Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

đồ án :AN NINH BÁO HIỆU SIP.Nâng cao hiệu năng hệ thống WCDMA trên cơ sở khai thác các phương pháp phân tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.31 MB, 109 trang )

Đồ án tốt nghiệp đại học Lời nói đầu
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
- Khoa viễn thông I -
===***===
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đ ti:
AN NINH BÁO HIỆU SIP
Người hưng dn : Th.S Nguyễn Thanh Trà
Người thc hiện : Dương Văn Tiến
Lp : D2004VT1
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
i
Đồ án tốt nghiệp đại học Lời nói đầu
Hà Nội - 2008
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
ii
Đồ án tốt nghiệp đại học Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật đặc biệt là các lĩnh vực truyền
thông có thể giúp cho con người đơn giản hơn trong xử lý các vấn đề trong cuộc sống.
Cùng với sự phát triển đó, yêu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên. Đó là
những yêu cầu về sự linh hoạt, tiện lợi trong sử dụng, đa dạng phong phú về loại hình
dịch vụ, chất lượng và độ an toàn thông tin. Thông tin vô tuyến mà đặc biệt là thông tin di
động là loại hình duy nhất hội tụ được tất cả các yếu tố đó.
Như vậy, nhu cầu về sử dụng hệ thống thông tin di động ngày càng tăng, điều này
đồng nghĩa với nhu cầu chiếm dụng tài nguyên vô tuyến gia tăng, hay nói cách khác tồn
tại mâu thuẫn giữa nhu cầu chiếm dụng tài nguyên và tài nguyên vốn có của thông tin vô
tuyến. Nhưng do đặc điểm của truyền dẫn vô tuyến là tài nguyên hạn chế, chất lượng
truyền dẫn phụ thuộc vào môi trường dẫn đến hạn chế trong việc triển khai các dịch vụ.
Do đó, một bài toán đặt ra là cần phải nâng cao hiệu năng của hệ thống mà không cần


tăng công suất và độ rộng băng tần.
Để sử dụng hiệu quả băng tần, phải tăng hiệu suất sử dụng băng tần. Một trong những
giải pháp cho vấn đề này là sử dụng công nghệ WCDMA. WCDMA được xem là một
giải pháp công nghệ khắc phục nhược điểm về hiệu quả sử dụng phổ tần thấp của các hệ
thống di động trước đây. Công nghệ WCDMA sử dụng các kỹ thuật phân tập để đối phó
với phađinh đa đường và truyền đi thuận lợi bằng đa truyền dẫn và các anten thu. Các
phương pháp phân tập có thể cải thiện chất lượng truyền dẫn và tăng dung lượng hệ thống
bằng việc khai thác độ lợi được đưa ra bởi việc lắp đặt anten đa truyền dẫn. MIMO là một
kĩ thuật cho phép lợi dụng tính chất phân tập không gian để cải thiện hiệu năng hệ thống.
Dựa trên những kiến thức chuyên môn đã lĩnh hội được trong quá trình học tập, cùng
với sự định hướng của thầy ks. Nguyễn Viết Đảm, đồ án đã chọn chủ đề nghiên cứu về
các phương pháp cải thiện hiệu năng cho WCDMA, cụ thể là: “Nâng cao hiệu năng hệ
thống WCDMA trên cơ sở khai thác các phương pháp phân tập”.
Đồ án tập trung vào các phương pháp phân tập cho WCDMA. Theo đó, đồ án được tổ
chức và trình bày trong 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan hệ thống thông tin di động WCDMA
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
iii
Đồ án tốt nghiệp đại học Lời nói đầu
Đề cập đến cấu trúc, chức năng đặc điểm của các phần tử trong hệ thống
WCDMA, đưa ra kiến trúc giao thức giao diện vô tuyến và các kênh được tạo
nên ở giao diện này.
Chương 2: Các kỹ thuật phân tập trong thông tin vô tuyến
Trình bày ngắn gọn khái niệm, các nguyên lý cơ bản và mô hình hoạt động
của các kỹ thuật phân tập. Trình bày các định nghĩa cơ bản, cấu trúc và các
đặc điểm của các sơ đồ MIMO.
Chương 3: Cải thiện hiệu năng WCDMA dựa trên các phương pháp phân tập
Trình bày các kỹ thuật cải thiện hiệu năng cho WCDMA. Phân tích các mô
hình phân tập được áp dụng trong hệ thống WCDMA. Từ đó làm sáng tỏ khả
năng cải thiện vùng phủ và dung lượng của các phương pháp phân tập.

Chương 4: Giải thuật mô phỏng
Từ các kết quả đã được trình bày, trong phạm vi khuôn khổ cho phép, đồ án
lựa chọn và thực hiện xây dựng mô hình và chương trình mô phỏng kênh
MIMO, cho phép khảo sát hiệu năng dung lượng theo số ăng ten thu phát.
Được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong nghiên cứu và cung cấp tài
liệu của thầy giáo Ks. Nguyễn Viết Đảm và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong
bộ môn vô tuyến cùng với sự nỗ lực của bản thân, đồ án được hoàn thành với nội dung
được giao ở mức độ và phạm vi nhất định. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn, đồ
án chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô giáo và các bạn đọc
đóng góp ý kiến chỉnh sửa và định hướng nội dung cho hướng phát triển tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ks. Nguyễn Viết Đảm, các thầy cô giáo trong
bộ môn Vô tuyến, khoa Viễn thông I và các bạn đã tận tình giúp đỡ trong thời gian học
tập và làm đồ án.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2008
Sinh viên thực hiện:

Vũ Minh Ngọc
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
iv
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục
lục
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN 1
DI ĐỘNG WCDMA 1
1.1. Mở đầu 1

