Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tài liệu đào tạo Hệ thống phanh ABS trên ô tô chống bó cứng bánh xe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 35 trang )

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO
Pub. No.: ABS-TF-03.05




HỆ THỐNG PHANH ABS

(PHANH CHỐNG KHÓA CỨNG BÁNH XE)
Cấu tạo, nguyên lý làm việc & Chẩn đoán


















Lắp trên các xe
Loại xe
Nơi sử dụng


2003 TFR/TFS Australia
2004 TFR/TFS
Europe
& Xuất khẩu chung



CÔNG TY ÔTÔ ISUZU-VIỆT NAM

CONTENTS

GENERAL DESCRIPTION
Page
SYSTEM OUTLINE 1
INPUT/OUTPUT COMPONENT & THEIR FUNCTIONS 3
BLOCK DIAGRAM 3
SYSTEM COMPONENT PARTS & OPERATIONS

ELECTRICAL HYDRAULIC CONTROL UNIT
4
ABS WARNING LAMP & EBD WARNING LAMP

8
WHEEL SPEED SENSOR

9
WHEEL SPEED SENSOR ROTOR

12
G SENSOR


13
BRAKE PEDAL & BRAKE SWITCH

14
EHCU PIN ASSIGNMENT

16
WIRING DIAGRAM (RHD)
18
FUSE & SLOW BLOW FUSE LOCATION

19
PARTS & ELECTRICAL HARNESS LOCATION 19
DIAGNOSIS

COMPUTER SYSTEM SERVICE PRECAUTIONS
-
21
GENERAL SERVICE PRECAUTIONS

21
ABS WARNING LAMP & EBD WARNING LAMP

22
SELF-DIAGNOSIS CODE (FLASH CODE) DISPLAY

24
TECH 2 OPERATION


TECH 2 CONNECTION
25
TECH 2 OPERATING FLOW CHART (START UP)


25
DIAGNOSIS TROUBLE CODE TABLE 30
SPECIAL TOOLS
32


HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

MÔ TẢ CHUNG
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG


1. Mạch điện
2. Mạch thủy lực
3. Cụm điều khiển thủy lực (H/U)
4. Cụm điều khiển điện
5. Cảm biến tốc độ bánh xe trước, phải
6. Cảm biến tốc độ bánh xe trước, trái
7. Cảm biến tốc độ bánh xe sau, phải
8. Cảm biến tốc độ bánh xe sau, trái
9. Cảm biến G (cho xe 4WD)
























Cụm điều khiển điện thủy lực (EHCU) điều khiển hệ thống phanh chống khóa cứng bánh xe (ABS) và hệ
thống phân phối lực phanh (EBD).
Sự kết hợp giữa cảm biến tốc độ bánh xe và cụm điều khiển EHCU có thể xác đònh khi nào 1 bánh xe cần
dừng và điều chỉnh áp suất thủy lực phanh để đảm bảo phanh tốt nhất.
Hệ thống này giúp lái xe duy trì điều khiển xe tốt hơn trong những điều kiện phanh khó khăn.

Đồ thò lực phanh






1
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

Hệ thống phân phối lực phanh (EBD) có chức năng điều khiển việc phân phối lực phanh tới các bánh trước
và bánh sau và làm cho áp suất dầu phanh của bánh sau là tối ưu.
Nếu mức độ trượt của bánh sau trở lên lớn hơn so với bánh trước và để phân phối lực phanh giữa các bánh
trước và bánh sau thì áp suất dầu phanh của bánh sau sẽ được điều khiển.
Hệ thống EBD sẽ làm cho hệ thống phanh luôn luôn sử dụng lực phanh cho bánh sau có lợi nhất theo sự thay
đổi của tải liên quan tới trục sau khi xe có tải hoặc không có tải, giảm tốc v.v
Áp suất phanh điều khiển tới bánh sau được thực hiện bằng chức năng của hệ thống EBD và chức năng hệ
thống ABS mà không dùng van tỷ lệ bằng cơ khí.






























