Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của rừng cao su (hevea brasiliensis) đến tính chất lý hóa học của đất tại công ty cao su hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.47 KB, 73 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là lớp tơi xốp của lớp vỏ trái đất, có khả năng tạo ra sản phẩm của
cây trồng, là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Môi trường đất được coi là cả một thế giới sinh động,
một hệ sinh thái phức tạp có quy luật phát sinh và phát triển theo không gian
và thời gian. Trong quá trình phát triển đó, ngoài các yếu tố phát sinh nội tại
thì đất còn chịu ảnh hưởng của các loài cây sinh trưởng và phát triển trên đó.
Rừng và đất có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, đây
là lĩnh vực đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Rừng tham gia vào sự
hình thành và phát triển của đất, ở các loài cây và lâm phần khác nhau thì ảnh
hưởng đến đất cũng khác nhau. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của thực vật đến độ
phì nhiêu của đất. Độ phì nhiêu của đất là một trong những chỉ tiêu quan
trọng và liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng. Hiện nay, sự thoái hóa
đất và suy giảm độ phì đang diễn ra ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng đất
dốc. Sự xuất hiện của một số loài cây công nghiệp, đã gây ảnh hưởng không ít
đến những tính chất lý hóa học và độ phì nhiêu của đất.
Cao su (Hevea brasillensis) thuộc họ ba mảnh vỏ(Euphorbiaceae) là
một trong những cây có giá trị kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn
là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Từ khi cây Cao su đầu tiên xuất hiện
ở Việt Nam vào năm 1877, đến nay Cao su đã được phát triển nhanh chóng,
tổng diện tích trồng Cao su hiện nay đã đạt xấp xỉ 500000ha. Cao su thực sự
đã làm thay đổi những vùng đất nghèo khó và là “cây vàng” trong thời kỳ
kinh tế thị trường. Với hiệu quả kinh tế cao và ổn định, Cao su đã được phát
triển nhanh chóng ở Việt Nam. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng, Cao su
tổng hợp vẫn đắt, do nó được sản xuất từ dầu thô vì vậy diện tích Cao su vẫn
ngày được mở rộng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại cây trồng nhập nội
thuần loài khác, rừng Cao su thường bị chỉ trích về hiệu quả môi trường thấp,
chẳng hạn giữ nước và bảo vệ đất kém, gây độc nước và không khí …chúng
ta cần đặt ra câu hỏi là cây Cao su trồng trên một diện tích lớn có những tác
1
động gì tới đất? Rừng cây Cao su có đảm bảo chức năng và ảnh hưởng tới đất


như các rừng tự nhiên khác không? Cần phải có những biện pháp gì trong
trồng, chăm sóc và khai thác Cao su để vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo
độ phì cuả đất?
Nhằm có những cái nhìn xác thực hơn về sự ảnh hưởng của rừng Cao
su tới tính chất của đất, tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của
rừng Cao su (Hevea brasiliensis) đến tính chất lý hóa học của đất tại công
ty Cao su Hà tĩnh”. Đề tài đi sâu nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của rừng
Cao su đến tính chất của đất, nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc xác định cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và quản lý, sử dụng đất
bền vững ở công ty Cao su Hà Tĩnh.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất rừng và quần xã thực vật là hai thành phần trong hệ sinh thái luôn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tác động qua lại giữa hai thành phần
này, tạo nên những đặc trưng về sự tồn tại và hoạt động của hệ sinh thái rừng.
Hiện nay, với tốc độ phát triển của nền kinh tế, con người gia tăng những hoạt
động trên đất rừng và ảnh hưởng không ít tới tài nguyên rừng. Nhằm nâng cao
hiệu quả về sử dụng bền vững tài nguyên rừng thì những công trình nghiên
cứu về đất và những thực vật tồn tại trên nó ngày càng được trú trọng. Đặc
biệt là dinh dưỡng trong đất và loài cây phát triển trên đó.
Một trong những khía cạnh của các công trình nghiên cứu về đất đó là
nghiên cứu tính chất của đất và đánh giá đất trong mối quan hệ với thực vật.
Đã có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này, và sau đây là một số công
trình điển hình trên thế giới và trong nước:
1.1.Trên thế giới
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng đến đất
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ giữa đặc
tính của đất và sinh trưởng của cây trồng. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ
XIX, các nhà khoa học thổ nhưỡng đã có những phương pháp cơ bản để

nghiên cứu đất. Các nhà khoa học Nga: V.V.Docutraev (1846 – 1903),
V.P.Viliam (1863 – 1939), Kossovic (1862 – 1915), K.K.Gedroiz (1872 –
1932), J.V.Tiurin (1892 – 1962),… đã công bố nhiều công trình về đất nói
chung và phân loại đất nói riêng. Ngoài ra các nhà khoa học đất của các nước
Tây Âu cũng có những đóng góp lớn trong công tác nghiên cứu đất và phân
loại đất: Fally (1857), Meier (1857), Knop (1871). E.Ehwald (1965),…
V.V.Docutraev (1879) đã nêu ra những nguyên tắc khoa học về sự phát
sinh và phát triển của đất. Ông khẳng định rõ ràng mối liên quan có tính quy
luật giữa đất và các điều kiện của môi trường xung quanh. Ông cho rằng: Đất
là vật thể tự nhiên luôn biến đổi, là sản phẩm chung được hình thành dưới tác
3
động tổng hợp của 5 nhân tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, khí hậu, địa hình,
sinh vật (thực vật, động vật) và thời gian. Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh
vai trò của thực vật trong quá trình hình thành đất: “ Nhân tố chủ đạo trong
quá trình hình thành đất ở nhiệt đới là thảm thực vật rừng”. Bởi nhân tố thực
vật là yếu tố sang tạo ra chất hữu cơ và khi chết đi, nó tạo thành mùn. [5]
V.P.Viliam đã kết luận, vòng tuần hoàn sinh học là cơ sở của sự hình
thành đất và độ phì nhiêu của nó. Ông đã chỉ ra vai trò quan trọng của sinh vật
trong sự hình thành những tính chất của đất, đặc biệt là cây xanh, vi sinh vật,
thành phần và hoạt động sống của chúng ảnh hưởng tới chiều hướng của quá
trình hình thành đất. [5]
Trong lĩnh vực đất rừng, đã có nhiều công trình của các tác giả trên thế
giới đi sâu nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về tính
chất của đất ở các khu vực khác nhau, ở các trạng thái khác nhau và đã rút ra
được kết luận là: nhìn chung độ phì của đất dưới rừng trồng đã được cải thiện
đáng kể và sự cải thiện tăng dần theo tuổi (Shosh, 1978; Iha.M.N, Pande.P và
Rathore, 1984; Basu.P.K và Aparajita Mandi, 1987; Chakraborty.R.N và
Chakraborty.D, 1989; Ohta, 1993). Các loài cây khác nhau đã có ảnh hưởng
khác nhau đến độ phì của đất, cân bằng nước, sự thủy phân thảm mục và chu
trình dinh dưỡng khoáng (Bernhard Reversat.F, 1993; trung tâm Lâm Nghiệp

