Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Quản lý vĩ mô và ngành kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.46 KB, 37 trang )

LỜI PHÁT BIỂU CỦA ĐƠN VỊ CHỦ NHÀ – TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI
NGOẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGƯT,TS. Phạm Châu Thành
Hiệu trưởng
Kính thưa Quý vị đại biểu!
Thay mặt ban tổ chức hội thảo, đồng thời với tư cách là đơn vị chủ nhà, chúng tôi xin nhiệt
liệt chào mừng quý vị đại biểu, kính chúc quý vị mạnh khỏe, vui tươi và đóng góp nhiều ý kiến để
buổi hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp.
Kính thưa Quý vị đại biểu!
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Hội nhập: hợp tác và cạnh tranh” được tổ chức hôm
nay xuất phát từ ý tưởng và quyết tâm của hai trường: Trường Đại học Thương mại và Trường Cao
đẳng Kinh tế Đối ngoại, nhằm tạo một diễn đàn quốc tế để các nhà nghiên cứu, hoạch định chính
sách, các nhà quản lý giáo dục, quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp đến từ Việt Nam và các nước:
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Hàn Quốc, Cộng hòa Áo, Cộng hòa Liên bang Đức đóng
góp tiếng nói, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề có liên quan đến hội nhập, hợp tác và
cạnh tranh, đồng thời qua đó tạo mối quan hệ hiểu biết nhau hơn, góp phần đẩy mạnh quá trình hội
nhập hợp tác trong khu vực và thế giới.
Với tinh thần đó, một lần nữa, chúng tôi hoan nghênh sự hiện diện của quý vị đại biểu tại Hội
thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh hôm nay.
Kính chúc Quý vị đại biểu sức khỏe.
Chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng kính chào.
1
CHỦ ĐỀ 1: QUẢN LÝ VĨ MÔ VÀ NGÀNH KINH TẾ
2
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VIỆT NAM
PGS.TS.Bùi Xuân Nhàn - Phó hiệu trưởng, ĐHTM
Tóm tắt
Thời gian qua, ngành du lịch nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt từ
khi nước ta gia nhập và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thể
hiện qua số lượng khách du lịch quốc tế, nội địa và thu nhập từ du lịch. Bên cạnh những cơ hội và


thuận lợi to lớn để phát triển thì chúng ta đang đứng trước những thách thức rất lớn đó là áp lực
cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung trong đó có ngành du lịch nói riêng sẽ ngày càng gia tăng.
Với tư cách là một điểm đến có tiềm năng, song so với một số nước có ngành du lịch khá phát triển
trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan và Singapore đã trở thành những điểm đến thành công và có
thương hiệu trên thị trường du lịch thế giới và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với điểm
đến du lịch Việt Nam thì năng lực cạnh tranh của điểm đến Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam cả về mặt lý luận
và thực tiễn. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến, các mô hình đánh giá
năng lực cạnh trang điểm đến và thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam theo
những tiêu chí của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) so với một số nước trong khu vực như Malaysia,
Thái Lan và Singapore từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của
du lịch Việt Nam thời gian tới.
HOÀN THIỆN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, Trường ĐHTM
Tóm tắt
Ngày 01 tháng 01 năm 2009, Việt Nam đó chính thức mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ theo
cam kết của WTO. Đây là cơ hội để các đô thị nước ta đẩy mạnh việc phát triển hệ thống phân phối
hiện đại, và đi cùng với đó là phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Quy hoạch kết cấu hạ
tầng thương mại đô thị được Chính phủ đặc biệt quan tâm và dành đầu tư thích đáng. Song trong
quá trình thực hiện cho thấy kết cấu hạ tầng thương mại đô thị nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ, chất
lượng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của kinh doanh hiện đại cho các đô thị trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở khái luận cơ bản về kết cấu hạ tầng thương mại đô thị,
tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh… để
đáng giá thực trạng kết cấu hạ tầng thương mại đô thị Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải
hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại đô thị nước ta đáp ứng yêu cầu hội nhập
NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG
NỘI ĐỊA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
PGS.TS. Bùi Hữu Đức, Khoa QTDN, ĐHTM
Tóm tắt

Mặc dù là một quốc gia có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp và có nhiều mặt hàng nông
sản xuất khẩu nằm trong tốp đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu, cá basa… nhưng trong điều kiện hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, khi nông sản nhập khẩu bắt đầu tràn ngập thị trường
trong nước, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất trong nước trên chính thị
trường nội địa đang được đặt ra như một yêu cầu mang tính tất yếu.
Bài viết này tập trung phân tích thực trạng nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian
qua, đánh giá tình thế cạnh tranh của nông sản sản xuất trong nước trên chính thị trường nội địa, chỉ
ra các nguyên nhân cơ bản của tình trạng khả năng cạnh tranh hạn chế của nông sản sản xuất trong
3
nước so với nông sản nhập khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng cạnh tranh
của nông sản Việt Nam trên thị trường nội địa trong thời gian tới.
Từ khoá của bài viết: Cạnh tranh thị trường nông sản nội địa, khả năng cạnh tranh của nông
sản Việt Nam, nhập khẩu nông sản, thị trường nông sản…
COOPERATION AND COMPETITION BY SEA PORTS INTERGRATION INTO
HINTERLAND
Irina Dovbischuk, Nguyen Khoi Tran, Hans-Dietrich Haasis

