PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài
Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm
2007 đến năm 2010 đã có những biến động mạnh và khó lƣờng, những điều đƣợc
phản ánh khá rõ ràng ở VN-Index. Trong năm 2007, thị trƣờng tăng trƣởng trái với
quy luật và không đáp ứng kì vọng của các nhà đầu tƣ với mốc cao nhất đạt đƣợc
ở VN-Index là 1170,67 điểm vào ngày 12/03. Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng
năm 2007, VN-Index đạt 921,07 điểm. Năm 2008, dƣới ảnh hƣởng từ cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam bị ảnh hƣởng mạnh và kéo theo sự sụt
giảm đáng kể của chỉ số VN-Index. VN-Index đóng cửa vào ngày 31/12/2008 là
315,62 điểm tức là giảm 73,04% và 855,05 điểm so với đỉnh của VN-Index (giá
đóng cửa ngày 12/03/2007) giảm 65,73% so với đầu năm 2008 (921,07 điểm).
Chƣa dừng lại ở đó, thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/02/2009 chứng
kiến chỉ số VN-Index đạt mức 235,5 điểm đạt mức đáy lịch sử. Trong các năm sau
đó, thị trƣờng biến động với những lần đảo chiều liên tục và biên độ dao động
manh. Với những thay đổi không mấy tốt đẹp và chứa đầy rủi ro của TTCK những
năm gần đây đã tạo ra một tâm lí thận trọng, e dè của các nhà đầu tƣ chứng khoán.
Thêm vào đó, TTCK Việt Nam vẫn chƣa có một công cụ quản trị rủi ro hiệu quả
nào đƣợc sử dụng để bảo hiểm rủi ro khiến cho tâm lí nhà đầu tƣ đã thận trọng lại
càng thận trọng hơn. Trên thế giới, việc áp dụng các công cụ phái sinh để loại bỏ
rủi ro đã đƣợc thực hiện từ khá lâu đời, hỗ trợ cho TTCK phát triển thuận lợi và
bền vững.
Chính vì những vần đề cấp thiết ấy, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng hợp đồng giao sau vào thị trường chứng khoán Việt Nam” để có thể
chỉ ra mô hình, hƣớng đi và giải pháp trong tƣơng lai cho TTCK Việt Nam.
2. Lợi ích của đề tài
Đối với bạn đọc, sinh viên: Đề tài nghiên cứu nhằm mang lại cho ngƣời đọc một
cái nhìn tổng quát về tình hình biến động của TTCK Việt Nam thời gian qua, nắm
rõ các kiến thức về công cụ phái sinh cách thức, điều kiện vận hành từ đó có đƣợc
những nền tảng cơ bản cho học tập, nghiên cứu trong thời gian gần nhất; trang bị
các kiến thức thực tế cho công việc để có thể áp dụng sau này.
Đối với các nhà hoạch định vĩ mô: Thông qua bài nghiên cứu, nhóm đề xuất lên
một công cụ phái sinh chứng khoán – hợp đồng giao sau có tính khả thi để áp
dụng cho TTCK Việt Nam, qua đó, giúp cho nhà đầu tƣ có đƣợc một công cụ
phòng ngừa rủi ro hiệu quả, một công cụ để đầu tƣ dựa trên chênh lệch giá. Ở tầm
vĩ mô, giúp cho công tác hoạch định chính sách và dự báo thị trƣờng của các cơ
quan quản lí Nhà nƣớc phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, thời kỳ nhất định.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu những thay đổi tích cực của việc ứng dụng hợp đồng giao sau cho
TTCK Việt Nam.
Tính khả thi của việc ứng dụng hợp đồng giao sau; mô hình, lộ trình và đề xuất
giải pháp cho TTCK Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi áp dụng hợp đồng
chứng khoán giao sau.
