Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa cao chiết hỗn hợp dược liệu bạch hoa xà thiệt thảo bán chi liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 145 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHU NGỌC PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HÓA CAO CHIẾT HỖN HỢP
DƯỢC LIỆU BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO – BÁN CHI LIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHU NGỌC PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HÓA CAO CHIẾT HỖN HỢP


DƯỢC LIỆU BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO – BÁN CHI LIÊN
NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 8720210

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN THANH NHÃN
2. TS. CHUNG KHANG KIỆT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thanh Nhãn và TS. Chung Khang Kiệt. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận văn

Chu Ngọc Phượng

.


.


TĨM TẮT
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Dược học khóa 2019 – 2021
NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HÓA CAO CHIẾT HỖN HỢP DƯỢC LIỆU
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO – BÁN CHI LIÊN
Chu Ngọc Phượng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thanh Nhãn
TS. Chung Khang Kiệt
Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, ước tính hiện có khoảng 8 triệu người bị viêm gan, xơ gan và ung
thư gan. Riêng ung thư gan có tỷ lệ thuộc nhóm cao nhất thế giới, với trên 10.000 ca
mới phát hiện mỗi năm. Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu bài thuốc dân gian có
tác dụng bảo vệ gan khỏi các yếu tố nguy cơ (rượu bia, thuốc giảm đau) gây viêm
gan dẫn đến xơ gan và cuối cùng là ung thư gan là vấn đề cần thiết. Bài thuốc có
thành phần từ hai dược liệu là Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán chi liên (2:1) có cơ sở
dữ liệu trong Từ điển cây thuốc Việt Nam, đây là bài thuốc đã được dân gian sử
dụng từ lâu và có hiệu quả điều trị bệnh về gan. Hiện nay, bài thuốc này được sử
dụng theo cách truyền thống là thuốc sắc, gây bất tiện cho việc sử dụng cũng như
tuân thủ điều trị của người bệnh. Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị
ổn định, việc sản xuất cao phối hợp từ hai dược liệu này là một nhu cầu cấp thiết.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa (Willd), Rubiaceae) và Bán chi
liên (Scutellaria barbata D. Don, Lamiaceae) được cung cấp bởi Bệnh viện Y học
cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Kiểm nghiệm dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán chi liên.
Tối ưu hóa điều kiện chiết xuất cao thông qua việc sử dụng phần mềm thiết kế
Design-Expert v8.02, với mơ hình Optimal.
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao chiết với các tiêu chí cảm quan, độ ẩm, giới hạn kim
loại nặng, giới hạn vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất chiết được

trong methanol, định tính và định lượng. Từ kết quả kiểm nghiệm, đề xuất tiêu
chuẩn cơ sở của cao chiết.

.


.

Kết quả
Xây dựng được quy trình định lượng asperulosid trong dược liệu Bạch hoa xà thiệt
thảo. Ngoài các tiêu chuẩn trong DĐVN V của dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo,
thêm chỉ tiêu định lượng asperulosid.
Nghiên cứu liên quan nhân quả giữa các biến số lần chiết, thời gian chiết, tỷ lệ dung
môi/dược liệu và hiệu suất chiết asperulosid, scutellarin, hiệu suất chiết cao, giá
thành sản xuất. Từ đó, tối ưu hóa điều kiện chiết xuất dược liệu Bạch hoa xà thiệt
thảo và Bán chi liên. Kết quả thu được là chiết cao từ Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán
chi liên với dung môi nước, tỷ lệ dược liệu/dung môi (1:19), chiết 2 lần, thời gian
chiết mỗi lần là 2 giờ.
Từ kết quả kiểm nghiệm 3 lô cao chiết đề xuất mức chất lượng phù hợp.
Kết luận
Kiểm nghiệm được dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán chi liên.
Tối ưu hóa được quy trình chiết xuất cao từ dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán
chi liên.
Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cao chiết với các tiêu chí như cảm quan, độ ẩm,
giới hạn kim loại nặng, chất chiết được trong methanol, định tính, định lượng, giới
hạn vi sinh vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Từ khóa
Cao chiết, asperulosid, scutellarin, tối ưu hóa, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên,
tiêu chuẩn cơ sở.


.


.

ABSTRACT
Graduation thesis of Pharmacy Master’s degree – Academic year 2019-2021
RESEARCH STANDARDIZATION OF AN EXTRACT FROM HEDYOTIS
DIFFUSA AND SCUTELLARIA BARBATA
Chu Ngoc Phuong
Instructor: Assoc.Prof.Ph.D. Tran Thanh Nhan
Ph.D. Chung Khang Kiet
Introduction
The remedy comprised Hedyotis diffusa and Scutellaria barbata (2:1) has a
database in the Dictionary of Vietnamese medicinal plants. The remedy has been
used for a long time by folk and has effective treatment of liver diseases. This study
was conducted to establish the quality standards of the extract from the remedy for
testing quality and stability assessment.
Materials and methods
Materials:
Hedyotis diffusa and Scutellaria barbata were provided by the traditional medicine
hospital in Ho Chi Minh city.
Methods:
Test Hedyotis diffusa and Scutellaria barbata
Study on the cause-effect relations to optimize the extraction for higher yield.
Contribute quality standards for the extract’s criteria such as description, loss on
drying, heavy metals, pesticide residues, microbiological limit, extraction yield in
methanol, quantitation and qualitation. From the test results, recommend the quality
level of each criteria.
Results

Built and validated the quantitative evaluation method for asperulosid in the
Hedyotis diffusa by HPLC. Add quantitation in quality standards for Hedyotis
diffusa.
The optimized extraction was optimized as: solvent/material ratio – 19/1; number of
cycles – 2; extraction times – 2.06. These findings may be practically useful for
quality improvement of extracts from the Hedyotis diffusa and Scutellaria barbata.
From the test results of 3 batches, recommend the suitable criteria for the extract.

