Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

626/ĐHQGHN-KHCN: Nguyên tắc xây dựng cổng thông tin điện tử và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.85 KB, 14 trang )


1

Nguyên tắc xây dựng cổng thông tin điện tử
và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin ở Đại học Quốc gia Hà Nội
I. MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đặc biệt là hoạt động quản lý hành chính.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà
nước, ngày 28/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1605/QÐ-
TTg phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.
Từ nhiều năm qua, song song với việc cung cấp các dịch vụ cơ bản trên
mạng như truy cập web, thư điện tử, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã triển
khai nhiều ứng dụng CNTT như website, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công
việc, phần mềm quản lý đào tạo và người học, bài giảng điện tử và website môn
học...
Các nguyên tắc này nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông trong các hoạt động của ĐHQGHN dựa trên việc
triển khai xây dựng cổng thông tin điện tử (portal).
II. CĂN CỨ
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
- Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTgNĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2010 của
Chính phủ về chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;
- Căn cứ các yêu cầu cơ bản về tính năng, chức năng kỹ thuật của hệ thống
cổng thông tin điện tử theo công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008


của Bộ Thông tin và Truyền thông;
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Số: 626/ĐHQGHN-KHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2011

2
- Căn cứ định hướng chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; Kế hoạch 5 năm phát triển ĐHQGHN (2011-2015),
III. MỤC TIÊU
3.1. Mục tiêu tổng quát
a) Phát triển hệ thống quản trị đại học tiên tiến dựa trên cơ sở hạ tầng thông
tin và công nghệ hiện đại.
b) Tạo điều kiện phát triển ứng dụng CNTT một cách rộng rãi và có hệ thống
vào các hoạt động nội bộ của tất cả các đơn vị trong ĐHQGHN, hướng tới nâng
cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động trong đó có các dịch vụ công trực
tuyến cho các đơn vị, cán bộ và sinh viên.
c) Xây dựng mạng chuyên gia cung cấp thông tin cho cán bộ và sinh viên.
3.2. Mục tiêu cụ thể
a) Phát triển quản lý điện tử trên cơ sở hạ tầng thông tin và công nghệ hiện
đại tích hợp đầy đủ, toàn diện và thống nhất thông tin trong toàn đại học quốc gia:
- Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin trong toàn ĐHQGHN trên môi trường mạng an toàn, hiệu
quả;
- Xây dựng chuẩn dữ liệu metadata để tích hợp thông tin từ các cơ sở dữ liệu
của các đơn vị. Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu
tích hợp, đặc biệt là các trường dữ liệu cơ bản của ĐHQGHN về cán bộ, sinh viên
và các đơn vị; lôgic tác nghiệp (các phần mềm quản lý đào tạo, quản lý nhân sự,

quản lý cơ sở vật chất, cơ sở học liệu...); bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi
trường làm việc và kết nối điện tử thuận lợi giữa các đơn vị trong ĐHQGHN.
b) Ứng dụng CNTT trong nội bộ các đơn vị
- 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các đơn vị và với các cơ
quan nhà nước được thực hiện hoàn toàn dưới dạng điện tử;
- 100% cán bộ và sinh viên đại học chính qui, học viên cao học và nghiên
cứu sinh được cung cấp tài khoản và dịch vụ internet và thường xuyên sử dụng hệ
thống thư điện tử trong công việc;
- Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ, công
chức và sinh viên được quản lý chung trên mạng với quy mô toàn ĐHQGHN;
- Bảo đảm dữ liệu cơ bản phục vụ hầu hết các hoạt động của ĐHQGHN.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cán bộ và sinh viên
- Triển khai các giao dịch qua mạng;

3
- Xây dựng thư viện số và nhà sách số của ĐHQGHN cũng như dịch vụ Print
– On- Demand lên mạng;
- Số hóa tài liệu, giáo trình, tài liệu nghiên cứu khoa học của cán bộ, sinh
viên, công trình khoa học, luận văn, luận án...;
- Website (tiếng Việt và tiếng Anh) của ĐHQGHN và các đơn vị được nâng
cấp đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác
cũng như cho xếp hạng đại học.
IV. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐHQGHN (VNU Portal)
4.1. VNU portal
VNU portal là giải pháp công nghệ cổng thông tin tích hợp được xây dựng
và phát triển như một trang web xuất phát nhằm cung cấp một kết nối và giao tiếp
duy nhất về thông tin và dịch vụ cho cán bộ và sinh viên ĐHQGHN (gọi chung là
người sử dụng), qua đó người sử dụng có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn tài
nguyên khác nhau, sử dụng nhiều dịch vụ của các hệ thống phần mềm khác nhau
một cách tập trung, thống nhất. Thông qua cổng điện tử này, người sử dụng chỉ cần

sử dụng một địa điểm (đi qua một cổng) là có thể khai thác các thông tin và dịch
vụ, mặt khác người quản lý cũng chỉ cần quản lý, theo dõi tất cả các thông tin điều
hành của mình tại một nơi duy nhất.
Bên cạnh ưu thế tập trung thông tin về một đầu mối, VNU portal còn có khả
năng tương tác thông tin nhiều chiều giúp người sử dụng không chỉ khai thác được
thông tin mà còn có thể đưa ra những yêu cầu để được phục vụ và thực hiện một số
dịch vụ hành chính qua mạng.
VNUportal phải đáp ứng được hai yêu cầu:
- Mạng chuyên gia cho các đơn vị, cán bộ và sinh viên trong toàn
ĐHQGHN;
- Nơi cung cấp các thông tin, dịch vụ (kể cả dịch vụ thông tin với chức năng
tìm kiếm và tra cứu) và các ứng dụng phục vụ đào tạo, nghiên cứu, quản lý và điều
hành.
4.2. Yêu cầu chức năng và tính năng kỹ thuật
Các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật của VNU portal thực
hiện theo các qui định cho hệ thống cổng thông tin điện tử trong công văn số
1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Phụ
lục 1) bao gồm:

