Tải bản đầy đủ (.doc) (261 trang)

Du lịch sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 261 trang )

Du lịch sinh thái:
Hướng dẫn cho nhà lập kế
hoạch và quản lý
Tập 2
Biên soạn
Kreg Lindberg, Megan Epler Wood
David Engeldrum
HIỆP HỘI DU LỊCH SINH THÁI là một tổ chức phi lợi nhuận và có các hội viên quốc tế
chuyên tìm đến các nguồn tài nguyên và xây dựng chuyên môn để đảm bảo du lịch là một
công cụ có lợi cho bảo tồn và phát triển bền vững.� Tổ chức này phục vụ các nhà điều
hành du lịch, bảo tồn và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, các quan chức chính phủ,
chủ nhà trọ và hướng dẫn viên du lịch, các nhà nghiên cứu và tư vấn, và các lĩnh vực
chuyên môn khác đang thực hiện các dự án du lịch sinh thái trên thế giới.� Hiệp hội đang
soạn thảo những phương pháp tốt nhất để thực hiện các nguyên tắc du lịch sinh thái bằng
cách cộng tác với mạng lưới toàn cầu đang lớn lên bao gồm các chuyên môn khác nhau
làm việc một cách tích cực� trong lĩnh vực du lịch sinh thái.
Tổ chức đã đặt ra các mục tiêu lâu dài sau đây:
 Thiết lập các chương trình giáo dục và tập huấn
 Cung cấp các dịch vụ thông tin
 Thiết lập các tiêu chuẩn trong lĩnh vực du lịch sinh thái.
 Xây dựng một mạng lưới các cơ quan và chuyên môn.
 Nghiên cứu và phát triển các mô hình� hiện trạng nghệ thuật trong lĩnh vực du lịch
sinh thái.
Nếu cần thêm thông tin về các dự án của Hiệp hội và các thành viên, hãy liên lạc:
THE ECOTOURISM SOCIETY
P.O Box 755
North Bennington, VT 05257
Ðiện thoại: (802) 447- 2121/ Fax: (802) 447- 2122
Email:
Home page:
DU LỊCH SINH THÁI


Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý
Biên soạn
Kreg Lindberg
Trợ Lý Nghiên Cứu, Hiệp Hội Du Lịch Sinh Thái�
Megan Epler Wood
Chủ tịch Hiệp HOI Du Lịch Sinh Thái

David Engeldrum
Ðiều hành biên tập, HVS Eco Services
Hiệp Hội Du Lịch Sinh Thái
North Bennington, Vermont
cục môi trường xuất bản 1 - 2000
⌠1998, Hiệp Hội Du Lịch Sinh Thái
Xuất bản lần thứ nhất
Tất cả các quyền lợi được bảo đảm.� Không được phép copy bất kỳ phần nào của cuốn sách này
dưới bất kỳ một hình thức nào hoặc bằng bất cứ sách nào mà không được giấy phép của nhà xuất
bản:� Hiệp hội Du lịch sinh thái, P.O. Box 755, North Bennington, VT 05257
Thư Viện Danh Mục Quốc Hội thẻ số 93- 701175
ISBN 0-9636331-3-9
Giám đốc xuất bản: Nicole R. Otte
Thiết kế: Lori J. Johnson, Leslie Morris Noyes.
Thiết kế bìa: Lori J. Johnson
Biên soạn bản thảo: Lori J. Johnson

Xin có lời cám ơn đặc biệt tới Tổ chứcThám Hiểm Quốc Tế (International Expeditions) đã giúp
đỡ trong khâu sản xuất cuối cùng của cuốn sách này.
Cuốn sách DU LỊCH SINH THÁI:� Hướng dẫn cho cán bộ quy hoạch và quản lý, tập II được
dịch từ nguyên bản tiếng Anh: ECOTOURISM: A GUIDE FOR PLANNERs & MANAGERs,
Volume II. Du lịch sinh thái là một lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam, do vậy việc tìm kiếm các
thuật ngữ, khái niệm chuẩn trong các tài liệu tham khảo tiếng Việt qủa là một việc khó khăn. Rất

mong bạn đọc lượng thứ với những khiếm khuyết của người dịch. Khi bạn đọc cần góp ý, trao đổi
về các thuật ngữ, khái niệm đã được dùng trong tài liệu dịch này, xin vui lòng liên hệ với những
người dịch:
Nghiêm Phương Tuyến, địa chỉ: Trung Tâm Nghiên Cứu Tài Nguyên và Môi trường, Ðại
học Quốc gia Hà nội, 167 Bùi thị Xuân, Hà Nội, Việt Nam, điện thoại: (84-4) 9 76 0 975,
Fax: (84-4) 821 8934 ,
E-mail:�� tuyen @uplands.ac.vn�


Nội dung
Lời tựa
Lời mở đầu
Hector Ceballos- Lascuráin
CHƯƠNG 1
Thị trường và Cơ cấu của Ngành Du lịch
Sinh thái
Megan Epler Wood
CHƯƠNG 2
Những Hướng mới trong Ngành Du lịch
Sinh thái
Simon McArthur
CHƯƠNG 3
Mở đầu về Lĩnh vực Diễn giải còn chưa
đầy đủ
Simon McArthur
CHƯƠNG 4
Các khía cạnh Kinh tế của Du lịch Sinh
thái
Kreg Lindberg
CHƯƠNG 5

Hạn chế trong Hoạch định Quốc gia, Mục
tiêu và Bài học
Xây dựng Chiến lược Du lịch Sinh thái
Quốc gia của úc
Jill Grant và Alison Allcock
CHƯƠNG 6
Các Nguyên tắc Hoạch định và Chiến
lược trong các Khu bảo tồn
William T. Borrie, Stephen F. McCool, và
George H. Stankey
CHƯƠNG 7
Quản lý� Tham quan Du lịch Sinh thái ở
các Khu bảo tồn
Jeffrey L. Marion và Tracy A. Farrell
CHƯƠNG 8
Ðưa Du lịch Sinh thái lên tầm cao hơn
Một cái nhìn vào Sự tham gia của Khối tư
nhân với Cộng đồng Ðịa phương
Costas Christ
CHƯƠNG 9
Những Phương pháp Tiếp cận mới về
Quản lý Du lịch Sinh thái dựa vào Cộng
đồng
Bài học từ Ecuado
�Andy Drumm
CHƯƠNG 10
Các Nguyên tắc Chỉ đạo cho các Chương
trình Du lịch Sinh thái dựa vào Cộng đồng
Bài học từ Inđônêxia
Keith W. Sproule và Ary S. Suhandi

Du lịch sinh thái:
Hướng dẫn cho các nh là ập kế hoạch v quà ản lý
 
 Văn bản tiếng Việt được ra mắt bạn đọc là do sáng kiến của dự án Du lịch Bền vững,
IUCN Việt Nam cùng với hỗ trợ tài chính trong dịch thuật của dự án (the Vietnamese
translation was initiated and funded by IUCN Vietnam�s Sustainable Tourism
Project)
 Dự án Tăng cường Năng lực cho Các cơ quan Quản lý Môi trường Việt Nam (SEMA/
NEA) tài trợ tiền bản quyền và tiền in
 Dự án Du lịch Bền vững (IUCN) đã tài trợ tiền dịch
Lời tựa
Hiệp hội Du lịch Sinh thái xuất bản cuốn Du lịch Sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà Lập
Kế hoạch và Quản lý năm 1993 vì có rất ít thông tin tập trung vào những khía cạnh �làm
thế nào� trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý du lịch sinh thái.� Mặc dù số lượng sách
báo và hội nghị hội thảo về du lịch sinh thái tiếp tục sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng
song rất ít tài liệu có thể được coi là nguồn tài liệu tốt cho các nhà quy hoạch, quản lý, sinh
viên và những người hoạt động trong ngành này.� Vì vậy Hiệp hội Du lịch Sinh thái cho
xuất bản tập 2 cuốn Du lịch Sinh thái: Hướng dẫn các nhà Lập kế hoạch và Quản lý.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng cuốn sách này không chỉ sửa đổi và cập nhật tập một.�
Mà mục đích của chúng tôi còn là đưa ra những vấn đề không được nhắc đến trong tập
một, ví dụ như vấn đề diễn giải (interpretation).� Hơn thế nữa, chúng tôi còn có mục đích
nhấn mạnh chi tiết và sự nghiêm ngặt của vấn đề diễn giải.� Mặc dù có một số vấn đề bị
lặp lại song cũng có sự khác biệt cơ bản.� Chúng tôi hy vọng rằng cả hai tập sách sẽ làm
cho các sinh viên và các nhà giáo dục trong ngành quan tâm.� Ðể bổ xung cho những
thông tin trong chương này, độc giả có thể tìm đọc các ấn phẩm khác của Hiệp hội Du lịch
Sinh thái.
Các lớp độc giả mà chúng tôi muốn hướng tới rất đa dạng, bao gồm cả những người theo
học các khoá bồi dưỡng và đào tạo trong trường đại học, những người hoạt động chuyên
nghiệp trong ngành du lịch sinh thái, các nhà quy hoạch và quản lý làm việc trong lĩnh vực
quản lý vườn quốc gia và khu bảo vệ, và cán bộ của các cơ quan nhà nước.� Chúng tôi hy

