Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

đánh giá hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.03 KB, 67 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp. Nông nghiệp là trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội và giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nó là “cứu cánh” cho nền kinh tế
trong nhiều đợt khủng hoảng trên toàn cầu. Đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp ngành sản xuất lương thực mà chủ yếu là sản xuất lúa chiếm vị trí
quan trọng, quyết định sự ấm no hay phồn vinh của nông thôn và của toàn bộ
nền kinh tế xã hội của quốc gia. Vậy nên, sản xuất lượng thực nói chung và
sản xuất lúa gạo nói riêng không những là một vấn đề thiết yếu mà còn là chỗ
dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành sản xuất khác trong nền
kinh tế quốc dân. Nó còn là nguồn dự trữ để nhà nước thực hiện chính sách xã
hội. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà Nước ta luôn xem đây là mục tiêu chiến
lược trong định hướng phát triển nền kinh tế.
Từ sau đổi mới đến nay, nước ta đã có nhiều thành tựu đáng kể trong
sản xuất lúa gạo. Sản xuất không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
mà còn để xuất khẩu ra các nước trên toàn thế giới. Ngày nay, Việt Nam là
một trong hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Lệ Thủy là huyện nằm phía Nam tỉnh Quảng Bình với trên 95% dân số
sống ở khu vực nông thôn. Nơi đây là vùng sản xuất chuyên canh lúa với
những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay của xã An Thủy, Phong Thủy, Liên
Thủy, Lộc Thủy Tổng diện tích gieo cấy hàng năm là trên 17000 ha, sản
xuất 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, năng suất trung bình đạt 3 tạ/ sào/ vụ.
Những năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một hình thức
sản xuất mới thay thế vụ Hè Thu trước đây. Nó được áp dụng trên những
vùng đất trũng, thường xuyên bị lụt và chuột phá hoại, đó là “ sản xuất lúa tái
sinh” hay địa phương còn gọi là “lúa Chét”. Lúa tái sinh được hiểu “là cây lúa
sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, người dân giữ gốc rạ lại chăm bón tiếp cho
sinh trưởng như lúa mới gieo trồng”. Hiện nay, nhiều xã đã áp dụng 100%
hình thức sản xuất này điển hình như An Thủy, Lộc Thủy, Phong Thủy Tuy
nhiên, một số xã vẫn tồn tại hai hình thức sản xuất lúa vụ Hè Thu và lúa tái


1
sinh như: Xuân Thủy, Mai Thủy Lúa tái sinh là một hình thức sản xuất lúa
khá mới nhưng đã được người nông dân áp dụng rộng rãi. Trái lại, UBND
huyện lại có chủ trương phát triển không làm lúa tái sinh mà quay lại sản xuất
vụ Hè Thu như trước.
Xuất phát từ những tình hình thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Đánh giá hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh ở huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình” .
Trường hợp nghiên cứu tại xã An Thủy và xã Xuân Thủy của huyện Lệ
Thủy.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa tái sinh trên địa bàn 2 xã An Thủy và
Xuân Thủy
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của hình thức sản xuất
lúa tái sinh ở hai xã.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa là một trong những cây cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất.
Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cây lúa đã
có mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, vẫn chưa có những
tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng
trọt. Cây lúa có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của
hàng triệu người trên trái đất.
Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát
triển về cả hai hướng Đông và Tây. Từ đó cho đến nay, cây lúa đã được đưa
vào trồng ở khắp nơi trên trái đất, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và
một số nước ôn đới. Ở Bắc bán cầu, cây lúa được trồng ở Đông bắc Trung
Quốc 53
0

Bắc cho tới Nam bán cầu ở Châu Phi, Australia 35
0
Nam. Nhưng nó
vẫn được trồng nhiều nhất ở khu vực nhiệt đới.
Về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa, có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý
kiến cho rằng cây lúa được hình thành đầu tiên ở vùng Tây bắc Ấn Độ,
Myanma, Thái Lan, Việt Nam, Nam Trung Quốc, Lào. Ý kiến khác cho rằng,
cây lúa bắt nguồn gốc từ Ấn Độ Tuy nhiên, những vùng được cho là xuất xứ
nói trên đều có đặc điểm giống nhau về điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
phù hợp với cây lúa. Nơi đây đã và đang tồn tại các loại hình lúa dại có ít
nhiều quan hệ với lúa trồng. Mặt khác, các tài liệu lịch sử, đời sống văn hóa,
xã hội, tập quán của vùng này gắn bó chặt chẽ từ lâu đời. Và nơi đây, lúa
gạo được coi là nguồn lương thực chính có liên quan đến đời sống của hàng
trăm triệu người.
Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hòa thảo (gramineae), chi
Oryza.
Trong thực tế sản xuất hiện nay có thể chia lúa trồng thành 4 loại hình
với tiêu chẩn phân loại khác nhau: (1) Theo điều kiện sinh thái và vĩ độ địa lý
có lúa tiên và lúa cánh; (2) Theo mùa vụ gieo cấy trong năm và thời gian sinh
trưởng có lúa chiêm và lúa mùa; (3) Theo điều kiện tưới và gieo cấy có lúa
3
nước và lúa cạn; (4) Theo chất lượng và hình dạng hạt lúa có lúa tẻ và lúa
nếp, lúa hạt tròn và lúa hạt dài [1].
2.2.Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á.
Cây lúa là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao. Thống kê của tổ chức lương
thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó Châu Phi
có 41 nước, Châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13
nước và Châu Đại Dương có 5 nước. Có 18 nước có diện tích trồng lúa trên
trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu Á, , 31 nước có diện tích trồng lúa trong

khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5
tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9
tấn/ha).
Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) còn cho thấy,
diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980.
Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53
triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm
1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân
630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến
động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ
năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha cao nhất
kể từ năm 1995 tới nay.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất và sản lượng lúa bình quân trên
thế giới cũng tăng theo từng năm cùng với sự ra đời của nhiều giống lúa mới
(như IR5, IR8 ) cho năng suất cao và chất lượng ngày càng tốt hơn.
4
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
( triệu tấn)
1961 115,50 1,87 215,65
1965 124,98 2,03 254,08
1970 133,10 2,38 316,38
1975 141,97 2,51 357,00
1980 144,67 2,74 396,87
1985 143,90 3,25 467,95
1990 146,98 3,53 518,21

