TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 1
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
Câu I.
(2,0
điểm):
Tái hiện
kiến
thức về
giai
đoạn
văn học,
tác giả,
tác
phẩm
văn học
Việt
Nam và
tác giả,
tác
phẩm
văn học
nước
ngoài.
VĂN
HỌC
VIỆT
NAM
- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ X
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong - Phạm Văn Đồng
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích Trg ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
VĂN
HỌC
NƯỚC
NGOÀI
- Thuốc - Lỗ Tấn
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội
và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn
(không quá 400 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Câu III. (5,0
điểm).Vận
dụng khả
năng đọc -
hiểu và kiến
thức văn học
để viết bài
nghị luận
văn học.(Thí
sinh học
chương trình
nào thì chỉ
được làm câu
dành riêng
cho chương
trình đó).
Dành cho Thí sinh học Chương trình chuẩn
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
(Nguồn từ “Cấu trúc đề thi TN THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo”)
1 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 2
PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận xã hội gồm có hai dạng :
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong
cuộc đời như : Lí tưởng (lẽ sống), Cách sống, hoạt động sống hoặc mối quan hệ trong cuộc
đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc
khác) cũng như ngoài xã hội với các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…
* Các dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường gặp:
+ Dạng đề tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách trực tiếp.
Ví dụ: Đề 1. Suy nghĩ của anh/chị về đức tính hy sinh.
Đề 2. Trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề:
Sự tự tin của con người trong cuộc sống.
+ Dạng đề tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp: thường gặp một câu tục
ngữ, một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn…
Ví dụ:
Đế 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu
nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi:
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm
nên cuộc sống”.
Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu
nói sau:
“Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”.
* Kĩ năng làm văn nghị luận.
Các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
- MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận
- THÂN BÀI :
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích, chứng minh những biểu hiện có liên quan đến vấn đề cần bàn
luận.
+ Bình luận : Khẳng định những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch
có liên quan đến vấn đề cần bàn luận. Mở rộng vấn đề.
- KẾT LUẬN : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản
thân.
* Một số đề bài và cách giải.
Đề 1 : Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về câu nói: Thất bại là mẹ thành công.
Gợi ý
- MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận
- THÂN BÀI :
Ý 1. Giải thích
Câu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng,
sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công
Ý 2. Phân tích, Chứng minh
- Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng
đừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng. Dẫn chứng
- Có thất bại rồi mới có kinh nghiệm và rút ra bài học sau mỗi lần thất bại để sửa đổi
lại lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công. Dẫn chứng
2 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 3
- Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại .
Dẫn chứng.
(Chú ý : Dẫn chứng phải tiêu biểu. Có thể lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà
khoa học, các nhân vật lịch sử hoặc các nhân vật văn học…)
Ý 3. Bình luận
- Câu nói bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh
mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp.
- Có thể nêu ý kiến riêng của cá nhân về ý nghĩa của câu nói (Thí sinh có sự lí giải
khác nhau nhưng cần lô gich và có sức thuyết phục).
- KẾT LUẬN : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Đề 2 : Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu ngạn ngữ Hi Lạp:
Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào.
Gợi ý
- MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận
- THÂN BÀI :
* Ý 1. Giải thích câu ngạn ngữ.
- Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ
hiểu biết của mỗi người.
- Rễ đắng và quả ngọt là hai hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học
tập.
=> Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò
quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh câu ngạn ngữ.
-Học hành có những chùm rễ đắng cay: tốn thời gian, công sức ; bị quở mắng; thi
hỏng…Quá trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả. (Lấy dẫn chứng từ cuộc đời
của các nhà văn, nhà khoa học…)
-Vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình; những khát vọng mới
mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp. (Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của
các nhà văn, nhà khoa học…)
-Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài. (Lấy
dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học…)
*Ý 3. Bình luận câu ngạn ngữ.
+Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức
được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn
để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
+Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến
thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời.
(Học sinh có thể có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục
cao)
- KẾT LUẬN : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Đề 3 : Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến của nhà văn Ban-dắc:
Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.
Gợi ý
- MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận
- THÂN BÀI :
* Ý 1. Giải thích ý kiến.
- Công nhận cái yếu của mình tức là con người có đủ dũng cảm, trung thực và năng
lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện.
- Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành “trở nên mạnh mẽ”
3 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 4
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh ý kiến.
- Trong mỗi con người, ai cũng có những thế mạnh và yếu.
- Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm
túc, trung thực.
- Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong
những hoàn cảnh khác nhau (đưa những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu.)
*Ý 3. Bình luận ý kiến.
+ Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong
nhận thức, lối sống.
+ Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một
cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan,
đúng đắn; biết học tập vươn lên.
+ Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả tập thể,
quốc gia, dân tộc.
(Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao)
- KẾT LUẬN : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Đề 4 : “Điều gì có thể theo đuổi suốt cuộc đời” – Khổng Tử đáp: “Chỉ có lượng
thứ mà thôi”.
Từ những câu trả lời trên, anh/chị hãy trình bày trong một đoạn văn ngắn (không
quá 400 từ) suy nghĩ của mình về sự lượng thứ, lòng khoan dung trong cuộc sống của
mỗi con người.
Gợi ý
- MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận
- THÂN BÀI :
* Ý 1. Giải thích.
- Lời đáp của Khổng Tử cho thấy sự lượng thứ, khoan dung chính là cách ứng xử độ
lượng, vị tha, biết hy sinh, nhường nhịn đối với người khác, biết bỏ qua những lỗi lầm của
người khác gây ra cho mình hoặc cho xã hội.
* Ý 2. Phân tích, Chứng minh.
- Nhờ có lượng thứ, khoan dung làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người sống
gần gũi đáng yêu hơn. (đưa dẫn chứng minh họa)
- Song lượng thứ, khoan dung cũng không phải là sự đồng nhất với nhu nhược hoặc
bao che, dung túng, đồng tình với những khuyết điểm của người khác.(đưa dẫn chứng
minh họa)
* Ý 3. Bình luận.
- Lượng thứ, khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một ứng xử cao thượng cần được
thực hiện và ca ngợi.
- Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người trở nên vô cảm, dửng dưng
thiếu trách nhiệm và quên đi những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Những con người ấy cần bị
lên án.
- Mỗi học sinh cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức
để có sự hiểu biết phong phú, biết sống vị tha, bao dung hơn. Tích cực thực hành và bồi
đắp lẽ sống khoan dung, sự lượng thứ từ những việc nhỏ xung quanh mình, với những
người thân của mình;tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, xã hội.
- KẾT LUẬN : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
II. Nghị luận về hiện tượng đời sống : làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu
sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội : những hiện tượng nổi bật, tạo được sự
chú ý và có tác động đến đời sống xã hội; những hiện tượng đẹp, tích cực và cả những hiện
tượng tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.
