực
cả năm đạt 59.390 tấn, bằng 99,7% so năm 2006.
Đã cung ứng được khoảng 796,2 tấn giống mới các loại, trong đó Lúa khoảng

662tấn, Bắp khoảng 130 tấn, Đậu nành 1,2 tấn. Tổ chức 31 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi; 27 buổi hội thảo mô hình nuôi cá, thâm
canh cây ăn trái, nuôi thỏ sinh sản …
Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh cả về trồng trọt lẩn chăn nuôi theo hướng
sản xuất hàng hóa, thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng
giống mới, tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Đàn gia súc, gia cầm hiện có : trâu 424 con, bò 5.766 con, tăng 3,7% so năm
2006; gia cầm 1.027.113 con, tăng 83,6% so năm 2006; heo 170.049 con bằng 85,4%
so năm 2006. Nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, kiểm tra giám sát dịch bệnh; kịp thời
xử lý các trường hợp nghi dịch bệnh; thường xuyên kiểm soát giết mỗ, kiểm dịch động
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
vật, giám sát dịch bệnh nên trong năm không để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc gia
cầm.
- Thu chi ngân sách :
Thu ngân sách : Tổng thu ngân sách năm 2005 là 487,596 tỷ đồng, năm 2006 là
538,347 tỷ đồng, năm 2007 là 578,164 tỷ đồng. Trong đó : các khoản thu theo dự toán
tỉnh giao ước đạt : 199,319 tỷ đồng, vượt 58,42% dự toán tỉnh giao, vượt 18,70% so
Nghị quyết hội đồng nhân dân (HĐND) huyện và tăng 29,65% so với năm 2006; các
nguồn vốn huy động có mục tiêu ước đạt 4,567 tỷ đồng đạt 45,67 Nghị quyết HĐND
huyện. Các nguồn thu phát sinh tỉnh không giao dự toán : 222,359 tỷ đồng, bằng
98,19% so năm 2006.
Nhìn chung hều hết các khoản thu thuế, thu khác trong dự toán đều đạt, vượt dự
toán tỉnh và Nghị quyết HĐND Huyện giao. Đây cũng là năm thứ 2 toàn huyện tiếp tục
hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách ở cả 2 cấp huyện và xã.
Chi ngân sách : trong 2005 là 166,738 tỷ đồng, năm 2006 là 194,949 tỷ đồng và
năm 2007 là 210,553 tỷ đồng, tăng 36,75% so dự toán tỉnh giao, tăng 4,79% so Nghị
quyết HĐND huyện và tăng 5,43% so năm 2006. Trong đó chỉ tích lũy đạt 80,122 tỷ
đồng, tăng 67,14% so dự toán tỉnh giao, bằng 91,08% so Nghị quyết HĐND huyện và
chiếm tỷ trọng 36,99% so tổng chi; chi tiêu dùng dạt 136,458 tỷ đồng, tăng 23,56% so

dự toán Tỉnh giao, tăng 14,94% so Nghị quyết HĐND huyện và chiếm tỷ trọng 63,01%
so tổng chi. Trong năm, đã ưu tiên, cân đối đủ nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển
đồng thời đảm bảo tương đối nhu cầu chi của địa phương và cấp cơ sở.
1.3 Hiện trạng môi trường
1.3.1 Tài nguyên đất
Theo bản đồ tỉ lệ 1/25.000, toàn huyện có 05 nhóm đất :
- Nhóm đất Gley : Nhóm đất này có diện tích nhỏ (614,13 ha), chỉ chiếm 1,99% diện
tích toàn huyện. Do ảnh hưởng của quá trình ngập nước nên trong tầng dày đất từ 0 –
50 cm bị gley nặng, thích hợp với trồng lúa nước.
- Nhóm đất tầng mỏng : Diện tích 61,5 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên. Tầng đất hữu
hiệu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp sản xuất nông nghiệp.
- Nhóm đất đen : Diện tích 14.332,76 ha, chiếm 44,28% diện tích tự nhiên (lớn nhất
huyện). Loại đất này màu mở thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái
và hoa màu.
- Nhóm đất xám : Diện tích 13.701,57 ha, chiếm 42,33% diện tích tự nhiên. Khá thích
hợp với nhiều loại cây nhưng đòi hỏi đầu tư cao.
- Nhóm đất đỏ : Diện tích 3.628,51 ha, chiếm 11,21% diện tích tự nhiên, thích hợp với
nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, cây ăn trái…
1.3.2 Tài nguyên khoáng sản
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tài nguyên khoáng sản của huyện chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây
dựng. Đặc biệt có puzelan dùng làm nguyên liệu phụ gia xi măng nằm ở khu vực
Đông nam xã Cây Gáo, trữ lượng 0,8 triệu m
3
. Một số khoáng sản khác : than bùn, sỏi
có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng.
1.3.3 Tài nguyên rừng
Năm 2007 đất lâm nghiệp còn 1.409 ha trong đó : đất rừng sản xuất là 1.370 ha,
đất rừng phòng hộ là 3 ha, đất rừng đặc dụng là 36 ha. Độ che phủ, nếu không có biện