1995 149,49 3,66 547,20
2000 153,94 3,89 598,40
2005 152,90 4,12 629,30
2006 153,42 4,16 635,56
2007 153,02 4,21 639,24
( Nguồn: FAO 2008)
Tình hình nhìn chung năng suất các nước trong 8 năm (2000 – 2008)
cho thấy năng suất lúa cao tập trung ở các quốc gia á nhiệt độ ngày và đêm
cao hơn và trinh độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng
suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh phát triển mạnh
và trình độ canh tác hạn chế (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
5
Tình hình nhìn chung của các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế
giới năm 2008. Đứng đầu vẫn là 8 nước châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy
nhiên năng suất chỉ có 2 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và
Việt Nam. Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện
tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản
lượng lúa trên thế giới (trên 90%). Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa
quan trọng nhất thế giới [3].
2.3.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây lúa đã được trồng từ lâu đời, theo tài liệu khảo cổ học
thì nghề trồng lúa có từ 4000-3000 năm trước công nguyên. Đến nay, cây lúa
là cây trồng chính của ngành nông nghiệp Việt Nam. Cây lúa được trồng ở
trên khắp các tỉnh thành của đất nước ta.
Tính đến năm 1939, ở Việt Nam có 2.450.000 ha, sản xuất được
2.407.000 tấn thóc, năng suất cả hai miền xấp xỉ 13 tạ/ha. Sau chiến tranh thế
giới thứ hai, lúa sản xuất ở miền Bắc chủ yếu để tiêu thụ nội địa, ở miền nam
có xuất khẩu ra các nước khác nhưng số lượng không đáng kể ( bình quân từ
năm 1944 – 1960 khoảng 200 tấn).

Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam trước giải phóng
Năm Miền Bắc Miền Nam
Diện tích
(1.000ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(1.000
tấn)
Diện tích
(1.000ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(1.000
tấn)
1939 1.845,0 13,0 2.407,0 2.450,0 13,2 4.300,0
1955 2.176,0 16,2 3.523,4 1.955,0 12,8 2.560,0
1960 2.384,0 18,4 4.212,0 2.503,6 21,2 5.311,2
(Nguồn: Bùi Huy Đáp, cây lúa miền Bắc Việt Nam, 1963)
Mặc dù ưu tiên phát triển lương thực, nhưng từ năm 1976 – 1980 hàng
năm bình quân phải nhập 1.200.000 tấn lương thực. Từ năm 1986 – 1988
6
nước ta đã dần dần tự túc được lương thực. Từ năm 1989 đến nay Việt Nam
đã sản xuất đủ lương thực để ăn và để xuất khẩu. Tính từ năm 1989 – 1995 đã
xuất khẩu xấp xỉ 2 triệu tấn gạo /năm, đứng thứ 3 thế giới. Từ năm 1996 đến

nay Việt Nam xuất khẩu hàng năm đạt trên 3 triệu tấn và vươn lên đứng thứ
nhì thế giới. Đó là một thành tích đáng kinh ngạc của ngành sản xuất lương
thực nước ta [2].
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng
7,4 triệu ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á
theo thứ tự Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar.
Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới. Có mức tăng
năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha đứng thứ 12 trên thế giới và đứng
đầu của 8 nước có diện tích lúa nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng
suất lúa trên thế giới
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa
hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ
2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu
gạo thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận
1275,9 tỷ USD năm 2006. Ở Việt Nam lúa gạo là sản phẩm cần được ưu tiên
hàng đầu vì diện tích nhiều nhất cả nước hơn bắp và sắn, sản lượng đứng đầu
hơn khoai lang và cây sắn. Đáng chú ý là năng suất lúa được cải thiện đáng
kể.
7
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta
2008 2009 2010
Diện tích thu
hoạch (nghìn ha)
Số liệu

Số liệu
mới
Số liệu

Số liệu

mới
Số liệu

Số liệu
mới
Vụ lúa mùa 1.800 1.800 1.710 1.770 1.710 1.750
Vụ đông xuân 3.024 3.024 3.035 3.035 3.030 3.030
Vụ hè thu 2.510 2.510 2.610 2.610 2.610 2.610
TỔNG 7.334 7.334 7.355 7.415 7.350 7.390
Năng suất ( tấn/ha)
Vụ lùa mùa 4.46 4.46 4.36 4.34 4.35 4.35
Vụ đông xuân 6.15 6.15 6.22 6.22 6.20 6.20
Vụ hè thu 4.89 4.89 4.96 4.96 5.16 5.10
TRUNG BÌNH 5.30 5.30 5.34 5.33 5.40 5.37
Sản lượng ( nghìn
tấn)
Vụ lùa mùa 8.028 8.028 7.456 7.678 7.439 7.613
Vụ đông xuân 18.598 18.598 18.878 18.878 18.786 18.786
Vụ hè thu 12.278 12.278 12.946 12.946 13.468 13.311
TỔNG 38.904 38.904 39.280 39.502 39.693 39.710
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và PTNT, số liệu ước tính của USDA, 2010)
2.4. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy
2.4.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Bình
Quảng bình là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải bắc Trung Bộ, có địa
hình hẹp và dốc, tổng diện tích đất tự nhiên là 8.055 km
2
. Quảng Bình là một
tỉnh có truyền thống trồng lúa từ lâu đời, người dân sống chủ yếu dựa vào cây
lúa. Trong 7 huyện, thành thì huyện Lệ Thủy là vùng chuyên canh lúa, luôn
dẫn đầu trong toàn tỉnh về diện tích, năng suất và sản lượng. Trước năm 1975,

