Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập M&A trong nền kinh tế việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.71 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH




NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ









TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Cô hướng dẫn là TS. Mai Thanh Loan. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề

tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu
phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội
đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng …… năm 2011
Tác giả


Nguyễn Ngọc Mỹ Duyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
(M&A)
1.1 Khái quát về hoạt động mua bán và sáp nhập
1.1.1 Khái niệm Sáp nhập (Mergers) và mua bán (Acquisition)
1.1.2 M&A theo lý thuyết SPECIAL:
1.1.3 Các hình thức của M&A:
1.1.4 Các dạng M&A chủ yếu:
1.2 Các trình tự của M&A
1.2.1 Đối với bên bán:
1.2.2 Đối với bên mua:
1.3 Các động cơ thúc đẩy hoạt động M&A

1.4 Kinh nghiệm mua bán và sáp nhập của Trung Quốc – Cường quốc kinh tế thứ
hai trên thế giới
1.4.1 Các thương vụ M&A tại Trung Quốc trong thời gian qua
1.4.2 Những chiến lược cho sự thành công của M&A Trung Quốc:
1.4.3 Một số bài học kinh nghiệm:
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 2 - THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Bức tranh tổng thể hoạt động M&A tại Việt Nam
2.1.1 Một số thương vụ lớn trong hoạt động M&A của Việt Nam thời gian qua


2.1.2 Giá trị đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện M&A
2.1.3 Đặc điểm M&A tại Việt Nam thời gian qua:
2.2 M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
2.2.1 Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
2.2.2 Trong các công ty chứng khoán:
2.2.3 Trong các công ty bảo hiểm:
2.3 Xử lý những vấn đề hậu sáp nhập – thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
sau khi thực hiện các giao dịch M&A
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Một số tiền đề cho việc đề ra các giải pháp
3.1.1 Cơ hội và khó khăn cho việc phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam:
3.1.2 Tình hình hoạt động M&A trên một số lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam
3.2 Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời
gian tới
3.2.1 Doanh nghiệp cần xác định rõ động cơ và những vấn đề hậu sáp nhập khi
tiến hành M&A

3.2.2 Doanh nghiệp cần tận dụng đặc điểm, xu hướng M&A của từng ngành trong
thực hiện thương vụ M&A
3.2.3 Công tác định giá doanh nghiệp cần được chú trọng đặc biệt khi tiến hành
M&A
3.2.4 Giải pháp hỗ trợ từ quản lý kinh tế vĩ mô
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính
DNNN : Doanh nghiệp Nhà Nước
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
CAGR : Compound annual growth rate (Tỷ lệ lãi gộp hàng năm)
PMI : Post merger integration (Hậu hợp nhất sau M&A)
PPMI : Pre and Post Merger Intergration (Tiền và hậu hợp nhất sau M&A)
EBITDA : Thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao
DCF : Discounted Cash Flow (Chiết khấu dòng tiền)
NPV : Net Present Value (Giá trị hiện tại thuần)
GDP : Gross Domestic Product (Tổng thu nhập quốc gia)
WTO : World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới)
BTA : Bilateral Trade Agreement (Thỏa thuận thương mại song phương)




DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 - Mô hình SPECIAL của M&A
Sơ đồ 1.2 - Trình tự M&A đối với bên bán
Sơ đồ 1.3 - Trình tự M&A đối với bên mua
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 - Khái quát nội dung, tác dụng của các bước trình tự M&A đối với bên
bán
Bảng 1.2 - Khái quát nội dung, tác dụng của các bước trình tự M&A đối với bên
mua
Bảng 2.1 - Số lượng và giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2003 đến
2010
Bảng 2.2 - Một số thương vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam trên lĩnh vực
ngân hàng
Bảng 2.3 - Một số thương vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam trên lĩnh vực
chứng khoán
Bảng 2.4 - Một số thương vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam trên lĩnh vực
bảo hiểm
Bảng 3.1 - Hoạt động M&A trên một số lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1 - Các thương vụ M&A tại Trung Quốc trong vòng 10 năm qua
Đồ thị 2.1 - Số lượng và giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2003 đến
năm 2010
Đồ thị 2.2 - Cơ cấu ngành của các thương vụ M&A tại Việt Nam trong năm 2010





DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 - Thực trạng M&A tại Trung Quốc thời gian qua
Phụ lục 2 - Một số văn bản luật cơ bản điều chỉnh hoạt động M&A
Phụ lục 3 - Danh mục các thương vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam trong 3 năm vừa
qua 2008-2009-2010
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian vừa qua, các hoạt động Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
diễn ra trên thế giới rất sôi động và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng
đồng doanh nghiệp toàn thế giới. Thực tiễn thị trường cho thấy Mua bán và Sáp
nhập là một trong các con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất của hoạt động đầu tư
bởi nó tiết kiệm được nguồn lực, thời gian và tránh được các rào cản gia nhập.
Trong tiến trình hội nhập cũng như cạnh tranh trên thị trường, Mua bán và Sáp nhập
là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thu hút nguồn lực cũng như bành trướng quy mô
hoạt động. Cũng theo xu thế đó, hoạt động M&A tại Việt Nam trong những năm gần
đây ngày càng gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị giao dịch. Khi kinh tế khó
khăn, nhiều doanh nghiệp đặt ra yêu cầu phải sắp xếp, sáp nhập để tồn tại khiến cho
nhu cầu về M&A ngày càng lớn. Tuy nhiên hiện nay để hiểu rõ vấn đề M&A là một
thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, vì các quy định pháp
luật về M&A vẫn còn nằm rải rác trong các bộ Luật, thông tin cũng chưa thật rõ
ràng, minh bạch. Chính vì thế đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động
mua bán và sáp nhập trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay” được nghiên cứu nhằm
đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam thông qua đánh giá
lại năng lực trong nước đồng thời tham khảo kinh nghiệm của nước đã tiến hành
thành công lĩnh vực này nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho hoạt động mua bán và
sáp nhập.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Để đưa ra các giải pháp hỗ trợ hoạt động M&A một cách chính xác, mục tiêu
nghiên cứu được xác định dựa trên:
- Việc đánh giá lại thực trạng của hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay thông
qua đặc điểm, khó khăn trong nước.
2


- Nghiên cứu thành công và thách thức của một nước có hoạt động M&A phát
triển thành công trong khu vực Châu Á là Trung Quốc.
- Qua đó rút tỉa được những kinh nghiệm quý báu áp dụng cho nước ta để thúc
đẩy hoạt động M&A.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và so sánh được sử dụng chủ đạo trong đề tài để làm rõ
những vấn đề trong hoạt động hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp như:
- Phân tích những điểm mạnh và yếu của nền kinh tế Việt Nam đối với hoạt
động mới mẻ này, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho những thương vụ M&A
sắp tới.
- So sánh được dùng trong quá trình đối chiếu thực trạng nền kinh tế nước ta
so với một nước khác trên thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quý giá của
nước bạn để đề xuất những giải pháp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động M&A
Việt Nam, đưa thị trường M&A của Việt Nam phát triển hiệu quả.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung chính của luận văn được chia làm ba phần
Chương 1 – Tổng quan về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
- Bao gồm khái quát các định nghĩa cơ bản, những định nghĩa theo lý thuyết
hiện đại thông qua các nghiên cứu trên thế giới.
- Trình bày nghiên cứu làm cơ sở cho đề tài là nghiên cứu về một nước trong
khu vực Châu Á là Trung Quốc đã tiến hành thành công vấn đề M&A thông
qua một số bài học kinh nghiệm và dự báo viễn cảnh hoạt động M&A tại

Trung Quốc trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Chương 2 – Thực trạng của hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua
3


Đánh giá thực trạng thị trường M&A Việt Nam từ đó rút ra những tính chất tiêu
biểu của hoạt động M&A, hoạt động này có tác dụng như thế nào đến nền Kinh tế
Việt Nam và tính quan trọng của giai đoạn hậu sáp nhập, từ đó làm cơ sở lý luận
cho các giải pháp cần thiết đề xuất cho hoạt động này phát triển hơn.
Chương 3 – Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian
tới
Dựa trên những nghiên cứu cơ sở và tình hình thực tế, phần này sẽ trình bày những
đề xuất về mặt chiến lược cho những công ty thực hiện M&A cũng như sự hỗ trợ
của chính phủ nhằm hướng đến mục tiêu tăng giá trị cho hoạt động này trong thời
gian sắp tới.
5. Những điểm nổi bật và hạn chế
Do thị trường M&A Việt Nam mới phát triển những năm gần đây nên về quy mô
cũng như số lượng giao dịch còn hạn chế. Bên cạnh đó có một số thương vụ cho dù
đã tiến hành cũng không công bố rộng rãi thông tin khiến cho việc thống kê và tham
khảo gặp nhiều khó khăn. Vì vậy hạn chế của đề tài là chưa có chiều sâu về số liệu
mà chủ yếu mang tính định hướng.
Tuy nhiên do M&A ngày càng trở nên phổ biến và sẽ là giải pháp tối ưu cho nhiều
doanh nghiệp trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, điều này khiến nước ta từng
bước hội nhập vào thị trường M&A quốc tế. Hơn nữa đối tác trong các giao dịch
M&A phần lớn là các tổ chức nước ngoài, do đó những kết luận rút ra từ những
nghiên cứu trên thế giới cũng mang tính ứng dụng cao đối với Việt Nam. Đây cũng
chính là điểm nổi bật của đề tài khi kết hợp những nghiên cứu quốc tế với thị trường
Việt Nam.