Đánh giá những lợi ích và rủi ro của hợp đồng giao sau khi đƣợc ứng dụng vào
TTCK
Thông qua kinh nghiệm của các nƣớc về hợp đồng chứng khoán giao sau, tìm
hiểu những bài học mà Việt Nam cần xem xét và học hỏi.
Tìm hiểu những điều kiện để Việt Nam có thể ứng dụng hợp đồng giao sau một
cách hiệu quả vào TTCK.
Đề xuất mô hình và lộ trình thực hiện việc ứng dụng hợp đồng chứng khoán
giao sau vào Việt Nam dự kiến diễn ra.
III. Câu hỏi nghiên cứu
1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát
Việc ứng dụng hợp đồng giao sau cho TTCK Việt Nam sẽ đem lại những thay
đổi tích cực gì?
Việc ứng dụng hợp đồng giao sau vào TTCK Việt Nam có thực hiện đƣợc hay
không và đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
2. Câu hỏi nghiên cứu chi tiết
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi áp dụng hợp đồng giao sau vào
TTCK là gì?
Những lợi ích và rủi ro của hợp đồng giao sau khi đƣợc ứng dụng vào TTCK là
gì?
Từ thực tiễn của các TTCK thế giới, những bài học kinh nghiệm nào mà Việt
Nam cần phải học hỏi khi ứng dụng hợp đồng giao sau?
Những điều kiện cần và đủ nào để Việt Nam ứng dụng hợp đồng giao sau một
cách hiệu quả vào TTCK?
Mô hình và lộ trình thực hiện việc ứng dụng hợp đồng chứng khoán giao sau
vào Việt Nam sẽ diễn ra nhƣ thế nào và trong bao lâu?
IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu – Nguồn số liệu thu thập – Phƣơng pháp
nghiên cứu
1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các lý luận về công cụ phái sinh, thị trƣờng công cụ phái sinh, đặc
biệt là hợp đồng chứng khoán giao sau.
Nghiên cứu quá trình phát triển và biến động của TTCK từ đầu năm 2007 đến
cuối năm 2011.
Nghiên cứu các mô hình hợp đồng giao sau trên thế giới, các điều kiện để vận
dụng hợp đồng chứng khoán giao sau, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
cho TTCK Việt Nam.
2. Nguồn số liệu dự kiến
Thu thập các dự liệu thứ cấp từ các nguồn khác nhau: tạp chí, diễn đàn kinh tế,
tài liệu nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành, internet…
Khảo sát các nhà đầu tƣ trên sàn chứng khoán Việt Nam để thu thập các dự
liệu sơ cấp từ thực tế về mức độ hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu sử dụng hợp
đồng giao sau…
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ thông kê – mô tả, phân tích
– tổng hợp, so sánh – đối chiếu và quan sát từ thực tiễn để khái quát, tổng hợp
các bản chất của vấn đề cần nghiên cứu và rút ra một số kết luận và dữ liệu cần
thiết.
Sử dụng các phần mềm thống kê và hồi quy: EVIEW, SPSS, EXCEL…để
phân tích số liệu, chạy mô hình. Qua đó xem xét tính khả thi, mức tin cậy của
mô hình, rút ra những kết luận cuối cùng cho đề tài cần nghiên cứu.
V. Nội dung nghiên cứu
Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo,…nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 4 chƣơng:
CHƢƠNG 1: Tổng quan về công cụ phái sinh, hợp đồng giao sau, hợp đồng
chứng khoán giao sau.
CHƢƠNG 2: Thị trƣờng chứng khoán Việt nam.
CHƢƠNG 3: Cái nhìn tổng quát về việc áp dụng hợp đồng giao sau vào thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.
CHƢƠNG 4: Đề xuất tiến trình áp dụng hợp đồng chứng khoán giao sau vào
Việt Nam.