tỉnh đã nổi tiếng với các hợp tác xã sản xuất giỏi, đạt năng suất lúa cao như
Đại Phong. Từ đó đến nay, Quảng bình luôn luôn quan tâm phát triển sản xuất
8
lúa, diện tích và năng suất lúa qua các năm có sự cải thiện đáng kể. Tuy
nhiên, tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt, rét đậm, rét
hại, hạn hán, vì vậy có một số năm năng suất lúa thấp.
Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Quảng Bình (2000 -2008)
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2000 46.276 41,28 191.040
2001 47.747 40,17 191.792
2002 47.852 43,07 206.090
2003 47.346 43,80 207.352
2004 48.255 46,68 225.249
2005 48.189 45,97 221.543
2006 49.188 47,14 231.827
2007 49.995 43,15 215.750
2008 50.257 46,32 226.586
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Bình 2011, niên giám thống kê 2009 )
Qua bảng 4 trên ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong toàn
tỉnh khá ổn định và có tăng lên từ năm 2000 – 2008. Đạt được những kết quả
đó là do người dân đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thâm canh
lúa và sử dụng các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả chốn
chịu như giống: HT1, IR 53, P6, P290, CH207, VN20, X21, X23,
2.4.2. Tình hình sản xuất lúa huyện Lệ Thủy
Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Bình, có tổng
diện tích tự nhiên là 16.833,35 ha, trong đó đất trồng lúa là 9.982,73 ha. Lệ
Thủy là một vùng chuyên canh lúa, là vựa lúa của cả tỉnh. Cây lúa là cây
trồng chủ đạo của huyện, người dân sống chủ yếu dựa và cây lúa. Huyện có
28 xã và thị trấn, trong đó 16 xã vùng đồng bằng là nơi tập trung sản xuất lúa
của cả huyện.

Diện tích vụ Đông Xuân và hè thu ổn định từ 17.515 ha (2007) đến
17.710 ha (2009). Cơ cấu mùa vụ ở huyện được chia làm hai vụ sản xuất
9
chính trong năm. Vụ đông xuân bắt đầu từ táng 12 âm lịch đến tháng 4 âm
lịch. Vụ này thường gieo các giống lúa dài ngày (140 -155 ngày) như: VN20,
X21,Xi23, lúa lai 828, NX30. Vụ hè thu thường bắt đầu từ giữa tháng 5 âm
lịch đến giữa tháng 8 âm lịch. Vụ này thường sử sụng các giống ngắn ngày để
tránh lũ tháng 9 như giống: CN2, DT122, HT1 Trong những năm gần đây,
do một số địa phương trong huyện thường xuyên bị lụt và chuột phá hoại nên
đã chuyển vụ hè thu sang để lúa tái sinh.
Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Lệ Thủy
( 2006 -2009)
Năm Diện tích (ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2006 17.097 44,54 76.150
2007 17.317 46,06 79.768
2008 17.475 46,94 82.036
2009 17.710 46,69 82.688
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lệ Thủy 2011, niên giám thống kê 2010)
Bảng 5 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ 2006 -2009
của huyện giữ ổn định và có xu hướng tăng lên.
2.5. Tình hình sản xuất lúa tái sinh ở Việt Nam và tỉnh Quảng Bình
“Lúa tái sinh là cây lúa sau khi thu hoạch vụ đông-xuân, người dân giữ
gốc rạ lại chăm bón tiếp cho sinh trưởng như lúa mới gieo trồng. Lúa tái sinh
dù năng suất không cao bằng vụ chính nhưng do mức đầu tư ít, bán được giá
hơn nên bà con vẫn có lãi”.
Sản xuất lúa tái sinh áp dụng chủ yếu đối với những giống lúa có khả
năng đẻ nhánh mạnh, nhất là các giống lúa lai đang được trồng ngày càng
nhiều ở các địa phương. Khi lúa đã chuyển qua sản xuất hai vụ thì cũng nên
tìm hiểu và tùy điều kiện để áp dụng kỹ thuật canh tác này vào sản xuất, góp
phần tăng thêm sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích. Các vùng không thể