vọng rằng cuốn sách này có thể sử dụng ở nhiều nước trong các giai đoạn phát triển kinh tế
khác nhau và có các hệ sinh thái đa dạng.� Chúng tôi nhận thấy rằng không thể đáp ứng
một cách hoàn toàn đầy đủ đối với nhiều thành phần như vậy, tuy nhiên chúng tôi cảm
thấy rằng cuốn sách này sẽ có giá trị đối với những người hoạt động chuyên nghiệp trong
lĩnh vực du lịch sinh thái.
Ðịnh nghĩa về du lịch sinh thái vẫn là một vấn đề cần tranh luận - song chúng tôi không cố
gắng giải quyết vấn đề này trong cuốn sách này.� Mặc dù cụm từ du lịch sinh thái được
sử dụng trong cuốn sách này nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rằng không phải tất cả các
hoạt động mang tên du lịch sinh thái đều đúng theo định nghĩa mà Hiệp hội Du lịch Sinh
thái và một số tổ chức khác đưa ra.� Như David Western đã nêu ra trong lời mở đầu của
tập một, vấn đề là các tác động do du lịch gây ra, và chúng tôi xuất bản cuốn sách này
không phải để chứng thực cho một hoạt động cụ thể như du lịch sinh thái, mà là để cố gắng
khuyến khích những tác động có lợi và làm giảm sự gây hại của ngành du lịch.
Trừ một số trường hợp có chú thích, các số liệu về tiền bạc đều được tính bằng đô la
Mỹ.� Tỷ giá hối đoái theo đồng đô la Mỹ được đưa ra nếu sử dụng đơn vị tiền tệ khác,
song những tỷ giá đó chỉ là để minh họa vì có thể chúng thay đổi rất nhiều so với khi tác
giả bắt đầu viết.�
Giống như ở tập một, chúng tôi đã lựa chọn một nhóm tác giả là chuyên gia trong lĩnh vực
du lịch sinh thái.� Họ có cơ sở kiến thức đáng nể trọng và đã hoạt động trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, và cơ quan chính phủ.� Những
quan điểm và ý kiến mà các tác giả đưa ra trong cuốn sách này không nhất thiết là quan
điểm và ý kiến của Hiệp hội Du lịch Sinh thái.
Chúng tôi đặc biệt cám ơn các tác giả và những người đã góp ý cho cuốn sách này có tên
sau đây:
Jim
Birckhead�������������������������������
��� Deborah McLaren
Rosemary Black������������������� Deborah Meadows
Steketee
Elizabeth

Boo���������������������������������
�� Dave Mihalic
Hector Ceballos-Lascurain�� Gianna Moscardo
Chris
Gakahu��������������������������������
��� Terry Pratt
Troy Hall�������������������������������
Jamie Resor
William Hammit������������������� Isaac Sindiga
Robert Healy������������������������ Sheryl
Spivack
Herb Hiller���������������������������� Derek
Wade
Edward Inskeep������������������� Geoffrey Wall
Leslie Jarvie�������������������������� Will
Weber
Gail Lash�������������������������������
Rolf Wesche
Michael Lockwood��������������� Sven Wunder
Lời nói đầu
Héctor Ceballo s - Lascuráin
Năm năm đã trôi qua kể từ khi xuất bản tập một cuốn Du lịch Sinh thái: Hướng dẫn các
nhà Lập Kế hoạch và Quản lý. Trong thời gian này đã có rất nhiều bước phát triển trong
lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới. Quan trọng nhất là việc du lịch
sinh thái không còn chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm. Ngược lại,
nó đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Ở MỘT VÀI NƠI, NÓ XUẤT hiện không
thường xuyên và khá yếu ớt, ít được báo chí chú ý tới. Song ở nhiều nơi khác thì vấn đề
phát triển du lịch sinh thái lại rất được chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản
tin chính hay các quảng cáo thương mại công cộng. Tuy vậy, ở nhiều nơi sáng kiến này
không được xác định hay định nghĩa rõ ràng, hoặc thường bị hiểu nhầm với các hoạt động

khác. Mặc dù vậy, rất ít có nước nào trên thế giới lại không có một vài loại hình phát triển
du lịch sinh thái hoặc lại không thảo luận về vấn đề này.
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền
vững. Ở Cốsta Rica và Vênêxuêla, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện
tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm
du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công
ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái
tại đảo Galápagó để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch
sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông
thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh
thái. Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đã thiết lập
một số vùng Thiên nhiên-và-Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên
nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Tại ÚC VÀ NIU-DI-LÂN, PHẦN lớn các hoạt động
du lịch đều có thể xếp vào hạng du lịch sinh thái. Ðây là ngành công nghiệp được xếp hạng
cao trong nền kinh tế của cả hai nước.
Vấn đề vẫn còn tồn tại mỗi khi thảo luận về du lịch sinh thái là việc khái niệm về du lịch
sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do đó thường bị nhầm lẫn với các loại hình phát triển
du lịch khác. Một số tổ chức đã rất cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng
khái niệm du lịch sinh thái như một công cụ thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững. Ðịnh
nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái đã được phổ biến rộng rãi �(du lịch sinh thái là) du
lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, (kết hợp với) bảo vệ môi trường và cải thiện
phúc lợi của người dân địa phương� (Lindberg và Hawkins, 1993). Một định nghĩa đang
thịnh hành khác đã liên kết các yếu tố văn hoá và môi trường một cách cụ thể hơn là định
nghĩa do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra. Ðịnh nghĩa này cho rằng
�du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự
nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên (và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại
trong quá khứ hoặc đang hiện hành), qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân
địa phương tham gia tích cực� (Ceballos-Lascuráin, 1996).
Mặc dù khái niệm du lịch sinh thái vẫn thường được sử dụng tương tự như khái niệm du

lịch bền vững, song trên thực tế, du lịch sinh thái nằm trong lĩnh vực lớn hơn cả du lịch
bền vững. Vì thế kỷ mới đang tới gần nên tất cả các hoạt động của con người cần phải trở
nên bền vững - và du lịch không phải là một ngoại lệ. Du lịch bền vững bao gồm tất cả các
loại hình của du lịch (dù là loại hình dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tài
nguyên do con người tạo ra). Do đó, du lịch sinh thái cần được hiểu là một trong những
phạm trù của du lịch bền vững. Một bãi biển lớn, một sòng bạc tiết kiệm năng lượng bằng
cách không giặt khăn tắm hàng ngày cho khách hoặc giảm thiểu tác động môi trường bằng
cách sử dụng loại xà phòng gây suy thoái tài nguyên sinh vật thì không phải là điểm du lịch
sinh thái. Qua đây, chúng ta khuyến khích ngành du lịch đại chúng có ứng xử thân thiện
với môi trường, hay nói cách khác, chúng ta khuyến khích ngành du lịch phát triển bền
vững hơn.
Không nên coi du lịch sinh thái là ngành du lịch �dựa vào thiên nhiên� vì cái mác này
có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên (ví dụ
trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, và bám vách đá leo núi). Những hoạt động du lịch này có thể
có mà cũng có thể không thuộc loại hoạt động thân thiện với môi trường. Một cách gọi
khác thường bị nhầm với du lịch sinh thái là �du lịch thám hiểm�. Loại hình này thường
là các hoạt động thể thao cơ bắp (thường bao gồm sự mạo hiểm cá nhân ở một mức độ nào
đó) cũng diễn ra ngoài thiên nhiên (ví dụ leo lên đỉnh hang). Những hoạt động này có thể
có hoặc có thể không thuộc loại có trách nhiệm đối với môi trường hay làm lợi cho dân địa
phương. Do đó, du lịch sinh thái chỉ nên được sử dụng để mô tả những hoạt động du lịch
trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: là loại hình du lịch thực sự khuyến
khích bảo vệ và giúp xã hội phát triển bền vững.
Trong vòng năm năm qua, ở một số NƯỚC NHƯ MEHICÔ, Úc, Malaixia và Ecuađo đã
xây dựng được chiến lược và kế họach du lịch sinh thái quốc gia. Song không phải tất cả
các nước này thực hiện có hiệu quả kế hoạch của mình. Một trong những trở ngại chính là
thiếu sự quan tâm liên tục của chính phủ. Cũng trong những năm gần đây, có nhiều nước
NHƯ ECUAÐO, BRAXIN, Úc, Kênia, Extônia, Inđônexia và Vênêxuêla đã thành lập hiệp
hội du lịch sinh thái quốc gia để khuyến khích áp dụng và phát triển du lịch sinh thái.
Du lịch nói chung tăng vọt trong vòng bốn năm qua. Theo tổ chức Du lịch Thế giới (1996),
giữa năm 1991 và 1995 du lịch quốc tế đã tăng từ 450 triệu đến 567 triệu người. Thu nhập