1.2. Cấu trúc và chức năng của các phần tử trong hệ thống WCDMA 3
1.2.1. Cấu trúc hệ thống 3
1.2.2. Chức năng của các phần tử trong hệ thống 4
1.3. Sự phát triển của mạng WCDMA UMTS 7
1.3.1. Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R4 7
1.3.2. Kiến trúc 3G WCDMA R5 cho vùng đa phương tiện IP 9
1.4. Kiến trúc giao thức giao diện vô tuyến 10
1.4.1. Các giao thức của giao diện vô tuyến 10
1.4.2. Kiến trúc giao thức giao diện vô tuyến 11
1.5. Tóm tắt các kênh của WCDMA 12
1.5.1. Các kênh logic 12
1.5.2. Các kênh truyền tải 13
1.5.3. Các kênh vật lý 15
1.6. Kết luận 19
CHƯƠNG 2. CÁC KỸ THUẬT PHÂN TẬP CƠ BẢN TRONG THÔNG TIN VÔ TUYẾN 20
2.1. Mở đầu 20
2.2. Phân tập thu 20
2.2.1. Phân tập vĩ mô 21
2.2.2. Phân tập vi mô 22
2.2.2.1. Phân tập không gian 22
2.2.2.2. Phân tập tần số 23
2.2.2.3. Phân tập thời gian 23
2.2.2.4. Phân tập phân cực 24
2.3. Phân tập phát 25
2.3.1. Phân tập phát đa sóng mang 26
2.3.2. Phân tập phát trực giao 27
2.3.3 Phân tập phát không gian – thời gian 27
2.3.4. Phân tập phát chuyển mạch thời gian 28
2.4. MIMO và phân tập 29
2.4.2. Sơ đồ kết hợp thu tỷ lệ cực đại (MRRC) 30

2.4.3. Sơ đồ với Alamouti hai anten phát và một máy thu 32
2.4.4. Sơ đồ Alamouti hai anten phát với M anten thu 36
2.4. Kết luận 39
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
v
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục
lục
CHƯƠNG 3: CẢI THIỆN HIỆU NĂNG CHO WCDMA DỰA TRÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TẬP 40
3.1. Mở đầu 40
3.2. Các kỹ thuật cải thiện vùng phủ 40
3.2.1 Kịch bản giới hạn vùng phủ sóng đường lên và đường xuống 41
3.2.2 Phân tích quỹ đường truyền 42
3.3 Các kỹ thuật cải thiện dung lượng 43
3.3.1 Kịch bản giới hạn dung lượng đường lên và đường xuống 44
3.3.2 Phân tích cân bằng tải 45
3.4. Phân tập thu bậc cao 46
3.4.1. Ảnh hưởng của phân tập thu bậc cao 47
3.4.2 Xem xét thực tế 49
3.5. Phân tập phát 50
3.5.1. Mô hình vòng lặp kín 50
3.5.1.1. Xác định thông tin phản hồi 52
3.5.1.2. Mô hình vòng lặp kín 1 53
3.5.1.3. Mô hình vòng lặp kín 2 54
3.5.2. Mô hình vòng lặp hở 57
3.5.3. Ảnh hưởng của phân tập phát 58
3.5.4. Xem xét thực tế 61
3.6. MIMO trong UTRA FDD 61
3.6.1. Cơ sở toán học 61
3.6.2. Ảnh hưởng của MIMO 62

3.6.3. Một số thuật toán MIMO trong tiêu chuẩn 3G 63
3.6.3.1. Điều khiển tốc độ mỗi ăng ten 63
3.6.3.2. Điều khiển tốc độ nhóm con với hai lần STTD 64
3.6.3.3. Các thuật toán MIMO khác được đề xuất 68
3.6.4. MIMO trong UTRA FDD đường lên 69
3.6.4.1. Mô hình hệ thống 70
3.6.4.2. Các sơ đồ đa ăng ten 70
3.6.4.3. Phân tích 72
3.6.4.4. Vùng phủ tế bào 74
3.6.4.5. Dung lượng tế bào 76
3.7. Kết luận 80
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG GIẢI THUẬT VÀ MÔ PHỎNG 81
4.1. Mở đầu 81
4.2. Mô hình tín hiệu 81
4.3. Giải pháp dung lượng kênh MIMO 82
4.4. Các lưu đồ thuật toán 85
4.5. Các kết quả mô phỏng 86
4.8. Kết luận 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
vi
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục
lục
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
vii
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục hình vẽ
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các phần tử của mạng PLMN 4
Hình 1.3. Kiến trúc mạng phân bố phát hành UMTS R4 8

Hình 1.4. Kiến trúc của phát hành UMTS R5 10
Hình 1.6. Sắp xếp các kênh logic lên các kênh truyền tải 15
Hình 1.7. Tổng kết các kiểu kênh vật lý 15
Hình 1.8. Sắp xếp các kênh truyền tải lên các kênh vật lý 18
Hình 1.9. Ghép các kênh truyền tải lên các kênh vật lý 19
Hình 2.1. Sơ đồ phân tập không gian 22
Hình 2.2. Sơ đồ phân tập tần số 23
Hình 2.4. Sơ đồ phân tập phân cực 24
Hình 2.5. Phân tập phát đa sóng mang 26
Hình 2.6. Sơ đồ khối hệ thống phân tập phát không gian và thời gian (STTD) 27
Hình 2.7. Nguyên lý của bộ mã hóa STTD 28
Hình 2.8. Sơ đồ khối hệ thống phân tập phát chuyển mạch theo thời gian 28
Hình 2.9. Kênh SISO 29
Hình 2.10. Kênh MIMO 29
Hình 2.11. MRRC hai nhánh 31
Hình 2.12. Sơ đồ phân tập hai nhánh phát với một máy thu của Alamouti 33
Hình 2.13. Sơ đồ phân tập phát hai nhánh với hai máy thu Alamouti 36
Hình 3.2. Đặc điểm kiến trúc phát đường xuống hỗ trợ phân tập phát vòng lặp kín 51
Hình 3.3. Định dạng bản tin tín hiệu phản hồi 52
Hình 3.4. Quá trình chọn lọc tại UE cho mô hình vòng lặp kín 2 56
Hình 3.5. Sơ đồ mã hóa STTD(a) và giải mã STTD(b) 57
Hình 3.6. Nguyên lý sơ đồ mã hóa phân tập phát không gian – thời gian WCDMA 58
Hình 3.7. So sánh ăng ten phát đơn với phân tập phát vòng lặp hở STTD và phân tập phát vòng
lặp kín mô hình 1 60
Hình 3.8. Kiến trúc phát điều khiển tốc độ mỗi ăng ten 64
Hình 3.9. Kiến trúc phát cho hai lần phân tập phát không gian – thời gian 65
Hình 3.10. Máy thu MMSE-SIC cho DSTTD-SGRC 66
Hình 3.11. So sánh thông lượng giữa DSTTD, STTD và SISO 67
Hình 3.12. So sánh thông lượng với số lượng các ăng ten thu khác nhau 68
Hình 3.13. Mô hình hệ thống SIMO và phân tập MIMO 71