– Bremen University, Germany
Abstract
The process of a country’s international integration is, to a large degree, interdependent with the
regional sustainable development. This depends strongly on transport, logistics, production,
innovation and the capacity of local actors to take into account different interests, to consolidate
regional resources and competences and to integrate the regional sea port based logistics cluster into
regional hinterland and global supply chains. Actors taking influence in the sustainable regional
development in the context of sea ports, whatever the country is, build a very complex network in the
sense of cooption, i.e. a balance between cooperation and competition. After the theoretical-historical
review of sea ports regionalization this paper shows the approach for improving cooperation and
better maintaining the challenges in the transport and logistics. After this, the paper draws conclusions
on the explanatory power of the theoretical approach of cluster management in understanding in what
ways the process of the Vietnam’s international integration by sustainable regional development

could be shaped in logistics regions.
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-ẤN ĐỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP HIỆN NAY
PGS.TS Doãn Kế Bôn – Khoa TMQT, ĐHTM
Tóm tắt
Ấn độ là một thị trường thương mại lớn, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời
gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước. Phát triển quan hệ thương
mại với Ấn độ là một đòi hỏi cấp thiết trong tiến trình hội nhập của nước ta hiện nay.
Trong khuôn khổ bài viết này với cách tiếp cận từ nghiên cứu các đặc điểm thương mại của
Ấn độ, phân tích toàn diện thực trạng quan hệ thương mại Việt nam- Ấn độ thời gian qua, đánh giá
những thành công, tồn tại, nguyên nhân đề xuất một số giải pháp phát huy các lợi thế phát triển quan
hệ thương mại giữa Việt nam- Ấn độ để thực hiện mục tiêu, kim ngạch hai chiều đạt 7 tỷ USD vào
năm 2015 mà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận
Bài viết sử dụng các số liệu thứ cấp và ý kiến các chuyên gia, tổng hợp, phân tích, so sánh
đánh giá đề xuất để giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
Quan hệ thương mại giữa hai nước bao gồm nhiều nội dung, bài viết này chủ yếu giới hạn ở
quan hệ thương mại về hàng hóa.
Abstract
India is a major trading partner of Vietnam, but the trade relations between Vietnam and
India are below the level of actual potential of the two countries. Therefore, it is necessary to develop
trade relations with India in the process of international integration of Vietnam.
In this paper, after viewing some commercial characteristics of India market, analysing the
situation of Vietnam-India trading relations in the past few years, I would like to make some
recommendations to promote trading relations between Vietnam and India, to gain the trade value of
7 million USD in the year 2015 as the two nations agreed.
4
My methodology in this paper includes secondary data analysis, in-depth interview, synthesis
method and comparative method.
Vietnam and India have developed bilateral relations in many fields but in my paper I
mention relation of trade in goods only.

CẤU TRÚC LẠI CÁC NGÀNH SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM THEO HƯỚNG NÂNG CAO
GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU
PGS.TS. Hà Văn Sự - Khoa KT, ĐHTM
Tóm lược
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thì Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức và còn nhiều
việc phải làm. Trên cơ sở nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu với tư cách là một hình thái cấu trúc mới
của nền kinh tế thế giới hiện đại, bài viết đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa và đưa ra một
số giải pháp góp phần cấu trúc lại các ngành sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cho
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập hiện nay.
Từ khóa: Hàng hóa xuất khẩu; Chuỗi giá trị toàn cầu; Giá trị gia tăng; Cấu trúc ngành sản
xuất.
Abstract
In order to increase the added value of export goods, especially after the global financial and
economic crisis, Vietnam has still faced with many problems. On the basis of global value chain as a
new structure mode of a modern world economy, the export situation of goods was analyzed in this
document and some solutions were presented to make contribution to the restructure of export sectors
towards the increased added value of export commodities in Vietnam in the context of current
globalization and integration.
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
TS. Nguyễn Văn Lưu, ThS. Đoàn Mạnh Cương - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tóm tắt
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với sự phát
triển kinh tế thế giới. Hiện nay, du lịch chiếm vị trí hàng đầu trong thương mại toàn cầu, được coi là
ngành xuất khẩu và tạo việc làm lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ XXI,
du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Với vai trò ngày càng
tăng của ngành Du lịch trong nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều quốc gia coi trọng phát triển du
lịch, coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với sự thịnh vượng về kinh tế,

