Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

28 bài thuốc giúp trị đau nhức răng hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.98 KB, 17 trang )

28 bài thuốc giúp trị đau nhức răng hiệu quả
19 BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ SÂU RĂNG HIỆU QUẢ
Thứ sáu 06/09/2013 12:00:00 (GMT +7)
Nguồn: GDVN
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh sâu răng
của Lương y Huyên Thảo đăng trên Báo Nông Nghiệp Việt Nam,
cùng những bài thuốc được tổng hợp từ website Bài thuốc hay để
bạn đọc tham khảo:
Bài 1: Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái
nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì
thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con,
ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày
dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn
chính.
Bài 2: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1
phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ
răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã
khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau
răng".
Bài 3: Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng,
sau một lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc).
Bài 4: Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống.
Bài 5: Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn
tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán
thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ
chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa
chảy máu chân răng, sâu răng.
Bài 6: Bột phèn phi 30 g, đại hồi 10 g, kê nội kim (màng mề gà)
đốt tồn tính 10 g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ
nút kín, dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc
chỗ lợi viêm tấy, chảy máu.


Bài 7: Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi
hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2
lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc
miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
Bài 8: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa
sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy
kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy
ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông
thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.
Bài 9: Tỏi: Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh
nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát,
trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau.
Bài 10: Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm
giảm đau. Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong
ngày là sẽ thấy hiệu quả.
Bài 11: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ
làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể
kháng khuẩn.
Bài 12: Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống
như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và
làm giảm đau nhức răng và nướu.
Bài 13: Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và
nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một
phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn
đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh
hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt
trong giảm đau, kháng viêm.
Bài 14: Cúc hoa vàng, lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào
chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu
dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu

trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít
rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3
lần.
Bài 15: Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi
cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que
diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có
thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít
một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày
làm 2 – 3 lần.
Bài 16: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ
giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.
Bài 17: Tiêu đen và húng quế: Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá
húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành
chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ
giúp giảm đau.
Bài 18: Ngắt một cành của cây giao (còn gọi là cây xương khô),
để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
Bài 19: Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có
công dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát
khuẩn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, nướu
răng,… Người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định
nguyên nhân và điều trị triệt để. Trong quá trình điều trị để răng đỡ đau và
đạt kết quả nhanh có thể dùng một số bài thuốc đơn giản sau:
Bài 1: Quả vải phơi khô 20g, rễ lá lốt 20g, đổ một bát nước sắc lấy nước
đặc. Ngậm nhiều lần trong ngày.
Bài 2: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã
nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu
không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng) trong
5 - 10 phút hay dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc

đi. Hoặc lấy vài lá trầu không, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, hoà vào một
chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi giảm đau nhức.
Bài 3: Vỏ thân cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g, sắc lấy nướcđặc để ngậm.
Trước khi ngậm cho thêm vài hạt muối.
Cây Thạch xương bồ
Bài 4: Vỏ trắng của cây ruối 100g, rượu 100ml. Cạo vỏ ngoài,thái nhỏ cho
vào rượu ngâm, ngày ngậm 4 - 5 lần, dùng trong 2 - 3 ngày liềnhoặc sắc
nước lá ruối hòa với một ít muối để súc miệng.
Bài 5: Hoa tươi của cây cúc áo 50g hoa ngâm với 300ml rượu trắng. Ngâm
trong 10 - 15 ngày là được. Khi bị đau răng ngậm một ít rượu này trong vài
phút, sau đó nhổ đi và súc miệng sạch. Ngày ngậm 5 - 10 lần.
Bài 6: Nhân hạt gấc nướng chín vàng, tán bột, trộn với một ít dấm thanh,
chấm vào chỗ răng đau. Chỉ cần chấm vài lần vào buổi chiều là đêm hết đau
và có thể ngủ được.
Bài 7: Vỏ thân cây trám trắng, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi khô, lấy
50g thái mỏng, sắc lấy nước đặc, ngậm nhổ nước. Ngày làm nhiều lần.
Bài 8: Lấy rễ lá lốt, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, vắt lấy nước
cốt, dùng bông sạch chấm vào răng đau, ngậm 2 - 3 phút rồi súc miệng bằng
nước muối. Ngày chấmthuốc 3 - 5 lần.
Bài 9: Vỏ thân cây sao đen 100g, cạo bỏ lớp bẩn thô bênngoài, rửa sạch,
thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vịlá lốt và sao
đen, 2 vị bằng nhau, sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức, tác dụng giảm đau
nhanh hơn.
Gừng chữa nhức răng
Tủ Thuốc Gia Đình
Người già trên 65 tuổi phần lớn bị mòn men răng, vì vậy rất nhạy
cảm với thức ăn, thức uống nóng, lạnh gây đau, buốt, nhất là khi
viêm do nhiễm khuẩn.
Để chữa trị an toàn và hiệu quả có thể làm theo cách: Gừng vàng tươi
cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 – 3g, cho vào miệng bên không đau răng,