VI. Đóng góp của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề này, nhóm chúng tôi có thể góp phần đƣa ra
một công cụ mới để áp dụng cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cùng với
các giải pháp, lộ trình thực hiện của nó. Bên cạnh đó, việc cung cấp các kiến
thức, xây dựng các mô hình cơ bản trong thị trƣờng chứng khoán giao sau sẽ
giúp các nhà đầu tƣ nắm bắt và lựa chọn đƣợc những chiến lƣợc đầu tƣ phù
hợp với mình.
VII. Hƣớng phát triển của đề tài
Đề tài mang đến một hƣớng phát triển thực tế là ứng dụng đƣợc công cụ phái
sinh – hợp đồng giao sau vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam để hạn chế rủi
ro, bảo vệ nhà đầu tƣ trong điều kiện hiện nay và phù hợp với chủ trƣơng của
Chính phủ trong việc tái cơ cấu thị trƣờng chứng khoán.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH, HỢP ĐỒNG GIAO
SAU, HỢP ĐỒNG CHỨNG KHOÁN GIAO SAU
1.1 Lý thuyết cơ bản về công cụ phái sinh, hợp đồng giao sau 1
1.2 Hợp đồng giao sau 2
1.2.1 Các thông số kỹ thuật 2
1.2.2 Cách thức giao dịch của hợp đồng giao sau 3
1.2.3 Ký quỹ (Margin) 4
1.2.4 Theo dõi, ghi nhận, điều chỉnh theo thị trƣờng (marking to market) 6
1.2.5 Các chủ thể tham gia trên thị trƣờng chứng khoán giao sau 6
1.3 Lợi ích của việc của sử dụng hợp đồng chứng khoán giao sau 8
1.4 Các sở giao dịch chứng khoán giao sau lớn trên thế giới 9
1.4.1 Sở giao dịch CME Group 10
1.4.2 Sở giao dịch Euronext.liffe 10
1.4.3 Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) 10
1.4.4 Sở giao dịch OneChicago 11
1.5 Các đặc điểm thực tiễn ở sở giao dịch chứng khoán OneChicago 11
1.5.1 Mô tả các thông số kỹ thuật của hợp đồng chứng khoán giao sau
OneChicago 11
1.5.2 Trung tâm thanh toán bù trừ (OCC) 12
1.5.3 Tạm dừng giao dịch 13
1.5.4 Các lệnh thƣờng dùng trong giao dịch chứng khoán giao sau 13
1.6 Quy trình giao dịch 16
1.7 Rủi ro của việc giao dịch hợp đồng chứng khoán giao sau – Bài học kinh
nghiệm rút ra cho thị trƣờng Việt Nam: 17
1.7.1. Rủi ro bị đánh bật khỏi thị trƣờng 17
1.7.2. Rủi ro không đóng đƣợc vị thế trƣớc khi hợp đồng đáo hạn 18
1.7.3. Rủi ro cơ sở hệ thống 18
1.7.4. Rủi ro định giá sai của chứng khoán trên thị trƣờng cơ sở 18
CHƢƠNG 2: THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam – Những đặc điểm nổi bật của thị trƣờng trong những năm qua 20
2.1.1. Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của TTCK 21
2.1.2. Giai đoạn 2006- 2007: Giai đoạn phát triển bùng nổ của TTCK 21
2.1.3. Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam
khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh 23
2.1.4. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2009 28
2.1.5. Năm 2010 - một năm thăng trầm của TTCK Việt Nam 29
2.1.6. Những diễn biến chính của thị trƣờng chứng khoán năm 2011 31
2.2. Triển vọng năm 2012 của TTCK Việt Nam 35
2.2.1. Tăng trƣởng 35
2.2.2. Lạm phát 36
2.2.3. Thị trƣờng chứng khoán 37
CHƢƠNG 3: CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG
GIAO SAU VÀO THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Chủ trƣơng và động thái của chính phủ về vấn đề phát triển TTCK 39
3.2. Áp dụng hợp đồng giao sau vào TTCK Việt Nam là việc làm cấp thiết 40
3.2.1. Vấn đề cấp thiết đến từ nền tảng vĩ mô 40
3.2.2. Sự cần thiết của hợp đồng chứng khoán giao sau đối với các nhà đầu tƣ
