Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

đặc điểm quy trình kế toán của các phần hành kế toán tại công ty thương mại dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.58 KB, 78 trang )

1
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI SỐ 1
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI SỐ 1
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Dịch vụ - Thương mại số 1 tên giao dịch là Trade and Service
Company No1 (viết tắt là Trasco). Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 2 Mai
Động Công ty được thành lập ngày 26/9/1995 theo quyết định số 10/QĐ-
HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam trên
cơ sở sáp nhập 4 đơn vị là: Xí nghiệp Sản xuất Dịch vụ Dệt Hà Nội, xí nghiệp
Sản xuất và Dịch vụ Dệt Đức Giang, Xưởng Dệt kim thuộc Tổng công ty Dệt
may Việt nam, Xí nghiệp Sản xuất và Dịch vụ May thuộc Liên hiệp Sản xuất
xuất nhập khẩu May.
* Giai đoạn năm 1996
Sau khi sáp nhập, bộ máy Công ty tổ chức thành 4 xí nghiệp và 5
phòng nghiệp vụ chức năng. Tổng số CBCNV là 703 người. Đến ngày
15/5/1996 Công ty bàn giao xí nghiệp may Hà Nội gồm 194 người cho công
ty Dệt vải Công nghiệp theo quyết định của Hội đồng quản trị tổng công ty.
Đến nay số CBCNV của công ty có 920 người.
Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 6/1/1996.Trong những ngày đầu
bước vào hoạt động, công ty có những mặt thuận lợi nhưng bên cạnh đó
không tránh khỏi gặp những khó khăn
Những khó hăn mà công ty gặp phải đó là : Tổ chức của công ty chưa
thật ổn định, Công ty chưa được Tổng công ty chính thức giao vốn nên Công
ty chưa có đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng. Ngoài ra các Xí nghiệp May
1
1
2


Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
mới hình thành chưa có khách hàng ổn định, không có quota. Đội ngũ công
nhân viên biến động bất thường. Bên cạnh đó, mạng lưới kinh doanh hàng dệt
của thương nghiệp quốc doanh hầu hết chuyển sang khoán cho cá nhân nên
việc tổ chức đại lý tiêu thụ của Công ty chưa thực hiện được. Điều kiện khí
hậu cũng gây cho công ty những ảnh hưởng không nhỏ, bão lụt hầu khắp trên
cả nước gây thiệt hại lớn nên sức mua giảm. Hơn nữa hàng Sida, hàng Trung
Quốc nhập lậu tràn ngập thị trường làm cho sản phẩm dệt may trong nước
khó tiêu thụ.
Mặc dù gặp những khó khăn nhưng công ty có những mặt thuận lợi đó
là:
- Tổng công ty có cơ chế quản lý, điều hàng thông thoáng, mở rộng
quyền chủ động cho cơ sở.
- Được Đảng uỷ khối Công nghiệp nhẹ, Liên đoàn Lao động quận Hai
Bà trưng quan tâm chỉ đạo kịp thời việc thành lập Đảng bộ và Công đoàn cơ
sở giúp cho công ty ổn định về mặt tổ chức Đảng và Công đoàn.
-Được các cơ quan chức năng Nhà nước, các ngành Ngân hàng, Thuế
và chính quyền địa phương tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho Công ty hoạt
động.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên hầu hết xác định được nhiệm vụ, gắn
bó với đơn vị. Ý thức tổ chức kỷ luật và kỷ cương trong đơn vị được giữ
vững, nội bộ đoàn kết nhất trí.
* Giai đoạn 1996 –2000
Năm năm qua từ 1996-2000 công ty đứng trước những thuận lợi và khó
khăn đan xen, tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh của cơ sở. Với
đường lối đổi mới toàn diện của đảng và Nhà Nước, nền kinh tế nước ta đang
2
2
3

Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
khởi sắc, phục hồi và phát triển tạo điều kiện cho các cơ sở, đồng thời khó
khăn cũng không phải là ít.
- Trong những năm 1997-1998, cuộc khủng hoảng tài chính trong khu
vực tác động tới Việt nam, làm cho thị trường trong và ngoài nước đều bị thu
hẹp lại, giá cả giảm sút, đồn tiền mất giá
- Nước ta bị tác động lớn của hiện tượng thời tiết Enino, Elina gây lụt
lội hạn hán. Sản xuất đặc biệt là nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khi
75% dân số làm nông nghiệp, dẫn đến sức mua bị giảm sút.
- Về nội tại, Công ty được thành lập dựa trên sáp nhập 4 đơn vị . Lực
lượng có lúc lên tới trên 800 người với trình độ rất khác nhau; đồng thời trong
5 năm qua tổ chức lại thay đổi liên tục, mãi đến năm 1999 Công ty mới được
ổn định và chỉ còn khâu dịch vụ thương mại với tổng số trên 80 người.
- Nguồn vốn của công ty được cấp quá ít, chỉ có 6650 triệu đồng trong
đó vốn lưu động là 4825 triệu đồng nên vốn kinh doanh phần lớn là phải vay
Ngân hàng và CBCNV. Năm 2000 Công ty phải trả lãi vay trên 1 tỷ đồng.
- Năm 1998 và những tháng cuối năm 2000 đồng tiền Việt Nam mất giá
nhanh, trong khi đó Công ty phần lớn đều vay bằng đô la Mỹ để nhập khẩu
nên phải bù trượt giá (năm 1998 : gần 300 triệu đồng; năm 2000: trên 500
triệu đồng).
- Đầu năm 2000, thị trường sợi xảy ra tình trạng cung không đủ nên
việc cung ứng khó khăn, Công ty phải mua hàng từ phía Nam chuyển ra với
giá cao và thêm chi phí vận chuyển nên kém hiệu qủa.
- Mặt hàng kinh doanh chính của công ty là bông xơ sợi có rất nhiều
đối tác với những thành phần kinh tế khác nhau, trong đó các thành phần tư
nhân có lợi thế vì Nhà nước chưa có cơ chế quản lý như đối với các doanh
3
3
4

Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
nghiệp nhà nước. Từ đó họ có thể bán giá thấp hơn do trốn thuế và việc
“chăm sóc khách hàng “ của họ hấp dẫn hơn.
Về thuận lợi: Trong quá trình kinh doanh ,Công ty đã nhận được sự
quan tâm chỉ dạo của tổng Công ty dệt may Việt nam, sự hỗ trợ của các cơ
quan chức năng. Đặc biệt, Công ty đã được sự giúp đỡ của ngân hàng Công
thương Việt nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội giúp công ty có
vốn để kinh doanh. Trong suốt những năm qua, công ty đã gây dựng uy tín
với ngân hàng, thực hiện các khế ước vay đúng thời hạn.
* Giai đoạn năm 2001
- Năm 2001 ngành Dệt May phải đối mặt với nhiều khó khăn : thị
trường xuất khẩu bị thu hẹp do bị cạnh tranh về giá gia công với các nước
trong khu vực; sức mua trên thị trường thế giới và trong nước giảm sút. Đặc
biệt sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 tại New York đã có tác động xấu đến
toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Suy thoái kinh
tế có nhiều chiều hướng gia tăng. Các doanh nghiệp dệt may do bị thu hẹp thị
trường xuất khẩu nên phải đẩy mạnh tiêu thụ nội địa để bù lại, do vậy việc
cạnh tranh trên thị trường cũng trở nên gay gắt hơn.
- Giá nguyên liệu bông xơ giảm mạnh chưa từng thấy. Do vậy để đảm
bảo kế hoạch doanh thu, Công ty phải tiêu thụ tăng thêm 40% khối lượng
hàng hoá, nhất là bông.
- Một số chi phí như phí hải quan, vận chuyển tăng. Mặt khác nguồn
vốn lưu động của công ty quá ít, phần lớn vay Ngân hàng nên phải trả lãi suất
vay, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
- Kế hoạch Tổng Công ty giao năm 2001 tăng 30% so với kế hoạch
năm 2000, tăng 12,7% so với thực hiện năm 2000 trong điều kiện Công ty
4
4
5

Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
không có đầu tư, chưa được bổ sung vốn. Đến 24/10/2001 Công ty mới được
bổ sung vốn.
* Giai đoạn năm 2002
Năm 2002 Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo về cải cách hành chính
và ban hành mới, bổ sung nhiều chế độ, chính sách tạo cho công ty có hành
lang kinh doanh thông thoáng hơn. Ngành hải quan triển khai thực hiện Luật
Hải quan nên đã có những chuyển biến đáng kể trong khâu làm thủ tục hải
quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Ngành thuế, Ngân hàng cũng có nhiều
cải tiến giúp công ty thực hiện tốt chính sách thuế và vay vốn được thuận lợi.
Bên cạnh những thuận lợi trên, năm qua có những khó khăn như tình
hình thị trường trong nước và quốc tế luôn biến động nhất là 5 tháng đầu năm.
Giá nguyên liệu bông, xơ lên xuống thất thường; sản phẩm dệt may nhất là
sợi tiêu thụ chậm - một mặt do nguồn cung tăng, mặt khác do sản phẩm dệt
của các làng nghề gặp khó khăn về đầu ra và nguồn hàng xuất khẩu sang các
nước Đông Âu giảm nhiều so với trước.
Trong điều kiện khó khăn và thuận lợi đan xen như trên, Công ty đã có
những chủ trương và biện pháp thích ứng trong từng quý, từng tháng và từng
thương vụ; đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên thông qua các văn bản
chỉ đạo các cuộc họp sơ kết hàng quý và chuyên đề để phấn đấu hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu hướng dẫn của Tổng công ty.
2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Công ty Dịch vụ số 1
Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 là đơn vị thành viên của Tổng Công
ty Dệt may Việt Nam (VINATEX). Công ty có các chức năng, nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Hợp tác cùng các công ty Dệt may để sản xuất các mặt hàng dệt may
phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
5
5