Hình 3.14. Công suất thu theo tỉ số mất mát đường và công suất phát cực đại 75
Hình 3.15. Công suất phát dự kiến cho các cấu hình ăng ten khác nhau 77
Hình 3.16. Nhiễu tăng đối với số lượng người sử dụng 64 kbps trong môi trường phađinh
Rayleigh phẳng 78
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
viii
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục hình vẽ
Hình 3.17. Số lượng người sử dụng theo tỉ số nhiễu trong môi trường phađinh Rayleigh phẳng. 79
Hình 4.1. Giải thuật tạo ma trận kênh MIMO 85
Hình 4.2. Giải thuật mô phỏng dung lượng kênh MIMO 86
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
ix
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục bảng biểu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh WCDMA và GSM 1
Bảng 1.2. Các thông số giao diện vô tuyến của WCDMA 2
Bảng 1.3. Danh sách các kênh logic 13
Bảng 1.4 Danh sách các kênh truyền tải 14
Bảng 1.5. Danh sách các kênh vật lý 15
Bảng 2.1. Mã hóa và chuỗi ký hiệu phát cho sơ đồ phân tập phát hai anten 34
Bảng 2.2. Định nghĩa các kênh giữa anten phát và anten thu 37
37
Bảng 2.3. Ký hiệu các tín hiệu thu tại hai anten thu 37
Bảng 3.1. Ví dụ về quỹ đường truyền cho một dịch vụ dữ liệu bất đối xứng 41
Bảng 3.2. Các quỹ đường truyền minh họa tác động của tốc độ dữ liệu dịch vụ 42
Bảng 3.3. Kịch bản giới hạn dung lượng đường lên và đường xuống 44
Bảng 3.4. Sự thay đổi trong thông lượng đường lên với dịch vụ trộn 45
Bảng 3.6. Giảm tỉ số Eb/N0 của dịch vụ thoại kết hợp với phân tập thu bậc cao 48
Bảng 3.7. So sánh dung lượng đường lên giữa tế bào phân tập thu bậc cao 4 nhánh và 2 nhánh 48
Bảng 3.9. Đặc điểm của hai mô hình vòng lặp kín 51

Bảng 3.10. Pha điều chỉnh φI, tương ứng các lệnh phản hồi cho khe i của khung vô tuyến UL 53
Bảng 3.11. Trường con FSMpo của bản tin tín hiệu mô hình vòng lặp kín 2 55
Bảng 3.12. Trường con FSMph của bản tin tín hiệu mô hình vòng lặp kín 2 55

Vũ Minh Ngọc–D04VT1
x
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết
tắt
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
A
AAL ATM Adaptation Layer Lớp thích ứng ATM
ACCH Associated Control Channel Kênh điều khiển liên kết
AMC Adaptive Modulation and Coding Mã hóa và điều chế thích ứng
ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền dẫn không đồng bộ
B
BCCH Broadcast Control Channel Kênh điều khiển quảng bá
BCH Broadcast Channel Kênh quảng bá
BMC Broadcast Multimedia Control Kênh điều khiển quảng bá/đa phương
BER Bit Error Rate Tỷ số lỗi bit
BS Base Station Trạm gốc
BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạm gốc
C
CCCH Common Control Channel Kênh điều khiển chung
CCH Common Channel Kênh chung
CCPCH Common Control Physical Channel Kênh vật lý điều khiển chung
CCTrCH Coded Composite Transport Channel Kênh truyền tải hỗn hợp
CN Core Network Mạng lõi
CPCH Common Packet Channel Kênh gói chung
CPICH Common Pilot Channel Kênh hoa tiêu chung
CSI Channel State Infomation Thông tin trạng thái kênh

D
DCCH Dedicated Control Channel Kênh điều khiển riêng
DCH Dedicated Channel Kênh riêng
DL DownLink Đường xuống
DPCCH Dedicated Phycical Control Channel Kênh điều khiển vật lý riêng
DPCH Dedicated Phycical Channel Kênh vật lý riêng
DPDCH Dedicated Phycical Data Channel Kênh số liệu vật lý riêng
DRNC Drift Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyến trôi
DS Direct Sequence Chuỗi trực tiếp
DSCH Downlink Shared Channel Kênh chia sẻ đường xuống
DTCH Dedicated Traffic Channel Kênh lưu lượng riêng
DSTTD Double Space Time Transmit Diversity Hai lần phân tập phát không gian thời
gian
E
EIR Equipment Identity Register Bộ ghi định vị thường trú
ERP Effective Radiated Power Công suất bức xạ hiệu dụng
EVRC Enhanced Variable Rate Coder Bộ mã hóa tốc độ khả biến tăng
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
xi
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết
tắt
cường
F
FACH Forward Access Channel Kênh truy cập đường xuống
FDD Frequency Division Duplex Chế độ truyền song công theo tần số
FEC Forward Error Correction Hiệu chỉnh lỗi trước
FSK
Frequency Shift Keying
Khóa chuyển tần số
G