Việt Nam 42
3.2.2.1. Khảo sát nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh, hợp đồng chứng khoán
giao sau của các nhà đầu tƣ VN 42
3.2.2.2. Các kết luận rút ra 50
3.3. Các điều kiện cơ bản hình thành và xây dựng thị trƣờng hợp đồng chứng
khoán giao sau ở Việt Nam 50
3.3.1. Điều kiện thể chế luật pháp 50
3.3.2. Điều kiện kinh tế tài chính 51
3.3.3. Điều kiện vật chất kỹ thuật 52
3.3.4. Điều kiện về con ngƣời 52
3.4. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hợp đồng chứng khoán giao sau vào Việt
Nam 53
3.4.1. Thuận lợi của việc áp dụng hợp đồng giao sau CK vào Việt Nam 53
3.4.1.1. Nhu cầu về việc áp dụng TTCK phái sinh ở Việt Nam là có thực 53
3.4.1.2. Đặc điểm kinh tế của Việt Nam 54
3.4.1.3. Tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam 54
3.4.1.4. Sự ra đời của các hiệp hội 55
3.4.1.5. Sự quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng và phát triển TTCK ở
Việt Nam 55
3.4.1.6. Kinh nghiệm từ những TTCK khác trên thế giới 55
3.4.2. Thách thức của việc áp dụng hợp đồng giao sau CK vào Việt Nam 56
3.4.2.1. Hệ thống pháp luật, pháp lí chƣa hoàn thiện cho hoạt động CK 56
3.4.2.2. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu kỹ thuật chất
lƣợng cao của hợp đồng giao sau 57
3.4.2.3. Trình độ đầu tƣ cũng nhƣ mức độ chịu đựng rủi ro của các nhà đầu tƣ
Việt Nam còn kém xa so với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài 57
3.4.2.4. TTCK phái sinh là thị trƣờng dễ bị thao túng 58
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT TIẾN TRÌNH ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG CHỨNG
KHOÁN GIAO SAU VÀO VIỆT NAM.
4.1. Giải pháp xây dựng thị trƣờng chứng khoán giao sau ở Việt Nam 60
4.1.1. Nâng cao quy mô, chất lƣợng hoạt động của TTCK Việt Nam 60
4.1.2. Tạo nhận thức về SPPS, đặc biệt là hợp đồng chứng khoán giao sau 61
4.1.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vật chất, điều kiện kỹ thuật, nhân lực để có thể
đáp ứng đƣợc yêu cầu của TTCK giao sau 61
4.1.3.1. Về cơ sở hạ tầng công nghệ 61
4.1.3.2. Về phƣơng thức giao dịch 63
4.1.3.3. Về trình độ nhân lực 64
4.1.4. Hoàn thiện hành lang pháp lý và tạo thuận lợi cho TTCK Việt Nam 65
4.2. Lộ trình áp dụng Hợp đồng chứng khoán giao sau vào Việt Nam 65
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CK : Chứng khoán
VN : Việt Nam
TTCK : Thị trƣờng chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà Nƣớc
CTCK : Công ty chứng khoán
TTLKCK : Trung tâm lƣu ký chứng khoán
TTBT : Thanh toán bù trừ
SPPS : Sản phẩm phái sinh
KTVM : Kinh tế vĩ mô
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÁI
SINH, HỢP ĐỒNG GIAO SAU, HỢP ĐỒNG
CHỨNG KHOÁN GIAO SAU
1.1. Lý thuyết cơ bản về công cụ phái sinh, hợp đồng giao sau
Công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực
hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn, đồng thời lợi
ích kinh tế của các giao dịch cùng đƣợc chia sẻ cho các bên. Công cụ phái sinh
gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn
(Options) và giao sau (Futures). Thuật ngữ “Phái sinh” ở đây có nghĩa là đƣợc
sinh ra theo những thứ đã có trƣớc đây. Công cụ phái sinh hiểu một cách đơn
giản là những công cụ đƣợc phát hành trên cơ sở những công cụ đã có nhƣ cổ
phiếu, trái phiếu…nhằm phân tán rủi ro và tạo lợi nhuận.
