Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

đồ án :BẢO MẬT TRONG IMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.69 KB, 107 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đồ án:
BẢO MẬT TRONG IMS
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huy Hoàng



N
G
U
Y

N

H
U
Y

H
O
À
N
G
N
Â
N
G

C


A
O

K
Y
̃

T
H
U
Â
̣T

T
A
́I

Đ
I
̣N
H

T
U
Y
Ê
́
N

N

H
A
N
H

T
R
O
N
G

M
A
̣N
G

M
P
L
S
*
D
0
4
V
T
2
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG I
***

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Đề tài:
BẢO MẬT TRONG IMS
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thuý Hà
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Huy Hoàng
Lớp : D04VT2

Hà Nội - 2008
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
KHOA VIỄN THÔNG I
***
***
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên : Nguyễn Huy Hoàng
Lớp : D04VT2
Khoá : 2004-2008
Ngành học: Điện Tử - Viễn Thông
Tên đồ án: Nội dung đồ án:
 Chương I : Kiến trúc IMS
 Chương II : Nhận thực trao quyền và thanh toán trong IMS
 Chương III : Bảo mật cho IMS
Ngày giao đồ án:10/07/2008
Ngày nộp đồ án: 10/11/2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Điểm: (bằng chữ ……………… )
Ngày tháng 11 năm 2008
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Vũ Thuý Hà
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………
Điểm: (bằng chữ ……………… )
Ngày tháng 11 năm 2008
Giáo viên phản biện

Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH VẼ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vii
LỜI NÓI ĐẦU x
CHƯƠNG I: KIẾN TRÚC IMS 11
1.1 Kiến trúc NGN 11
1.1.1 Mạng viễn thông hiện nay 11
1.1.2 Mạng viễn thông trên con đường tiến tới NGN 12
1.2 Phân hệ IMS trong kiến trúc NGN 16
1.2.1 Tổng quan IMS 16
1.2.2 Chức năng các phần tử trong IMS 19
1.2 2.1 P-CSCF (Proxy-CSCF) 20

1.2.2.2 I-CSCF (Interrogating-CSCF ) 21
1.2.2.3 S-CSCF (Serving-CSCF) 21
1.2.2.4 BGCF (Breakout Gateway Control Function) 23
1.2.2.5 HSS (Home subscriber Server) 23
1.2.2.6 MGCF (Media Gateway Control Function) 23
1.2.2.7 MRF (Multimedia resource function) 24
1.2.2.8 IMS-MGW (IP multimedia sbsystem-Media gateway function) 25
1.2.2.9 SGW (Signalling gateway function) 25
1.2.3 Các giao diện trong IMS 26
CHƯƠNG II: NHẬN THỰC TRAO QUYỀN VÀ THANH TOÁN TRONG IMS 27
2.1 Giao thức Diameter 27
2.1.1 Các phiên Diameter 29
2.1.2 Dạng của một bản tin Diameter 29
Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - i -

Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
2.1.3 Cặp giá trị thuộc tính AVP 31
2.1.4 AAA và AAA URIs 32
2.1.5 Các lệnh cơ sở của Diameter 33
2.2 Xác thực và trao quyền trong IMS 35
2.3 Giao diện Cx và Dx 36
2.3.1 Các mã lệnh được định nghĩa trong giao diện Cx 37
2.3.1.1 Yêu cầu và trả lời xác thực người dùng (UAR, UAA) 38
2.3.1.2 Yêu cầu và trả lời xác thực đa phương tiện ( MAR, MAA ) 39
2.3.1.3 Yêu cầu trả lời và gán máy chủ (SAR, SAA) 39
2.3.1.4 Yêu cầu và trả lời thông tin cấp phát (LIR, LIA) 39
2.3.1.5 Yêu cầu và trả lời kết thúc đăng kí (RTR, RTA) 40
2.3.1.6 Yêu cầu và trả lời đẩy profile ( PPR, PPA) 40
2.3.2 AVPs định nghĩa trong các ứng dụng Diameter cho giao diện Cx 40
2.3.2.1 Việc sử dụng AVP hiện có 42

2.3.3 Profile người dùng 43
2.4 Giao diện Sh 44
2.4.1 Các mã lệnh định nghía trong ứng dụng diameter cho giao diện Sh 46
2.4.2 Các AVP định nghĩa trong ứng dụng Diameter cho giao diện Sh 47
2.5 Thanh toán (Accounting) 48
2.6 Kiến trúc tính cước 48
2.7 Tính cước offline 52
2.7.1 Đầu cuối IMS trong mạng khách 52
2.7.2 Đầu cuối IMS trong mạng nhà 54
2.7.3 Giao diện Rf 57
2.8 Tính cước Online 59
2.8.1 S-CSCF 60
2.8.2 Các AS và MRFC 60
CHƯƠNG III: BẢO MẬT CHO IMS 67
3.1 Tổng quan về vấn đề bảo mật mạng 67
3.1.1 Các phương thức tấn công thường gặp trong mạng IMS 67
Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - ii -

Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
3.1.1.1 Sự nghe trộm 67
3.1.1.2 Tấn công đăng kí 68
3.1.1.3 Mạo danh máy chủ 68
3.1.1.4 Chèn khối bản tin 68
3.1.1.5 Làm đứt phiên 69
3.1.1.6 Tấn công từ chối dịch vụ 69
3.1.1.7 Khuếch đại 70
3.1.2 Kiến trúc anh ninh tổng quan 70
3.1.2.1 Các chức năng an ninh 72
3.1.2.2 Che giấu cấu hình mạng 73
3.2 An ninh truy nhập cho IMS 74

3.2.1 Xác thực và cấp quyền 74
3.2.2 Xác thực và cấp quyền với ISIM 75
3.2.3 Xác thực và cấp quyền với USIM 78
3.2.4 Thiết lập liên kết an ninh 78
3.2.5 Thủ tục thiết lập liên kết an ninh 80
3.2.5.1 Các tham số của liên kết an ninh 80
3.2.5.2 thủ tục liên kết an ninh 87
3.2.5.3 Các lỗi thường xảy ra khi thiết lập SA 90
3.2.5.4 Nhận thực quá trình tải đăng kí 91
3.2.5.5 Nhận thực quá trình tải đăng kí 91
3.2.5.6 Vấn đề sử dụng liên kết an ninh 92
3.2.5.7 Thủ tục liên kết IP khi UE thay đổi dịa chỉ IP 95
3.2.6 Mã hóa 95
3.3 An ninh mạng cho IMS 96
3.3.1 Khái niệm miền an ninh mạng 96
3.3.2 Cơ chế quản lý và phân phối khóa trong mạng NDS/IP 97
3.3.2.1 Các chức năng an ninh 97
3.3.2.2 Liên kết an ninh 97
3.3.3 Giao diện một miền và liên miền 98
3.3.3.1 Kiến trúc an ninh mạng 98
3.3.3.2 Các giao diện 99
Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - iii -

Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - iv -

Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục hình vẽ
DANH MỤC HÌNH VẼ

Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - v -

Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục bảng biểu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - vi -

Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viêt tắt
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AAA Authentication, Authorization and
Accounting
Nhận thực, trao quyền và thanh
toán
AES Advanced Encryption Standard Chuẩn mã hóa tiến bộ
AH Authentication Header Giao thức mào đầu nhận thực
AKA Authentication and Key Agreement Giao thức thỏa thuận khóa và
nhận thực
AS Appliation Server Máy chủ ứng dụng
AUTN Network Authentication Token Thẻ lệnh nhận thực mạng
AV Authentication Vector Vector nhận thực
B2BUA Back–to–Back User Agent Tác nhân khách hàng đồng thời
BICC Bearer Independent Call Control Giao thức điều khiển cuộc gọi
độc lập kênh mang
BITS Bump–In–The–Stack Ứng dụng “chèn bit vào ngăn
xếp” của IPSec
BITW Bump–In–The–Wire Ứng dụng “đưa vào lõi” của
IPSec
CK Ciphering Key Khóa mã hóa
CSCF Call Session Control Function Thực thể chức năng điều khiển
phiên cuộc gọi

DES Data Encryption Standard Chuẩn mã hóa dữ liệu
DoS Denial of Service Tấn công từ chối dịch vụ
DNS Domain Name System Hệ thống tên miền
ESP Encapsulating Security Payload Giao thức tải trọng an ninh đóng
gói
ETSI European Telecommunications
Standard Institute
Viện tiêu chuẩn viễn thông của
Châu Âu
FMC Fixed-Mobile Network Mạng hội tụ cố định và di động
GGSN Gateway GPRS Support Node Nút hỗ trợ GPRS cổng
GKMP Group Key Management Protocol Giao thức quản lý khóa nhóm
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ gói vô tuyến chung
HLR Home Location Register Bộ đăng ký (thanh ghi) vị trí chủ
HSS Home Subscriber Server Máy chủ phục vụ cho thuê bao
của mạng nhà
HTTP HyperText Transfer Protocol Giao thức truyền siêu văn bản
I-CSCF Interrogating-CSCF CSCF truy vấn
Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - vii -

Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viêt tắt
IETF Internet Engineering Task Force Nhóm đặc trách kỹ thuật Internet
IK Integrity Key Khóa được sử dụng để đảm bảo
tính toàn vẹn
IKE Internet Key Exchange Giao thức trao đổi khóa Internet
IM IP Multimedia Đa phương tiện IP
IMPI IM Private Identity Tham số nhận dạng riêng cho
khách hàng
IMPU IM Public Identity Tham số nhận dạng chung cho
khách hàng

IMS IP Multimedia Core Network
Subsystem
Phân hệ mạng lõi đa phương tiện
IP
IMSI International Mobile Subscriber
Indentifier
Nhận dạng quốc tế của thuê bao
di động
IN Intelligent Network Mạng thông minh
IPSec IP Security Giao thức IPSec
ISAKMP Internet Security Association Key
Management Protocol
Giao thức quản lý khóa và liên
kết an ninh Internet
ISIM IM Services Identity Module Module nhận dạng các dịch vụ đa
phương tiện IP
ISUP ISDN User Part Phần người dùng ISDN
IV Initialization Vector Vector khởi tạo
MAC Message Authentication Code Mã nhận thực bản tin
MMS Multimedia Message Service Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện
MRF Media Resource Function Thực thể chức năng quản lý tài
nguyên và phương tiện
MRFC Media Resource Function Controller Thực thể điều khiển chức năng tài
nguyên đa phương tiện
MRFP Media Resource Function Processor Thực thể xử lý chức năng tài
nguyên đa phương tiện
MSISDN Mobile Subscriber ISDN Số ISDN của thuê bao di động
NAI Network Access Identifier Nhận dạng truy nhập mạng
NAT Network Address Translator Bộ biên dịch địa chỉ mạng
NDS Network Domain Security Miền được đảm bảo an ninh trong

mạng
NDS/IP NDS for IP based protocols Miền được đảm bảo an ninh dành
cho các giao thức trên nền IP
P-CSCF Proxy-CSCF CSCF đại diện
PDA Personal Digital Assistant Thiết bị số cá nhân
PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất công cộng
PSTN Public Switched Telephone Network Mạng chuyển mạch kênh công
cộng
SA Security Association Liên kết an ninh
Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - viii -

Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viêt tắt
SAD Security Association Database Cơ sở dữ liệu liên kết an ninh
S-CSCF Serving CSCF CSCF phục vụ
SCTP Stream Control Transmission
Protocol
Giao thức truyền dẫn điều khiển
luồng
SEG Security Gateway Cổng an ninh
SGSN Serving GPRS Support Node Nút hỗ trợ GPRS phục vụ
SIM Subscriber Identity Module Module nhận dạng thuê bao
SIP Session Initiation Protocol Giao thức khởi tạo phiên
SIP UA SIP User Agent Tác nhân khách hàng SIP
SIP URI SIP Uniform Resource Identifier Nhận dạng tài nguyên thống nhất
SIP
SMS Short Message Service Dịch vụ bản tin ngắn
SMTP Simple Mail Transfer Protocol Giao thức chuyển thư đơn giản
SPD Security Policy Database Dữ liệu chính sách an ninh
SPI Security Parameters Index Chỉ số tham số an ninh
SQN Sequence Number Số tuần tự

TLS Transport Layer Security Giao thức đảm bảo an ninh cho
lớp truyền dẫn
TUP Telephone User Part Phần khách hàng điện thoại
UICC Universal Integrated Circuit Card Thẻ mạch tích hợp toàn cầu
URI Uniform Resource Identifier Nhận dạng tài nguyên đồng nhất
USIM Universal Subscriber Identity
Module
Module nhận dạng thuê bao
chung
WAP Wireless Application Protocol Giao thức ứng dụng vô tuyến
XRES Response Hồi đáp
Nguyễn Huy Hoàng D04VT2 - ix -

Đồ án tốt nghiệp đại học Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp viễn thông trên thế giới đang phấn
đấu đem lại cho khách hàng của mình nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày mỗi nâng
cao. Các dịch vụ đa phương tiện hiện nay đã không còn xa lạ nữa và mỗi thuê bao đều
có thể sử dụng các dịch vụ này thông qua thiết bị di động cầm tay của mình. Với xu thế
đó, một nhu cầu đặt ra là hội tụ những dịch vụ này và hội tụ nhiều chức năng cho thiết
bị của khách hàng.
Để phục vụ mục đích trên, mạng NGN Release 1 đã ra đời vào năm 2005, cho
phép đặt những nền móng đầu tiên để xây dựng mạng hội tụ FMC. Trong đó, phần quan
trọng nhất cần đề cập đến của NGN phiên bản 1chính là phân hệ đa phương tiện IP –
IMS. Đây là phân hệ nằm ở lớp điều khiển và đóng vai trò trung tâm của các mạng
NGN từ Release 1 trở đi.
Trong mọi thời điểm, vấn đề an ninh luôn có được một sự quan tâm đặc biệt
nhằm chống lại những tấn công có mưu đồ xấu, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin
và công nghệ như hiện nay.
Với mục đích nâng cao sự hiểu biết của bản thân về xu hướng phát triển của

