Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

so sánh tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ công vụ nước philippin và indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.08 KB, 23 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới có trên 200 nước và vùng lãnh thổ, nhưng đều thiết lập
thể chế chính trị tập trung theo một trong các loại hình: hoặc quân chủ (quân chủ
tuyệt đối, quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị); hoặc cộng hòa (cộng hòa tổng
thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa lưỡng tính, cộng hòa xô viết (xã hội chủ nghiã).
Và trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hiện nay, mỗi nhà nước đều
phải không ngừng củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước và chế độ công vụ để khẳng
định vai trò vị thế của nước mình trên trường quốc tế. Vì vậy, em thấy được tầm
quan trọng khi nghiên cứu vấn đề “”So sánh tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ
công vụ nước philippin và Indonesia”. Hai nước phát triển có nền hành chính với
nhiều nét tương đồng và nét tiến bộ trong xây dựng bộ máy nhà nước và chế độ công
vụ. Qua việc tìm hiểu này, ta sẽ có cái nhìn nhận khách quan và chủ quan hơn về
nền hành chính của hai nước trong khu vực từ đó có sự liên hệ tới nền hành chính
nước Việt Nam.
Tuy nhiên, do nhân thức của em còn hạn chế nên em rất mong nhận được sự
nhận xét, góp ý của cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô!
1
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ CỦA
CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. Tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ công vụ các nước phát triển:
1. Tổ chức bộ máy nhà nước của các nước phát triển:
Các nước phát triển có một tổ chức bộ máy nhà nước lâu đời và phần lớn tổ
chức bộ máy nhà nước ở các nước phát triển thường theo các thể chế sau:
- Thể chế quân chủ đại nghị ( vương quốc Anh, Nhật Bản, Ôxtraylia )
Trong số trên 30 nước có chính thể quân chủ đại nghị thì có đến 15 nước
nằm ở châu Mỹ, châu Đại Dương có nguyên thủ về hình thức là Nữ hoàng Anh.
Nghị viện các nước này đều được trao quyền lực rộng lớn, bao gồm quyền lập pháp


và quyền thành lập cũng như giải tán chính phủ. Vai trò của nhà vua không lớn hoặc
chỉ mang tính hình thức, chính phủ được thành lập trên cơ sở và chịu trách nhiệm
trước nghị viện (hạ viện). Do đảng cầm quyền nắm cả chính phủ và đa số nghị viện
(hạ viện), nên chính phủ thường lấn át quyền lực của nghị viện. Tuy nhiên, do tính
chất phức tạp của cơ chế đảng phái hoặc cơ chế hai viện (tại một số nước) nên nghị
viện vẫn có thể kiềm chế sự lạm dụng quyền lực của chính phủ.
- Thể chế chính trị cộng hòa :
+ Cộng hòa tổng thống (điển hình nước Mỹ, các nước Châu la tinh, Liên bang Nga )
Hơn 40 nước trên thế giới lựa chọn chính thể cộng hòa tổng thống. Hầu hết
các nước này đều áp dụng phân quyền một cách triệt để. Tuy nhiên, một số nước ở
châu á, châu Phi, bộ máy nhà nước mang tính tập quyền, quyền lực tập trung vào tay
tổng thống, trong khi quyền lực của nghị viện rất mờ nhạt. Tại các nước cộng hòa
tổng thống áp dụng phân quyền, mà Mỹ là điển hình, cơ quan lập pháp do không thể
bị nguyên thủ giải tán và cơ chế đảng phái phức tạp cho phép nghị viện có thực
2
quyền hơn hẳn nhiều nước đại nghị, bảo đảm cho nó thực thi quyền lực theo đúng
Hiến pháp trong các công việc lập pháp và kiềm chế hành pháp
+ Thể chế cộng hòa đại nghị ( tiêu biểu là Đức, Áo, Italia…)
Trên thế giới có hơn 30 nước có chính thể cộng hòa đại nghị, tập trung ở
châu Âu. Tại châu Âu, không có nước nào xây dựng mô hình nhà nước theo kiểu
Mỹ, trong khi chính thể đại nghị lại được 29/43 nước châu Âu lựa chọn. Tại các
nước theo chính thể này, nghị viện thường được coi là cơ quan quyền lực cao nhất,
do nhân dân trực tiếp bầu ra. Đến lượt chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện
và chịu trách nhiệm trước nghị viện (chính phủ do nhân dân gián tiếp bầu ra và chịu
trách nhiệm gián tiếp trước nhân dân thông qua nghị viện).
+ Thể chế cộng hòa lưỡng tính ( Pháp và phần Lan là điển hình):
Hơn 50 quốc gia trên thế giới có chính thể cộng hòa hỗn hợp. Ưu điểm của
chính thể này là hạn chế sự tập trung quyền lực vào tay tổng thống, tránh độc tài và
vẫn bảo đảm một nền hành pháp mạnh.
- Thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc)