Hợp đồng giao sau (futures contract) là một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp
lý giữa bên mua và bên bán nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lƣợng,
khối lƣợng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay (gọi là giá giao sau) nhƣng
lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tƣơng lai, ngày giao hàng. Các
hợp đồng này đƣợc giao dịch thông qua thị trƣờng giao dịch giao sau tại các
trung tâm thanh toán bù trừ.
Ngƣời bán hợp đồng giao sau ở thế “đoản vị” (short position) với lo ngại giá
hàng hóa cơ sở sẽ giảm trong tƣơng lai. Ngƣợc lại, ngƣời mua hợp đồng giao
sau ở thế “trƣờng vị” (long position) với kỳ vọng/dự đoán giá hàng hóa sẽ tăng.
Chính vì kỳ vọng/dự đoán ngƣợc chiều nhau này mà nhu cầu giao dịch hợp
đồng giao sau hình thành. Hợp đồng giao sau có thể kết thúc trƣớc thời hạn
bằng cách, hai bên ngƣời mua/ngƣời bán đảo ngƣợc vị thế của nhau trong hợp
đồng, nghĩa là ngƣời mua sẽ thực hiện bán hợp đồng và ngƣời bán sẽ thực
2
hiện mua hợp đồng với các đặc tính giống nhƣ hợp đồng mà họ tham gia ban
đầu.
Hợp đồng giao sau quy định rất chặt chẽ quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham
gia. Vào thời điểm đáo hạn, ngƣời bán bắt buộc phải giao hàng (ngƣời mua bắt
buộc phải nhận hàng) đã ký kết. Tuy nhiên, các bên có thể thanh lý hợp đồng
trƣớc thời hạn. Ngƣời mua có thể bán lại hợp đồng cho bên thứ ba với kỳ vọng
trong tƣơng lai anh ta có thể mua đƣợc số hàng hóa đó trên thị trƣờng với giá
rẻ hơn giá thỏa thuận trong hợp đồng. Đƣơng nhiên, quyền và nghĩa vụ( và cả
rủi ro) của ngƣời mua đã đƣợc chuyển qua cho bên thứ ba và bên thứ ba lại có
thể tiếp tục bán lại hợp đồng giao sau này.
1.2. Hợp đồng giao sau
1.2.1. Các thông số kỹ thuật
Thông thƣờng, tất cả các hợp đồng giao sau phải ghi rõ các chi tiết sau đây:
Đơn vị giao dịch / Kích thƣớc hợp đồng(The unit of trading/Contract
size ): cung cấp cho một định nghĩa chính xác số lƣợng (và chất lƣợng) của
tài sản cơ bản cũng nhƣ đơn vị giao dịch trong hợp đồng.
Thời hạn giao hàng (Delivery months/day): Một số tháng đƣợc chỉ định
cho các hợp đồng hết hạn và một ngày nhất định trong tháng đó đƣợc chỉ
định để giao hàng.
Ngày giao dịch cuối cùng (The last trading day): là ngày cuối cùng hợp
đồng có thể đƣợc mua hoặc bán trƣớc ngày giao hàng. Nếu bạn giữ một
hợp đồng tại lúc đóng cửa của ngày giao dịch cuối cùng, bạn sẽ phải nhận
hàng, hoặc giao tài sản cơ bản của hợp đồng.