GC General Control Điều khiển chung
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung
HSDPA High Speed Downlink Packet Access Truy nhập gói đường xuống tốc độ
cao
I
IMEI International Mobile Equipment
Identity
Nhận dạng quốc tế thiết bị di động
IP Internet Protocol Giao thức internet
ITU International Telecommunication
Union
Liên minh viễn thông quốc tế
Iub Giao diện giữa Node B với RNC
Iur Giao diện giữa các RNC
L
LAC Link Access Control Điều khiển truy cập
LLC Logical Link Control Điều khiển đoạn nối logic
LNA Low Noise Amplifier Bộ khuếch đại tạp âm thấp
LOS Line of Sight Tầm nhìn thẳng
M
MA
Multiple Access
Đa truy nhập
MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập môi trường
MCS Modulation and Coding Schema Sơ đồ điều chế và mã hóa
ME Mobile Equipment Thiết bị di động
MGW Media Gateway Cổng phương tiện
MGC Media Gateway Controler Thiết bị điều khiển cổng phương tiện
MIMO Multiple-Input Multiple-Output Đa đầu vào đa đầu ra
MS Mobile Station Trạm di động

N
NGN
Next Generation Network
Mạng thế hệ sau
NGWN
Next Generation Wireless Network
Mạng di động thế hệ sau
NMT
Nordic Mobile Telephone
Hệ thống điện thoại di động Bắc Âu
NRT
Non-Real Time
Không thời gian thực
O
OSI
Open Systems Interconnection
Liên kết các hệ thống mở
OSS
Operation and Support Subsystem
Phân hệ hỗ trợ và vận hành
P
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
xii
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết
tắt
PARC Per-Antenna Rate Control Điều khiển tốc độ mỗi ăng ten
PCCH Paging Control Channel Kênh điều khiển tìm gọi
PCCPCH Primary Common Control Physical
Channel
Kênh vật lý điều khiển chung sơ cấp

PCH Paging Channel Kênh tìm gọi
PCPCH Physical Common Packet Channel Kênh vật ký gói chung
PCS
Personal Communications Services
Dịch vụ thông tin cá nhân
PCU
Packet Control Unit
Đơn vị điều khiển gói
PDP
Packet Data Protocol
Giao thức dữ liệu gói
PDSCH Physical Downlink Shared Channel Kênh vật lý chia sẻ đường xuống
PG Processing Gain Độ lợi xử lý
PICH Paging Indication Channel Kênh chỉ thị tìm gọi
PRACH Physical Random Access Channel Kênh vật lý truy nhập ngẫu nhiên
PSCH Physical Shared Channel Kênh vật lý chia sẻ
PU
2
RC Per-User Unitary Rate Control Điều khiển tốc độ đồng nhất mỗi
người sử dụng
Q
QAM
Quadrature Amplitude Modulation
Điều chế cầu phương (Điều chế biên
độ vuông góc)
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
QPSK
Quadrature Phase Shift Keying
Khóa chuyển pha vuông góc
R

RACH Random Access Channel Kênh truy nhập ngẫu nhiên
RF Radio Frequency Tần số vô tuyến
RLC Radio Link Control Điều khiển đoạn nối
RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyến
RNS Radio Network Subsystem Hệ thống con mạng vô tuyến
S
SCCPCH Secondary Common Control Physical
Channel
Kênh vật lý điều khiển chung thứ cấp
SF Spreading Factor Hệ số trải phổ
SGRC Sub-Group Rate Control Điều khiển tốc độ nhóm con
SIC Successive Interference Cancellation Loại bỏ nhiễu liên tục
SRNC Serving RNC RNC phục vụ
SRNS Serving RNS RNS phục vụ
STTD Space Time Transmit Diversity Phân tập phát không gian thời gian
T
TCH Traffic Channel Kênh lưu lượng
TF Transport Format Khuôn dạng truyền tải
TFCI Transport Format Combination
Indicator
Chỉ thị kết hợp khuôn dạng truyền tải
TFI Transport Format Indentification Chỉ thị khuôn dạng truyền tải
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
xiii
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ viết
tắt
TMSI
Temporary Mobile Subscriber Identity
Nhận dạng thuê bao di động tạm thời
TPC Transmit Power Control Điều khiển công suất phát

TCH Transport Channel Kênh truyền tải
U
UE User Equipment Thiết bị người sử dụng
UIM User Identity Module Môđun nhận dạng người sử dụng
UL UpLink Đường lên
UMTS Universal Mobile Telecommunication
System
Hệ thống viễn thông di động toàn cầu
USIM UMTS Subcriber Identity Module Mô-đun nhận dạng thuê bao UMTS
UTRA UMTS Terrestrial Radio Access Truy nhập vô tuyến mặt đất ở UMTS
UTRAN UMTS Terrestrial Radio Access
Network
Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
UMTS
V
VLR Visitor Location Register Bộ ghi định vị tạm trú
W
W-CDMA Wideband Code Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo mã băng
rộng
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
xiv
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN
DI ĐỘNG WCDMA
1.1. Mở đầu
WCDMA là sự phát triển của GSM để cung cấp các khả năng cho mạng thế hệ ba.
WCDMA có hai giải pháp được đề xuất cho giao diện vô tuyến: ghép song công phân
chia theo tần số (FDD: Frequency Division Duplex) và ghép song công phân chia theo

