Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

nghiên cứu sự ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất của cây thảo quả (amomum aromaticum roxb) tại xã mường khương, huyện mường khương, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.7 KB, 81 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Để hồn thành chương trình đào tạo tại trường Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học cùng bộ môn
Lâm sinh, tơi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Đỗ Anh Tuân với đề tài:
“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất
của cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) tại xã Mường Khương,
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”.
Đến nay, khóa luận của tơi đã hồn thành. Để có được kết quả này,
ngồi sự nỗ lực của bản thân tơi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của Tiến
sĩ Đỗ Anh Tuân, cùng các thầy cô trong bộ môn Lâm sinh.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ
Đỗ Anh Tuân, đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban,
khoa Lâm học và các thầy cơ giáo đã giúp đỡ tơi hồn thành bản khóa luận
này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường
Khương, UBND xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số
liệu tại địa phương.
Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản
thân cịn hạn chế nên khóa luận này khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ, tồn thể bạn bè để bản luận
văn này hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xn Mai, ngày 19 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Ninh Thị Kim Thảo
1




MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

2


Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu, là bộ phận không thể thiếu của
môi trường sống. Rừng khơng chỉ cung cấp gỗ mà cịn cung cấp những lâm
đặc sản quý giá cần thiết phục vụ cho nhu cầu kinh tế quốc dân và đời sống xã
hội của con người, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, rừng có giá trị văn hóa, xã hội, mơi trường sinh
thái to lớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân
số, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên
nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con người. Do
điều kiện sống nghèo đói con người đã khai thác rừng q khả năng phục hồi
của nó. Ngồi ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới sự không hợp lý
của các biện pháp kĩ thuật lâm sinh đã làm gia tăng những tác động tiêu cực
đến rừng.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp
tốt cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngồi gỗ. Nó cho phép
tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi
vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận
được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi.

Cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) là loài cây cho lâm sản
ngoài gỗ thân thảo thuộc họ gừng (Zingiberaceae), sống lâu năm dưới tán
rừng,chiều cao trung bình có thể đạt 2 – 3m. Hạt Thảo quả được dùng làm
dược liệu và thực phẩm có giá trị. Vì vậy, Thảo quả đã được đánh giá như
3


một cây trồng quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao vừa
góp phần tích cực vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thảo quả là lồi cây
chỉ có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao khi sống dưới tán rừng.
Hiện nay, Thảo quả được gây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta và bước đầu mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình vùng
cao. Ở nhiều địa phương Thảo quả được coi là cây xóa đói giảm nghèo, trong
đó có xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, một trong
những địa phương nằm trong vùng quy hoạch phát triển Thảo quả hiện nay.
Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Thảo
quả, gây trồng loài cây này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân nên
năng suất đạt được không cao và chưa phát huy hết tiềm năng của loài cây
này. Trong một số trường hợp, nhiều hộ gia đình đã tự động mở tán rừng quá
mức dẫn đến suy giảm vốn rừng, giảm chức năng phòng hộ và giảm năng suất
của Thảo quả. Vì vậy, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến
sinh trưởng Thảo quả, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp
cho năng suất cao là rất cần thiết. Với đề tài “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng
của tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất của cây Thảo quả
(Amomum aromaticum Roxb) tại xã Mường Khương, huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai” nhằm góp phần giải quyết phần nào những yêu cầu
trên.

4



Chương II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) là loài cây lâm sản ngoài gỗ
có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao được con người biết đến từ lâu. Ở
Trung Quốc, Thảo quả đã được gây trồng và sử dụng cách đây hàng trăm
năm. Nghiên cứu đầu tiên về Thảo quả được trình bày trong cuốn sách về
cơng dụng và giá trị của một số loài cây dược liệu do các nhà y học của Trung
Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19 (Thân Văn Cảnh).
Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung
Quốc đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”.
Cuốn sách đã đề cập đến cây Thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau: Tên
khoa học (Amomum tsao - ko Crevost et Lemaire), thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae), hình thái, vùng phân bố, đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây
trồng và thu hoạch chế biến. Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới
thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản… Tuy nhiên, đây là
cuốn sách viết cho nhiều loài cây dược liệu nên cây Thảo quả chỉ được giới
thiệu ngắn gọn dưới dạng tóm tắt của bản hướng dẫn kỹ thuật cho một số
vùng ở Trung Quốc. Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũng
như biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện ở nước ta.
Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan
trọng của lâm sản ngoài gỗ nói chung và của Thảo quả nói riêng, một số nhà
khoa học tiếp tục có những cơng trình nghiên cứu về Thảo quả. Năm 1992,
J.H. de Beer- một chuyên gia lâm sản ngồi gỗ của tổ chức Nơng lương thế
giới, khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đã nhận
thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống
trong khu vực vùng núi nơi có phân bố Thảo quả nhằm xóa đói giảm nghèo,
5



đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn
phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu của thị trường của Thảo quả là rất lớn,
chỉ tính riêng của Lào hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc
và Thái Lan. Đây là cơng trình nghiên cứu tổng kết về vai trò của Thảo quả
đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất bn bán và dự báo thị
trường, tiềm năng phát triển của Thảo quả.
Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc
tại viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo
bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mơ tả tới hơn 1000 lồi cây thuốc
ở Trung Quốc, một trong số đó là Thảo quả. Nội dung được đề cập gồm: Tên
khoa học, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản, cơng dụng và
thành phần hóa học của Thảo quả. Nhìn chung, nội dung có liên quan đến
Thảo quả trong cuốn sách đề cập tương đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc
điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các chất chứa trong Thảo quả nhưng đề cập
rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng như các biện pháp kỹ thuật gây trồng và
phát triển Thảo quả.
Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.S.de
Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J Lemmens đã tổng kết các nghiên
cứu về các cây thuộc chi Amomum, trong đó có Thảo quả. Ở đây tác giả đã
đề cập đến đặc điểm phân loại của Thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc
điểm sinh vật học và sinh thái học của Thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ
thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản
xuất và bn bán Thảo quả trên thế giới.
2.2. Ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển khoa học chung, đặc biệt là các môn khoa học
gắn với ngành Lâm nghiệp như các môn khoa học sinh thái rừng, sinh lý thực
vật, kỹ thuật lâm sinh, điều tra rừng,…, các cơng trình nghiên cứu ảnh hưởng
của các nhân tố hoàn cảnh tới sinh trưởng và phát triển của cây rừng ngày


6


càng được nghiên cứu nhiều hơn. Nhưng các cơng trình nghiên cứu về cây
Thảo quả ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm và là một trong
những nơi phân bố tự nhiên của Thảo quả. Từ lâu đời, nhân dân ta đã biết tìm
kiếm và khai thác Thảo quả để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi Thảo quả
là cây “truyền thống”. Theo tài liệu của Pháp, cơng trình nghiên cứu đầu tiên
đề cập đến Thảo quả là cơng trình nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dương của
Lecomte et al gồm 7 tập với tên cuốn sách “Thực vật chí đại cương Đơng
Dương”. Tác giả đã thống kê được tồn Đơng Dương có hơn 7000 lồi thực
vật, trong đó có 1350 lồi cây thuốc nằm trong 160 họ thực vật mà Thảo quả
là một trong những lồi cây có giá trị cao.
Năm 1957, khi nghiên cứu về các vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất
Lợi đã xuất bản cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, trong đó
khẳng định rằng: Thảo quả là lồi cây thuốc được trồng ở nước ta vào khoảng
năm 1890. Trong hạt Thảo quả có 1- 1.5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm,
ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dung chữa các bệnh về đường ruột. Đây là
cơng trình nghiên cứu khẳng định công dụng của Thảo quả đầu tiên ở nước ta.
Tuy nội dung nghiên cứu về Thảo quả cịn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra
một triển vọng cho việc sản xuất và sử dụng Thảo quả trong y học nước ta.
Năm 1982, khi nghiên cứu về cây Thảo quả, Đoàn Thị Nhu khẳng
định cây Thảo quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán
rừng. Tuy nhiên đây là loài cây chưa được nghiên cứu sinh thái xem có thể
đưa vào trồng dưới tán rừng như thế nào cho phù hợp và cho năng suất cao.
Nghiên cứu của Nguyễn Tập (1990) khi xác định loài và tên cây Thảo
quả trồng ở nước ta, tác giả cho rằng ở Việt Nam có 2 loại cây Thảo quả là
cây Thảo quả to và cây Thảo quả nhỏ có tên khoa học là Amomum tsao

Kocrevostet Lem.
Theo ơng cây Thảo quả là lồi cây thuốc quý có giá trị cao được sử
dụng nhiều trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, cây Thảo quả ngày càng
7