.


.

Conclusion
Results of testing for Hedyotis diffusa and Scutellaria barbata.
The procedure extraction for Hedyotis diffusa and Scutellaria barbata was
successfully established.
Contribute base standards for the extract’s criteria such as description, loss on
drying, heavy metals, pesticide residues, microbiological limit, extraction yield in
methanol, quantitation and qualitation.
Key words:
The extract, base standards, asperulosid, scutellarin, optimize, Hedyotis diffusa,
Scutellaria barbata.

.


.

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 2
TỔNG QUAN VỀ BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO ..........................................2
TỔNG QUAN VỀ BÁN CHI LIÊN ..................................................................10
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CAO CHIẾT .................................14
MỘT SỐ CHẾ PHẨM CÓ THÀNH PHẦN BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO –
BÁN CHI LIÊN ........................................................................................................14
PHẦN MỀM THÔNG MINH PHASOLPRO RD ............................................. 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 17
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ........................................................................................... 37
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU BÁN CHI LIÊN VÀ BẠCH HOA XÀ THIỆT
THẢO ........................................................................................................................ 37
CHIẾT XUẤT CAO TỪ DƯỢC LIỆU bẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO VÀ
BÁN CHI LIÊN ........................................................................................................50
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CAO BB ................................................67
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 84
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 89
KẾT LUẬN ........................................................................................................89
ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................................90
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ .......................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 92
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 98

.



i.

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa tiếng Việt

Chữ tắt

Từ nguyên

ASP

asperulosid

AST

Aspartate Aminotransferase

Aspartate Aminotransferase

ALT

Alanine Aminotransferase

Alanine Aminotransferase
Cao chiết từ dược liệu Bạch hoa xà
thiệt thảo và Bán chi liên

BB

BCL

Bán chi liên

BHX

Bạch hoa xà thiệt thảo

DĐVN

Dược điển Việt Nam

Dược điển Việt Nam

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

EtOAc

Ethyl acetate

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol


Ethanol

HPLC

High performance liquid
chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

MAPK

Mitogen Activated Protein
Kinase

Protein kinase hoạt hóa phân bào

MDA

Malondialdehyde

Malondialdehyde

MeOH

Methanol

Methanol

PDA


Photodiode Array

Dãy diod quang

SCU

scutellarin

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

.


.

i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Điều kiện pha động định lượng acid oleanolic và acid ursolic................... 7
Bảng 1.2. Các nghiên cứu định lượng hoạt chất trong Bạch hoa xà thiệt thảo ........... 8

Bảng 2.3. Tiến hành sắc ký theo các điều kiện dung môi ......................................... 19
Bảng 2.4. Nồng độ chuẩn asperulosid khảo sát tính tuyến tính ................................ 21
Bảng 2.5. Độ lặp lại và độ hồi phục chấp nhận tại các nồng độ khác nhau .............. 22
Bảng 2.6. Các điều kiện sắc ký khảo sát quy trình định lượng asperulosid và
scutellarin trong dịch chiết BB .................................................................................. 24
Bảng 2.7. Nồng độ chuẩn asperulosid và scutellarin khảo sát tính tuyến tính ......... 25
Bảng 2.8. Ý nghĩa và các mức của biến .................................................................... 27
Bảng 2.9. Đánh giá quy trình chiết xuất cao BB quy mơ 9 kg dược liệu ................. 29
Bảng 2.10. Nồng độ chuẩn asperulosid và scutellarin khảo sát tính tuyến tính ....... 33
Bảng 3.11. Kết quả kiểm nghiệm dược liệu Bán chi liên (toàn cây - Herba
Scutellariae barbatae) ............................................................................................... 37
Bảng 3.12. Lượng asperulosid chiết được với các tỷ lệ khối lượng dược liệu Bạch
hoa xà thiệt thảo : thể tích methanol khảo sát ........................................................... 40
Bảng 3.13. Chương trình pha động định lượng asperulosid trong dược liệu Bạch hoa
xà thiệt thảo ............................................................................................................... 41
Bảng 3.14. Tính tương thích hệ thống của quy trình định lượng asperulosid trong
dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo ............................................................................... 42
Bảng 3.15. Tính tuyến tính của quy trình định lượng asperulosid trong dược liệu
Bạch hoa xà thiệt thảo ............................................................................................... 44
Bảng 3.16. Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của quy trình định lượng
asperulosid trong dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo .................................................. 45
Bảng 3.17. Độ lặp lại của quy trình định lượng asperulosid trong dược liệu Bạch
hoa xà thiệt thảo ........................................................................................................ 46
Bảng 3.18. Độ đúng của quy trình định lượng asperulosid trong dược liệu Bạch hoa
xà thiệt thảo ............................................................................................................... 47
Bảng 3.19. Hàm lượng asperulosid trong dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo ............ 48
Bảng 3.20. Kết quả kiểm nghiệm dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo (toàn cây –
Herba Hedyotis diffusa) ............................................................................................ 49

.



v.