thời gian (TDD: Time Division Duplex). Cả hai giao diện này đều sử dụng công nghệ đa
truy nhập phân chia theo mã băng rộng trải phổ chuỗi trực tiếp. Giải pháp FDD được triển
khai rộng rãi còn giải pháp TDD chủ yếu dùng cho các ô quy mô nhỏ như ô micro hay ô
pico.
Giải pháp FDD sử dụng hai băng tần 5 MHz với hai sóng mang phân cách nhau
190 MHz: đường lên sử dụng dải tần trong dải phổ từ 1920 MHz đến 1980 MHz, đường
xuống sử dụng dải tần trong dải phổ từ 2110 MHz đến 2170 MHz. Mặc dù sóng mang 5
MHz là sóng mang danh định nhưng ta có thể sử dụng sóng mang từ 4,4 MHz đến 5 MHz
với nấc tăng là 200 KHz. Việc chọn độ rộng băng đúng đắn cho phép ta tránh được nhiễu
giao thoa nhất là khi khối 5 MHz tiếp theo thuộc nhà khai thác khác.
Giải pháp TDD sử dụng các tần số trong dải từ 1900 đến 1920 MHz và từ 2010
đến 2025 MHz; ở đây đường lên và đường xuống sử dụng chung một băng tần.
Bảng 1.1. So sánh WCDMA và GSM
Tham số WCDMA GSM
Khoảng cách giữa các sóng
mang
5 MHz 200 KHz
Tái sử dụng tần số 1 1-18
Tần số điều khiển công
suất
1500 Hz 2 Hz hoặc thấp hơn
Điều khiển chất lượng Các thuật toán quản lý tài
nguyên vô tuyến RRM
Quy hoạch mạng (quy hoạch
tần số)
Phân tập tần số Sử dụng máy thu Rake Nhẩy tần
Số liệu gói Thời hạn gói dựa trên tải Thời hạn gói dựa trên TS với
GPRS
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
1

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
Phân tập phát đường xuống Được hỗ trợ để cải thiện
dung lượng đường xuống
Không được hỗ trợ theo tiêu
chuẩn nhưng có thể áp dụng
Giao diện không gian của WCDMA hoàn toàn khác với GSM và GPRS, WCDMA
sử dụng phương thức trải phổ chuỗi trực tiếp với tốc độ chip là 3,84 Mcps. Ở WCDMA
mạng truy nhập vô tuyến được gọi là UTRAN (UMTS Terrestrial Radio Access Nework).
Các phần tử của mạng UTRAN rất khác với các phần tử ở mạng truy nhập vô tuyến
GSM. Vì vậy khả năng sử dụng lại các BTS và BSC của GSM là rất hạn chế, một số nhà
sản xuất cũng đã có kế hoạch nâng cấp các GSM BTS cho WCDMA nhưng con số này
rất hạn hữu, đa số các nhà sản xuất thay thế GSM BSC bằng RNC mới cho WCDMA.
Tốc độ chip của hệ thống là 3,84 Mcps, độ dài khung là 10 ms, mỗi khung chia ra
thành 15 khe (2560 chip/slot). Hệ số trải phổ từ 256 đến 4 ở đường lên và từ 512 đến 4 ở
đường xuống. Do đó tốc độ ký hiệu điều chế tương ứng biến đổi từ 960 ksps đến 15 ksps
đối với đường lên FDD. Để phân biệt các kênh từ cùng một nguồn, sử dụng mã định kênh
dựa trên cơ sở kỹ thuật hệ số trải phổ khả biến trực giao (OVSF). Đường xuống, mã Gold
với chu kỳ 10 ms được sử dụng để phân biệt các ô khác nhau. Đường lên mã Gold hoặc
các mã ngắn luân phiên với chu kỳ 256 chip được dùng để phân biệt các UE khác nhau.
Bảng 1.2. Các thông số giao diện vô tuyến của WCDMA
Sơ đồ đa truy nhập DS-WCDMA băng rộng
Độ rộng băng tần (MHz) 5/10/15/20
Tốc độ chip (Mcps) 1,28/3,84/7,68/11,52/15,36
Độ dài khung (ms) 10
Đồng bộ giữa các BTS Dị bộ/đồng bộ
Điều chế đường lên/đường xuống QPSK/BPSK
Trải phổ đường lên/đường xuống QPSK/OCQPSK
Vocoder CS-ACELP/(AMR)
Tổ chức tiêu chuẩn 3GPP/ETSI/ARIB
Về mặt mã hoá kênh thì có ba tuỳ chọn được hỗ trợ: mã vòng, mã xoắn và mã

turbo. Việc tuỳ chọn loại mã hoá kênh nào là tuỳ thuộc vào các lớp trên.
WCDMA sử dụng rất nhiều kiến trúc của mang GSM/GPRS hiện có cho mạng của
mình, các phần tử như MSC, HLR, SGSN, GGSN có thể được nâng cấp từ mạng
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
2
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
GSM/GPRS hiện có để có thể hỗ trợ đồng thời WCDMA và GSM/GPRS trong giai đoạn
đầu triển khai WCDMA.
Từ những vấn đề trên, để có cái nhìn tổng quan về mạng WCDMA và để có thể
hiểu rõ hơn nội dung ở các chương sau, chương này được tổ chức như sau:
Phần 1.1: Giới thiệu
Phần 1.2: Trình bày cấu trúc chức năng của các phần tử trong hệ thống WCDMA
Phần 1.3: Sự phát triển của mạng WCDMA UMTS
Phần 1.4: Trình bày kiến trúc giao thức giao diện vô tuyến
Phần 1.5: Tóm tắt các kênh của WCDMA
Phần 1.6: Kết Luận.
1.2. Cấu trúc và chức năng của các phần tử trong hệ thống WCDMA
1.2.1. Cấu trúc hệ thống
Hệ thống UMTS gồm một số các phần tử mạng logic, mỗi phần tử có một chức
năng xác định. Về mặt chức năng, các phần tử mạng được nhóm thành mạng truy nhập vô
tuyến (RAN: Radio Access Network hay UTRAN) để thực hiện các chức năng vô tuyến
và mạng lõi (CN: Core Network) để thực hiện chức năng chuyển mạch, định tuyến cuộc
gọi và kết nối số liệu. Ngoài ra hệ thống WCDMA còn có thiết bị người sử dụng (UE:
User Equipment) thực hiện giao diện người dùng với hệ thống.
Mạng truy nhập vô tuyến gồm các phần tử sau:
 Nút B: để chuyển đổi dòng số liệu giữa các giao diện IuB và Uu. Nó cũng tham gia
quản lý tài nguyên vô tuyến. (Thuật ngữ nút B cũng có cùng ý nghĩa như trạm gốc
BTS).
 RNC (Radio Network controller): Bộ điều khiển mạng vô tuyến. Chức năng là sở
hữu và điều khiển các tài nguyên vô tuyến ở trong vùng của mình. RNC là điểm