Trạng thái phanh được phân loại từ 0 đến 4 như chỉ ra trong hình dựa vào độ trượt của bánh sau được nhận ra
bằng việc so sánh giá trò giữa tốc độ bánh trước thấp nhất, tốc độ xe ước tính và tốc độ bánh sau.
Cụm điều khiển EHCU sẽ kích hoạt các van điện từ (van giữ áp và van giảm áp) theo các trạng thái được phân loại.
Trong trường hợp các điều kiện đã đònh của ABS phù hợp với hoạt động của EBD thì EBD sẽ ngừng hoạt động vì
ưu tiên cho hoạt động của hệ thống ABS.





2
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

CÁC THIẾT BỊ ĐẦU VÀO/ĐẦU RA VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG
Chi tiết Chức năng
Cảm biến tốc độ bánh trước phải Gửi tín hiệu xung hình chữ nhật tỷ lệ với tốc độ bánh xe tới ECU.
Cảm biến tốc độ bánh trước trái Gửi tín hiệu xung hình chữ nhật tỷ lệ với tốc độ bánh xe tới ECU.
Cảm biến tốc độ bánh sau phải Gửi tín hiệu xung hình chữ nhật tỷ lệ với tốc độ bánh xe tới ECU.
Cảm biến tốc độ bánh sau trái Gửi tín hiệu xung hình chữ nhật tỷ lệ với tốc độ bánh xe tới ECU.

Cảm biến G Xác đònh trạng thái giảm tốc của xe và gửi tín tới ECU. (chỉ dùng cho xe 2 cầu).
Công tắc đèn phanh Gửi tín hiệu tới ECU.
Đầu
vào
Kiểm soát trạng thái hộp số phụ. Báo trạng thái (2WD/4WD) tới ECU. (chỉ dùng cho xe 2 cầu)
Chức năng tính toán:
Nhận tín hiệu từ cảm biến tốc độ và tính toán tốc độ bánh xe, tín hiệu trượt và
tín hiệu giảm tốc của bánh xe dựa vào kết quả của nó.
Chức năng điều khiển:
Kết hợp từng tín hiệu đã được tính toán 1 cách hợp lý và tạo các tín hiệu tới các
van điện từ và truyền tới cụm điều khiển thủy lực.
Chức năng giám sát:
Kiểm tra chức năng của từng chi tiết, toàn bộ hệ thống và theo dõi, giám sát.
Khi có trục trặc, sẽ dững hệ thống và chuyển về hệ thống phanh bình thường sau
khi đã báo cho người lái xe bằng đèn báo.
Chức năng tự chẩn đoán:
Thay đổi chế độ bình thường bằng chế độ tự chẩn đoán và chỉ ra mã trục trặc
của chi tiết không bình thường.

ECU
Chức năng liện lạc với Tech 2:
Qua việc liên lạc với Tech 2, hệ thống chẩn đoán có thể được nhận ra mà không
phải tháo cụm điều khiển điện tử ABS ECU ra khỏi xe.
Van giữ áp bánh xe trước phải Giữ áp suất của bánh xe theo lệnh của ECU.
Van giảm áp bánh xe trước phải Giảm áp suất của bánh xe theo lệnh của ECU.
Van giữ áp bánh xe trước trái Giữ áp suất của bánh xe theo lệnh của ECU.
Van giảm áp bánh xe trước trái Giảm áp suất của bánh xe theo lệnh của ECU.
Van giữ áp bánh xe sau Giữ áp suất của bánh xe theo lệnh của ECU.
Van giảm áp bánh xe sau Giảm áp suất của bánh xe theo lệnh của ECU.
Đèn báo ABS Báo cho người lái xe biết hệ thống ABS trục trặc.