Bƣớc giá (Tick Size): là kích thƣớc đánh dấu sự dao động tối thiểu mà giá
có thể thực hiện. Theo đó, chúng ta sẽ có thêm định nghĩa về bƣớc giá trị
(tick value) là giá trị đánh dấu sự thay đổi trong giá trị của một hợp đồng do
một sự thay đổi của bƣớc giá.
3
Thời gian giao dịch (Trading hours): quy định giờ trong ngày làm việc
khi thị trƣờng mở giao dịch.
Phƣơng thức thanh toán (Settlement): cách thức thanh toán hợp đồng khi
hết hạn, có thể bằng tiền hoặc chứng khoán. Ngƣời nắm giữ hợp đồng vào
lúc kết thúc ngày giao dịch cuối cùng thì bắt buộc phải thanh toán (nếu ở vị
thế mua) hoặc nhận thanh toán (nếu ở vị thế bán).
Ví dụ: Hợp đồng giao sau chỉ số
FTSE 100
Kích thƣớc hợp đồng
100 cổ phiếu
Đơn vị giao dịch
Bảng Anh (GBP)
Thời hạn giao hàng
Tháng 3,6,9,12
Ngày giao dịch cuối cùng
10:30:30 (giờ London) – ngày thứ 6
thứ 3 trong tháng đáo hạn
Bƣớc giá
£0.5
Thời gian giao dịch
08:00 - 17:30 (giờ London)
1.2.2. Cách thức giao dịch của hợp đồng giao sau
Hợp đồng giao sau luôn đƣợc giao dịch thông qua các trung tâm thanh toán bù
trừ (clearing house). Các trung tâm này sẽ đóng vai trò nhƣ là một bên trung
gian cho cả ngƣời bán và ngƣời mua.Nghĩa là, nếu bên A muốn mua một hợp
đồng giao sau, anh ta có thể mua nó từ trung tâm TTBT; nếu bên B muốn bán
một hợp đồng giao sau, anh ta cũng có thể bán nó cho trung tâm TTBT. Trung
tâm TTBT là một bên trong hợp đồng giao sau, nó luôn công bằng cho cả
ngƣời bán và ngƣời mua theo những qui tắc đã đƣợc đặt ra.
Hợp đồng giao sau đƣợc giao dịch liên tục trên sàn giao dịch. Chính vì thế, nó
tạo ra một thị trƣờng hết sức sôi động mà ở đó các bên giao dịch chủ yếu để
kiếm lời dựa trên chênh lệch giá. Chỉ một phần nhỏ trong các giao dịch diễn ra
4
việc giao hàng khi đáo hạn của các bên. Hợp đồng giao sau đƣợc tái thanh toán
hằng ngày, đƣợc ấn định và ghi nhận trên thị trƣờng nên các khoản lời lỗ đƣợc
nhận biết hằng ngày.
Ví dụ: Hợp đồng mua cổ phiếu Google
Vào ngày 01/05/2011, cổ phiếu Google đƣợc giao dịch trên thị trƣờng với giá
$50/cổ phiếu. Ông A mua một hợp đồng giao sau 100 cổ phiếu Google thời
hạn 3 tháng với giá $60/cổ phiếu. ngƣời bán là ông B. Hợp đồng sẽ đáo hạn
vào ngày 31/07/2011và đƣợc thanh toán bằng tiền mặt. Trong khoảng thời gian
này hợp đồng đƣợc chuyển nhƣợng tự do, liên tục trên thị trƣờng. Giả sử vào
ngày 25/06, giá của một cổ phiếu Google là $55, lúc này ông C đang ở thế
đoản vị (ngƣời bán) và ông D ở thế trƣờng vị (ngƣời mua) của hợp đồng giao
sau này. Giá cổ phiếu Google ngày 26/06 là $52. Khi đó, ông C đã bị lỗ ($55-
$52)x100= $300 đồng thời ông D lãi $300 và ông C phải thanh toán $300 bằng
tiền mặt cho ông D qua trung gian là trung tâm TTBT.