Bảng 3.21. Tính tương thích hệ thống của quy trình định lượng asperulosid và
scutellarin trong dịch chiết BB .................................................................................. 53
Bảng 3.22. Tính tuyến tính của quy trình định lượng asperulosid và scutellarin trong
dịch chiết BB ............................................................................................................. 55
Bảng 3.23. Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của định lượng
asperulosid trong dịch chiết BB ................................................................................ 56
Bảng 3.24. Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của định lượng
scutellarin trong dịch chiết BB .................................................................................. 56
Bảng 3.25. Độ lặp lại của quy trình định lượng đồng thời asperulosid và scutellarin
trong dịch chiết BB ................................................................................................... 57
Bảng 3.26. Độ đúng của quy trình định lượng đồng thời asperulosid và scutellarin
trong dịch chiết BB ................................................................................................... 58
Bảng 3.27. Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 59
Bảng 3.28. Tương quan hồi quy phương pháp tối ưu hóa ........................................ 60
Bảng 3.29. Điều kiện chiết xuất tối ưu và giá trị dự đoán các biến Y ...................... 63
Bảng 3.30. So sánh kết quả dự đoán và thực nghiệm kiểm chứng (n=3) ................. 63
Bảng 3.31. Thông số kiểm sốt trong q trình chiết xuất cao BB .......................... 64
Bảng 3.32. Thơng số quy trình chiết xuất cao BB .................................................... 65
Bảng 3.33. Thơng số quy trình cơ dịch chiết BB ...................................................... 66
Bảng 3.34. Hàm lượng asperulosid và scutellarin chiết được với thời gian chiết siêu
âm khác nhau............................................................................................................. 69
Bảng 3.35. Hàm lượng asperulosid và scutellarin chiết được với các tỷ lệ khối lượng
cao BB : thể tích methanol khảo sát .......................................................................... 70
Bảng 3.36. Chương trình pha động định lượng đồng thời asperulosid và scutellarin
trong cao BB ............................................................................................................. 71
Bảng 3.37. Tính tương thích hệ thống của quy trình định lượng asperulosid và

scutellarin trong cao BB ............................................................................................ 72
Bảng 3.38. Tính tuyến tính của quy trình định lượng asperulosid và scutellarin trong
cao BB ....................................................................................................................... 74
Bảng 3.39. Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của quy trình định lượng
asperulosid trong cao BB .......................................................................................... 75

.


.

Bảng 3.40. Kết quả xử lý thống kê khảo sát tính tuyến tính của quy trình định lượng
scutellarin trong cao BB ............................................................................................ 75
Bảng 3.41. Độ lặp lại của quy trình định lượng asperulosid và scutellarin trong cao
BB.............................................................................................................................. 77
Bảng 3.42. Độ đúng của quy trình định lượng asperulosid và scutellarin trong cao
BB.............................................................................................................................. 78
Bảng 3.43. Kết quả độ ẩm cao BB ............................................................................ 79
Bảng 3.44. Giới hạn nhiễm khuẩn trong 3 lô cao BB ............................................... 80
Bảng 3.45. Dư lượng hóa chất BVTV trong 3 lô cao BB ......................................... 80
Bảng 3.46. Chất chiết được với các tỷ lệ khối lượng cao BB : thể tích methanol
khảo sát ...................................................................................................................... 82
Bảng 3.47. Chất chiết được trong 3 lô cao BB ......................................................... 82
Bảng 3.48. Hàm lượng asperulosid và scutellarin trong 3 lô cao BB ....................... 83

.


.


i

DANH MỤC HÌNH
Dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo ................................................................ 2
Công thức cấu tạo hợp chất asperulosid...................................................... 3
Công thức cấu tạo hợp chất scutellarin ..................................................... 12
Một số sản phẩm từ Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán chi liên ..................... 15
Giao diện chính phần mềm Phasolpro RD ................................................ 16
SKLM phân tích dịch chiết acetonitril, nước, methanol và ethanol 96 %
của dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo ........................................................................ 38
Phổ UV-Vis của asperulosid ..................................................................... 38
Sắc ký đồ HPLC phân tích mẫu thử dược liệu Bạch hoa xà với các điều
kiện sắc ký khảo sát................................................................................................... 39
Sắc ký đồ HPLC khảo sát tính đặc hiệu của quy trình định lượng
asperulosid trong dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo (tR của asperulosid là 19 phút)43
Độ tinh khiết pic asperulosid trong mẫu chuẩn và mẫu thử.................... 43
Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ asperulosid .......................... 45
Sắc ký đồ SKLM định tính dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo................. 48
Phổ UV-Vis của asperulosid và scutellarin............................................. 50
Sắc ký đồ HPLC phân tích mẫu thử dịch chiết BB với các điều kiện sắc
ký HPLC khảo sát. .................................................................................................... 51
Sắc ký đồ HPLC khảo sát tính đặc hiệu của quy trình định lượng
asperulosid và scutellarin trong dịch chiết BB (tR của asperulosid và scutellarin là
24,5 và 38,7 phút)...................................................................................................... 54
Độ tinh khiết asperulosid trong mẫu chuẩn và mẫu thử ......................... 54
Độ tinh khiết scutellarin trong mẫu chuẩn và mẫu thử ........................... 54
Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ asperulosid .......................... 56
Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ scutellarin ............................ 56
Ảnh hưởng của (a) số lần chiết (X1) và thời gian chiết (X2) và (b) số lần
chiết (X1) và tỷ lệ dung môi/dược liệu (X3) lên hiệu suất chiết asperulosie (Y1) ..... 61

Ảnh hưởng của (a) số lần chiết (X1) và thời gian chiết (X2) và (b) số lần
chiết (X1) và tỷ lệ dung môi/dược liệu (X3) lên hiệu suất chiết scutellarin (Y2)....... 61

.


.

i

Ảnh hưởng của (a) số lần chiết (X1) và thời gian chiết (X2) và (b) số lần
chiết (X1) và tỷ lệ dung môi/dược liệu (X3) lên hiệu suất chiết cao (Y3) .................. 62
Ảnh hưởng của (a) số lần chiết (X1) và thời gian chiết (X2) và (b) số lần
chiết (X1) và tỷ lệ dung môi/dược liệu (X3) lên giá thành sản xuất (Y4)................... 62
Quy trình chiết xuất cao BB .................................................................... 66
SKLM phân tích dịch chiết acetonitril, nước, methanol và ethanol 96 %
của cao BB đối với asperulosid ................................................................................. 68
Sắc ký đồ HPLC khảo sát hàm lượng scutellarin chiết được từ cao BB
bằng 4 loại dung môi khác nhau ............................................................................... 68
Sắc ký đồ HPLC khảo sát tính đặc hiệu của quy trình định lượng
asperulosid và scutellarin trong cao BB (tR của asperulosid và scutellarin là 24,7 và
38,8 phút) .................................................................................................................. 73
Độ tinh khiết asperulosid trong mẫu chuẩn và mẫu thử ......................... 73
Độ tinh khiết scutellarin trong mẫu chuẩn và mẫu thử ........................... 74
Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ asperulosid .......................... 75
Tương quan giữa diện tích pic và nồng độ scutellarin ............................ 76
Cao BB .................................................................................................... 79
Kết quả định tính dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo trong 3 lô cao BB .. 81
Kết quả định tính dược liệu Bán chi liên trong 3 lô cao BB ................... 81


.