của du lịch quốc tế (không kể khoản thu từ giao thông đi lại) tăng 7,2% trong khoảng thời
gian từ 1994 đến 1995, khoảng 372 tỷ đô la. Khoản thu từ giao thông đi lại ước tính đạt tới
60 tỷ đô la trong năm 1995. Ðây cũng là khoản thu lớn từ du lịch, chiếm hơn 8% trong thị
phần xuất khẩu của thế giới và chiếm một phần ba trong các loại dịch vụ thương mại thế
giới. Khách du lịch quốc tế tăng gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2010, sẽ lên tới 1,018 tỉ vào
năm 2010.
Trong khi du lịch quốc tế tăng rõ rệt, việc đánh giá ảnh hưởng du lịch sinh thái vẫn khó
khăn do thiếu số liệu thống kê đáng tin cậy. Dĩ nhiên là vấn đề đánh giá tác động của du
lịch sinh thái có liên quan tới việc định nghĩa về du lịch sinh thái không được áp dụng rộng
rãi. Hiện nay không có sáng kiến nào trong việc thu thập các thông tin về du lịch sinh thái.
Những con số thống kê chi tiết và đáng tin cậy rất cần để xác định những tác động mang
tính kinh tế do du lịch sinh thái gây ra trên thế giới. Tuy vậy, hiện nay cũng có một vài số
liệu thú vị đã được tập hợp lại trong những năm gần đây. Trong một nghiên cứu sơ bộ,
Fillion (1992) đã ước tính rằng du lịch thiên nhiên đóng góp tới 223 tỉ đô la trong thu nhập
của nhiều quốc gia. Một phần thu nhập này thu được từ hoạt động quan sát chim, đây là
một loại hình hoạt động chủ yếu của ngành du lịch sinh thái. Gần đây nhất, người ta đã ước
lượng tổng số du khách Bắc Mỹ tham gia quan sát chim là 65 triệu (Miller, 1995). Trong
số này, có hơn 24 triệu người tham gia quan sát chim ít nhất một năm một lần (Gray,
1996).
Ngoài những khó khăn trong thu thập những số liệu đáng tin cậy, một vấn đề lớn khác nữa
là cộng đồng địa phương đã không tham gia được nhanh chóng và dễ dàng như mong đợi.
Cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa ở tất cả các cấp để giúp dân địa phương có đủ kỹ năng
tham gia các hoạt động du lịch sinh thái. Trên thế giới ngày càng có nhiều chương trình
đào tạo. Hy vọng rằng trong ít năm tới chúng ta sẽ được thấy kết quả cụ thể.
Ðiều đáng khích lệ là rất nhiều người quan tâm đến thiết kế và phát triển khu nghỉ sinh
thái. Ðiều này thể hiện xu hướng tách khỏi các cuộc thảo luận để tiến tới những hoạt động
cụ thể. Các khu nghỉ này có các điều kiện vật chất phục vụ cho du lịch sinh thái. Những tài
liệu quan trọng gần đây với chủ đề khu nghỉ sinh thái bao gồm Nguyên tắc Hướng dẫn
Thiết kế Bền vững (Dịch vụ Vườn Quốc gia, 1993), Sách tra cứu về Các khu nghỉ Sinh thái
(Hawkins và cộng sự, 1995), và Hướng dẫn về Các khu nghỉ Sinh thái (Hiệp hội Du lịch

Sinh thái, đang in).
Du lịch sinh thái đã trải qua thời kỳ sơ sinh và thơ ấu. Nó đang bắt đầu bước sang thời kỳ
trưởng thành. Hy vọng rằng những năm tới đây ngành du lịch sinh thái sẽ khẳng định được
sự chín muồi và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
�����������
Ceballos-Lascurain, H. 1996. Tourism, Ecotourism, and Protected Areas, IUCN, Gland,
Switzerland.
DeKadt, E. 1990. Making the Alternative Sustainable: Lessons from Development for
Tourism, Institute for Development Studies at the University of Sussex, Brighton,
United Kingdom.
(The) Ecotourism Society. Ecolodge Guidelines, The Ecotourism Society, North
Bennington, Vermont. In press.
Filion, EL., J.P Foley, A.J. jacquemot. 1992. "The Economics of Global Ecotourism,"
paper presented at the IV World Congress on National Parks and Protected Areas,
Caracas, Venezuela.
Gray, P 1996. "The Birdman of America: Roger Tory Peterson, 1908-1996," Time. August
12.
Hawkins, D.E., M. Epler Wood, S. Bittman. 1995. The Ecolodge Sourcebook for Planners
and Developers, The Ecotourism Society, North Bennington, Vermont.
Lindberg, K., D.E. Hawkins. 1993. Ecotourism: A Guidefor Planners and Managers,
Volume 1, The Ecotourism Society, North Bennington, Vermont.
Miller, L. 1995. "Have Binoculars, Will Travel: In Pursuit of Rarities, Bird-Watchers Boost
Tourism," Wall Street Journal, December 15.
U.S. National Park Service. 1993. Guiding Principles of Sustainable Design, United States
Department of the Interior.
World Tourism Organization. 1996. Yearbook of Tourism Statistics, World Tourism
Organization, Madrid, Spain.
Chương� 1
Thị trường và Cơ cấu

của ngành Du lịch Sinh thái
Paul F. J. Eagles và Bryan R. Higgins
Ðịnh nghĩa, Cấu trúc, và Cơ cấu Thị trường
Cụm từ �du lịch sinh thái� mô tả rộng rãi hiện tượng đi lại, từ kiểu đi bộ thoải mái vào
cuối tuần đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên địa phương tới kiểu đi safari có người hộ tống
ở Châu Phi.� Mặc dù đã có nhiều tác giả đã đề cập đến định nghĩa về du lịch sinh thái
(Bandy, 1996; Blamey, 1995; Dann, 1996; McLaren, 1998; Orams, 1995; và Wight, 1993),
song vẫn có nhiều định nghĩa cùng tồn tại và vẫn có sự không thống nhất cơ bản giữa các
tác giả.� Chương này sử dụng định nghĩa do Hiệp hội Du lịch Sinh thái đưa ra và tập
trung vào du lịch sinh thái quốc tế.
Những xu hướng xuất hiện trong các tài liệu và văn bản về du lịch sinh thái.� Thứ nhất,
hầu hết các ấn phẩm về chủ đề này sử dụng cơ sở lý luận của khoa học xã hội và khoa học
tự nhiên để phân tích.� Rất ít nghiên cứu tập trung vào vấn đề kinh doang hay vấn đề
cung và cầu của loại hình du lịch này.� Ít có sự quan tâm một cách có hệ thống đến khía
cạnh toàn cầu của ngành du lịch thiên nhiên cũng như tới việc ngành kinh doanh mới này
đã tạo nên bản sắc, cách thức tổ chức, và ảnh hưởng tới du lịch sinh thái như thế nào
(Higgins, 1996).� Những nghiên cứu về nhân khẩu học và động cơ của khách du lịch sinh
thái thường chỉ� hạn chế tại một số điểm du lịch sinh thái đặc biệt hoặc chỉ để tìm hiểu
các thị trường cụ thể.� Tuy vậy, có một trường hợp ngoại lệ là công trình nghiên cứu về
nhu cầu thị trường được tiến hành tại các thành phố lớn của Mỹ và Ca-na-đa (Wight,
1996).�� Mặc dù các nhà phân tích (bình luận) đã nhận thấy những khác biệt quan trọng
giữa thị trường trong từng nhóm dân tộc và thị trường của cả quốc gia (Blangy và
Hanneberg, 1995; Jepson, 1994) song vẫn ít chú trọng tới việc tiến hành một phân tích
mang tính toàn cầu về khách du lịch hay các địa điểm du lịch sinh thái.� Nghiên cứu thị
trường mới chỉ bắt đầu để khám phá ngành du lịch sinh thái, vì vậy chương này đầu tiên sẽ
phác thảo sơ lược những xu hướng đang nổi lên và sau đó sẽ phân tích ý nghĩa của thị
trường.� Công trình nghiên cứu điển hình ở Kenya và Costa Rica được sử dụng để minh
họa.�
Chương này phân tích nhu cầu thị trường và cơ cấu của ngành du lịch sinh thái. Nghiên
cứu về nhu cầu thị trường du lịch thường thăm dò tính chất của các loại khách du lịch khác