Hợp đồng giao sau sẽ tiếp tục đã chuyển nhƣợng qua nhiều bên cho đến ngày
đáo hạn 31/07, lúc này, những ngƣời cuối cùng nắm giữ hợp đồng này sẽ phải
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Giả sử, ngày 31/07, giá
cổ phiếu Google là $80, bà G là ngƣời mua và ông H là ngƣời bán. Nhƣ vậy,
bà G sẽ phải mua 100 cổ phiếu Google chỉ với giá $50/cổ phiếu (mức giá quy
định trong hợp đồng) còn ông H phải giao 100 cổ phiếu. Ngoài ra, ông H còn
phải thanh toán cho bà G số tiền chênh lệch giá giữa ngày 31/07 và 30/07. Cho
rằng, giá Google ngày 30/07 là $75/cổ phiếu thì số tiền mà ông H phải thanh
toán là ($80-$75)x100=$500.
1.2.3 Ký quỹ (Margin)
Thuật ngữ “margin” trong tài chính đƣợc hiểu là khoản tài sản thế chấp đƣợc
ngƣời sở hữu công cụ tài chính gửi đi bù đắp một số hay toàn bộ rủi ro tín dụng
cho các đối tác của họ (thƣờng là các nhà môi giới hoặc bên giao dịch với họ)
thƣờng là 5%-20% giá trị hợp đồng. Có hai loại ký quỹ liên quan đến hợp đồng
5
giao sau đó là: ký quỹ ban đầu (initial margin) và ký quỹ duy trì (maintenance
margin).
Ngƣời giao dịch cần có một khoản ký quỹ ban đầu (initial margin) tại tài khoản
của họ đƣợc mở ở sở giao dịch giao sau. Mỗi sở giao dịch giao sau sẽ đƣa ra
những yêu cầu ký quỹ ban đầu (initial margin) tối thiểu để có thể giao dịch ở
đó. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở giao dịch, mỗi loại hàng
hóa,và giá giao sau của hàng hóa đó đang đƣợc giao dịch ở hiện tại và các dữ
liệu trong quá khứ.
Sau một thời gian giao dịch, nếu tiền gửi trong tài khoản giảm tới bằng hoặc
dƣới mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) theo qui định (mức này tùy
thuộc vào qui định của các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch), thì phải
chuyển thêm tiền vào tài khoản để đƣa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban
đầu (initial margin).
Một ví dụ đơn giản: Giả sử mức ký quỹ ban đầu cần thiết để giao dịch một hợp
đồng giao sau cụ thể nào đó là $2000 và mức ký quỹ duy trì yêu cầu là $1500.
Sau một thời gian giao dịch với các khoản lỗ làm cho tiền trong tài khoản của
bạn còn $1400 (một số tiền ít hơn mức ký quỹ duy trì yêu cầu), bạn sẽ nhận
đƣợc một giấy gọi ký quỹ (margin call) với mức yêu cầu là $600 để khôi phục
lại mức ký quỹ ban đầu là $2000. Một ngƣời giao dịch mà không thực hiện
nhanh theo giấy gọi trong một khoản thời gian qui định sẽ bị thanh lý hay
chấm đứt vị thế (giao hàng/tiền nếu là ngƣời bán hoặc giao tiền nếu là ngƣời
mua).
Yêu cầu ký quỹ đƣợc miễn hoặc giảm trong một số trƣờng hợp đó là cho ngƣời
phòng hộ rủi ro (hedgers) là ngƣời có quyền sở hữu vật chất đối với những
hàng hoá đƣợc bảo hiểm, hoặc những ngƣời mua bán chênh lệch giá (spread
traders) là những ngƣời bù đắp những nguy cơ rủi ro để hợp đồng ở vị trí cân
bằng.