4









KẾT LUẬN
Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam tuy mới chỉ ở những
bước khởi đầu của phương thức này so với các nước khác trên thế giới nhưng đã có
được những kết quả nhất định. Việt Nam được coi là một nền kinh tế hội tụ được
các yếu tố hấp dẫn cho thị trường M&A. Sự gia tăng các thương vụ M&A trong 2
năm trở lại đây là một tín hiệu tích cực cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá
cao các cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh những yếu tố về tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách ưu đãi thì hệ
thống pháp lý liên quan đến hoạt động M&A để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể
tham gia, đang dần được hoàn thiện, tạo ra một môi trường minh bạch, công bằng
và hiệu quả. Đây sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tham gia một cách sâu rộng hơn nữa
vào thị trường M&A của Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, về lâu dài, hoạt động này trong thị
trường Việt Nam vẫn cần có sự tác động và hỗ trợ của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự
hỗ trợ sâu sắc của chính phủ trong nhiều lĩnh vực như tăng trưởng kinh tế vững
mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài bằng những chính sách ưu đãi, mở cửa, hoàn thiện

hơn nữa hệ thống pháp lý. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch
thẩm định chi tiết cụ thể, định giá cặn cẽ tránh những sai lầm đáng tiếc trong việc
hoạch định và hành động chiến lược M&A của mình. Có như thế hoạt động M&A
tại Việt Nam mới tăng trưởng vững mạnh để trở thành một hoạt động không thể
thiếu trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp có quy mô lớn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

Mạng mua bán sáp nhập Việt Nam (2009), Cẩm nang mua bán & sáp nhập tại Việt
Nam, NXB Tài Chính.

Đặc san báo Đầu tư (2011), Toàn cảnh thị trường Mua bán - Sáp nhập doanh
nghiệp Việt Nam 2011, Báo Đầu tư.

Michael E.S Frankel (2009), Mua lại và sáp nhập căn bản, NXB Tri Thức.

Scott Moeller & Chris Brady (2009), Mua lại và sáp nhập thông minh, NXB Tri
Thức.

Timothy J. Galphin & Mark Herndon (2009), Cẩm nang hướng dẫn mua lại và sáp
nhập, NXB Tổng hợp TPHCM

Avalue Vietnam (2010), Báo cáo Mua bán Sáp nhập 2009.

Avalue Vietnam (2011), Báo cáo Mua bán Sáp nhập 2010.




Tiếng Anh

Kenvin D.Jones (2009), M&A – A snapshot of a SPECIAL Pre and Post M&A
process, Munich Personal RePEc Archive

BAIRD (2011) , China M&A Market 2010 Review and Outlook for 2011 and
Beyond, Robert W. Baird & Co.

Varsha Virani (2009), Merger and Acquisition –A case of System Failure, R.K.
College of Business Management

Steven C.Lee, CFA (2011), China’s Cross-Border M&A deals, Smithstreet
Solution

Fushing Pang & Andrew Cainey (2009), A pratical guide to successful M&A in
China, Booz&Co

PricewaterhouseCoopers (2009), Vietnam M&A activity review – 2008,
PricewaterhouseCoopers (Vietnam) Ltd.



PricewaterhouseCoopers (2010), Vietnam M&A activity review – 2009,
PricewaterhouseCoopers (Vietnam) Ltd.

PricewaterhouseCoopers (2011), Vietnam M&A activity review – 2010,
PricewaterhouseCoopers (Vietnam) Ltd.