Quốc Tế (CIFOR), 1998; Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K và
Banerjee.S.K, 1988). [7]
Trong nghiên cứu tác dụng của thảm thực vật rừng đối với đất của
Monin (Nga) đã chứng mình rằng: “Với mỗi loại thảm che khác nhau, lượng
vật chất hữu cơ hàng năm trả lại cho đất và khả năng làm tăng độ phì của đất
là khác nhau”.[7]
Chijiok (1989) đã nghiên cứu sự thay đổi độ phì của đất nhiệt đới do
trồng cây Lõi thọ và Thông caribaea thuần loài ở 5 khu vực tại Trung Phi và
Nam Mỹ cũng thấy lượng mùn, đạm bị giảm đi nhanh chóng. Đến năm thứ 6
– 7 các yếu tố này vẫn chưa phục hồi. Lượng kali tuy ban đầu có tăng lên,
4
nhưng sau đó lại bị girm rõ rệt. Tác giả cũng cho thấy với chu kỳ khài thác 14
năm trung bình đất bị mất đi 150-400kg đạm, 200 - 1000kg kali cho mỗi
hecta. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng, các cây gỗ mọc nhanh tiêu thụ một
lượng dinh dưỡng rất lớn ở giai đoạn đầu và giảm dần ở các tuổi già hơn. Vì
vậy việc trồng cây mọc nhanh với chu kỳ khai thác ngắn ở nhiệt đới sẽ làm
cho đất chóng kiệt quệ hơn so với các rừng trồng cây lá kim có chu kỳ dài (80
- 100) như ở ôn đới.[10]
Basu.P.K và Aparajita Mandi (1987) nghiên cứu về ảnh hưởng của
rừng Bạch đàn lai trồng vào các năm 1971, 1975 và 1981 đến tính chất đất.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho rằng nhìn chung độ phì đất dưới rừng
Bạch đàn lai đã được cải thiện và tăng theo tuổi cây. Chất hữu cơ và dung
lượng cation trao đổi tăng đáng kể trong khi đạm tổng số tăng rất ít và độ
chua của đất cũng giảm.[5]
Chakraborty.R.N và Chakraborty.D (1989) đã nghiên cứu về sự thay
đổi tính chất đất dưới rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2,3 và 4. Tác giả cho thấy
rừng trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như: độ
chua của đất biến đổi từ 5,9 đến 7,6, khả năng giữ nước của đất từ 22,9 đến
32,7%, chất hữu cơ tăng từ 0,81 đến 2,7%, đạm tăng từ 0,364 đến 0,504% và
đặc biệt màu sắc của đất cũng biến đổi một cách rõ rệt từ màu nâu vàng sang

màu nâu.[10]
Nghiên cứu của Mongia.A.D và Bandyopadhyay.A.K (1992) đã xác
nhận rằng việc thay thế rừng mưa nhiệt đới bằng các loại rừng trồng có giá trị
kinh tế cao như Tếch, Cọ Dầu là nguyên nhân dẫn đến giảm chất hữu cơ, Kali
dễ tiêu, lân dễ tiêu và đặc biệt là dung trọng của đất tăng lên.
Ohta (1993) nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất do việc trồng rừng
keo lá tràm ở vùng Pantabagan, Philippines. Tác giả đã xem xét sự biến đổi
tính chất dưới rừng keo lá tràm 5 tuổi và rừng thông ba lá 8 tuổi trông trên đất
thoái hóa nghèo kiệt. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy trồng rừng đã
và đang làm thay đổi dung trọng và độ xốp của đất ở tầng 0 - 5cm theo hướng
5
tích cực. Tuy nhiên lượng Ca
2+
ở tầng đất mặt dưới hai loại rừng này lại thấp
hơn so với đối chứng (đất trống).[10]
Marquez.O, Hernandez.R, Torres.A và Franco.W (1993) nghiên cứu sự
thay đổi tính chất đất dưới rừng Tếch trồng thuần loài ở các tuổi 2,7 và 12.
Tác giả cho thấy đất ở dưới rừng Tếch tuổi khác nhau đã có sự biến đổi, cụ
thể là Ca
2+,
Mg2+, pH và dung lượng cation trao đổi là cao nhất ở rừng Tếch
12 tuổi. Tuy nhiên lượng lân dễ tiêu lại giảm đi một cách rõ rệt theo tuổi trong
khi lượng Kali dễ tiêu lại biến động rất ít.[10]
Theo Smith.C.T (1994) thì việc trồng rừng có thể đem lại những ảnh
hưởng tích cực khi mà độ phì của đất được cải thiện. Ngược lại, nó ảnh hưởng
tiêu cực nếu nó làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất.
Nhìn chung việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy nhiên, việc
sử dụng cơ giới hóa trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là nguyên nhân
dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất.[7]
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su đến đất