pháp trồng rừng và các loại cây công nghiệp dài ngày khác thì độ che phủ sẽ tiếp tục
giảm trong các năm tới.
1.3.4 Tài nguyên nước
Nguồn nước ngầm cò trử lượng tương đối lớn, hiện nay chủ yếu khai thác cho
mục đích sinh hoạt.
Một phần nguồn nước mặt được trữ trong các hồ như : hồ Sông Mây, hồ 3/2, hồ
Trị An… nhưng việc sử dụng nguồn nước này vào sinh hoạt và sản xuất còn hạn chế.
Mạng lưới sông, suối trong huyện ngắn và dốc, nghèo nước vào mùa khô.
1.4 Tình hình văn hóa xã hội
1.4.1 Giáo dục
Trong những năm qua, ngành giáo dục HTB đã đạt được những thành tựu đáng
kể, số trường học tăng dần qua các năm (năm 2004 : 50 trường; năm 2005 : 51 trường;
năm 2006 : 53 trường; năm 2007 : 54 trường) cùng với đó là số lớp học và học sinh
cũng tăng theo. Kết quả năm học 2006 – 2007 : xét tốt nghiệp Tiệu học đạt 99%, xét tốt
nghiệp THCS đạt 96,8%, thi tốt nghiệp THPT đạt 79%. Tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc
gia về phổ cập bậc Trung học (đạt chỉ tiêu Nghị quyết) nâng tổng số 9/17 xã – thị trấn
đạt phổ cập bậc Trung học; thêm 03 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt chỉ tiêu Nghị
quyết) nâng tổng số 6/72 trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn ngành giáo dục đang tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện tốt phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh
thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo Dục và Đào tạo phát động. Các trường Tư thục,
các trung tâm học tập cộng đồng được đầu tư, góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu học
tập cho nhân dân trên địa bàn.
1.4.2 Văn hóa – thể thao
Trong những năm qua, hoạt động văn hóa – thể nghệ trên địa bàn huyện diễn ra
sôi nổi, phong phú thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Một số kết quả đạt được :
- Các chương chình phát thanh – truyền hình tương đối nhiều và phong phú, đáp ứng
được phần nào nhu cầu tìm hiểu thông tin của quần chúng nhân dân.
- Các nhà văn hóa xã hội và đội văn nghệ quần chúng đã có những buổi biểu diễn văn
nghệ và hội diễn văn nghệ để làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân.
10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Một số kế hoạch đạt được : 01 HCV quốc gia môn võ cổ truyền; 03 HCB, 01 HCĐ và
xếp thứ 4 toàn đoàn tại giải thể thao người Khuyết tật Tỉnh Đồng Nai lần thứ II; 19
HCV, 14 HCB, 8 HCĐ, 4 giải khuyến khích, xếp thứ nhất toàn đoàn tại giải giao lưu
VHTT các Ban Đảng và Văn phòng cấp ủy.
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển rộng khắp và đi
vào chiều sâu được các cấp, các ngành và nhân dân hưởng ứng tích cực, năm 2007 có
63/69 ấp, khu phố văn hóa đạt 91,3% ( trong đó có 3 ấp, khu phố văn hóa mới công
nhận trong năm 2007, 4 ấp không dữ vững); có 90,4% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình
văn hóa năm 2007; có 152/169 cơ quan đơn vị đạt chuẩn có đời sống văn hóa tốt đạt
89,94%.
1.4.3 Dân số
Dân số huyện năm 2007 khoảng 198.510 người. Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm từ
1,37% năm 2005 xuống còn 1,27% năm 2007.
Bảng 1.2 : Dân số huyện Trảng Bom qua các năm
Số liệu thống kê 2005 2006 2007
Dân số trung bình (người) 192.410 195.431 198.510
Tổng số hộ (hộ) 38.319 38.877 40.096
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (%) 1,37 1,25 1,27
Số người trong độ tuổi lao động (người) 125.066 128.521 131.420
Số người tham gia lao động (người) 122.007 124.668 129.138
Nguồn : Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Trảng Bom năm 2007.
Quan tâm bảo vệ chăm sóc trẻ em với nhiều hoạt động thiết thực. Thực hiện đầy
đủ và kịp thời công tác cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi theo
quy định; huy động các tầng lớp nhân dân đóng góp cho Quỹ Bão trợ trẽ em ở cà 2 cấp
huyện – xã được gần 250 triệu đồng, trong đó chuyển về tỉnh 100 triệu.
1.4.4 Tôn giáp – dân tộc
Trên địa bàn huyện có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh
chiếm 84,3% trong tổng số hộ toàn huyện, số còn lại thuộc các dân tộc như : Hoa,
Nùng, Tầy, ChoRo…. Các hộ đồng bào dân tộc tuy không nhiều nhưng lại phân bố rải

