Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Du lịch khánh hòa xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.65 KB, 6 trang )

Du lịch Khánh Hòa xưa và nay
Hơn một thế kỷ qua - kể từ cuối thế kỷ XIX đến nay, quãng thời gian không dài so với
lịch sử lâu đời của vùng đất Kauthara xưa – Khánh Hòa nay, song tiềm năng du lịch độc đáo
của “xứ Trầm hương” đã được nhiều người biết đến. Từ những chuyến du lịch nhỏ lẻ, tự phát
đến những hoạt động quy mô, có tổ chức chặt chẽ mang tính chuyên nghiệp cao, du lịch
Khánh Hòa đã góp phần tạo nên chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội của địa phương.
I. Du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945
Từ khi áp đặt được ách cai trị nước ta (1884), nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất, bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho một số ngành kinh tế có nhiều lợi nhuận, thực dân
Pháp đã quan tâm đến nhu cầu nghỉ dưỡng của đội quân khai thác thuộc địa. Khánh Hòa –
Nha Trang, vì vậy, sớm trở thành một trong số những địa chỉ du lịch nghỉ dưỡng đáng chú ý
của họ.
Ga Nha Trang (1932)
Tại Khánh Hòa lúc bấy giờ chưa hình thành cơ quan chức năng điều hành du lịch
nhưng lợi nhuận từ dịch vụ cảng và hệ thống đường sắt, đường bộ được người Pháp tính đến.
Kế hoạch lập các tuyến du lịch xuất phát tại Nha Trang hay Ba Ngòi đến Đà Lạt, Sài Gòn
bước đầu được thực hiện. Cùng với sự tăng dần của du khách, các dịch vụ hàng, quán, nhà
nghỉ, khách sạn ra đời ở Khánh Hòa.
Đầu thế kỷ XX, Nha Trang là nơi có số lượng nhà trọ nhiều hơn các tỉnh Trung Kỳ.
Đến năm 1945, ngoài khách sạn lớn như Beau Rivage (nay là khách sạn Hải Yến ), còn có
thêm khách sạn Grand (T 78, 44 Trần Phú nay), Terminus, Bon Air (trước ga Nha Trang)...
Beau Rivage Hotel (KS Hải
Yến nay)
Cho đến năm 1945, du lịch tuy đã trở thành nhu cầu của xã hội nhưng cũng mới chỉ
phục vụ cho một bộ phận nhỏ là quan lại người Việt, kiều dân, quan chức Pháp và số ít nhà
khoa học châu Âu. Loại hình du lịch chủ yếu tại Khánh Hòa là tham quan vãn cảnh, nghỉ mát
và tắm biển, v.v.. Việc khai thác nhanh, nhiều lợi nhuận và ít vốn vẫn là phương thức cơ bản
của người Pháp lúc bấy giờ. Do vậy, hiệu quả từ du lịch tác động đến sự thay đổi đời sống
kinh tế - xã hội Khánh Hòa gần như không đáng kể.
II. Du lịch Khánh Hòa từ năm 1945 đến năm 1975
Trở lại xâm lược Việt Nam (1946 – 1954), thực dân Pháp luôn vấp phải sự chống trả