làm lúa ba vụ vì rủi ro cao, đặc biệt là những vùng hay bị lũ lụt có thể áp dụng
kỹ thuật này.
10
Phương pháp cơ bản của kỹ thuật làm lúa tái sinh (ở một số nơi gọi là
lúa Chét) là ngay sau khi gặt vụ lúa chính, ta để lại phần gốc rạ thích hợp (tùy
từng giống khác nhau, có thể để gốc rạ 10-25cm), sau đó bón phân kịp thời và
tưới nước, nếu có điều kiện làm cỏ sục bùn thì các chồi trên thân rạ có thể
phát triển, đẻ ra nhánh tái sinh. Nếu nhiệt độ và điều kiện ngoại cảnh thích
hợp, sau 20-30 ngày, nhánh tái sinh này sẽ trổ bông và sau đó một tháng sẽ
chín. Thời kỳ sinh trưởng phát triển của lúa tái sinh rất ngắn (45-55 ngày).
Làm lúa tái sinh có thể cho năng suất đạt từ 120 - 150kg / sào (500m
2
). Tuy
nhiên, muốn phát huy hết khả năng cho năng suất của lúa tái sinh thì phải có
kế hoạch trước từ vụ lúa chính và thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc chúng thì
năng suất có thể đạt 1,5 – 2 tạ/sào [4].
Ở nước ta, hình thức sản xuất lúa tái sinh còn khá mới, có rất ít địa
phương áp dụng hình thức này vào sản xuất. Một số địa phương có sản xuất
lúa tái sinh là: tỉnh Ninh Bình, Bình Định, Quảng Bình. Trong đó, một số địa
phưng chỉ để lúa tái sinh ở vụ 3, sau khi đã thu hoạch vụ hè thu. Năm 2009,
tỉnh Ninh Bình sản xuất gần 1.900 ha lúa tái sinh, năng suất bình quân đạt gần
15 tạ/ ha, Toàn tỉnh đã có hơn 20 HTX vùng trũng như Thượng Hoà, Sơn
Thành ( Nho Quan), Gia Trung, Gia Tiến, Gia Minh ( Gia Viễn), Yên Thắng,
Yên Đồng (Yên Mô), Lai Thành, Tân Thành, Kim Tân ( Kim Sơn), Yên Bình,
Tân Bình ( thị xã Tam Điệp) tham gia mô hình sản xuất lúa tái sinh. Tỉnh
Bình Định cũng đã xây dựng thí điểm mô hình để lúa tái sinh ở huyện Tây
Sơn, vụ này để tận dụng thời gian nghỉ ngơi chờ vụ gieo sạ tiếp theo giữa 2 vụ
lúa; năng suất vụ lúa này cũng đạt từ 1,5 – 2 tạ/ha.
Quảng Bình là tỉnh phát triển mạnh hình thức sản xuất lúa tái sinh, khác
với các địa phương khác là tỉnh đã mạnh dạn sản xuất vụ này ở vụ 2, không

làm vụ Hè Thu. Hình thức này có duy nhất nhất là ở huyện Lệ Thủy và đã phổ
biến từ 5 năm trở lại đây. Năm 2009, diện tích lúa tái sinh của huyện đạt trên
6.800ha. Năng suất bình quân đạt khoảng 30 tạ/ha, có nơi đạt 40 tạ/ha. Diện
tích sản xuất lúa tái sinh chủ yếu tập trung ở vùng trũng, thường xuyên bị lũ
vào tháng 9 và bị chuột phá hoại.
Các giống lúa dùng để sản xuất lúa tái sinh thường là các giống lúa lai,
có khả năng đẻ nhánh tốt ví dụ như: lúa lai 828, NX30, Xi23, X21
11
2.6. Một số hiểu biết về hiệu quả
2.6.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa két quả
thực hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra
để có kết quả đó trong điều kiện nhất định.
Đối với các phương án hành động khác nhau, hiệu quả chính là chỉ tiêu
để phân tích, đánh giá và lựa chọn chúng.
Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình
thành nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả
môi trường, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối [5].
a, Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt
động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý và trình độ tổ chức của các doanh
nghiệp. Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao
nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước.” TS Nguyễn Tiến Mạnh lại cho rằng
“Hiệu quả kinh tế là phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực để được mục tiêu đã xác định”.
Vì vậy, ta hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện
tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác
các nguồn lực và trình độ, chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Hiệu quả kinh tế biểu hiện tính hữu hiệu về kinh tế của việc sử dụng
các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra mối
quan hệ giữa các lợi ích kinh tế mang lại với chi phí bằng tiền trong mỗi kỳ
kinh doanh. Lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá
trị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách khác, hiệu quả
kinh tế là hiệu quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản
xuất kinh doanh. Hai yếu tố đó là:
- Yếu tố đầu vào: Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế
12
- Yếu tố đầu ra: Sản lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, giá
trị gia tăng, lợi nhuận
Hiệu quả là đại lượng vật chất được tạo ra có mục đích của con người.
Có rất nhiều các chỉ tiêu, các nội dung để đánh giá kết quả. Điều quan trọng là
khi đánh giá kết quả ta cần xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất
chi phí bao nhiêu.
Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính
là hao phí lao động xã hội. Nên thước đo của các hoạt động là mức độ tối đa
hóa trên đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu.
Đối với phạm vi đề tài này, tôi tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của
sản xuất lúa tái sinh. Bên cạnh đó còn đánh giá hiệu quả về xã hội và môi
trường [5].
b, Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hữu ích về mặt xã
hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó đánh giá chủ yếu về mặt xã
hội của hoạt động sản xuất. Các loại hiệu quả có liên quan chặt chẽ với hiệu
quả kinh tế và biểu hiện mục tiêu hoạt động của con người [6].
c, Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là hiệu quả của việc làm thay đổi môi trường do
hoạt động sản xuất gây ra như: xói mòn, ô nhiễm đất, không khí, bệnh tật…

Việc xác định hiệu quả môi trường là tương đối khó. Trong ba loại hiệu quả
trên thì hiệu quả kinh tế đóng vai trò quyết định và nó được đánh giá đầy đủ
khi kết hợp với hiệu quả xã hội và môi trường [6].
2.6.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất
kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên cứu chủ yếu ở một
số dạng sau:
- Dạng thuận (toàn bộ): Hiệu quả chi phí được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C ; H = Q – C
13
H: Hiệu quả
Q: Lượng kết quả đạt được
C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào
- Dạng thuận ( cận biên): là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả đối với
phần tăng thêm của chi phí.
H
b
= Q/ C H = Q - C
H
b
: Hiệu quả cận biên
Q: Lượng kết quả tăng thêm
C: Chi phí hoặc các yếu tố đầu vào tăng thêm
- Dạng nghịch: Để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần tăng thêm bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Tuy nhiên, mỗi cách tính đều có những
hạn chế nhất định, chưa phản ánh hết các khía cạnh của hiệu quả kinh tế.