Khác với nghị viện các nước tư sản phục vụ quyền lợi giai cấp tư sản, Quốc
hội các nước xã hội chủ nghĩa đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều quy định
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Sau khi chính sách mở cửa được
đưa ra vào năm 1978, Trung Quốc ban hành bản Hiến pháp 1982 đã mở rộng quyền
của Quốc hội
Qua các thể chế ở các nước phát triển nêu trên, ta thấy thể chế bộ máy nhà
nước phần lớn đều hướng tới hoạt động cho hiệu quả nên hệ thống thể chế các nước
tương đối hoàn chỉnh phù hợp với từng nước, và trong thực tế các nước này có bộ
máy nhà nước thực hiện hiệu quả so với các nước đang phát triển
2. Chế độ công vụ các nước phát triển:
3
Nền công vụ ở các nước phát triển hình thành lâu đời và có sự hoàn thiện. Ở
các nước phát triển chế độ công vụ có sự chuyên môn hóa nghề nghiệp cao, phân
định rõ ràng các chức năng và các nhiệm vụ giữa các bộ phận… nó được thể hiện
trong từ việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chứ Ví dụ như ở
nước Pháp, quy định về chế độ công vụ nơi đây được tạo điều kiện bình đẳng cho
tất cả mọi người, không phân biệt khuynh hướng chính trị, tôn giáo…Tuyển chọn
qua thi cử công khai: nội dung thi tuyển có 2 phần: thi nói và thi viết. Hàng năm,
công chức được kiểm điểm, đánh giá công tác, lấy đó làm cơ sở cho việc nâng bậc…
Còn nguyên tắc tuyển dụng thi tuyển ở Anh và Hoa Kỳ là công bằng, công khai,
mở, cạnh tranh. Công bằng thể hiện trên hai phương diện chính là công bằng về cơ
hội và công bằng trong đánh giá chất lượng của người dự tuyển qua kết quả thi
tuyển. Như vậy, nét nổi bật ở các nước phát triển khi xây dựng chế độ công vụ là họ
có một chế độ công vụ mang tính công khai, minh bạch, trọng người tài.
Về bản chất những người được tuyển dụng vào công chức cấp cao là những
người tinh hoa. Ví dụ như công chức Nhật Bản là những người có năng lực thực sự
qua đợt tuyển chọn khó khăn và phức tạp ở nước nay. Vì vậy công chức các nước
phát triển thường có trình độ về chuyên môn và tính trách nhiệm cao. Ở nước Nhật
bản công chức là nghề rất được coi trọng.

Chế độ tiền lương của các nước phát triển khá hợp lý nên giảm được tình
trạng tham nhũng (theo số liệu báo cáo thống kê các nước tham nhũng trên thế giới
năm 2001 -2005) và công chức có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình hơn.
Tuỳ theo quan điểm trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ công chức mà
mỗi nước có sự nhấn mạnh, chú trọng nhiều hơn đến một trong số các đặc điểm trên
theo đó tạo nên sự khác nhau trong quan niệm về công chức. Ví dụ: các nước như
Pháp, Đức coi trọng tính nghề nghiệp của công chức trong khi đó các nước theo
chế độ công vụ việc làm như Anh, Mỹ không chú trọng nhiều đến đặc điểm này.
Tuy vậy chế độ công vụ ở các nước này đều hoạt động khá hiệu quả. Hiện nay các
4
nước phát triển cũng đều có xu hướng kết hợp chế độ công vụ và chế độ việc làm đề
hoạt động hiệu quả hơn nữa chế độ công vụ nước mình.
II. Tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ công vụ các nước đang phát triển trong
khu vực Đông Nam Á
1. Tổ chức bộ máy nhà nước các nước đang phát triển trong khu vưc Đông Nam
Á:
(1)
Thể chế chính trị của các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Thái Lan) từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn liền với quá trình đấu tranh giành và
giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Sự lựa chọn con
đường phát triển TBCN hay XHCN là một trong những yếu tố quyết định tính chất
và đặc điểm của hình thức chính thể và tổ chức bộ máy Nhà nước các nước Đông
Nam Á. Trong số 8 nước đi theo con đường phát triển TBCN, có 4 nước theo hình
thức chính thể quân chủ lập hiến (Brunây, Campuchia, Malaixia, Thái Lan);
Xingapo có hình thức chính thể cộng hòa đại nghị theo mô hình của nước Anh.
Riêng Mianma, theo Hiến pháp năm 1947 là chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị,
nhưng từ sau các cuộc đảo chính quân sự (năm 1962-1974 và năm 1988), thể chế
chính trị của Mianma đến nay vẫn đang là chế độ quân sự. Nước Lào từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường phát
triển XHCN với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân

Theo hiến pháp thì cơ chế hoạt động của đa số các nước là theo nguyên tắc
tam quyền phân lập, đặc biệt ở các nước quân chủ. Ở Việt Nam và Lào theo ngyên
tắc tập trung thống nhất, nhưng có sự phân định chức năng giữa các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
Do ảnh hưởng nguyên mẫu Nhà nước của các nước thực dân từng đô hộ, nên
bộ máy Nhà nước của các nước này (trừ Brunây, Lào, Mianma), về cơ bản theo
nguyên tắc phân quyền. Tùy theo hình thức chính thể của các nước mà nội dung,
tính chất và mức độ của nguyên tắc phân quyền được thể hiện khác nhau, thông qua
5
các thiết chế của bộ máy Nhà nước. Ví dụ, Philippin vốn là thuộc địa kiểu mới của
Mỹ nên “sao chép” mô hình cộng hòa tổng thống của nước Mỹ; nguyên tắc phân
quyền của cộng hòa đại nghị Xingapo là theo chế độ đại nghị của nước Anh, có sự
cách tân phần nào chế định nguyên thủ quốc gia bằng việc bầu cử trực tiếp Tổng
thống…
Về các thiết chế của bộ máy Nhà nước, các nước có sự khác nhau. Chẳng
hạn, về cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của các nước (nghị viện hay
Quốc hội) thì trừ Lào và Xingapo, Quốc hội chỉ có một viện, còn đa số các nước như
Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Quốc hội có hai viện nhưng
tên gọi, thẩm quyền của các viện này không hoàn toàn giống nhau (riêng Mianma và
Brunây hiện nay không có Quốc hội hoặc Nghị viện). Trong tổng số đại biểu Quốc
hội của một số nước có những đại biểu không qua con đường bầu cử mà do được bổ
nhiệm hoặc chỉ định. Ví dụ, Nghị viện Malaixia có 40 Thượng Nghị sĩ do Quốc
vương chỉ định; Quốc hội Inđônêxia có 38 đại biểu do quân đội cử, còn 425 đại biểu
do dân bầu. Nhiệm kỳ Quốc hội của các nước thường là 5 năm, riêng Philippin, Hạ
nghị viện có nhiệm kỳ 3 năm, Thượng Nghị viện nhiệm kỳ là 6 năm, nhưng cứ 3
năm có một nửa số Thượng nghị sĩ (12/24) được bầu lại.
Về nguyên thủ quốc gia ở các nước ASEAN, theo các tác giả, ở những nước
theo chính thể cộng hòa tổng thống (Philippin, Inđônêxia), do sự tồn tại của chủ
nghĩa tư bản gia đình (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân tín – “Crony –
Capitalism” ). Ở những nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Thái Lan,