Ở Trung Quốc, đầu những năm 1950 đã có nhiều ha rừng tự nhiên được
thay thế bởi các đồn điền Cao su. Chúng không chỉ phát triển trên đất đỏ
bazan màu mỡ, ở những nơi bằng phẳng với khí hậu ấm áp mà còn phát triển
được trên những loại đất có độ phì kém hơn, những vùng dốc với khí hậu lạnh
hơn. Kết quả nghiên cứu của WANG Xianpu (1960) cho thấy rừng Cao su ở
Trung Quốc có khả năng bảo vệ đất và nước tốt hơn nhiều mô hình rừng
thuần loài khác.[9]
Aiken et al., (1982) khi nghiên cứu về tác động môi trường rùng Cao su
ở bán đảo phía tây Singapo đã nhận thấy những hiệu quả thấp về giữ nước và
bảo vệ đất của rừng trồng Cao su. Ông kết luận rằng quá trình trồng Cao su sẽ
không tránh khỏi sự gia tăng dòng chảy mặt và xói mòn đất. Xói mòn đất
càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người trồng Cao su tiến hành phát dọn
thực bì dưới tán rừng.[9]
6
Một số tác giả nghiên cứu về khả năng bảo vệ môi trường của rừng Cao
su như Gao Suhua (1985), Wu Eryu (1984), Chen Yongshan (1982) đã điều
tra hiệu quả bảo vệ đất và nước của các đồn điền Cao su ở Trung Quốc.
Nhìn chung các tác giả trên thế giới chủ yếu tiến hành nghiên cứu sơ bộ
đặc điểm hệ sinh thái rừng Cao su và chức năng sinh thái của chúng. Một số
tác động khác tới đất của hệ sinh thái này vẫn chưa được làm rõ.
1.2. Ở Việt Nam
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng đến đất
Trong quá trình sản xuất lâm nghiệp việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
cây trồng và đất để làm cơ sở cho phân loại đất đai, lựa chọn loài cây trồng
hợp lý, đồng thời đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động giúp cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn là rất quan trọng và có tính thực
tiễn cao.
Nước ta đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất lâm nghiệp.
Thành tựu đầu tiên phải kể đến đó là sự đóng góp của tác giả Nguyễn Ngọc
Bình (1986, 1970, 1979). Tác giả đã tổng kết những đặc điểm cơ bản của đất

dưới các đai rừng, kiểu rừng, loại hình rừng ở miền bắc Việt Nam và ông đã
nghiên cứu được sự thay đổi các tính chất và độ phì của đất qua các quá trình
diễn thế thoái hóa và phục hồi của các thảm thực vật rừng ở Miền Bắc Việt
Nam (1964, 1970…)
Nghiên cứu quá trình tích lũy chất hữu cơ trong đất rừng, cũng như đặc
điểm về thành phần mùn trong các loại đất rừng, đồng thời nghiên cứu ảnh
hưởng của các loại rừng khác nhau đến quá trình tích lũy chất hữu cơ và đặc
điểm hình thành phần mùn của đất (Nguyễn Ngọc Bình 1968, 1978; Hoàng
Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh, 1978; Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 1990 …)
Đỗ Đình Sâm có công trình nghiên cứu “cơ sở sinh thái thổ nhưỡng
đánh giá độ phì của đất Việt Nam” đã nghiên cứu tác dụng của nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến độ phì của đất rừng, trong đó ông nhấn mạnh đến mối quan hệ
tương hỗ giữa đất và quần xã thực vật rừng.[5]
7
Nguyễn Ngọc Bình (1970) nghiên cứu về sự thay đổi các tính chất và
độ phì của đất qua diễn thế thoái hóa và phục hồi của các thảm thực vật.
Thảm thực vật ở miền Bắc Việt Nam cho thấy độ phì biến động rất lớn ứng
với mỗi loại thảm thực vật. Thảm thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong
việc duy trì độ phì đất.[7]
Nếu con người tác động làm thay thế thảm thực vật tự nhiên bằng các
rừng trồng cũng làm cho độ phì đất thay đổi. Qua nhiều nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Bình (1980), Hoàng Văn Tý (1973) đã chứng tỏ sự thoái hóa lý
tính và chất hữu cơ tầng mặt nếu phá vỡ rừng gỗ tự nhiên để trồng rừng
Luồng và Tre Diễn
Đỗ Đình Sâm (1984) nghiên cứu độ phì đất rừng và vấn đề thâm canh
rừng trồng cho rằng đất có độ phì hóa học không cao. Nơi đất còn rừng thì độ
phì được duy trì chủ yếu qua con đường sinh học. Các trạng thái rừng khác
nhau, các biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau cho thấy sự biến đổi về hóa
tính đất không rõ nét (trừ yếu tố mùn, đạm). Tuy nhiên các tính chất về lý tính
của đất đặc biệt là cấu trúc và nhiệt là nhân tố dễ biến đổi và bị ảnh hưởng

nhiều, có lúc quyết định đến sinh trưởng cây rừng. [7]
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hóa
sinh của đất ở Bắc Sơn, Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển (1977), đã chứng
minh tính chất hóa học của đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của thảm
thực vật. Ở những nơi có độ che phủ thấp, tính chất của đất biến đổi theo xu
hướng xấu: đất bị chua hóa , tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu đạm, lân
đều thấp hơn rất nhiều so với đất được che phủ tốt.
- Nghiên cứu tác động của rừng trồng Cao su đến đất
Ở Việt Nam, vấn đề tác động của rừng Cao su còn khá mới mẻ. Như
tác giả Nguyễn Khoa Chi, 1997 cho rằng Cao su là một trong những loài cây
là một trong những loài cây bảo vệ môi trường rất tốt, chống xói mòn và
không hủy hoại đất. Còn theo tác giả Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn
Bình, Nguyễn Thế Côn, Vũ Đình Chính cho rằng cây Cao su không những có
8
giá trị kinh tế cao mà còn có nhiều ý nghĩa khác như : làm sạch môi trường,
ổn định sinh thái.[9]
Theo nghiên cứu của Trương Đình Trọng về “ Thực trạng thoái hóa đất
bazan ở tỉnh Quảng Trị và các giải pháp bảo vệ môi trường đất” thì một số
vùng sau khi lột bỏ lớp phủ rừng đã được trồng cây công nghiệp dài ngày như
cà phê, Cao su, chè có khả năng duy trì độ phì đất bazan. Song so với đất phát
sinh dưới tán rừng cuả khu vực, tác động canh tác đất vẫn thấy biểu hiện trạng
thái thoái hóa nhẹ. Biểu hiện thoái hóa tạo ra một tầng chặt dưới tầng canh
tác. Dưới các rừng Cao su, tầng đất mặt thường bị làm chặt do giẫm đạp của
người và trâu bò.[9]
Như vậy, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về tác động của rừng
Cao su đến môi trường đất. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc so sánh
ảnh hưởng của rừng Cao su đến một số tính chất của đất với các loại hình
canh tác khác, chưa đánh giá được ảnh hưởng của nó ở các độ dốc khác nhau,
khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn, chưa so sánh được hiệu quả với các loại
rừng khác, đây là cơ sở đề xuất những giải pháp phát triển rừng Cao su,