rác ở tất cả các xã và đa phần thuộc diện hộ nghèo, khó khăn.
Trảng Bom là một trong những huyện có tỷ lệ đồng bào Thiên Chúa Giáo cao
trong cả nước (chiếm gần 51 % dân số). Phật Giáo chiếm 10,5%, không tôn giáo chiếm
37,33%, còn lại là các đạo khác như : Tin lành, Cao Đài … chỉ chiếm 1% dân số của
huyện.
1.4.5 Y tế
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa và 17 trạm y tế xã. Số giường bệnh năm
2007 là 175 giường gồm : trạm xá phường xã là 85 giường, bệnh viện huyện là 80
giường, phòng khám khu vực là 10 giường. Tổng số bác sĩ và y sĩ là 84 người. Ngành y
tế đã chủ động phòng chống dịch nên không để xảy ra dịch bệnh như : sốt xuất huyết,
tiêu chảy cấp.
Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, giảm tỉ
lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Số lược người khám chữa bệnh trong năm 2007 là 290.110
lượt.
Nhìn chung, kinh tế – xã hội HTB trong những năm qua tăng trưởng khá cao
( với mức tăng trưởng trong những năm gần đây trên 20%) cùng với đó là sự đầu tư và
mở rộng các KCN và CCN và nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngày càng
nhiều. Tuy nhiên, cùng với đó là những tác động ngày càng lớn đến môi trường. Nếu
không có định hướng phát triển và kế hoạch bảo vệ môi trường hợp lý, môi trường và
tài nguyên của huyện sẽ bị cạn kiệt và suy thoái trong tương lai không xa.
1.5 Đánh giá sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Trảng Bom
Trong những năm qua, HTB là một trong những huyện có sự phát triển cao của
tỉnh Đồng Nai. Mức tăng GDP trên địa bàn huyện trong 2 năm gần đây đều trên 30%,
vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
Cùng với công nghiệp, Trảng Bom đã đặc biệt chú ý huy động các nguồn lực để
đầu tư phát triển. Trong 5 năm qua, tổng nguồn vốn mà Trảng Bom huy động cho đầu
tư phát triển đã lên tới trên 8.800 tỷ đồng. Chính nhờ nguồn lực này mà bộ mặt thị trấn
Trảng Bom – trung tâm kinh tế văn hóa của huyện có sự đổi mới từng ngày. Và không

có thị trấn, hàng chục tuyến giao thông nông thôn đã được huyện tập trung đầu tư. Nhờ
đó tìm năng đất đai những xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũng được
đánh thức. Bên cạnh đó huyện còn đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý môi trường
để duy trì quá trình phát triển bềnh vững.
Với những nổ lực không ngừng, Tràng Bom sẽ là địa phương “đi trước về
trước” trong quá trình CNH – HĐH ở tỉnh Đồng Nai.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đạt trên 4.230 tỷ đồng năm 2006
và 5.455 tỷ đồng năm 2007 vượt các chỉ tiêu do Nghị quyết đề ra và tăng so với năm
trước. Cộng nghiệp phát triển đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên
địa bàn huyện theo hướng tích cực với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm gần
90%.
Bảng 1.3 : Giá trị sản xuất công nghiệp của các huyện qua các năm
Tên huyện Giá trị công nghiệp (tỷ đồng)
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Năm 2006 Năm 2007 Quý I/2008
Trảng Bom 4.230 5.455 65,251
Long Thành 5.564 6.795 278,217
Tân Phú 45,4 53,4 12,475
Cẩm Mỹ 63,7 70,2 31,9
Thống Nhất 120,8 127 45,519
Định Quán 179,5 398 27,469
Xuân Lộc 297,3 351 126,032
Long Khánh 226,7 248 121,614
Vĩnh Cữu 2.135 2.498 44,4
Nhơn Trạch 5.847 6.873 -
Biên Hòa 32.701 40.670 109,520
Nguồn : sơ công thương tỉnh Đồng Nai
Tỷ trọng Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tiếp tục xếp thứ 4 sau thành
phố Biến Hòa, huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành và chiếm tỷ trọng 8,58% so