* Kĩ năng làm văn nghị luận.
Các bước cơ bản của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống:
4 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 5
- MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận
- THÂN BÀI :
+ Giải thích hiện tượng (nếu cần). Nêu thực trạng của hiện tượng đời
sống.
+ Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng đời sống
+ Giải pháp, các biện pháp đề xuất …(cụ thể và thiết thực)
- KẾT LUẬN : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản
thân.
3. Một số đề bài và cách giải.
Đề 1.
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị
về vấn đề: Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
Gợi ý
- MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận
- THÂN BÀI :
* Ý 1. Giải thích môi trường sạch đẹp.
+ Môi trường sống bao gồm môi trường không khí, đất, nước.
+ Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, có sự hài hòa, vẻ mĩ quan
cao.
+ Vai trò của môi trường sạch đẹp: tránh bệnh tật, có lợi cho sức khỏe…
* Ý 2. Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả:
+ Thực trạng và nguyên nhân:
Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng
trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.
Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy
hoại nghiêm trọng.
Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh.
+ Hậu quả:
Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con
người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.
Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế-
xã hội…
* Ý 3. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp.
+ Đối với xã hội:
Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước,
không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.
Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy
cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng)
Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các
yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất
thải công nghiệp.
+ Đối với cá nhân:
Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.
Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra
sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường
và địa phương tổ chức.
- KẾT LUẬN : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản
thân.
Đề 2.
5 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 6
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo
hành trong xã hội.
Gợi ý.
- MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận
- THÂN BÀI :
* Ý 1. Giải thích, nêu thực trạng hiện tượng.
+ Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện nay.
+ Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội.
Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở…
* Ý 2. Nguyên nhân của hiện tượng:
+ Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
+ Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu
niên).
+ Do áp lực cuộc sống.
+ Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
* Ý 3. Tác hại của hiện tượng.
+ Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người.
+ Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ.
* Ý 4. Đề xuất giải pháp.
+ Cần lên án đối với nạn bạo hành.
+ Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
+ Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.
- KẾT LUẬN : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho
bản thân.
MỘT SỐ DẪN CHỨNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng
đậu vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học
và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đa trở thành người
giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện Thành công
nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc.
2. Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15
đồng bạc, ông quyết định “đánh canh bạc cuối cùng”. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh
và hỏi “ “Ở đây có bán tranh của Picaso không?” Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng
khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó Nếu không tự tạo cơ hội cho chính
mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.
3. Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng.
Franklin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể
gây ra cái chết cho ông bất kì lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin
đã thành công Sức mạnh của lòng dũng cảm.
4. Niuton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu
tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh nhưng trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã
tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng Những thiếu thốn của bản
thân không thể thắng nổi sức mạnh của nghị lực.
5. V. Putin – tổng thống Nga, được tạp chí Times (Mĩ) bình chọn là “nhân vật nổi bật nhất
của năm 2007”, bằng sự lãnh đạo khôn ngoan và tài tình của mình ông đã đưa nước Nga trở thành
một cường quốc trên thế giới. Uy tín của Putin và cả nước Nga đã được không chỉ Mĩ, Châu Âu
mà cả Thế giới phải tôn trọng Uy tín, danh dự là điều quan trọng tạo nên giá trị con người.
6. O. Henry (1862 – 1910) – nhà văn trứ danh của nước Mĩ. Ông chưa từng hưởng bất kì
một sự giáo dục nào, hay bị bệnh tật dày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế
6 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 7
toán nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù ông bắt sau viết truyện ngắn
và trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành sách bắt buộc
học ở đại học.
Thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại.
7. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc
nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cả với
ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những vai
kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông thành
công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ
niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp. Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân
tố để thành công.
8. Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc.
Sáu tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy
vệ sinh. Sau này, cái tên Walt Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình
đỉnh cao. Walt Disney đã từng nói vế bốn điều làm nên cuộc đời mình:
Tin tưởng : tin vào bản thân mình.
Suy nghĩ : suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có.
Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị
của chính mình.
Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản
thân và những giá trị của chính mình.
9. Chiến dịch The Earth Hours (Giờ Trái đất) do quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức
hàng năm đã nhận được sự hưởng ứng của hàng trăm quốc gia, hướng đến con số 1 tỉ người trên
1000 thành phố tham gia. Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng thứ 3 lúc 20g30’,
để ủng hộ các hoạt động hằm giảm thiểu những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Môi
chúng ta cần có những hành động thiết thực vì môi trường.
10. Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/AIDS dám công khai thân phận – Phạm
Thị Huệ, quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times của Mĩ bầu chọn là “anh hùng Châu Á”. Biết
mình và chồng bị nhiễm bệnh nhưng chị đã chiến thắng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho
cuộc đời. Tháng 2 năm 2005 chị trở thành thành viên Liên Hợp Quốc.
Chiến thắng bản thân
là chiến thắng vĩ đại nhất.
11. Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời
Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế
kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ)
nhưng không được chấp thuận. ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì học
trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ. Tấm gương về
lối sống trung thực, bất chấp khó khăn vân đấu tranh cho lẽ phải…
12. Hồ Chí Minh ( 1890 -1969) Một trong những điểm đặc biệt của Hồ Chí Minh chính là
sự giản dị, khiêm tốn, đã được cả thế giới ca ngợi và khâm phục.
Một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. bộ bà ba
nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su…
Là lãnh tụ nhưng Người khiêm tốn với tất cả mọi người, cả người già và người trẻ. Đối với
những người giúp việc thường xuyên bên mình, Bác thường gọi hết sức thân mật và trân trọng là
cô, chú như những người trong gia đình. Đối với các vị nhân sĩ, trí thức khi tiếp chuyện Bác luôn
thưa gửi rất lễ độ và đúng mực. Khi Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất của
Nhà nước là Huân chương Sao Vàng, Người khiêm tốn từ chối và nói: Miền Nam còn chưa được
giải phóng, khi nào thống nhất Đất Nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam được
thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận…
Trong Di chúc Người vẫn căn dặn lại “sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng
linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
13. Người Nhật và vẻ đẹp của một phong cách văn hóa: Hồi World Cup năm 2002, tổ
chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều fan từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân
vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ
hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều fan Tây
thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại,
mang ra thùng rác. Ý thức công cộng của người Nhật quả là đáng khâm phục.
7 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 8
14. Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:
+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoát cho một
người lính giữa đêm đông lạnh giá.
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với
tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành
thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác
sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.
+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình
cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn
của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh
phúc cao nhất của cuộc đời mình.
15. Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có rất nhiều gương sáng hành
động, thể hiện phẩm chất cao quý của con người:
+ Chàng Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người, sẵn sàng cứu giúp kẻ bất
hạnh.
+ Cậu bé làng Gióng: đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi, đem lại thái bình cho Đất Nước.