.

MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, ước tính hiện có khoảng 8 triệu người bị viêm gan, xơ gan và ung
thư gan. Riêng ung thư gan có tỷ lệ thuộc nhóm cao nhất thế giới, với trên 10.000 ca
mới phát hiện mỗi năm. Theo thống kê tại TP. HCM, ung thư gan là loại ung thư
thường gặp nhất ở nam và xếp thứ sáu ở nữ. Tình trạng gan nhiễm mỡ hay xơ gan
cũng ngày càng gia tăng, với tỷ lệ vào khoảng 10-24 % dân số [20]. Một trong
những nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ cao người mắc bệnh gan ở Việt Nam hiện nay
là do sử dụng bia rượu và đồ uống có cồn.
Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu bài thuốc dân gian có tác dụng bảo vệ gan khỏi
các yếu tố nguy cơ (rượu bia, thuốc giảm đau) gây viêm gan dẫn đến xơ gan và cuối
cùng là ung thư gan là vấn đề cần thiết. Bài thuốc có thành phần từ hai dược liệu là
Bạch hoa xà thiệt thảo và Bán chi liên (2:1) có cơ sở dữ liệu trong Từ điển cây
thuốc Việt Nam, đây là bài thuốc đã được dân gian sử dụng từ lâu và có hiệu quả
điều trị bệnh về gan. Hiện nay, bài thuốc này được sử dụng theo cách truyền thống
là thuốc sắc, gây bất tiện cho việc sử dụng cũng như tuân thủ điều trị của người
bệnh. Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị ổn định, việc sản xuất cao
phối hợp từ hai dược liệu này là một nhu cầu cấp thiết.
Để chiết xuất cao từ dược liệu, các giai đoạn nghiên cứu cần phải thực hiện như
kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào, xây dựng quy trình chiết xuất và tiêu chuẩn hóa
cao chiết. Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc từ dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và
Bán chi liên sẽ góp phần nâng cao chất lượng cũng như tạo ra dạng bào chế mới,
cung cấp cao thành phẩm có chất lượng được kiểm soát, khắc phục được nhược
điểm của thuốc sắc, giúp việc phổ biến sử dụng bài thuốc này dễ dàng hơn và mang
lại hiệu quả kinh tế cho nhà sản xuất.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa cao chiết hỗn hợp dược liệu Bạch hoa

xà thiệt thảo – Bán chi liên” được thực hiện với các mục tiêu sau đây:
Mục tiêu tổng quát:
Từ bài thuốc Bạch hoa xà thiệt thảo - Bán chi liên có tác dụng bảo vệ gan, nghiên
cứu xây dựng quy trình chiết xuất từ dược liệu và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao
chiết.
Mục tiêu cụ thể:
1. Kiểm nghiệm nguyên liệu Bạch hoa xà thiệt thảo – Bán chi liên.
2. Tối ưu hóa điều kiện chiết xuất cao.
3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao chiết.

.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
TỔNG QUAN VỀ BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Đặc điểm thực vật học
Tên gọi
Tên khác: Lưỡi rắn trắng.
Tên nước ngoài: Báihuā shéshécǎo, White flower snake-tongue grass.
Tên khoa học: Hedyotis diffusa (Willd), họ Cà phê (Rubiaceae).
Họ Cà phê: Rubiaceae.

Dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo

Phân bố, sinh thái
Bạch hoa xà thiệt thảo thường mọc ở bờ ruộng vùng trung du và đồng bằng, nhất là
khoảng tháng 6. Ra hoa và quả gần như quanh năm, chủ yếu vào tháng 7-9. Cây
phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phịng, Nam Định, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế,

Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Cây cịn có
ở Ấn Độ, Myanmar, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản [1].
Mơ tả
Lồi cỏ nhỏ, thân màu nâu nhạt, trịn ở gốc, thân non có bốn cạnh, mang rất nhiều
cành. Lá hình mác thn, dài khoảng 1,5 – 3,5 cm, rộng 1– 2 mm, nhọn ở đầu, màu
xám, dai, gần như khơng có cuống, lá kèm khía răng cưa ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc,
hoặc từng đôi ở nách lá. Hoa nhỏ có 4 lá đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu.
Tràng gồm 4 cánh hoa, 4 nhị dính ở họng ống tràng. Quả bế, bầu hạ, cịn đài, hình
cầu hơi dẹt ở 2 đầu, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh [6].

.


.