chuyển đổi sử dụng đất Lâm Nghiệp.
1.3. Nhận xét chung
Điểm qua công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có thể rút ra một
vài nhận xét sau đây:
- Vấn đề nghiên cứu các tính chất lý hóa học của đất đã thu hút được
nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Những
nghiên cứu này hết sức phong phú, đa dạng và có ý nghĩa quan trọng trong
thực tiễn sản xuất. Mọi nghiên cứu đều nhằm một mục tiêu chung là trên cơ
sở kết quả đạt được đó, đề ra các phương án sử dụng tài nguyên đất một cách
bền vững nhất.
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai khá toàn diện
để nghiên cứu vấn đề về đất đai như độ phì của đất, các tính chất lý hóa học
của đất, đánh giá và phân hạng đất đai, mối quan hệ qua lại của đất đai và
9
quần xã thực vật rừng… và những nghiên cứu này đã có những đóng góp to
lớn, phục vụ cho việc phát triển rừng sản xuất trên thế giới những năm qua.
- Các công trình nghiên cứu trong nước mặc dù đã đề cập đến vấn đề
nghiên cứu, sử dụng đất đai, ảnh hưởng của cây trồng đến đất, tuy nhiên còn
chưa đồng bộ do mới chỉ thực hiện được ở 1 số địa điểm cụ thể chứ chưa tiến
hành rộng rãi trên toàn quốc, chưa mang tính bao quát, toàn diện.

10
CHƯƠNG II
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số tính chất lý hóa học của lớp đất mặt.
- Cho biết ảnh hưởng của rừng trồng cây Cao su ở cấp độ dốc và cấp
tuổi khác nhau đến một số tính chất lý hóa học của Đất.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất rừng Cao
su có hiệu quả cao hơn.

2.2. Đối tượng, giới hạn nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: đất trồng cây Cao su ở cấp tuổi khác nhau (1–8)
* Phạm vi nghiên cứu : đất dưới rừng Cao su của nông trường Hương
Long và Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau :
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái phẫu diện đất dưới tán rừng trồng
cây Cao su.
Màu sắc, độ dầy tầng đất, độ chặt, kết von, đá lẫn, thành phần cơ giới,
độ ẩm, kết cấu …
2.3.2. Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học cơ bản của đất dưới rừng Cao
su.
+ Tính chất lý học
- Thành phần cơ giới
- Tỷ trọng (d)
- Dung trọng (D)
- Độ xốp (P)
+ Tính chất hóa học
- Mùn tổng số (M%)
- Đạm, lân, kali dễ tiêu ( NH
+
4
, P
2
O
5
, K
2
O)
11

- Phản ứng đất : pH
KCl,
pH
H
2
O
- Độ chua thủy phân ( H)
- Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ (S, V%)
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng cây Cao su đến tính chất lý
hóa học cuả đất.
2.3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng Cao
su bền vững.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa
a. Thu thập và kế thừa tài liệu
Thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan và thông tin phục
vụ nghiên cứu đề tài như :
- Khí hậu, địa hình, đất, động thực vật, tác động của con người vào rừng
Cao su nghiên cứu,…
- Tài liệu về sinh thái và lịch sử rừng trồng cây Cao su ở nơi nghiên cứu.
b. Điều tra đất
- Thực hiện sơ thám khu vực nghiên cứu, xác lập ô nghiên cứu.
- Xác lập ô nghiên cứu dưới rừng trồng Cao su ở 3 cấp độ dốc: 8 – 15
o
,
15 – 25
o
, 25 - 35
o
và 4 cấp độ tuổi 1 – 2, 3 – 4, 5 – 6, 7 – 8.

- Đào và mô tả phẫu diện đất đại diện cho cấp tuổi và cấp độ dốc khác
nhau. Các đặc điểm hình thái phẫu diện đất được mô tả theo bảng mô tả phẫu
diện đất của bộ môn Khoa học đất – trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam,
cụ thể:
+ Màu sắc các tầng phát sinh đất : được xác định bằng mục trắc.
+ Độ dầy tầng đất : Được đo bằng thước.
+ Độ chặt của các tầng đất : xác định bằng dao nhọn chuyên dùng.
+ Thành phần cơ giới : Xác định bằng phương pháp xoe con giun.
+ Độ ẩm các tầng đất : Xác định bằng phương pháp nắm đất trong lòng
bàn tay.
12
+ Đá lẫn, chất mới sinh ( kết von ) có trong đất : Xác định bằng mục
trắc theo tỷ lệ % tiết diện hoặc % thể tích.
+ Khả năng đâm rễ của thực vật : Xác định bằng cách đếm số rễ cây có
đường kính nhỏ hơn 2mm/dm
2
(lấy giá trị trung bình).
- Lấy mẫu đất phân tích :
+ Mẫu đất để phân tích được lấy ở tầng mặt với độ sâu từ 0 – 10cm
( lớp đất bị ảnh hưởng nhiều nhất), là mẫu tổng hợp từ 9 mẫu đơn lẻ (3 mẫu
được lấy ở nơi được bón phân, 6 mẫu còn lại được lấy ở nơi không được bón
phân).
+ Các mẫu phân tích được cho vào túi nilon riêng biệt có ghi ký hiệu
mẫu để phân biệt rõ.
+ Mẫu đơn lẻ được lấy với lượng bằng nhau, mỗi đất tổng hợp có khối
lượng khoảng 1kg đất. Vậy số mẫu cần phân tích là 8 mẫu tổng hợp.
- Để xác định dung trọng ta lấy mẫu bằng ống dung trọng ( mẫu dung
trọng được lấy ở độ sâu 0 – 10cm, tại 5 vị trí : 1 mẫu ở phẫu diện , 4 mẫu ở 4
hướng cách phẫu diện chính 8 – 10m).
2.4.2. Công tác nội nghiệp.