quyết liệt của nhân dân ta ở khắp mọi nơi. Năm 1950, Chính phủ Bảo Đại do thực dân Pháp
dựng lên đã thành lập một số cơ quan chức năng, trong đó có “Sở Du lịch Quốc gia”, song bộ
máy này chỉ mới kịp định hình. Hoạt động du lịch ở Khánh Hòa chưa có gì thay đổi so với
trước, ngoài việc có thêm vài khách sạn trên địa bàn Nha Trang nhằm phục vụ cho nhu cầu
đơn thuần là công cán và nghỉ dưỡng.
Đó là khách sạn La Frégate (nay là khách sạn Michelia); khách sạn Phượng Hoàng
(nay là trường THCS Phương Sài); khách sạn nhỏ của Hàn A Tỷ người Hoa xây cất (nay là
Sở GTVT)…
Biển Nha Trang những năm
70
Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), dựa vào ngân sách của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ở
Khánh Hòa đã tích cực mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cảng biển,
sân bay.... Các cơ quan hành chính và quân sự hầu hết được xây dựng dọc theo bờ biển Nha
Trang.
Chính quyền Sài Gòn cũng đã quan tâm đến hoạt động du lịch như thành lập Nha Quốc
gia Du lịch (1957); ra Nghị định, quy định việc khai thác các lữ hành du
lịch tại Việt Nam (1961).... Tuy nhiên, định hướng phát triển du lịch cho các địa phương có
tiềm năng hay đề ra chiến lược phát triển ngành chưa được đặt ra.
Từ năm 1965, với “Chiến tranh cục bộ”, lính Mỹ và Nam Triều Tiên tăng đột biến ở
Khánh Hòa. Tình hình chiến sự căng thẳng và ác liệt hơn trước. Những cuộc đụng độ giữa ta
và địch xảy ra thường xuyên ngay cả trong nội thành Nha Trang. Bối cảnh ấy không thuận
tiện cho việc đầu tư, phát triển các ngành kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Một số dịch vụ
giải trí hưởng thụ như nhà hàng, khách sạn, vũ trường, quán bar,… có chuyển biến nhưng
cũng chỉ ở mức độ nhất định nhằm phục vụ lượng khách tại chỗ. Mùa hè, Nha Trang có thêm
lượng khách từ các nơi khác về nghỉ ngơi, tắm biển…
Cơ sở lưu trú được coi như yếu tố duy nhất để đánh giá sự phát triển của du lịch. Năm
1970, ước tính ở Khánh Hòa có khoảng 15 khách sạn (cho đến trước ngày giải phóng hầu như
không xây dựng thêm).
Đó là các khách sạn: Gia Long (nay là khách sạn Hoàng Gia – 40 Thái Nguyên); Đa
Lộc (nay là khu C bệnh viện Tỉnh); Nha Trang (Lầu 7, đường Thống Nhất nay); Khánh Hòa

(25 Phan Chu Trinh); Duy Tân (24 Trần Phú). Một số khạch sạn nhỏ là Hòa Bình 1-2, Mạnh
Tấn, Khương Hải, Thiên Sơn… Ngoài ra, còn có vài nhà trọ tư nhân: Phước Toàn (đường
Ngô Gia Tự nay), Thái Lai (đường Thống Nhất)…
Khách sạn Nha Trang (Lầu
7)
Cho đến năm 1975, du lịch Khánh Hòa vẫn chưa trở thành một ngành kinh tế hay một
loại hình sinh hoạt văn hóa độc lập. Mặc dù vậy, Nha Trang - Khánh Hòa với những danh lam
thắng cảnh và bãi biển đẹp vẫn được du khách biết đến ngày càng rộng rãi.
Trình bày những nét chính về du lịch Khánh Hòa trước năm 1975?
Nhận xét của em về du lịch Khánh Hòa trước năm 1975?
III. Du lịch Khánh Hòa từ năm 1975 đến nay
Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975), các hoạt động du lịch nhanh chóng được triển
khai. Đầu năm 1976, Công ty Du lịch Phú Khánh (Công ty Du lịch Khánh Hòa nay), đơn vị
kinh doanh du lịch đầu tiên của tỉnh ra đời. Bên cạnh đó nhiều công ty và đơn vị kinh tế trực
thuộc ngành hoặc trung ương tổ chức triển khai hoạt động dịch vụ du lịch kết hợp. Cơ sở vật
chất ban đầu chủ yếu được tận dụng lại từ cơ sở du lịch cũ.
Tuy vậy, những năm đầu sau ngày giải phóng, do phải tập trung khắc phục hậu quả 30
năm chiến tranh để lại, du lịch Khánh Hòa chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giao tế, đón tiếp các
đoàn khách của Đảng, Chính phủ và phục vụ cán bộ công nhân viên nghỉ dưỡng. Khách quốc
tế đến tham quan, hầu hết là khách Liên Xô và Đông Âu nhưng không nhiều. Loại hình du
lịch ở Khánh Hòa vẫn đơn điệu, khai thác theo lối mòn, doanh thu không đáng kể. Năm 1986,
với đường lối đổi mới của Đảng, du lịch Khánh Hòa bắt đầu chuyển động theo cơ chế mới.
Cho đến năm 1989, hoạt động của ngành đã có nhiều chuyển biến so với trước: cơ sở vật chất
như nhà nghỉ, khách sạn tăng lên gần 700 phòng với 1.800 giường. Trong năm, đã có 68.977
lượt khách đến Khánh Hòa, trong đó có 5.118 lượt khách quốc tế. Doanh thu toàn tỉnh đạt
17.308 triệu đồng. Những kết quả bước đầu tuy còn rất khiêm tốn nhưng là cơ sở để khẳng
định hiệu quả từ hướng đi mới của ngành du lịch.
Từ sau ngày tái lập tỉnh (1989), lĩnh vực du lịch được chú trọng. Năm 1993, tỉnh
Khánh Hòa đã thành lập Sở Du lịch. Tiếp đó, đầu năm 1994, tỉnh có Chỉ thị 06/ CT-UB “về
củng cố và phát triển ngành du lịch”. Năm 1995, “Chiến lược phát triển du lịch đến năm