toàn ngành công nghiệp. Công tác quản lý nhà nước tập trung vào công tác đào tạo
nghề, khởi sự doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, tham quan học hỏi kinh nghiệm…
Ngoài ra còn tập trung cho việc khảo sát, nắm tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ
sở sản xuất, các doanh nghiệp để có những biện pháp kịp thời hổ trợ.
Bảng 1.4 : Tình hình phát triển công nghiệp các huyện trong tỉnh Đồng Nai
Tên huyện
Tình hình phát triển công nghiệp (%)
(Mức tăng so với năm trước)
Năm 2006 Năm 2007 Quý I/2008
Tràng Bom 43,5 28,9 32,5
Long Thành 30,1 22,1 14,19
Tân Phú 11,7 17,7 -
Cẩm Mỹ 122,5 10,2 32,38
Thống Nhất 4,6 5,4 17,8
Định Quán 21,3 28,4 -
Xuân Lộc 118,5 18,1 13,05
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Long Khánh 19,4 23,3 15,6
Vĩnh Cữu 23,9 17 53
Nhơn Trạch 24,9 20,2 -
Biên Hòa 16,7 22,4 12
Nguồn : Sở công thương tỉnh Đồng Nai
Tình hình phát triển công nghiệp của huyện trong những năm qua luôn năm
trong tốp đầu của tỉnh, năm 2006 tăng 43,5% và năm 2007 tăng 28,9% so với Nhơn
Trạch lần lượt là 24,9% và 20,2%, Long Thành là 30,1% và 22,1%.
Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của HTB trong những năm qua
đã đạt được những thành tựu đáng kể. Là một trong những huyện có mức độ phát triển
cao nhất trong tỉnh và dự báo trong một vài năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.1 Tài nguyên nước và vai trò của nó
2.1.1 Tài nguyên nước của trái đất
Trái đất có khoảng 361 triệu km
2
diện tích các đại dương (chiếm 71% diện tích
bề mặt trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỷ km
3
, trong đó nước nội
địa chỉ chiếm 91 triệu km
3
(61%), còn 93,9% là nước biển và đại dương. Tài nguyên
nước ngọt chiếm 28,25 triệu km
3
(1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng
băng ở hai cực trái đất (hơn 70% lương nước ngọt). Lượng nước thực tế con người có
thể sử dụng được là 4,2 triệu km
2
(0,28% thủy quyển).
Vị trí Thể tích (x 10
12
m
3
) Tỷ lệ (%)
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Vùng lục địa
Hồ nước ngọt
Hồ nước măn, biển nội địa

Sông
Độ ẩm trong đất
Nước ngầm (độ sâu dưới 4000m)
Băng ở các cực
Tổng vùng lục địa (làm tròn)
125 0,009
104 0,008
1,25 0,0001
67 0,005
8350 0,61
29200 2,14
37800 2,8
Khí quyển (hơi nước) 13 0,001
Các đại dương 1320000 97,3
Tổng cộng làm tròn 1360000 100
Bảng 2.1: Bảng thể tích (x 10
12
m
3
)

Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vân động và chuyển trạng thái
(lỏng, rắn, khí), tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển : nước bốc hơi, ngưng
tụ và mưa. Nước vận chuyển trong các quyển, hòa tan và mang theo nhiều chất dinh
dưỡng, chất khoáng và một số chất cần thiết cho đời sống của động và thự vật.
Nước ao, hồ, sông và đại dương … nhờ năng lượng mặt trời bốc hơi vào khí
quyển, hơi nước ngưng tụ lại rồi mưa rơi xuống bề mặt trái đất. Nước chu chuyển trong
phạm vi toàn cầu, tạo nên các cán cân bằng nước và tham gia vào quá trình điều hòa
khí hậu trái đất. Hơi nước thoát từ các loài thực vật làm tăng độ ẩm không khí. Một
phần nước mưa thấm qua đất thành nước ngầm, nước ngầm và nước mặt đều hướng ra

biển để tuần hoàn trở lại, đó là chu trình nước. Tuy nhiên lượng nước ngọt và nước
mưa trên hành tinh phân bố không đều. Hiện nay hằng năm trên toàn thế giới mới chỉ
sử dụng khoảng 4000 km
3
nước ngọt chiếm khoảng hơn 40% lượng nước ngọt có thể
khai thác được.
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hình 2.1 : Chu trình tuần hoàn nước trên trái đất
2.1.2 Vai trò của nước
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí hậu,
đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh
hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất diện năng và
tạo ra nhiều cảnh quan đẹp.
2.1.2.1 Vai trò của nước với sức khỏe con người
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật.
Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành, 50%
cở thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên
quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt
lương thực, thực phẩm … đều cần nước.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn trong
năm tuần, nhưng nhịn uống nước thi không quá năm ngày và nhịn thở không quá năm
phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiều thụ hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ
dự trữ, một nửa lượng protein để duy trì sự sống. Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn
10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20 – 22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia : Khoảng 80% thành phần mô
não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả
năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa protein và
enzyme để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vào

16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả. nhiều nghiên cứu cũng cho
thấy : nước là thành phần chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt dịch, khi bộ phận nàu được
cung cấp đủ nước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp.
Uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên, bài thài những
độc tố trong cơ thể, có thế ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của những độc tố gây bệnh
ung thư : uống nước nhiều hằng ngày giúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài
tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu thộng toàn cơ thê, từ đó ngăn ngừa hình thành
của các loại sỏi : đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản… Nước cũng là một biện
pháp giảm cân hữu hiệu và đơn giản, nhất là uống một ly nước đầy khi cảm thấy đói
hoặc trước mỗi bữa ăn. Cảm giác đầy dạ dày do nước (không calo, không chất béo) sẽ
ngăn cản sự thèm ăn và quan trọng hơn nước kích động quá trình chuyển hóa, đốt cháy
nhanh lượng calo vừa hấp thu qua thực phẩm. Nếu mỗi ngày uống đều đặn sáu ly nước
thì một năm có thể giảm hai kg trọng lượng cơ thể.
2.1.2.2 Vai trò của nước đối với con người trong nền kinh tế quốc dân
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con
người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước
đống vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia
quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm.
Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung
môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh
thần cho dân (một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ thể không có
máu).
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết
các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…
Tóm lại, nước có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần
thiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau.