+ Từ Hải trong Truyện Kiều: cứu Thúy Kiều thoát khỏi cuộc sống lầu xanh, giúp nàng thực
hiện công lí – báo ân báo oán.
+ Lục Vân Tiên: đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga.
+ Hai Bà Trưng: khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Hán.
+ Nguyễn Trãi: thực thi lời cha dạy theo phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến
thắng oanh liệt ngàn năm.
+ Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ: đánh tan hai hơn hai mươi vạn quân Thanh đem lại cuộc
sống thanh bình cho dân.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh: ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô
lệ, giành độc lập tự do, thành lập nên nước VNDCCH.
16. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng
Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn
Trỗi, vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà
Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Ngãi gian khổ bản thân chịu những
thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước
một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất
ngủ. Sống đẹp là như thế
17. Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên những
chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đức
Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được
nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:
“Đêm đêm nghe tiếng vọng vang
Tiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêm
Đã buồn lại thấy buồn thêm
Khát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”
Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một
nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong
anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và
của tất cả mọi người.
18. Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại
+ Pi ta go từ một cậu bé học kém toán đã trở thành nhà toán học,
+ Nước Nhật đi lên từ đại bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, từ đổ nát hoang tàn do
hai trái bom nguyên tử ném xuống Hirôsima và Naquasaki và trở thành một cường quốc – Ngày
nay, đặc biệt là qua thảm họa sóng thần và động đất ở Nhật Bản vừa qua, trong cái nhìn của toàn
thế giới, không còn là hình ảnh những tên phát xít Nhật tàn bạo đáng ghét mà là một dân tộc Nhật
với những nét văn hóa đáng kính trọng …
19. Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách
nghiêm túc, trung thực :
8 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 9
Xô- cơ - rat bị tật nói ngọng, ông ý thức về hạn chế của mình nên luyện nói , tập diễn thuyết
trước sóng biển và trở thành nhà hùng biện –
Mạc Đĩnh Chi có ngoại hình xấu xí, đi thi suýt bị đánh hỏng đã dâng bài phú về hoa sen và
được đỗ Trạng nguyên - sau đi sứ sang Trung Quốc được nễ trọng và được phong là Lưỡng quốc
Trạng nguyên….
20. Nick Vujicic (1982) là một nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia, khi
được sinh ra đã không có tứ chi. Nick bị hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm
gặp, gây ra sự thiếu vắng cả 4 chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm
cũng như thể xác, nhưng rồi cuối cùng anh đã quyết định đối mặt với khuyết tật của mình. Năm 17
tuổi, Nick thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi Life Without Limbs (nghĩa là
"Cuộc sống không có tay chân"). Vujicic đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực
về cuộc sống của một người khuyết tật mang hy vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa cuộc sống.
Anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành một diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Hiện
tại Nick đang sinh sống ở Mỹ. Tháng 5/2013, Nick đã lần đầu tiên đến Việt Nam trong sự chào
đón nồng nhiệt của công chúng.
ĐỀ TLV VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - LỚP 12
***
1) ĐỀ 1:
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Gi.
Nê-ru, lãnh tụ cách mạng Ấn Độ:
“Một trí tuệ có văn hóa, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở
rộng”.
2) ĐỀ 2:
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) hiểu biết của anh/ chị về câu nói sau:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
(Nguyễn Bá Học).
3) ĐỀ 3:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời,…”
(“Đất Nước”- Trích “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm).
Dựa vào những câu thơ trên, anh/ chị hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400
từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với Đất Nước.
4) ĐỀ 4:
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của mình về ý nghĩa của nhận
định: Thất bại là mẹ thành công.
5) ĐỀ 5:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”
Dựa vào câu tục ngữ trên, hãy trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ
của anh/ chị về vai trò của thầy trong xã hội hiện nay.
6) ĐỀ 6:
Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của văn hòa Lỗ Tấn:
“Ưóc mơ không phải là cái gì sẵn có cũng không phải là cái gì không thể có”.
7) ĐỀ 7:
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của anh/ chị về câu nói của
Lin-côn: “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận : thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”.
8) ĐỀ 8:
Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là
bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.
9 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 10
9) ĐỀ 9:Nhiều người ưa thích câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành và lấy đó làm phương châm
sống. Nhưng không ít người lại cho rằng điều đó chưa hoàn toàn đúng, nhiều khi ở hiền mà
không gặp lành.
Hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề này vài trong một bài văn ngắn (không quá 400
từ) .
10) ĐỀ10:
Trình bày trong một bài văn không quá 400 từ suy nghĩ về chuyện thi đỗ, thi trượt trong thi
cử.
11) ĐỀ 11:
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ về nhận xét sau : Hễ đã
muốn thì làm cho kì được, mà đã không muốn làm thì đừng làm.
12) ĐỀ 12: Trong cuốn “Đa-ghe-xtan của tôi” của nhà thơ R. Gam- da- tốp có câu: “Nếu
anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên.
13) ĐỀ 13:
Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Ăng- ghen:
“Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.
14) ĐỀ 14:
Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng đời sống sau
đây:
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật
đẹp.
15) ĐỀ 15:
Bàn về giá trị của việc đọc sách, Gor- ki nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ
mà khi bước lên tôi tách ra khỏi con thú để lên tới gần con người”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên.
16) ĐỀ 16:
Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy vào cái vận may thì chí khí
cũng kém rồi, huống chi cái vận maykhông mấy khi được gặp.
Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
17) ĐỀ 17:
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến của anh/ chị về nhận xét sau:
Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi.
18) ĐỀ 18:
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của mình về bệnh thành tích
– một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.
19) ĐỀ 19:
Nhạc sĩ Gu- nô, người Pháp nói: Năm hai mươi tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”. Năm ba
mươi tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”. Năm bốn mươi tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên.
20) ĐỀ 20:
Văn hào Nga Lép Tôn- xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường.Không có lí tưởng
thù không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Nêu suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ).
Một số đề NLXH luyện tập
Câu 2.1 (3,0 điểm) Anh (chị) có suy nghĩ gì khi đọc câu nói của F.A.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống
được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
(Dẫn theo Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2008)
Câu 2.2 (3,0 điểm) Châu Phi có câu chuyện:
“Mỗi sáng, ở châu Phi có một con linh dương thức dậy. Nó biết rằng, nó phải chạy
nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị chết.
10 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 11
Mỗi sáng, ở châu Phi có một con sư tử thức dậy. Nó biết rằng, nó phải chạy nhanh
hơn con linh dương chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói.
Điều quan trọng không phải việc bạn là sư tử hay linh dương.
Khi mặt trời mọc, bạn nên bắt đầu chạy.”
(Theo Frederman – Thế giới phẳng)
Từ câu chuyện trên đến thái độ sống của anh/chị?