đời sống của người dân được cải thiện nên nhu cầu du lịch ngày càng tăng, khả năng thanh toàn và
thời gian nhàn rỗi cũng tăng nên nhu cầu du lịch nhanh chóng chuyển hoá thành cầu du lịch. Khách
du lịch ngày càng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, linh hoạt và độc lập hơn; có nhu cầu cao hơn
về chất lượng và năng động hơn trong quá trình du lịch. Nhiều điểm đến du lịch mới nổi lên. Phương
tiện vận chuyển ngày càng hiện đại và thuận tiện hơn. Vai trò và ảnh hưởng của các hãng lữ hành và
truyền thông trên thị trường ngày càng tăng. Khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng vệ sinh,
môi trường của các cơ sở dịch vụ và điểm đến du lịch. Điều đó làm gia tăng áp lực với các nước
trong phát triển du lịch và phải nâng cao năng lực cạnh tranh (gọi tắt là NLCT). Do đó, NLCT trở
thành yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công mang tính dài hạn của một quốc gia, một điểm
đến du lịch.
Các nước thành công trong phát triển du lịch đều là những nước thắng lợi trong cạnh tranh.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, quốc gia nào không chú trọng nâng cao NLCT sẽ
không thu hút được nhiều khách du lịch và thất bại trong cạnh tranh. Ngược lại, quốc gia nào có
chiến lược cạnh tranh toàn diện, biết đặt trọng tâm nâng cao NLCT, vị thế cạnh tranh của nước đó
5
sẽ được khẳng định, hiệu quả thu hút khách du lịch sẽ ngày càng cao. Với ảnh hưởng ngày càng tăng
của cạnh tranh, các nước quan tâm phát triển du lịch buộc phải nỗ lực tìm mọi cách tạo sản phẩm
khác biệt để thu hút khách du lịch. Do vậy, các quốc gia đều nỗ lực xây dựng thương hiệu riêng và sử
dụng các phương tiện marketing hiện đại để thu hút khách du lịch. Nói cách khác, cạnh tranh giữa
các nước du lịch phát triển làm gia tăng nỗ lực sử dụng các biện pháp tạo lợi thế cạnh tranh.
Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch toàn cầu và khu vực, những năm gần đây, Du
lịch Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Du lịch phát triển đã góp phần tạo nhiều
việc làm, tăng thu nhập ngoại tệ, cải thiện kết cấu hạ tầng và nhiều lĩnh vực trọng yếu khác. Tài
nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi là những nguồn lực và nhân tố quan
trọng đối với sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và thu
nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Trong bảng xếp NLCT du
lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới từ năm 2007 đến nay, Việt Nam luôn ở thứ hạng thấp hơn so với
một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Các nước
trên đều thành công trong cạnh tranh thu hút khách quốc tế và trở thành điểm đến quen thuộc được

biết đến rộng rãi trên thị trường du lịch thế giới. Phải chăng Du lịch Việt Nam đang ở thế yếu về
NLCT điểm đến so với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực? Nguyên nhân nào làm cho Việt
Nam trong nhiều năm liền không vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trong khu vực trong bảng xếp
hạng NLCT du lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới? Phải có chính sách như thế nào để Du lịch Việt
Nam cải thiện được thứ hạng, nâng cao được vị thế cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt
từ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực? Vì vậy, việc tập trung đi sâu nghiên cứu để phác hoạ bức
tranh toàn cảnh thực trạng NLCT của Du lịch Việt Nam hiện nay, thấy được Du lịch Việt Nam đang
ở vị trí nào và nguyên nhân vì sao Du lịch Việt Nam luôn ở thứ hạng thấp trong các bảng xếp hạng
NLCT du lịch toàn cầu để từ đó đưa ra quan điểm và khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT của Du lịch
Việt Nam trong thời điểm hiện nay là rất cấp thiết.
Thông qua Hội thảo này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần ý kiến nhằm nâng cao NLCT của
Du lịch Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch quốc tế hấp dẫn và có vị thế cạnh tranh
cao trong khu vực và trên thế giới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên – Khoa SĐH, ĐHTM
Tóm tắt
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về Basel 1, 2 và 3; khảo sát, đánh giá thực trạng hệ số an
toàn vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian gần đây bằng nguồn
thông tin thứ cấp, so sánh tham chiếu với một số ngân hàng trên thế giới, bài viết đề xuất một vài ý
kiến nhằm nâng cao hệ số an toàn vốn của ngân hàng với hi vọng góp thêm những luận cứ khoa học
và thực tiễn cho sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM Việt Nam, đưa các NHTM Việt Nam
từng bước hội nhập với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SAU GẦN 5 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
TS. Phạm Xuân Hậu – Khoa KSDL, ĐHTM,
Tóm tắt
Ngay khi Việt Nam gia nhập WTO 11-01-2007, chúng tôi có bài viết “Phát triển du lịch Việt
Nam trong điều kiện gia nhập WTO” đăng trên tạp chí Khoa học Thương mại số 18/2007. Bài viết
đã phân tích những cơ hội, thách thức đối với du lịch Việt Nam và đề xuất các giải pháp đối với