Nếu hiệu quả kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả kinh
tế không phản ánh được năng suất lao động xã hội, chưa thấy được quy mô
đầu tư cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị sản xuất có kết
quả và chi phí như nhau.
Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí
sản xuất thì còn phải tính đến tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã
hội. Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả kinh tế [5].
Ở đề tài này, chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa tái
sinh bằng cách so sánh hiệu quả của sản xuất lúa tái sinh và sản xuất lúa vụ
Hè Thu trong năm 2010. Các chỉ têu đánh giá được sử dụng:
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong thời gian nhất định, thường là 1 năm. Trong sản xuất của nông hộ,
giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, phụ sản xuất ra trong 1 vụ
hay 1 năm.
- Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ được
sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm ở một thời kỳ nhất định. Đối với
sản xuất nông nghiệp, chi phí trung gian gồm chi phí về giống, phân bón,
thuốc BVTV, dịch vụ làm đất, vận chuyển, dịch vụ thu hoạch…
14
- Giá trị gia tăng (VA) = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian
VA = GO - IC
-Giá trị sản xuất tính cho một đồng vị chi phí trung gian ( GO / IC): cho biết
với một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
-Thu nhập tính cho một đồng chi phí trung gian (VA /IC): cho biết với một
đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.

15
PHẦN 3: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nông hộ tham gia sản xuất lúa tái sinh và nông hộ không sản xuất lúa
tái sinh trên địa bàn hai xã An Thủy và Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện tại hai xã An Thủy và
Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy. Đây là hai xã vùng giữa của huyện Lệ Thủy, có
hoạt động sản xuất lúa khá phát triển.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/05/2010 đến ngày 30/12/2010
3.2. Nội dung nghiên cứu
1) Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Lệ Thủy và 2 xã An Thủy
và Xuân Thủy bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu; dân số, cơ cấu
lao động, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng; các hoạt động nông nghiệp, hoạt
động sản xuất lúa.
2) Tình hình sản xuất lúa tái sinh huyện Lệ Thủy, xã An Thủy và Xuân Thủy:
Lịch sử sản xuất lúa tái sinh ở địa phương, diện tích sản xuất lúa tái sinh qua
các năm của hai xã, số hộ sản xuất lúa tái sinh qua các năm
3) Quá trình sản xuất lúa tái sinh: Các nguồn lực được sử dụng để sản xuất lúa
tái sinh; kỹ thuật sản xuất lúa tái sinh; thời gian sản xuất lúa tái sinh; các
giống lúa sử dụng cho sản xuất lúa tái sinh, tỉ lệ sử dụng.
4) Hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh bao gồm:
- Hiệu quả kinh tế:
+ Chi phí đầu vào: vật tư, công, máy
+ Tổng thu từ lúa tái sinh thu được
+ Lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa tái sinh so với vụ hè thu
- Hiệu quả xã hội: lao động, giới, cơ hội việc làm khác, văn hóa/ nhận thức.
16
- Hiệu quả môi trường: môi trường nước, môi trường đất và môi trường không
khí, mức độ cải tạo đất.
5) Quan điểm của người nông dân và cơ quan quản lý các cấp về vấn đề duy
trì và phát triển lúa tái sinh trên địa bàn huyện: ý kiến của người dân về hiệu

quả của sản xuất lúa tái sinh và những nguyện vọng của họ; quan điển của các
cơ quan quản lý cấp xã, huyện về sản xuất lúa tái sinh và định hướng phát
triển sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
2 xã An Thủy và Xuân Thủy được lựa chọn để ngiên cứu . Đây là 2 xã
có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đại diện cho huyện, đó là vấn đề sản
xuất lúa và sản xuất lúa tái sinh.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Thông tin, dữ liệu dùng để phân tích trong nghiên cứu này được thu thập
từ các nguồn: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
a, Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai.
- Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu liên quan đến thực trạng sản xuất lúa tái sinh và lúa Hè
Thu trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói chung và hai xã An Thủy và Xuân Thủy
nói riêng.
- Thu thập các số liệu đã công bố về hiệu quả của sản xuất lúa tái sinh.
- Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo của xã,
huyện, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện.
b, Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số các công cụ
chính sau:
17
- Phỏng vấn hộ
Nguồn thông tin được thu thập thông qua bảng phỏng vấn bán cấu trúc
có sử dụng phiếu câu hỏi nhằm điều tra về hiệu quả của sản xuất lúa tái sinh
so với sản xuất vụ Hè Thu.
+ Chọn hộ: chọn ngẫu nhiên các hộ là nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
+ Chọn 40 hộ điều tra, mỗi xã 20 hộ để thu thập thông tin.

