Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Du lịch sinh thái: Lợi nhuận song hành cùng lợi ích môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.25 KB, 7 trang )

Du lịch sinh thái: Lợi nhuận song hành cùng lợi ích môi trường
Khi cầm trên tay một cuốn tạp chí du lịch, bạn có thể phải thốt lên đầy sửng sốt trước cảnh hoàng
hôn trên một trảng cát ở Đông Nam Á, cảnh những đàn linh dương của châu Phi hay vẻ đẹp lộng
lẫy của dải đá ngầm ở vùng Ca-ri-bê. Nhưng điều bí mật của ngành du lịch mà những cuốn tạp chí
không bao giờ đề cập đến chính là cái giá mà môi trường phải trả
cho những chuyến đi của bạn.

Bãi biển ở Thái Lan đã từng là nơi ”trú ngụ” của những cây đước tuyệt đẹp nhưng giờ chúng đã bị chặt hết
để lấy chỗ xây khu khách sạn.
Để phục vụ nước nóng và một bữa ăn ngon cho du khách, nhiều nhà nghỉ ở Serengeti có thể phải lấy
nước từ những nguồn nước quý hiếm và xả hàng đống rác thải mỗi ngày.
Khi du khách đến vùng Ca-ri-bê xinh đẹp bằng máy bay để thưởng ngọan và nghỉ ngơi thì đã góp phần gây
nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và gián tiếp làm suy thoái các dải san hô vì máy bay đã thải ra hàng tấn
chất thải cacbon độc hại.
Hướng đến du lịch sinh thái
Ngày nay, du khách có xu hướng muốn được gần gũi với thiên nhiên, được chiêm ngưỡng cảnh đẹp tự
nhiên kỳ vĩ cùng những động vật hoang dã quý hiếm và được giao lưu, hòa mình với những nền văn hóa
xa xôi, biệt lập của các cộng đồng - người ta gọi đó là du lịch sinh thái.
Mỗi năm có khoảng 70 triệu du khách viếng thăm những địa điểm được coi là du lịch sinh thái.
Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES), nhu cầu du lịch sinh thái trên toàn cầu đã tăng từ 20 đến
34% mỗi năm kể từ năm 1990, riêng năm 2004, du lịch sinh thái đã tăng 3 lần so với ngành du lịch nói
chung. Và khách tham gia vào du lịch sinh thái thường có độ tuổi trên 40, có kinh nghiệm cũng như có mức
thu nhập cao.
Có rất nhiều hoạt động lớn nhỏ từ quy mô cá nhân đến tập thể, cũng như nguồn lợi nhuận khác nhau đem
lại cho họ từ du lịch sinh thái. Chẳng hạn, du khách có thể được tận mắt chứng kiến cuộc sống của những
con tinh tinh trong khu rừng già ở châu Phi. Còn các công viên quốc gia ở Nam Phi đã dùng tiền thu được
từ du khách để duy trì và kiểm soát việc bảo tồn được tốt hơn.
Hiệu quả sử dụng năng lượng, bảo tồn tài nguyên nước, vận tải và các nguồn năng lượng tái tạo là một
nét đặc trưng của du lịch sinh thái. Ví dụ như việc yêu cầu du khách “thân thiện với môi trường” tại một số
địa điểm du lịch sinh thái bằng cách tái sử dụng lại khăn tắm của họ, tuy điều đó chưa đủ nhưng dù sao nó
cũng đã giảm thiểu nhiều áp lực lên môi trường. Chúng ta cần đẩy mạnh tiêu chí tiết kiệm và thân thiện với