Bộ phận dùng
Tồn cây phơi hay sấy khơ của cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis
diffusae) [1].
Công dụng
Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu ung tán kết.
Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm
amidan, viêm họng cấp, sang chấn, rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu, dương hoàng
(viêm gan cấp tính) [1].
Bạch hoa xà thiệt thảo cịn được dùng để làm thuốc trị bệnh ngoài da, lở loét, vết
thương. Thường dùng rễ hay lá giã nhỏ đắp lên vết sưng đau. Có nơi lấy rễ sắc nước
để chữa ghẻ. Ngày dùng từ 40 g đến 80 g dạng khô sắc nước uống, hoặc từ 60 g 320 g dạng tươi dùng ngồi [2].
Thành phần hóa học
Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước về thành phần hóa học của Bạch hoa
xà thiệt thảo. Đến năm 2016, đã có tổng cộng 171 hợp chất phân lập được từ
Hedyotis diffusa gồm 32 iridoid, 26 flavonoid, 24 anthraquinon, 26 phenolic và dẫn

chất, 50 tinh dầu [9].
Hợp chất iridoid và triterpen
Iridoid là thành phần chính quan trọng trong Bạch hoa xà thiệt thảo và có nhiều tác
dụng dược lý như chống ung thư, chống oxy hóa, kháng viêm [45]. Một số iridoid
trong Bạch hoa xà thiệt thảo là asperulosid, diffusodid A, B; acid geniposidic;
alpigenosid;…[9]. Từ cây Bạch hoa xà thiệt thảo phân lập được 4 triterpen là
arborinon, isoarborinon, acid oleanolic và acid ursolic [58].

Công thức cấu tạo hợp chất asperulosid

.


.

Hợp chất flavonoid
Flavonoid là thành phần chính trong Bạch hoa xà thiệt thảo, chủ yếu là dẫn xuất của
kaempferol và quercetin. Một số flavonoid khác là rutin, quercetin-3-O-β-D
glucopyranosid, kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosid [21].
Hợp chất phenolic và dẫn chất
Các hợp chất phenolic là những sản phẩm thứ cấp rất quan trọng trong thực vật và
có nhiều tác dụng dược lý như chống oxy hóa, kháng viêm. Trong Bạch hoa xà thiệt
thảo chủ yếu có acid benzoic, acid ferulic, acid coumaric, acid caffeic và các dẫn
chất của chúng.
Như vậy, thành phần hóa học trong Bạch hoa xà thiệt thảo chủ yếu có:
hentriaconotan, stigmastatrienol, acid ursolic, acid oleanolic, β-sitosterol, acid para
coumaric, β-sitosterol-D-glucosid (Trung dược học), asperulosid, acid
asperulosidic, acid geniposidic, acid deacetylasperulosidic, scandosid methylester,
5-O-feruol scandosid methylester, 2-methyl-3-hydroxyanthraquinose, 2-methyl-3
methoxyanthraquinose, 2-methyl-3-hydroxy-4-methoxyanthraquinose [5].

Tác dụng dược lý
Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của Bạch hoa xà thiệt thảo với các tác
dụng như chống oxy hóa, chống virus, chống ung thư, bảo vệ tế bào thần kinh [12],
[26], [43], [56]. Dưới đây chỉ trình bày các nghiên cứu liên quan đến tác dụng bảo
vệ gan, hạ men gan, chữa viêm gan [19,24].
Tác dụng bảo vệ gan
Dịch chiết nước Bạch hoa xà thiệt thảo được sấy phun và hòa lại vào nước với các
nồng độ khác nhau. Tác dụng thu dọn gốc tự do của dịch chiết này đã được kiểm tra
bằng thuốc thử DPPH với nồng độ thu dọn 50 % gốc tự do SC50 là 0,15 ± 0,006
mg/ml. Kế tiếp, dịch chiết này được ủ với tế bào gan người LO2 các nồng độ khác
nhau (0,3; 0,5; 1; 3; 5 mg/ml) trong 2 giờ sau đó ủ với H2O2 200 µM trong 6 giờ.
Kết quả cho thấy dịch chiết nước Bạch hoa xà bảo vệ được tế bào gan LO2 và tác
dụng này phụ thuộc vào liều. Cơ chế của tác dụng bảo vệ này là chặn q trình
apoptosis của tế bào gan LO2 kích hoạt bởi H2O2 qua con đường MEK/ERK.
Nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ gan của Bạch hoa xà thiệt thảo như là một
chất chống stress oxy hóa [19]. Trong một nghiên cứu tương tự, dịch chiết nước
Bạch hoa xà thiệt thảo thử nghiệm với liều 100 và 300 mg dược liệu khơ/ 3ml/ kg
chuột thử nghiệm có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan AST, ALT trước tác nhân
gây suy gan cấp là D-galactosamin và CCl4 [28].

.


.

Dịch chiết ethanol Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng bảo vệ gan trước tác nhân gây
tổn thương gan là lipopolysaccharid. Chuột được uống mẫu thử Bạch hoa xà thiệt
thảo trong 4 tuần sau đó bị gây độc bằng lipopolysaccharid. Nồng độ AST và ALT
huyết thanh của nhóm thử với dịch chiết Bạch hoa xà thiệt thảo thấp hơn và hoạt
động của enzym superoxide dismutase ở nhóm này tăng lên đáng kể đáng kể so với