6
ngành và đối với các doanh nghiệp du lịch để sớm đưa du lịch nước ta thành một ngành kinh tế quan
trọng của đất nước.
Ở bài viết lần này, trên cơ sở phân tích thực trạng việc tận dụng những cơ hội, vượt qua các
thách thức, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành du lịch trong
gần 5 năm qua kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch giai
đoạn 2012 đến 2020. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các phuơng pháp nghiên cứu
định lượng và định tính kết hợp phương pháp phân tích, so sánh trên cơ sở các nguồn số liệu thứ
cấp.
Từ khóa: WTO, mở cửa thị trường, cơ hội và thách thức, năng lực cạnh tranh, giải pháp phát triển
du lịch.
CẠNH TRANH KINH TẾ TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG 2008
PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch - Học viện Ngoại giao
Abstract
Tháng 6/2011, Giáo sư N. Roubini (New York), chuyên gia kinh tế nổi tiếng vì dự báo chính
xác tình hình khủng hoảng tài chính hiện nay, vừa đưa ra lời cảnh báo rằng, có 4 yếu tố tiêu cực
đang đồng thời tác động đến kinh tế thế giới. Đó là quá trình tái cấu trúc nợ tại châu Âu, tình trạng
suy thoái của Nhật Bản, sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và những khó khăn về tài chính
của Mỹ. Với sự tác động của 4 yếu tố trên, nên có 30% khả năng sẽ tạo ra một “cơn bão kinh tế toàn
diện” trong khoảng 2 năm nữa. Kinh tế thế giới đang đứng trước những nguy cơ mới. Theo Giáo sư
Roubini: “Hiện nay, đã thấy rõ những dấu hiệu của sự suy yếu. Tất cả các nước đang tiếp tục đi
trên con đường gia tăng nợ của nhà nước và của tư nhân. Chậm nhất là vào năm 2013, tất cả những
khoản nợ nần này sẽ cho thấy hậu quả của nó. Cơn bão kinh tế toàn diện có thể đổ ập xuống kinh tế
thế giới vào năm 2013”
1
. Trong bối cảnh trên, quan hệ kinh tế giữa các nước sẽ làm nảy sinh nhiều
mối quan hệ mới, làm cho nội dung, hình thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, phong phú. Những
phân tích sau đây sẽ làm rõ điều này.
ANALYSIS OF THE PROCESS AND EXPERIENCE OF CHINA’S OVERALL OPENING-
UP TO THE WORLD:INTERNATIONALIZATION, COOPERATION AND

DEVELOPMENT
Yujie Zhang
2
Abstract
China is in possession of the most business opportunities in the world and it has changed greatly
ever since its reform and opening-up. Now, with its per capita GDP exceeding $4,000, China has
become the second largest economy all over the world, as the most vibrant emerging economy.
Developments of China do have positive economic effects on surrounding areas, on neighboring
countries and even on the whole world. It is basic experience with development, internationalization
and cooperation in China.
Key Words: Reform and Opening-up; Chinese Economy; Asian Economy; internationalization;
world Economy
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SAU GẦN 5 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
TS. Phạm Xuân Hậu – Khoa KSDL - ĐHTM
Tóm tắt
Ngay khi Việt Nam gia nhập WTO 11-01-2007, chúng tôi có bài viết “Phát triển du lịch Việt
Nam trong điều kiện gia nhập WTO” đăng trên tạp chí Khoa học Thương mại số 18/2007. Bài viết
đã phân tích những cơ hội, thách thức đối với du lịch Việt Nam và đề xuất các giải pháp đối với
1
Kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với giai đoạn khó khăn mới, Tin kinh tế thế giới, ngày 15/6/2011
2
7
ngành và đối với các doanh nghiệp du lịch để sớm đưa du lịch nước ta thành một ngành kinh tế quan
trọng của đất nước.
Ở bài viết lần này, trên cơ sở phân tích thực trạng việc tận dụng những cơ hội, vượt qua các
thách thức, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành du lịch trong
gần 5 năm qua kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch giai
đoạn 2012 đến 2020. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các phuơng pháp nghiên cứu
định lượng và định tính kết hợp phương pháp phân tích, so sánh trên cơ sở các nguồn số liệu thứ
cấp.

Từ khóa: WTO, mở cửa thị trường, cơ hội và thách thức, năng lực cạnh tranh, giải pháp phát triển
du lịch.
XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
PGS.TS Hà Văn Hội – ĐH Kinh tế, ĐHQGHN
Tóm tắt
Mặc dù xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, nhưng kim
ngạch và tốc độ tăng trưởng của hoạt động này vẫn chưa xứng với tiềm năng của nó. Nguyên nhân
của tình trạng này là do nhận thức về vai trò của xuất khẩu dịch vụ chưa thật đúng đắn, dẫn đến hệ
thống chính sách và biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ để xuất khẩu chưa được chú trọng.
Mục đích bài viết nhằm chỉ ra những điểm còn bất cập trong xuất khẩu dịch vụ cũng như
chính sách và biện pháp đối với lĩnh vực này. Thông qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp trên
góc độ vĩ mô (đối với nhà nước) và vi mô (đối với các doanh nghiệp) nhằm thúc đẩy tăng trưởng
xuất khẩu dịch vụ trong thời gian tới.
Bài viết vận dụng các phương pháp phân tích, thống kê, kế thừa...để tập hợp và tổng hợp số
liệu. Đồng thời, trên cơ sở số liệu thứ cấp, phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích
và chỉ rõ thực trạng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong thời gian qua.
Từ khóa trong bài: Phương thức xuất khẩu dịch vụ; Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, Cơ cấu dịch vụ
xuất khẩu; Chính sách xuất khẩu dịch vụ.
TIÊU CHUẨN DỊCH VỤ KHU VỰC CÔNG: NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỂ HIỆN TẠI
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
PGS. TS. Hoàng Văn Hải, Th.S Dương Thị Thu – ĐH Kinh tế, ĐHQGHN
Th.S. Trần Thị Hồng Liên – ĐH Luật , ĐHQGHN
Tóm tắt
Cải tiến chất lượng dịch vụ khu vực công là một quá trình lâu dài và liên quan đến nhiều nhóm
đối tượng hữu quan khác nhau, như được mô tả trong Chuỗi giá trị dịch vụ khu vực công. Để đảm
bảo các yếu tố trong chuỗi đạt được kết quả tốt nhất, điều cần thiết là chúng được kiểm soát thông
qua hệ thống các tiêu chuẩn phù hợp. Hệ thống tiêu chuẩn cần đơn giản, thiết thực và dễ hiểu để tất
cả các nhóm đối tượng hữu quan (người lao động, các nhà lãnh đạo và quản lý, các nhóm khách
hàng bên trong và bên ngoài/công dân) đều có thể sử dụng dễ dàng. Hơn nữa, đôi khi, người sử dụng