nhau, hay những nhóm có khả năng trở thành du khách thông qua phân tích các phạm trù
nhân khẩu học (như tuổi, thu nhập, giới tính hay nơi cư trú), động cơ du lịch, các hoạt
động và địa hình ưa thích.� Do chính phủ các nước thiếu quan tâm và do các nguồn thông
tin du lịch không chú ý thu thập những thông tin có thể nhận dạng khách du lịch sinh thái
nên hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này dựa trên cơ sở điều tra khảo sát, thảo luận
của các nhóm đói tượng chính, quan sát hành vi ứng xử và sử dụng các biện pháp có liên
quan để thu thập thông tin chủ yếu.� Nghiên cứu của Eagles (1996) về động cơ của khách
du lịch sinh thái được trích dẫn rộng rãi song chưa có ai lặp lại nghiên cứu này.� Nghiên
cứu gần đây của Akama về khách du lịch sinh thái đã so sánh giá trị môi trường của người
phương Tây và của người nông dân châu Phi.� Công trình nghiên cứu sâu về các công ty
du lịch sinh thái là công trình của Sirakaya.� Công trình này phát triển và thử nghiệm một
cơ sở lý luận� nhằm giải thích quan điểm của các công ty du lịch sinh thái đối với những
hướng dẫn đã được đưa ra.� Có rất nhiều tài liệu về động cơ du lịch của những người
tham gia hoạt động giả trí ngoài trí, và có thể những tài liệu đó sẽ có ích cho việc tìm hiểu
khách du lịch sinh thái.� Song nhìn chung, các nghiên cứu vẫn chưa quan tâm đầy đủ tới
quan điểm môi trường của các công ty du lịch sinh thái.
Chủ đề lớn thứ hai của chương nàylà xác định các loại hình kinh doanh của du lịch sinh
thái, kich cỡ, địa điểm, đặc tính và sự liên kết giữa các nhà doanh nghiệp và xem chúng
như một phương pháp để tìm hiểu cơ cấu kinh doanh của ngành du lịch sinh thái.� Ðẩivề
như với những nghiên cứu về nhu cầu thị trường, có ít nguồn thông tin thứ cấp về các công
ty du lịch.� Do đó, hầu hết các nghiên cứu về ngành công nghiệp sinh thái sẽ bao gồm cả
việc thu thập thông tin sơ cấp và sẽ có nhiều định nghĩa cũng như sẽ sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau.
Các yếu tố của nhu cầu� thị trường
Phân tích Nhu cầu về Thị trường Du lịch Sinh thái
Mặc dù một số nghiên cứu đã trình bày số liệu và đặc tính của khách du lịch sinh thái, vẫn
có hàng loạt vấn đề gây khó dễ cho việc thảo luận các hình thức du lịch sinh thái trên thế
giới.� Một là, các cơ quan của nhà nước có trách nhiệm thu thập thông tin về du lịch
thường ít chú ý đến các thông tin về những loại hình đặc biệt.� Hai là, rất nhiều nghiên
cứu thực hiện đánh giá định lượng về du lịch sinh thái đã không sử dụng phương pháp

rigorous.� Ba là, ít có nghiên cứu về thị trường được tiến hành với đề cương chi tiết, mặc
dù các nhà phân tích cho rằng có sự khác biệt rõ rệt trong hành vi ứng xử du lịch giữa các
quốc gia.� Một số nghiên cứu hiện có bao gồm:� khảo sát các công ty du lịch sinh thái
có trụ sở tại Mỹ (Higgins, 1996), mô tả tóm tắt các công ty du lịch Anh (Holden, 1996), và
khảo sát các công ty có trụ sở tại Bắc Mỹ (Crossley và Lee, 1994; Yee, 1992).� Bốn là,
mực dù các công ty du lịch quản lý các đợt khảo sát khách hàng và đặt thuê nghiên cứu
nhu cầu về thị trường song kết quả của các đợt khảo sát này không công bố công khai.�
Rất nhiều câu hỏi quan trọng về đặc điểm và mô tả tóm tắt về khách hàng trong lĩnh vực
này của ngành du lịch vẫn chưa có câu trả lời.
Có sự khác biệt rõ rệt về lý thuyết giữa những du khách độc lập tự thu xếp hành trình của
mình với những du khách đi theo chương trình.� Có rất ít nghiên cứu về các du khách độc
lập.� Chỉ có một ngoại lệ là nghiên cứu của Zurick (1995) về ảnh hưởng của du khách
độc lập khi đến thăm những vùng hẻo lánh cách biệt với văn hóa phương Tây.� Drumm
(1995), Wesche (1996) và Epler Wood (1998) đã nghiên cứu chi tiết các loại hình đặc
trưng của du lịch thiên nhiên và thị trường phụ của du lịch sinh thái.� Nghiên cứu của
Drumm tại vùng Amazon thuộc Ecuađo đã xác định và phân tích ngành du lịch tự nhiên
với 5 yếu tố cấu thành, bao gồm du lịch ba lô, khu nghỉ hạng thông thường, cắm trại mạo
hiểm, khu nghỉ ngoài thiên nhiên hạng cao cấp và dịch vụ địa phương.� ÔNG� đã xác
định được những khác biệt cơ bản trong những tác động về kinh tế, sinh thái và văn hoá-xã
hội của những yếu tố đặc trưng đó.� Wesche (1996) đã nghiên cứu loại hình du lịch sinh
thái bản địa có kiểm soát tại khhu vực Amazon của Ecuađo.� ÔNG KẾT LUẬN RẰNG
LỰA chọn độc đác (duy nhất) này là kết quả của một mạng lưới ngày càng phức tạp gắn
liền các nhóm địa phương, các côn gty du lịch tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.�
Nghiên cứu của Epler Wood (1998) đã phân tích công tác quy hoạch, nhu cầu thị trường và
ngân sách tài trợ của loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Ecuađo.� Kết quả
quan trọng của những nghiên cứu sáng tạo này chi ra rằng cần phải quan tâm một cách có
hệ thống tới việc nghiên cứu khách hàng độc lập và tới các công ty dựa vào cộng đồng.�
Ðiều tra về nhu cầu thị trường du lịch sinh thái tập trung vào các hoạt động ưa thích, động
cơ du lịch, mô tả về dân số và các nguồn thông tin của khách hàng.� Mặc dù có nhiều
nghiên cứu ban đầu tập trung vào tính khoa học song có một ngoại lệ là công trình đánh giá