truy nhập tất cả các dịch vụ do UTRAN cung cấp cho mạng lõi CN, chẳng hạn
quản lý tất cả các kết nối đến UE.
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
3
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
Hình 1.1. Các phần tử của mạng PLMN
Các phần tử chính của mạng lõi:
 Các trung tâm chuyển mạch kênh MSC (Moblie Service Switching Center)
 Các nút hỗ trợ chuyển mạch gói SGSN (Serving GPRS Support Node)
 Điểm hỗ trợ GPRS cổng GGSN (Gateway GPRS Support Node)
 Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động cổng
 Các cơ sở dữ liệu cần thiết cho mạng thông tin di động như: HLR, AUC và EIR.
1.2.2. Chức năng của các phần tử trong hệ thống
Chức năng của các phần tử trong mạng truy nhập vô tuyến UTRAN:
Mạng vô tuyến UTRAN bao gồm hai hay nhiều hệ thống con mạng vô tuyến (RNS:
Radio Network Subsystem). Mỗi RNS bao gồm các node B và một bộ điều khiển mạng
vô tuyến RNC, mỗi RNC có thể kết nối với một hoặc nhiều Node B. Các Node B được
kết nối với RNC thông qua giao diện Iur. Dưới đây là chức năng của từng phần tử:
 Node B: chuyển đổi dòng dữ liệu giữa các giao diện Iub và Uu. Do đó chức năng
chủ yếu của node B là thực hiện xử lý lớp vật lý của giao diện vô tuyến (mã hoá
kênh, đan xen, thích ứng tốc độ, điều khiển công suất ). Ngoài ra node B còn
tham gia khai thác và quản lý tài nguyên vô tuyến. Về chức năng nó giống trạm
gốc ở GSM.
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
Nút B
Nút B
RNC
MSC/
VLR
GMSC

SGSNRNC
GGSN
HLR
PLMN, PSTN,
ISDN
Internet
USIM
ME
Cu Nút B
Nút B
Uu Iu
UE UTRAN CN
Các mạng
ngoài
Iub
Iur
4
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
 RNC: điều khiển node B cho trước được xem như CRNC. CRNC điều kiển tải và ứ
nghẽn cho các ô của mình. Khi một kết nối MS-UTRAN sử dụng nhiều tài nguyên
từ nhiều RNC thì các RNC tham dự vào kết nối này sẽ có hai vai trò riêng biệt:
- RNC phục vụ (Serving RNC): là RNC kết cuối cả đoạn nối Iu để truyền tải
số liệu người sử dụng lẫn báo hiệu RANAP tương ứng cho số liệu người sử
dụng từ/tới mạng lõi. SRNC cũng kết cuối báo hiệu điều khiển tài nguyên
vô tuyến: giao thức báo hiệu giữa UE và UTRAN. Tại mọi thời điểm UE
chỉ có một SRNC.
- RNC trôi (DRNC): là một RNC bất kỳ khác với SRNC để đièu khiển các ô
được UE sử dụng. Khi cần DRNC có thể thực hiện kết hợp và phân chia ở
phân tập vĩ mô (chuyển giao). DRNC không thực hiện xử lý số liệu lớp
đoạn nối đối với số liệu từ/tới giao diện vô tuyến mà chỉ định tuyến số liệu

trong suốt giữa các giao diện Iub và Iur. Tại mọi thời điểm một UE có thể
có hoặc không có một hay nhiều DRNC.
Chức năng của các phần tử trong mạng lõi:
Các phần tử chính của mạng lõi được trình bày trong hình 1.1, các phần tử này thực hiện
các chức năng liên quan đến chuyển mạch định tuyến và kết cuối số liệu. Chức năng cụ
thể của từng phần tử như sau:
 Trung tâm chuyển mạch di động/bộ ghi định vị tạm trú (MSC/VLR): là tổng đài
(MSC: Mobile Service Switching Center) và cơ sở dữ liệu (VLR) để cung cấp các
dịch vụ chuyển mạch kênh cho UE tại vị trí hiện thời của nó. Chức năng của MSC
là sử dụng các giao dịch chuyển mạch kênh, còn chức năng của VLR là lưu giữ
bản sao về lý lịch của người sử dụng khách cũng như vị trí chính xác hơn của UE
trong hệ thống đang phục vụ. Phần mạng được truy nhập qua MSC/VLR thường
được gọi là vùng CS.
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
5
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
 GMSC (Gateway MSC): là chuyển mạch tại điểm kết nối UMTS PLMH và mạng
CS ở bên ngoài. Trên thực tế GMSC thường được tích hợp vào cùng MSC/VLR.
 SGSN (Serving GPRS Support Node): điểm hỗ trợ GPRS đang phục vụ. Có chức
năng giống như MSC/VLR nhưng được sử dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói
PS. Phần mạng được truy nhập qua SGSN thường được gọi là vùng PS. SGSN
trong WCDMA khác với SGSN trong GPRS ở giao diện với RNC. Các giao diện
IuPS được đưa vào WCDMA UMTS để tăng cường cho Gb là giao diện giữa BSS
và SGSN trong GPRS. Giao diện Iu-PS có khả năng hỗ trợ các dịch vụ thời gian
thực. Một điểm khác nữa giữa SGSN 2,5G và SGSN 3G là chức năng nén và mật
mã, SGSN 2,5G tối ưu hoá sự sử dụng đoạn nối vô tuyến bằng cách nén tiêu đề
TCP/IP còn ở 3G thì không cần. WCDMA UMTS có hai GTP tunnel để mang các
bó số liệu của người sử dụng: GTP-U Tunnel giữa GGSN và SGSN và một Tunnel
khác giữa SGSN và RNC còn ở GPRS chỉ có một tunnel giữa GGSN và SGSN.
 GGSN (Gateway GPRS Support Node): có chức năng giống GMSC nhưng liên