mạng viễn thông. Em đã quyết định tìm hiểu về phân hệ IMS về quá trình xác thực, trao
quyền trong IMS và đặc biệt là về vấn đề bảo mật trong IMS. Đồ án chia làm 3 phần
với các nội dung như sau:
Chương I: Kiến trúc IMS
Chương II: Nhận thực trao quyền và thanh toán trong IMS
Chương III: Bảo mật trong IMS
Do tính chất dàn trải và luôn thay đổi của vấn đề an ninh cùng những hạn chế về
hiểu biết của bản thân nên đồ án này tất nhiên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để phục vụ thêm cho
công tác học tập của mình trong tương lai.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS. Vũ Thúy Hà, người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
CHƯƠNG I: KIẾN TRÚC IMS
1.1 Kiến trúc NGN
1.1.1 Mạng viễn thông hiện nay
Như phần trên đã trình bày, mạng viễn thông hiện nay được triển khai theo các
ứng dụng thực tiễn đơn lẻ. Ví dụ như trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
PSTN, một cuộc nối được thiết lập giữa hai thuê bao thông qua quá trình trao đổi khe
thời gian cố định trong suốt quá trình cuộc gọi. Kiểu mạng này phù hợp cho điện thọai
vì chúng có tốc độ bit không đổi và thông tin có tính thời gian thực cao. Với các ứng
dụng truyền dữ liệu thì việc sử dụng riêng một kênh thông tin để truyền là rất lãng phí
về tài nguyên và không phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Với các mạng di động hiện nay (PLMN) mặc dù có tốc độ phát triển rất nhanh
tuy nhiên dịch vụ mà nhà khai thác mạng di động cung cấp cho khách hàng vẫn chỉ là
dịch vụ thoại truyền thống kết hợp với dịch vụ bản tin ngắn (SMS). Vẫn không đáp ứng
được nhu cầu truyền thông đa phương tiện của khách hàng hơn nữa giá cả đối với thuê
bao di động còn cao và với các thuê bao có nhu cầu sử dụng cả dịch vụ di động và dịch
vụ cố định thì họ vẫn phải thanh toán hai hóa đơn cho hai nhà cung cấp dịch vụ đó.
Tương tự như vậy mạng chuyển mạch gói là rất hữu hiệu cho việc chuyển thông

tin số liệu nhưng lại không phù hợp cho truyền thoại vì độ trễ truyền thông tin là không
kiểm sóat được.
Một giải pháp để giải quyết vấn đề này là tạo ra một mạng tích hợp có thể cung
cấp nhiều loại hình dịch vụ có yêu cầu băng thông, thời gian thực và chất lượng dịch vụ
khác nhau.
Bước đầu tiên trong hướng đi này là phát triển ISDN băng hẹp cung cấp báo hiệu
kênh chung giữa các người sử dụng cho tất cả các dịch vụ thoại và số liệu. Trong khi đó
vẫn duy trì sự riêng biệt giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói tại trạm trung
gian. Người dùng được cung cấp các truy nhập số tốc độ 2B+D cho cả thoại và số liệu
cùng với 16 Bbps cho báo hiệu và các dịch vụ chuyển mạch gói. Tuy nhiên hướng phát
triển này dần dần bộc lộ yếu điểm khi nhu cầu dịch vụ băng thông rộng ngày càng phát
triển. Tốc độ truy nhập 2B+D là quá thấp so với nhu cầu dịch vụ băng rộng hiện nay.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
ISDN ngày càng thể hiện nhược điểm không thể đáp ứng được nhu cầu truyền
thông, trong khi đó công nghệ truyền dẫn và công nghệ điện tử VLSI (Very large scale
intergration) ngày càng phát triển và xuất hiện công nghệ mới có khả năng truyền tải
cao được đánh giá là có nhiều hứa hẹn để truyền dẫn cả thoại và dữ liệu đó là ATM đã
đưa ra một hướng mới để phát triển ISDN băng hẹp thành ISDN băng rộng (B-ISDN).
B-ISDN cung cấp các dịch vụ chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói theo kiểu đơn
phương tiện, đa phương tiện, theo kiểu hướng liên kết hay phi liên kết và theo cấu hình
đơn hướng hoặc đa hướng.
Tuy nhiên khi triển khai B-ISDN với công nghệ nền tảng là ATM thì vấn đề giá
thành xây dựng mạng lại quá lớn vì B-ISDN không tận dụng tối đa nền tảng mạng hiện
có do vậy không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.
1.1.2 Mạng viễn thông trên con đường tiến tới NGN
Từ tình hình mạng viễn thông hiện nay và sự bùng nổ về nhu cầu dịch vụ băng
rộng, việc xây dựng một mạng cung cấp đa loại hình dịch vụ tốc độ cao băng thông lớn
là vấn đề tất yếu của các nhà khai thác mạng.
ISDN, B-ISDN đều có nhược điểm khi được triển khai để cung cấp dịch vụ tốc
độ cao băng thông lớn cho khách hàng. Vậy thì câu hỏi đặt ra là mô hình mạng nào có