2000” và “Đề án Quy hoạch tổng thể Du lịch tỉnh Khánh Hòa” được thông qua. Theo đó, tỉnh
có 3 vùng du lịch chính: Nha Trang – Diên Khánh (Trung tâm), Vân Phong (phía Bắc), Cam
Ranh (phía Nam). Quy hoạch tổng thể tạo sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư, xây dựng
giữa các cấp, các ngành, mở đầu cho những chuyển biến mới mang tính ổn định. Không gian
du lịch đã vượt khỏi khu vực truyền thống vốn có là Nha Trang. Tiềm năng du lịch mỗi vùng
bắt đầu được phát huy.
Đại lộ Nguyễn Tất Thành
Cảng hàng không quốc tế
Cam Ranh
Bến tàu du lịch Nha Trang
Cùng với chủ trương của tỉnh, chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, của
nhân dân ngày càng rõ rệt. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tự chủ và năng động hơn.
Cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí,... thuộc nhiều thành phần
kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..., xuất hiện ngày càng nhiều.
Năm 2001, được coi là mốc mở đầu giai đoạn chuyển biến rõ nét về quy mô, tốc độ,
chất lượng và hiệu quả của du lịch Khánh Hòa. Đó là năm thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của
Đại hội Đảng lần thứ IX: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn...”;
năm Khánh Hòa thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, tầm nhìn đến
2020”.
Cơ sở hạ tầng du lịch được tăng cường đầu tư. Môi trường du lịch cũng từng bước
được cải thiện, nếp sống văn minh du lịch thể hiện rõ.
Nhiều tuyến đường mới có tầm “chiến lược” ra đời: đường từ Nha Trang vào sân bay
Cam Ranh (phía Nam tỉnh); đường Khánh Lê - Lâm Đồng (không đi qua Ninh Thuận); đường
Đầm Môn - Vân Phong…. Cảng hàng không Cam Ranh, cảng biển Nha Trang đều được nâng
cấp, ngày càng đón nhiều khách quốc tế. Phương tiện vận tải thủy nội địa tăng vượt trội. Hệ
thống khách sạn cao cấp ngày càng phát triển: Nha Trang - Lodge, Yasaka - Sài Gòn, Vinpearl
land, Sunrise, Viễn Đông, Diamond Bay, Novotel, Sheraton (Nha Trang), Evaso Hideaway
(Ninh Vân), ... Năm 2010, toàn tỉnh đã có 455 cơ sở với 11.730 phòng, tăng 1,75 lần so với
năm 2005. Khánh Hòa là tỉnh xếp thứ 4 trong cả nước về lượng phòng lưu trú.
Loại hình du lịch phong phú, đa dạng như du lịch sức khỏe, du lịch đồng quê, sân gol,

vui chơi giải trí, đặc biệt là du lịch sinh thái biển, đảo… Nha Trang – Khánh Hòa trở thành địa
chỉ tin cậy cho việc tổ chức các hội nghị khách hàng, tập huấn, hội thảo, các cuộc thi có tầm
cỡ quốc gia, quốc tế.
Khách sạn Sheraton (Nha Trang)
Khách sạn Viễn Đông (Nha
Trang)
Năm 2010, ngành du lịch đã đón 1.840.000 lượt khách, trong đó, có 390.000 lượt
khách quốc tế. Doanh thu toàn ngành đạt 1.880 tỷ đồng, vượt 22,7% so với kế hoạch. Du lịch
là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh có mức tăng trưởng cao (trên
20%/năm), góp phần đưa tỷ trọng dịch vụ - du lịch chiếm 43% trong cơ cấu kinh tế tỉnh.


Khu resort Evason Vui chơi giải trí (vịnh Nha Trang)

×