6
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
- Nhận làm đại lý tiêu thụ sản phẩm; nguyên phụ liệu , máy móc thiết
bị ngành dệt may cho các đơn vị trong và ngoài nước.
- Tổ chức dịch vụ du lịch, khách sạn, vận chuyển hàng hoá và các dịch
vụ khác phục vụ sản xuất.
- Nhập khẩu: bông, xơ, tơ, sợi, vải lụa, phụ liệu ngành may, hoá chất,
thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị phục vụ ngành dệt may và các ngành sản xuất
khác; nhập khẩu giấy Kraft làm bao bì xi măng
- Xuất khẩu trực tiếp hoặc nhận uỷ thác các mặt hàng sợi cotton, sợi
T/C, CVC, vải lụa, quần áo may sẵn, quần áo dệt kim,quần áo len, chăn màn
chống muỗi, ga trải giường, khăn bông, bít tất, , hàng thủ công mỹ nghệ,
nông lâm hải sản, thực phẩm đông lạnh,
- Tổ chức sản xuất kinh doanh, bán buôn , bán lẻ các mặt hàng dệt may
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như vải các loại, vải Mex, vải dệt kim,
quần áo len, khăn bông các loại, chăn chiên,
- Nhận may đồng phục theo các ngành nghề, đồng phục học sinh, bảo
hộ lao động, Vỏ chăn màn, ga gối phục vụ ngành du lịch , y tế.
3 Kết quả hoạt động một số năm gần đây
Trong hai năm gần đây từ năm 2001 đến năm 2002 kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng đi lên một cách rõ rệt.
Bảng 1: Một số kết quả hoạt động của Công ty năm 2001 - 2002
Đơn vị : Đồng

Năm
Chỉ tiêu
2001 2002
% tăng
so với

2001
Doanh thu 152.000.000.000 160.750.299.91
3
5,8%
Nộp ngân sách 6.106.000.000 8.862.000.000 45%
6
6
7
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
Lợi nhuận trước thuế 210.000.000 252.114.892 20%
Thu nhập bình quân / tháng 1.607.000 1.750.000 8,9%
Qua kết quả kinh doanh hai năm gần đây ta thấy Công ty đã đạt một sự
tăng trưởng khá cao. Năm 2002 các chỉ tiêu đều đạt và vượt, doanh thu đạt
111,1 % tăng 5.8% so với năm 2001, nộp ngân sách ( chưa kể thuế thu nhập
doanh nghiệp) tăng 45% so với thực hiện năm 2001 trong đó thuế GTGT tổng
công ty giao kế hoạch 320 triệu đồng ( không tính thuế GTGT nhập khẩu),
thực hiện 1085 triệu đạt 339% và tăng so với thực hiện năm 2001. Về kim
ngạch xuất khẩu : kế hoạch :180.000 USD; thực hiện :518.000 USD đạt
287,8%, kim ngạch nhập khẩu: kế hoạch :3.570.000 USD, thực hiện :
4.680.000 USD đạt 131%. Công ty phấn đấu năm 2003 đạt được
Về lợi nhuận : Công ty xây dựng kế hoạch 210 triệu đồng ; thực hiện
252 triệu đồng đạt 120% , tăng 20% so với thực hiện năm 2001. So với chỉ
tiêu phấn đấu Tổng công ty giao là 505 triệu đồng, thực hiện 452 triệu đồng
( kể cả 200 triệu đồng nộp kinh phí về Tổng công ty ) thì đạt 90%.
Tỷ lệ phục vụ nội bộ; Tổng công ty giao 65% trên tổng doanh thu; thực
hiện 63,6%(102.421 triệu đồng so với tổng doanh thu là 161.044 triệu đồng).
Về thu nhập bình quân của người lao động: 1.750.000đ/người/tháng,
tăng 7,5% so với năm 2001.
II ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MAỊ DỊCH VỤ
SỐ 1
1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Thương mại dịch vụ số 1là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động
theo hình thức hạch toán phụ thuộc chịu sự quản lý của Tổng công ty Dệt may
(VINATEX). Công ty có tài khoản giao dịch tại ngân hàng Công thương Việt
Nam (VIETINCOMBANK). Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng
7
7
8
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
và tổ chức quản lý theo chức năng. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức
thành ban Giám đốc và các phòng chức năng phù hợp với đặc điểm kinh
doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Ban giám đốc của công ty
gồm một giám đốc và một phó giám đốc, các phòng chức năng đều có trưởng
phòng và phó phòng. Mỗi phòng có những chức năng và quyền hạn rõ ràng,
đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức hoạt động
kinh doanh.
Trong đó:
Ban giám đốc gồm có giám đốc và phó giám đốc :
+ Giám đốc công ty : Do Tổng giám đốc của Tổng công ty Dệt may bổ
nhiệm. Giám đốc là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của
Công ty; có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý vốn, tài sản và các nguồn lực khác có
hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn theo mục tiêu, nhiệm vụ Tổng giám đốc
giao cho Công ty; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt
động các phương án liên doanh, liên kết, kế hoạch đào tạo cán bộ trong Công
ty; quyết định giá, định mức, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương trong
phạm vi Công ty trình Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt; xây dựng và
ban hành các quy chế lao động, quy chế tiền lương , khen thưởng, kỷ luật áp