Đầu ra
Đèn báo EBD Báo cho người lái xe biết hệ thống EBD trục trặc.
SƠ ĐỒ KHỐI















3
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

CÁC CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG
CỤM ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN, THỦY LỰC (EHCU)

















1. Cửa dầu phanh trước tới từ xy lanh tổng phanh
2. Cửa dầu phanh trước phải tới bánh xe
3. Cửa dầu phanh trước trái tới bánh xe
4. Cửa dầu phanh sau tới bánh xe.
5. Cụm điều khiển điện, thủy lực (EHCU)

6.
Cửa phanh sau tới từ xy lanh tổng phanh
7. Bu lông
8. Phía trước






































1. Cửa dầu phanh trước phải tới
bánh xe.
2. Cửa dầu phanh trước trái tới
bánh xe.

3. Cửa dầu phanh sau tới bánh xe.
4. Cửa dầu phanh trước tới từ
xy lanh tổng phanh.
5. Cửa dầu phanh sau tới từ
xy lanh tổng phanh.






4
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

Cụm điều khiển điện, thủy lực (EHCU) được đặt ở trong khoang động cơ, nó gồm mạch điều khiển ABS và
EBD, bộ phận phát hiện trục trặc và 1 bộ phận tự xử lý trục trặc. Nó dẫn động cụm thủy lực theo tín hiệu từ
mỗi cảm biến, hủy chế độ ABS và EBD để trở về hệ thống phanh bình thường khi có trục trặc xảy ra trong
ABS và EBD.
EHCU có chức năng tự chẩn đoán, nó có thể báo mạch trục trặc trong khi chẩn đoán.
Chú ý:
Không thay các chi tiết riêng biệt trong EHCU. Trong trường hợp EHCU trục trặc thì phải thay cả cụm.
Hiện nay EHCU có 2 mã phụ tùng tùy thuộc vào xe 1 cầu hay 2 cầu.
Nếu lắp EHCU không đúng, thì mã trục trặc "DTC C0285 Assembly Error" sẽ được lưu lại và đèn báo ABS sẽ
sáng.



1. Bàn đạp phanh 5. Van giảm áp
2. Tổng phanh 6. Buồng đệm
3. Mô tơ và bơm 7. Phanh

4. Van giữ áp
























Các van điện từ:
Giảm hoặc giữa áp suất dầu cho từng bánh xe trước và cả 2 bánh sau theo tín hiệu từ EHCU.
Buồng đệm:
Giữ tạm thời dầu phanh trờ về từ bánh trước và bánh sau để áp suất của bánh trước có thể giảm một cách từ
từ.

Mô tơ:
Dẫn động bơm làm việc theo tín hiệu từ EHCU.

EHCU kiểm tra hoạt động của cụm thủy lực chỉ một lần mỗi khi bật chìa khóa.
- Tốc độ xe ước tính từ 6,6km/h tới 9,9km/h.
- Điện áp hệ thống trong phạm vi làm việc bình thường.
- Công tắc phanh OFF.

5
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S























Applied hydraulic pressure: p suất thủy lực tác động.
Phanh bình thường:
Trong khi phanh bình thường (không bò khóa cứng bánh xe), van điện từ vẫn làm việc. Van giảm áp đóng,
van giữ áp mở nhờ lực lò xo.
Dầu phanh sẽ đi qua tâm của van giữ áp (van thường mở) và qua xung quanh van giảm áp (van thường đóng)
rồi tới piston.





















Việc giữa áp suất (duy trì áp suất):

Bộ vi xử lý trong cụm điều khiển điện tử gắn với cuộn dây sẽ gửi điện áp tới cuộn dây để kích hoạt và đóng
van giữ áp. Việc này tránh cho áp suất dầu ra tăng do đạp bàn đạp phanh đi tới bánh xe. .



Applied hydraulic pressure: Áp suất thủy lực tác động. Isolated hydraulic pressure: Áp suất thủy lực duy trì
Van giữ áp đóng sẽ ngăn cản việc tăng áp suất dầu phanh một cách không cân thiết.


6
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S





















Việc giảm áp suất:
Khi áp suất thủy lực được cách ly, nó phải giảm xuống để cho bánh xe không bò khóa cứng. Việc này được
thực hiện bằng cách giảm một phần áp suất dầu phanh về bình chứa áp suất thấp.
Bộ vi xử lý sẽ kích hoạt van giảm áp thường đóng để van này mở ra, cho phép dầu từ bánh xe hồi về bình
chứa. Việc này được làm bằng những xung kích hoạt rất ngắn để đóng và mở đượng dầu của van giảm áp.
p suất dầu ở bánh xe giảm xuống và cho phép piston phanh được giữ ở bộ chứa chống lại lực lò xo và 1
phần dầu phanh này cũng trở lại bơm.

