giảm sút nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là khai thác quá nhiều
không chú ý đến tái sinh, nạn phá rừng, đốt nương, làm rẫy, đã làm cho vùng
trồng cây Thảo quả ngày càng thu hẹp lại.
Trong công trình “Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và
sinh thái núi cao Sa Pa”, (1995) các tác giả Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy
và Phạm Văn Tính đã phân loại lâm sản ngồi gỗ theo hệ thống sinh thái và
thống kê được tập đồn đơng đảo thực vật có giá trị làm thuốc ở địa phương,
trong đó đặc biệt chú trọng tới cây Thảo quả.
Theo báo cáo chuyên đề “Đặc sản rừng”, năm 2000 của tác giả
Nguyễn Quốc Dựng đã đưa ra một cách khái quát về vai trị của Thảo quả đối
với người dân, tình hình gây trồng, sản xuất, hiệu quả và tiềm năng thị trường
của Thảo quả ở một số tỉnh ở nước ta.
Năm 2000, để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật gây trồng cây đặc sản dưới
tán rừng của người dân, Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm đã biên soạn tài
liệu “Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng”, trong đó có
đề cập đến đặc điểm hình thái, sinh thái, giá trị kinh tế và kỹ thuật gây trồng,
chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản Thảo quả dưới tán rừng.
Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên, Trinh Vỹ (2001) khi điều tra đánh
giá vai trò của cây Thảo quả đã chỉ ra: Cây Thảo quả là loài cây đặc hữu phân
bố hẹp của nước ta, mọc dưới tán rừng, ở khe, ven suối, có độ tàn che từ 0.40.7. Đất rừng có nhiều mùn, ẩm và độ cao từ 1000 - 2000m. Cây Thảo quả là
cây lâm sản ngồi gỗ có giá trị kinh tế cao, phù hợp với kinh tế vùng cao, sớm
thu hoạch, dễ nhân giống.
Năm 2002, Cục Phát Triển Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNN đã biên soạn
cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng một số lồi cây đặc sản rừng” trong đó cũng đề

cập đến kỹ thuật trồng Thảo quả dưới tán rừng.
Năm 2004, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với
chương trình Quản lý tài nguyên - bảo vệ môi trường và phòng chống thiên
tai. Bộ NN&PTNN tổ chức hội thảo với nội dung: “Tình hình sản xuất, chế
8


biến và thị trường lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam” trong đó có một số bài tham
luận đề cập đến cây Thảo quả nhưng số liệu thống kê của các tác giả chưa cập
nhật đầy đủ và không đề cập đến kỹ thuật gây trồng và phát triển loài cây này.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về cây Thảo quả chủ yếu tập
trung nghiên cứu về vai trò, giá trị, thành phần hóa học và mơ tả hình thái của
cây Thảo quả. Các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái cịn ít và tản
mạn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay về phát triển nguồn cây lâm sản ngoài gỗ
quý này.

9


Chương III
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu của đề tài
3.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của tầng cây cao đến
sinh trưởng của cây Thảo quả, từ đó đề xuất một số giải pháp kĩ thuật nhằm
thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao năng suất và tính ổn định của mơ hình trồng
Thảo quả ở xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đặc điểm của một số nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ,

độ ẩm) dưới tán rừng trồng Thảo quả.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Thảo quả.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao (thông qua một số
nhân tố sinh thái là ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) tới sinh trưởng và năng suất
của Thảo quả.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật góp phần thúc đẩy sinh trưởng và
nâng cao năng suất của Thảo quả ở khu vực nghiên cứu.
3.2. Giới hạn của đề tài
- Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây Thảo quả
10 tuổi được trồng phổ biến dưới tán rừng tự nhiên tại xã Mường Khương –
huyện Mường Khương – tỉnh Lào Cai.
- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
nhân tố tầng cây cao (độ tàn che) và một số nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm) đến sinh trưởng của cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb).

10


3.3. Nội dung
Để thực hiện mục được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, trong phạm vi
giới hạn của đề tài, tôi tiến hành một số nội dung nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm của tầng cây cao (độ tàn che và một số
chỉ tiêu sinh trưởng).
2. Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái dưới tán rừng trồng cây Thảo
quả và xác định quan hệ giữa các nhân tố sinh thái và độ tàn che.
3. Nghiên cứu sinh trưởng Thảo quả và phân tích ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái đến sinh trưởng Thảo quả.
4. Nghiên cứu năng suất Thảo quả.
5. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sinh trưởng và nâng cao
năng suất Thảo quả tại khu vực nghiên cứu.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Trong sinh thái rừng và sinh thái học nói chung người ta coi sinh vật là
sản phẩm của hoàn cảnh. Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật phụ
thuộc vào đặc điểm của hồn cảnh. Vì vậy, tác động làm thay đổi điều kiện
hoàn cảnh là một trong những con đường để nâng cao sinh trưởng của cây
rừng. Tuy nhiên, những biến đổi của hồn cảnh có thể ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực đến sinh trưởng của thực vật. Vì vậy, để đề xuất được các giải
pháp có những tác động hiệu quả thì cần nghiên cứu quan hệ ảnh hưởng của
các yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng và năng suất của thực vật. Trong hệ sinh
thái rừng, tầng cây cao được coi là nhân tố chủ đạo chi phối tới điều kiện
hoàn cảnh ở dưới tán rừng.
Với Thảo quả - một lồi thực vật sống dưới tán rừng thì hồn cảnh bao
gồm tập hợp nhiều yếu tố: khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, sinh vật
rừng. Đây là những yếu tố sinh thái có ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng
và phát triển của Thảo quả.