Malaixia, Campuchia, Mianma), khác với Vua các nước trên thế giới “trị vì nhưng
không cai trị”, Vua hay Quốc vương của các nước này vẫn là “trung tâm quyền lực”.
Ví dụ, Quốc vương Brunây kiêm cả Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và kiêm cả
Bộ trưởng Tài chính (từ năm 1998); hoặc vai trò và quyền lực thực tế của Vua Thái
Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy định của Hiến pháp. Cuộc khủng hoảng
6
chính trị tháng 5/1992 và cuối năm 1997 cho thấy các phe phái đều phải “nghe theo
lời khuyên của Vua”.
Về cơ quan hành pháp các nước, dù theo hình thức chính thể nào thì hành
pháp vẫn là trung tâm của quyền lực Nhà nước và thuộc về Chính phủ. Hành pháp
có thể do Tổng thống đứng đầu (Inđônêxia, Philippin), có thể do Thủ tướng đứng
đầu (Thái Lan, Malaixia, Campuchia, Lào).
Về cơ quan tư pháp, Tòa án các nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
tư pháp độc lập khi xét xử, áp dụng chế độ thẩm phán chuyên nghiệp và bổ nhiệm
Thẩm phán theo nhiệm kỳ dài
Về chính quyền địa phương các nước đang phát triển thì về cơ bản được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc kết hợp giữa tập quyền và tản quyền, giữa tập
trung với phi tập trung và tự quản
Nhìn chung, tổ chức bộ máy nhà nước khu vực đang phát triển có thể chế
chính trị và cơ cấu chính trị tương đối ổn định, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế và
xây dựng chế độ công vụ hoàn thiện.
2. Chế độ công vụ các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á:
Tại nhiều nước đang phát triển, nhà nước quy định về đạo đức công chức hết
sức chặt chẽ. Đó không chỉ là những hành vi cư xử có văn hóa, lịch thiệp với người
dân, mà còn có cả những ràng buộc khắt khe về những điều công chức không được
làm như không được tham gia đầu tư kinh doanh, không được nhận bất kỳ tặng vật
nào vượt quá giá trị giao tế thông thường trong nhân dân. Về cơ bản, chế độ công vụ
ở các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á đều có sự ảnh hưởng của của
các nước phát triển. Tuy nhiên thực tế thực hiện của các nước đang phát triển lại có
phần chênh lệch so với những quy định đưa ra và kết quả thực hiện lại không được

như các nước phát triển. Đó là Tính công khai, minh bạch trong công vụ không cao,
tiền lương thấp, việc xử phạt trong công vụ còn yếu, hay chưa mạnh nên trách nhiệm
7
của cán bộ công chức giảm. Từ đó tình trạng tham nhũng ở các nước này cũng tăng
lên và kéo theo là tình trạng chảy máu chất xám ở các nước này….
Giống các nước phát triển thì các nước đang phát triển trong khu vực Đông
Nam Á theo chế độ công vụ khác nhau tùy đặc điểm của từng nước nhưng trong xu
hướng nâng cao hơn nữa hoạt động của nền công vụ nước minh, các nước đều có sự
kết hợp giữa chế độ chức nghiệp và chế độ việc làm
III. Tiểu kết:
Qua tìm hiểu về bộ máy hành chính và chế độ công vụ các nước phát triển
và đang phát triển, ta thấy tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ công vụ các nước
phát triển có tính ưu việt, thực hiện hiệu quả hơn so với các nước đang phát triển
trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh ở các khu vực và các
nước khác nhau nên sự khác biệt đó là tất yếu. Từ khía cạnh đó ta có được cái nhìn
tổng quát hơn về nền hành chính đương đại hiện nay, qua đó đi sâu vào tìm hiểu hai
nước cụ thể là philippin và Indonesia để liên hệ với Việt Nam. Đồng thời qua đó có
cái nhìn bao quát hơn về thể chế chính thức giữa các nước đang phát triển và thực tế
thực hiện chúng của các nước đang phát triển với các nước phát triển.
8
CHƯƠNG II:
SO SÁNH TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ
PHILIPPIN VÀ INDONESIA
I. Tổ chức bộ máy nhà nước Philippin và Indonesia.
1. Điểm giống nhau về tổ chức bộ máy nhà nước philippin và Indonesia:
• Về Hình thức cấu trúc nhà nước: đơn nhất.
• Hình thức chính thể: cộng hòa tổng thống.
• Cơ quan lập pháp: lưỡng viện.
• Cơ quan hành pháp là hành pháp trội, trung tâm quyền lực nhà nước thuộc về
chính phủ do tổng thống đứng đầu.