quan đến các dịch vụ PS. GGSN là điểm neo cho UE và có thể được coi như một
Router mặc định. Việc chọn GGSN dựa trên APN (Acces Point Name : tên điểm
truy nhập). Khi UE yêu cầu thiết lập một PDP context, APN được đặt vào yêu cầu.
Trên cơ sở yêu cầu APN, SGSN hỏi DNS để xác định GGSN đích để chuyển yêu
cầu. Trả lời DNS xác định GGSN và PDP context được thiết lập với GGSN này.
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
Nút B
RNC
SRNC
(DRNC)
DRNC
SRNC
Nút B
Nút B
Nút B
Nút B
Nút B
Nút B
Nút B
Iub Iur
Iub
Iur
Hình 1.2. Chức năng logic của RNC đối vi một kết nối UTRAN của UE
6
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
GGSN trong WCDMA UMTS giống với GGSN trong GPRS, nhưng cần lưu ý
GGSN trong GPRS chỉ hỗ trợ một PDP context cho một người sử dụng còn GGSN
trong WCDMA UMTS có thể hỗ trợ nhiều PDP context cho một người sủ dụng,
nó cũng có khả năng ấn định một địa chỉ IP cho nhiều PDP context của một UE,
điều này là không thể có trong GPRS.

 Ngoài ra còn có các phần tử như HLR, EIR, AUC.
Thiết bị người dùng UE:
Thiết bị người sử dụng UE là thiết bị đầu cuối di động. UE gồm hai phần, thiết bị di đông
ME và USIM:
 ME (Mobile Equipment): gồm đầu cuối vô tuyến và các đấu nối trên mạng qua
giao diện Uu. Các đầu cuối di động ban đầu ít nhất phải là song mode và có khả
năng hỗ trợ cả WCDMA cũng như GSM/GPRS, vì giai đoạn đầu vùng phủ của
WCDMA còn hạn chế.
 Module nhận dạng thiết bị USIM (User Subcriber Identify Module): là một thẻ
thông minh chứa nhận dạng thuê bao để thực hiện các thuật toán nhận thực, lưu
giữ các khoá nhận thực và một số thông tin thuê bao cần thiết cho các đầu cuối.
1.3. Sự phát triển của mạng WCDMA UMTS
Kiến trúc mạng lõi của phát hành 3GPP rất khác với kiến trục mạng lõi của
GSM/GPRS. Vì thế phải nâng cấp mạng lõi để có thể hỗ trợ được các giao diện mới của
mạng truy nhập vô tuyến, tuy nhiên không cần thiết phải có một kiến trúc mạng hoàn toàn
mới. Trong các phát hành 3GPP 4 và GPP 5 được xét dưới đây ta sẽ thấy những điểm
tăng cường đáng kể cho mạng lõi.
1.3.1. Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R4
Phát hành 3GPP 4 tạo ra tăng cường đáng kể cho kiến trúc mạng lõi. Về nguyên
tắc, MSC được chia thành các bộ phận thành phần nhờ vậy có thể triển khai theo cách
phân bố như cho ở hình vẽ 1.3 dưới đây. Ở kiến trúc này MSC được chia thành MSC
Server và cổng các phương tiện (MGW). MSC Server chứa toàn bộ phần mềm quản lý di
động và điều khiển cuộc gọi bình thường phần mềm này được chứa ở MSC tiêu chuẩn.
MGW không chứa các phần mềm nói trên mà chỉ có nhiệm vụ thiết lập điều khiển và giải
phóng các luồng phương tiện dưới sự điều khiển của MSC Server.
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
7
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
Hình 1.3. Kiến trúc mạng phân bố phát hành UMTS R4
Báo hiệu cuộc gọi chuyển mạch kênh được thực hiện trực tiếp giữa MSC Server và

RNC còn đường truyền phương tiện được thiết lập giữa MGW và RNC. Trong quá trình
RNC được kết nối, hai thực thể này đóng vai trò thiết bị vậy lý giống như trong trường
hợp RNC kết nối với một MSC truyền thống. Thông thường MGW nhận các cuộc gọi từ
RNC và định tuyến các cuộc gọi này đến các nơi nhận trên một đường trục gói. Thông
thường đường trục gói này được xây dựng trên cơ sở IP, vì thế lưu lượng đường trục là
tiếng trên nền IP (VoIP). Nếu vùng PS cũng sử dụng đường trục IP thì chỉ cần một đường
trục IP duy nhất và như vậy có thể tiết kiệm đáng kể giá thành cho nhà khai thác mạng.
Khi cuộc gọi cần được định tuyến đến một mạng khác, mạng PSTN chẳng hạn, thì
ở đầu phía PSTN sẽ có một MGW khác được điều khiển bởi MSC Server cổng, MGW
này chuyển đổi tiếng được đóng gói thành PCM tiêu chuẩn cho mạng PSTN. Như vậy
việc chuyển đổi mã chỉ cần thực hiện tại điểm kết nối với PSTN và ở mạng đường trục
gói chỉ cần truyền tiếng ở độ rộng băng tần nhỏ hơn, điều này cho phép giảm giá thành
của mạng.
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
8
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
Giao thức giữa MSC Server hay GMSC Server và MGW là giao thức ITU H.248,
giao thức này còn được gọi là MEGACO. Giao thức MSC Server và GMSC Server có thể
là giao thức điều khiển cuộc gọi thích hợp bất kỳ.
Trong nhiều trường hợp MSC Server hỗ trợ cả các chức năng của GMSC Server.
Ngoài ra MGW có khả năng giao diện với cả RAN và PSTN. Khi này cuộc gọi đến hoặc
từ PSTN có thể chuyển nội hạt, nhờ vậy có thể tiết kiệm đáng kể các chi phí. Từ hình 1.3
ta cũng thấy rằng HLR cũng có thể được gọi là Server thuê bao tại nhà (HSS: Home
Subscriber Server). HSS và HLR có chức năng tương đương, ngoại trừ giao diện với HSS
là giao diện trên cơ sở truyền tải gói (IP chẳng hạn) trong khi HLR sử dụng trên cơ sở báo
hiệu số 7. Ngoài ra còn có các giao diện giữa SGSN với HLR/HSS và giữa GGSN với
HLR/HSS.
1.3.2. Kiến trúc 3G WCDMA R5 cho vùng đa phương tiện IP
Kiến trúc này được xây dựng trên các công nghệ gói và điện thoại IP cho đồng thời
các dịch vụ thời gian thực và không thời gian thực. Kiến trúc này cho phép hỗ trợ chuyển