Brake Release:

- Hydraulic fluid return: Đường hồi dầu thủy lực.
Khi nhả bàn đạp phanh, bơm sẽ còn chạy trong 1 thời gian ngắn để xả dầu về bình chứa.
Khi lượng dầu này trở về hệ thống, thì lò xo sẽ ép piston trở lại vò trí ban đầu. Van giữa áp mở và dầu có thể

trở về xy lanh tổng phanh. Việc phanh bình thường sẽ được phục hồi.


7
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

ĐÈN BÁO ABS VÀ ĐÈN BÁO EBD

















Trên các xe có trang bò hệ thống phanh ABS thì sẽ có đèn báo ABS trên bảng đồng hồ.
Đèn báo ABS sẽ sáng nếu có trục trặc ở EHCU. Trong trường hợp trục trặc ở phần điện, thì EHCU sẽ bật
sáng đèn báo ABS và và ngừng chức năng làm việc của hệ thống ABS.
Đèn ABS sẽ sáng trong khoảng 3 giây sau khi bật chìa khóa công tắc ở vò trí ON.
Nếu đèn ABS còn sáng liên tục sau khi bật chìa khóa công tắc hoặc khi xe chạy, thì hệ thống ABS cần được
kiểm tra trục trặc theo quy trình chẩn đoán.

Trên các xe có trang bò hệ thống phân phối lực phanh EBD thì sẽ có đèn báo trên bảng đồng hồ.
Đèn báo sẽ sáng nếu có trục trặc ở hệ thống phân phối lực phanh EBD.
Trong trường hợp có 1 trục trặc về điện, EHCU làm đèn báo ABS và đèn “Brake” sáng lên, đồng thời ngừng
chức năng làm việc của hệ thống EBD.
Đèn báp “Brake” (phanh) sẽ sáng trong khoảng 3 giây sau khi bật chìa khóa công tắc ở vò trí ON.
Nếu đèn ABS và đèn “Brake” còn sáng liên tục sau khi bật chìa khóa công tắc hoặc khi xe chạy, thì hệ
thống EBD cần được kiểm tra trục trặc theo quy trình chẩn đoán.






8
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

CẢM BIẾN TỐC ĐỘ BÁNH XE

























1. Giắc nối
2. Cụm cảm biến tốc độ bánh xe trước.
3. Bu lông giữ cáp vào ngõng trục.
4. Bu lông giữ cảm biến vào ngõng trục.
5. Bu lông cáp vào khớp nối trên.


























1. Cụm cảm biến tốc độ bánh sau.
2. Bu lông giữ cáp vào khung.
3. Giắc nối.
4. Bu lông giữ cảm biến vào trục sau
5. Cảm biến tốc độ bánh sau phải
6. Bu lông giữ cáp vào trục.
7. Bu lông giữ cảm biến vào trục
8. Cảm biến tốc độ bánh sau trái
Cảm biến tốc độ bánh xe sử dụng phần tử HALL. Nó gồm 1 cảm biến và 1 rô to. Cảm biến được gắn vào
ngõng trục ở các bánh xe trước và giá ổ đỡ trục sau ở các bánh xe sau.
Cảm biến sẽ nhận được 38 xung trong 1 vòng quay của mỗi bánh xe.

9
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S













Giắc nối cảm biến tốc độ bánh trước
(Nhìn giắc nối phía cảm biến)




1. Nguồn +12V cho cảm biến tốc độ bánh trước từ chân 12 hoặc 18 EHCU
2. Đầu ra cảm biến tốc độ bánh trước tới chân 22 hoặc 26 EHCU






































Giắc nối cảm biến tốc độ bánh sau
(Nhìn giắc nối phía cảm biến)