Câu 2.3 (3,0 điểm) "Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”
(Ban - dắc)
Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2.4 (3,0 điểm) “Những con người thông thái thực sự cũng tựa như những bông
lúa: khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên đầy kiêu hãnh, nhưng khi hạt đã đầy và chắc,
chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống”
(Mongtetxkio, 365 danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày, NXB Thanh niên, 2008)
Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
Câu 2.5 (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng, “chỉ có những người cam chịu thất bại mới bị
thất bại thật sự” (Nhiều tác giả, Nguyên lý của thành công, Nxb Văn hoá , 2009, tr. 68).
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình
về ý kiến trên.
Câu 2.6 (3,0 điểm) “Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất
liệu cuộc sống làm bằng thời gian.” ( Franklin)
Quan điểm của anh ( chị ) về ý kiến trên như thế nào ? ( Bài viết không quá 400 từ ).
Câu 2.7 (3,0 điểm)
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm
thì đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh).
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 2.8 (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) về câu danh ngôn “Hãy
biết ơn những gì mình đang có, và cuối cùng bạn sẽ có nhiều hơn nữa. Nếu cứ muốn
những gì bạn không có, bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ có đủ ” (O. Uyn – phơ – rây)
Câu 2.9 (3,0 điểm) Trong bài phỏng vấn diễn viên Lương Mạnh Hải có đoạn:
- Còn anh, anh sợ cái gì ?
- Tôi chỉ sợ pháp luật
- Ngoan hiền như anh sao phải sợ pháp luật ?
- Đấy, chính vì sợ pháp luật nên mới phải ngoan hiền.
Lấy “sợ” làm đề tài, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình
bày suy nghĩ của mình.
Câu 2.10 (3,0 điểm)
Cái gôc của đạo đức của luân lí là lòng nhân ái (Lê Duẩn)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 2.11 (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ
của anh (chị) về lòng hiếu thảo.
Câu 2.12 (3,0 điểm)
“ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh
chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” ( Đời thừa- Nam Cao)
Từ quan niệm trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn( 400 từ) trình bày suy nghĩ
của của mình về kẻ mạnh trong mối quan hệ giữa người với người.
11 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 12
Câu 2.13 (3,0 điểm)
“Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá”
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày cách hiểu của
mình về câu nói trên.
Câu 2.14 (3,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận ngắn (không quá 600 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau:
“Không có điều vĩ đại trên đời nào đạt được mà thiếu đi sự tâm huyết.”
Câu 2.15 (3,0 điểm) Viết bài văn nghị luận ngắn (không quá 600 chữ) trình bày suy
nghĩ về ý kiến sau:
“Không có điều vĩ đại trên đời nào đạt được mà thiếu đi sự tâm huyết.”
Câu 2.16 (3,0 điểm)
Hạnh phúc giữ trong tay chỉ còn là hạt; hạnh phúc mang ra san sẻ mới trổ hoa.
Ernest Hemingway
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Câu 2.17 (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn biết trước tiên không
phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.
Câu 2.18 (3,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị (không quá 600 từ) về câu ngạn
ngữ của Gruzia: “Học tập là hạt giống của kiến thức. Kiến thức là hạt giống của hạnh
phúc”
Câu 2.19 (3,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn sau:
Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.
(Viết không quá 400 từ)
Câu 2.20 (3,0 điểm) Em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ?
12 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 13
PHẦN II : VĂN HỌC VIỆT NAM
***
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm
1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên một nền văn học thống nhất về tư tưởng và thế hệ
nhà văn kiểu mới: Nhà văn – Chiến sĩ.
- Văn học 1945 - 1975 được phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: 30 năm
đấu tranh giải phóng dân tộc; công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc; sự giao lưu văn hóa
ở nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước XHCN.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a) Chặng đường từ 1945 - 1954 : Văn học kháng chiến chống Pháp
- Chủ đề: Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM, Biểu dương những tấm lòng vì nước
quên mình.
- Thành tựu: Thơ : Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu)…; Văn xuôi : Vợ
chồng A Phủ (Tô Hoài) …
b) Chặng đường 1955 - 1964: Văn học xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà ở miền Nam
- Chủ đề: Ca ngợi cuộc sống mới và con người mới, tình cảm sâu nặng với miền
Nam, khát vọng muốn thống nhất Đất Nước. - Thành tựu: Văn xuôi. , Thơ. , Kịch nói >
thể loại phong phú.
- Thành tựu: Văn xuôi : Vợ nhặt (Kim Lân), Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)…
Thơ : Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)…
c) Chặng đường 1965 - 1975: Văn học chống Mỹ.
- Chủ đề: Ca ngợi tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng CM.
- Thành tựu: Văn xuôi : Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong
gia đình (Nguyễn Thi)…; Thơ : Sóng (Xuân Quỳnh), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)…
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ năm 1945 đến năm 1975
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của Đất Nước,
b) Nền văn học hướng về đại chúng.
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đặc điểm quan trọng nhất: “ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng
hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của Đất Nước” là đặc điểm quan trọng nhất .Vì
đây là đặc điểm nói lên bản chất và làm nên diện mạo riêng của văn học giai đoạn 1945
đến 1975. Nó chi phối đến các đặc điểm còn lại
II. Vài nét khái quát VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.
- Từ 1975 – 1985, Đất Nước ta gặp nhiều khó khăn thử thách, nhất là khó khăn về
kinh tế.
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, k.tế
nước ta chuyển dần sang nề k.tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc với văn hoá
nhiều nước trên thế giới, báo chí và các phương tiện truyền thông khác p.triển mạnh mẽ.
13 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 14
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu.
Từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn
học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn. Văn học phát triển
đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Văn học có tính
chất hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời
thường.
Tác phẩm tiêu biểu : Thơ : Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo); Bút kí : Ai đã đặt tên
cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường); Văn xuôi : Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn
Minh Châu); Kịch : Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
III. Kết luận
- VHVN từ 1945 – 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư
tưởng lớn của VHDT: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước.
- VHVH từ 1954 – 1975 p.triển trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, vì thế, bên
cạnh những thành tựu to lớn cũng còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, thành tựu của Vh gai đoạn
này là cơ bản và to lớn.
- Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào công cuộc đổi mới: VH vận
động theo khuynh hướng dân chủ hoá, đổi mới quan niệm về nhà văn, về VH và quan niệm
nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn
với những tìm tòi, thể nghiệm mới.
Câu hỏi ôn tập :
Câu 1: Nêu hoàn cảnh lịch sử văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến văn học 1945 - 1975.
Câu 2: Trình bày những hiểu biết của mình về quá trình phát triển và thành tựu của
văn học 1945 - 1975?
Câu 3: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945 - 1975?
Câu 4: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của VHVN từ 1975 -2000?
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - Hồ Chí Minh.
A. Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
I. Vài nét về tiểu sử: Sgk.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác văn học:
- Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ cho sự nghiệp Cách
mạng, nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ.
- Người luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết
định nội dung và hình thức của tác phẩm.
2. Sự nghiệp văn học:
HCM để lại một sự nghiệp văn học lớn về tầm vóc, đa dạng về thể loại :
- Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị như Bản án chế độ td
Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Truyện và kí: Tố cáo tội ác của TD Pháp và phong kiến tay sai, đề cao những
tấm gương yêu nước, chủ yếu viết bằng tiếng Pháp như Lời than vãn của bà Trưng Trắc,
Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu
14 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 15
- Thơ ca: (là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo của Người) phản ánh tâm hồn
và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như
Nhật kí trong tù, Thơ HCM, Thơ chữ Hán HCM ).
3. Phong cách nghệ thuật:
Phong cách nghệ thuật HCM độc đáo, đa dạng. Mỗi loại lại có phong cách riêng :
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng
chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến.
- Truyện kí rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào
phúng sắc bén chủ động và sáng tạo.Tiếng cười tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý,
sâu xa.
- Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng rất mộc mạc, giản dị, dễ nhớ,
có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại.
Phong phú, đa dạng nhưng rất thống nhất : Dù thể loại nào, cách viết của Người vẫn
ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác
nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng và tình cảm của Người.
B. Văn bản Tuyên ngôn độc lập
I. Tiểu dẫn :
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Ngày 19/8/1945 chính quyền thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26. 8.1945 Chủ Tịch Hồ
CHÍ MINH từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang,
Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình – Hà
Nội, trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, vận mệnh Tổ quốc như ngàn cân treo sợi tóc,
thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, trước 50 vạn đồng bào.
2. Giá trị:
+ Gía trị lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn : tuyên
bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của
dân tộc.
- Giá trị tư tưởng: Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm kết tinh lý tưởng đấu tranh giải
phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
+ Gíá trị văn học: Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích,
lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục - một áng văn bất hủ.
3. Mục đích sáng tác:
- Tuyên bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà.
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc.
- Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
4. Đối tượng: Tuyên ngôn độc lập không chỉ hướng tới đồng bào cả nước mà còn
hướng tới nhân dân toàn thế giới và trước hết là các nước Đồng minh, đặc biệt đối với bọn
xâm lược Pháp, Mỹ
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Bố cục:
Toàn văn bản không dài chỉ gói gọn trong khoảng một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt
chẽ và súc tích. Bản tuyên ngôn chia 3 phần rõ rệt. Lời tuyên bố độc lập dựa trên những cơ
sở của pháp lí và thực tế lịch sử.
a) Đoạn 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên lí chung của Tuyên
ngôn Độc lập.
15 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 16
b) Đoạn 2 (tiếp theo đến từ tay Pháp): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng
định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VN Dân chủ
Cộng hoà.
c) Đoạn 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền đ.lập,
t.do của d.tộc VN.
2. Hệ thống lập luận:
a. Nguyên lí chung của “Tuyên ngôn Độc lập”.
Phần đầu bản tuyên ngôn là cơ sở pháp lí khẳng định nguyên lí chung rằng: tất cả
mọi con người, mọi dân tộc đều có quyền được sống bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu
cầu h.phúc.
Cái đặc biệt ở đây là Bác đã dùng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” để khẳng định,
để ràng buộc các nước Đồng minh. Cụ thể Bác đã trích dẫn lại những chân lí mà hai bản
tuyên ngôn của Mĩ (1776) và của Pháp (1791) đã nêu. Đó là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng
được cả thế giới công nhận nhằm nhấn mạnh giá trị hiển nhiên của độc lập, tự do.
Hơn nữa, Người dã vận dụng chân lí đó một cách khéo léo và và đầy sáng tạo nhưng
vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận: từ quyền bình đẳng, tự do của con người, t.giả
“suy rộng ra” thành quyền bình đẳng, tự do của các d.tộc. Kết thúc phần này là một câu
khẳng định ngắn gọn đầy sức thuyết phục: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”,
nhằm khẳng định cho được quyền con người và quyền dân tộc.
b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
Để cơ sở pháp lí được chắc chắn, phần 2 của bản tuyên ngôn đã đưa ra cơ sở thực tế
một cách ngắn gọn mà đầy đủ, đanh thép những tội ác của bọn thực dân Pháp trên Đất
Nước ta trong suốt gần 100 năm.
Thứ nhất, Pháp kể công “khai hoá” Việt Nam thì Bác đưa ra những thực tế : chúng đã
thủ tiêu tự do, dân chủ; thi hành chính sách ngu dân; đầu độc nhân dân ta bằng thuốc
phiện, rượu cồn; bóc lột dã man và hậu quả là hơn hai triệu đồng bào chết đói Đó là
những việc làm phản bội tổ tiên trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Bằng giọng văn tố
cáo hùng hồn, đanh thép và với những “bằng chứng không ai có thể chối cải được” Bác đã
chỉ rõ “cái công” khi hoá của thực dân Pháp.
Thứ hai, nói về công “ bảo hộ” thì Bác vạch trần luận điệu giả dối “ trong 5 năm gần
đây, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Khi Pháp từ chối cộng tác với Việt Minh
chống Nhật, thậm chí còn thẳng tay khủng bố Việt Minh. Hơn cả vậy, sau biến động ngày
9. 3 Vminh đã cứu giúp nhiều người Pháp. thực tế ai bảo hộ ai?
Bằng những sự thật lịch sử tác giả đã khẳng định VNam không còn là thuộc địa của
Pháp từ mùa thu 1940, và đến 1945 nhân dân ta đã lấy lại nước VN từ tay Nhật chứ không
phải từ tay Pháp.
Rõ ràng, chỉ trong một đoạn văn ngắn tác giả đã lật tẩy bộ mặt xảo quyệt, tàn bạo của
thực dân Pháp bằng những lí lẽ xác đáng, đanh thép, những sư thật lịch sử không thể chối
cải được và qua lối viết văn chính luận sắc sảo ( dùng từ, điệp từ, điệp kiểu câu ).
Đoạn văn thật sự đã gây xúc động hàng triệu trái tim, khơi dậy lòng phẩn nộ vì không có
lí lẽ nào cao hơn sự thật mà sự thật ở đây lại thuộc về chính nghĩa.
c. Lời tuyên ngôn:
Nhưng trước khi có lời tuyên cáo chính thức HCM đã rất đanh thép và triệt để khi
dùng những cụm từ “tuyên bố thoát hẳn” quan hệ td với Pháp, “xoá bỏ hết” những hiệp
ước mà Pháp đã kí về nước VN, “xoá bỏ tất cả”mọi đặc quyền của Pháp trên đ.nước VN.
16 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 17
Và cũng không quên ràng buộc các nước Đồng minh vào việc công nhận quyền độc lập
của dân tộc VN.