11


Khung phân tích lý thuyết biểu hiện mối quan hệ giữa tầng cây cao
với sinh trưởng và năng suất của cây Thảo quả trong đề tài này được thể hiện
ở sơ đồ sau:
Tầng cây cao

Độ tàn che cụ

Nhân tố sinh thái

Sinh


- Tổ thành loài

thể của tầng

- Ánh sáng ( Ias)

trưởng và

- Chiều cao ()

cây cao xác

- Nhiệt độ ( T )

năng suất

- Độ tàn che

định tại từng

- Độ ẩm ( W0)

Thảo quả

chung

cụm Thảo quả

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa tầng cây cao với sinh trưởng và năng suất cây

Thảo quả
3.4.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Để thu thập số liệu thứ cấp, sử dụng phương pháp kế thừa số liệu điều
kiện khí hậu, đặc điểm đát đai, lịch sử trồng cây Thảo quả từ các tài liệu có
sẵn.
b. Thu thập số liệu ngồi thực địa
Trên cơ sở khảo sát sơ bộ để thu thập các thơng tin có sẵn về khu vực
trồng Thảo quả để xác định khu vực điều tra.
Trên khu vực điều tra, tiến hành sơ thám để phân cấp độ tàn che của
tầng cây cao với biến động 0,1 cho mỗi cấp tàn che rừng.
* Điều tra tầng cây cao
Tương ứng với mỗi cấp tàn che rừng khác nhau tiến hành lập 1 OTC
điển hình tạm thời, diện tích 500m 2 (20m x 25m) để điều tra tầng cây cao.
Bao gồm:
+ Xác định độ tàn che: Độ tàn che của ô tiêu chuẩn được xác định
theo phương pháp điểm tại 100 điểm được bố trí đều trên OTC. Tại mỗi điểm
điều tra, dùng ống ngắm lên theo phương thẳng đứng, nếu gặp tồn bộ tán cây
thì giá trị tàn che được ghi là 1, nếu gặp mép tán cây thì giá trị tàn che được
12


ghi là 0,5, nếu không gặp tán cây giá trị tàn che được ghi là 0. Khi đó độ tàn
che của OTC được tính bằng tổng giá trị tàn che đo được chia cho tổng số
điểm được đo. Kết quả được ghi vào mẫu biểu 3.1
Mẫu biểu 3.1: Biểu xác định độ tàn che tầng cây cao
OTC:………………

Vị trí:……………………


Người đo:…………

Hướng phơi:……………

Ngày đo:…………..

Ngày đo:………………..

STT điểm

ĐTC

STT điểm

ĐTC

STT điểm

ĐTC

+ Xác định tên loài cây: tên cây được xác định theo tên địa phương
+ Đo đường kính ngang ngực (D1.3): Sử dụng thước kẹp kính đo theo 2
chiều Đông Tây (Đ- T) và Nam Bắc (N- B), khi đó D 1.3 được tính bằng trung
bình của 2 chiều với độ chính xác đến mm
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): Sử dụng thước đo Blummeis có độ
chính xác đến cm
+ Đo đường kính tán (Dt): Sử dụng thước đo dây theo 2 chiều Đ- T,
N- B và lấy giá trị trung bình theo hai chiều.
Kết quả điều tra tầng cây cao được ghi vào mẫu biểu 3.2


Mẫu biểu 3.2: Biểu điều tra tầng cây cao
OTC:…………..

Cấp TC:…………….
13


Vị trí:…………..

Hướng phơi: …………..

Người đo: ………

Ngày đo: ………………

STT

Tên lồi cây

Hvn (m)

D1.3 (cm)

Dt (m)

* Điều tra một số nhân tố sinh thái dưới tán rừng trồng Thảo quả
- Để điều tra các nhân tố sinh thái (Ias, T, W 0), tiến hành lập các ơ
dạng bản (ODB) diện tích 200m2 (10m x 20m), tương ứng mỗi cấp tàn che lập
2 ODB

- Trên mỗi ODB tiến hành đánh số thứ tự từng cụm thảo quả, tại mỗi
cụm thảo quả xác định đồng thời 3 nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm như sau:
+ Xác định cường độ ánh sáng (Ias): Sử dụng máy đo ánh sáng Light
metter, đo ở vị trí trung tâm của cụm Thảo quả, tại 3 điểm là ở mặt đất; cách
mặt đất 1m và trên bề mặt của cụm Thảo quả. Tiến hành đo vào 3 thời điểm
trong ngày là 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều, đo trong 3 ngày.
+ Xác định nhiệt độ (T) và độ ẩm (W 0): Sử dụng máy đo nhiệt độ và
độ ẩm, vị trí đo, số lần và số ngày đo giống như đo cường độ ánh sáng.
Kết quả đo các nhân tố sinh thái ghi vào biểu 3.3

Mẫu biểu 3.3: Mẫu biểu đo các nhân tố sinh thái
OTC:…………..