môi trường” hơn nữa. Các khách sạn, nhà nghỉ phải phục vụ nhà vệ sinh tự hoại, dịch vụ cho thuê xe đạp
cần được phát triển nhân rộng, nước nóng đun bằng năng lượng mặt trời và điện năng lượng mặt trời, hệ
thống đèn và điều hoà thông minh cần được áp dụng triệt để tại những địa điểm được coi là du lịch sinh
thái.
Một điểm thuyết phục của du lịch sinh thái là “đền bù” cacbon để bồi thường cho sự ô nhiễm gây ra trong
kì nghỉ của du khách. “Đền bù” cacbon là kế hoạch mà trong đó những người gây ô nhiễm mua từ một dự
án khác, dự án này sẽ đền bù cho lượng CO
2
thải ra trong chuyến đi của họ. Ví dụ, cứ bay được 10.000
km máy bay thải ra khoảng 1,5 tấn CO
2
. Một “sự đền bù” cacbon tương đương với khối lượng này, chẳng
hạn như trồng cây hoặc đầu tư vào những nguồn năng lượng sạch hơn ở các nước nhiệt đới nghèo. .
Cũng có nhiều nghi ngại xung quanh vấn đề du lịch sinh thái vì người ta cho rằng nó có thể bị khai thác
quá nhiều, những dự án đội mác du lịch sinh thái thực sự phá hủy môi trường và bào mòn nền văn hóa.
Theo một nhóm doanh nghiệp về du lịch ở Anh, trên thế giới hiện có hơn 400 dự án được chứng nhận về
du lịch sinh thái nhưng rất nhiều dự án được coi là tốt là nhờ các chiến dịch quảng cáo. Ví như khi du
khách cắm trại ở đâu đó của Zambia (nơi được gọi là dự án du lịch sinh thái) thì sẽ thấy một nhà vệ sinh
bằng sứ đặt bên trong!
Nhưng hiện nay, chưa có một định nghĩa hay khái niệm về du lịch sinh thái được cho là hòan hảo và áp
dụng triệt để trên thế giới. Các nhà bảo tồn thiên thiên cùng với cơ quan Liên hiệp quốc và các tổ chức phi
lợi nhuận đang nỗ lực làm việc đó.
“Du lịch không bao giờ bị lãng quên, quan trọng là ta phải làm cho nó hòa hợp với môi trường. Bạn sẽ chấp
nhận một ngành du lịch rẻ tiền, đông khách và phá hủy môi trường hay bạn sẽ cố gắng thay đổi nó. Du lịch
sinh thái đem lại nhiều hy vọng mới cho bộ mặt của ngành du lịch nói chung.

Nguồn: Thiennhien.net (Theo AFP)
Môi trường xanh - sạch - đẹp là điều kiện sống còn của ngành du lịch
Không chỉ xây dựng phong trào bằng ngày lao động xanh, hiện nay Victoria không còn sử dụng các
túi nilông lấy rác trong phòng khách nữa.