- Phỏng vấn sâu người am hiểu
Phỏng vấn các đối tượng sau: 1 cán bộ thuộc trạm khuyến nông, 2 cán
bộ thuộc phòng nông nghiệp huyện và cán bộ phụ trách về nông nghiệp, cán
bộ cốt cán của xã, chủ tịch hội nông dân, chủ tịch hội phụ nữ của hai xã An
Thủy và Xuân Thủy về hiệu quả, tính bền vững và khả năng nhân rộng của
hình thức sản xuất lúa tái sinh.
- Thảo luận nhóm nông dân
Tiến hành thảo luận nhóm, đối tượng là những người nông dân của các
thôn được chọn điều tra. Nhằm thu thập những thông tin chung về hiệu quả
của sản xuất lúa tái sinh, cả tích cực và tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi
trường. Mỗi xã 1 nhóm, nhóm thảo luận ở xã An Thủy có 7 người và nhóm
thảo luận xã Xuân Thủy có 6 người.
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý bằng các phép
tính trên phần mềm Excel.
Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định tính
và phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng, và hiệu quả của hình thức
sản xuất lúa tái sinh.
18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Tình hình cơ bản của huyện Lệ Thủy và hai xã An Thủy và Xuân
Thủy
4.1.1.Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lệ Thủy
a, Vị trí địa lý
Lệ Thủy là một huyện thuộc phía Nam của tỉnh Quảng Bình. Phía Bắc
giáp huyện Quảng Ninh; phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị;
phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào.
Huyện Lệ Thủy có đường biên giới Việt Lào dài 42,8 km, trên địa bàn

huyện có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc
Nam. Với vị trí địa lý như vậy nên huyện Lệ Thủy có điều kiện thuận lợi để
giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội với các địa phương khác trong cả nước
cũng như nước bạn Lào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
b, Địa hình
Lệ Thủy có địa hình đa dạng, có đồi núi, rừng, đồng bằng hẹp và dốc.
Phía Tây là núi cao, tiếp đến là đồi bát úp tiến sát gần biển, vùng đồng bằng
chạy dọc hai bên bờ sông Kiến Giang, Rào Ngò và cuối cùng là dãy cát trắng
chạy dọc theo bờ biển. Với địa thế đó, Lệ Thủy đã trở thành một trong những
vựa lúa lớn của cả tỉnh. Tuy nhiên, vùng đồng bằng của huyện chủ yếu thấp
trũng nên về mùa mưa lũ dễ bị lũ lụt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
cũng như các hoạt động sản xuất của người dân.
c, Điều kiện thời tiết khí hậu
Lệ Thủy nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu hình thành hai
mùa khá rõ, mùa khô từ trung tuần tháng 3 đến đến tháng 9 với nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 24
0
C – 26
0
C, nhiệt độ cao nhất 39
0
C – 40
0
C (vào tháng 7),
thấp nhất là 10
0
C ( vào tháng 1), mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 3
năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 – 2300 mm/năm, lượng
mưa phân bố không đều trong năm chỉ tập trung chủ yếu vào các tháng, từ
19

tháng 9, 10, 11. Riêng lượng mưa tháng 9, 10 chiếm 2/3 lượng mưa cả năm.
Vì vậy, thời gian này thường xảy ra lũ lụt ở vùng đồng bằng., lũ lụt xảy ra
thường xuyên với tần suất cao. Huyện Lệ Thủy chịu ảnh hưởng trực tiếp của
hai loại gió chính là gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt
động vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau và thường gây ra mưa lũ
vào tháng 10, 11. Mặt khác huyện còn chịu ảnh hưởng của gió lục địa và gió
đại dương, hai loại gió này thường xuyên hoạt động làm thay đổi chế độ
nhiệt, ẩm trong các mùa.
Bản đồ huyện Lệ Thủy và vùng sản xuất lúa tái sinh
(Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Lệ Thủy)
d,Tình hình sử dụng đất đai
Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được
trong sản xuất nông nghiệp. Lệ Thủy là một huyện chuyên sản xuất nông
nghiệp nên vấn đề sử dụng đất đai một cách hợp lý là rất quan trọng.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 141.611,41 ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp năm 2009 là 126.536,45 ha, chiếm 89,35 % diện
tích của toàn huyện (bảng 6).
20
Bảng 6 : Tình hình sử dụng đất của huyện Lệ Thủy (2008-2009)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Diện tích
(ha)

cấu
(%)
Diện tích
(ha)

cấu

(%)
Đất tự nhiên 141.611,41 100 141.611,41 100
1.Đất nông nghiệp 126.399,86 89,26 126.536,45 89,35
1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 16.833,35 13,31 16.534,23 13,016
1.1.1.Đất trồng cây hàng năm 14.212,75 84,43 14.336,82 86,70
-Đất trồng lúa 9.572,98 67,35 9.757,45 68,06
-Đất trồng cỏ chăn nuôi 68,00 0,48 65,00 0,46
-Đất trồng cây hàng năm
khác
4.571,77 32,17 4.514,37 31,48
1.1.2.Đất trồng cây lâu năm 2.620,60 15,57 2.197,41 13,30
1.2.Đất lâm nghiệp 109.457,00 86,59 109.869,08 86,82
1.3.Đất nuôi trồng thủy sản 104,62 0,09 126,78 0,1
1.4.Đất nông nghiệp khác 4,89 0,01 6,36 0,02
2.Đất phi nông nghiệp 9.428,95 6,72 9.873,86 6,97
2.1.Đất ở 772,81 8,2 860,75 8,71
2.2.Đất chuyên dùng 3.800,89 40,31 4.102,56 41,55
2.3.Đất sông suối 4.474,04 47,45 4.474,04 45,31
2.4.Đất phi NN khác 381,21 4,04 436,51 4,43
3.Đất chưa sử dụng 5.782,60 4,02 5.201,1 3,68
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lệ Thủy 2011, niên giám thống kê 2010)
Bảng 6 cho thấy, từ năm 2008 – 2009 mặc dù diện tích đất nông nghiệp
tăng nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại giảm từ 13,31% xuống còn
13,06% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, lúa là cây trồng
chủ đạo của toàn huyện Lệ Thủy nên diện tích đất trồng lúa tăng 0,61%.
Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, trong khi đất chưa sử dụng
giảm. Sở dĩ như vậy là do, dân số của huyện ngày càng gia tăng và việc trích
quỹ đất sản xuất nông nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh
mương, hồ đập tăng.
21