nhấm nhẹ cho dập rồi chuyển sang bên có răng đau, chỉnh cho miếng
gừng nằm trên mặt răng, nhấm nhẹ cho tiết nước cay, thỉnh thoảng lại
chuyển vị trí miếng gừng đến tất cả các răng đau.
Để chữa trị an toàn và hiệu quả có thể làm theo cách:
Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 – 3g, cho
vào miệng bên không đau răng
Khi thấy hết nước cay thì nhai nhỏ bã gừng rồi nuốt. Sau đó lại tiếp
miếng gừng khác, liên tục suốt ngày đêm, đến khi nào hết đau thì thôi.
Gừng tươi có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn (cả gram âm và gram
dương) bảo vệ gan và chống gây buồn nôn, chán ăn, đau bụng.
Trường hợp răng đau nhiều do nhiễm khuẩn có thể dùng: Metronidazol
phối hợp với Spiramycin (tên biệt dược là Novogyl hoặc Rodogyl) đánh
cấp tập phủ đầu trong ngày đầu (6 viên ), cách 8 tiếng lại uống 1 lần x 2
viên vào giữa lúc ăn (để giảm tác dụng gây nôn của Metronidazol).
Những ngày sau chỉ cần cách 12 tiếng uống 1 lần x 2 viên kháng sinh,
liên tục trong 5 ngày. Trong thời gian uống thuốc có Metronidazol, cấm
không được uống bia, rượu (gọi chung là đồ uống có Ethanol) tới 72
giờ sau khi uống thuốc.
Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc tăng cường sức đề kháng là: Vitamin
A 2500UI ngày uống 1 lần x10 ngày, vitamin B2 viên 2mg và vitamin C
viên 100mg, ngày uống 2 lần cách nhau 12 giờ, mỗi lần 2 viên B2 và 2
viên C liên tục trong 10 ngày.
DS Trần Xuân Thuyết (số 1 Phạm Hùng, Hà Nội)
BACSI.com (Theo Bee
19 bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu
quả
LIỄU PHẠM (TỔNG HỢP)0 thảo luận02/08/13 12:25
(GDVN) - Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải
chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh sâu răng của Lương y

Huyên Thảo đăng trên Báo Nông Nghiệp Việt Nam, cùng những bài
thuốc được tổng hợp từ website Bài thuốc hay để bạn đọc tham khảo:
Bài 1: Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ,
sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần
rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10
phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng,
tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.
Bài 2: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần.
Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều
trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có
người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau răng".
Bài 3: Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một
lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc).
Bài 4: Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống.
Bài 5: Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính
(gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột
(lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy
máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu
răng.
Bài 6: Bột phèn phi 30 g, đại hồi 10 g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn
tính 10 g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín, dùng
dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm tấy,
chảy máu.
Bài 7: Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa
với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng
kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần
cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
Bài 8: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã
nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để
rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có

súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau,
sau nhổ nước thuốc đi.
Bài 9: Tỏi: Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm
trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít
muối và đắp vào vùng răng bị đau.
Bài 10: Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau.
Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy
hiệu quả.
Bài 11: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các
cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.
Bài 12: Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như
nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau
nhức răng và nướu.
Bài 13: Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị
đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu.
Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí
bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm
trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
Bài 14: Cúc hoa vàng, lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ
răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể
lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để
càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ
đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 15: Bồ kết: Lấy 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ
ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm. Ngâm với
rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun
nhỏ lửa trong vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau
trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần.
Bài 16: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm
trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.