nhu cầu thị trường do nhóm tư vấn HLA và nhóm tư vấn ARA (1995) tiến hành theo yêu
cầu của một nhóm bao gồm các tổ chức chính phủ và tư nhân Canada.� Công trình nghiên
cứu có chất lượng cao này sử dụng phương pháp điều tra khách hàng qua điện thoại, thư
tín, và thông qua các hoạt động thương mại để phân tích tiềm năng của thị trường du lịch
sinh thái ở Alberta và British Columbia.� Sự quan tâm chú trọng tới phương pháp điều tra
trong công trình nghiên cứu này đã cho khu vực tư nhân thấy một ví dụ xuất sắc về nghiên
cứu nhu cầu của thị trường.� GẦN ÐÂY, BAN NGHIÊN CỨU DU LỊCH Ở úc đã bắt
đầu xuất bản các công trình nghên cứu về tầm cỡ, đặc điểm nhân khẩu học, và các hình
thái củ du lịch trong thị trường du lịch của nước này.� Công việc này độc đáo ở chỗ đây
là lần đầu tiên một tổ chức du lịch quốc gia đã miêu tả sơ lược ngành du lịch sinh thái quốc
gia (Eagles, 1996; Hatch, 1997).
Cấu trúc của ngành du lịch sinh thái
Các doanh nghiệp du lịch sinh thái
Việc xác định các loại hình doanh nghiệp trong ngành du lịch sinh thái là rất quan trọng.
Một thành phần then chốt của ngành này là những doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước
ngoài, những doanh nghiệp này tổ chức các tuyến du lịch và bán vé trọn gói trực tiếp cho
khách du lịch. Mặc dù phần lớn những doanh nghiệp làm dịch vụ tổ chức này là của tư
nhân, một số khá đông trong số đó lại là các tổ chức môi trường phi lợi nhuận tổ chức các
chuyến du lịch sinh thái cho các thành viên của họ. Một số doanh nghiệp tổ chức du lịch ra
nước ngoài hoạt động như người bán sỉ, giao lại khách cho các hãng đại lý du lịch và
những doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài khác. Những doanh nghiệp tổ chức du
lịch trong nước hoạt động tại nước sở tại, nơi khách đến tham quan, những doanh nghiệp
này tổ chức dịch vụ du lịch trong phạm vi nước họ, thường� là những dịch vụ tại chỗ như
bố trí ăn, ở và giải trí cho khách.
Do sự phát triển về qui mô và sự phức tạp trong ngành du lịch sinh thái, các doanh nghiệp
hỗ trợ và tư vấn du lịch sinh thái cũng trở nên đa dạng hơn. Có thể hình dung được bức
tranh hiện tại về phạm vi và tính chất của các doanh nghiệp tổ chức dịch vụ tư vấn du lịch
sinh thái bằng cách xem danh bạ các thành viên quốc tế� của Hội du lịch sinh thái (The
Ecotourism Society, 1997). Quyển danh bạ này chia các loại doanh nghiệp như sau: Doanh
nghiệp tổ chức du lịch trong nước, doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài, các hãng

đai lý du lịch bán lẻ dịch vụ, khách sạn/nhà trọ và khu cắm trại, khu được bảo vệ, kiến trúc
sư/kiến trúc sư phong cảnh, nhà cung cấp sản phẩm rau quả tươi, nhà xây dựng/phát triển,
ngân hàng/tài chính, nhà tư vấn, người hướng dẫn du lịch/phiên dịch, người lo quan hệ đối
ngoại/tiếp thị, kỹ thuật sử dụng năng lượng tái tạo được, dịch vụ du lịch trên sông nước, và
nghiên cứu tiếp thị.
Sự đa dạng trong qui mô, địa điểm và định hướng của các doanh nghiệp du lịch sinh thái
làm cho việc tìm hiểu cấu trúc doanh nghiệp trong ngành du lịch sinh thái càng khó khăn
hơn. Nhiều loại doanh nghiệp khác nhau hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ dịch vụ du
lịch sinh thái. Có thể kể ra một số những doanh nghiệp hỗ trợ như các công ty lo quan hệ
tuyên truyền đối ngoại, các công ty kiến trúc và kiến trúc phong cảnh, các công ty đầu tư,
các công ty tiếp thị và các công ty kỹ thuật.
Các nhà tổ chức du lịch thiên nhiên ra nước ngoài
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tổ chức du lịch thiên nhiên ra nước ngoài.� Biểu đồ
1.1, biểu thị thời gian một cách phi tuyến tính trên trục ngang, cho thấy kết quả điều tra
năm 1994 tại 83 doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài� ở Mỹ (Higgins, 1996). Có
thể thấy rằng mảng này của ngành du lịch này còn rất non trẻ, bằng chứng là năm 1970
mới chỉ có 9 doanh nghiệp kiểu này hoạt động. Tuy số lượng và qui mô của những doanh
nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài ngày càng tăng, mới chỉ có rất ít công trình nghiên
cứu về tính chất và tổ chức của những doanh nghiệp này trừ một nghiên cứu chi tiết của
Sorenson về một công ty tổ chức du lịch có tính chất thám hiểm (1991), một điều tra của
Rymer về các doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài (1992), và điều tra thị trường
cho các doanh nghiệp Bắc Mỹ tổ chức du lịch ra nước ngoài do Higgins (1996) và Yee
(1992) tiến hành.
Các doanh nghiệp tổ chức du lịch sinh thái ra nước ngoài thường có trụ sở tại thị trường
gốc (thường là các nước phát triển) và những doanh nghiệp này tạo nên mối liên hệ thiết
yếu giữa khách du lịch sinh thái và các vùng du lịch có cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn. Mặc
dù ngày càng có nhiều hãng hàng không và công ty du lịch nói chung tổ chức những tua du
lịch thiên nhiên thêm bên cạnh những tua du lịch thông thường của họ, chương này chỉ tập
trung vào các tua du lịch thiên nhiên do các nhóm chuyên tổ chức du lịch thiên nhiên tiến
hành và tiếp thị.

Do tổng số lượng khách du lịch sinh thái mà những doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước
ngoài của Mỹ phục vụ lên tới hơn 100.000 một năm, các điểm du lịch, nước và khu vực mà
họ đến có ảnh hưởng sâu sắc tới cấu trúc du lịch sinh thái toàn cầu (Biểu đồ 1.2) (Higgins,
1996).
Biểu đồ 1.1
Năm
Số các nhà tổ chức dịch vụ du lịch
SỰ PHÁT TRIỂN VỀ SỐ LƯỢNG NGHIỆP CÁC DOANH
DU LỊCH thiên nhiên ở Mỹ
Chủ yếu các tua du lịch sinh thái của Mỹ tập trung vào tây bán cầu và đặc biệt là Trung
Mỹ. Ngoài ra, trong khi chỉ có 9� doanh nghiệp đưa trên 25% khách tới những nơi ngoài
tây bán cầu, thì có 13 doanh nghiệp chỉ tổ chức các chuyến tham quan tới một khu vực
nhất định.� Như vậy, trong khi có tương đối ít doanh nghiệp mang tính chất toàn cầu
trong việc tổ chức dịch vụ du lịch, hầu hết các doanh nghiệp lại được tổ chức vượt ra ngoài
qui mô của các quốc gia đơn lẻ.� Sau hết, phân bố khu vực của các chuyến du lịch sinh
thái rất khác với dòng chảy của khách du lịch Mỹ thông thường, trong đó các chuyến tham
quan tới� châu Âu, Mê-hi-cô, và vùng Ca-ri-bê chiếm tỷ lệ rất lớn.
Nghiên cứu chưa xác định rõ số lượng khách liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp tổ chức du
lịch tại nước sở tại� hoặc chi nhánh địa phương của công ty du lịch sinh thái ở nước�
ngoài, những khách này thường được gọi là khách tự do hay độc lập (FITs), cũng chưa có
sự so sánh giữa thị phần độc lập này với số khách du lịch thiên nhiên phải dựa vào các
doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài. Như vậy, qui mô, chân dung� và hành vi của
hai mảng thị phần dường như khác nhau này hiện tại vẫn chưa được biết rõ. Có lẽ là hầu
hết khách du lịch theo các chuyến du lịch thiên nhiên trọn gói thỏa thuận trực tiếp với�
các doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài và không thông qua các hoạt động bán lẻ
chẳng hạn như các hãng đại lý du lịch. Và kết quả là các doanh nghiệp tổ chức du lịch ra
nước ngoài đóng vai trò then chốt trong việc định hình sự lựa chọn nơi đến và ảnh hưởng
tới những tác động kinh tế của du lịch thiên nhiên. Hoạt động nghiệp vụ của họ có thể bao
gồm: trực tiếp tiếp thị cho các tuyến máy bay và bán vé, thỏa thuận với các doanh nghiệp
tổ chức du lịch tại chỗ ở các nước khác, hình thành các công cụ tiếp thị, và quản lý việc