dụng trong Công ty phù hợp với quy định chung của Tổng công ty
+ Phó giám đốc công ty : Là người tham mưu cho công ty về hoạt động
kinh doanh của công ty và được uỷ quyền của giám đốc phụ trách, điều hành
công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác.
+Phòng Tài chính kế toán có các chức năng sau
- Được sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, phòng đã phân công rõ ràng
cho từng cán bộ trong từng lĩnh vực, theo dõi, kiểm tra định kỳ hàng tháng
hoạt động kinh doanh của các phòng, các cửa hàng.
8
8
9
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
- Phòng có chức năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho công ty.
Đồng thời theo dõi sát các khế ước vay ngân hàng để trả nợ kịp thời và thanh
toán cho người bán đúng hạn.
- Đối với khách nợ Công ty, phòng đã cập nhật hàng tuần, thông báo
những khách hàng nợ đến hạn để các phòng có trách nhiệm thu kịp thời,
thường xuyên, định kỳ đối chiếu công nợ với những đơn vị có quan hệ kinh
doanh lớn.
- Phòng thực hiện tốt chức năng hạch toán kịp thời, cập nhật được số
liệu với các kho hàng, các cửa hàng trên cơ sở đó quản lý tốt tiền, hàng, công
nợ
+ Phòng Tổ chức hành chính có các chức năng sau
Với chức năng chính là quản lý con người, giải quyết chế độ chính
sách, quản lý tài sản Công ty, phục vụ công tác kinh doanh, đồng thời quản lý
một phần kinh doanh là thuê mặt bằng .
+ Phòng Nghiệp vụ 1
Phòng nghiệp vụ 1 có chức năng kinh doanh hàng nội địa các mặt hàng
vải, sợi, hàng may mặc sẵn, vải dệt kim, sợi dệt kim, tuyn, len với các

phương thức bán buôn , bán lẻ tại các cửa hàng.
+ Phòng Nghiệp vụ 2
Là phòng chủ chốt của Công ty, thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất mà
Giám đốc giao; đó là kinh doanh nhập khẩu bông, xơ, tơ sợi, kinh doanh
nguồn sợi chính cho khách hàng truyền thống Kết quả kinh doanh của phòng
quyết định sự tồn tại của Công ty. Bởi vậy Phòng luôn được sự chỉ đạo chặt
chẽ, trực tiếp của Ban giám đốc, biên chế của phòng gọn nhẹ, có những cán
bộ chuyên sâu về lĩnh vực bông sợi, hoá chất và có nghiệp vụ tốt trong lĩnh
vực xuất nhập, giao nhận hàng . Phòng kinh doanh các mặt hàng như bông,
xơ, giấy Kraft, hạt nhựa, sợi các loại.
9
9
10
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
+ Phòng Nghiệp vụ 3
Phòng tổ chức xuất khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, nông
sản, cà phê. Phòng có nhiệm vụ giữ ổn định thị trường xuất khẩu và mở rộng
mặt hàng và thị trường xuất khẩu mới. Ngoài ra, nhập khẩu các mặt hàng
công nghệ tiêu dùng như tủ lạnh, thủ công mỹ nghệ.
+ Trung tâm Dệt May 3
- Nghiên cứu nắm chắc nhu cầu thị trường về hàng dệt may để đặt
hàng cho các cơ sở sản xuất và tổ chức tiêu thụ như bán buôn sản phẩm dệt
may cho Chợ Đồng Xuân. Dự thảo các hợp đồng kinh tế trình giám đốc công
ty ký, trên cơ sở đó trung tâm tổ chức thực hiện đảm bảo hoạt động kinh
doanh có hiệu quả.
- Quản lý tốt hàng hoá tiền vốn Công ty giao
- Quản lý tốt lao động thuộc quyền quản lý của trung tâm
+ Phòng Nghiệp vụ 4
Phòng tổ chức kinh doanh mua bán vải và các phụ liệu may như chỉ

khâu, cúc , bán lẻ sản phẩm dệt may.
+ Nhà nghỉ Hoa Lan
- Căn cứ vào kế hoạch công ty giao, chủ động quan hệ với các đơn vị
thuộc Tổng công ty dệt may, các đơn vị thuộc các ngành khác, các công ty du
lịch trong nước và các nguồn khách khác để khai thác công suất của các
phòng ăn hiện có tại nhà nghỉ Hoa Lan
- Ngoài ra để tăng doanh thu, nhà nghỉ có thể tổ chức thêm các hoạt
động phục vụ khách như mua vé máy bay, cho thuê xe ô tô du lịch
+ Mối quan hệ giữa các phòng ban
Các phòng nghiệp vụ, trung tâm dệt may 3 phối hợp chặt chẽ với nhau
cùng kinh doanh, không cạnh tranh lẫn nhau trong nội bộ công ty. Các phòng
10
10
11
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
nghiệp vụ và trung tâm dệt may cung cấp số liệu cho phòng kế toán để tổng
hợp số liệu trên cơ sở đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
 Công tác kinh doanh
Công ty đẩy mạnh kinh doanh đối với thị trường trong nước và coi đây
là thị trường trọng điểm nhằm phục vụ tốt sản xuất đồng thời tạo nguồn hàng
ổn định cho công ty. Từ nhận thức đó nên Công ty áp dụng nhiều phương thức
kinh doanh linh hoạt trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi .
Đối với hàng mua trong nước: Công ty cử các cán bộ phòng nghiệp vụ
giao dịch với nhà cung cấp để tìm nguồn hàng cho công ty, các nhà cung cấp
vải sợi truyền thống cho công ty đó là công ty đệt trong ngành như Dệt may
Hà Nội, Dệt Đà Nẵng, dệt Long an, dệt Nam Định
Đối với hàng nhập khẩu : Cán bộ phòng nghiệp vụ 2 thực hiện quan hệ
giao dịch với bên đại diện của phía đối tác nước ngoài Tiến hành hoàn tất các