Cấp TC:…………….

Vị trí:…………..

Hướng phơi: …………..

Người đo: ……………

Ngày đo: ………………
14


Nhân
STT
cụm


Vị trí đo

Bề mặt
đất (1)
Cách
mặt đất
1m

tố
sinh
thái
Ias
To
WO

Ngày 1
Lần Lần
1

Lần

2

Ngày đo, lần đo
Ngày 2
Lần Lần Lần

3

1


2

3

Ngày 3
Lần Lần Lần
3
1
2

Ias
To

(2)

WO

Bề mặt

Ias
To
WO

cụm (3)

* Điều tra sinh trưởng của Thảo quả
Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng cho từng cây trong từng
cụm Thảo quả đã được đánh số thứ tự như ở phần b trên từng OTC. Các chỉ
tiêu sinh trưởng đo đếm như sau:

- Số cây trong cụm (N): Đếm tất cả số cây trong cụm.
- Đường kính tán của cụm (Dt): Dùng thước dây để đo theo hai chiều
Đông Tây - Nam Bắc khi đó Dt của cụm bằng giá trị trung bình theo hai chiều
đo.
- Chiều cao cây (H): Dùng sào đo cao để đo chiều cao của từng cây.
- Đường kính gốc cây (Dg): Dùng thước kẹp kính panme với độ chính
xác đến mm để đo Dg của từng cây trong cụm Thảo quả.
- Phân cấp cây: Quan sát để phân cấp các cây trong cụm Thảo quả
thành ba cấp như sau:
+ Cấp A: là những cây có chiều cao lớn hơn hoặc bằng chiều cao trung
bình của cụm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.
+ Cấp B: là những cây có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng chiều cao trung
bình của cụm, sinh trưởng trung bình.
15


+ Cấp C: là những cây có chiều cao nhỏ hơn rất nhiều so với chiều cao
trung bình của cụm, sinh trưởng kém, sâu bệnh.
- Quan sát vật hậu: Hoa, quả...
Kết quả điều tra sinh trưởng được ghi vào mẫu biểu 3.4
Mẫu biểu 3.4: Biểu điều tra sinh trưởng Thảo quả
OTC:…………..

Cấp TC:…………….

Vị trí:…………..

Hướng phơi: …………..

Người đo: ……………


Ngày đo: ………………
STT

STT

N

Dt (m)

cụm (cây/cụm) Đ-T N-B

cây
TB

trong
cụm

H
(m)

Phân

Dg (cm)
Đ-T N-B

cấp
TB

cây


* Điều tra độ tàn che trực tiếp của tầng cây cao tại từng cụm Thảo
quả:
Để xác định được độ tàn che trực tiếp của tầng cây cao tại từng cụm
Thảo quả đã được đánh số thứ tự trên từng OTC tơi sử dụng phương pháp
hình chiếu đứng: Tại vị trí tâm của cụm Thảo quả ngắm thẳng đứng lên xem
tán của tầng cây cao che bao nhiêu phần trăm cụm Thảo quả. Nếu cụm Thảo
quả nằm hồn tồn trong tán của tầng cây cao thì độ tàn che là 1, nếu cụm
Thảo quả có 70% nằm trong tán của tầng cây cao thì độ tàn che là 0.7, nếu
cụm Thảo quả có 50% nằm trong tán của tầng cây cao thì độ tàn che là 0.5…
16


Kết quả xác định độ tàn che của tầng cây cao đối với cụm Thảo quả
được ghi vào biểu 3.5
Mẫu biểu 3.5: Biểu xác định độ tàn che của tầng cây cao đối với cụm
Thảo quả
OTC:…………..

Cấp TC:…………….

Vị trí:…………..

Hướng phơi: …………..