bán dịch vụ du lịch.
Những tổ chức phi lợi nhuận chiếm một phần khá lớn trong số các đơn vị tổ chức du lịch
ra nước ngoài. Higgins (1996) thấy rằng 17% khách hàng của những doanh nghiệp được
điều tra đi du lịch theo các chuyến đi do các tổ chức phi lợi nhuận tiến hành. Như vậy
những tổ chức phi lợi nhuận này tổ chứcmột số lượng đáng kể những chuyến du lịch sinh
thái. Về mặt địa lý, nghiên cứu về các đơn vị ở Mỹ tổ chức dịch vụ du lịch cho thấy 42%
của các chuyến du lịch sinh thái phi lợi nhuận được tổ chức trong phạm nước Mỹ. Khuynh
hướng hướng nội của các tua du lịch sinh thái do các tổ chức phi lợi nhuận tiến hành rất
khác so với khuynh hướng hướng ngoại của các doanh nghiệp tư nhân tổ chứcdịch vụ du
lịch, 93% cac tua du lịch do các doanh nghiệp tư nhân này tổ chức được tiến hành ở nước
ngoài (Higgins, 1996). Vì có hơn một tá các tổ chức phi lợi� nhuận phục vụ hơn 20.000
khách du lịch sinh thái (Higgins, 1996), rõ ràng là mảng các tổ chức này cần phải được chú
ý nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Biểu đồ 1.2
TỶ LỆ PHẦN TRĂM khách du lịch Mỹ tới một số vùng của thế giới
(Dựa vào các nhà tổ chức dịch vụ du lịch được điều tra)
Số lượng khách của các đơn vị tổ chức du lịch ở Mỹ được điều tra, ít là 25, nhiều lên đến
15.000,� trung bình là 1.674 khách một năm (Higgins, 1996). Trong khi nghiên cứu này
cho thấy rất nhiều doanh nghiệp tổ chức du lich nhỏ cho dưới 1.000 khách một năm, nó
cũng vạch ra một điểm quan trọng là một số ít doanh nghiệp lớn có trên 10.000 khách một
năm, chứng tỏ một thị phần đáng kể là do một số ít doanh nghiệp nắm giữ. Thực tế là, năm
doanh nghiệp lớn nhất trong nhgiên cứu này tổ chức dịch vụ cho gần 50.000 khách du lịch,
hay 40% thị trường; 35 công ty lớn nhất, mỗi công ty có từ 1000 khách trở lên� nắm 90%
thị trường. Sự phân chia thị trường rất không đều này giữa các doanh nghiệp tổ chức du
lịch ra nước ngoài cũng tạo ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực
này. Ðiều này cũng tạo nên tình trạng tập trung khách du lịch sinh thái cũng như những tác
động môi trường và kinh tế do họ gây nên.
Các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên tại chỗ
Các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên tại chỗ thường có trụ sở tại nước chủ nhà,
thường tại các thành phố lớn nhất. Họ trước hết chuyên tổ chức dịch vụ du lịch trong phạm

vi một nước, nhưng cũng có thể hoạt động ở vài nước. Các nhà tổ chức dịch vụ du lịch�
tại chỗ tổ chức các tuyến đi bằng phương tiện giao thông bộ, mặc cả giá thuê chỗ ở, cung
cấp người hướng dẫn và phiên dịch cho các chuyến du lịch thiên nhiên. Họ bán dịch vụ cho
các đại lý du lịch, các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên ra nước ngoài và khách du
lịch thiên nhiên (họ bán dịch vụ trực tiếp cho các khách này). Mới có rất ít nghiên cứu về
thành phần này của ngành du lịch sinh thái. Chỉ có hai ngoại lệ là một đánh giá đã rất lâu
về cấu trúc và nhu cầu phát triển của ngành du lịch thiên nhiên ở trong phạm vi �-cu-a-đo
(Wilson, 1987) và một nghiên cứu gần đây hơn về sản phẩm, thị trường và tiềm năng kinh
doanh ở Ca-na-đa (Tourism Ca-na-đa, 1995).
Một trong những tính chất quan trọng của các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên tại
chỗ là hình thức sở hữu, trong đó gồm có: các văn phòng chi nhánh xuyên quốc gia, các chi
nhánh đặc quyền xuyên quốc gia, chi nhánh của các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên
ra nước ngoài, các công ty nước ngoài thuộc sở hữu của ngoại kiều, liên doanh, chi nhánh
của các công ty quốc gia lớn, các đơn vị độc lập thuộc sở hữu trong nước, và các hợp tác
xã. Mỗi một loại hình sở hữu khác nhau này kéo theo một loạt các quan hệ nhất định với
những cổ đông khác trong ngành này. Chẳng hạn như các chi nhánh đặc quyền và các chi
nhánh của các công ty xuyên quốc gia có những mối liên hệ tiếp thị đặc biệt với dòng
khách du lịch thiên nhiên từ các nước công nghiệp phát triển và tập trung vào các tài sản
mà họ sở hữu ở nước chủ nhà. Cũng như vậy, các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên
tại chỗ lớn thường có những nhà trọ riêng của họ và họ tập trung khách tại những điểm
này. Mặc dù sự quản lý, lợi ích và tác động của những hình thức sở hữu riêng biệt này rất
khác nhau, những hình thức riêng biệt trong tổ chức kinh doanh hoặc tác động của những
hình thức đó lên tính chất của du lịch sinh thái chưa được chú ý tới một cách có hệ
thống.��
Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thiên nhiên ở địa phương
Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thiên nhiên ở địa phương có thể gồm chi nhánh địa
phương của công ty du lịch, các khu bảo tồn thiên nhiên tư nhân, khách sạn, nhà hàng, tiệm
rượu, dịch vụ giao thông, người bán hàng lưu niệm, hướng dẫn viên và những người cung
cấp dịch vụ giải trí. Những nghiên cứu về các chi nhánh của công ty du lịch ở địa phương
hiện có: một công trình điều tra về việc lập kế hoạch, thiết kế khả thi, tài chính, và tiêu

chuẩn cũng như những hướng dẫn căn bản cho những chi nhánh này(Hawkins và các tác
giả khác,� 1995); và một đánh giá chi tiết về tám chi nhánh đăng ký tại vùng A-ma-zôn
của Bra-xin (Wallace và Pierce, 1996). Công trình nghiên cứu lớn nhất về các khu bảo tồn
thiên nhiên tư nhân điều tra 93 khu ở châu Mỹ La tinh và châu Phi (Alderman, 1990). Một
công trình nghiên cứu lớn khác đánh giá 23 dự án thực hiện theo một phương thức tiếp cận
mới gọi là các dự án kết hợp bảo tồn và phát triển (Wells và Brandon, 1993). Khi xem xét
sự� phát triển kinh tế ở địa phương, báo cáo này kết luận rằng phần lớn số tiền khách
thăm quan tiêu vào việc đi lại, ăn, ở và vé vào cửa công viên đều được thu trực tiếp vào
kho bạc trung ương hoặc vào các quỹ của các công ty tư nhân mà các quỹ này đều được
hưởng chế độ miễn giảm. Nghiên cứu này kết luận rằng rất hiếm khi có phần thu nhập nào
tới được tay người dân địa phương (Wells và Brandon, 1993).� Một số nghiên cứu cụ thể
xem xét những tác động về mặt kinh doanh của du lịch thiên nhiên đối với những địa
phương nhất định bao gồm: một đánh giá về ngành du lịch và phát triển kinh doanh ở địa
phương sau khi hình thành một công viên quốc gia ở Tortuguero, Costa Rica
(Place,1991;1995); một phân tích về sự phát triển kinh doanh cùng với du lịch thiên nhiên
ở Galapagos và Monteverde (Honey, 1994); và một nghiên cứu xem xét tác động của việc
khách tham quan cá voi xám đối với các doanh nghiệp địa phương ở Baja California,
(Dedina và Young, 1995). Cũng như những doanh nghiệp tổ chức du lịch thiên nhiên khác,
những doanh nghiệp địa phương này cũng rất đa dạng về hình thức sở hữu. Chẳng hạn như
một chi nhánh công ty du lịch sinh thái có thể thuộc sở hữu một công ty xuyên quốc gia,
một doanh nghiệp tổ chức du lịch sinh thái ra nước ngoài, một doanh nghiệp tổ chức du
lịch sinh thái tại chỗ lớn hoặc thuộc về một gia đình địa phương. Mới có rất ít nghiên cứu
thực tế và có tính chất hệ thống về mức độ cũng như ảnh hưởng của những mối liên hệ sở
hữu này.
Những nghiên cứu cụ thể
về phân tích thị trường du lịch sinh
thái
Phân tích thị trường du lịch sinh thái
Hình 1.3
MÔ HÌNH ÐÁNH giá thị trường