thủ tục và các hồ sơ như Invoice – Hoá đơn bán hàng của phía nước ngoài ,Tờ
khai hàng hoá nhập khẩu, Bill of Lading (Hoá đơn vận chuyển hàng), chứng
từ xuất xứ hàng nhập
Trong điều kiện hiện nay để cạnh tranh với các bạn hàng trong ngành
công ty đẩy mạnh công tác Marketing, công ty cử cán bộ phòng nghiệp vụ đi
giao dịch với các bạn hàng để ký kết hợp đồng. Bạn hàng của công ty là công
ty trong ngành, khách hàng tư nhân (khách lẻ chợ Đồng Xuân đặt hàng mua
theo thời vụ).
Ngoài phương thức mua bán bình thường như những khách hàng khác,
Công ty áp dụng phương thức bán nguyên liệu, mua sản phẩm. áp dụng
phương thức này, Công ty tiến hành giải quyết tốt các vấn đề sau đây:
+ Đầu tư vốn với thời gian một chu trình sản xuất.
+ Tìm nguồn nguyên liệu bông, xơ có giá cạnh tranh.
11
11
12
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
+ Giá thành sản phẩm đầu vào thấp hơn giá mà các đơn vị sản xuất bán
đại trà.
+ Khách hàng tiêu thụ ổn định.
Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo được các yêu cầu đòi hỏi sự chỉ
đạo của Ban Giám đốc phải cụ thể, sát sao và tinh thần năng động sáng tạo
của các cán bộ phụ trách phòng và từng CBCNV phụ trách cụ thể từng lĩnh
vực công tác nhất là cán bộ kinh doanh và cán bộ tài chính kế toán.
Công ty đã nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm của Nhà máy chăn Nam
Định và đảm nhận việc cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy. Việc này giúp
Nhà máy đỡ khó khăn về tài chính trong các tháng hè vì chăn là mặt hàng thời
vụ chỉ tiêu thụ nhiều trong vụ rét. Bên cạnh thị trường nội bộ, Công ty mở
rộng thêm thị trường trong cùng Hiệp hội Dệt may, buớc đầu đã có mối quan

hệ tốt với một số đơn vị tiến tới sẽ thiết lập thành bạn hàng ổn định.
Khai thác thêm thị trường chuyên dùng của các ngành như tham gia đấu
thầu cung cấp màn cho y tế, Công an , Quân đội: cung cấp vải cho Công an,
áo lót cho Quân đội, màn và chăn cho Dự án Hỗ trợ miền núi. Đây là thị
trường mới phát triển trong năm 2002.
Ngoài mặt hàng Dệt may Công ty còn thâm nhập thị trường bao bì xi
măng. Nhờ làm tốt công tác thăm dò thị trường cả đầu ra và đầu vào nên năm
qua Công ty đã trúng thầu cung cấp giấy Kraft cho các đơn vị sản xuất bao bì
xi măng, tăng 75% so với năm 2001.
Về xuất khẩu: Năm 2002 Công ty đã tích cực tìm kiếm thị trường để
xuất khấu. Kết quả đã xuất được sản phẩm dệt kim sang CHLB Đức, quế sang
Ấn Độ , lợn sữa đông lạnh sang Macao, cà phê sang Nhật bản, Đức, Thuỵ Sĩ.
Kim nghạch đạt 518000USD. Mặt hàng cà phê và quế là mặt hàng mới và
cũng là thị trường xuất khẩu mới năm 2002.
12
12
13
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
Về nhập khẩu: Ngoài việc nhập vật tư nguyên liệu ngành dệt, Công ty
còn nhập mặt hàng tủ lạnh cung cấp cho các siêu thị nhằm tăng thêm doanh
thu.
Nhận thấy nguồn cung cấp chỉ khâu cho các Công ty may đang trong
tình trạng độc quyền của một đơn vị liên doanh với giá quá cao, Công ty đã
quyết định thâm nhập vào lĩnh vực này. Qua thử nghiệm đã mang lại kết quả
tốt. Số lượng hàng Công ty cung cấp mới chỉ trên 100.000 cuộn chỉ, trị giá
1.300 triệu đồng nhưng qua sử dụng các đơn vị sản xuất đã chấp nhận và
mong muốn Công ty phát triển với số lượng lớn. Về giá chỉ bằng trên dưới 2/3
mức giá của đơn vị liên doanh. Hiện nay Công ty đang xây dựng đề án để đầu
tư mở rộng.

2  Công tác tài chính kế toán
Phòng TCKT đã phân công cụ thể cho từng cán bộ trong từng lĩnh vực,
theo dõi, kiểm tra ,định kỳ hàng tháng hoạt động kinh doanh của các phòng,
các cửa hàng; tạo mối quan tốt với ngân hàng nên đã luôn bảo đảm vốn cho
kinh doanh. Đồng thời theo dõi sát các khế ước vay, các khoản nợ phải trả để
trả nợ kịp thời cho Ngân hàng và thanh toán cho người bán đúng hạn.
Công tác hạch toán được thực hiện kịp thời, cập nhật được số liệu với
các kho hàng, cửa hàng trên cơ sở đó quản lý tốt tiền , hàng, công nợ. Phục vụ
tốt công tác kiểm tra quyết toán hàng năm của đoàn kiểm tra Tổng công ty và
Kiểm toán Nhà nước.
13
13
14
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
PHẦN II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỐ 1
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ SỐ 1
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là mua bán vải sợi và dịch vụ
nhà nghỉ. Công tác kế toán phải đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động kinh
doanh nhằm cung cấp thông tin thường xuyên, đầy đủ chính xác kịp thời góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán trong công ty:
+ Tính toán và phản ánh số liệu hiện có và tình hình luân chuyển, sử
dụng tài sản, tiền vốn cũng như các quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty.
+ Cung cấp thông tin về mọi mặt hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ
cho việc điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị: Cung cấp số