dịch vụ có những kỳ vọng hết sức phi thực tế vào dịch vụ công. Thay cho việc phát triển các tiêu
chuẩn chặt chẽ cho điểm đánh giá tính đúng hạn, các nhà quản lý có thể chuyển những nỗ lực của họ
vào hiểu biết, theo dõi và quản lý kỳ vọng của người dân về lượng thời gian cần cho dịch vụ. Đây là
nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của các tiêu chuẩn dịch vụ.
8
TRANH CHẤP LIÊN QUAN BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI MẶT
HÀNG THÉP TRONG WTO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM
Ths. Lê Thị Việt Nga – Khoa TMQT, ĐHTM
Tóm tắt
Để thúc đẩy cạnh tranh công bằng và đảm bảo phát triển thương mại thế giới trên nền tảng
phát triển bền vững, WTO đã đưa ra những quy định điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại của các Thành viên. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những tranh chấp xảy ra giữa các Thành
viên của WTO liên quan việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Vấn đề đặt ra là với tư
cách Thành viên của Tổ chức này, Việt Nam cần làm gì để tránh hoặc để giải quyết một cách hiệu
quả những tranh chấp liên quan biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt tranh chấp về biện pháp
phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép, một mặt hàng Việt Nam có điều kiện thuận lợi để sản
xuất và xuất khẩu nhưng đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh dữ dội của thép nhập khẩu và các
biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, tác giả
mạnh dạn đặt ra một số vấn đề cần thiết cho Việt Nam để có thể sử dụng hiệu quả những quy định
của WTO về phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép sau khi nghiên cứu những quy định của
WTO và những tranh chấp giữa các Thành viên của WTO liên quan biện pháp phòng vệ thương mại
đối với mặt hàng thép.
THỰC TRẠNG NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM VÀ NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG
NHU CẦU LIÊN KẾT KINH DOANH
Viện Phát triển doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Viện nghiên cứu và phát triển Logistics
Tóm tắt
Môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày nay không còn là sự cạnh tranh giữa các công ty với
nhau mà là giữa các chuỗi cung ứng. Việc quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi một sự cộng tác và điều
động hiệu quả dòng vật tư, hàng hóa, dịch vụ và thông tin xuyên suốt các hệ thống logistics của tất

cả các tổ chức trong mạng lưới. Việt nam có thuận lợi về điều kiện địa lý và những yếu tố để phát
triển ngành logistics, tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn hạn chế, vai trò quan trọng của ngành logistics
vẫn chưa được phát huy đúng mức, nhất là trong việc làm cầu nối trong kinh doanh, thúc đầy xuất
khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chi phí logistics ở Việt Nam cao hơn từ 130 đến
150% so với mặt bằng chung ở các nước phát triển, dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu kém của nhiều
sản phẩm và dịch vụ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không đang ngày càng
được nâng cấp và phát triển, tuy vậy, vấn đề đang nổi lên là thiếu sự kết nối giữa các phương thức
giao thông vận tải khác nhau này. Hơn nữa, năng lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng
còn hạn chế, các doanh nghiệp này cung cấp chủ yếu thuộc 3 nhóm dịch vụ logistics trên cơ sở vận
tải, kho bãi và giao nhận. Họ có nguy cơ tiếp tục bị lệ thuộc và “thua trên sân nhà” trong lĩnh vực
logistics khi phải đối mặt với các công ty có bề dày kinh nghiệm và hệ thống cung cấp dịch vụ rộng
khắp trên nhiều quốc gia.
FTA VIỆT NAM – EU : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG GIẢM THUẾ CÁ SẢN PHẨM DỆT MAY
VÀ DA GIẦY TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH GTAP.
Ths.Nguyễn Duy Đạt – Khoa TMQT, ĐHTM
Tóm tắt
Năm 2010, Việt Nam và EU đã ký tắt Hiệp định Đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) và đồng
thuận xem xét nghiên cứu đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên. Với tính chất là
một hiệp định có mức độ cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương
mại (hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…), FTA Việt Nam – EU được kỳ vọng tác động tích
cực đến nhiều ngành sản xuất cũng như nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các ngành xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam sang EU, trong đó ngành dệt may và da giày là những ngành xuất khẩu hàng đầu
9
của Việt Nam sang EU. Bài viết sử dụng mô hình GTAP để phân tích tác động của cam kết FTA
trong lĩnh vực dệt may và da giày đến tăng trưởng, xuất nhập khẩu cũng như phúc lợi của nền kinh
tế. Việc phân tích cho thấy khi EU giảm thuế đối với các sản phẩm dệt may và da giày Việt Nam một
mặt làm tăng xuất khẩu, sản lượng công nghiệp trong ngành dệt may và da giày cũng như GDP và
tích lũy vốn vật chất trong nền kinh tế. Nhưng FTA mặt khác vẫn sẽ khiến chúng ta tăng nhập siêu do
giá trị gia tăng trong ngành dệt may và da giày kém cũng như cơ cấu lạc hậu của nền kinh tế.
Từ khóa: GTAP, FTA, Việt Nam - EU, hội nhập kinh tế quốc tế, dệt may, da giày.

LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING
Th.S Vũ Thị Minh Phương – Khoa SĐH, ĐHTM
Tóm tắt
Trải qua hơn hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Song
trong thời gian qua do tác động của cưộc suy thoái toàn cầu Việt Nam cũng không tránh khỏi hiệu
ứng lan truyền này. Với sự tích cực điều hành của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước
được phục hồi nhưng vẫn còn đang tiềm ẩn những nguy cơ suy thoái, Để ổn định nền kinh tế, chính
sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái đã được sử dụng như là những công cụ
quản lý vĩ mô trọng yếu của Nhà nước.Tuy nhiên trong quá trình điều hành vẫn còn những bất cập và
tiếp tục từng bước phải điều chỉnh. Với giới hạn của bài viết này sẽ chỉ ra những bất cập của việc
điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là chính sách tiền tệ dựa trên Mô hình Mundell-Fleming
trong lý thuyết kinh tế học hiện đại, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách nhằm ổn định kinh tế
vĩ mô.
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM - YẾU TỐ CẦN THIẾT NHẰM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
ThS. Trần Mai Ước, ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm - Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Trong một thế giới mở cửa và hội nhập, việc cải thiện môi trường đầu tư hoặc hướng tới một
môi trường kinh doanh lành mạnh, đủ sức cạnh tranh là đích đến để phát triển kinh tế, xã hội của bất
kỳ quốc gia đang phát triển nào, trong đó có Việt Nam. Cải thiện môi trường đầu tư là một trong
những điểm quan trọng và cần thiết để phát triển kinh tế nhanh, bền vững của nước ta trong giai
đoạn hiện nay nhằm tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Trong những năm gần đây, kết quả thu hút đầu tư của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực,
mặc dù đạt được những kết quả bước đầu, song các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu
là các dự án có quy mô vừa và nhỏ, chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện
đại. Bài viết nêu một số vấn đề cần tập trung giải quyết để trong thời gian tới Việt Nam sẽ trở thành
một địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tạo thành chất “xúc tác” cần thiết để phát triển kinh
tế.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
Th.S Nguyễn Thị Dung Huệ - Đại học Ngoại Thương
Tóm tắt
Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm mang lại kim ngạch xuất khẩu
cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, mang lại công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao
10
động Việt Nam. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) dệt may trong nước còn sơ khai và non
yếu dẫn đến ngành công nghiệp dệt may phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung ứng bên ngoài, giá trị
gia tăng trong mỗi sản phẩm và hiệu quả xuất khẩu thấp. Điều này khiến ngành công nghiệp dệt may
Việt Nam khó có thế phát triển một cách bền vững. Do đó, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT)
cho ngành dệt may đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm không chỉ của các cơ quan
hoạch định chính sách, các chuyên gia nghiên cứu mà còn của chính các doanh nghiệp.
Bài viết giới thiệu quan điểm lý thuyết về các tiêu chí phát triển CNHT dệt may và phân tích
thực tế phát triển CNHT dệt may của Việt Nam thông qua các tiêu chí này. Từ đó, bài viết đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa ngành CNHT dệt may tuy non trẻ nhưng đóng một vai trò
vô cùng quan trọng đối với ngành công nghiệp dệt may trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN
PHẨM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM Ở THỊ TRƯỜNG MỸ
Nguyễn Thị Lệ - Khoa KT, ĐHTM
Tóm lược
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH – HĐH cũng như chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thủy sản là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam và những năm qua, xuất khẩu mặt hàng này đã có cải thiện đáng kể nhưng mức độ tăng
vẫn chưa thực sự ổn định và gặp phải không ít các rào cản từ các thị trường lớn như Mỹ. Thực tế,
năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản của nước ta chưa cao, đồng thời trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các gói trợ cấp về tài chính không còn được phép sử dụng thì vai trò
của xúc tiến thương mại Nhà nước càng được thể hiện rõ. Qua bài viết, tác giả sẽ làm rõ những vấn
đề liên quan đến xúc tiến thương mại (XTTM) Nhà nước, thực trạng năng lực cạnh tranh của sản
phẩm thủy sản và đề xuất một số giải pháp về XTTM Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của sản phẩm này ở thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Từ khóa :Năng lực cạnh tranh, Sản phẩm thủy sản, Thị trường Mỹ, Xúc tiến thương mại Nhà nước
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẦM CỠ QUỐC TẾ, SỰ CẦN THIẾT VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM
PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐẠT TẦM CỠ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Tú - Khoa KSDL, ĐHTM
Tóm tắt
Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh và xu thế hội nhập có tính toàn cầu như hiện nay, cùng
với đó, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch nước
ta phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, song cũng vì thế mà phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt ở
tầm quốc tế. Để tham gia và khẳng định thương hiệu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút khách trên
thị trường du lịch quốc tế, Việt Nam cần thiết phát triển một số điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế
có chất lượng, mang tính bền vững, đủ năng lực cạnh tranh dựa trên tiềm năng tài nguyên du lịch và
nhiều yếu tố khác.
Mục đích của bài viết là chỉ ra các tiêu chí cần có của điểm đến du lịch tầm quốc tế, khẳng
định sự cần thiết và những vấn đề cần phải giải quyết để có thể phát triển một số điểm đến du lịch
của Việt Nam đạt tầm quốc tế.
Bằng phương pháp nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, đặc biệt các nghiên cứu tổng
kết tình hình phát triển du lịch kết hợp với khảo cứu sơ bộ hoạt động du lịch tại một số điểm đến du
lịch của nước ta như Hạ Long, Hà Nội, Phố cổ Hội An, Sapa, Cát Bà,…bài viết đề cập đến một số
tiêu chí xác định điểm đến du lịch đạt tầm quốc tế; khẳng định sự cần thiết phát triển điểm đến du
lịch đạt tầm quốc tế ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá sơ bộ hoạt động du lịch tại một số điểm đến có
11
tiềm năng du lịch đặc sắc ở Việt Nam để nhận dạng tài nguyên du lịch và những bất cập trong hoạt
động du lịch, tổng hợp tình hình và đưa ra nhận định về tính cấp thiết cũng như điều kiện và các vấn
đề phải giải quyết để có thể phát triển một số điểm đến du lịch của Việt Nam đạt tầm quốc tế.
Từ khóa (keywords): Điểm đến, cần thiết, phát triển, tầm quốc tế, tiêu chí.
GIẢI PHÁP VĨ MÔ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP, HỢP TÁC VÀ CẠNH TRANH
Th.S Nguyễn Thu Quỳnh – Phòng HCTH, ĐHTM
Tóm tắt