• Chính quyền trung ương và chính quyền địa phương: kết hợp tản quyền với
phân quyền.
2. Điểm khác nhau về tổ chức bộ máy nhà nước philippin và Indonesia
Về mô hình tổ chức chính phủ trung ương:
(2)
Tiêu chí so sánh Philippin Indonesia
Phương thức hình
thành người đứng
đầu bộ máy nhà
nước
Tổng thống được bầu
trực tiếp phổ thông đầu
phiếu.
Do hội đồng tư vấn nhân dân bầu
ra tổng thống. Nhưng sau nhiều
cuộc cải cách, đến 2004 là năm
đầu tiên nhân dân được trực tiếp
bầu ra tổng thống.
Nhiệm kì của
người đứng đầu
6 năm và không được
bầu lại
Nhiệm kì 5 năm và được tái
nhiệm hai lần
9
Số bộ trong chính
phủ
20 bộ
• Số lượng, các loại Bộ:
Tăng lên đáng kể

- Năm 1999 : 21 Bộ
- Năm 2000 : 36 Bộ
- Năm 2009 : 37 Bộ
Thành viên của
nội các
Tổng thống, phó Tổng
thống, tổng thư kí, thống
đốc Ngân hàng Trung
ương, những người đứng
đâu các bộ ngành
Một số bộ trưởng, các thành viên
quan trọng làm nhiệm vụ tư vấn
cho Tổng thống trong những việc
quan trọng
Mối quan hệ giữa
chính phủ và nghị
viện
Quốc hội có thể bác bỏ
các quyết định của Tổng
thống bằng đa số phiếu.
Các thành viên của Nội
các do Tổng thống chỉ
định hoặc bổ nhiệm theo
sự đồng ý của ủy ban bổ
nhiệm của Quốc hội
-Tổng thống chỉ thực hiện trách
nhiệm của mình về các chính
sách nhà nước nếu được Quốc
hội quy định.
-Quốc hội bầu ra Tổng thống,

phó tổng thống, ủy ban chỉ đạo
chính sách nhà nước trong thời
hạn 5 năm.
-Thành viên nội các có thể là
thành viên của Nghị viện; khi
tổng thống làm sai, Nghị viện có
quyền buộc tội tổng thống. Đồng
thời tổng thống có quyền lớn
nhưng vẫn bị chi phối về tài
chính bởi Nghị viện.
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương Philippin và Indonesia
(3)
10
Tiêu chí so
sánh
Philippin Indonesia
Số cấp chính
quyền địa
phương
Tỉnh, thành phố, các thị xã ( xã và
phường), 2 khu tự trị và 14 vùng
Theo nguyên tắc phân
quyền có hai cấp (tỉnh và
huyện), còn theo nguyên
tắc tản quyền thì có 4 cấp:
tỉnh, huyện, xã, làng và
xóm.
Mối quan hệ
giữa trung
ương và địa

phương
-Trung ương phân quyền rõ cho các
Cấp chính quyền địa phương.Các cấp
này chỉ đại diện cho quyền lợi địa
phương và cũng không phải là cơ
quan thay mặt nhà nước để giải quyết
công việc của trung ương tại địa
phương.
- Tản quyền : có hệ thống Sở -Ty
thuộc hệ thống tổ chức của trung
ương, nhưng Đặt trụ sở tại địa
phương để thực thi các công việc của
trung ương và địa phương, nhưng đặt
trụ sở tại địa phương như quản lý các
công trình giao thông ,bến cảng, sân
bay, xí nghiệp trung ương, và giám
sát các chính quyền địa phương.
-Trung ương phân chia
quyền lực cho các cấp
hành chính ở địa phương
để điều hành, quản lý, tuy
nhiên cấp HC ở địa
phương như Tỉnh vẫn có
tính tự trị khá cao(5 đặc
khu)
-Tản quyền về các địa
phương thể hiện sự kiểm
soát của trung ương khá
chặt chẽ. Lãnh thổ rộng
lớn và cách xa nhau; cùng

với nó là chế độ đa đảng
phái tồn tại trong quốc gia
buộc Indo phải có cơ chế
tản quyền ở địa phương.
Tổ chức bộ
Mỗi chính quyền địa phương có hội
đồng nhân dân với nhiệm kì là 3 năm.
Mỗi cấp được trao quyền
tự quản:
11
máy chính
quyền địa
phương
Mỗi đại biểu hội đồng có thể tái cử
nhưng không quá 3 nhiệm kì.
-Tỉnh gồm các khu tự trị và các thành
phố hợp thành.
- Thành phố : Không chịu sự kiểm
soát hành chính của Tỉnh. Được xếp
hạng là đã đô thị hóa cao. Cơ cấu
chính quyền của các tỉnh giống nhau.
- Khu tự trị:. Khu tự trị có Hội đồng
nhân dân là đại biểu của các
Barangay trong khu tự trị
- Cấp thấp nhất và cơ sở của chính
quyền địa phương là cấp xã, phường,
thị trấn(Barangay).
- Tỉnh có thống đốc tỉnh,
hội đồng tư vấn nhân dân
tỉnh và tỉnh trưởng chịu

trách nhiệm hành pháp và
ban hành quyết định
- Huyện có hội đồng tư
vấn nhân dân
- Huyên và thành phố
được chia thành các xã,
phường ( thực hiện chức
năng tản quyền của huyện
hay thành phố)
- Xã, phường chia thành
các xóm, làng.
Phương thức
hình thành
người đứng
đầu chính
quyền địa
phương
Mỗi cấp chính quyền bầu ra người
đứng đầu tại địa bàn:
- Bộ máy lãnh đạo của tỉnh là Ủy ban
nhân dân tỉnh
- Người đứng đầu thành phố là Thị
trưởng.
- Người đứng đầu khu tự trị là Thị
trưởng, dưới Thị trưởng là Phó Thị
trưởng và các viên chức khác
- Người đứng đầu là Chủ tịch và một
nhóm nhân viên giúp việc cho Chủ
tịch gọi là các nhà lãnh đạo pook.
Một pook là một phố hoặc một xóm.