4.1.1.2. Điều kiện tự nhiên hai xã An Thủy và Xuân Thủy
a, Vị trí địa lý
An Thủy là xã thuộc vùng chiêm trũng của huyện Lệ Thủy, cách trung
tâm tỉnh lị Quảng Bình 35 km, cách trung tâm huyện lỵ Lệ Thủy 1 km. Phía
Nam giáp xã Xuân Thủy, phía Bắc giáp xã Hoa Thủy, phía Đông giáp xã Lộc
Thủy, phía Tây giáp xã Phú Thủy và Sơn Thủy. Địa hình khu dân cư là dải
đất hẹp có chiều dài 6 km chạy theo hướng Bắc-Nam dọc tả ngạn sông Kiến
Giang.
Xuân Thuỷ là một xã thuộc trung tâm huyện Lệ Thuỷ, cách thành phố
Đông Hới 34 km. Phía bắc giáp với xã An Thuỷ, phía đông giáp với xã Liên
Thuỷ, Phía nam giáp với xã Mỹ Thuỷ, phía tây giáp với xã Mai Thuỷ. Địa
hình khu dân cư là dải đất hẹp bị cắt ngang bởi thị trấn Kiến Giang, có chiều
dài 5 km chạy theo hướng Bắc-Nam dọc theo sông Kiến Giang.
An Thủy và Xuân Thủy đều có hệ thống giao thông thủy bộ hết sức
thuận lợi. Hai xã đều có trục đường chính liên xã nối liền trung tâm Huyện lị
Lệ Thuỷ. Có sông Kiến Giang chạy suốt chiều dài xã Xuân Thủy và An Thủy,
các nhánh sông xuyên qua tất cả các thôn của hai xã. Với vị trí địa lí trên tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển về kinh tế, đặc biệt là ngành trồng trọt. Đồng
thời tiếp thu nhanh các tiến bộ KH - KT để ứng dụng vào sản xuất, sớm hòa
nhập vào xu thế phát triển chung của Huyện, của Tỉnh và Quốc gia.
b, Địa hình
Xã An Thủy thuộc vùng đồng bằng nằm ở hạ lưu sông Kiến Giang, địa
hình thấp trũng và tương đối bằng phẳng. Có 70% diện tích đất canh tác thấp
hơn mặt nước biển từ 0,6 - 0,8m có nơi là 0,9m. Chịu ảnh hưởng của thời tiết
khắc nghiệt nên đất đai thường khô hạn về mùa hè và ngập úng về mùa mưa.
Đất đai ở đây bị nhiễm chua phèn khá lớn, một số diện tích nằm kề với phá
Hạc Hải thường xuyên phải chịu chế độ lên xuống của thủy triều nên đất đai
dể bị nhiễm mặn. Bên cạnh đó do tập quán canh tác sử dụng phần lớn phân
hóa học đã làm cho đất ngày một chai cứng và bị chua thêm. Tuy nhiên phần
lớn đất đai ở An Thủy là đất phù sa nên rất có điều kiện để trồng lúa nhưng do

ảnh hưởng của địa hình nên khó khăn trong việc đầu tư, thâm canh và chuyển
đổi cơ cấu cây trồng.
22
Xuân Thủy là một xã thuộc vùng đồng bằng nằm ở trung lưu sông Kiến
Giang, địa hình tương đối bằng phẳng và có một vài nơi bị thấp trũng. Chịu
ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên đất đai thường khô hạn về mùa hè và
ngập úng về mùa mưa. Xuân Thuỷ có chiều dài 7 km, diện tích đất tự nhiên là
663,52 ha, đất đai ở đây chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa hai vụ.
Như vậy, An Thủy và Xuân Thủy chịu ảnh hưởng của địa hình, do đó
cần quy hoạch và đầu tư lớn để xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Đồng thời chọn cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai, khí
hậu của địa phương là yếu tố cần thiết trong lĩnh vực trồng trọt.
c, Khí hậu - thủy văn
Điều kiện thời tiết khí hậu
Hai xã An Thủy và Xuân Thủy có khí hậu, thời tiết mang đặc trưng của
khí hậu miền Trung chịu ảnh lớn của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lắm nắng
nhiều mưa. Khí hậu ở đây nhìn chung tương đồng với khí hậu của toàn huyện
Lệ Thủy, có thể chia làm 4 mùa, nhưng đặc trưng nhất vẫn là mùa nóng (khô)
và mùa lạnh (mưa) tương ứng mùa hè và mùa đông. Mùa khô bắt đầu từ trung
tuần tháng 3 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình từ 24 - 26
0
C. Trong thời gian
này gió Tây Nam (gió Lào) thổi về khô nóng, lượng nước bốc hơi nhanh,
lượng mưa thấp, thường gây ra hạn hán kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Thời kỳ này thường có những trận
mưa giông vào đầu và cuối mùa hạ lúc chuyển giao mùa. Mùa mưa (lạnh) bắt
đầu từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng
năm khoảng 2100mm/năm. Có năm lên đến 3.000mm/năm. Lượng mưa phân
bố không đều trong năm chỉ tập trung chủ yếu vào các tháng, từ tháng 9, 10,
11. Vì vậy, thời gian này thường xảy ra lũ lụt và xuất hiện áp thấp nhiệt đới,