Để từ đó Bác khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của dân tộc “dân tộc đó phải
được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”. Cách hành văn theo một hệ thống móc xích góp
phần khẳng định tuyệt đối.
Cuối cùng là lời tuyên bố trước thế giới về khát vọng tự do của cả dân tộc thể hiện
qua giọng văn hào hùng mãnh liệt đầy niềm tin. Cụm từ “tự do, độc lập”nhắc lại một cách
kiêu hãnh, đầy ý chí như một lời thề thiêng liêng: quyết hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập
tự do ấy. Và sự thật lịch sử đã minh chứng cho lời thề ấy.
3) Ý nghĩa văn bản:
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng
bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo
vệ nền độc lập, tự do ấy.
- Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
- Là một áng văn chính luận mẫu mực.
III. Tổng kết :
Bản Tuyên ngôn Độc lập mang một ý nghĩa l.sử trọng đại: vừa giải quyết nhiệm vụ
độc lập dân tộc, vừa giải quyết nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân VN để mở ra một kỉ
nguyên mới cho đ.nước: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do.
Đây còn là một áng văn chính luận mẫu mực, là sự kế thừa và phát triển những áng
“thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, là bản anh hùng ca của
thời đại HCM. Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút.
Câu hỏi ôn tập :
Câu 5 : Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Câu 6 : Nêu những nét cơ bản về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?
Câu 7 : Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Câu 8 : Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí
Minh)
Câu 9 : Nêu các giá trị và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?
Câu 10: Nêu ý nghĩa văn bản ?
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Phạm Văn Đồng
I. Tiểu dẫn :
1. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000) quê ở Quảng Ngãi. Là nhà cách mạng lớn,
sự nghiệp chính mà ông đeo đuổi là làm cách mạng trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao.
Ông còn là nhà giáo dục tâm huyết. Tuy không phải là người chuyên làm lí luận hay phê
bình văn học, ông vẫn có những tác phẩm đáng chú ý về văn học và nghệ thuật. Với vốn
sống lịch lãm, tầm nhìn sâu sắc, nhân cách lớn đủ để ông đưa ra những nhận đinh đúng
đắn, mới mẻ, sắc sảo về những vấn đề văn nghệ.
2. Tác phẩm:
a- Hoàn cảnh sáng tác : Viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình
Chiểu (3/7/1888). Tác phẩm được đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7/1963. Lúc này, Mĩ
đang leo thang bắn phá miền Bắc, lê máy chém khắp miền Nam.
b. Giá trị : Bằng cách nghị luận xác đáng chặt chẽ, xúc động thiết tha, hình ảnh ngôn
từ đặc sắc, bài viết trước hết là để tưởng nhớ người con trung nghĩa của Đất Nước, sau đó
là để định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu,
17 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 18
nhất là những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại bấy giờ và
đối với ngày nay.
c- Mục đích sáng tác : Để tưởng nhớ NĐC, người con trung nghĩa của Đất Nước để
nhớ lại lời thề thiêng liêng của Người “ sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”; và để định
hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn NĐC.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hệ thống lập luận của văn bản: vô cùng chặt chẽ, mạch lạc.
Bài viết được chia 3 phần tương ứng với 3 luận điểm. Phần đầu viết về con người và
quan niệm sáng tác. Phần tiếp theo viết về thơ văn yêu nước. Cuối cùng giới thiệu và tìm
hiểu tác phẩm LụC VÂN TIÊN. Tất cả các luận điểm đó quy tụ xung quanh làm sáng tỏ
nhận định bao trùm bài viết “ Trên trời có những văn thơ NĐC cũng vậy”.
Đặc biệt là bài viết không theo trật tự thời gian và phần lớn tập trung vào mảng yêu
nước chống ngoại xâm làm bật nổi mục đích của bài văn nghị luân này.
2. Tìm hiểu cụ thể:
a. Luận điểm 1: Về con người và quan niệm sáng tác thơ văn của Ng Đình Chiểu.
- Khí tiết của một người chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn.
- q.niệm về s.tác văn chương: văn thơ phải là vũ khí chiến đấu của người chiến sĩ.
b. Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của NĐC.
- T.giả đặt các t.phẩm của NĐC trên cái nền của h.cảnh l.sử lúc bấy giờ: cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân ta: thơ văn của NĐC đã “làm sống lại phong trào kháng
Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở về sau”.
- Văn chương của NĐC tham gia tích cực vào vào cuộc đấu tranh của thời đại.
- NĐC còn tạo nên cái riêng, độc đáo: đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc người đọc mới
bắt gặp một hình tượng trung tâm mà văn chương cho đến lúc ấy còn chưa có: người chiến
sĩ xuất thân từ n.dân.
- T.giả còn làm cho người đọc nhận ra rằng, những câu văn, vần thơ đó chính là bầu
nhiệt huyết của nhà thơ trào ra thành chữ nghĩa: “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa
của Nguyễn Đình Chiểu”.
c. Luận điểm 3: Về truyện thơ “Lục Vân Tiên”.
- Truyện “LỤC VÂN TIÊN” là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo
đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa”
- T.giả cũng chỉ những hạn chế không tránh khỏi của tác phẩm: “Những giá trị luân
lí mà NĐC ca ngợi… lỗi thời”; “văn chương của LỤC VÂN TIÊN” có những chỗ “lời văn
không hay lắm”. Nhưng đó là những hạn chế có tính khách quan và không phải là những
hạn chế cơ bản.
- Từ đó, tác gỉả khẳng định LỤC VÂN TIÊN vẫn là tác phẩm lớn của NĐC:
+ LỤC VÂN TIÊN mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng
nhân dân, cả thời xưa lẫn thời nay, và do đó, được họ cảm xúc và thích thú.
+ LỤC VÂN TIÊN có một lối kể chuyện, nói chuyện nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể
truyền bá trong dân gian.
Truyện LỤC VÂN TIÊN có giá trị vì cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ
thuật đều thân thuộc với đông đảo nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến.
3. Ý nghĩa văn bản:
18 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 19
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu:
cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc;
sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của
văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với Đất Nước, dân tộc.
III. Tổng kết : Tác giả có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ về
con người và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu; để thấy rõ rằng, trong bầu trời văn nghệ của
dân tộc Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đúng là một vì sao càng nhìn thì càng thấy sáng.
- Sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn được làm nên không chỉ bằng các lí lẽ xác
đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, mà còn bằng nhiệt huyết của
một con người gắn bó với Tổ quốc, nhân dân, biết kết hợp hài hoà giữa sự trân trọng những
giá trị văn hoá truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại của mình.