2.2 Đặc điểm, Thành phần, Tính chất nước mặt, nước ngầm
2.2.1 Nước mặt : sông, hồ, biển
2.2.1.1 Nước sông
Nước mưa, hơi nước trong không khí ngưng tụ và một phần do nước ngầm tập
trung lại thành những dòng sông và suối.
Ưu điểm : trử lượng lớn, dễ thăm dò và khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt
nhỏ.
Nhược điểm :
- Thay đổi lớn theo mùa về độ đục, lưu lượng, mức nước và nhiệt độ.
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Sông có nhiều tạp chất. Hàm lượng cặn cao về mùa lũ, chứa lượng hữu cơ và vi trùng
lớn, dễ bị nhiễm bần bởi nước thải nên giá thành xử lý cao.
2.2.1.2 Nước suối
Mùa khô nước trong nhưng lưu lượng nhỏ. Mùa lũ nước lớn nhưng nước đục,
có nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến.
Ứng dụng : có thể sử dụng cấp nước cho các bản làng hoặc các đơn vị quân đội
trong khu vực. Nếu muốn sử dụng cho hệ thống cấp nước qui mô lớn phải có công
trình dự trữ và phòng chống phá hoại.
2.2.1.3 Nước ao hồ
Hàm lượng cặn bé nhưng độ màu các hợp chất hữu cơ và phù du rong tảo rất
lớn. Thường dễ nhiễm trùng, nhiễm bẩn nếu không được bảo vệ cẩn thận.
2.2.2 Nước ngầm là gì ?
“ Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxto dưới bề mặt trái đất, có
thể khai thác cho các hoạt động sống của con người”.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước
ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyền nhanh trong các
lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường
không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biển đổi

nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Theo không gian phân bố, một lớp nước
ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng :
- Vùng thu nhận nước.
- Vùng chuyển tải nước.
- Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài
chục đến vài trăm km. các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là
loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển
đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxto di chuyển theo các khe nứt caxto.
Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực
nước biển.
2.2.3 Vòng tuần hoàn nước
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí
quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng
thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và
đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó,
Trái đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.
Hình 2.2 : Sơ đồ vòng tuần hoàn nước, do Cục Địa chất Hoa Kỳ vẽ
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh
hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội, của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi
trường.
Hoạt động phát triển kinh tế – xã hội ở đây có loại mạng tính kinh tế – xã hội
của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một nghành kinh tế văn hóa quan trọng
(luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế – xã
hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế – xã hội vi mô như đề án xây
dựng công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc
nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động

có ý nghĩa vi mô đối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vi mô đối với xí
nghiệp. Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có
khi lại mang ý nghĩa vĩ mô.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc
đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn
những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội nào.
19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2.4 Thành phần
Cục địa chất Hoa kỳ đã định nghĩa 15 thành phần của vòng tuần hoàn nước như
sau :
- Nước đại dương : một lượng nước khổng lồ được trữ trong các đại dương trong một
thời gian dài hơn là được luân chuyển qua vòng tuần hoàn nước. Ước tính có khoảng
1.338.000.000 km3 nước được trữ trong đại dương, chiếm khoảng 96,5% và đại dương
cũng cung cấp khoảng 90% lượng nước bốc hơi vào trong tuần hoàn nước.
Hình 2.3 : Phần trăm nước trên trái đất
- Bốc hơi : Bốc hơi nước
là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí. Bốc hơi nước là
đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước chuyển từ thể lỏng thành hơi
nước trong khí quyển. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các đại dương, biển, hồ và
sông cung cấp gần 90% độ ẩm của khí quyển qua bốc hơi, với 10% còn lại do thoát
hơi của cây.
- Nước khí quyển : mặc dù khí quyển không là kho chứa khổng lồ của nước, nhưng nó là
một “siêu xa lộ” để luân chuyển nước khắp toàn cầu. Trong khí quyển luôn luôn có
nước : những đám mây là một dạng nhìn thấy được của nước khí quyển, nhưng thậm
chí trong không khí trong cũng chứa đựng nước – những phần tử nước này quá nhỏ để
có thể nhìn thấy được. Thể tích nước trong khí quyển tại bất kỳ thời điểm nào vào
khoảng 12.900 km
3