a. Xử lý mẫu đất:
Mẫu đất đem về được hong khô trong bóng râm, nhặt bỏ rễ cây, đá lẫn,
xác thực vật, kết von,… giã nhỏ bằng cối đồng hoặc chày có đầu bằng Cao su,
rây qua rây có đường kính 1mm, trộn đều rồi đưa vào phân tích. Riêng đất để
phân tích mùn thì giã bằng cối hoặc chày mã não rồi rây qua rây có đường
kính 0,25mm.
b. Phân tích mẫu đất:
* Các tính chất lý học của đất :
- Xác định độ ẩm bằng phương pháp tủ sấy.
- Xác định thành phần cơ giới bằng phương pháp ống hút Robinxon
- Xác định tỷ trọng đất bằng phương pháp bình tỷ trọng ( Picnoomete)
- Xác định dung trọng thông qua cân sấy.
- Xác định độ xốp thông qua tỷ trọng và dung trọng theo công thức :
13
X% =
%100×

d
Dd
Trong đó : X% là độ xốp của đất
D là dung trọng của đất (g/cm
3
)
d là tỷ trọng của đất (g/cm
3
)
* Các tính chất hóa học của đất
- Xác định phản ứng của đất: ph
H
2

O,
ph
KCl
, bằng máy đo ph
metter
cầm tay
- Xác định độ chua thủy phân bằng phương pháp Kapen
- Xác định tổng bazơ trao đổi theo Kapen và Gincovic
- Xác định mùn tổng số bằng phương pháp Chiurin.
- Xác định đạm tổng số bằng phương pháp Kiendan.
- Xác định các chất dễ tiêu :
Đạm dễ tiêu (NH
4
) bằng phương pháp so màu.
Lân dễ tiêu (P
2
O
5
) bằng phương pháp so màu.
Kali dễ tiêu (K
2
O) bằng phương pháp so độ đục.
- Xác định độ no bazơ theo công thức :
V% =
%100×
+ HS
S
Trong đó : V% là độ no bazơ
S là tổng bazơ trao đổi (lđl/100gđ)
H là độ chua thủy phân (lđl/100gđ)

2.4.3.Xử lý số liệu và phân tích kết quả
- Tính toán số liệu thu thập được của từng mẫu đất cho từng ô nghiên
cứu.
- Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đất thành bảng biểu và so sánh tỷ lệ
biến động của các chỉ tiêu lý, hóa học của đất dưới rừng trồng Cao su có cấp
tuổi khác nhau so với cấp tuổi nhỏ nhất theo từng cấp độ dốc với cùng điều
kiện hình thành.Từ đó đưa ra những nhận xét về ảnh hưởng của cây Cao su
đến tính chất của đất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả cao hơn
dựa trên các số liệu thu thập được và các kết quả nghiên cứu.
14
CHƯƠNG III
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí địa lý
Nông trường Cao su Phan Đình Phùng nằm trên huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh.
Huyện Hương Khê phía tây giáp Lào, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình,
phía đông giáp huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà, phía bắc giáp Vũ Quang và
Can Lộc. Tổng diện tích của huyện là: 127809,09 ha.
3.2. Địa hình
Theo tài liệu điều tra, khảo sát của huyện cung cấp, địa hình của huyện
Hương Khê thuộc kiểu địa hình đồi và núi thấp với các dạng như sau:
+ Dạng địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0 – 8
o
, ít bị chia cắt.
Địa hình này có quá trình tích tụ vật chất chiếm ưu thế hơn quá trình bào mòn,
rửa trôi do đó thường tạo ra đất dốc tụ.
+ Dạng địa hình sườn thoải có độ dốc từ 8 – 15
o
, được khai thác để trồng

cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa màu.
+ Dạng địa hình sườn dốc với các dãy đồi có độ dốc từ 15 – 25
o
, được sử
dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển mô hình nông lâm kết hợp.
+ Dạng địa hình dốc với các dãy đồi cao và núi thấp, có độ dốc trên 25
o
,
đây là vùng bị chia cắt nhiều, đặc biệt có những nơi đã mất thảm thực vật che
phủ.
Nằm trong địa bàn huyện, vùng trồng Cao su của nông trường cũng
mang đặc điểm địa hình chung của khu vực, nhưng ít phức tạp hơn một chút
với độ dốc trung bình nằm trong khoảng 12 – 20
o
, lớp thảm thực vật đa dạng,
đó là điều kiện tốt cho phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp, ăn quả….
3.3. Khí hậu, thủy văn
Theo số liệu của trạm quan trắc khí hậu thủy văn Chu Lễ - Hương Khê –
Hà Tĩnh. Khí hậu của vùng mang đặc thù của khí hậu khu IV cũ, đó là khí hậu
nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt.
15
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có sương giá, ít mưa, độ ẩm
thấp, nhiều đợt rét kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, đầu mùa thường có gió Tây Nam
nên khí hậu khô và nóng, mùa này thường xuyên có mưa.
Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn cảu huyện Hương Khê cho
thấy khí hậu thời tiết của khu vực điều tra như sau:
* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm : 24.2
o

C
Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 : 17.6
o
C
Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 6 : 29.9
o
C
Tổng lượng nhiệt cả năm : 8842
o
C
* Lượng mưa
Lượng mưa bình quân năm : 2600 mm
Tháng 10 có lượng mưa cao nhất : 840 mm
Tháng 1 có lượng mưa thấp nhất : 37 mm
Lượng mưa lớn, số ngày mưa trong năm nhiều nhưng lượng mưa phân
bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa thu và thường
kết thúc muộn, tổng lượng mưa của ba tháng 08, 09, 10 rất lớn, nó thường
chiếm gần một nửa tổng lượng mưa cả năm, nhiều năm còn có thể vượt quá
50% tổng lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa khô chỉ chiếm 19%
lượng mưa cả năm. Vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Mưa tập trung vào một giai đoạn, cường độ mưa lớn, lượng mưa nhiều sẽ
có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xói mòn đất. Mưa nhiều sẽ làm cho độ ẩm
của đất tăng, do đó sẽ làm giảm khả năng hút nước của đất. Mưa càng lớn thì
dòng chảy mặt càng mạnh và khả năng bào mòn của bề mặt của dòng nước
càng lớn.