Bài 17: Tiêu đen và húng quế: Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng
quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt.
Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau.
Bài 18: Ngắt một cành của cây giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa
tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
Bài 19: Hạt na đập ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công
dụng giảm đau ngay. Vì hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.
Thuốc nam chữa đau răng
Để răng đỡ đau nhức phải lấy hết thức ăn trong lỗ răng sâu, súc miệng
sạch bằng nước muối ấm, đồng thời có thể dùng một số bài thuốc đơn
giản sau:
- Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng,
mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với
rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín
nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30
phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng)
trong 5-10 phút hay dùng bông thấm thuốc
bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.
Hoặc lấy 2 - 3 lá trầu không, rắc ít muối,
giã nhỏ, hòa vào một chén rượu. Gạn lấy
nước trong để ngậm liên tục tới khi khỏi
đau răng
- Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 chén
nước, cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi
lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ
đi, ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn
chính.
- Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc hết
đau.
Đại hồi.

- Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần
thành than), tán thành bột mịn; hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng
bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hay bị
sưng. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.
- Bột phèn phi 30g, đại hồi 10g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính
10g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín dùng dần. Khi
dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm, chảy máu.
- Vỏ trắng của cây ruối 100g, rượu 100ml. Cạo vỏ ngoài, thái nhỏ cho
vào rượu ngâm, ngày ngậm 4-5 lần, dùng trong 2-3 ngày liền hoặc sắc
nước lá ruối với muối để súc miệng.
- Lá chanh một nắm, giã cho ít muối, vắt lấy nước cốt, cho cục vôi bằng
hạt ngô vào, phơi sương 1 đêm. Ngậm nước đó hoặc có thể dùng bông
chấm vào chỗ đau.
- Lấy nhân hạt ra nghiền nhỏ đặt vào hố răng cũng có thể làm hết đau
ngay.
Chú ý, các thuốc trên có thể chữa khỏi hoặc làm giảm đau tức thì, nếu sau
đó bị đau lại nhiều lần thì bạn hãy đến khám răng tại các phòng khám nha
khoa hoặc các bệnh viện răng hàm mặt để xác định nguyên nhân gây đau
răng và được chữa trị triệt để.
Bác sĩ Thúy An
Lá trầu không
Phương pháp chế tạo thuốc đau răng đầu tiên được làm từ lá trầu không, củ nghệ
vàng và búp bàng. Sau khi đã mua chúng về, chúng ta phải rửa sạch chúng và để
ráo nước. Trộn ba chất liệu trên với nhau rồi giã nhỏ chúng rồi bỏ ra đem ngâm với
rượu. Mỗi lần trước khi dùng thì phải đem chúng đi đun cách thủy, chờ đến khi sôi
thì bắc ra để nguội. Các bạn có thể ngậm trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút rồi
nhổ đi hoặc lấy bông y tế thấm vào thuốc rồi đặt lên chỗ đau răng. Mỗi ngày áp dụng
từ 2 đến 3 lần.
Trị đau răng bằng y học cổ truyền
Trong dân gian có câu “thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức

răng”. Trên thực tế, những chiếc răng đóng một vai trò
không thể thiếu trong cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân
gây đau răng. Bài viết sau xin giới thiệu những vị thuốc cổ
truyền chữa đau răng.
Đau răng và bệnh về răng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với
trẻ nhỏ, khi bị sưng lợi răng, gây đỏ lợi, đau răng, thậm chí
không thể ăn được: lấy xác rắn (xà thoái) đốt thành than,
cho vào mỡ lợn, trộn đều rồi xát vào lợi.
Trường hợp chân răng bị sưng, thối lở (cam tẩu mã) dùng
bột thanh đại, hay còn gọi là bột chàm (bột chàm nhuộm
vải), bôi xát vào chân răng, sau 10-20 phút, lại súc miệng
sạch bằng nước muối loãng, ngày 5-10 lần. Đối với người
lớn, các trường hợp đau răng ở người lớn rất phổ biến, đôi
khi lại rất dữ dội, lợi sưng đau, hoặc có mủ (bọng răng),
hoặc răng bị lung lay, có khi nhiều cái cùng một lúc, không
thể ăn được và kèm theo là phát sốt và sưng đau cả ở phía
ngoài mặt… ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Khi
răng, lợi bị sưng, răng đau nhức nhiều, có thể dùng bột
thanh đại cùng với một số vị thuốc khác: thanh đại 40g,
phèn chua 20g, hùng hoàng, mai hoa, băng phiến, mỗi thứ
1g. Mỗi vị đều nghiền thành bột mịn, trộn đều, đóng vào lọ,
nút kín, để nơi khô ráo. Dùng bột này chấm, xát vào nơi răng
lợi bị sưng đau rồi ngậm 5-10 phút. Súc miệng sạch. Ngày
làm 5-10 lần.
đại 40g, phèn chua 20g, hùng hoàng, mai hoa, băng phiến,
mỗi thứ 1g. Mỗi vị đều nghiền thành bột mịn, trộn đều, đóng
vào lọ, nút kín, để nơi khô ráo. Dùng bột này chấm, xát vào
nơi răng lợi bị sưng đau rồi ngậm 5-10 phút. Súc miệng
sạch. Ngày làm 5-10 lần.
Một số vị thuốc nam để cắt các cơn đau răng: Dùng búp lá

non của cây bàng, nhai ngậm, mỗi lần 5-10 phút, có thể
thêm chút muối ăn, cùng ngậm 5-10 phút. Sau mỗi lần
ngậm, súc miệng sạch. Ngày làm 3-5 lần. Ngoài ra có thể
dùng dưới dạng nước sắc của một số vị thuốc sau đây để
ngậm khi răng đau, nhức.
- Lá trầu không: Khoảng 10 lá tươi, cắt nhỏ, thêm một bát
nước sạch, sắc nhanh (20 phút) lấy nước ngậm mỗi khi đau
răng, mỗi lần ngậm 5-10 phút. Ngày 5-10 lần. Với cách này
có thể dùng để chữa bệnh nha chu viêm.
- Vỏ thân cây ruối: Lấy vỏ tươi cây ruối (một cây dùng làm
cảnh hoặc làm bờ dậu) đem cắt thành miếng nhỏ, thêm
nước, sắc đặc, lấy nước sắc để ngậm khi răng bị đau nhức.
Ngày ngậm nhiều lần, mỗi lần ngậm 10-20 phút. Sau mỗi lần
lại súc miệng sạch.
- Lá lốt: Dùng toàn bộ cây, sắc đặc, lấy nước, ngậm khi
răng, lợi đau.
- Vỏ thân cây sao đen (Hopea odorata Roxb.), họ dầu
(Dipterocarpaceae): lấy vỏ thân cây sao đen, cạo bỏ lớp bần
thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng
đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, đồng lượng, rồi
đem sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức. Qua thực tế thấy
rằng, khi phối hợp giữa hai vị thuốc này, tác dụng giảm đau
nhanh hơn, tốt hơn.
Một số vị thuốc sau đây có thể ngâm với rượu để chữa đau
răng: Rượu có nồng độ ethanol khoảng 30-35 độ. Ngâm 10-
15 ngày là có thể dùng để ngậm, còn nếu dùng ethanol
dược dụng có nồng độ ethanol cao hơn thì dùng chiết, chấm
vào chỗ răng bị sưng đau.
- Cúc áo (Spilanthes acmella L.), họ cúc (Asteracea), một
cây thuốc mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Lấy các