nhóm chứng. Do đó, nhóm nghiên cứu kết luận rằng Hedyotis diffusa có thể có tác
dụng bảo vệ chống lại tổn thương gan do lipopolysaccharid ở chuột, ít nhất một
phần là do hoạt động chống oxy hóa [24]. Trong một nghiên cứu tương tự, nhóm
nghiên cứu này cũng đã xác định khả năng bảo vệ gan khỏi tình trạng béo phì ở
chuột bị gan nhiễm mỡ. Chuột được cho ăn khẩu phần giàu năng lượng và uống cao
cồn chiết từ Bạch hoa xà thiệt thảo trong 12 tuần. Kết quả ở nhóm này nồng độ
triglycerid và cholesterol, AST và ALT trong huyết thanh giảm đáng kể so với lô
chứng; Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ trên
súc vật thí nghiệm [23].
Dịch chiết nước Bạch hoa xà thiệt thảo ứng với liều 5 g dược liệu khô/ 5 kg thể
trọng có tác dụng bảo vệ gan chuột khỏi viêm gan cấp gây ra bởi D-galactosamin/
lipopolysaccharid. Các chỉ số men gan được cải thiện đáng kể so với nhóm chứng
và cơ chế của tác dụng này liên quan đến chuyển hóa các chất tại gan [15].
Asperulosid được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ gan khỏi những tổn thương gây ra
bởi các chất hóa học bằng khả năng loại bỏ các gốc tự do [41].
Tóm lại có nhiều nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan, điều trị gan nhiễm mỡ, giảm
men gan của Bạch hoa xà thiệt thảo. Các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về khả
năng bảo vệ gan của Bạch hoa xà thiệt thảo trước các tác nhân hại cho gan được
dùng trong thử nghiệm như CCl4, H2O2, lipopolysaccharid, D-galactosamin… Và
các chỉ số sinh hóa như enzym AST, ALT, superoxid dismutase được dùng để đánh
giá tác dụng bảo vệ gan của dược liệu này.
Tác dụng chống oxy hóa
Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế q trình peroxy hóa lipid trong gan
chuột nhắt trắng; dịch chiết cồn 80 % và dịch chiết aceton của Bạch hoa xà thiệt
thảo có tác dụng chống oxy hóa mạnh [7].
Tác dụng kháng viêm
Bạch hoa xà thiệt thảo thể hiện tác dụng kháng viêm trong mơ hình gây viêm bàn
chân chuột bằng carrageenan. Dịch chiết nước Bạch hoa xà thiệt thảo ở liều 300 mg
dược liệu khô/ 3ml/ kg kháng viêm 31-42 % so với nhóm chứng, và tác dụng này
phụ thuộc vào liều [28]. Dịch chiết nước của Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng


.


.

kháng viêm thận ở chuột nhắt trắng gây ra bởi lipopolysaccharide [49], trong một
nghiên cứu tương tự, dịch chiết nước này cịn có tác dụng giảm viêm khớp gây ra
bởi collagen ở chuột thử nghiệm, cơ chế của tác dụng này là làm giảm nồng độ các
cytokin IL-1β và TNF-α [60]. Ngoài ra dịch chiết flavonoid toàn phần của Bạch hoa
xà thiệt thảo cịn có tác dụng kháng viêm ở dòng tế bào RAW 264.7 bị gây viêm bởi
lipopolysaccharid qua cơ chế giảm sự phosphoryl hóa NF-κB và giảm sự
phosphoryl hóa các phân tử tín hiệu MAPK [13].
Ngồi những thử nghiệm trực tiếp từ cao chiết, các chất phân lập được có hàm
lượng lớn trong cây Bạch hoa xà thiệt thảo cũng đã được nghiên cứu nhiều. Dưới
đây chỉ trình bày một số hợp chất tiêu biểu trong cây Bạch hoa xà thiệt thảo và các
tác dụng liên quan đến gan của chúng.
Acid oleanolic: Acid oleanolic là chất đối chiếu trong định tính Bạch hoa xà thiệt
thảo trong chuyên luận Dược điển Việt Nam V [1]. Aicd oleanolic là hợp chất
triterpenoid tồn tại rộng rãi trong thực phẩm, dược liệu và các loại thực vật khác.
Acid oleanolic có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại tổn thương gan do hóa chất ở
động vật thí nghiệm. Cơ chế bảo vệ gan của hợp chất này có thể liên quan đến việc
ức chế hoạt hóa chất độc và tăng cường hệ đề kháng của cơ thể [32].
Tác dụng bảo vệ gan của acid oleanolic được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1975.
Trong nghiên cứu này, acid oleanolic có hiệu quả cao trong bảo vệ tổn thương gan
chuột gây ra bởi CCl4. Acid oleanolic bảo vệ gan bị gây độc không chỉ bởi CCl4, mà
còn bởi acetaminophen, cadmium, bromobenzen, phalloidin, thioacetamid,
furosemid, colchicine [32]. Tác dụng bảo vệ của acid oleanolic đối với gan có thể là
do khả năng chống oxy hóa, chống viêm và tác dụng lên các enzym chuyển hóa
thuốc [33].

Acid p-coumaric: Acid p-coumaric còn được gọi là acid 4-hydroxycinnamic, là
một acid phenolic, đã được nghiên cứu rộng rãi do có tác dụng sinh học và phân bố
rộng rãi trong thực vật. Acid p-coumaric có tác dụng dược lý chống oxy hóa, chống
viêm, chống ung thư và kháng khuẩn. Acid p-coumaric có tác dụng bảo vệ gan và
thận khỏi độc cấp gây ra bởi cisplatin [17]. Trong một nghiên cứu khác trên chuột
C57BL/6, các nhà khoa học đã phát hiện khả năng bảo vệ gan khỏi ethanol của acid
p-coumaric [25]. Acid p-coumaric cịn có tác dụng chống oxy hóa, đây là một chất
ức chế sự tạo thành các gốc tự do và giảm tình trạng oxy hóa LDL [52].

.


.

Phương pháp định lượng trong kiểm nghiệm Bạch hoa xà thiệt thảo
Acid oleanolic và acid ursolic là hai triterpen chính trong Bạch hoa xà thiệt thảo,
trong đó hàm lượng acid ursolic cao hơn so với acid oleanolic. Hàm lượng thu được
là 2,580 ± 0,105 mg/g đối với acid ursolic và 0,582 ± 0,023 mg/g đối với acid
oleanolic [10].
Định lượng đồng thời hai chất này bằng HPLC với điều kiện sắc ký:
- Ct (25 cm ì 4 mm, 5 àm)
- Phỏt hiện: Bước sóng 210 nm
- Tốc độ dịng: 1 ml/phút
- Thể tích tiêm: 10 µl
- Nhiệt độ cột: 40 oC
- Pha động: Kênh A (acetonitril) và kênh B (nước chứa 0,1 % acid phosphoric)
- Chương trình pha động được trình bày trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Điều kiện pha động định lượng acid oleanolic và acid ursolic