1. Nguồn +12V cho cảm biến tốc độ bánh sau trái từ chân 27 EHCU

2. Đầu ra cảm biến tốc độ bánh sau trái tới chân 28 EHCU
3. Nguồn +12V cho cảm biến tốc độ bánh sau phải từ chân 19 EHCU
4. Đầu ra cảm biến tốc độ bánh sau phải tới chân 13 EHCU






Cảm biến tốc độ bánh sau
CH2 0V




Cảm biến tốc độ bánh sau
CH2 0V




Đo chân giắc: CH1: 11 or 26 (+) & GND (-) / CH2: 13 or 28 (+) & GND (-)
Thang đo: 1.0V/div 5ms/div
Điều kiện đo : Khoảng 20km/h
Tần số : Khoảng 107Hz (9.3ms)
Chênh lệch giữa trạng thái cao & thấp: CH 1: khoảng 1.0V / CH2: khoảng 0.9V
Dạng xung của tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe.

Nếu dùng máy hiện sóng (oscilloscope) thì có thể thấy được tín hiệu xung từ mỗi cảm biến tốc độ bánh xe.


10
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S



























Để thuận tiện cho trình tự kiểm tra tín hiệu cảm biến, trình tự trên có thể được thực hiện bằng cách sử dụng

đồng hồ đo điện.
1. Que đo (+) nối với các đường tín hiệu cảm biến như sau:
- Chân số 2 cảm biến tốc độ bánh trước trái.
- Chân số 2 cảm biến tốc độ bánh trước trái.
- Chân số 2 cảm biến tốc độ bánh sau trái.
- Chân số 4 cảm biến tốc độ bánh sau phải.
2. Que đo (-) nối ra mát.
3. Quay bánh xe.
Sau đó, có thể đo phạm vi sau, nếu cảm biến được lắp đúng:
Tín hiệu cao: 1.28 to 2.2V
Tín hiệu thấp: 0.5 to 0.86V
Chênh lệch giữa tín hiệu cao và thấp: trên 0.8V









11
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

RÔ TO CẢM BIẾN TỐC ĐỘ BÁNH XE
























1. Rô to cảm biến trước. 3. Bu lông gắn rô to vào đóa.
2. Đóa và moay ơ trước. 4. Cụm đóa và moay ơ trước.




























1. Cụm trục sau + phanh 2. Rô to cảm biến sau 3. Phía trước.
Rô to cảm biến trước được lắp chặt với rô to phanh. Rô to cảm biến sau được lắp chặt với trục sau.

12
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

CẢM BIẾN G














































1. Cảm biến G 2. Cụm điều khiển SRS
Cảm biến G
(Nhìn giắc nối phía cảm biến)

1. Mát cảm biến G tới chân giắc 10 EHCU
2. Đầu ra tín hiệu cảm biến G tới chân giắc 17 EHCU
3. Nguồn 12V cảm biến G qua cầu chì ABS





Đặc tính tónh












-Si
g
nal Volta
g
e: Đie
ä
n á
p
tín hie
ä
u
;
Acceleration: Tăn
g
tốc
;
An
g
le: Góc
Cảm biến G gắn ở hộp số, bên trái của cụm điều khiển SRS.
Cảm biến G nhận biết mức độ giảm tốc của xe và gửi tín hiệu về EHCU.
EHCU cũng nhận tín hiệu điều kiện làm việc của hộp số phụ từ cụm điều khiển hộp số phụ. EHCU sẽ xem xét
xem xe chạy 1 cầu hay 2 cầu để điều khiển hệ thống.
Khi 2 cầu làm việc, tất cả 4 bánh xe có thể được giảm tốc trong cùng 1 giai đoạn do tất cả các bánh xe được
nối cơ khí với nhau. Chiều hướng này rất dễ nhận thấy trên đường có hệ số ma sát nhỏ và ảnh hưởng không
tốt tới việc điều khiển ABS.
Cảm biến G sẽ cân nhắc xem hệ số ma sát của mặt đường là cao hay là thấp và thay đổi hệ thống hoạt
động của EHCU để đảm bảo việc điều khiển ABS và EBD được tốt.