liệu, tài liệu và quản trị doanh nghiệp; cung cấp thông tin phục vụ cho việc
kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Tương ứng với mô hình quản lý và đặc điểm kinh doanh, mô hình tổ
chức công tác kế toán của công ty là mô hình tập trung. Việc tổ chức hạch
toán được tập trung tại phòng kế toán.Phòng có 8 người trong đó có 1 trưởng
phòng, 1 phó phòng và 6 kế toán viên được phân công theo từng công việc cụ
thể. Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế
toán theo chế độ tài chính kế toán nhà nước quy định.
14
14
15
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
Trong đó:
 Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
toàn bộ công tác kế toán và công tác tài chính ở công ty. Kế toán trưởng phải
chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật về tình hình chấp
hành các chế độ chính sách về quản lý tài chính của Nhà nước và điều hành
mọi công việc chung của phòng
+Tổng hợp số liệu lên các báo cáo tài chính cuối quý như
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả SX - KD (phần 1)
Báo cáo thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (phần 2)
Thuế GTGT được khấu trừ (phần 3)
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối tài khoản
+ Theo dõi về TSCĐ
Theo dõi TSCĐ về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, lập bảng
tính khấu hao, tình hình tăng giảm tài sản.
Theo dõi công nợ phải thu và phải trả khác

 Kế toán theo dõi công nợ chung toàn công ty và Trung tâm Dệt may
3
Theo dõi hàng hoá của trung tâm dệt may 3
Theo dõi công nợ chung của công ty
 Kế toán tiền mặt, tiền gửi, công nợ tạm ứng, tiền vay
- Theo dõi số dư tức thời tiền mặt tại quỹ công ty, TGNH, ở các Ngân
hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
- Theo dõi vay và thanh toán tiền vay, số dư tức thời theo khế ước vay,
theo đối tượng khách hàng
15
15
16
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
- Theo dõi thanh toán thu, chi theo từng khách hàng, hợp đồng, hoá
đơn mua ,bán hàng theo từng khoản mục chi phí.
- Theo dõi tình hình thanh toán tạm ứng
 Kế toán hàng hoá phòng NV1, NV2
Theo dõi tồn kho tức thời và tồn kho cuối kỳ, tính giá hàng hoá tồn
kho, theo dõi mã hàng hoá theo giá vốn, theo dõi nhập xuất hàng hoá của kho
hàng NV1 và NV2.
 Kế toán hàng hoá phòng NV3 và NV4 (phòng phụ liệu) và theo dõi
công nợ của phòng NV3 và NV4
- Theo dõi tồn kho tức thời và tồn kho cuối kỳ, tính giá hàng hoá tồn
kho ,theo dõi mã hàng hoá theo giá vốn, theo dõi nhập xuất hàng hoá của kho
hàng NV3 và NV4
- Theo dõi thời hạn thanh toán của từng HĐ GTGT và từng phiếu nhập
kho và phiếu xuất kho của phòng NV3 và NV4.
 Kế toán tiền lương, BHXH và BHYT và theo dõi công nợ phòng
NV1 và NV2

- Theo dõi thời hạn thanh toán của từng phiếu nhập kho và phiếu xuất
kho và HĐ GTGT liên 3 của phòng NV1 và NV2
- Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo
lương của CBCNV
 Nhận xét
Bên cạnh đó phần công việc của mỗi kế toán trong công ty chưa đạt
được sự chuyên môn hoá trong công việc, một kế toán đảm nhận hai phần
hành chưa tạo được sự rõ ràng trong việc phân công công việc
16
16
17
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ SỐ1
1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán
 Phương pháp kế toán TSCĐ
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo giá thực tế
- Phương pháp khấu hao áp dụng: Theo quyết định 166/BTC ngày
31/12/1999, áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá thực tế
- Phương pháp xác định giá hàng tồn kho: Theo phương pháp giá đích danh
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên
 Phương pháp tính giá thuế GTGT
Áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT
 Phương pháp xác định giá trị hàng hoá xuất
Áp dụng phương pháp giá đích danh
 Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến hết 31/12