4
- Nhóm chức năng của phần mềm cổng lõi;
- Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ ứng dụng hành chính công;
- Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác trực tuyến, tiện ích.
Với nguyên tắc xây dựng như sau:
- Đảm bảo khách quan, hướng tới một hệ thống tổng thể, thống nhất trong
toàn ĐHQGHN, có khả năng chuyển đổi, an toàn và bảo mật, hợp lý và hiệu quả;
- Đảm bảo tính tích hợp, kế thừa và nâng cấp.
4.3. Yêu cầu về kiến trúc thành phần của cổng thông tin điện tử VNU
Portal
VNU Portal bao gồm 8 yếu tố chính (Phụ lục 2):

1. Hệ thống dữ liệu thông tin tích hợp bao gồm: các cơ sở dữ liệu hệ thống
với các trường dữ liệu cơ bản (về cán bộ, sinh viên và đơn vị) và các thông tin
khác (các bảng mã, các file upload lên portal, các dữ liệu tích hợp với hệ thống bên
ngoài...)
2. Hệ thống phần mềm quản lý, bao gồm phần chung (khai báo, xác thực
người sử dụng; Tìm kiếm; Xử lý thống kê tổng hợp) và các phần chuyên dụng (Tổ
chức và quản lý đào tạo và quản lý người học; Quản lý cán bộ; Quản lý khoa học
công nghệ; Quản lý tài chính; Quản lý cơ sở vật chất; Các mô đun nghiệp vụ được
bổ sung theo yêu cầu và lộ trình phát triển...).
3. Hệ thống phần mềm giao dịch qua mạng;
4. Hệ thống văn bản quản lý và sử dụng portal;
5. Tờ báo điện tử (bản tin);
6. Trang web giao dịch hai chiều thể hiện các thành phần từ 1 đến 5;
7. Cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng yêu cầu VNU portal;
8. Đội ngũ cán bộ đáp ứng các yêu cầu 1 và 7.
Các thành phần ứng dụng và dịch vụ cơ bản trên web, giao dịch điện tử,
website... cụ thể của VNU portal được mô tả ở Phụ lục 3.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Ban chỉ đạo CNTT ĐHQGHN
- Chỉ đạo xây dựng kiến trúc CNTT của ĐHQGHN;

5
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, lộ trình phát triển portal và triển
khai ứng dụng CNTT VNU portal ở ĐHQGHN;
- Đảm bảo các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
5.2. Trung tâm Ứng dụng CNTT
- Thực hiện chức năng quản lý của Trung tâm, xây dựng cấu trúc chuẩn của
VNU portal đảm bảo các yêu cầu cơ bản về tính năng và kỹ thuật đúng qui định ở
các mục 4.2, 4.3 và yêu cầu về kiến trúc như qui định ở mục 4.4.
- Thực hiện chức năng nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ như người tham

gia đấu thầu đối với các dự án, nhiệm vụ do ĐHQGHN làm chủ đầu tư.
5.3. Người sử dụng
5.3.1. Đối với Portal
a) Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng chịu trách nhiệm xuất
bản thông tin; Thu thập và phân loại thông tin định chuẩn từ nhiều nguồn khác
nhau và có cơ chế xuất bản thông tin theo chuẩn; Cung cấp dịch vụ tương tác trực
tuyến, tiện ích như: cung cấp dịch vụ hỏi và đáp trực tuyến giữa ĐHQGHN, các
đơn vị và người sử dụng, cung cấp dịch vụ gửi thư góp ý, phản ánh tới các cấp lãnh
đạo...
b) Các đơn vị và các Ban chức năng kết nối với hệ thống thông qua cổng
thông tin điện tử chung của ĐHQGHN; cung cấp cơ sở dữ liệu và thực hiện các
dịch vụ trực tuyến theo qui định chung của ĐHQGHN.
c) Cán bộ và sinh viên cung cấp thông tin cá nhân theo yêu cầu của
ĐHQGHN và của các đơn vị, thực hiện các dịch vụ trực tuyến theo qui định của
ĐHQGHN.
5.3.2. Đối với hệ thống thông tin tích hợp, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ
đạo
a) Ban Đào tạo đảm bảo thông tin, dữ liệu về chỉ tiêu kế hoạch, qui mô đào
tạo, chương trình, giáo trình, kết quả đào tạo...
b) Ban CT-CTHSSV đảm bảo thông tin, dữ liệu cá nhân, tình hình học tập,
rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật và học bổng của HSSV...
c) Ban KHCN đảm bảo thông tin, dữ liệu về tình hình triển khai thực hiện
các đề tài dự án NCKH, các sản phẩm KHCN (số lượng các bài báo, báo cáo khoa
học, phát minh sáng chế...) của từng đơn vị và cá nhân các nhà khoa học.
d) Ban TCCB đảm bảo thông tin, dữ liệu cá nhân, tình hình công tác, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức...

×