13
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

















Chân đo: 25 (+) 2 (-) Chân đo: 25 (+) 2 (-)
Thang đo : 5.0V/div 50ms/div Thang đo : 5.0V/div 50ms/div
Điều kiện đo: 2WD Điều kiện đo: 4WD số nhanh/ chậm
Tần số: khoảng 8.33Hz (120ms) Tần số: khoảng 4.17Hz (240ms)
Dạng xung tín hiệu ra 2WD - 4WD
BÀN ĐẠP PHANH VÀ CÔNG TẮC PHANH

















1. Công tắc phanh 2. Bàn đạp phanh










Công tắc bàn đạp phanh
(Nhìn giắc nối phía công tắc)




1. Nguồn +12V qua cầu chì đèn phanh.

2. Tín hiệu công tắc tới chân số 5 EHCU.


Công tắc phanh được gắn ở giá đỡ bàn đạp phanh. Nó xác đònh trạng thái bàn đạp phanh. Tín hiệu này được
gửi tới EHCU và rơ le đèn phanh để cho đèn phanh sáng lên.

14
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

Chú ý:
Phanh bình thường và phanh chống khóa cứng bánh xe:
Trong các điều kiện xe chạy, ABS có chức năng như là một hệ thống phanh có trợ lực tiêu chuẩn. Tuy nhiên,
việc xác đònh bánh xe bò khóa cứng, sự đẩy nhẹ hoặc việc dội lại chân sẽ được cảm nhận qua bàn đạp phanh.
Việc đẩy lại chân ở bàn đạp kéo theo một loạt xung ngắn lặp lại nhiều lần xảy ra thành một chuỗi rất nhanh.
Xung đẩy lại chân ở bàn đạp sẽ tiếp tục duy trì cho tới khi không cần chức năng chống khóa cứng bánh xe
nữa hoặc cho tới khi xe dừng hẳn. Có thể nghe thấy tiếng kêu trong khi phanh có sử dụng đặc tính chống
khóa cứng bánh xe.
Khi sử dụng đặc tính chống khóa cứng bánh xe, thì bàn đạp phanh có thể nâng lên ngay cả khi phanh đang
tác động. Điều này là bình thường. Việc duy trì lực đạp bàn đạp không đổi sẽ tạo ra khoảng cách phanh ngắn
nhất.
Hành trình bàn đạp phanh:
Xe có trang bò hệ thống ABS có thể dừng xe bằng việc đạp phanh như bình thường. Mặc dù không cần đạp
bàn đạp vượt quá điểm có thể dừng hẳn xe bằng cách đạp bàn đạp mạnh hơn, nhưng bàn đạp vần tiếp tục
đi xuống. Hành trình bàn đạp phanh vượt quá này là bình thường.

15
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

GIẮC NỐI EHCU








U1

(Nhìn vào hộp điều khiển)

Số chân Chức năng Màu dây Giá trò Ghi chú
1 (C67-11) Cấp nguồn
Trắng/xanh
cây
Điện áp bình điện Solenoid
2 (C67-10) Mát 1 Đen Nối với mát Solenoid, Cụm điều khiển
3 (C67-28) Mát 2 Đen Nối với mát Motor
4 (C67-27) Cấp nguồn Trắng/đỏ Điện áp bình điện Motor
5 (C67-9) Công tắc đèn phanh. Đỏ
Mở : 0V
Đóng: Điện áp bình
điện
Điều kiện đóng: Đạp bàn đạp
phanh
6 (C67-8) Công tắc chẩn đóng (DLC) Cam/Trắng
Mở: trên 4,5V
Đóng: Dưới 1,5V
Điều kiện đóng: Ngắn mạch ra
mát
7 (C67-7) Nối tiếp (truyền số liệu) Xanh cây - J1850 Class 2 Communication)