 Tỷ giá sử dụng để quy đổi ngoại tệ : Theo tỷ giá thực tế
 Kỳ kế toán : Theo quý
2.Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Chứng từ công ty sử dụng là: Hợp đồng kinh tế; hoá đơn GTGT; các
loại thẻ như thẻ kho, thẻ TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ, phiếu kế toán,
phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán; phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ, bảng kê bán lẻ; Tờ khai thuế giá trị gia tăng …
17
17
18
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo QĐ số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và sửa đổi, bổ xung theo TT số
89/2002/TT- BTC ngày09/10/2002 của BTC.
Hướng chi tiết tài khoản công ty áp dụng là:
- Tài khoản các loại tiền: Ngoài tài khoản tiền mặt, Tài khoản TGNH công ty
chi tiết theo các Ngân hàng và ngoại tệ gửi tại các Ngân hàng
- Tài khoản công nợ khách hàng công ty: Công ty chi tiết theo hướng khách
hàng của công ty( phòng NV1 và NV2), khách hàng của phòng NV3, khách
hàng phòng NV4, khách hàng của quầy lẻ, công nợ khoán xe, dịch vụ nhà
nghỉ.
- Tài khoản thuế GTGT: Công ty chi tiết theo hướng thuế GTGT được khấu
trừ và thuế GTGT phải nộp cho các kho Công ty, kho cửa hàng 3 (Trung tâm
Dệt may 3), cửa hàng 12 Bờ hồ, hàng nhập khẩu
- Tài khoản chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm: Công ty chi tiết theo chi
phí sản xuất dở dang của công ty (TK1541), của CH3 ( cửa hàng 3)
(TK1543), của xưởng chỉ (154C)
- Tài khoản hàng hoá:

+ Tài khoản Giá mua hàng hoá: Chi tiết theo hàng hoá của công ty, của CH3
(cửa hàng 3), CH4 (phòng phụ liệu), hàng hoá của quầy lẻ Bình, cửa hàng 12
Bờ hồ
+ Tài khoản Chi phí thu mua hàng hoá
- Tài khoản vay ngắn hạn:
+Tài khoản Vay ngắn hạn VNĐ: Chi tiết tại Ngân hàng Công thương Việt
Nam, tại Công ty tài chính dệt may, của CBCNV
+Tài khoản Vay ngắn hạn USD : Chi tiết tại Ngân hàng Công thương Việt
Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển
18
18
19
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
- Tài khoản doanh thu, giá vốn : Công ty chi tiết theo doanh thu bán hàng và
giá vốn của công ty, của CH3, của CH4 (phòng phụ liệu), của quầy lẻ Bình,
cửa hàng 12 Bờ hồ, của xưởng chỉ, doanh thu tiền hoa hồng.
4 Sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán áp dụng: sử dụng phần mềm kế toán của công ty
FAST theo hình thức Nhật ký chung
+ Các loại sổ chi tiết công ty sử dụng:
Vì sử dụng hệ thống kế toán máy nên các sổ chi tiết của các tài khoản
được lưu trữ trong máy. Đến cuối năm công ty in ra tất cả sổ Cái của các tài
khoản tổng hợp coi đó là sổ chi tiết theo dõi cho từng năm. Ngoài ra, công ty
sử dụng một số sổ chi tiết để theo dõi ngoài như : Sổ chi tiết TK 1311,
TK3311, TK154, TK3331
+ Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức NKC
Sơ đồ 3 : TRÌNH TỰ GHI SỔ TRÊN MÁY VI TÍNH
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy

Xử lý tự động theo chương trình
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chung
Các báo cáo kế toán

19
19
20
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
Việc trang bị vi tính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, giảm
nhẹ bớt được những phần đơn giản, từ những chứng từ ban đầu, tuỳ theo từng
công việc của mỗi kế toán, sẽ nhập dữ liệu vào máy theo từng phần hành theo
từng ngày phát sinh các nghiệp vụ. Máy sẽ tự động xử lý theo chương trình.
Hàng ngày, cuối tháng, cuối quý kế toán in ra các sổ tổng hợp, Sổ Cái, Báo
cáo kế toán phục vụ cho công tác kế toán tại đơn vị
+ Báo cáo tài chính
Kỳ lập báo cáo: Theo quý
Các báo cáo được lập:
Bảng Cân đối kế toán
Báo cáo kết quả SX – KD (phần 1)
Báo cáo thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (phần 2)
Thuế GTGT được khấu trừ (phần 3)
Thuyết minh báo cáo tài chính
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
III. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KẾ TOÁN CỦA CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
1 Kế toán TSCĐ
1.1 Chứng từ và luân chuyển chứng từ
 Chứng từ sử dụng

20
20
21
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
- Hoá đơn GTGT (hoá đơn mua TSCĐ)
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Thẻ TSCĐ
- Quyết định thanh lý TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ theo mẫu 03-TSCĐ ban hành theo QĐ số
1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ TC
- Bảng tính khấu hao TSCĐ
Phiếu kế toán
 Quy trình luân chuyển chứng từ
*Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ tai Công ty
Sơ đồ 4 : QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TĂNG TSCĐ TẠI
CÔNG TY
Nghiệp
vụ mua TSCĐ
Giám đốc
Công ty
Quyết định mua TSCĐ
-Lập biên bản giao nhận
-Giao nhận TSCĐ
P.TCHC & P. Kế toán và bên bán
Kế toán TSCĐ
-Lập thẻ TSCĐ
-Nhập số liệu vào máy lên sổ chi tiết, sổ tổng hợp TSCĐ
-Lưu
Lưu và bảo quản


(1) (2) (3)