Các website tham khảo


– Từ điển bách khoa toàn thư online
- Forum M&A Việt Nam
- Sàn mua bán doanh nghiệp và kết nối
đầu tư kinh tế
- Trang thông tin mua bán sáp nhập doanh nghiệp
– Cục quản lý cạnh tranh
- PriceWaterhouse Cooper
- Trang thông tin Công ty Cổ phần chứng khoán FPT
– Trang thông tin Kinh tế Tài chính
– Bộ Tài chính
– Trang thông tin Công ty Cổ phần chứng khoán Bản Việt
– Trang thông tin đầu tư nước ngoài
- Trang thông tin của Thomsonreuters
– Trang thông tin mua bán dự án, doanh nghiệp




PHỤ LỤC
Phụ lục 1
THỰC TRẠNG M&A TẠI TRUNG QUỐC THỜI GIAN QUA
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế của Trung Quốc đã tác động trực tiếp lên hoạt động
M&A.
Nền kinh tế ngày càng mở rộng
Câu chuyện thành công về kinh tế của Trung Quốc bao gồm tốc độ tăng trưởng cực nhanh và
đang tiến dần đến lãnh đạo toàn thế giới. Quốc gia này có trải qua 32 năm liên tiếp tăng trưởng
GDP, là thành quả của sự kết hợp của cải cách, toàn cầu hóa, và tăng trưởng dân số. Sự tăng
trưởng của Trung Quốc đã dẫn đầu những nền kinh tế lớn khác bởi một biên độ rộng. Từ năm
1980 đến năm 2010, hàng năm GDP ở Trung Quốc tăng trưởng trung bình 9,9%, gấp ba lần tỷ lệ

3,3% trên toàn thế giới.
Hơn 10 năm qua, GDP tăng 161%, phản ánh tỷ lệ lãi gộp hàng năm (CAGR) là
10,1% (so với trung bình trên thế giới là 3,6%).
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA TRUNG QUỐC SO VỚI CÁC NƯỚC PHÁT
TRIỂN KHÁC QUA CÁC NĂM



Trung Quốc là một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế toàn thế giới, thúc đẩy mở rộng ra thị
trường toàn cầu thông qua sản lượng ngày càng cao và mối quan hệ thương mại với các quốc gia
khác cũng như sức tiêu thụ đáng kể trong nước. Trong 10 năm qua, Trung Quốc chiếm 15%
trong sự mở rộng kinh tế toàn cầu (đứng thứ hai chỉ sau Mỹ). Trong năm 2010, một gói kích
thích kinh tế lớn cộng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu làm cho GDP tăng trưởng 10,3%, dễ dàng
mở rộng nhanh chóng so với các nền kinh tế lớn khác. Trung Quốc được mong đợi tăng trưởng
GDP gần 20% toàn cầu trong năm 2011 (hàng đầu thế giới). Nền kinh tế của Trung Quốc là nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi vượt Nhật Bản trong năm 2010. GDP của Trung Quốc có thể
vượt qua Mỹ trong 10-20 năm sắp tới. Trong kịch bản này, Trung Quốc sẽ điều khiển sự tăng
trưởng kinh tế của cả thế giới trong thời gian dài. Xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác đã
đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của Trung Quốc. Từ năm 2000, chỉ số CAGR trong xuất
khẩu là 20%, với mức tăng trưởng 31% trong năm 2010 đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng năm đến
1,6 nghìn tỷ đô la. Nhập khẩu đạt 1,4 nghìn tỷ đô la trong năm 2010 và đạt tỷ lệ CAGR 10 năm
qua là 20%.
Vai trò Chính phủ Trung ương trong sự phát triển kinh tế
Chính quyền trung ương vẫn giữ được ảnh hưởng lớn của các vấn đề kinh tế tại Trung Quốc.
Chính quyền trung ương đã tập trung vào vào nền kinh tế để duy trì một xu hướng tăng trưởng
nhanh và ổn định. Chính phủ tìm cách nâng cao khả năng dự báo, sự phù hợp, và tính linh hoạt
của chính sách kiểm soát kinh tế vĩ mô.
Tháng 10/2010, Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc phê duyệt
các nguyên tắc Kế hoạch năm năm lần thứ 12 của Trung Quốc trong sự phát triển kinh tế xã hội
Quốc gia cho giai đoạn 2011-2015. Hội đồng nhân dân của Quốc gia đã phê duyệt kế hoạch vào

tháng 3/2011. Kế hoạch năm năm của Trung Quốc là kế hoạch mục tiêu tổng thể liên quan đến xã
hội và tăng trưởng kinh tế và công nghiệp trong các lĩnh vực trọng điểm và khu vực.
CÁC THƯƠNG VỤ M&A TẠI TRUNG QUỐC TRONG VÒNG 10 NĂM QUA













OUTBOUND M&A




Các thương vụ M&A của Trung Quốc ra nước ngoài xét theo ngành qua 2 năm 2009,
2010 phân chia theo số lượng và giá trị



INBOUND M&A





Các thương vụ M&A của Trung Quốc từ nước ngoài xét theo ngành qua 2 năm 2009,
2010 phân chia theo số lượng và giá trị