8 (C67-6) Không dùng - -
9 (C67-5) Không dùng - -
10 (C67-4) Mát cảm biến G Đen 0V (dưới 0,1V) Chỉ xe 2 cầu DTC C0276, C0285
11 (C67-3)
Cảm biến tốc độ bánh
trước phải (-)
Xám Trên 0,8V : (+) - (-) DTC C0221,C0222, C0223
12 (C67-2)
Cảm biến tốc độ bánh
trước phải (+)
Xám/Đỏ Trên 0,8V : (+) - (-) DTC C0221,C0222, C0223
13 (C67-1)
Cảm biến tốc độ bánh sau
phải (-)
Đen Trên 0,8V : (+) - (-) DTC C0231,C0232, C0233
14 (C67-17) Đèn báo ABS Vàng Trên 10V
15 (C67-16) Không dùng - -
16 (C67-15) Không dùng - -
17 (C67-14) Tín hiệu cảm biến G Vàng/Đen 1.0 - 4.0 V Chỉ xe 2 cầu DTC C0276, C0285
18 (C67-13)
Cảm biến tốc độ bánh
trước trái (+)
Đỏ Trên 0,8V : (+) - (-) DTC C0225, C0226, C0227
19 (C67-12)
Cảm biến tốc độ bánh sau
phải (+)
Cam Trên 0,8V : (+) - (-) DTC C0231,C0232, C0233
20 (C67-26) Đèn báo EBD Xanh nhạt Trên 10V
21 (C67-25)
Công tắc khởi động ON

(Cấp nguồn và vò trí công
tắc)
Xanh/trắng Điện áp bình điện
Cụm điều khiển DTC
C0277,C0278
22 (C67-22) Không dùng - -


16
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S


Số chân Chức năng Màu dây Giá trò Ghi chú
23 (C67-23) Không dùng - -
24 (C67-22) Không dùng - -
25 (C67-21) Hộp số phụ (Cụm điều
khiển 2-4WD)
Xám Tín hiệu xung (2WD:
8,3Hz, 4WD: 4,2Hz)
Chỉ xe 2 cầu DTC C0282
26 (C67-20) Cảm biến tốc độ bánh
trước trái (-)
Trắng Trên 0,8V : (+) - (-) DTC C0225, C0226, C0227
27 (C67-19) Cảm biến tốc độ bánh sau
trái (+)
Xám/Xanh Trên 0,8V : (+) - (-) DTC C0235, C0236, C0237
28 (C67-18) Cảm biến tốc độ bánh sau
trái (-)
Trắng/xanh Trên 0,8V : (+) - (-) DTC C0235, C0236, C0237



















17
HEÄ THOÁNG PHANH ABS XE TFR/S

SÔ ÑOÀ ÑIEÄN











18
HEÄ THOÁNG PHANH ABS XE TFR/S


HOÄP CAÀU CHÌ




















19
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

VỊ TRÍ CÁC BỘ PHẬN VÀ DÂY ĐIỆN















20

HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

CHẨN ĐOÁN
LƯU Ý KHI SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ
Hệ thống ABS và EBD nối đầu vào và đầu ra trục tiếp với cụm điều khiển điện thủy lực (EHCU) tương tự như
hệ thống điều khiển điện tử tới ECM.
Các cụm điều khiển điện tử này được thiết kế để chòu được dòng điện bình thường khi xe đamh hoạt động.
Tuy nhiên, cần phải cẩn thận để tránh quá tải đối với bất kỳ mạch điện EHCU.
Để kiểm tra hở mạch hoặc ngắn mạch, không nối mát hoặc cấp điện áp tới bất kỳ mạch điện nào trừ khi
được hướng dẫn theo ttrình tự chẩn đoán thích hợp. Những mạch điện này chỉ nên được kiểm tra bằng đồng
hồ đo điện có trở kháng cao hoặc dụng cụ chuyên dùng.
Trước khi tháo hoặc nối cáp bình điện, cầu chì hoặc giắc nối phải luôn luôn để chìa khóa công tắc ở vò trí ON.