(1) (2) )
21
21
22
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -



Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh , TSCĐ của công ty
thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán phải theo dõi chặt chẽ
đầy đủ mọi trường hợp biến động.
(1): Giám đốc công ty dựa trên tình hình về TSCĐ của công ty do nhu
cầu về sản xuất kinh doanh quyết định mua TSCĐ.
(2): Công ty nhận được HĐ mua TSCĐ (HĐ GTGT hoặc HĐ bán
hàng). Hội đồng giao nhận TSCĐ của công ty gồm có phòng TCHC và phòng
Kế toán, hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện của đơn
vị giao TSCĐ lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”. Biên bản này lập cho từng đối
tượng TSCĐ bao gồm Máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý, sau đó sao cho
mỗi bên lưu giữ một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm biên bản
giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các HĐ GTGT, giấy vận
chuyển bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại hồ sơ đó để làm căn cứ tổ chức hạch
toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ.
(3): Kế toán TSCĐ sẽ lập thẻ TSCĐ và cập nhật thông tin về TSCĐ vào
phần hệ “Kế toán TSCĐ” sau đó vào phần “Khai báo thông tin về tài sản” ở
phần mềm FAST, dựa trên đó làm cơ sở để lên sổ Cái và sổ tổng hợp TSCĐ
và lưu, bảo quản thông tin về TSCĐ trên máy. Số liệu về tài sản cố định được

lưu theo năm. Vì vậy mỗi khi sang một năm làm việc mới phải thực hiên việc
kết chuyển danh mục TSCĐ sang năm làm việc mới, kế toán TSCĐ Vào phần
“Chuyển số liệu cuối năm về tài sản sang năm làm việc mới”
• Khai báo thông tin về tài sản
Các thông tin chính về tài sản được Fast Accounting quản lý bao gồm:
22
22
23
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
Mã tài sản (số thẻ), tên tài sản, Đơn vị tính, phân loại nhóm tài sản,
Nước sản xuất, năm sản xuất, Lý do tăng tài sản, Ngày tăng tài sản, Bộ phận
sử dụng, Nguyên giá(theo nguồn vốn khấu hao), Giá trị đã khấu hao, Giá trị
còn lại, Ngày ghi nhận giá trị còn lại, Ngày bắt đầu tính khấu hao, tài sản
có/không tính khấu hao, Tài khoản TSCĐ (TK 211), tài khoản hao mòn TSCĐ
(TK 214), Tài khoản chi phí ( TK 642), Số tháng khấu hao, Tỷ lệ khấu hao
tháng, giá trị tính khấu hao.
*Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ tại Công ty
Sơ đồ 5 : QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ GIẢM TSCĐ TẠI
CÔNG TY
Nghiệp vụ thanh lý TSCĐ
Giám đốc công ty
Quyết định thanh lý TSCĐ
Lập biên bản thanh lý TSCĐ
Ký biên bản thanh lý TSCĐ
Nhập dữ liệu vào máy
Lưu
Ban thanh lý TSCĐ (P.TCHC và P.Kế toán)
Giám đốc và kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ


(1) (2) (3)
(4)
(4)
23
23
24
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
(1): Giám đốc công ty căn cứ vào thủ tục mà kế toán TSCĐ xác định là
TSCĐ không dùng được, ra quyết định thanh lý TSCĐ.
(2): Dựa trên quyết định của giám đốc, ban thanh lý TSCĐ bao gồm
P.TCHC và P. Kế toán lập biên bản thanh lý TSCĐ.
(3): Giám đốc và kế toán trưởng ký biên bản thanh lý TSCĐ.
(4): Kế toán TSCĐ dựa vào biên bản thanh lý TSCĐ làm căn cứ để
nhập nghiệp vụ thanh lý TSCĐ vào máy ở “Phân hệ Kế toán TSCĐ” và vào
phần” Khai báo giảm tài sản”. Sau đó lưu số liệu
1.2 Kế toán khấu hao TSCĐ
 Một số quy định về khấu hao TSCĐ theo quyết định 166/BTC ngày
31/12/1999
- Tính theo nguyên tắc tròn tháng : TSCĐ tăng trong tháng này, tháng
sau mới tính khấu hao.
- TSCĐ sử dụng trong kinh doanh phải khấu hao phân bổ vào chi phí
theo nơi sử dụng
- Những TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng không được tính
khấu hao
 Tính khấu hao và điều chỉnh khấu hao
=
= x
= + -

Mỗi tháng công ty sẽ thực hiện việc tính khấu hao một lần và chương
trình sẽ lưu giá trị này trong tệp số liệu
Giá trị khấu hao do máy tính ra dựa trên cách số liệu và cách tính mà ta
đã khai báo ở phần thông tin về tài sản. Tuy nhiên giá trị này có thể thay đổi
theo ý muốn của người sử dụng ở phần “Điều chỉnh khấu hao tháng”
24
24
25
Báo cáo tổng hợp – Công ty Thương mại dịch vụ số1
- -
Fast Accounting cho phép tính khấu hao theo nguyên giá hoặc theo giá
trị còn lại và có thể tính dựa trên khai báo số tháng mà tài sản sẽ khấu hao hết
hoặc dựa trên tỷ lệ khấu hao tháng
Lưu ý: Chương trình cho phép sửa đổi giá trị khấu hao hàng tháng.
 Hạch toán KHTSCĐ
* Định kỳ hàng tháng công ty trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SX-KD
đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ
Nợ TK 6424
Có TK 214 (2141)
* Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao cơ bản
Nợ TK 009
1.3 Tài khoản sử dụng
TK 211 TSCĐ hữu hình
TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2412 XDCB dở dang
TK 009 Nguồn vốn khấu hao
1.4 Phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ
Sơ đồ 6 : SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ
TK 811
TK133110

TK 411
TK 412
TK 6418
TK 711
(5) (1) (4)


(2)
25
TK 214
TK 1111
25

×