16
* Lượng bốc hơi bình quân năm
Lượng bốc hơi bình quân/năm : 889 mm

Lượng bốc hơi lớn nhất/tháng :106 mm
Lượng bốc hơi nhỏ nhất/tháng : 46 mm
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm : 81.22%
Độ ẩm trung bình tháng cao nhất : 89%
Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất : 71.33%
Thời kỳ độ ẩm thấp nhất là tháng 6 và tháng 7 ứng với thời kỳ này là gió
Tây khô nóng ở mức cao.
* Nắng
Số giờ nắng trung bình năm : 1196 giờ/năm
Số giờ nắng tháng cao nhất : 177 giờ/năm
Số giờ nắng tháng thấp nhất : 29 giờ/năm
3.4. Đất
Theo tài liệu cung cấp, đất trồng Cao su của nông trường Phan Đình
Phùng chủ yếu là đất Feralit hình thành trên đá phiến sét, với tầng đất trung
bình đến dầy chiếm phần lớn diện tích. Ngoài ra, đất còn phát triển trên đá Sa
Thạch nhưng có diện tích rất nhỏ.
3.5. Thực vật
3.5.1. Thảm thực vật tự nhiên
Rừng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn nước
cho hệ thống sông trong vùng, cải tạo môi trường sinh thái của địa phương.
Diện tích rừng còn khá nhiều với đa dạng các loài cây, và phong phú về
chủng loại, chủ yếu là các khu vực biên giới Việt – Lào có tầng cây cao rất phát
triển, cây gỗ có kích thước lớn, gỗ quý vẫn còn khá nhiều: Lim, Táu,… (lâm
trường Chúc A).
17
3.5.2. Thảm thực vật trồng
Cây trồng ở đây chủ yếu gồm cây chè, cây ăn trái …, các loại cây ngắn
ngày khác như ngô, khoai, sắn, đậu các loại …, còn lại là diện tích rừng trồng.
Và Cao su là loại cây trồng chiếm một diện tích lớn trong khu vực.

Cây Cao su là một cây công nghiệp rất quan trọng về kinh tế nên được
phát triển ở nhiều quốc gia. Nó còn mang tính chiến lược như vào cuối thế
chiến thứ 2, Nhật xâm lăng các nước vùng Đông Nam Á (nơi chiếm 90% diện
tích trồng Cao su trên thế giới lúc bấy giờ) để cho đồng minh không có nguyên
liệu. Cho đến nay, Cao su vẫn là nguồn nguyên liệu chiến lược cho nhiều lĩnh
vực sản xuất và đời sống.
Trong mấy năm gần đây, Cao su đã được trồng và phát triển tại nhiều
nơi. Ở nông trường Phan Đình Phùng Cao su được trồng bắt đầu từ 1997. Cho
đến nay, tổng diện tích Cao su của nông trường lên tới 2700 ha và đạt tuổi khai
thác, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân
trong khu vực.
Theo quy trình trồng cây Cao su vùng Miền núi phía Bắc của Tập đoàn
công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành năm 2010, căn cứ quy trình kỹ thuật
cây Cao su của Tổng công ty Cao su Việt Nam ban hành năm 2004, nông
trường đã áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Cao su như sau:
a. Kỹ thuật trồng
- Thiết kế lô: Các khu vực có địa hình dốc < 8% thì thiết kế lô 25ha
(500 x 500m). Các khu vực có địa hình dốc ≥ 8% thì thiết kế lô nhỏ hơn tùy
theo địa hình cụ thể.
- Thiết kế hàng trồng: Đất dốc < 8% , trồng thẳng hàng theo hướng Bắc
Nam. Đất dốc ≥ 8%, trồng theo đường đồng mức.
- Mật độ và khoảng cách trồng: 555 cây/ha (6 x 3m).
- Thời vụ trồng: từ 15/9 đến 31/10.
18
- Kỹ thuật trồng: Trồng rừng Cao su bằng tum bầu 2 - 3 tầng lá ổn định.
Tiêu chuẩn của tum bầu có tầng lá: chồi ghép có ít nhất 2 tầng lá ổn định,
khỏe; bầu đất không bị vỡ, cây không bị long gốc.
+ Hố có kích thước dài 70cm, rộng 50cm, sâu 60cm, đáy hố 50 x 50cm.
Khi đào hố phải để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy; trên đất dốc thì để riêng
lớp đất đáy về phía dưới dốc. Đào hố để ải trước khi bón phân và lấp hố