Người đo: ……………

Ngày đo: ………………

Stt cụm


ĐTC

Stt cụm

ĐTC

Stt cụm

ĐTC

* Điều tra sản lượng Thảo quả
Do thời gian điều tra vào tháng 3 không trùng vào mùa thu hoạch
Thảo quả nên không thể điều tra trực tiếp sản lượng Thảo quả, do vậy phải
điều tra sản lượng Thảo quả bằng phương pháp phỏng vấn, trong đó sử dụng
phương pháp điều tra nhanh nơng thôn (RRA) để thu thập số liệu về sản
lượng Thảo quả. Đề tài sử dụng một số công cụ như sau:
- Phỏng vấn định hướng: Dùng tập hợp các câu hỏi chính thức để có
thể được các câu trả lời ngắn gọn.
- Phỏng vấn bán định hướng: Với tính chất đàm thoại và hai chiều,
dùng nó để vừa đưa ra vừa tiếp nhận thông tin.
Kết quả phỏng vấn được ghi vào biểu 3.6
Mẫu biểu 3.6: Biểu phỏng vấn sản lượng Thảo quả
Người phỏng vấn:........................
Ngày phỏng vấn:..........................

17


Stt


Chủ
hộ

S(ha)

ĐTC

Năm

Mật

nơi

trồng

độ(N/ha)

trồng

Số cây
trong
cụm

Sản

Ghi

lượng


chú

3.4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng thống kê tốn học có sự hỗ trợ của phần mềm
Excel với các phương pháp như:
- Tính các đặc trưng mẫu: X , S, S%…
+ Giá trị trung bình: X =
+ Sai tiêu chuẩn: S=

n

∑ ( Fi * Xi)
i =1

Qx
n −1

n

Với Qx=

1
*
n

n

∑ ( Fi * Xi
i =1


+ Hệ số biến động: S% =

2

)

-

(∑ Fi * Xi ) 2
i =1

n

S
* 100
X

- Xác định quan hệ giữa độ tàn che của tầng cây cao đối với các nhân tố
sinh thái ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, quan hệ giữa các nhân tố sinh thái với
sinh trưởng và năng suất của Thảo quả theo các phương pháp thơng kê tốn
học.

18


Chương IV
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý:
Mường Khương là huyện vùng núi, biên giới của tỉnh Lào Cai, cách

thành phố Lào Cai 50 km về phía Đơng Bắc, có toạ độ địa lí:
- 22032’40” đến 22050’30” vĩ độ Bắc
- 104000’55” đến 104014’50” Kinh độ Đông.
19


- Phía Bắc và Tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
- Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng
- Phía Đơng giáp huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc).
Là huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phịng, có tổng
chiều dài biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc 86,5 km với 2 của
khẩu là Mường Khương và cửa khẩu Pha Long, đây là điều kiện thuận lợi cho
việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc.
4.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
- Về tài nguyên đất: Theo bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Lào Cai, tài liệu
điều tra lập bản đồ dạng đất năm 1996 của Phân viện Tây Bắc Bộ - Viện điều
tra Quy hoạch rừng thì huyện Mường Khương có các loại đất chính sau:
+ Nhóm đất Feralit màu vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi
cao 1200 – 1700 m.
+ Nhóm đất Feralit màu vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi
cao 700 – 1200 m.
+ Nhóm đất Feralit màu vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi
cao 300 – 700 m.
+ Nhóm đất Feralit màu vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi
cao 250 – 300 m .
+ Nhóm đất nâu đỏ trên đá vơi.
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
4.1.3. Địa hình, địa thế:
Mường Khương thuộc dãy Tây Cơn Lĩnh, địa hình được kiến tạo bởi cao

ngun c Bắc H, địa hình chia ct mạnh, dc lớn gây nhiều khó khăn cho
việc tổ chức sản xuất, xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng, giao lưu kinh tế,
văn hố ®ång thêi tạo nên những tiều vùng khí hậu khác nhau, song đây cịng
là điều kiện thun li cho vic phỏt trin sn xuất nông lâm sản, hng hoỏ đặc
trng cho vùng cao.
20


Hiện tượng Kashter ở một số khu vực hoạt động mạnh, tạo nên những
hang động thạch nhũ kỳ thú thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch, dịch
vụ tuy nhiên hiện tượng này cũng gây nhiều khó khăn cho việc khai thác
nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
4.1.4. Khí hậu:
Mường Khương nằm trong khu vùc nhiƯt ®íi giã mïa tuy nhiªn do ở
độ cao lớn, lại nằm sâu trong lục địa, nên khÝ hËu mang tÝnh chất á nhiệt đới
không điển hình.
Mt nm cú 2 mựa nhưng ranh giới không rõ rệt, mùa đông kéo dài từ
tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 15 – 160C,
tháng 1 là tháng lạnh nhất nhiệt độ có thể xuống đến 6 – 8 0C, mùa hè mát mẻ
từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 đến 350C.
Nhiệt độ bình quân năm từ 18 – 220C, cao nhất 34,30C, thp nht 60C.
Lng ma hàng năm từ 1500 2500mm
Do lượng mưa khá lớn nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong
năm cộng với địa hình cao, dốc, độ che phủ của rừng thấp nên mùa mưa thêng
tạo ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và gây ách tắc giao
thông. Ngược lại, về mùa đơng, lạnh, lượng mưa ít, các suối cạn kiệt gây nên
khô hạn, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.
Độ ẩm khơng khí biến động từ 80 – 88%.
Vào mùa đơng các xã vùng cao thường có sương muối, gây hại cho
cây trồng, vật nuôi.