19 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 20
Phụ lục :
Hệ thống luận điểm chính của bài văn
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Thơ văn yêu nướcTruyện Lục Vân TiênCuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa
lớnTrên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm
chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng
vậy
Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào
kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ l860 về sau, suốt hai mươi năm trờiLục
Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là
miền Nam
Câu hỏi ôn tập :
Câu 11. Nêu những nét chủ yếu về tác giả Phạm Văn Đồng ?
Câu 12. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài viết “ Nguyễn Đình Chiểu….”. Căn
cứ vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì bài viết này có giá trị như thế nào?
TÂY TIẾN – Quang Dũng
I. Tiểu dẫn :
1. Tác giả : Quang Dũng (1921-1988) tên là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây.
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng
Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh
tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn.
Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…
2. Bài thơ Tây Tiến :
a. Hoàn cảnh sáng tác
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào và
Tây Bắc –VN. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, nhưng
chủ yếu là ở biên giới Việt – Lào.
Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong
những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy,
họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948
rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng
viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến.
Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986)
Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất
hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
b. Nội dung và nghệ thuật chủ yếu :
Nội dung : ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa
dũng cảm của hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.
Về nghệ thuật : bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng
điệu là những nét đặc sắc của bài thơ.
c. Hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng.
- Cảm hứng lãng mạn: Thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó
phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi thường,
tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây.
+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến.
20 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 21
+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng.
+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại.
- Tinh thần bi tráng: Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi
được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi
tráng.
+ Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn.
Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng. Trên cái nền thiên nhiên
hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường.
=> Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó, cộng hưởng với nhau làm
nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Đoạn l: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh
thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không
gian và thới gian:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi.
Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ; khơi
nguồn cho cảnh sương lạnh, núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày, liên tiếp xuất hiện
những câu thơ sau:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm .
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng trong thơ có hoạ (thi trung hữu hoạ). Chỉ bằng bốn
câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ
dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây - địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây
Tiến. Hai câu thơ đầu, những từ đầy giá trị tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng
ngửi trời đã điền tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo
miền Tây. Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ
nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi
thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây,
mũi súng chạm tới đỉnh trời. Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần
như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Đọc câu thứ tư, có thể
hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra
xa qua một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà
như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
Bốn câu thơ này phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ
được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét rất mềm mại (câu thứ
tư toàn thành bằng). Quy luật này cũng giống như cách sử dụng những gam màu trong hội
hoạ: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gang màu lạnh làm dịu lại như xoa
mát cả khổ thơ.
Sự trùng điệp của núi đèo miền Tây trong bài thơ Tây Tiến làm gợi nhớ đến mấy câu
thơ trong Chinh phụ ngâm: “Hình khe thế núi gần xa, - Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”.
Còn sự hoang vu và hiểm trở của nó lại gợi nhớ tới câu thơ trong bài Thục đạo nan câu Lí
Bạch: “Đường xứ Thục khó đi, khó hơn cả lên trời xanh” (Thục đạo chi nan, nan ư thướng
thành thiên!).
Con đường hành quân với những dốc cao, vực thẳm ấy dẫn đến một hậu quả tất yếu :
21 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 22
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
Có nhiều cách hiểu cụm từ “bỏ quên đời”. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì lời thơ
vẫn cho ta thấm thía thêm những nỗi gian lao , vất vả , hi sinh của người lính Tây Tiến .
Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây được nhà
thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám
phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp đối với con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên
với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ, Những tên
đất lạ (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch), những hình ảnh giàu giá trị tạo
hình, những câu thơ nhiều vần trắc đọc lên nghe vất vả, nhọc nhằn được xoa dịu bằng
những câu có nhiều vần bằng ớ cuối mỗi khổ thơ, đã phối hợp với nhau thật ăn ý, làm hiện
hình nên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng miễn tây tổ quốc.
Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ:
Nhớ ôi Tây Tiến thơ lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo
đèo, những người lính tạm đừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần
bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói còn nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa
xua tan vẻ mệt mỏi trên gương mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lên. Hai câu
thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc buồi sang
đoạn thơ thứ hai.
2. Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông
nước miền Tây thơ mộng.
- Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của miền Tây. Cảnh núi rừng hoang vu
hiểm trở, dữ dội lùi dần rồi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra vẻ mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng
của miền Tây. Những nét vẽ bạo, khỏe, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến đoạn thơ này được
thay bằng những nét mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng
cũng được bộc lộ rõ nhất trong đoạn thơ này.
Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí
ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa. Cảnh ấy, người ấy được hiện lên trong
một khoảng thời gian làm nổi lên rõ nhất vẻ lung linh, huyền ảo của nó: cảnh một đêm liên
hoan lửa đuốc bập bùng và cảnh một buổi chiều sương phủ trên sông nước mênh mang.
Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa
phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa .
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Cả doanh trại “bừng sáng”, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu.
Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, cả cảnh vật,
cả con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực. Hai chữ “kìa em” thể
hiện một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên,vừa mê say, vui sướng. Nhân vật trung tâm,
linh hồn của đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng miền Tây bất ngờ hiện ra trong
những bộ xiêm áo lộng lẫy (“xiêm áo tự bao giờ”), vừa e thẹn, vừa tình tứ (“nàng e ấp”)
trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ (“man điệu”) đã thu hút cả hồn vía những chàng trai
Tây Tiến.
- Nếu cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say, ngây ngất,
thì cảnh sông nước miền Tây lại gợi lên được cảm giác mênh mang, mờ ảo:
22 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 23
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Không gian dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương. Sông nước,
bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền
thoại ấy, nổi bật lên dáng hình mềm mại, uyển chuyển của một cô gái Thái trên chiếc
thuyền độc mộc như những bông hoa rừng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ.
Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi cảnh vật thiên nhiên xứ sở qua
ngòi bút của ông như có hồn phảng phất trong gió, trong cây (“có thấy hồn lau nẻo bến
bờ”). Ông không chỉ làm hiển hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn
gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật.
Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cải đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm
nhạc
.
Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên tự tân hồn ngây ngất,
say mê của những người lính Tây Tiến. Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất
nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó mà tách biệt. Với ý nghĩa đó, Xuân Diệu có lí khi
cho rằng đọc bài thơ Tây tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng.
3. Đoạn 3: Chân dung của người lính Tây Tiến.
Trên cái nên hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng (ở đoạn một) và duyên dáng,
thơ mộng, mĩ lệ của miền Tây (ở đoạn hai), đến đoạn thơ thứ ba, hình tượng tập thể những
người lính Tây Tiến xuất hiện vời một vẽ đẹp đầy chất bi tráng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Quang Dũng đã chọn lọc, đã tinh lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính
Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể khái quát được gương mặt chung của cả đoàn
quân. Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của bức tượng đài, chúng hoà quyện, xâm
nhập vào nhau, nương tựa, nâng đỡ nhau tạo nên vẻ đẹp bí tráng - thần thái chung của cả
bức tượng đài.