- Tỉnh trưởng là người đại
diện của Tổng thống tại
tỉnh và là quan chức Nhà
nước Trung ương
- Huyện trưởng do Tỉnh
trưởng bổ nhiệm
- Xã trưởng, trưởng làng
do Huyện trưởng bổ
nhiệm
12
Mỗi Barangay gồm 10 pook, mỗi
pook có một nguời lãnh đạo.
3.Ưu và nhược điểm bộ máy nhà nước philippin và Indonesia
a. ưu diểm:
- Philippin: Thể chế hành chính được cải cách và hiện nay trở thành một thể chế có
trách nhiệm và hiệu lực
 Tổ chức quyền lực Nhà nước philippin cho ta thấy bộ máy nhà nước philippin
là mô hình hành pháp trội.Có sự kiểm soát và đối trọng giữa quốc hội và tổng
thống.
 Thực hiện hình thức kết hợp hai mặt phân quyền và tản quyền: Trung ương
phân quyền rõ cho các cấp chính quyền địa phương. Các cấp này chỉ đại diện
cho quyền lợi địa phương và cũng không phải là cơ quan thay mặt nhà nước để
giải quyết các công việc của Trung ương tại địa phương. Do đó không có vấn
đề chồng chéo chức năng, không có hiện tượng chính quyền địa phương vừa đại
diện cho cả hai quyền lợi của Trung ương và của địa phương.
- Indonesia:
 Tổ chức bộ máy trung ương Indonesia theo mô hình phân quyền mền dẻo. Đó là
có mối liên hệ giữa các nhánh quyền, điển hình là Lập pháp và hành pháp. Ví
dụ như thành viên nội các có thể là thành viên của Nghị viện. Khi tổng thống
làm sai, Nghị viện có quyền buộc tội tổng thống. Đồng thời tổng thống có

quyền lớn nhưng vẫn bị chi phối về tài chính bởi Nghị viện.
 Trung ương phân chia quyền lực cho các cấp hành chính ở địa phương để điều
hành, quản lý, tuy nhiên cấp HC ở địa phương như Tỉnh vẫn có tính tự trị khá
cao
13
 Tản quyền về các địa phương thể hiện sự kiểm soát của trung ương khá chặt
chẽ. Lãnh thổ rộng lớn và cách xa nhau; cùng với nó là chế độ đa đảng phái tồn
tại trong quốc gia buộc Indonesia phải có cơ chế tản quyền ở địa phương.
b. Nhược điểm:
-Philippin:
 Mặc dù philippin không có vấn đề chồng chéo chức năng, không có hiện tượng
chính quyền địa phương vừa đại diện cho cả hai quyền lợi của Trung ương và
của địa phương, nhưng quyền hạn lại không rõ ràng.
- Indonesia:

Sức mạnh của các mạng lưới thân quen ở địa phương, các tầng lớp lực lượng
xã hội gắn kết với các cộng đồng trong một hệ thống gia trưởng đã làm cho việc
thiết lập các định chế quốc gia trở nên khó khăn hơn rất nhiều
(3)

Sự phổ biến của môi trường tham nhũng ở nước này. Tổ chức Minh bạch Quốc
tế luôn luôn xếp Indonesia đứng vào tốp 10 nước có mức tham nhũng cao nhất
thế giới – đã làm cho quá trình cải cách gặp nhiều trở ngại. Phương pháp giám
sát theo kiểu “cảnh sát tuần tra”, tức là các nhà lập pháp thường xuyên xem xét
các hoạt động của các cơ quan nhà nước, trở nên không có giá trị khi mà viên
chức “cảnh sát” đã bị mua chuộc. Ngoài ra,
.
việc thiếu một xã hội dân sự làm
cho các yếu tố của mô hình giám sát trở nên mờ nhạt hơn. Hình thức giám sát
“chuông cứu hỏa” lại phụ thuộc vào mạng lưới những người có khả năng và có

ý chí trong việc rung quả chuông này, và còn phụ thuộc vào việc các hồi
chuông đó có được “cơ quan cứu hỏa” phản ứng tích cực hay không. Ví dụ,
trong trường hợp khai thác rừng bất hợp pháp, những người rung hồi chuông
cảnh tỉnh phần lớn là những người nước ngoài, hay các Tổ chức phi chính phủ
14
do nước ngoài tài trợ hoạt động, là những lực lượng không có đại diện chính trị
ở DPR ( giám sát nghị viện ở Indonesia) nên những khuyến cáo của họ trên
thực tế bị xem như những hồi chuông lạc điệu.Thiếu kinh phí hoạt động, thiếu
nhân viên giúp việc, và gồm quá nhiều các thành viên thiếu kinh nghiệm không
có nhiều hứng thú với nghề nghiệp của mình, DPR đang trong tiến trình vượt
qua cái bóng của thời kỳ đầu với tư cách là một viện con dấu, nhưng con đường
phía trước vẫn còn quá dài.
(4)

Việc chuyển giao quyền lực chính trị quan trọng cùng nhiều tài nguyên về các
chính quyền địa phương đã khiến vấn đề khúc mắc lâu nay trở nên tồi tệ hơn,
đó là tình trạng nhiều chính quyền địa phương thiếu khả năng giải ngân nhanh
chóng khi cần.
(5)
II. Chế độ công vụ nước Philippin và Indonexia.
1. Điểm giống nhau về chế độ công vụ nước philippin và Indonesia:
- Đều theo chế độ chức nghiệp và chế độ việc làm
2. Điểm khác nhau về chế độ công vụ nước philippin và Indonesia:
Tiêu chí so sánh Philippin Indonesia
Phân loại công
chức
Công chức phục vụ chuyên
nghiệp và công chức phục vụ
không chuyên nghiệp.
+ Công chức trung ương