thể khắc phục được nhược điểm của hai mạng trên trong khi vẫn có thể cung cấp dịch
vụ đa phương tiện cho khách hàng.
Để trả lời câu hỏi đó các tổ chức chuẩn hóa viễn thông đã nghiên cứu và đưa ra
mô hình mạng hội tụ có khả năng cung cấp dịch vụ đa phương tiện cho khách hàng
trong khi đó giá thành và thời gian xây dựng mạng là rẻ nhất và nhanh nhất – đó chính
là mạng NGN.
NGN được ITU-T định nghĩa như sau:
“Mạng thế hệ kế tiếp (NGN) là mạng dựa trên nền gói có thể cung cấp các dịch vụ
truyền thông và có thể tận dụng được các dải băng tần rộng, các công nghệ truyền tải
với QoS cho phép và ở đó các chức năng liên quan đến dịch vụ sẽ độc lập với các công
nghệ truyền tải ở lớp dưới. NGN cho phép người dùng truy nhập không hạn chế tới các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác nhau. NGN hỗ trợ tính lưu động nói chung để có
thể cung cấp dịch vụ thích hợp và rộng khắp tới các người dùng.
Như vậy NGN được mô tả theo các đặc điểm cơ bản như sau:
• Truyền tải trên nền gói
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
• Tách biệt các chức năng điều khiển với các khả năng mang, cuộc gọi/ phiên và
ứng dụng/ dịch vụ
• Tách riêng việc cung cấp dịch vụ khỏi mạng và cung cấp các giao diện mở
• Hỗ trợ tất cả các dịch vụ, các ứng dụng và các kỹ thuật dựa trên khối xây dựng
dịch vụ (bao gồm dịch vụ thời gian thực, phân loại dịch vụ, dịch vụ phi thời gian thực
và dịch vụ đa phương tiện)
• Các khả năng băng rộng với QoS đầu cuối tới đầu cuối và truyền tải trong suốt
• Tương tác với các mạng trước đây thông qua các giao diện mở
• Tính lưu động nói chung
• Truy nhập không hạn chế cho người dùng tới các nhà cung cấp dịch vụ khác
nhau
• Một sự đa dạng về kế hoạch nhận dạng để giải quyết địa chỉ IP cho mục đích
định tuyến trong mạng IP
• Nhìn từ phía UE, dịch vụ được hội tụ thành một dịch vụ chung duy nhất

• Hội tụ dịch vụ giữa mạng cố định và mạng di động
• Các chức năng liên quan đến dịch vụ độc lập với các công nghệ lớp dưới
• Phục tùng tất cả các thủ tục theo quy tắc như truyền thông khẩn cấp và an ninh/
riêng lẻ”
NGN tập hợp được ưu điểm của các công nghệ mạng hiên có, tận dụng băng
thông rộng và lưu lượng truyền tải cao của mạng gói để đáp ứng sự bùng nổ nhu cầu
lưu lượng thoại truyền thông hiện nay và nhu cầu truyền thông đa phương tiện của
người dùng đầu cuối. Điện thoại IP (IPT) là ví dụ điển hình để minh họa cách tín hiệu
thoại được chuyển đổi thành gói dữ liệu rồi truyền trên nền IP trong mạng NGN như thế
nào. Có thể nói truyền thoại trên nền gói là ưu điểm lớn nhất mà NGN đã thực hiện
được hơn hẳn so với các công nghệ mạng trước đây.
Đặc điểm của NGN là cấu trúc phân lớp theo chức năng và phân tán các tài
nguyên trên mạng. Điều này đã làm cho mạng được mềm hóa và sử dụng các giao diện
mở API (Application program interface) để kiến tạo các dịch vụ mà không phụ thuộc
nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ mạng.
Xu hướng phát triển công nghệ viễn thông cho NGN có ba lĩnh vực cần chú ý tập
trung:
• Công nghệ truyền dẫn: Từ quang cho đến quang hóa hoàn toàn.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
• Công nghệ chuyển mạch: Tích hợp vi mạch, kĩ thuật số, IP. Kết hợp chuyển
mạch kênh với chuyển mạch gói, đa dịch vụ, đa tốc độ, chuyển mạch quang.
• Công nghệ truy nhập: Kết hợp truyền thông và tin học: có các kiểu truy nhập
như quang, cáp đồng (ADSL, HDSL), vô tuyến.
Xu hướng phát triển dịch vụ cho NGN cần đạt được những điều sau:
• Băng rộng.
• Đa phương tiện truyền thông.
• Truyền hình chất lượng cao HDTV.
• Dịch vụ phải được tích hợp
Động lực chính cho sự phát triển hay “di cư” sang mạng NGN chính là vấn đề
giá cả. Vì xây dựng mạng NGN không những tận dụng tối ưu cơ sở hạ tầng mạng hiện