- Thơ ca thời kì kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét
hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài Đồng chí đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.
Còn Tố Hữu, khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài Cá nước cũng không quên
ảnh hưởng của thứ bệnh quái ác đó với những hình ảnh thật cụ thể:
“Giọt giọt mồ hôi rơi,
Trên má anh vàng nghệ” .
Quang Dũng trong Tây Tiến không hề che giấu những gian khổ, khó khăn, những căn
bệnh hiểm nghèo và sự hi sinh lớn lao cửa người lính. Chỉ có điều, tất cả những cái đó, qua
ngòi bút của ông, không được miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc
lãng mạn. Những cái đầu không mọc tóc của những người lính Tây Tiến đâu phải là hình
ảnh ly kì, giật gân, sản phẩm của trí tưởng tượng xa rời thực tế của nhà thơ mà chứa dựng
một sự thực nghiệt ngã. Những người lính Tây Tiến, người thì cạo trọc đầu để thuận tiện
khi đánh nhau giáp lá cả với địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc, trọc đầu. Cái vẻ xanh
xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính, qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên
về oai phong, dữ dằn của những còn hổ nơi rừng thiêng. Sự oai phong lẫn liệt ấy còn được
thể hiện qua ánh mắt giận dữ (mắt trừng gửi mộng) của họ. Những người lính Tây Tiến,
qua ngòi bút của Quang Dũng, không phải là những người khổng lồ không tim. Cái nhìn
nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề
ngoài của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương (“Đêm mơ Hà
23 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 24
Nội dáng kiều thơm”). Như vậy, trong khổ thơ này, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài
tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên
ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
Ngòi bút của Quang Dũng khi dựng lên hình tượng tập thể những người lính Tây
Tiến không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi luỵ. Cảm hứng của ông mỗi khi
chìm vào bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của hình tượng, của tinh thần lãng
mạn. Chính vì vậy mà cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải
rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi, một mặt, đã được giảm nhẹ đi nhiều nhờ
những từ Hán Việt cổ kính; trang trọng: “Rải rác bên cương mồ viễn xứ”; mặt khác, chính
cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những
người lính Tây Tiến (“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”). Họ có vẻ tiều tuỵ, tàn tạ
trong hình hài nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở
xưa, coi cái chết nhẹ như lông hồng. Sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã
bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng, lại
được bọc trong những tấm áo bào sang trọng
(5)
. Cái bi thương ấy vợi đi nhờ cách nói giảm
(anh về đất), và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành .
Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên ấy, cái chết, sự hi sinh của
người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ thứ ba này trang trọng, thể hiện tình cảm đau
thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
4. Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.Bài thơ khép lại bằng bốn câu
thơ, một lần nữa, tô đậm thêm không khí chung của một thời Tây Tiến, tinh thần chung của
những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ
thì vẫn toát lên vẻ hào hùng:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thắm một chia phôi .
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Cái tinh thần “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần trong tư
tưởng và tình cảm của cả đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những người lính
Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt vời những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua. “Tây
Tiến mùa xuân ấy” đã thành thời điểm một đi không trở lại.
Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến
nhường ấy trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.
5. Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi
rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn,
đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
Tóm lại, mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ Tây Tiến là mạch cảm xúc, tâm
trạng của nhà thơ. Bài thơ được viết trong một nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng
đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền
Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về Tây
Tiến; những kí ức, những kí niệm được tái hiện lại một cách tự nhiên, kí ức này gọi kí ức
khác, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như những đợt sóng nối tiếp nhau. Ngòi bút tinh
tế và tài hoa của Quang Dũng đã làm cho những kí ức ấy trở nên sống động và người đọc
có cảm tưởng đang sống cùng với nhà thơ trong những hồi tưởng ấy.
Câu hỏi ôn tập :
24 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười
TỔ VĂN THPT THÁP MƯỜI
Tài liệu học tập Văn 12 2013-2014 25
Câu 13 : Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang
Dũng.
Câu 14 : Trình bày hoàn cảnh sáng tác-xuất xứ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu 15: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)?
Câu 16 : Nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu của bài thơ Tây Tiến :
VIỆT BẮC - Tố Hữu
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ TỐ HỮU
I - Vài nét về tiểu sử :
- Tố Hữu ( 1920 – 2002 ) tên là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Cha rất yêu thơ. Mẹ thuộc nhiều ca dao. Chính gia đình và quê hương đã góp phần quan
trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu tham gia hoạt động cách mạng sớm. Năm 18 tuổi, ông được kết nạp vào
Đảng từng bị tù đày. Năm 1945, Tố Hữu tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau này ông
từng giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện lẽ
sống, lý tưởng, tình cảm cách mạng hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
- Tố Hữu nhận giải nhất Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1954 – 1955 ( tập thơ
Việt Bắc), Giải thưởng ASEAN ( 1996 ), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
(1996).
II - Đường cách mạng, đường thơ:
Chặng đường thơ của Tố Hữu cũng là những chặng đường của cách mạng Việt Nam.
Tố Hữu có 7 tập thơ sau đây:
1) Từ ấy (1937-1946) : Là niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ đang "băn khoăn đi
tìm kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được ánh sáng lý tưởng tìm thấy lẽ sống. Tập thơ được chia
làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. - Một số bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư
trong tù, Nhớ đồng
2) Việt Bắc (1946-1954): Là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao
mà anh dũng . Tập thơ tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, những người phụ nữ Một số bài
thơ tiêu biểu: Lượm, Hoan hô chiến sỹ Điện Biên, Việt Bắc
3) Gió lộng (1955-1961): Ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, hướng
tình cảm đến miền Nam ruột thịt với ý chí thống nhất Đất Nước. Một số bài thơ tiêu biểu:
Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Em ơi Ba Lan
4) Hai tập Ra trận (1962-1971); Máu và hoa (1972-1977) : Ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến
đấu chống đế quốc Mỹ, tập thơ mang đậm tính chính luận, thời sự và chất sử thi. Một số bài
thơ tiêu biểu: Bác ơi!, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Mẹ Suốt
5) Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm
về cuộc sống, về lẽ đời.
III - Phong cách thơ Tố Hữu :
Phong cách thơ Tố Hữu có những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật biểu hiện.
- Về nội dung, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị rất sâu sắc. Cụ thể thơ
Tố Hữu hướng tới cái ta chung; mang đậm tính sử thi và được thể hiện qua giọng thơ tâm
tình.
- Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà được biểu hiện qua hai
yếu tố: thể thơ (lục bát, thất ngôn) và ngôn ngữ thơ (dùng từ ngữ và cách nói dân gian).
***
PHẦN HAI: BÀI THƠ VIỆT BẮC
I. Tiểu dẫn :
25 Tổ Văn Trường THPT Tháp Mười