Trong những năm gần đây, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ với thị trường xuất khẩu được mở rộng đáng kể. Bên cạnh những thị trường truyền
thống như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, nông sản nước ta đã tiếp cận thành công
các thị trường mới như Hoa Kỳ, EU, Trung Đông, Châu Phi. Tuy nhiên, số lượng thị trường và quy
mô xuất khẩu nông sản vào từng thị trường xuất khẩu như hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm
năng xuất khẩu nông sản của nước ta. Mặt khác, trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi xu thế hội
nhập, hợp tác và cạnh tranh ngày càng rõ nét, việc duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu nông
sản gặp không ít khó khăn, thách thức. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nước ta là phải phát triển thị
trường xuất khẩu nông sản để đảm bảo được kế hoạch xuất khẩu đặt ra.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản nước ta thời gian qua, nhận
diện những tác động của xu thế hội nhập, hợp tác và cạnh tranh tới thị trường xuất khẩu nông sản,
bài viết đề xuất những giải pháp vĩ mô nhằm phát triển thị trường xuất khẩu nông sản nước ta trong
bối cảnh hiện nay.
PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH Ở VIỆT NAM
Th.S. Nguyễn Văn Luyền – Khoa KSDL, ĐHTM
Tóm tắt
Trên thế giới, Du lịch tâm linh (DLTL) đã tồn tại và phát triển từ trăm năm nay. Đây là một
trong những loại hình Du lịch (DL) chiếm tỷ trọng lớn trong ngành DL. Ở Việt Nam, trong chiến
lược phát triển DL 2001 – 2010 và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã khẳng định:
“Phát triển Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Cùng với tiềm năng phong phú,
đa dạng, ngành DL Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Tuy
nhiên, DLTL một loại hình DL được xem như là mới ở nước ta, thực tế đã có những đóng góp đáng
kể vào sự phát triển của ngành nhưng vẫn chưa được hiểu, quan tâm đầu tư để phát triển đúng với
tiềm năng của nó, cả với những nhà hoạch định, các doanh nghiệp DL, các tổ chức điểm đến và với
ngay cả những du khách hành hương. Vì vậy, thời gian tới DLTL phải được xem như là một điểm
nhấn và được đầu tư thoả đáng.
Được tiếp cận ở góc độ vĩ mô, sử dụng phương pháp phân tích thống kê và khảo sát trực
quan. Bài viết đã đánh giá về sự phát triển của ngành DL Việt Nam thời gian qua, bản chất của
DLTL, sự phát triển loại hình DL này của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó đưa ra
những giải pháp phát triển DLTL của ngành DL.

FROM BAMBOO CAPITALISM WATER LILY : CASES OF LCG INDUSTRY IN EAST
ASIAN
Keunyeob Oh, Insoo Han, Jinman Yoo
-
Chungnam National University, Korea
Abstract
There are a couple of frameworks to explain the economic development in East Asian
countries; Flying geese model, Bamboo capitalism, and Water lily model. This paper this paper
12
investigates the development of the liquid crystal display (LCD) industry in East Asia and determines
which model describes best the development of LCD industry in the region.
We first explain three models and provide brief history of LCD industry in this area. Then, we
analyze the trade structure and competitiveness by using international trade data. We find that Korea
exports panels to Japan, China, and Taiwan, while Korea imports materials, components, and
manufacturing equipment from Japan. Although China exports a lot of LCD panels and other IT
products, this paper shows China has a long way to go in the sense that China is importing large
panels from Korea, manufacturing equipment from Japan, and components from Taiwan and Japan.
Although Japan’s place in the industry appears to be declining, Japan is still strongly competitive in
that Japan supplies much manufacturing equipment and materials and components. This structure
seems to show that the development of LCD industry might be explained in terms of Bamboo
capitalism. On the other hand, from the fact that new LCD clusters are being established in China in
addition to previous clusters of Korea, Taiwan, and Japan, it seems reasonable to conclude that LCD
industry is on the way from Bamboo capitalism to Water lily model.
Key words: LCD, International Trade, Competitiveness, Flying Geese Model
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Th.S. Phan Thu Giang – Khoa TMQT, ĐHTM
Tóm tắt:
Là một trong những mặt hàng nông sản có thế mạnh, từ lâu chè đã được coi là một cây
trồng quan trọng có vị trí chiến lược đối với một số tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Việc phát triển