4.1.5. Sông suối, thuỷ văn:
Mường Khương có mạng lưới sơng, suối khá dày với mật độ 0,7 – 1
km/1km2 vùng núi đá vôi mật độ suèi giảm 0,5 – 0,9km/1km2 do hoạt động động
của hiện tượng Kashter tạo nên những dịng chảy ngầm.
Phía đơng huyện có sơng Chảy giáp ranh với huyện Si Ma Cai và
huyện Bắc Hà.

21


Phía tây có sơng Nậm Thi là phụ lưu của sông Hồng, giáp ranh với
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Sông Chảy là con sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn thuộc địa phận
Mường Khương là thượng nguồn độ dốc lín, lắm thác ghềnh, vận chuyển đường
thuỷ khó khăn, chỉ có ý nghĩa khai thác thuỷ điện, xây dựng các trạm bơm tưới và
cung cấp nước sinh hoạt.
Các suối lớn như suối Na Nhung, Nậm Chảy, Pạc Trà, Thanh Bình,
Mường Khương có diện tích lưu vực trên 50 km 2, và hệ thống các suối nhỏ có
diện tích lưu vực từ 10 – 20 km2.
Nguồn nước mặt sông suối là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản
xuất và sinh hoạt trong huyện nhưng do lượng mưa phân bố không đều cơng
với độ che phủ của rừng thấp, địa hình cao, dốc nên đã thêng xuyªn gây thiệt
hại cho mùa màng, tài sản của nhân dân bởi lũ ống, lũ quét về mùa mưa và
hạn hán về mùa đông.
4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
4.2.1. Dân số, dân tộc và lao động:
Mường Khương là huyện miền núi với nhiều dân tộc anh em cïng
sinh sống. Tồn huyện có 16 xã với 233 thơn bản. Dân số tồn huyện 54.316
người, mật độ dân số bình quân 89 người/ km2, nơi có mật độ dân số thấp nhất
là xã Nậm Chảy với 44 người/km 2 nơi có mật độ dân số cao nhất là xã Mường

Khương 163 người/ km2.
Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống trong đó dân tộc
H’mơng chiếm 41,78%, dân tộc Nùng chiếm 26,28%, dân tộc Kinh chiếm
11,98%, Dao 5,75% , Dáy 3,66%, Pa dí 3,54%, Tu dí 2,58%, Phù lá 2,21%,
Thu lao 1,1 % các dân tộc còn lại chiếm 0,76%. Phần lớn các dân tộc ít người
có trình độ dân trí thấp, sống rải rác và có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
4.2.2. Lao động việc làm:
Tồn huyện có 27.450 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55,96% dân
số, trong đó lao động trong khu vực nơng lâm nghiệp chiếm 89,6%, lao động
22


trong ngành cơng nghiệp, xây dựng chiếm 1,23%, cịn lại là lao động trong
các ngành kinh tế - xã hội khác. Đa phần lao động trong khu vực nông nghiệp
là lao động có cơng việc khơng ổn định do tính chất mïa vô của hoạt động
sản xuất nông nghiệp.
4.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế:
4.2.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Do điều kiện địa hình chia cắt m¹nh, núi cao nên việc
trồng trọt của người dân gặp nhiều khó khăn, diện tích đÊt trồng lúa nước ít,
đa phần diện tích đất nơng nghiệp của huyện là đất nương rẫy sản xuất lương
thực, chủ yếu là cây ngô, giá trị kinh tế thấp.
- Chăn nuôi chủ yếu tập trung vo vic chn nuụi i gia sỳc nh trâu,
bò, lỵn, việc thả rơng gia súc trong chăn ni là khó khăn rất lớn cho cơng tác
phát triển rừng nÕu không đợc khắc phục.
4.2.3.2. Hot ng sn xut lõm nghip:
Theo sè liƯu theo dâi diƠn biÕn rõng ®Õn 31/12/2007 ®é che phđ rõng
cđa hun lµ 37,4% nhng tỉ trọng kinh t lâm nghip trong cơ cấu kinh tế ca
huyn còn thấp đạt khoảng 7 9%. Trung bình thu nhập từ kinh tế rừng mới
đạt từ 8 10 triệu/ha/năm, mặt khác do iu kin dõn trớ ca ngi dõn chưa

cao, việc hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật của người dân vào cơng tác
trồng rừng cịn hạn ch đây cũng là những khó khăn trong công tác phát triển
rừng sản xuất.
4.2.4. Thc trng i sng nhõn dõn:
Cựng với phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của người
dân ®· tõng bíc được cải thiện, năm 2006 thu nhập bình quân theo đầu người
là 3 triệu đồng/người/năm.
Các chương trình dự án về phát triển miền núi như Chương trình 661,
135, 134,120… đã thực sự phát huy tốt tác dụng trong cơng tác xố đói giảm
nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc
vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như
23