Thời gian

0
25
40
60

Kênh A (%)
22
23
23
90

Kênh B (%)
78
77
77
10

Ngồi ra, cịn có nghiên cứu định lượng chất đánh đấu là acid p-courmaric trong
Bạch hoa xà thiệt thảo bằng phương pháp HPLC [46]. Acid p-coumaric có nhiều tác
dụng dược lý như bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống virus, kháng viêm [33], [40],
[25]. Acid p-coumaric có độ bền cao ít bị ảnh hưởng bởi các giai đoạn chiết xuất,
với hàm lượng xác định được trong nghiên cứu là 0,08 - 0,17 % (khối lượng/ khối
lượng).
Điều kiện sắc ký:
- Cột: Agilent TC-C18 (4,6 ì 250 mm, 5 àm).
- Tin ct: SHIMADZU LC C18 (4,6 ì 10 mm, 5 àm).
- Pha động: Methanol/ nước có 0,1 % acid phosphoric (tỷ lệ 30/70 thể tích/ thể
tích).
- Thể tích tiêm mẫu: 20 µl.
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.

- Nhiệt độ buồng cột: 25 oC.

.


.

Các nghiên cứu định lượng chất đánh dấu để kiểm soát chất lượng của Bạch hoa xà
thiệt thảo chủ yếu tập trung vào sự đa dạng của các thành phần bằng một loạt các
phương pháp phân tích, chẳng hạn như UV, HPLC, TLC và LC/MS. Tuy nhiên, quá
trình định lượng một số chất đánh dấu trong dược liệu này gặp nhiều khó khăn do
hàm lượng các chất này thay đổi khá nhiều theo vùng trồng cũng như thời gian thu
hái [10]. Các cơng trình nghiên cứu về định lượng chất đánh dấu trong Bạch hoa xà
thiệt thảo được liệt kê trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các nghiên cứu định lượng hoạt chất trong Bạch hoa xà thiệt thảo
Chất đánh giá

Phương pháp

Kết quả

TLTK

HPLC

Hàm lượng deacetyl asperulosidic acid
methyl ester của 22 mẫu trong khoảng
0,31 - 3,34 mg/g.

[46]


TLC

Hàm lượng acid oleanolic của 3 mẫu
trong khoảng 1,63 % - 1,72 %

[35]

HPLC

Hàm lượng isoscutellarein có mối liên
quan chặt chẽ đến thời điểm thu hái và
có sự khác biệt về hàm lượng
isoscutellarein giữa lá (1,11–2,72
mg/g) và thân (0,35 - 0,94 mg/g).

[8]

Acid p-coumaric

HPLC

Hàm lượng acid p-coumaric trong
thuốc tiêm H. diffusa sản xuất từ bốn
nhà máy nằm trong khoảng 0,34 tới
0,49 mg/ml.

[53]

Acid p-coumaric


HPLC

Hàm lượng acid p-coumaric trong 13
mẫu trong khoảng 0,46 - 1,88 mg/ml.

[54]

HPLC

Hàm lượng 3,4-dihydroxy methyl
benzoat của 8 mẫu trong khoảng 40,8 87,0 μg/g.

[37]

UV

Polysaccharid được định lượng bằng
phương pháp phenol-acid sulfuric
spectrophosured tại bước sóng 490
nm, hàm lượng tính được là 15,10 %.

[31]

HPLC

Sáu mẫu đã được định lượng với kết
quả hàm lượng acid ursolic trong
khoảng 1,75 - 3,37 mg/g và hàm lượng
acid oleanolic trong khoảng 0,50 0,80 mg/g.


[47]

Deacetyl
asperulosidic acid
methyl ester
Acid oleanolic

Isoscutellarein

3,4-dihydroxy methyl
benzoat

Polysaccharid

Acid ursolic và acid
oleanolic

.


.

Chất đánh giá
Acid ursolic và acid
oleanolic

Acid ursolic và acid
oleanolic
2-Hydroxy-3methoxy-7-methyl

anthraquinon
2-Hydroxy-1methoxy anthraquinon

Asperulosid
E-6-O-p-coumaroyl
scandosid
methyl
ester
E-6-O-pcoumaroyl scandosid
methyl
ester-10methyl ether

3,4-dihydroxy methyl
benzoat,
acid
p-coumaric,
acid
ferulic,
(E)-6-O-pcoumaroyl scandosid
methyl ester

Acid
geniposidic,
acid
ursolic,
quercetin và acid
p-coumaric

.


Phương pháp

Kết quả

TLTK

HPLC

Hàm lượng hai chất này liên quan chặt
chẽ đến thời điểm thu hái và nằm
trong khoảng 1,17 - 3,75 mg/g đối với
acid ursolic và 0,19 - 0,96 mg/g đối
với acid oleanolic.

[59]

HPLC-MS/MS

Hàm lượng acid ursolic và acid
oleanolic lần lượt là 0,15 % - 0,65 %
và 0,06 % - 0,17 %.

[48]

HPLC

Hàm lượng trong khoảng 0,16 - 0,51
và 0,22 - 0,49 mg/g lần lượt với 2hydroxy-3-methoxy-7-methyl
anthraquinon


2-hydroxy-1methoxyanthraquinon.

[34]

HPLC

Hàm lượng asperulosid, E-6-O-pcoumaroyl scandosid methyl ester và
E-6-O-p-coumaroyl scandosid methyl
ester-10-methyl ether đã được xác
định trong 23 mẫu. Kết quả trải rộng
trong khoảng 0–7,885; 1,104–7,159 và
0–1,795 mg/g lần lượt cho asperulosid,
E-6-O-p-coumaroyl scandosid methyl
ester và E-6-O-p-coumaroyl scandosid
methyl ester-10-methyl ether.