. Nếu tất cả lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một lúc, nó có
thể bao phủ khắp bề mặt trái đất với độ dày 2,5 cm.
- Sự ngưng tụ hơi nước : thậm chí trên những bầu trời trong xanh không một gợn mây,
thì nước vẫn tồn tại dưới hình thức hơi nước và những giọt nước li ti không thể nhìn
20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
thấy được. Những phân tử nước kết hợp với những phân tử nhỏ bé của bụi, muối, khói
trong khí quyển để hình thành nên các hạt nhân mây ( giọt mây nhỏ, đám mây nhỏ), nó
gia tăng khối lượng và phát triển thành những đám mây. Khi những giọt nước kết hợp
với nhau, gia tăng về kích thước, những đám mây có thể phát triển và mưa có thể xảy
ra.
- Giáng thủy : là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết, mưa
đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại trái đất. Phần lớn lượng
giáng thủy là mưa. Các hạt mưa hình thành như thế nào ?
Những đám mây trên bầu trời chứa hơi nước và những hạt nhân mây nhỏ, các
hạt nhân mây này quá nhỏ để có thể rơi xuống thành mưa, nhưng nó cũng đủ lớn để
hình thành nên các đám mây có thể nhìn thấy được. Nước vẫn tiếp tục bốc hơi và
ngưng tụ hơi nước trong bầu trời. Nếu nhìn gần một đám mây, ta có thể nhìn thấy
những phần đang biến mất (đang bốc hơi) trong khi những phần khác đang phát triển
(ngưng tụ). Phần lớn lượng nước được ngưng tụ trong các đám mây không rơi xuống
thành giáng thuỷ. Vì để giáng thuỷ xảy ra, trước tiên những giọt nước nhỏ phải được
ngưng tụ. Những phân tử nước có thể kết hợp với nhau thành những giọt nước lớn hơn
và đủ nặng để rơi thành mưa. Cần tới hàng triệu hạt mây để hình thành chỉ một hạt
mưa nhỏ.
- Nước băng và tuyết : nước được giữ lâu dài trong băng, tuyết, và các sông băng là một
thành phần của vòng tuần hoàn nước toàn cầu. Vùng nam cực chiếm 90% tổng lượng
băng của trái đất, các đỉnh núi băng ở Greenland chiếm 10% tổng lượng băng toàn cầu.
Băng và sông băng đến và đi.
- Dòng chảy tuyết tan : trên toàn bộ thế giới dòng chảy tuyết là phần chính của sự luân
chuyển nước toàn cầu. Trong thời kỳ mùa xuân ở những vủng khí hậu lạnh hơn, nhiều

dòng chảy mặt và dòng chảy sông ngòi xuất phát từ tuyết và băng. Bên cạnh việc gây
ra lũ lụt, tuyết tan nhanh có thể gây ra sạt lở đất và dòng chảy bùn đá.
- Dòng chảy mặt : nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng mưa rơi, chảy tràn trên mặt đất
(dòng chảy mặt) và chảy vào sông, sau đó đổ ra các đại dương. Đó là sự đơn giản hóa,
bởi vì các sông còn nhận và mất nước do thấm. Tuy nhiên, lượng lớn nước trong sông
là do dòng chảy trực tiếp trên mặt đất cung cấp và được định nghĩa là dòng chảy mặt.
- Dòng chảy sông ngòi : Sông ngòi rất quan trong không chỉ đối với con người mà đối
với cuộc sống khắp mọi nơi. Sông ngòi không chỉ là một nơi rộng lớn cho con người
và những con vật của họ hoạt động, con người còn sử dụng nước sông cho nhu cầu
nước uống và nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xủ lý nước thải), giao
thông thủy,và kiếm thức ăn. Sông ngòi còn là môi trường sống chính cho tất cả các loại
21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
động và thực vật nước. Sông ngòi bổ sung cho tầng ngầm nước ngầm dưới mặt đất qua
lòng sông, và tất nhiên cả đại dương.
- Lượng trữ nước ngọt : Nước ngọt trên mặt đất, một thành phần của chu trình nước, yếu
tố cần thiết cho mọi sự sống trên trái đất. Nước mặt bao gồm nước trong cá dòng sông,
ao, hồ, hồ nhân tạo, và các đầm lày nước ngọt.
Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng
vào và ra. Dòng chảy vào từ mưa, dòng chảy tràn trên mặt đất, lượng nước ngầm dưới
đất, và lượng nước gia nhập từ các sống nhánh. Dòng chảy ra khỏi các hồ và sông bao
gồm lượng bốc hơi và dung tích nước bổ sung cho nước ngầm. Con người cũng sử
dụng nước mặt cho các nhu cầu thiết yếu của mình. Lượng và vị trí của nước mặt thay
đổi theo thời gian và không gian, một cách tự nhiên hay dưới sự tác động của con
người. Nước mắt duy trì sự sống.
- Thấm : bất cứ nơi nào trên thế giới, một phần lượng nước mưa và tuyết đều thấm
xuống lớp đất và đá dưới bề mặt. Lượng thấm bao nhiêu phù thuộc vào một số các
nhân tố. Trên đỉnh băng của Greenland lượng nước mưa thấm xuống là rất nhỏ, ngược
lại, một dòng sông chảy vào trong hang động ở vùng cho thấy sông cũng có thể chảy
trực tiếp vào trong nước ngầm.