hoa tươi của cây cúc áo, đem ngâm rượu với tỷ lệ 50g hoa
ngâm với 300ml rượu trong 10-15 ngày, có thể lấy rượu này
để ngậm, mỗi lần ngậm 10-15 phút. Ngày làm 5-10 lần. Sau
đó súc miệng sạch.
- Tế tân, thạch cao đều 10g. Đem rễ tế tân rửa sạch, phơi
khô, cắt nhỏ hoặc tán thành bột thô. Thạch cao tán thành
bột thô. Lấy hai thứ bột này ngâm với 100ml rượu trong 10-
15 ngày. Lấy dịch chiết ngậm khi đau răng. Cách làm tương
tự như vị cúc áo.
- Xuyên tiêu: Có thể dùng quả gần chín hoặc chín khô, cũng
có thể dùng rễ xuyên tiêu ngâm với ethanol dược dụng
khoảng 60-70 độ với tỷ lệ, 1:5 (1 dược liệu, 5 ethanol). Nếu
dùng dễ xuyên tiêu thì cần rửa sạch, phơi khô, tán bột thô.
Sau khi ngâm 1-2 tháng, có thể chiết lấy dịch thuốc, dùng
tăm bông tẩm thuốc rồi chấm vào chỗ răng, lợi bị sưng đau.
- Đinh hương: Dùng nụ hoa khô của cây đinh hương, đem
tán dập rồi tiến hành ngâm rượu, chiết lấy dịch thuốc, làm
tương tự như vị xuyên tiêu.
Thuốc nam chữa hôi miệng, chữa nhiệt miệng, chữa ho, chữa viêm họng, chữa
sâu răng hiệu quả
Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm chết người, nhưng nó lại là
một rào cản lớn trong vấn đề giao tiếp hàng ngày. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến chứng hôi miệng, dưới đây là một trong những nguyên
nhân: Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm chết người, nhưng nó
lại là một rào cản lớn trong vấn đề giao tiếp hàng ngày. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng, dưới đây là một trong những
nguyên nhân: 1. Nguyên nhân ở ngay miệng mình. Mùi hôi là từ các
hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan,
dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein của các vi sinh
vật ở miệng trong các trường hợp kể sau: • Khi thức ăn sót lại trong

miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi. •
Nhiễm trùng ở nướu răng; • Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi
khuẩn trú ẩn, tăng sinh; • Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt
cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng. • Lưỡi bị viêm là nơi
mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn
phân hủy protein tạo ra mùi hôi; • Miệng khô khi nước miếng giảm trên
50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm,
giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và
tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều
hơn. Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây
thần kinh mặt thứ VII, khô nước, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố,
mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng
cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS. Ngoài ra một số dược phẩm như
thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong,
trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu… cũng làm
giảm nước bọt trong miệng. Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm
nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng. 2. Ăn một số thực phẩm có dầu gây
hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo. Các thực
phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp
thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng.
Mùi rượu sau khi uông vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở. 3. Một
số bệnh về bộ máy hô hấp như: Nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm
xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng
tạo ra hơi thở hôi. Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối. 4. Khi có rối
loạn về sự co bóp của bao tử , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo ,
ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ. Trái
với nhiều tin tưởng, táo bón không gây hôi miệng và bệnh bao tử cũng
ít gây hôi vì bình thường miệng thực quản khép kín. Bao tử gây hôi
miệng khi nào ta ói mửa hoặc ợ hơi, dội ngược thực quản. 5. Một số
bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây

ra mùi hôi ở miệng. Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone
và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất
methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi. 6. Một nguyên
nhân Tâm Lý là nhiều người quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo
tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu. Nhiều người
mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể là miệng mình hôi. Họ tự cô
lập, trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh tâm
thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt. 7. Một trường hơp rất hiếm là
Hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.
Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sanh với rối loạn chuyển hóa chất
Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi,
nước miếng, nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới
hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine,
như broccoli, đậu, trứng, bộ đồ lòng động vật. 8. Thiếu ăn cũng cho hôi
miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm.
9. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng
cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ. Đo hôi miệng để xác định
bệnh Có nhiều cách để ước lượng mức độ hôi trong miệng. • Người
giám định ngửi mùi hôi : bênh nhân ngồi cách người giám định khoảng
một tấc, bịt mũi thở bằng miệng trong 3 phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn
gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu
có mùi thì cần khám coi mũi và cuống họng có nhiễm đau gì không.
Nếu nếu hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào
đó. • Tự mình ước định bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi
mùi; ngửi mùi trên dây dental floss sau khi cà răng. • Đo nồng độ hôi
trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng và khá hữu
hiệu. Điều trị Về điều trị thì ta phải áp dụng các phương thức sau đây:
1. Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ MIỆNG. Cần để
ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn. Ta cũng
không cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn

sót trong miệng, kẽ răng. Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà
khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó. Với giữ gìn vệ sinh răng miện chu
đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30%-90%. Nên khám Nha sĩ coi có
bị sâu răng, nhiềm độc nớu thì xin chữa. Giữ miệng ẩm bằng cách lâu
lâu uống một chút nước. Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn
khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừn để lưỡi bị thương tích. 2. Tránh các
thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. 3. Ăn nhiều trái cây và rau; giới
hạn thịt và chất béo, fo mát có mùi mạnh. 4. Tránh uống quá nhiều
rượu, thuốc lá, cigars. 5. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh
niên như tôi kể trên và điều trị. 6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban
đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm. 7.
Bớt uống cà phê 8. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm mọt lần để
lau chùi răng Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc
wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian
vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước
xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động
mạnh. Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex,
Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium
chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt. Một số bài thuốc
dân gian hôi miệng Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là dạ dày bị nhiệt,
có thể lấy chanh tươi 2-3 quả rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật
ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Cũng có
thể áp dụng các biện pháp sau: - Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy
vỏ, đun nước uống ngày 3 lần. - Rễ cỏ lau tươi 100-200 g, đường phèn
30-50 g, rễ cỏ lau tươi rửa sạch, cắt thành từng đoạn bỏ trong bát, cho
đường phèn vào một ít nước, hấp cách thủy, lọc bỏ bã, lấy nước uống
thay chè. - Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần. - Dưa
hấu ép lấy nước uống. Chữa hôi miệng trong khoang miệng: - Vỏ quýt
30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày. - Hạt hoa quế
3 g, nấu nước, dùng súc miệng mỗi ngày vài lần. - Quả vải khô 2-3 quả,

bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm
liên tục 10-15 ngày. - Đu đủ 30 g, hoắc hương 6 g, đem sắc lấy nước
súc miệng ngày 3 lần. - Cau bổ thành từng miếng, ngậm dần trong
miệng hàng ngày. Chữa hôi miệng do đầy bụng khó tiêu - Mơ xanh ướp
muối, phơi khô, ngậm trong miệng sau bữa ăn. - Lá cây đậu xanh 15 g,
hoắc hương 10 g, sắc lấy nước, súc miệng ngày 3 lần. - Quả lê bỏ vỏ,
hạt, thái miếng mỏng, ngâm nước sôi để nguội trong nửa ngày, uống
thay nước trong vài ngày liền
MỘT PHƯƠNG THUỐC CHỮA SÂU RĂNG - ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ, DỄ LÀM
Tác giả : Nguyễn Tiến Uyên - Trường Chính trị Nghệ An
File đính kèm: Không có
Theo thống kê, hiện nay, cả nước ta tỷ lệ người bị sâu răng rất cao( khoảng
95% dân số cả nước.Như vậy cứ 100 người thì có tới gần 95 người bị sâu
răng. Gia đình tôi cũng vậy, từ bà mẹ đến vợ chồng tôi đều bị sâu răng tấn
công không thương tiếc. Ai đã bị đau răng do sâu mới hiểu được nỗi khổ sở,
đau đớn đến tận cùng của người bệnh. Mỗi lần có một ai trong nhà bị cơn
đau răng do sâu tấn công là y như cả nhà mất ăn mất ngủ vì tiếng rên hùi
hụi, tiếng nấc đau đớn buốt tận đỉnh đầu và rồi với bộ mặt bị sưng vêu, người
bệnh vừa khóc vừa tìm đủ thứ thuốc mà bất cứ một người nào đó mách bảo
để chữa trị mong sao đẩy lùi được những cơn đau quái ác do sâu gây ra. Thế
nhưng tất cả hầu như đều vô vọng. Vợ chồng tôi đã trải qua không biết bao
nhiêu lần đau như vậy và cũng không biết bao lần đã đi tìm thuốc trong vô
vọng. Thậm chí có lúc đã nghĩ phải chăng mình bị ung thư răng? Nếu vậy thì
cuộc đời coi như đã đặt dấu chấm hết bởi những cơn đau vào giai đoạn cuối
của tế bào di căn. Thế rồi đầu năm Mậu Tý, một người bạn đến chơi, lâu
ngày gặp lại nhau, vừa mới nhìn thấy vợ tôi, bạn đã giật mình kinh ngạc
trước gương mặt đau đớn tiều tuỵ sau những cơn đau răng của mấy ngày tết.
Hỏi han sự tình xong, bạn vội vàng dục giã tôi chở vợ đến địa chỉ mà chính
bạn tôi cũng vừa chữa đau răng cách đó mấy tháng. Có bệnh thì vái tứ
phương nhưng trong lòng vẫn ngờ ngợ bởi cách mô tả hình dáng con sâu và

cảm giác của bản thân bạn sau khi được ông thầy lang bắt sâu như thế nào.
Chẳng lẽ trong răng người lại có một con sâu ghê gớm như vậy hay sao? Và
làm sao chỉ một làn khói mỏng nhẹ lại có thể buộc con vật đáng ghét đang
nấp kỹ trong răng người ấy bò ra được??? Những câu hỏi như vậy cứ bám lấy
đầu tôi cho đến tận lúc vào nhà ông thầy lang ít người biết ấy. Gặp nhau đầu
năm mới, sau khi trao gửi lời chúc mừng xong, tôi và vợ tôi đi thẳng vào vấn
đề mà vợ tôi đang khẩn thiết mong được giải toả đó là những cơn đau răng
khủng khiếp sau mấy ngày Tết vẫn còn in đậm dấu vết trên gương mặt.
Không nhiều lời, ông thầy lang nhìn vào mặt vợ tôi và nói nhẹ: Chưa ăn thua
gì đâu, nhiều người còn khủng khiếp hơn nhà chị đây nhiều.Động viên xong,
ông im lặng đi vào phía trong nhà lấy ra mấy thứ vật dụng đơn giản, cũ kỹ
gồm một chậu nhôm nhỏ, một bát sắt gần như không còn xác định được màu
sắc hoa văn, một ống nứa nhỏ dài khoảng 30cm, một chiếc rá tre vừa úp kín
miệng chậu nhôm, phía trong được che kín bằng một lượt mo cau mềm mỏng
và được chọc thủng một lỗ nhỏ vừa đủ kín khi cho ông nứa nhỏ như đã nêu
vào lỗ đó. Ngồi quan sát các vật dụng đó tôi đã thầm nản và nghĩ : Chẳng lẽ
đây lại là ông thầy có tài bắt sâu răng như bạn tôi đã chỉ sao? Tuy vậy tôi vẫn
im lặng quan sát để tìm hiểu xem nếu kết quả tốt thì ông thầy ấy đã làm như
thế nào và bằng những thứ gì để chữa sâu răng đây. Thấy ông làm đủng đỉnh
không vội vàng lại không có gì có vẻ bí mật cả tôi lại càng chắc mẩm nếu
những cơn đau răng của vợ tôi được chữa khỏi thì mình có thể học thêm
được một phương thuốc gia truyền hay đây. Thế nhưng, đến khâu cuối cùng
thì tôi đành chịu vì ông không hề để lộ một tý gì cho tôi được xem. Chỉ thấy
sau khi cho than củi vào bát sắt và đốt cháy, rồi đặt vào trong lòng chậu
nhôm,ông lẳng lặng vào phòng kín lấy một thứ gì đó cho vào bát than cho
cháy nổ ti tách rồi úp chụp cái rá tre lên chậu nhôm và bảo vợ tôi ngậm vào
một đầu ống nứa, đầu kia cho vào vào lỗ nhỏ trên rá để hứng khói cho vào
miệng nhưng không được nuốt khói mà phải ngậm khói trong miệng. Khoảng
5 phút sau ông bảo vợ tôi lấy ống nứa ra và đùn dãi nhớt trong miệng vào
một chậu nước trong đã để sẵn để quan sát. Trước khi đi, tôi đang ngờ vực