+ Công chức vùng
+ Công chức khác theo quy
định của chính phủ.
Mô hình công vụ
( 6)
1.Số lượng 1,3 triệu công chức 4 triệu
2.Phân loại 10 ngạch quản lý và 52 ngạch
hành chính sự nghiệp
Cấp độ về nghiệp vụ và không
có nghiệp vụ
3.Lương hàng
tháng
170-960 USD 32- 230 USD
15
4. Lợi ích khác Đồng phục, nghỉ phép, nghỉ hè,
nghỉ ốm, bảo hiểm, y tế, tiền
vay, tiền thưởng, năng suất, tiền
độc hại, thuyên chuyển.
Lương thực, nhà ở, y tế, gia
đình, chức vụ, phụ cấp, khu
vực xa xôi, nguy hiểm, trách
nhiệm
5. Nghỉ hưu Nam 60 và nữ là 55 - Ngạch công chức:
I : tuổi 56
II: tuổi 60
Được hưởng trợ cấp hưu trí và
bảo hiểm
6. Điều kiện
làm việc
- Thời gian linh hoạt

- Thay đổi công việc
- Điều kiện làm việc an toàn
Quản lý chất lượng toàn phần
7. Đánh giá
công việc
- Hệ thống đánh giá công việc,
công trang, đề bạt, hệ thống
công vụ
- Kiến nghị
- Những phần thưởng động viên
Đánh giá công việc theo cấp
bậc, thâm niên, và vị trí, tuyển
dụng
8. Mô hình
công vụ
Chế độ chức nghiệp và việc làm -Mô hình việc làm đang được
nhà nước Indonesia quan tâm
song mô hình chức nghiệp vẫn
tồn tại, các cấp, vị trí theo bậc
vẫn được giữ biên chế nhà
nước vẫn được phát huy.
Qua tiêu chí so sánh về tổ chức bộ máy nhà nước trên của Philippin và Indonesia, ta
thấy rõ những mặt mạnh và hạn chế của bộ máy nhà nước và chế độ công vụ
Philippin và Indonesia.
3.Ưu và nhược điểm chế độ công vụ nước philippin và Indonesia
16
a. Ưu điểm
- Philippin: Nền công vụ philippin là nền công vụ hiệu quả và hiện đại

Nguồn nhân lực là một trong những điểm mạnh so với các nước trong khu vực

Châu Á.(Toàn quốc có tỷ lệ người đi học chiếm 94,6% - số liệu năm 2009 –
website: :http//: pticvietnam.org)

Thi tuyển công chức: là thi tuyển cạnh tranh tạo điều kiện cơ hội công bằng cho
tất cả những người có đủ điều kiện tham gia,không phân biệt đảng phái chính
trị, thu hút những người có năng lực giỏi.Tuyển dụng nhân viên trên cơ sở công
tích và sự phù hợp với các nghĩa vụ và trách nhiệm của các chức danh họ sẽ
nắm. Hiện nay, Ban công vụ đang triển khai một số hình thức thi tuyển dụng, kể
cả việc thi qua hệ thống máy vi tính. Để đạt yêu cầu, điểm số bắt buộc phải là từ
80% trở lên
.(5)

Chính sách chung của Philippin là trả công tương xứng cho công việc. Việc trả
công cho công chức còn bao hàm nhiều phần thưởng không tính bằng tiền

Công chức trung lập về chính trị, phục vụ nhân dân công bằng đáng kính,
không thiên vị và không vì bất cứ đảng phái nào, công bằng tin cậy và phục vụ
tận tình với nhân dân.
- Indonesia:
Kết hợp chế độ chức nghiệp và chế độ việc làm :
 Trong tuyển dụng: Cùng với các căn cứ tuyển dụng khác, indonesia đang quan
tâm đến tuyển dụng theo cơ hội và theo vị trí công việc.
 Indo khá quan tâm tới đời sống công chức, rõ nhất trong việc tăng lương, cũng
như phụ cấp để đảm bảo ổn định cuộc sống công chức, từ đó phục vụ hết mình
cho nhà nước Indonêsia. Trả lương cho công chức bên cạnh theo cấp bậc đã có
trả lương theo vị trí. Rõ nhất là tăng phụ cấp lên nhiều lần.( Có khi gấp 3 lương)
17
 Mô hình việc làm đang được nhà nước indonesia quan tâm song mô hình chức
nghiệp vẫn tồn tại, các cấp, vị trí theo bậc vẫn được giữ biên chế nhà nước vẫn
được phát huy.

b. Nhược điểm:
- Philippin:

Nền công vụ nhìn chung vẫn mang nặng tính chất chức nghiệp với hệ thống thứ
bậc nên việc đánh giá đề bạt nâng bậc còn tồn tại nhiều hạn chế.