Phụ lục 2
MỘT SỐ VĂN BẢN LUẬT CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG M&A
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11
- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
- Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số
88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
- Nghị định của chính phủ số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 hướng dẫn chi
tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
- Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính và Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép
khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp
- Luật chứng khoán
- Quyết định 27/2007/QĐ-BTC Quy chế hoạt động của Công ty chứng khoán
- Nghị định 14/2007/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành luật chứng khoán
- Thông tư 146/2003/TT-BTC về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường
chứng khoán Việt Nam
- Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và Bộ công an hướng dẫn cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép
khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004
- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/09/2005 quy định chi tiết


thi hành một số điều của Luật cạnh tranh
- Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 quy định về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
- Thông tư 07/2007/TT-NHNN ban hành ngày 20/04/2007 của Chính phủ về việc
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng Thương mại Việt Nam


Một số văn bản về thuế trong M&A
- Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội
nước CHXHCNVN
- Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế
- Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/04/1998 của Thủ tướng chính
phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế.
- Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in,
phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.
- Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 120/2002/TT-BTC, Công văn số 2926 TC/TCT ngày 14/03/2005
của Tổng cục Thuế V/v chứng từ, thuế đối với tài sản dịch chuyển, góp vốn của
DN
- Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội nước
CHXHCNVN
- Thông tư số 134/2007/TT-BTC; số 24/2007/NĐ-CP; 134/2007/TT-BTC


Phụ lục 3
DANH MỤC CÁC THƯƠNG VỤ M&A TIÊU BIỂU TẠI VIỆT NAM TRONG 3
NĂM VỪA QUA 2008-2009-2010


2008

STT
Bên mua
Bên bán
Tỷ lệ cổ
phần mua/
(%)
1
Templeton
VCBF
49
2
Morgan Stanley
CT Chứng khoán Hướng Việt
48,33
3
Swiss Reinsurance Group
CTCP Tái Bảo hiểm Việt
Nam
25
4
HSBC
Techcombank
20

5
Maybank
An Bình
15
6
Motul
Vilube
100
7
Carlsberg
HABECO
16
8
Societe Generale
Seabank
15
9
PVD
PVD Invest
100
10
Holcim Vietnam
Công ty Xi mang COTEC
100 (50 tr)
11
Petro Vietnam
OceanBank
20 (24 tr)
12
Nippon Steel

Posco Vietnam
10 - 20
13
Watson Wyatt Worldwide
Smart HR
n/a
14
Viettel
MB
15
(Nguồn: Avalue Việt Nam, thông tin công bố và báo cáo của PWC)



2009:

STT
Bên mua
Bên bán
Tỷ lệ cổ
phần mua/
(%)


STT
Bên mua
Bên bán
Tỷ lệ cổ
phần mua/
(%)

1
Lotte
Coralis
100
2
Viettel
Vinaconex
18
3
Motul
Vilube
100
4
Eland
Công ty Thành Công
30
5
Xi măng Hà Tiên 1
Xi măng Hà Tiên 2
100
6
Pomina
Thép Việt
100
7
SAB Miller
Vinamilk
100
8
ICP

Thuận Phát
51
9
SCIC
Vinashin (CP tại Bảo Việt)
4
10
BIDV
PIB Campuchia
100
11
Công ty Tài Chính Điện Lực
Việt Nam
Công ty Cổ phần Điện Lực
Tháp Bà
21
12
HSBC
Công ty Bảo Việt
18
13
Unilever
Tập Đoàn Hóa Chất Quốc
Gia Việt Nam (Vinachem) –
bán phần vốn góp LD
33.33
14
Công ty TNHH Edge
Marketing Việt Nam
Công ty New Media

100
(Nguồn: Avalue Việt Nam)



2010-2011:

STT
Bên mua
Bên bán
Tỷ lệ cổ


phần mua/
(%)
1
TH Milk
Tập đoàn Tate & Lyle (Anh)
100
2
Masan
Núi Pháo Vica
100
3
Viettel
Teleco
100
4
VNSTEEL
Lilama Hà nội

85
5
Thành Thành Công, Đặng
Thành
Công ty CP tập đoàn Bourbon
50
6
Thiên Minh Travel
Victoria Hotel
100
7
Marico
ICP
85
8
CTCP Hùng Vương (HVG)
CTCP XNK Thủy sản An
Giang (AGF)
60.1
(Nguồn: www.baomoi.com)






ĐỂ XEM TIẾP NỘI DUNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI XIN LIÊN HỆ : 090 8282 668 HOẶC
0918 030 989



×