Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quy chế và tổ chức hoạt động của trung tâm tư vấn- hỗ trợ học sinh, sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.94 KB, 5 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM TƯ VẤN – HỖ TRỢ HỌC SINH, SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Văn bản này được áp dụng cho việc thành lập, quản lý, điều hành, tổ chức,
kiểm tra, giám sát các hoạt động của Trung tâm Tư vấn – Hỗ trợ học sinh, sinh
viên thuộc Phòng Công tác học sinh, sinh viên, Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội.
Điều 2. Chức năng
Trung tâm Tư vấn – Hỗ trợ học sinh, sinh viên là một bộ phận của Phòng
Công tác HSSV, có chức năng: Tham mưu cho Trưởng phòng và trực tiếp quản lý
một số lĩnh vực: Tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; các hoạt động ngoại
khoá cho HSSV.
Điều 3. Nhiệm vụ
Trung tâm Tư vấn – Hỗ trợ học sinh, sinh viên có các nhiệm vụ sau đây:
I. Tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho HSSV, gồm:
1. Tư vấn Tâm – sinh lý cho HSSV: Liên hệ với các chuyên gia thuộc các
lĩnh vực khoa học: Tâm lý học, sinh lý học, giới tính, dân số - kế hoạch hoá gia
đình và các lĩnh vực khác để tư vấn tâm – sinh lý cho HSSV; trang bị cho HSSV
những kiến thức và kỹ năng cơ bản về ứng xử xã hội; vệ sinh và sức khoẻ sinh
sản; cung cấp các dịch vụ và biện pháp tránh thai; giải quyết những vấn đề phát
sinh trong lĩnh vực này; giúp HSSV có đời sống tâm – sinh lý lành mạnh, ổn định,
bền vững để có thể học tập và nghiên cứu ở bậc đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp.


2. Tư vấn học tập cho HSSV: Phối hợp với các trường trung học phổ thông
(thông qua các sở giáo dục và đào tạo địa phương) và 07 khoa đào tạo của nhà
trường để giúp HSSV lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với khả năng của bản
thân; nâng cao kết quả học tập; tránh hiện tượng thay đổi trường và ngành nghề
đào tạo một cách thiếu khoa học, gây tốn kém, lãng phí cho HSSV, gia đình, nhà
trường và xã hội; gồm:
1
Tư vấn cho học sinh tại các trường trung học phổ thông và các đối tượng có
nhu cầu học tập tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (còn gọi là
tư vấn tuyển sinh); giúp học sinh nắm được những thông tin cơ bản về nhà trường,
đặc biệt là các ngành nghề đào tạo của Trường; định hướng cho học sinh việc lựa
chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.
Tư vấn cho HSSV của Trường về: Phương pháp học tập và nghiên cứu ở
bậc đại học, cao đẳng; Lựa chọn tín chỉ và quyết định số lượng tín chỉ; Lựa chọn
hình thức học tập (chính quy hay thường xuyên) và nghiên cứu phù hợp với năng
lực của bản thân; Các ngành nghề đào tạo của Trường; Giới thiệu các nguồn cung
cấp kiến thức và hỗ trợ học tập cho HSSV; Hỗ trợ các điều kiện học tập và nghiên
cứu cho HSSV (trang thiết bị, vay vốn ngân hàng...).
3. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp: Cung cấp cho
HSSV những thông tin cần thiết về lĩnh vực nghề nghiệp đang được đào tạo (nhu
cầu lao động, yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, giá trị nghề
nghiệp…); Chủ động liên hệ với hệ thống các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo; ký kết các thoả
thuận hợp tác với các doanh nghiệp; điều tra mức độ đáp ứng nguồn nhân lực cho
các doanh nghiệp để tham mưu với lãnh đạo nhà trường điều chỉnh kế hoạch và
quy trình đào tạo; tổ chức các hội chợ về việc làm, tạo cầu nối giữa các doanh
nghiệp với HSSV; góp phần mang lại nguồn thu cho nhà trường.
4. Thông tin, thông báo đến gia đình HSSV về kết quả học tập và rèn luyện
của HSSV; tư vấn, hỗ trợ và phối hợp với gia đình HSSV trong việc giáo dục và
đào tạo HSSV.

5. Tư vấn và hỗ trợ về sức khoẻ tâm – sinh lý cho cán bộ, giảng viên,
chuyên viên, HSSV của Trường.
II. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho HSSV
1. Tổ chức đào tạo (hoặc liên kết đào tạo) một số nội dung: Kỹ năng phỏng
vấn, kỹ năng xin việc làm, kỹ năng mềm, kỹ năng sống và các nội dung khác.
2. Thành lập, quản lý, tổ chức và điều hành các câu lạc bộ hướng nghiệp,
hoạt động ngoại khoá, năng khiếu (thể dục thể thao, thẩm mỹ, văn hoá) phục vụ
các hoạt động phong trào của HSSV.
3. Nghiên cứu, đề xuất công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo, huy động
các nguồn lực; hỗ trợ đối tượng HSSV thuộc diện chính sách (con thương binh,
liệt sỹ…), hộ nghèo, vượt khó học tập.
III. Khảo sát, đánh giá HSSV sau tốt nghiệp
1. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu; khảo sát, thống kê về việc làm của
HSSV sau khi tốt nghiệp; khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực đối với các
ngành nghề do Trường đào tạo và thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động
về chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của HSSV sau khi tốt nghiệp.
2
2. Tham mưu, giúp việc Trưởng phòng Công tác HSSV trong một số lĩnh
vực khác được phân công.
Điều 4. Phạm vi và lĩnh vực hoạt động
Hoạt động của Trung tâm phải tuân thủ Pháp luật và đúng Quy chế Tổ chức
và hoạt động của Trường, trong phạm vi và lĩnh vực: Tư vấn, hướng nghiệp, giới
thiệu việc làm và các hoạt động ngoại khoá.
CHƯƠNG II. CƠ CẤU, TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 5. Lãnh đạo Trung tâm
Lãnh đạo Trung tâm gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
Giám đốc Trung tâm do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị
của Trưởng phòng Công tác HSSV và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Công
tác HSSV và Hiệu trưởng về toàn bộ các hoạt động của Trung tâm; là người chỉ
đạo, điều phối các hoạt động của Trung tâm và các hoạt động phối hợp với các