Chảy máu chất xám. Năm 2005 xảy ra chảy máu chất xám trong ngành y tế
trầm trọng
(7)

Sự bất ổn về chính trị (bạo lực,bắt cóc, bạo hành )

Tham nhũng xảy ra : Một báo cáo năm 2004 của Chương trình Phát triển LHQ
(UNDP) về Philippines cho biết hằng năm tham nhũng đang lấy mất 1,8 tỉ USD
(tương đương 13% ngân sách) của quốc gia này. Thế nhưng cho đến nay chưa
có nhân vật công chức nào phải ngồi tù vì tham nhũng tại Philippines.
(8)
- Indonesia:

Tham nhũng : Nạn tham nhũng đã khiến nền kinh tế của Indonesia mất hàng tỉ
USD mỗi năm. Một báo cáo gần đây của Tổ chức Giám sát Nhân quyền có trụ
sở ở Mỹ cho biết riêng nạn tham nhũng trong ngành lâm nghiệp ở Indonesia
cũng đã “vứt đi” của nền kinh tế nước này mất 2 tỉ USD/1 năm. Indonesia là
nước sở hữu diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ 3 trên thế giới nhưng mỗi năm
nước này mất hàng triệu cây vì nạn chặt phá rừng bừa bãi. Tình trạng tham
nhũng đặc biệt thể hiện rõ khi khi hai quan chức chống tham nhũng của Ủy ban
xóa bỏ tham nhũng (KPK) bị vu oan và bị cảnh sát bắt giữ. Nhiều người tin
rằng KPK đã trở thành một mục tiêu của cảnh sát và văn phòng chưởng lý bởi
cơ quan này nổi danh với hàng loạt vụ đưa các quan chức tham nhũng vào tù –
trong đó có cả những quan chức ở cấp rất cao.

(9)
18
III. Bài học kinh nghiệm từ tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ công vụ
philippin và Indonesia đối với Việt Nam:
1. bài học kinh nghiệm từ tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ công vụ
Philippin với Việt Nam
a. Về tổ chức bộ máy nhà nước:
 Xây dựng bộ máy nhà nước phân quyền và tản quyền bởi hiện nay bộ máy
nhà nước Việt Nam có sự chồng chéo về chức năng và khá cồng kềnh. Nếu
ta học hỏi mô hình bộ máy nhà nước Philippin ta sẽ tinh giản được bộ máy
nhà nước gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên ta cần hạn chế sự không rõ ràng về chức
năng của Bộ máy nhà nước Phillippin. Thêm vào đó, nước ta cần có hành
pháp mạnh mẽ hơn để có các chế tài xử phạt mạnh mẽ và có hiệu quả.
b. Về chế độ công vụ:
 Về tiền lương công chức : Hiện nay Philippin tăng mức tiền lương trả trong
ngành tư pháp nhằm thu hút thêm công chức có năng lực, và những nỗ lực hiện
nay của Quốc hội Philippines cũng nhằm cải thiện tiền lương của một số vị trí
của Văn phòng Thanh tra để tránh tham nhũng
(10)
. Đây là điểm đáng chú ý mà
Việt Nam cần học theo. Bởi vấn đề tham nhũng và chảy máu chất xám đang là
vấn đề phổ biến ở Việt Nam.
 Về tuyển dụng và đề bạt công chức: Một số quốc gia tuyệt đối cấm việc bổ
nhiệm có thiên hướng vị thân. Tại Cộng hòa Kiếc-ghi-zi và Phillippin, người
được tuyển dụng không được phép thuộc quyền giám sát trực tiếp của người
nhà. Trong các tình huống sự hạn chế này bị coi là thiếu thực tế và vì thế bị
miễn trừ khỏi các quy tắc, pháp luật Phillipin đòi hỏi việc bổ nhiệm cụ thể phải
được báo cáo lên các cơ quan giám sát.
 Nghĩa vụ báo cáo về tài sản và các khoản nợ: Philippin yêu cầu tất cả công
chức phải thường xuyên công khai thông tin về tài sản và các khoản nợ (bắt đầu

từ 2009).
(11)

Mặc dù nhiều quốc gia yêu cầu công chức phải nộp các báo cáo
19
nhưng hầu như vẫn chưa rõ liệu những kê khai này có được kiểm tra hay không
và những thông tin tổng hợp được sử dụng như thế nào. Chỉ có Philippin công
bố các thông tin này với công chúng. Quốc gia này cũng thiết lập quan hệ đối
tác giữa các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để kiểm tra lối
sống của công chức nhằm phát hiện thu nhập bất chính. Đây là điểm mạnh
trong việc đưa ra và thực hiện các quy định của Philippin mà ta cần học hỏi.

Về hệ thống quản lý công : Philiphin đang có những nỗ lực để xây dựng một
chính phủ điện tử (Việt Nam hiện nay cũng đang tiến hành xây dựng chính phủ
điện tử sau thất bại của đề án 112 năm 2007). Vì vậy, mô hình chính phủ điển
tử trong cải cách chế độ công chức của Philippin ta cần có sự học hỏi để nền
công vụ hoạt động hiệu quả hơn.

Môi trường quản lý rõ ràng là yếu tố cơ bản với một hệ thống hành chính công
hữu hiệu, minh bạch và trung thực. Bởi các quy tắc và thủ tục rõ ràng và có thể
xác minh sẽ thu hẹp khoảng trống của các hành vi tham nhũng. Ví dụ, gần đây
Mông Cổ đã cải cách các quy định về cấp phép hoạt động đối với doanh nghiệp
tư nhân. Nhiều quốc gia thậm chí đã thể chế hóa việc đánh giá này, ủy thác cho
một cơ quan cụ thể rà soát các thủ tục hiện hành và đề xuất cải cách trong
trường hợp cần thiết. Trong đó có philippin. Việt Nam ta cần có sự học hỏi
trong việc minh bạch, trung thực trong hệ thống như các nước này.