có mà còn tập hợp được những ưu điểm chính, loại bỏ những khuyết điểm cố hữu của
các công nghệ mạng hiện nay.
Một động lực quan trọng khác đó là sự phân biệt dịch vụ. Trọng tâm ban đầu của
nhiều mạng NGN là hỗ trợ các dịch vụ truyền thống thoại hoặc dữ liệu. Song ngày nay
có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thực hiện chiến lược của mình trên các mặt bằng dịch vụ
hội tụ.
Như vậy trên quan điểm của nhà khai thác dịch vụ thì lí do chính để xây dựng
mạng NGN là:
• Giảm thời gian tung ra thị trường cho các công nghệ và dịch vụ mới.
• Thuận tiện cho các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp mạng mang, hay cho
các nhà phát triển phần mềm.
• Giảm độ phức tạp trong vận hành bằng việc cung cấp các hệ thống phân chia
theo khối đã được chuẩn hóa.
• Hỗ trợ phương thức phân chia một mạng chung thành các mạng ảo riêng rẽ về
mặt lôgic.
ITU-T cũng đưa ra khuyến cáo khi tiến hành xây dựng NGN từ mạng hiện có cho
các nhà xây dựng mạng theo mô hình sau:
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
Hình 1. 1 Các khả năng tiến đến NGN
Nhìn từ mô hình thì các mạng hiện có như PSTN, IN, mạng số liệu, mạng
Internet, mạng cáp, mạng vô tuyến đều có thể phát triển lên NGN theo hai con đường là
có thể phát triển từng bước thông qua mạng lai ghép, mạng VoIP rồi tiến tới NGN hoặc
tiến thẳng lên NGN.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng mạng mà xây dựng NGN với giá thành
thấp nhất và nhanh nhất.
Mô hình NGN do ETSI đưa ra như sau:
Từ kiến trúc NGN tổng quan của ETSI có các đặc điểm sau:
NGN kế thừa các mạng hiện có như PSTN, ISDN, Internet, PLMN vv.
Xây dựng thêm các phân hệ mới các giao thức mới với mục đích là để bổ sung
thêm các loại hình dịch vụ, cung cấp dịch vụ đa phương tiện và hội tụ mạng (phân hệ