LƯU Ý KHI SỬA CHỮA CHUNG

Cần phải quan sát khi sửa chữa và chẩn đoán hệ thống ABS và/hoặc các hệ thống khác trên xe, nếu không
thì có thể làm cho hệ thống ABS và EBD bò hư hỏng.
Nếu công việc hàn dùng hồ quang điện, thì phải tháo giắc nối van và EHCU trước khi hàn.
- Không bao giờ tháo hoặc nối giắc nối EHCU khi chìa khóa công tắc ở vò trí ON.
Nếu bình điện đã phóng hết điện:
Động cơ có thể chết máy nếu bình điện đã phóng hết điện và phải khởi động nhờ câu điện từ bình khác.
Do hệ thống ABS và EBD cần dùng lượng điện lớn, nên trong trường hợp này phải đợi cho bình điện đã nạp
đủ hoặc để hệ thống ABS và EBD ở trạng thái không làm việc bằng cách tháo cầu chì ABS.
Sau khi bình điện đã được nạp đầy, dừng động cơ và lắp cầu chì ABS. Khởi động lại động cơ, và chắc chắn
rằng đèn báp ABS không sáng.
Chú ý tới trục trặc gián đoạn:
Đối với bất cứ hệ thống điện tử nào, thì việc tìm ra trục trặc gián đoạn là rất khó khăn. Trong trường hợp này
cần phải đi thử xe hoặc xem xét lời kể của khách hàng có thể giúp khoanh vùng mạch điện hoặc bộ phận
trục trặc.
Bảng chẩn đoán trục trặc cũng có thể giúp cô lập trục trặc. Hầu hết trục trặc gián đoạn là do giắc nối hoặc
dây điện không tốt.
Khi gặp 1 trục trặc gián đoạn, cần kiểm tra những mạch điện nghi ngờ sau::
- Dây dẫn hư hỏng.
- Giắc nối tiếp xúc không tốt hoặc không hoàn toàn (phía sau thân giắc nối).
- Chân giắc nối bò hư hỏng hoặc biến dạng.


21
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S

ĐÈN BÁO ABS VÀ EBD (BRAKE)























không bình thường (lưu DTC)


bình thường

3 giây
Đèn kiểm tra
Đèn báo ABS sẽ sáng nếu có trục trặc ở EHCU. Nếu trục trặc về điện, thì EHCU sẽ làm cho đèn báo ABS
sáng lên và ngừng chức năng ABS.
Đèn báo ABS sẽ sáng khoảng 3 giây, sau khi bật chìa khóa công tắc tới vò trí ON.
Nếu đèn báo ABS vẫn còn sáng sau khi bật chìa khóa công tắc tới vò trí ON, hoặc sáng liên tục khi xe chạy,
thì cần kiểm tra hệ thống ABS theo trình tự chẩn đoán trục trặc.


Chú ý:
Nếu chỉ có bánh sau quay khi dùng giá kê hoặc máy kiểm tra trống phanh, thì hệ thống sẽ chẩn đoán trục
trặc của cảm biến tốc độ và đèn báo ABS sẽ sáng. Nhưng thực tế không có trục trặc nào xuất hiện. Sau khi
kiểm tra, nối tắt chân số 4 và số 12 của giắc nối truyền số liệu (nối với TECH 2) và cho công tắc phanh
ON/OFF hơn 6 lấn trong vòng 3 giây bắt đầu tự chẩn đoán. Sau đó chắc chắn rằng đèn “ABS” và đèn
“BRAKE” sẽ tắt.
Đèn báo “BRAKE” sẽ sáng nếu có trục trặc ở hệ thống phân phối lực phanh (EBD).
Nếu trục trặc về điện, thì EHCU sẽ làm cho đèn báo ABS và đèn “BRAKE” sáng lên và ngừng chức năng
EBD.
Đèn báo “BRAKE” sẽ sáng khoảng 3 giây, sau khi bật chìa khóa công tắc tới vò trí ON. Nếu công tắc phanh
tay ở vò trí ON, thì đèn báo “BRAKE” còn sáng tiếp.


22
HỆ THỐNG PHANH ABS XE TFR/S
























Nếu tháo giắc nối EHCU, thì sẽ làm hở mạch đèn báo ABS và EBD và mạch nối mát trong bảng đồng hồ sẽ
làm cho đèn sáng. Sau đó, đèn báo ABS và/hoặc đèn ‘BRAKE” sẽ vẫn sáng tiếp khi chìa khóa công tắc ở vò
trí ON. Trường hợp này DTC không xuất hiện.











23

×