điện, nước, muối iốt được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương hết sức
quan tâm.
4.2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng:
- Giao thông: Trong những năm gần đây do được sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước và chính quyến các cấp nên hệ thống giao thông của huyện
tương đối hoàn thiện, hệ thống đường liên xã đã được rải cấp phối đến
UBND, hệ thống đường liên thôn được quan tâm xây dựng.
Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi được quan tâm xây dựng, các khu vực
trồng lúa nước đều được đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi kiên cố và bán
kiên cố.
Điện: Hiện nay trên địa bàn huyện có 13/16 xã có hệ thống điện lưới
quốc gia.
Y tế: Tại các xã đều đã được xây dựng hệ thống trạm xá xã, tại các
cụm xã được xây dựng các phòng khám đa khoa khu vực.
Nước sạch: Hệ thống nước sinh hot cơ bản c u t xõy dng n
cỏc thụn bản.

4.2.6. Đánh giá chung về phát triển kinh tế - xã hội:
Mường Khương có 14 dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là các dân
tộc ít người, mỗi dân tộc có bản sắc văn hố riêng, người dân nơi đây có
truyền thống canh tác lâu đời đặc trưng là canh tác trên đất dốc.
Lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên do diện tích đất canh tác nơng
nghiệp ít, nghề phụ chưa phát triển nên lực lượng lao động dư thừa khá lớn.
Đây là những đối tượng chính tham gia phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
đồng thời cũng là đối tợng gõy tỏc ng tiờu cc n ti nguyờn rng do chặt
phá.
i sng nhõn dõn cũn gp nhiu khó khăn, phụ thuộc nhiều vào điều
kiên thiên nhiên, hoạt động chính là trồng trọt và chăn ni nhưng chủ yếu là
theo kinh nghiệm lâu đời, tiến bộ khoa học - kỹ thuật chưa được áp dụng rộng
rãi, hoạt động sản xuất phần lớn mang tính tự phát, tự cung, tự cấp phục vụ
24


nhu cầu tại chỗ là chính chưa phát triển mạnh theo hướng hàng hố, trình độ
dân trí thấp.
4.3. Lịch sử rừng trồng
Thảo quả được gây trồng trong khu vực nghiên cứu vào tháng 06 năm
2002, trồng từ hom gốc. Thiết kế rừng trồng ở phía Bắc của huyện Mường
Khương giáp với biên giới của tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với điều kiện như
sau:
- Nhiệt độ trung bình năm: 15 – 200C
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 9 0 C. Số ngày có nhiệt độ tối
thấp < 5 0 C/tháng thấp hơn 7 ngày.
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất : 20 0 C. Số ngày có nhiệt độ tối
cao > 30 0 C/tháng thấp hơn 15 ngày.
- Lượng mưa trung bình năm: trên 1800 mm.
- Độ ẩm khơng khí trong rừng trung bình: trên 90%.

- Số ngày có sương mù: trên 150 ngày/năm.
Thảo quả được trồng ở độ cao từ 1700 - 2500m so với mực nước biển,
đất có độ dốc < 350. Đất đai thuộc loại đất feralit mùn trên núi cao, tầng đất
mặt có màu xám đen, độ dày > 5m, hàm lượng mùn trên 7%, thành phần cơ
giới trung bình, tơi xốp, độ ẩm cao, chua yếu, dễ thốt nước, có nhiều đá lẫn.
Thảo quả ở khu vực nghiên cứu được trồng dưới tán rừng tự nhiên, độ
tàn che từ 0,4 – 0,6.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng có đủ 20 tháng tuổi, cây cao từ 60cm
trở lên, đường kính cổ rễ từ 1cm trở lên, có ít nhất 5 lá, cây khơng bị đứt rễ,
không bị sâu bệnh, dập nát. Mật độ rừng trồng 1100 cây/ha (cự ly 3x3m) và
1660 cây/ha (cự ly 2x3m).
- Làm đất: xử lí thực bì, điều chỉnh độ tàn che của tầng cây cao trong
khoảng 0,4 – 0,6. cuốc hố song song với đường đồng mức, kích thước hố
30x30x20cm, bón phân lấp hố trước khi trồng 15 ngày.

25


×