thì lúc này tôi hoàn toàn bị chinh phục. Trên mặt nước là những chú sâu nhỏ
như đầu kim may loại nhỏ nhưng đầy những hàng chân rết nhỏ xíu. Đặc biệt
hơn là đầu miệng của các chú sâu là hai chiếc răng hình lưỡi liềm màu nâu
hồng nhạt sát thủ chính gây ra những cơn đau khủng khiếp cho những người
bị sâu răng và cho chính bản thân vợ tôi trong những ngày Tết.Đến lúc
này,tôi hầu như quên hẳn những câu hỏi đầy nghi vấn trong người mà chỉ tập
trung vào tán dương ca ngợi, khâm phục khả năng đặc biệt của ông thầy lang
ít người biết này. Khỏi phải nói nhiều chắc mọi người đều hiểu được niềm vui
sướng của vợ tôi như thế nào bởi sau khi bắt sâu lần thứ nhất cái choáng
đầu, đau nhức trong miệng hầu như tiêu biến hết cả, thay vào đó là cảm giác
nhẹ nhõm như chưa hề bị đau răng do sâu lúc nào cả. Để chắc chắn hơn, sau
khi bắt sâu lần thứ nhất khoảng 30 phút, ông tiếp tục chuẩn bị bắt lần hai
cho vợ tôi. lần này cũng tương tự như lần trước chỉ có khác là ông phải dùng
kẹo ngọt để lôi kéo các chàng sâu đáng ghét kia đã nấp kín chui sâu trong
răng trở lại. kết thúc cả hai lần ông đã lôi được 13 chú sâu ra khỏi răng miệng
cho vợ tôi.Bên cạnh niềm vui thoát khỏi đau răng của vợ là những câu hỏi:
ông thầy ấy đã dùng thứ gì bắt sâu mà hiệu quả vậy? cách chế biến , sử
dụng ra sao?v.v cứ len lỏi, lởn vởn trong đầu tôi mãi. Và cuối cùng bí mật ấy
tôi cũng biết được nhờ chịu khó tìm hiểu. Cái thứ mà ông thầy ấy cho vào bát
than hồng kia chẳng có gì xa lạ mà chính là nhưng hạt cà độc dược một loại
cây mọc hoang có nhiều ở các vùng bãi bồi ven sông hoặc các vùng đồi trung
du của nước ta, cách làm nó cũng đơn giản chẳng có gì phức tạp. Đó là vào
mùa hè khi quả chín vàng hoặc đỏ, hái về phơi khô, sau chỉ lấy riêng phần
hạt cất kín tránh nấm mốc và khi bị sâu răng thì lấy dùng như ông thầy đã
dùng cho vợ tôi như đã mô tả ở phần đầu bài. Đến nay đã sau hai năm, lâu
lâu vợ tôi mới lại hơi nhức răng một tý nhưng yên tâm vì đã có phương thuốc
bí mật hiệu nghiệm kia giúp sức đắc lực rồi. Tôi viết bài này không dụng ý
quảng cáo mà để mọi người biết để nếu có sâu răng hãy mạnh dạn thực
hành đừng e ngại. Nếu có gì chưa rõ hãy gọi cho tôi với số máy
DĐ0915771071hoặc 0383 522196 vào buổi tối./.

×