IMS).
Mạng truyền tải được IP hóa, công nghệ mạng truyền tải được sử dụng là IP.
Các mạng riêng rẽ trước đây được kết hợp thành một mạng chung duy nhất. Nhờ
điều này mà nhà cung cấp dịch vụ mới có thể cung cấp dịch vụ đa phương tiện kết hợp
cả tất cả các loại hình truyền thông thời gian thực như thoại, video, audio, ảnh động. .
với loại hình truyền thông dữ liệu.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
Hình 1. 2 Kiến trúc mạng NGN
1.2 Phân hệ IMS trong kiến trúc NGN
1.2.1 Tổng quan IMS
Hệ thống con đa phương tiện IP (IMS) là phần mạng được xây dựng bổ sung cho
các mạng hiện tại nhằm thực hiện nhiệm vụ hội tụ mạng và cung cấp dịch vụ đa phương
tiện cho khách hàng đầu cuối.
IMS là một phần của kiến trúc mạng thế hệ kế tiếp được cấu thành và phát triển
bởi tổ chức 3GPP và 3GPP2 để hỗ trợ truyền thông đa phương tiện hội tụ giữa thoại,
video, audio với dữ liệu và hội tụ truy nhập giữa 2G, 3G và 4G với mạng không dây.
IMS được thiết kế dựa trên SIP cho phép truyền bất kì phương tiện truyền thông
nào như thoại, video hay dữ liệu qua bất kì mạng nào.
Phân hệ mạng lõi đa phương tiện IP bao gồm tất cả các thành phần mạng lõi
(CN) để cung cấp các dịch vụ đa phương tiện IP. Các thành phần này bao gồm tất cả
các thành phần liên quan đến mạng báo hiệu và mạng mang như đã xác định ở 3GPP
TS 23. 002: "Network Architecture". Dịch vụ đa phương tiện IP được dựa trên khả năng
điều khiển phiên, các mạng mang đa phương tiện, các tiện ích của miền chuyển mạch
gói (PS) do IETF xác định.
Để các đầu cuối đường dây có thể truy nhập độc lập với vận hành và bảo dưỡng
qua mạng Internet, phân hệ đa phương tiện IP đã cố gắng tương thích với các chuẩn
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
IETF (chuẩn Internet). Trong một số trường hợp là lấy chuẩn giao thức của IETF do đó
các giao diện này tương thích hợp lý với các chuẩn Internet ví dụ như giao thức SIP. .
Phân hệ mạng lõi đa phương tiện IP cho phép các nhà vận hành mạng di động

mặt đất PLMN sẵn sàng phục vụ các dịch vụ đa phương tiện cho khách hàng của họ
bằng cách xây dựng lên các ứng dụng, các dịch vụ với các giao thức Internet. Ở đây
không có mục đích là để chuẩn hóa các dịch vụ trong phạn vi của phân hệ IM CN, mà
mục đích chính là để các dịch vụ sẽ được phát triển do các nhà khai thác mạng PLMN
và hiệp hội các nhà cung cấp thứ ba khác bao gồm cả không gian Internet đang sử dụng
và phân hệ IM CN. Phân hệ IM CN có thể cho phép hội tụ để truy nhập thoại, hình ảnh,
video, bản tin, dữ liệu và web dựa trên các công nghệ cho người dùng đầu cuối không
dây, và có thể phối hợp sự phát triển về Internet với sự phát triển của truyền thông di
động.
Giải pháp cuối cùng để có thể hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện IP gồm có các
đầu cuối, mạng truy nhập vô tuyến GERAN hoặc UTRAN, mạng lõi GPRS tiên tiến, và
các thành phần chức năng đặc biệt của phân hệ IM CN được mô tả trong đồ án này.
Sự khác biệt của IMS với kiến trúc mạng truyền thống là lớp ứng dụng và
chuyển mạch rất gần với mạng truy nhâp, với kiến trúc này nó có thể áp dụng cho bất kì
mạng truy nhập nào như 3G, Wifi, DSL, cable …
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đang chuyển dịch vụ thoại truyền thống
sang VoIP để tối ưu cho giá thành đầu tư và giá thành dịch vụ. Tuy nhiên nếu chỉ
chuyển sang mỗi mạng VoIP thì vẫn không đủ để giải quyết hết những lo âu về giá
thành đầu tư, giá cước thu nhập và còn phải tăng nhiều chi phí mới. Khi dịch vụ thoại
chuyển sang mạng IP, nó sẽ trở thành một phần của bộ các dịch vụ truyền thông hướng
kết nối đa phương tiện thời gian thực chạy trên mạng IP và cùng chia sẽ một sự sắp xếp
client-server chung như dịch vụ tin khẩn, cuộc gọi khẩn, hội nghị mạng và các dịch vụ
VoIP, 3G … Thêm vào đó để VoIP có thể hỗ trợ lớp các dịch vụ mới như dich vụ đa
phương tiện, dịch vụ tích hợp thì cần có một nền tảng chuyển tiếp dịch vụ mới. Nền
tảng ở đây được chọn chính là IMS (IP Multimedia Subsystem) do 3GPP định nghĩa và
phát triển. Giải pháp của họ là thoại thế hệ kế tiếp với hệ thống dữ liệu, phần mềm và
các dịch vụ chuyên nghiệp, để đáp ứng mạng cần hoạt động cả mạng đường dây và
mạng không dây.
Tuy nhiên để các thành phần này hội tụ với các lớp dịch vụ mới và đảm bảo QoS
thì mạng phải có một kiến trúc dịch vụ phù hợp và có khả năng để hỗ trợ cho:

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
• Tách lớp đầu cuối và truyền tải khỏi lớp điều khiển phiên.
• Quản lí phiên qua các dịch vụ thời gian thực
• Tương thích với dịch vụ mạng thông minh tiên tiến.
• Tương tác trong suốt với các mạng TDM trước đây.
• Hội tụ dịch vụ mạng không dây và dịch mạng đường dây.
• Pha trộn thoại với các dịch vụ thời gian thực.
• Thống nhất kĩ thuật để chia sẻ thông tin thộc tính người dùng qua dịch vụ
• Thống nhất kĩ thuật để nhận thực và quảng bá người dùng đầu cuối.
• Mở ra giao diện chuẩn và giao diện lập trình ứng dụng
3GPP, ETSI và diễn đàn Parlay định nghĩa kiến trúc dịch vụ IMS để hỗ trợ các
yêu cầu đã nói đến trước đây qua phiên bản sau:

P-CSCF
CSCF

MGCF

HSS

Cx

M¹ng ®a ph¬ng tiÖn IP
IMS-
MGW
PSTN

Mn

Mb


Mg

Mm


MRFP
Mb

Mr


Mb

M¹ng b¸o hiÖu di
®éng kÕ thõa
CSCF

Mw

Mw

Gm

BGCF

Mj

Mi


BGCF

Mk

Mk

C, D,
Gc, Gr
UE
Mb

Mb

Mb

MRFC
SLF

Dx

M
p
PSTN

PSTN

Gq

Ph©n hÖ IM


Hình 1. 3 Sơ đồ kiến trúc IMS của 3GPP
Và kiến trúc IMS mức cao khi nó được đặt trong mạng cùng với các giao diện
tương ứng như sau:
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
UE
UE
BSS GERAN
RNC UTRAN
SGSN
GGSN
P-CSCF I-CSCF S-CSCF
MGCF BGCF
MGW T-SGW
MRFC
MRFP
SLF
HSS
M¹ng di ®éng kÕ thõa
Server øng dông
M¹ng IMS ngoµi
M¹ng PSTN kÕ thõa
R-SGW
HLR
Cx Cx
ISC
MRF
Ms
Mr
Mi
Mg

Mj
MwMw
Mm
Mm
Mk
Mp
Dx
Mh
Sh
Gi
Gc
Gr
D÷ liÖu vµ b¸o hiÖu
B¸o hiÖu
Iu
Iu
Go
Hình 1. 4 Kiến trúc IMS trong NGN
TÓM LẠI: IMS trong NGN thực hiện 3 chức năng chính:
• Hội tụ mạng di động và mạng cố định
• Hội tụ dịch vụ. Cung cấp dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên nền gói IP
• Hội tụ đầu cuối.
1.2.2 Chức năng các phần tử trong IMS
CSCF có thể có một số vai trò khác nhau khi được sử dụng trong phân hệ đa
phương tiện IP. Nó có thể hoạt động như một Proxy-CSCF (P-CSCF), như một
Serving-CSCF (S-CSCF), và có thể như một Interrogating-CSCF (I-CSCF). Hình sau
thể hiện kiến trúc CSCF với các giao diện của nó.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Kiến trúc IMS
Hình 1. 5 Kiến trúc các CSCF
1.2 2.1 P-CSCF (Proxy-CSCF)

P-CSCF là điểm giao tiếp đầu tiên trong phân hệ IM CN. Địa chỉ của nó được
UE phát hiện sau khi tích cực thành công một PDP Context. P-CSCF xử lí như một
người đại diện ví dụ tiếp nhận hay yêu cầu rồi phục vụ hoặc gửi chúng đi. P-CSCF sẽ
không thay đổi các URI yêu cầu trong bản tin INVITE SIP. P-CSCF có thể cư xử như
một UA nhưng nó có thể kết thúc độc lập với giao dịch SIP.
Chức năng điều khiển hợp đồng (PCF) là một thực thể logic của P-CSCF.
P-CSCF thực hiện các chức năng sau:
Chuyển tiếp yêu cầu đăng kí SIP nhận được từ UE tới một I-CSCF đã xác định
sử dụng tên miền mạng nhà khi được UE cung cấp.
Chuyển tiếp một bản tin SIP nhận được từ UE tới một Server SIP (e.g S-CSCF)
với tên của P-CSCF đã nhận được từ thủ tục đăng kí.
Gửi đáp ứng hoặc yêu cầu tới UE.
Phát hiện hoặc điều khiển các yêu cầu thiết lập phiên khẩn cấp như các thủ tục
điều khiển lỗi.
• Phát ra các CDRs.
• Bảo dưỡng hệ thống bảo mật giữa nó và UE
• Thực hiện nén hoặc giải nén các bản tin SIP
• Trao quyền quản lí mạng mang và quản lí QoS

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×