đơn vị khác trong và ngoài Trường để thực hiện chức năng và các nhiệm vụ của
Trung tâm.
Phó Giám đốc Trung tâm do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề
nghị của Trưởng phòng Công tác HSSV và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng
Công tác HSSV và Hiệu trưởng; giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công.
Điều 6. Các thành viên Trung tâm
Ngoài Giám đốc và Phó Giám đốc, các thành viên Trung tâm làm công tác
kiêm nhiệm (Trung tâm không quản lý hành chính) gồm:
1. Các cộng tác viên gồm đại diện: Ban Giám hiệu, các khoa đào tạo, Khoa
Giáo dục Thể chất - Quốc phòng và Phòng Công tác HSSV.
2. Các câu lạc bộ gồm các câu lạc bộ năng khiếu và được thành lập khi
HSSV có nhu cầu.
3. Bộ phận Thư ký, tài chính, giúp việc: Có trách nhiệm thực hiện các hoạt
động văn phòng, tài chính, giao dịch; giúp việc cho Lãnh đạo Trung tâm và các
thành viên của Trung tâm.
Điều 7. Chế độ báo cáo
Giám đốc Trung tâm thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên với Trưởng
phòng Công tác HSSV bằng văn bản. Với những lĩnh vực vượt quá phạm vi công
tác của Phòng Công tác HSSV, Trung tâm báo cáo Hiệu trưởng bằng văn bản để
xem xét, quyết định.
3
Điều 8. Con dấu và tài khoản
Trung tâm được sử dụng con dấu vuông và chỉ có giá trị trong giao dịch nội
bộ Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Lãnh đạo Trung tâm chịu
trách nhiệm quản lý con dấu của Trung tâm.
Trung tâm không mở tài khoản riêng tại ngân hàng. Việc hạch toán kinh phí
thông qua Phòng Công tác HSSV.
CHƯƠNG III.
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 9. Cơ sở vật chất
Trung tâm được quyền sử dụng cơ sở vật chất của Trường và Phòng Công
tác HSSV vào các hoạt động của Trung tâm; có quyền tham mưu, đề xuất Trường
và Phòng Công tác HSSV trang bị cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Trung
tâm.
Điều 10. Nguồn thu
Trung tâm có các nguồn thu sau:
1. Kinh phí sự nghiệp của Nhà nước, nhà trường hỗ trợ trung tâm hoạt động
(qua Phòng Công tác HSSV).
2. Các nguồn thu hợp pháp do các hoạt động của Trung tâm mang lại (Tổ
chức các hội chợ việc làm, đóng góp ủng hộ của các doanh nghiệp sử dụng nguồn
nhân lực do nhà trường đào tạo, tổ chức các khoá đào tạo, kinh phí giới thiệu việc
làm…).
3. Kinh phí hỗ trợ từ các dự án, chương trình của cơ quan quản lý cấp trên
và các nguồn tài trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Điều 11. Chi phí hoạt động
Trung tâm được chi các khoản sau:
1. Chi hỗ trợ cho các thành viên của Trung tâm (Lãnh đạo Trung tâm và các
thành viên Trung tâm) theo Quy chế chi tiêu nội bộ.
2. Chi văn phòng phẩm, các hoạt động hành chính (điện thoại, máy in,
photo, thiết bị văn phòng…).
Điều 12. Trách nhiệm quản lý
Lãnh đạo Trung tâm chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất; chịu trách
nhiệm trước Pháp luật về các khoản thu và chi của Trung tâm, đảm bảo công khai,
minh bạch; theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; báo cáo Trưởng
phòng Kế hoạch – Tài chính và Trưởng phòng Công tác HSSV.
4
CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị
Phòng Công tác HSSV chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tất cả các

hoạt động của Trung tâm; quản lý, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Trung
tâm triển khai các hoạt động đúng Quy chế tổ chức và hoạt động được phê duyệt.
Phòng Tổ chức Cán bộ thẩm định cán bộ, công nhân viên, cơ chế hoạt động,
trình Hiệu trưởng phê duyệt.
Phòng Kế hoạch – Tài chính hướng dẫn việc thu, chi và mua sắm cơ sở vật
chất cho Trung tâm.
Phòng Hành chính – Tổng hợp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng con dấu
cho Trung tâm.
Các đơn vị có liên quan phối hợp, triển khai các hoạt động của Trung tâm
trong phạm vi quản lý và hỗ trợ Trung tâm khi có yêu cầu.
Điều 14. Điều khoản khác
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy có vấn đề chưa hợp lý hoặc phát
sinh, Trung tâm và các đơn vị chủ động phản ánh, thông tin, đề xuất bổ sung, sửa
đổi cho phù hợp, trình Hiệu trưởng xem xét./.
5

×