bão. Mùa mưa thường đi đôi với nó là rét, mưa rét kéo dài bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18-20
0
C có ngày xuống dưới
10
0
C.
Do điều kiện thời tiết như vậy, nên trong sản xuất nông nghiệp cần phải
luôn chọn cây trồng thích hợp, để bố trí đúng thời vụ, để hạn chế thiệt hại do
thời tiết gây ra, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
23
Thủy văn
An Thủy nằm ở vùng tả của con sông Kiến Giang nhìn từ xa như ở giữa
một lòng chảo, phía Tây là dãy Trường Sơn và phía Đông là đồi cát trắng. Địa
hình chia cắt bởi các nhánh con sông từ Trường Sơn đổ về băng qua đồng
ruộng nối với sông Kiến Giang như Hói Cùng, Hói Cừa, Hói Đình, Hói Phú
Thọ. Có điều kiện về nguồn nước tưới tiêu và mang phù sa màu mỡ cho ruộng
lúa nước. Hệ thống đê điều canh mương nội đồng hằng năm bồi trúc và cũng
cố.
Xuân Thuỷ có nguồn nước dồi dào nhờ hệ thống sông Kiến Giang,
nhiều nhánh nhỏ của sông Kiến Giang chảy qua tất cả các thôn trong xã cung
cấp đầy đủ nước tưới cho đồng ruộng, như hói Xuân Lai, Hoàng Giang
Bên cạnh đó nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến nông
nghiệp nông thôn, đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ như
hồ chứa nước An Mã, hồ chứa nước Phú Hòa để hạn chế lũ lụt vào mùa mưa
và dữ trữ nước tưới vào mùa hè cho nhiều xã trong toàn huyện trong đó có xã
An Thủy và Xuân Thủy góp phần bảo đảm nguồn nước cho sản xuất và đời
sống, nhất là vào mùa hạn.
d,Tình hình sử dụng đất đai

An Thủy cũng như Xuân Thủy đều có tiềm năng đất đai khá lớn có khả
năng khai thác và đầu tư lớn phát triển mạnh mẽ về kinh tế nông nghiệp chủ
yếu là sản xuất lúa. Trong những năm qua, xã đã có nhiều cố gắng trong việc
lập kế hoạch về việc bố trí sử dụng đất để phát huy tính hiệu quả. Xã tập trung
đầu tư về cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi: Khoanh ô,
khoanh vùng, nạo vét canh mương nhằm chủ động trong việc tới tiêu, khai
thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai.
4.1.2.Điều kiện kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Lệ thủy
a, Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là một vấn đề quan trọng quyết định đến sự phát
triển của một địa phương. Lệ Thủy là một huyện lớn cả về diện tích cũng như
số dân của tỉnh Quảng Bình, dân số toàn huyện năm 2009 là 140.170 người
với tổng số 35.349 hộ (bảng 7).
24
Bảng 7 : Tình hình dân số, lao động huyện Lệ Thủy (2007 – 2009)
Chỉ tiêu ĐV tính 2007 2008 2009
1.Tổng số hộ Hộ 32.565 34.242 35.349
1.1.Hộ thành thị Hộ 2.934 3.001 3.056
1.2.Hộ nông thôn Hộ 29.631 31.241 32.293
2.Tổng dân số Người 140.055 140.100 140.170
2.1.Nam Người 69.554 69.755 69.965
2.2.Nữ Người 70.501 70.345 70.205
3.Tỷ lệ gia tăng dân số % 0,989 0,936 0,929
4.Dân số trong độ tuổi lao động Người 77.246 77.286 77.325
4.1.Theo giới tính
Nam Người 38.235 38.342 38.472
Nữ Người 39.011 38.944 38.853
4.2.Theo thành phầnkinh tế
Lao động nông nghiệp Người 54.912 54.164 53.428

Lao động phi nông nghiệp Người 22.334 23.122 23.897
5.Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,3 4,09 3,97
6.Bình quân lao động/hộ Lao động 2,37 2,26 2,19
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lệ Thủy 2011, niên giám thống kê 2010)
Qua bảng 7 ta thấy, từ năm 2007 đến 2009, dân số cũng như tổng số hộ
của toàn huyện tăng. Năm 2007, tổng số hộ của huyện là 32.565 hộ với tổng
số dân 140.055 người, năm 2009 tổng số hộ của huyện lên đến 35.349 hộ với
tổng số dân 140.170 người. Tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của
huyện khá thấp và giảm dần, 0,989 % năm 2007 xuống 0,929 % năm 2009.
Số hộ nông thôn và lao động phi nông nghiệp có xu hướng giảm dần từ
2007-2009, nguyên nhân là do một số hoạt động nông nghiệp đã chuyển sang
phát triển các ngành nghề khác, công nghiệp và dịch vụ cũng càng ngày càng
tăng lên. Điều này cũng phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.
Bình quân số nhân khẩu/hộ cũng như số lao động/hộ cũng có xu hướng
giảm dần. Trong tổng dân số toàn huyện từ 2007-2009 nữ giới chiếm nhiều
25

×