Đồng thời thu hút người tài năng vào hoạt động vụ công vụ Nhất là trong nền
kinh tế ngày càng mở cửa, cạnh tranh với khu vực khác ngoài nhà nước. Xử lý
tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước Sang khu vực khác. Đẩy

mạnh công tác chống tham nhũng (ở Philippin hiện nay tổng thống benigno
Aquino đã sa thải hơn 1000 quan chức cũ vi phạm)
(12)

Về cải cách công vụ:
- Học tập mô hình kiểm soát tập trung hóa với mức độ tản quyền nhất định
(việc tập trung không phải là một cơ quan độc tôn duy duy nhất mà một số cơ
20
quan trung ương chia sẻ quyền quản lý. Nên có một cơ quan kiếm soát về tài
chính cùng thực hiện quản lý Công chức đảm bảo sự công bằng.
2. Bài học kinh nghiệm từ tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ công vụ
Indonesia với Việt Nam
a. Về tổ chức bộ máy nhà nước
 Bộ máy hành chính của Indonesia và Việt Nam có đặc điểm chung trong bộ
máy nhà nước là có tính phân cấp, song còn khá cồng kềnh, nhiều tầng nấc.
Cần đơn giản hóa bộ máy nhà nước hơn nữa, phân cấp, phân quyền triệt để
tránh tình trạng hoạt động chồng chéo.
 Indo trao cho một số tỉnh có đặc quyền hơn, tính tự trị hơn nhưng vẫn thắt
chặt kiểm soát. VN có thể học hỏi kinh nghiệm này.
b. Về chế độ công vụ:
 Indo đã xác định cho mình mô hình tổ chức nền hành chính dân chủ đi đôi
phát triển kinh tế rất hiệu quả, được quốc tế công nhận, vì vậy Việt Nam cần
xác lập mô hình tổ chức nền hành chính mới cho phù hợp với yêu cầu xây
dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển và hội nhập của
đất nước.
 Gắn chặt cải cách hành chính với chống tham nhũng bằng các biện pháp mạnh
mẽ và quyết liệt, như một số biện pháp mà Indo đã thực hiện.( kiểm soát tài
chính mạnh mẽ ). Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono vừa
thông báo kế hoạch tăng mạnh lương cho công chức từ ngày 1-1-2006 như
một phương pháp để ngăn trừ nạn tham nhũng trong giới viên chức cấp trung

và nhỏ
(13).
Theo đó, lương tháng tối thiểu của viên chức sẽ tăng từ 80 USD
hiện nay lên 100 USD, cao hơn mức lương tối thiểu của nhân viên làm việc
trong khu vực tư. Những người làm việc tại vùng sâu vùng xa còn được nhận
thêm khoản sinh hoạt phí hàng ngày. Đồng thời Quy định về xung đột lợi ích
và đạo đức trong công tác: đề ra những hướng dẫn cho khu vực hành chính
21
công về các quy tắc đạo đức hoặc luật pháp như ở Indonesia, Mông Cổ và
Philippines thông qua các luật về xung đột lợi ích hoặc luật chống tham
nhũng.
 Mô hình việc làm đang đem lại một số hiệu quả cho Indonesia, đây là mô hình
khá thành công vì vậy cả Việt Nam và Indonesia cần quan tâm hơn nữa.
 Indonesia đã và đang hoàn thiện chế độ công vụ chuyên nghiệp, đảm bảo triệt
để tính trách nhiệm, tính công khai, minh bạch của hoạt động công vụ . Đồng
thời có sức đề kháng cao với tệ quan liêu, tham nhũng, bằng những biện pháp
mạnh tay. Đây cũng là bài học cho Việt Nam, không nên chỉ dừng lại ở hình
thức trong xử lý sai phạm công chức.
 Indonesia nâng lương cơ bản hàng năm cho công chức theo hàm, bậc , phụ
cấp nhiều khi còn nhiều hơn lương cơ bản để xóa bỏ khoảng cách giữa lương
công – tư, Việt Nam cần học hỏi điều này, vì lương công chức ở Việt Nam
còn rất thấp, cách khá xa với lương khu vực tư. Vì vậy hoàn thiện được chế độ
lương, phúc lợi cho công chức Việt là cần thiết. Hiện nay Indonesia đánh giá
và điều chỉnh lương của công chức theo định kỳ (một số khu vực có nguy cơ
tham nhũng cao: Indonesia và Cộng hòa Kiếc-ghi-zi được ưu tiên điều chỉnh
lương trong các cơ quan thực thi pháp luật)
IV.Tiểu kết:
Bộ máy nhà nước và chế độ philippin và Indonesia đều có những mặt mạnh
và yếu trong quá trình hoàn thiện thể chế hành chính của mình. Qua đó Việt Nam
cần học hỏi những mặt mạnh và hạn chế điểm kém của hai nước này cho phù hợp

với nước ta, tránh trường hợp áp dụng hết trong khi điều kiện nước ta không phù
hợp.
22
C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua so sánh tổ chức bộ máy nhà nước Philippin và Indonesia, ta thấy mỗi
nước đều có những mặt tích cực và tiêu cực khác nhau trong việc hoàn
thiện nền hành chính của mình. Từ sự so sánh hai nước đang phát triển
trong cùng khu vực Đông Nam Á này, ta thấy nhiều điểm bất cập trong
thể chế hành chính Việt Nam, từ việc tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ
công vụ. Vì vậy trong xu thể toàn cầu hóa hiện nay, khi các nước
Philippin và Indonesia đang có những nỗ lực không ngừng trong hoàn
thiện thể chế nước mình và đạt được nhiều thành tựu đáng kể thì Việt
Nam cần có sự học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các
nước để hội nhập vào xu hướng phát triển trên thế giới. Thêm vào đó Việt
Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á có thể cùng hợp tác với
nhau để giúp bộ máy hành chính các nước phát triển. Ví dụ như cùng hợp
tác chống tham nhũng hay cùng xây dựng một chính phủ điện tử cho nền
hành chính… qua các hội nghị ASEAN để tạo nên một vị thế mới cho các
nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung và các nước đang phát triển
nói riêng.
23

×