- Lưu lượng nước ngầm : lượng nước mà ta không thể nhìn thấy được – nước ngầm
(nước tồn tại và di chuyển trong lòng đất) – chiếm một lượng rất lớn so với lượng nước
ta có thể nhình thấy được. Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của
nhiều con sông. Con người đã sử dụng nước ngầm từ hàng ngan năm nay và vẫn đang
tiếp tục sử dụng nó hàng ngày, phần lớn cho nhu cầu nước uống và nước tưới. Cuộc
sống trên trái đất phụ thuộc vào nước ngầm cũng giống như là nước bề mặt. Nước
ngầm chảy bên dưới mặt đất.
- Suối : một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên mặt
đất, kết quả là hình thành các con suối. Các con suối có thể rất nhỏ, chỉ có nước chảy
khi có một trận mưa đáng kể, đến các dòng suối lớn chảy với hành trăm triệu gallon
nước mỗi ngày.
- Sự thoát hơi : là quá trình nước được vận chuyển từ các rễ cây đến các lỗ nhỏ bên dưới
bề mặt lá, ở đây nước chuyển sang trạng thái hơi và thoát vào khí quyển. Do đó, thoát
hơi thực chất là bốc hơi của nước từ lá cây. Lượng nước bốc thoát hơi từ cây trồng ước
tính chiếm khoảng 10% của hàm lượng nước khí quyển. Lượng nước bốc thoát hơi từ
cây cối biến đổi lớn theo thời gian và không gian. Một số nhân tố tác động đến tốc độ
bốc thoát hơi nước :
Nhiệt độ : tốc độ bốc thoát hơi tăng lên khi nhiệt độ tăng, đặc biệt trong mùa
phát triển của cây trồng khi nhiệt độ không khí ẩm hơn.
22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Độ ẩm tương đối : khi độ ảm tương đối của không khí xung quanh cây trồng
tăng thì tốc độ bốc thoát hoi giảm. Nghĩa là nước bốc hơi khi không khí khô dễ dàng
hơn là trong không khí bão hòa ẩm.
Gió và sự di chuyển của không khí : sự di chuyển của các lớp không khí xung
quanh một cây tăng lên làm cho bốc thoát hơi nước cũng tăng cao.
Loại cây : Loại cây khác nhau sẽ thoát hơi nước với tốc độ khác nhau. Các loại
cây sống trong vùng khô cặn thì thoát hơi ít hơn các loại cây khác. Ví dụ cây xương
rồng để giữ lại lượng nước quý báu bằng cách giảm bớt sự thoát hơi hơn các cây trồng
khác.

- Lưu lượng nước ngầm : một lượng lớn nước trữ trong đất. Nước này vẫn tiếp tục
chuyển động, có thể rất chậm, và nó vẫn là một phần của vòng tuần hoàn nước. Phần
lớn nước ngầm là do mưa và lượng nước thấm từ lớp đất mặt. Tầng đất phía trên là
vùng không bão hòa, trong tầng này lượng nước thây đổi theo thời gian, mà không làm
bão hòa tầng đất. Bên dưới lớp đất này là vùng bão hòa, tất cả các khe nứt, các ống
mao dẫn, và các khoảng trống giữa các phân tử đá được lấp đầy nước. Thuật ngữ “
nước ngầm” được dùng để mô tả cho khu vực này. Một thuật ngữ khác của nước ngầm
là “bể nước ngầm”. Bể nước ngầm là kho chứa nước ngầm khổng lồ và con người khắp
nơi trên thế giới phụ thuộc vào nước ngầm trong cuộc sống hàng ngày.
- Mực nước ngầm khu vực TPHCM mỗi năm sụp từ 2 – 3 m khiến cho tình trạng xâm
nhập mặn ở các tầng chứa nước ngầy càng nghiêm trọng hơn.
Nước ngầm đang diễn biến theo “chiều hướng suy giảm chất lượng là thực tế
đáng lo ngại với hầu hết các công trình khai thác nước của các vùng trên toàn quốc”,
nghiên cứu mới đây của Trung tâm Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước, Bộ Tài
nguyên & Môi Trường, cảnh báo.
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC HUYỆN TRẢNG BOM
3.1 Hiện trạng môi trường nước
3.1.1 Chất lượng nước mặt
Toàn huyện có 3 hồ chứa lớn là hồ Sống Mây, hồ Thanh Niên, hồ 3/2, ngoài ra
còn hồ Bàu Hàm (hồ suối Dâm) và một phần hồ Trị An và một số sông như sông
Buông, sông Thao cùng nhiều nhánh suối nhỏ như suối Đá, suối Tre,… Tuy nhiên phần
diện tích của hồ Trị An nằm trong khu vực huyện là tương đối nhỏ, khoảng 1% so với
23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
diện tích chung của hồ và không sử dụng với mục đích cấp nước – thoát nước cho khu
vực.
Bảng 3.1 : Diễn biến chất lượng nước sông giai đoạn 2006 – 2010 (từ dưới hồ
Trị An đến các nhánh sông khác)
STT