Môi trường kinh doanh
Kết hợp thị trường
Hoạt động du lịch sinh thái
Kenya và Costa Rica có ngành du lịch rất phát triển - ngành này là nguồn thu nhập quan
trọng và sáng giá của các nước này. Ơ hai nước này ngành du lịch là kết quả của sự hợp tác
thành công giữa hai khu vực nhà nước và tư nhân. Kinh nghiệm của những nước này có thể
trở thành những chỉ dẫn hữu ích cho sự phát triển và hoạt động của các thị trường du lịch
sinh thái quốc gia (Eagles và các tác giả khác, 1992).
Hình 1.3 cho thấy một mô hình để đánh giá một thị trường du lịch. Yếu tố trung tâm của
mô hình này là sự phối hợp trong thị trường của giá cả, quảng cáo, sản phẩm và địa điểm,
những vấn đề nàu tạo nên nền tảng của sản phẩm du lịch. Giá cả của sản phẩm luôn luôn là
điểm quan trọng trong quyết định của khách hàng. Mức độ quảng cáo cũng ảnh hưởng tới
sự mong đợi của khách hàng. Sản phẩm - chuyến đi - bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố,
trong đó có nguyên tắc hoạt động của những doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước tham
gia vào quá trình này. Ðịa điểm rất quan trọng trong du lịch sinh thái bởi vì tính chất của
địa điểm du lịch ảnh hưởng rất lớn tới kết quả chuyến đi. Hai thành tố, môi trường kinh
doanh bên ngoài và việc thực hiện chuyến du lịch sinh thái cũng ảnh hưởng tới mối kết
hợp trong thị trường này.
Thành tố thứ nhất, môi trường kinh doanh bao gồm những nhân tố có tính chất ngoại cảnh
đối với người tổ chức du lịch, chẳng hạn như nhu cầu của thị trường (những công ty có thị
phần lớn hơn trong thị trường có thể ảnh hưởng tới nhu cầu thông qua việc quảng cáo),
những dịch vụ hiện đã có sẵn, hay là điều kiện chính tri và kinh tế bên ngoài. Rất nhiều
hãng cung cấp dịch vụ cho khách - một số dịch vụ này do các doanh nghiệp tổ chức du lịch
sinh thái điều hành, mặc dù rất nhiều dịch vụ là do các hãng khác cung cấp - chẳng hạn
như các công ty vận tải. Các điều kiện ngoại cảnh bao gồm thời gian và thông tin có được,
số tiền cần phải chi, bối cảnh chính trị ở nước đó, và một điều kiện ngoại cảnh quan trọng
nữa là mức độ cạnh tranh để có được sản phẩm du lịch đó. Một nước có những khả năng
nhất định, chẳng hạn như kinh nghiệm quản lý, những khả năng này phụ thuộc vào nguồn
và nhân lực có được ở trong nước.
Thành tố thứ hai là việc điều hành chuyến du lịch sinh thái. Việc cung cấp du lịch sinh thái

cho khách do doanh nghiệp tổ chức du lịch điều hành và là yếu tố bị các nguyên tắc quản
lý kinh doanh tiêu chuẩn ảnh hưởng nhiều nhất trong du lịch sinh thái. Thông thường, sau
khi tiến hành chuyến đi thì người ta phân tích các dữ liệu đánh giá để cải tiến toàn bộ sản
phẩm. Khung đánh giá thị trường này được sử dụng để mô tả ngành du lịch sinh thái của cả
Kenya và Costa Rica.
Thị trường du lịch sinh thái ở Kenya

Năm 1994, ngành du lịch là nguồn xuất khẩu lớn nhất của Kenya, đóng góp 35% thu nhập
ngoại tệ và 11% tổng sản phẩm quốc dân của nước này (KK Consulting, 1996). Ngành du
lịch thiên nhiên này tập trung chủ yếu vào các khu vườn động vật khoang dã và bờ biển ấn
độ dương của Kenya. Năm 1996, các công viên quốc gia và khu bảo tồn vui chơi (có diện
tích 35.037km2), chiếm 6% diện tích nước này (World Conservation Monitoring Centre,
1997). Ngoài ra Kenya có 50 khu bảo tồn vui chơi của tư nhân với tổng tích 12.211km2,
chiếm 2,1% diện tích cả nước (Watkins và các tác giả khác, 1996). Năm 1994, 55% khách
du lịch nước ngoài tới Kenya là từ châu Âu, 8% là từ Bắc Mỹ, 6% từ châu A và 29% từ
châu Phi (KK Consulting, 1996).
Western (1997) nhận thấy rằng Kenya có cả những nét hay nhất và tồi tệ nhất của du lịch
thiên nhiên. Những yếu tố tích cực bao gồm việc bảo vệ một số lớn các khu thiên nhiên có
cảnh quan hấp dẫn, đã có được hình ảnh rộng rãi trên thị trường thế giới, ngân sách chi cho
các công viên hoàn toàn do thu nhập bằng du lịch cung cấp, và có mức lợi nhuận đáng kể
được dành cho các cộng đồng địa phương. Những yếu tố tiêu cực bao gồm tác động đến
môi trường do mật độ khách đông và sử dụng công viên thiếu sự quản lý chặt chẽ, sự
xuống cấp của cơ sở hạ tầng của các công viên do thiếu tái đầu tư, thiếu nhà trọ và giám sát
những người tổ chức du lịch do chính trị bê bối, và quá chú trọng tới việc tham quan chỉ
một số ít động vật có vú lớn. Western (1997) cho rằng những yếu tố tiêu cực này nảy sinh
là do thiếu tầm nhìn xa, thiếu kế hoạch và luật pháp - những vấn đề hiện nay đang được
giải quyết thông qua hành động của chính phủ.
Nhu cầu thị trường - Khách du lịch sinh thái tìm kiếm gì ở Kenya? Thật là ngạc
nhiên rất ít nghiên cứu tiến được tiến hành về động cơ du lịch. Tuy nhiên Ballantine (1991)
nghiên cứu về du khách Ca-na-đa tới Kenya trong 3 năm trước đó do Câu lạc bộ African

Safari, một trong những công ty du lịch lớn nhất Kenya tiến hành. Bảng 1.1 cho thấy
những động cơ xã hội quan trọng nhất của những du khách này.
Bảng 1.1
NHỮNG ÐỘNG CƠ XÃ hội quan trọng đối với du khách đến tham quan Kenya
được điều tra
ẢNH phong cảnh và đời sống hoang dã
Học hỏi về tự nhiên
Trải nghiệm cách sống mới và khác lạ
Xem cho biết tới mức nhiều nhất có thể được
Tham quan những địa điểm lịch sử quan trọng
Ballantine (1991) nhận thấy những du khách này quan tâm tới việc ngắm cảnh, học hỏi và
chụp ảnh. Họ cũng muốn trải nghiệm cách sống của người địa phương bởi vì Kenya được
coi là một nước có tầm quan trọng lịch sử. Họ muốn thực hiện tất cả những việc này một
cách có hiệu quả, muốn xem càng nhiều càng tốt trong thời gian du lịch nước này. Ðộng cơ
quan trọng nhất thu hút khách tới Kenya là thiên nhiên (bảng 1.2). Tham quan các công
viên và khu bảo tồn này khách sẽ được xem những loài thú và chim đẹp của châu Phi. Rất
nhiều người đánh giá cao thiên nhiên ở đây trong đó rừng rậm nhiệt đới và muông thú
hoang dã được đưa lên hàng đầu.
Bảng 1.2
NHỮNG ÐỘNG CƠ thu hútquan trọng đối với
Các công viên quốc gia và khu bảo tồn
Sự hoang dã
Thú
Chim
Rừng nhiệt đới
du khách đến tham quan Kenya được điều tra
�����������
Những du khách này có trình độ học vấn cao, 46,6% trong số họ có ít nhất một bằng đại
học. Có thể so sánh với trình độ của dân Ca-na-đa nói chung: năm 1991 11,4% những
người từ 15 tuổi trở lên có một bằng đại học (Colombo, 1994). Tuổi trung bình của khách