mạch toàn cầu và tương hợp với các mạng ngoài như: mạng thông tin di động thế hệ 2
hiện có, mạng số liệu công cộng và mạng VoIP đa phương tiện.
Trong sự phát triển này, cả tiếng và số liệu được xử lý như nhau trên toàn bộ
đường truyền từ đầu cuối của người dùng đến nơi nhận cuối cùng. Có thể coi kiến trúc
này là sự hội tụ toàn diện của tiếng và số liệu. Hình 1.4 minh hoạ kiến trúc này.
Từ hình 1.4 ta thấy tiếng và số liệu không cần các giao diện cách biệt, chỉ có một
giao diện Iu duy nhất mang tất cả phương tiện. Trong mạng lõi giao diện này kết cuối tại
SGSN và không có MGW riêng.
Ta cũng thấy có một số phần tử mạng mới như: chức năng điều khiển trạng thái
kết nối (CSCF: Connection State Control Funtion), chức năng tài nguyên đa phương tiện
(MRF: multimedia Resource Function), chức năng điều khiển cổng đa phương tiện
(MGCF: Media Gateway Control Function), cổng báo hiệu truyền tải (T-SWG: Transport
Signalling Gateway) và cổng báo hiệu chuyển mạng (R-SGW: Roaming Signalling
Gateway).
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
9
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
Hình 1.4. Kiến trúc của phát hành UMTS R5
Một nét quan trọng của kiến trúc toàn IP là thiết bị người sử dụng được tăng cường
rất nhiều. Nhiều phần mềm được cài đặt ở UE. Trong thực tế UE hỗ trợ giao thức khởi
đầu phiên (SIP: Session Initiation Protocol). UE trở thành tác nhân của người sử dụng
SIP. Như vậy, UE có khả năng điều khiển các dịch vụ lớn hơn trước rất nhiều.
Cần lưu ý rằng phát hành cấu trúc toàn IP của R5 là sự tăng cường của mạng R4.
Nó đưa thêm vào một vùng mới trong mạng đó là vùng đa phương tiện IP. Vùng mới này
cho phép mang cả tiếng và số liệu trên IP trên toàn tuyến nối đến máy cầm tay. Vùng này
sử dụng vùng chuyển mạch gói PS cho mục đích truyền tải.
1.4. Kiến trúc giao thức giao diện vô tuyến
1.4.1. Các giao thức của giao diện vô tuyến
Các giao thức giao diện vô tuyến chịu trách nhiệm:
√ Thiết lập RB

√ Lập lại cấu hình RB
√ Giải phóng RB
Giao diện vô tuyến bao gồm ba lớp giao thức sau:
Vũ Minh Ngọc–D04VT1
10
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan WCDMA
√ Lớp 1: lớp vật lý WCDMA
√ Lớp 2: lớp liên kết số liệu bao gồm: (1) điều khiển truy nhập môi trường (MAC),
(2) điều khiển liên kết vô tuyến (RLC), giao thức hội tụ số liệu gói (PDCP) và (2)
điều khiển quảng bá/đa phương (BMC). RLC được chia thành hai: (1) RLC-U
trong mặt phẳng người sử dụng và (2) RLC-C trong mặt phẳng điều khiển
√ Lớp 3: RRC (Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên vô tuyến) trong mặt
phẳng điều khiển (C-plane)
1.4.2. Kiến trúc giao thức giao diện vô tuyến
Kiến trúc giao thức giao diện vô tuyến và kết nối giữa các giao thức được minh
họa trên hình 1.5. Mỗi khối thể hiện một trường hợp của giao thức tương ứng. Đường
không liền nét thể hiện các giao diện điều khiển, qua đó giao thức RRC điều kiển và lập
cấu hình các lớp dưới. SAP giữa MAC và các lớp vật lý cung cấp các kênh truyền tải
(TrCH), còn SAP giữa RLC và MAC cung cấp các kênh logic (LoCH). Các TrCH chịu
trách nhiệm truyền tải giữa lớp vật lý và các thực thể đồng cấp lớp 2. Các LoCH chịu
trách nhiệm chuyển các thông tin đặc thù trên giao diện vô tuyến. Các bản tin báo hiệu
được truyền tải trên giao diện vô tuyến gồm các bản tin báo hiệu do RRC tạo ra, và các
bản tin báo hiệu NAS được tạo ra tại các lớp con cao hơn của lớp 3 và được đặt lên RRC.
Lớp 2 được chia thành các lớp con: MAC (Medium Access Control: Điều khiển
truy nhập môi trường) và RLC (Radio Link Control: Điều khiển liên kết), PDCP (Packet
Dât Convergence Protocol: Giao thức hội tụ số liệu gói) và BMC (Broadcast/Multicast
Contol: Điều khiển quảng bá/đa phương).
Lớp 3 và RLC được chia thành hai mặt phẳng: mặt phẳng điều khiển (CP) và mặt
phẳng người sử dụng (UP). PDCP và BMC chỉ có mặt ở mặt phẳng UP.
Vũ Minh Ngọc–D04VT1

11

×