Thông
số
Đơn vị
Nồng độ chất ô nhiễm
QCVN 08:2008
cột A2
2006 2007 2008 2009 2010
1 DO mg/l 7,2 6,4 5,1 6,0 6,1 ≥5
2 BOD5 mg/l 5 3 4 4 4,5 6
3 COD mg/l 7 8 12 10 10,7 15
4 TSS mg/l 9 26 61 17 27,1 30
5 N-NH3 mg/l 0,05 0,1 0,28 0,14 0,1 0,2
6 N-NO2 mg/l 0,004 0,011 0,016 0,006 0,007 0,02
7 Fe tổng mg/l - 3,2 4,75 1,78 3,24 1,0
Nguồn : Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai
Từ năm 2006 – 2010, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu cho mục đích cấp nước
sinh hoạt nhưng vào một thời điểm quan trắc vẫn phát hiện ô nhiễm do các chất hữu
cơ. Vào mùa mưa hàng năm, lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về gây ra hiện tượng
nước sông bị đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và sắt tổng (Fe) vượt quy chuẩn
môi trường quy định.
Sông Buông với các nhánh nhỏ như suối Ông Hân, suối Đá, suối Tre, suối Sông
Nhạn, sông Dàn,… là nơi tiếp nhận nước thải chính của hầu hết các xã nằm phía Nam
Quốc lộ 1 như Hưng Thịnh, Đồng Hòa, Tây Hòa, Đồi 61, An Viễn, Giang Điền,…
Hồ Thanh Niên và Hồ 3/2 hiện là nguồn sử dụng cho mục đích tưới tiêu, nuôi
trồng thủy sản, dịch dụ câu cá giải trí đồng thời tiếp nhận một phần nước thải của xã
Hối Nai, xã Bắc Sơn.
Kết quả phân tích mẫu nước ngày 22/04/2008 tại suối khu du lịch Thác Giang
Điền và hồ 3/2 cho thấy các chỉ tiêu phân tích hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép
(TCVN 5942:1995, loại B), riêng Thác Giang Điền chỉ tiêu coliforms vượt tiêu chuẩn,
điều này cho thấy nước suối tại thác hiện đã bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt.

Bảng 3.2 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại hồ 3/2 và khu du lịch Thác
Giang Điền
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Hồ 3/2
Thác Giang
Điền
Tiêu chuẩn TCVN
5942 – 1995, cột B
1 pH 6,25 7,68 5,5 – 9
2 Nhu cầu oxi sinh hóa BOD5 mgO
2
/l 6 1 <25
24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3 Nhu cầu oxi hóa học COD mgO
2
/l 23 9 <35
4 Chất rắn lơ lửng SS mg/l 14 57 80
5 Ammoniac N-NH
3
mg/l 0,79 KPH 1
6 Nitrate N-NO
3
mg/l 2,65 2,44 15
7 Dầu mỡ tổng cộng mg/l KPH - 0,3
8 Sắt tổng cộng Fe
tc
mg/l 0,67 - 2
9 Tổng coliforms KL/100ml 1,9x10
3
2,9x10

4
10.000
Nguồn : Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai
Với lưu lượng khoảng 14,8 triệu m
3
, hồ Sông Mây không chỉ sử dụng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản mà hiện còn là nguồn tiếp
nhận nước thải chính của xã Bắc Sơn, xã Bình Minh, Xã Quang Tiến và Thị Trấn Trảng
Bom, trong đó có KCN Sông Mây và các cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp thải nước
thải không xử lý ra hồ. Kết quả phân tích mẫu nước của hồ Sông Mây ngày 22/04/2008
như sau :
Bảng 3.3 : Kết quả phân tích mẫu nước của hồ Sông Mây
T
T
Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả
Tiêu chuẩn TCVN
5942-1995, cột B
1 pH - 7,83 6 – 8,5
2 Nhu cầu oxi sinh hóa BOD5 mgO
2
/l 31 4
3 Nhu cầu oxi hóa học COD mgO
2
/l 128 10
4 Chất rắn lơ lửng SS mg/l 144 20
5 Ammoniac N-NH
3
mg/l 2,2 0,05
6 Nitrate N-NO
3

mg/l 0,1 10
7 Tổng coliforms KL/100ml 4x10
3
5.000
Nguồn : Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai
Về động vật phiêu sinh trong nước hồ Sông Mây cho thấy nước hồ hiện đang
hiện diện các loại tảo sau : Actinastrum, Ankistrodesmus, Chlococcum, Chlorella,
Coelastrum, Scenedesmus, Spirulina, Oscilatoria, Phytoconys,… và một số loài tảo có
khả năng làm sách nước như : Ankistrodesmus, Spirulina… Nhìn chung, kích thước tế
bào tảo trong nước hồ nhỏ nhưng chủng loại lại rất phong phú và đa dạng. Về phiêu
sinh động vật : chỉ thấy xuất hiện loại Paramecium có kích thước trung bình và di
truyền nhanh.
Việc tảo phát triển và tồn tại phiếu sinh động vật Paramecium cho thấy nước hồ
chưa bị ô nhiễm nặng. Các loại tảo có khả năng làm sạch nước đã góp phần làm giảm
25

×