[27]

HPLC

Bốn hợp chất đã được định lượng
trong H. diffusa với kết quả 2,25 2,63; 7,02 - 7,15; 0,96 - 1,17 và 7,16 7,33 g/l lần lượt cho 3,4-dihydroxy
methyl benzoat, acid p-coumaric, acid
ferulic

(E)-6-O-p-coumaroyl
scandosid methyl ester.

[55]


CE

Bốn hợp chất đã được định lượng
trong H. diffusa với hàm lượng lần
lượt là 1,004; 1,182; 0,110 và 0,067
mg/g cho acid ursolic, acid
geniposidic, quercetin và acid pcoumaric.

[14]


0.

TỔNG QUAN VỀ BÁN CHI LIÊN
Đặc điểm thực vật học
Tên gọi
Tên khác: Hồng cầm râu, Thuẫn râu, Cỏ tín lá hẹp [6].
Tên khoa học: Scutellaria barbata D. Don, (Lamiaceae) [57].
Đồng danh: Scutellaria rivularis Wall. 1830, Scutellaria adenophylla Miq.1861,
Scutellaria komarovii Levl. 1910 [51].
Tên nước ngoài: Barbed skullcap (Anh), Ban–zhi–lian (Trung Quốc) [50],
Banjiryun (Hàn Quốc).
Phân bố, sinh thái
Bán chi liên là loài ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc ở nơi đất ẩm thấp như ruộng mới
bỏ hoang, đất trống trong thung lũng, ven đồi và gần nguồn nước. Cây con mọc từ
hạt vào tháng 4 – 5, sinh trưởng nhanh trong mùa hè, sau mùa hoa và quả, cây có
thể tàn lụi vào giữa mùa thu. Hạt Bán chi liên nhỏ, phát tán gần nên trong tự nhiên
thường thấy cây mọc thành từng đám nhỏ.
Bán chi liên phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á: Nhật Bản,
Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam,

cây thường gặp ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải
Dương, Ninh Bình, Thanh Hố,…[2].
Mơ tả
Cây thảo, cao 15 - 50 cm, thân mảnh, mọc đứng, nhẵn hoặc có lơng nhỏ.
Lá mọc đối, hình trứng, dài 1,25 – 2,5 cm, rộng 0,7 – 0,8 cm, gốc hình nêm hoặc
hình tim, đầu nhọn, mép có răng cưa. Những lá gần ngọn khơng có cuống, những lá
phía dưới cuống mảnh dài 5 – 6 mm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Lá bắc dạng lá, đài hình chng, dài 1,5 – 2mm, nhẵn hoặc
hơi có lơng, có đường gân giữa. Tràng màu xanh lơ hay tím nhạt, dài 9 – 10 mm,
chia hai mơi, mơi trên có 3 thuỳ: thuỳ giữa lớn, thuỳ bên hẹp, mơi dưới rộng và
trịn, có lơng mịn. Nhị 4, dính vào 1/3 phần dưới của tràng, chỉ nhị có lơng ở gốc,
bầu nhẵn.
Quả nhẵn hoặc có lơng [3], [6].

.


1.

Bộ phận dùng
Toàn cây – Herba Scutellariae barbatae.
Thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè, lúc cây ra hoa. Rửa sạch, phơi khơ, bó lại để
dùng [6].
Cơng dụng
Thường dùng trị viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm ruột thừa, khối u tân sinh, áp xe
phổi. Liều dùng 20 - 40 g có thể lên tới 80 g, dạng thuốc sắc [6].
Một số bài thuốc có chứa Bán chi liên:
Chữa đinh nhọt, viêm gan: Liều 20 - 40 gram cây khô, sắc uống, dùng riêng hay
phối hợp với các vị thuốc khác. Chữa ung thư phổi, ung thư gan, ung thư trực tràng
ở thời kỳ đầu: Bán chi liên 40 gram và Bạch hoa xà thiệt thảo 80 gram, cho vào 600

ml nước, sắc còn 200 ml, chia uống trong ngày vào lúc đói, cũng có thể nấu thành
nước uống thay trà hàng ngày [11].
Thành phần hóa học
Tinh dầu
Năm 2004, Yu và các cộng sự đã phân tích các thành phần của tinh dầu của S.
barbata bằng phương pháp sắc ký khí (GC và GC-MS). Thành phần chính của tinh
dầu gồm có: hexahydrofarnesylaceton (11,0 %), 3,7,11,15-tetramethyl-2hexadecen-1-ol (7,8 %), menthol (7,7 %), 1-octen-3-ol (7,1 %), linalool (6,7 %)
[29].
Hợp chất flavonoid
S. barbata chứa rất nhiều hợp chất flavonoid và dẫn chất của chúng, có khoảng 49
hợp chất đã được phân lập thuộc các cấu trúc: flavon, flavonoid glycosid, flavanon
và chalcon. Trong số đó, scutellarin là flavonoid chính, được nghiên cứu nhiều về
tác dụng dược lý, có hàm lượng cao nhất và thường được sử dụng để kiểm soát chất
lượng dược liệu Bán chi liên. Dược điển Việt Nam V, Dược điển Trung Quốc 2015
quy định hàm lượng scutellarin trong toàn cây trên mặt đất phơi khô của Bán chi
liên được xác định bằng HPLC phải lớn hơn 0,20n % [1].
Một số flavonoid được phân lập từ S. barbata D. Don:
-Flavon: alpinetin, apigenin, baicalein, luteolin, quercetin, rivularin, scutellarin,
scutevurin, wogonin.
-Flavonoid glycosid: scutellarin, baicalin, isoscutellarein-8-O-glucuronid, apigenin7-O-β-D-glucosid, luteolin-7-O-β-D- glucopyranosid.
- Flavanon: carthamidin, isocarthamidin, eriodictyol, naringenin …

.


×