du lịch là 49 trong có 55% là nữ.
Chân dung xã hội học của du khách với những tính cách thích học hỏi, chụp ảnh, và tìm
kiếm những trải nghiệm mới, kết hợp với động cơ thu hút là thiên nhiên hoang dã, đặc biệt
gắn liền với trình độ học vấn cao. Lý do của mối liên hệ này chưa được biết rõ và đây là
lĩnh vực phong phú cho việc nghiên cứu về ngành du lịch.
Các hãng du lịch, dịch vụ và điều kiện ngoại cảnh - Cơ� quan chính
phủ chịu trách nhiệm về du lịch ở Kenya là Bộ Du Lịch và Thiên nhiên hoang dã. Cơ quan
Dịch vụ Thiên nhiên hoang dã Kenya (KWS) chịu trách nhiệm quản lý các công viên quốc
gia và khu bảo tồn vui chơi. Chức năng một cơ quan tương đối độc lập của chính phủ cho
phép KWS hoạt động như một công ty, có thể giữ lại được một phần tiền các vườn quốc
gia thu được. Nguồn thu từ nước ngoài là một nguồn thu nhập quan trọng. KWS gần đây
đã lập vụ du lịch, vụ này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thị và quảng cáo du
lịch (Sindiga, 1995).
Nhân tố then chốt trong du lịch sinh thái ỏ Kenya là những vườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên hoang dã đã được thế giới biết tiếng. Những cái tên như Amboseli, Nakuru,
Tsavo và Maasai Mara đều đã được biết tới rộng rãi. Do Cơ quan Dịch vụ Thiên nhiên
hoang dã Kenya là một cơ quan ngoài chính phủ, nó độc lập với chính phủ về mặt tài
chính. Do đó, KWS có thể đóng vai trò của một công ty du lịch sinh thái, nhưng về măt
hành chính lại khác xa so với các cơ quan quản lý công viên quốc gia có chức năng cơ
quan nhà nước. Phần lớn các hoạt động du lịch tư nhân ở Kenya đều phụ thuộc rất nhiều
vào sự bảo vệ và quản lý những nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch trong lục
địa của khu vực cơ quan nhà nước.
Công ty Phát triển du lịch Kenya (KTDC - Kenya Tourist Development Coporation) là một
công ty của nhà nước có mục tiêu là phát triển ngành du lịch, khuyến khích sự quan tâm
trong nước nhiều hơn đối với ngành du lịch, và khuyến khích du lịch nội địa. Từ khi được
thành lập theo một đạo luật của nghị viện năm 1965, KTDC đã thực hiện trách nhiệm của
mình thông qua việc đầu tư chứng khoán, cho vay mang tính chất thương mại và các dịch
vụ khuyến khích phát triển du lịch. Nếu người ta thực hiện� như dụ dịnh, KTDC sẽ được
chuyển thành một� ngân hàng phát triển du lịch (Sindiga, 1997).
Năm 1996, Ban du lịch Kenya� được chính phủ thành lập nhằm mục đích quảng cáo và

tiếp thị, phối hợp việc quản lý tài nguyên và nâng cao năng lực (Redfern, 1996; Western,
1997). Khu vực tư nhân tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, thông qua đa số thành viên và có lẽ
qua đầu tư tài chính. Thành phần ban đầu trong ban có sự hiện diện áp đảo của chính phủ,
trong đó có giám đốc KWS và ba thư ký thường trực. Tuy nhiên, từ khi ban này được công
bố năm 1996 thì địa vị của ban này vẫ chưa được chính thức hóa thông qua quy định hay
một đạo luật của nghị viện; cũng chưa có quy định rõ ràng ban này sẽ được cung cấp tài
chính như thế nào (Sindiga, 1997).
Ngành du lịch sinh thái phát triển bằng chính sự hấp dẫn của thiên nhiên và những cố gắng
của rất nhiều các tổ chức tư nhân (Cơ quan tình báo kinh tế - Economist Intelligence Unit,
1991).
Câu lạc bộ du lịch lục địa châu Phi (ASC - African Safari Club), một trong những tổ chức
du lịch và khách sạn lớn nhất Kenya, là một tổ chức như vậy. ASC sở hữu 15 khách sạn
trên bờ Ân độ dương, một chi nhánh du lịch lục địa ở Nairobi và một trại du lịch lục địa ở
Khu bảo tồn vui chơi Maasai Mara. Câu lạc bộ này phục vụ xe cộ, ăn và ở cho hơn 50.000
khách một năm (Bell, 1990). Bằng việc bố trí du lịch ra cả bãi biển và trong lục địa, ASC
đã phục vụ nhiều chương trình đáp ưng đượ những nhu cầu đa dạng của du khách. Công ty
này là một ví dụ của khu vực du lịch tư nhân với sự kết hợp ngành dọc và được Ballantine
(1991) chọn để nghiên cứu chi tiết.
Năm 1996, Hội du lịch sinh thái Kenya được thành lập để quảng cáo và giúp đỡ các dự án
du lịch sinh thái của cộng đồng, xuất bản luật ứng xử tron du lịch sinh thái, và thiết lập quy
trình kiểm toán để khẳng định cam kết của ngành du lịch sinh thái trong việc bảo vệ môi
trường (Opala, 1996). Những tổ chức như vậy có thể đóng vai trò người môi giới trung
thực trong ngành du lịch của cả nhà nước và tư nhân. Tổ chức này cũng có thể đưa ra, thực
hiện và giám sát những tiêu chuẩn về hành vi đối với môi trường trong ngành du lịch.
Ngành du lịch Kenya phát triển trong hoàn cảnh một chính phủ ổn định và hành chính nhà
nước hoạt động tốt. Số lượng khách du lịch nước ngoài tăng từ 346.000 năm 1977, lên
đỉnh cao là 870.000 khách năm 1994, và giảm xuống đáng kể với 688.000 khách năm 1995
(KK Consulting, 1996). Sự giảm sút đáng kể số lượng khách du lịch từ sau năm 1995 là do
các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền quá nhiều về những bất ổn chính trị và
bạo lực ở Kenya. Trong khi số lượng khách du lịch tới Kenya giảm sút thì lượng khách tới

Tanzania lại tăng lên, cho thấy sự chuyển hướng từ Kenya sang nước láng giềng phía nam.
Rất nhiều nhà tổ chức du lịch Kenya là các công ty tổng hợp cung cấp cho khách nhiều
dạng dịch vụ khác nhau trong đó có phòng ở những vùng khác nhau của Kenya, đi lại trong
nước bằng xe nhỏ, xe tải và máy bay, du lịch trên đất liền ở khắp nước, và hàng loạt
chương trình giải trí. Những công ty này đáp ứng tất cả những nhu cầu của khách trong
thời gian ở Kenya, cách tiếp cận này dẫn đến tổng lợi nhuận cao hơn cho các công ty du
lịch, nhưng lại chỉ tập trung số thu nhập này trong tay một số ít người.
Cơ quan dịch vụ thiên nhiên hoang dã của Kenya quản lý các công viên của Kenya, lo việc
an ninh, và phục khách du lịch tham quan các cảnh đẹp thiên nhiên bằng cách bảo dưỡng
hệ thống đường xá và một số bãi cắm trại thô sơ trong khu vực công viên. Dịch vụ do cơ
quan này cung cấp không bao gồm phiên dịch hay các dịch vụ du lịch cơ bản khác mà một
số cơ quan quản lý công viên ở nhiều nước khác phục vụ. Nói chung, cơ quan này và nhân
viên của họ ít khi giao tiếp với du khách. Tuy nhiên, việc thiết lập một bộ phận du lịch
trong KWS báo hiệu sẽ có thể có sự chuyển đổi sang việc cung cấp dịch vụ du lịch
(Sindiga, 1997).
Kết hợp thị trường: sản phẩm, giá cả, quảng cáo và địa điểm - Trên
95% khách của ASC là từ các nước châu Âu tới. Khoảng 63% những du khách này đi theo
kiểu tham quan thiên nhiên hoang dã trên đất liền, và những người còn lại thì tới các khách
sạn bên bờ biển Ân độ dương (Bell, 1990). Mặc dù khách Ca-na-đa chỉ chiếm một tỷ nhỏ
trong tổng số khách của ASC, một trăm phần trăm trong số họ tham gia ít nhất một chuyến
tham quan trên đất liền. Họ cũng dành khá nhiều thời gian (35%) nghỉ ở các khu bãi biển.
Sự kết hợp tốt giữa giá thấp và chuyến đi giá trị là một trong những lý do đầu tiên khiến du
khách Ca-na-đa chọn ASC cho chuyến đi của họ tới Kenya (Ballantine, 1991).
Thời gian trung bình du khách ở Kenya dao động giữa 11 và 17 ngày, phụ thuộc vào thời
gian trong năm và quốc tịch của khách (KK Consulting, 1996).�
Không có con số thống kê về tuổi và số tiền du khách chi tiêu trung bình ở Kenya (KK
Consulting, 1996). Tuy nhiên, Ballantine (1991) nhận thấy là thu nhập trung bình của gia
đình du khách Ca-na-đa là C$72.523 (US$61.460), cao hơn rất nhiều so với thu nhập bình
quân của các hộ gia đình Ca-na-đa năm 1989 là C$53.131 (US$41.519) (Colombo, 1994).
Trung bình, mỗi du khách tiêu C$9.391 (US$7.959) vào việc du lịch trong năm trước đó

(Ballantine, 1991) và tiêu trung bình C$7.042 (US$5.968) trong chuyến đi tới Kenya.
Trung bình chuyến đi dài khoảng 21.4 ngày, suy ra mỗi ngày chi tiêu khoảng C$329
(US$279). Trong khi điều này làm cho người ta có cảm tưởng chuyến đi như thế này là
đắt, Ballantine nhận thấy rằng số người mà họ điều tra thường xuyên tiêu số tiền như vậy
khi đi du lịch. Cần phải nhận ra rằng một phần lớn số tiền này là tiêu ở ngoài Kenya (chẳng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×