khoảng 15 ngày.
+ Bón lót: Phân lân nung chảy 300g/hố, phân chuồng ủ hoai 10kg/hố.
+ Lấp hố được thực hiện trước khi trồng ít nhất 5 ngày. Lớp đất mặt lấp
khoảng nửa hố, sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân lân với lớp đất mặt xung
quanh để lấp đầy hố. Cắm cọc ở giữa tâm hố để xác định điểm trồng.
+ Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây… xung quanh hố, sau đó
dùng cuốc để móc đất trong hố lên tới độ sâu bằng chiều dài rễ của cây tum.
Đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về phía hướng gió chính, mí dưới của
mắt ghép ngang với mặt đất. Lấp lại hố bằng phần đất vừa lấy lên, dậm kỹ để
đất bám chặt vào tum. Sau cùng dùng đất tơi xốp phủ kín cổ rễ ngang mí dưới
mặt ghép.
+ Trồng dặm lại những cây bị chết bằng tum bầu 2 - 3 tầng lá ổn định,
vào thời điểm sau trồng chính 20 ngày.
b. Chăm sóc rừng Cao su
Chăm sóc rừng Cao su gồm các nội dung: cắt cành tạo tán( cắt chồi
thực sinh, chồi ngang; cắt phục hồi những cây bị mất đỉnh sinh trưởng); bón
phân( phân vô cơ 2 -3 đợt/ năm, phân hữu cơ); làm cỏ trên luống, hàng và bờ
lô Cao su; phòng chống sâu bệnh. Cách thức bón phân nhìn chung ưu tiên bón
ở sát taluy dương. Cụ thể là:
+ Năm thứ nhất: Bón lần 1, đào rãnh dọc trên băng giữa 2 cây Cao su,
sát taluy dương, kích thước rãng dài 60cm, rộng 30cm, sâu 30cm. Bón phân
rải đều vào rãnh, sau khi rải phân cào cỏ khô, lá cây và đất mùn lấp lên trên.
19
Bón lần 2, cào bớt đất, cỏ mùn trong hố đã đào bón lần 1 rải đều phân xuống
sau đó cào cỏ, mùn và lá cây lấp lại. Tổng lượng phân bón là 615kg/ha/năm.
+ Năm thứ 2: Đối với cây chưa khép tán, đào hai rãnh ngay trên băng
hai bên tán cây Cao su, đối với những cây đã khép tán chỉ đào 1 rãnh, kích
thước rãnh dài 50cm, rộng 15cm, sâu 20cm, rãnh hơi lệch về taluy dương.
Bón phân rải đều vào rãnh sau đó lấp đất kín lên trên. Tổng lượng phân bón là
615kg/ha/năm.

+ Năm thứ 3: Đào rãnh 2 bên tán lá, rãnh dài 40cm, rộng 15 - 20cm,
sâu 20cm, rãnh hơi lệch về phái taluy dương nhiều hơn, vị trí của rãnh tùy
thuộc vào độ lớn của tán lá và cây. Sau khi đào rãnh rải đều phân xuống và
lấp đầy đất. Tổng lượng phân bón là 510 kg/ha/năm.
+ Từ năm thứ 4 trở đi: Đào 3 hố quanh gốc cây, khoảng cách tùy thuộc
chiều rộng tán lá và độ lớn của cây, 2 hố 2 bên, hố còn lại ở phía taluy dương.
Sau đó rải phân xuống và lấp đầy đất. Tổng lượng phân bón là 170
kg/ha/năm.
20
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hình thái phẫu diện đất
Tất cả các quá trình diễn ra trong đất đều để lại những dấu vết trong nó.
Nghiên cứu những dấu vết đó, ta biết được tính chất, đặc điểm của đất. Thậm
chí ta còn biết được lịch sử của sự hình thành đất và chiều hướng phát triển
của nó. Đặc điểm phân lớp là đặc điểm quan trọng cuả đất, mà nhiều tính chất
lý hóa học và độ phì của đất phụ thuộc vào nó. Để có cái nhìn tổng quan đất,
ta tiến hành mô tả hình thái phẫu diện đất và thông qua đặc điểm phân lớp của
phẫu diện, ta sẽ suy đoán được những yếu tố như khí hậu, thực vật nhiều năm
trước đây đã tác động vào sự hình thành đất.
4.1.1.Phẫu diện đất dưới rừng Cao su thuần loài 1 tuổi
Phẫu diện đất PĐP_01 ( Ô nghiên cứu 01)
Phẫu diện đất PĐP_01 nằm ở sườn
dưới của quả đồi có độ cao 78m trồng cao
su thuần loài 1 tuổi, độ tàn che 0,1.
Độ che phủ 40% với các loài cây bụi thảm
tươi như : cỏ tre, đơn buốt, cỏ lau,mua …
Độ cao trung bình 0,3m. Dạng địa hình
dốc thoải. Nước ngầm sâu, xói mòn bề mặt,
không có đá ong, đá lộ đầu

Độ dốc : 12
o
Hướng dốc : Đông Nam
Độ cao tuyệt đối : 38 m
Đá mẹ : phiến sét
- Tầng A: từ 0 – 5cm, có màu nâu vàng, rễ cây trung bình (10 - 13
rễ/dm
2
), đất ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, thành phần cơ giới thịt trung bình, có
hang mối, giun, có lẫn than mùn, tỷ lệ đá lẫn 2 – 3%. Chuyển lớp hơi rõ từ
tầng A – B.
21
A
B
BC
C
5cm
79cm
95cm
120cm
0cm
- Tầng B: từ 5 – 79cm, có màu vàng đỏ, rễ cây trung bình (8 – 10
rễ/dm
2
), đất ẩm, hơi chặt, kết cấu viên, thành phần cơ giới thịt nặng, có hang
mối, có lẫn than mùn, tỷ lệ đá lẫn 5 – 10%. Chuyển lớp hơi rõ từ tầng B – BC.
- Tầng BC: từ 80 – 95cm, có màu tím vàng nhạt, đất ẩm, hơi chặt. Kết
cấu viên, thành phần cơ giới sét nhẹ. Chuyển lớp khá rõ từ tầng BC – C.
- Tầng C: từ 95 – 120cm, có màu tím, đất ẩm, hơi chặt.
Tên đất: Đất xám Feralit phát triển trên đá phiến sét, tầng dầy.

4.1.2.Phẫu diện đất dưới rừng Cao su thuần loài 7 tuổi
Phẫu diện đất PĐP_02 (ô nghiên cứu 05)
Phẫu diện đất 02_PĐP nằm ở sườn
giữa của quả đồi có độ cao 82m trồng
Cao su thuần loài 7 tuổi, độ tàn che 0,5.
Độ che phủ 80% với các loài cây bụi thảm
tươi như : cỏ tre, đơn buốt, cỏ lau,
mua … độ cao trung bình 0,8m.
Dạng địa hình dốc thoải. Nước ngầm sâu,
xói mòn bề mặt, không có đá ong, đá lộ đầu
Độ dốc : 82
o
Hướng dốc : Đông Nam
Độ cao tuyệt đối : 36m
Đá mẹ : phiến sét
- Tầng A: từ 0 – 8cm, có màu nâu thẫm, rễ cây nhiều (30 – 35 rễ/dm
2
),
đất hơi ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng,
có lẫn than mùn. Chuyển lớp khá rõ từ tầng A – B.
- Tầng B: từ 8 – 57cm, có màu vàng đỏ, rễ cây ít (5– 8 rễ/dm
2
), đất hơi
ẩm, hơi chặt, kết cấu viên, thành phần cơ giới thịt nặng, tỷ lệ đá lẫn 5 – 10%.
Chuyển lớp khá rõ từ tầng B – BC.
- Tầng BC: từ 57 – 87cm, có màu đỏ vàng, đất hơi ẩm, hơi chặt, kết cấu
viên hạt, thành phần cơ giới sét nhẹ. Chuyển lớp khá rõ từ tầng BC – C.
22
A
B