cây chè sẽ đem đến cho các khu vực này những cơ hội mới để phát triển kinh tế. Chè khẳng định
mình không chỉ bằng việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu
quan trọng.
Mặc dù chưa phải là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của ngành chè Việt Nam nhưng thị
trường Mỹ vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành nông sản Việt Nam nói
chung và của mặt hàng chè nói riêng. Mục đích của bài viết này là phân tích thực trạng xuất khẩu
chè của Việt Nam vào thị trường Mỹ, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt
Nam sang thị trường này.
Từ khóa: chè, thị trường Hoa Kì, thúc đẩy xuất khẩu, sản phẩm chè xuất khẩu, xuất khẩu chè.
HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM - CAMPUCHIA (1998-2010)
ThS. Trần Xuân Hiệp - Đại học Duy Tân – Đà Nẵng
Tóm tắt
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Campuchia thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tựu quan
trọng, góp phần vào sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia, củng cố và tăng cường hơn nữa mối
quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa hai dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được,
quan hệ kinh tế hai nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Trong giới hạn bài viết,
chúng tôi chỉ điểm lại một số thành tựu nổi bật trong quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư giữa
Việt Nam và Campuchia. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị cơ bản nhằm thúc đẩy mối quan hệ
này phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
13
Vũ Anh Tuấn – Khoa TMQT, ĐHTM
Tóm tắt
Việt Nam – Hoa kỳ đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương, nhất là về kinh tế và thương
mại. Hoa kỳ luôn được coi là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
trong đó có ngành gỗ. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam được thị trường Hoa kỳ khá ưa chuộng. Tuy
nhiên, hoạt động xuất khẩu gỗ trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Qua phân tích tác giả đề xuất
một số khuyến nghị với ngành gỗ Việt Nam.
ẢNH HƯỞNG CỦA CẮT GIẢM THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO
NCS. Nguyễn Thị Thu Hiền – Th.s Vũ Ngọc Tú , Khoa KT, ĐHTM
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp I-O để phân tích ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế
quan hàng nông sản đối với sản lượng và việc làm của khu vực nông nghiệp nói riêng và với nền
kinh tế nói chung. Kết quả phân tích cho thấy, mức cắt giảm thuế quan 20% trong khuôn khổ WTO
gây ra tác động rất nhỏ đối với sản lượng và việc làm của nền kinh tế: sản lượng tăng thêm 0,008%,
trong đó khu vực nông nghiệp tăng 0,021%; số việc làm tăng thêm 0,0048% (1793 việc làm), trong
đó số việc làm trong khu vực nông nghiệp tăng 0,0085% (1708 việc làm). Thông qua các kết quả
phân tích và so sánh, nghiên cứu cũng đề xuất một số định hướng nhằm khai thác tốt hơn những lợi
thế của nông nghiệp Việt Nam khi tham gia WTO, đó là: cần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản
theo hướng tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, tăng mức độ chuyên môn hóa
và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm nông sản có chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh tại chính thị trường trong nước và xuất khẩu.
Từ khóa: Nông nghiệp, thuế quan, phương pháp I-O, cạnh tranh (Agriculture, Tariff, I-O analysis,
Competition)
KINH NGHIỆM PHÁT HUY LỢI THẾ TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SAU GIA NHẬP
WTO CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Th.S Vũ Văn Hùng – Khoa LLCT, ĐHTM
Tóm tắt
Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp
nói riêng, mỗi quốc gia đều tập trung đầu tư cho một số mặt hàng mũi nhọn dựa trên các lợi thế để
sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp, có sức cạnh tranh cao trên
thị trường quốc tế. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu
nông sản như Thái Lan và Trung Quốc cho thấy, Chính phủ các nước này rất quan tâm tới việc phát
triển nông sản xuất khẩu thông qua việc phát huy lợi thế. Kinh nghiệm có được từ các quốc gia trên
như: vấn đề lựa chọn cơ cấu cây trồng, vấn đề đầu tư khoa học công nghệ, vấn đề hỗ trợ xuất khẩu
nông sản,...rất cần thiết đối với nước mới gia nhập WTO như Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu cấp
thiết của sự phát triển, áp lực của cạnh tranh quốc tế và lộ trình cam kết với WTO, Việt Nam cần
phát huy tốt những lợi thế của mình để đưa nền nông nghiệp phát triển bền vững, có vị thế và hiệu

quả kinh tế cao từ việc xuất khẩu nông sản.
Từ khóa: Bài học kinh nghiệm, Cam kết WTO của Việt Nam, Giá trị nông sản, Kinh nghiệm xuất
khẩu nông sản, Nông sản, Nông nghiệp, Nông dân.
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP, CẠNH
TRANH VÀ HỢP TÁC
ThS. Bùi Thị Dung - Trường Chính trị Bình Dương
14

×