Ở hầu hết các bộ phận sân vườn, buồng đều không sử dụng bao nilông để lấy rác mà sử dụng giỏ lát, giỏ
cần xé. Ngoài ra, Victoria còn vận động các nhà cung cấp khi giao hàng cho Victoria sử dụng container
nhựa hoặc giỏ cần xé để chuyên chở. Trong tương lai Victoria cũng sẽ tiến dần tới việc thay thế các chai
nước uống nhựa đặt trong phòng khách bằng chai thủy tinh. Ông Hanno Stamm (ảnh) - Tổng Giám đốc
điều hành Vicroria Phan Thiết đã chia sẻ về những việc làm để góp phần gìn giữ môi trường:
PV: Trong thời gian 5 năm qua, Victoria Phan Thiet đã đóng góp vì một môi trường xanh, theo ông điều đó
có ý nghĩa như thế nào ?
Ông Hanno Stamm: Ý tưởng về ngày lao động xanh nhằm mục đích thức tỉnh nhận thức của mọi người về
môi trường, vì chúng tôi cho rằng môi trường trong sạch thì mới thúc đẩy việc kinh doanh được. Chúng tôi
thật sự hi vọng rằng mọi người thay đổi cách suy nghĩ sẽ bảo vệ được môi trường xung quanh.
Ý tưởng kêu gọi nhân viên tham gia bảo vệ môi trường mà hàng năm Victoria Phan Thiết hành động, được
bắt đầu từ đâu? Và ông làm thế nào, để nhận được sự đồng thuận của tập thể nhân viên mà không vướng
phải sự phàn nàn từ họ? Ý tưởng về việc bảo vệ môi trường không phải là mới, nhất là ở các nước châu
Âu, châu Mỹ hoặc châu Úc. Trong quá khứ, các nước này đã phạm sai lầm thì giờ đây phong trào “Xanh”
bảo vệ môi trường phát triển rất mạnh mẽ.
Việc thuyết phục nhân viên thật sự không dễ dàng gì vì cách suy nghĩ của con người ở đây khác hẳn;
người ta ít quan tâm đến môi trường. Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn này, bằng những hành động thực tiễn
thì mới hi vọng thay đổi dần cách suy nghĩ của con người.
Là người đang kinh doanh, cụ thể là kinh doanh về du lịch, môi trường xanh, sạch có phải là yếu tố quan
trọng để thu hút du khách? Nhưng hiện nay, ông nhận thấy thực trạng về môi trường tại khu vực Hàm Tiến
- Mũi Né như thế nào? Chắc chắn rồi, không có được một môi trường sạch, trong lành, sẽ sớm bị đào thải
khỏi ngành. Chắc chắn một điều rằng du khách không bao giờ đến tham quan nơi nào mà xung quanh
toàn rác. Một điều đáng tiếc là môi trường kinh doanh hiện giờ ở Mũi Né chỉ hướng đến lợi nhuận mà
không chú trọng đến phát triển bền vững.
Việc tổ chức hoạt động “green day” hàng năm, có phải là cách để “đánh thức” suy nghĩ của nhiều người
cùng tham gia bảo vệ môi trường sống? Ông sẽ làm thế nào để hoạt động này phát triển mạnh hơn nữa
trong tương lai?
Hy vọng rằng việc làm đó sẽ tác động phần nào đến cách suy nghĩ của người dân về môi trường. Chắc
chắn chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục, và khuếch trương những hoạt động như thế và sẽ tiếp tục nỗ lực để

làm thay đổi cách nghĩ của người dân Phan Thiết và Mũi Né.
Thực tế, một mình Victoria khởi xướng và tham gia rất dễ làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch
khác cảm thấy không hài lòng. Ông có e ngại không, vì họ đến đây chỉ với mục đích kinh doanh?
Ở Việt Nam, Tập đoàn Victoria luôn đi tiên phong, và vì vậy tôi không để ý lắm đến việc các khách sạn
khác nghĩ gì. Một số resort ở Mũi Né chỉ nghĩ đến việc kinh doanh thôi thì đó là cách nghĩ không lâu dài, tôi
thật sự tin rằng họ sẽ thay đổi cách suy nghĩ khi họ bắt đầu nhận thấy khách không lưu trú ở đây nữa.
Một vấn đề khác có liên quan đến môi trường, đó là hệ thống xử lý nước thải ở các doanh nghiệp chưa tốt.
Điều này đúng không, thưa ông? Hệ thống xử lý nước thải tại Vicroria như thế nào?
Nước thải đang là vấn đề chính ở Mũi Né. Hầu hết các resort, nhà hàng và hộ gia đình thải nước thải chưa
qua xử lý ra biển, hãy đi dạo bộ một vòng dọc theo biển vào buổi sáng sẽ thấy điều này rõ nhất. Ngoài việc
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, việc này còn đi ngược lại pháp luật hiện hành; chứng tỏ rằng luật
pháp không có hiệu lực. Dĩ nhiên là chúng tôi có hệ thống xử lý nước thải, sau khi qua xử lý, nước được
đảm bảo để tái sử dụng cho việc tưới cây và tưới cỏ trong vườn.
Ông đã và đang kêu gọi mọi người không nên sử dụng quá nhiều bao nilông trong sinh hoạt thường ngày,
vì sao như vậy? Trong khi bao nilông là vật được sử dụng thường xuyên của rất nhiều người, điều này có
đi ngược với thực tế không?
Bịch nilông phải mất nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỷ mới phân hủy được. Ngoài ra còn là lý do
thẩm mỹ, hãy nhìn túi nilông treo trên cây và hàng rào xung quanh khu vực Phan Thiết và Mũi Né, các túi
này còn gây cản trở cho dòng chảy và hệ thống cống rãnh, nhét lẫn vào đất, và là hiểm họa cho thế hệ con
trẻ sau này. Người ta còn dùng nguyên liệu thô khan hiếm như dầu để sản xuất ra nilông. Ông có lời
khuyên nào với các doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch, mọi người trong xã hội về ý thức bảo vệ môi
trường? Và theo ông, việc áp dụng biện pháp xử lý “mạnh”, liệu có góp phần cải thiện được tình hình ô
nhiễm ở khu vực đang kinh doanh du lịch không?
Phải nhận thức rằng việc kinh doanh ở đây không thể tiếp tục suy nghĩ theo kiểu ngắn hạn nữa. Làm sao
thế hệ con cái của chúng ta kiếm sống được nếu chúng ta hủy hoại mọi thứ, đó là những gì mà chúng ta
để lại cho con cháu chúng ta kế thừa. Tôi nghĩ rằng Chính phủ cũng cần thiết không chỉ đưa ra những quy
định thích đáng, vì như thế chưa đủ mà còn phải làm cho pháp luật hiện hành mang tính bắt buộc thật sự
Cảm ơn ông về sự chia sẻ này!.
Nguồn: Báo Bình Thuận
Quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều
ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ
với nhau: sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi
trường được bảo vệ.

Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du
lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu du lịch. Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có
các biện pháp phục hồi, tái
tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lượng môi
trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó.

Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường

Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng. Hoạt động du lịch đã có những tác động góp phần
làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, di sản
văn hóa, hoạt động của các làng nghề truyền thống…

* Đối với môi trường tự nhiên:

Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả. Giảm sức ép do
khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên...).

Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ
thuật trong cấp thoát nước được áp dụng.

Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên
cảnh quan, khu nuôi chim thú... hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du
lịch


Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các
vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…

Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
được áp dụng (ví dụ như đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu
du lịch biển...).

* Đối với môi trường nhân văn xã hội

Góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ).

Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương.

Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí)
kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.

Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn
hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực
tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch.

Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng vốn đã
bị mai một, đặc biệt là các lễ hội. Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp
thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia.

Ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi
trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức
và công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi

trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và
nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô
nhiễm cục bộ và nguy cơ suy
thoái lâu dài.

* Đối với môi trường tự nhiên

- Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp
phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách
du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày (ví dụ như ở chùa Hương vào mùa
lễ hội, ước tính trung bình lượng rác thải từ 4 đến 5 tấn/ngày chưa tính đến nước thải và ô nhiễm về tiếng
ồn, khói bụi… nhưng khối lượng thu gom mới chỉ đạt khoảng 80%.

- Khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên
khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn đối với người dân địa phương.

Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh (trung bình
khoảng 100 - 150 lít /ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 - 250 lít /ngày đối với khách quốc tế). Điều này
sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven
biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép.
Hiện tượng này đã quan sát thấy ở nhiều khu vực có hoạt động du lịch tập trung như: Hạ Long, Đồ Sơn,
Sầm Sơn, Đà Nẵng... Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng vào mùa du lịch.

- Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế tại vùng ven biển, miền núi trung
du… do bị khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thủy sản và phát
triển đô thị.

- Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài
nguyên thiên nhiên như: các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn; nghề cá và các nghề sinh sống
khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh

quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới.

- Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệt đới, thác nước, hang động, cảnh
quan… thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt
khi phát triển du lịch đến mức quá tải, đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả
những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như: san hô, đồi mồi… bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm
thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật… của khách du lịch.

Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn
khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ...) của động vật
hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

Đối với môi trường xã hội - nhân văn:

Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa - xã hội ở một số khu vực, đó
là:

- Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc
nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động
văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Ví dụ như tình trạng
trẻ em lang thang bán hàng rong ngoài thị trấn Sa Pa (Lào Cai) như hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự gắn
kết chặt chẽ vốn có giữa trẻ em với các thành viên trong gia đình và dòng tộc, làm tổn thương đến các giá
trị truyền thống đã được thiết lập trong

×