BC
C
0cm
8cm
57cm
87cm
120cm
- Tầng C: từ 87 – 120cm, có màu tím, đất ẩm, chặt.
Tên đất: Đất xám Feralit phát triển trên đá phiến sét, tầng trung bình.
4.1.3.Phẫu diện đất dưới rừng Cao su thuần loài 5 tuổi
Phẫu diện đất PĐP_03 (ô nghiên cứu 06)
Phẫu diện đất 03_PĐP nằm ở
sườn giữa của quả đồi có độ cao 56m
trồng Cao su thuần loài 5 tuổi,
độ tàn che 0,5. Độ che phủ 60% với
các loài cây bụi thảm tươi như : cỏ tre, đơn
buốt, cỏ lau, mua … độ cao trung bình 0,8m.
Dạng địa hình dốc thoải. Nước ngầm sâu,
xói mòn bề mặt, không có đá ong, đá lộ đầu
Độ dốc : 28
o
Hướng dốc : Tây Nam
Độ cao tuyệt đối : 26m
Đá mẹ : phiến sét
- Tầng A: từ 0 – 8cm, có màu vàng nâu, rễ cây ít (5 – 8 rễ/dm
2
), đất hơi
ẩm, tơi xốp, kết cấu viên, thành phần cơ giới thịt nặng, có hang mối, tỷ lệ đá
lẫn < 5%. Chuyển lớp hơi rõ từ tầng A – B.
- Tầng B: từ 8 – 81cm, có màu vàng đỏ, rễ cây ít (2– 3 rễ/dm

2
), đất hơi
ẩm, hơi chặt, kết cấu viên hạt, thành phần cơ giới sét nhẹ, có hang mối, tỷ lệ
đá lẫn 2 – 3%. Chuyển lớp hơi rõ từ tầng B – BC.
- Tầng BC: từ 81 – 98cm, có màu vàng đậm, đất hơi ẩm, hơi chặt. Kết
cấu viên hạt, thành phần cơ giới sét nhẹ. Chuyển lớp rõ ràng từ tầng BC – C.
- Tầng C: từ 98 – 120cm, có màu tím, đất ẩm, chặt.
Tên đất: Đất xám Feralit phát triển trên đá phiến sét, tầng trung bình.
23
0cm
8cm
81cm
98cm
120cm
A
B
BC
C
4.2. Tính chất lý hóa học của đất
4.2.1. Thành phần cơ giới đất
Thành phần cơ giới đất là một chỉ tiêu quan trọng để nhận biết tỷ lệ các
cấp hạt cơ giới, tính năng lực thoát nước của đất, phân chia tầng đất và phân
chia loại đất để chọn loại cây trồng thích hợp. Nó đặc trưng cho nguồn gốc
phát sinh của đất, ảnh hưởng đến các tính chất vật lý – hóa học của đất như:
tính chất nhiệt, tính chất nước, tính chất vật lý nước, tính chất cơ lý, tính oxy
hóa khử, tính hấp phụ, khả năng tích lũy mùn, các chất dinh dưỡng khoáng
trong đất.
Biểu 4.1: Thành phần cơ giới của đất dưới rừng Cao su
Cấp độ
dốc

(độ)
Cấp tuổi
(A)
Ô
nghiên
cứu
Thành phần cơ giới
(%)
Phân loại
Sét vật lý
<0,01mm
Cát vật lý
>0,01mm
8 - 15 1 - 2 1 59,65 40,35 Thịt nặng
5 - 6 2 53,33 46,67 Thịt nặng
7 - 8 3 45,26 54,74 Thịt nặng
15 - 25
3 - 4 4 40,90 59,10
Thịt trung
bình
7 - 8 5 34,64 65,36
Thịt trung
bình
25 - 35 3 - 4 6 46,21 53,79 Thịt nặng
5 - 6 7 44,43 55,57
Thịt trung
bình
7 - 8 8 47,96 52,04 Thịt nặng
Qua biểu 4.2, kết quả phân tích đất dưới rừng Cao su tại nông trường
Phan Đình Phùng, thành phần cơ giới của đất tại khu vực này, dao động từ

khoảng 34,64 - 59,65% , thành phần cơ giới của khu vực khoảng thịt nặng đến
thịt trung bình
24
Hàm lượng sét vật lý ở cùng một độ dốc nhưng khác nhau về cấp tuổi
thì có sự biến đổi rất khác nhau. Ở độ dốc lớn, hàm lượng đất bị rửa trôi
thường mạnh hơn nên hàm lượng sét vật lý càng giảm.
Biểu đồ 4.1: Biến động thành phần cơ giới của các cấp tuổi trong mỗi cấp
độ dốc dưới đất rừng Cao su ( cấp tuổi nhỏ nhất trong mỗi cấp độ dốc
bằng 0)
Qua biểu đồ 4.1, ta có thể thấy:
Ở cấp độ dốc 8 – 15, hàm lượng sét vật lý dưới tán rừng trồng Cao su ở
cấp tuổi 5 – 6 giảm đi 10,59 % , ở cấp tuổi 7 – 8 giảm dao động từ 24,12 %
so với Cao su cấp tuổi 1 – 2.
Ở cấp độ dốc 15 – 25, hàm lượng sét vật lý dưới tán rừng Cao su ở cấp
tuổi 7 – 8 so với Cao su cấp tuổi 3 – 4 bị giảm 15,31%
Ở cấp độ dốc 25 – 35, hàm lượng sét vật lý dưới tán rừng Cao su ở các
cấp tuổi có sự chênh lệch, ở cấp tuổi 5–6 giảm đi 3,85%, cấp tuổi 7-8 thì lại
tăng lên 3,97% .
25

×