6
1.2.4. Theo dõi, ghi nhận, điều chỉnh theo thị trƣờng (marking to market)
Mọi vị trí của ngƣời giao dịch giao sau đều đƣợc theo dõi và ghi nhận trên thị
trƣờng hằng ngày. Nghĩa là,lãi hay lỗ sẽ đƣợc phản ánh hằng ngày vào tài
khoản giao dịch của nhà đầu tƣ. Việc nhận biết lãi và lỗ dựa vào giá thanh toán
hằng ngày tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch (giá giao sau lúc đóng
cửa). Nếu giá tăng, ngƣời mua nhận đƣợc một khoản lời (ngƣời bán chịu lỗ
tƣơng ứng) và ngƣợc lại. Giao dịch giao sau là một trò chơi có tổng bằng 0, bất
cứ khi nào có một ngƣời lỗ thì đối tác của họ sẽ lời đúng bằng số đó (Futures
trading is a zero-sum game-whatever one party loses, the counterparty gains).
Trên cơ sở marking to market, ngƣời mua/ngƣời bán biết đƣợc ngay lập tức các
khoản lời/lỗ của mình để điều chính chiến lƣợc mua bán phù hợp.
1.2.5. Các chủ thể tham gia trên thị trƣờng chứng khoán giao sau
a. Những nhà đầu cơ (speculators):
Là những ngƣời chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự giao
động giá. Họ có thể giữ thế trƣờng vị (long position) hay đoản vị (short
position) hay cả hai vị thế cho cùng một hàng hóa (spread position). Có thể
chia ra làm 2 loại nhà đầu cơ:
Nhà đầu cơ vị thế (position traders): họ thƣờng vào các vị thế và giữ chúng
trong vài ngày, vài tuần, hay vài tháng.Họ thƣờng sử dụng các phân tích kỹ
thuật hay các dữ liệu kinh tế vĩ mô để dự đoán sự biến động giá và xu hƣớng
giá cả trong tƣơng lai, từ đó sẽ vào các vị thế thích hợp để tìm kiếm lợi
nhuận.
Nhà đầu cơ ngày (day traders): chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá chỉ
trong một ngày giao dịch. Họ không bao giờ trở về nhà với một vị thế trong
tay. Giao dịch ngày thƣờng tốn kém chi phí vì họ phải theo thông tin, biến
động giá cả thƣờng xuyên, và tốn các chi phí cho những giao dịch trong suốt
một ngày, với mục đích kiếm đƣợc vài bƣớc giá (tick size) lợi nhuận trong
một giao dịch.
7
b. Những ngƣời đầu cơ hƣởng chênh lệch (Arbitrageurs):
Là những ngƣời tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào
đó cùng những hàng hóa tƣơng đƣơng để bán hai giá khác nhau ở hai thị tƣờng
khác nhau. Họ là những ngƣời dựa vào mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá
giao sau, hay những biến động cung cầu nhất thời làm rối loạn giá để kiếm lợi
nhuận từ chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau.
Ví dụ: Giả sử rằng có một loại cổ phiếu đƣợc bán ở cả hai sở giao dịch chứng
khoán NewYork và London với những số liệu về giá nhƣ sau:
Tại sở giao dịch NewYork: $172/cổ phiếu
Tại sở giao dịch London: £100/cổ phiếu
Tỷ giá trao đổi: £1= $1,75
Khi đó, chiến lƣợc của ngƣời kinh doanh chênh lệch giá sẽ là:
Mua 100 cổ phiếu ở NewYork
Bán lƣợng cổ phiếu này ở London
Chuyển đổi lợi nhuận vừa kiếm đƣợc từ pound sang đôla
Khoản lợi nhuận mà ngƣời này kiếm đƣợc là:
100x($1,75x100-$172)=$300
Tuy nhiên, hoạt động Arbitrage này sẽ không kéo dài đƣợc lâu. Bởi lẽ, khi
arbitrageurs mua chứng khoán ở NewYork, quan hệ cung cầu sẽ làm cho giá
đôla Mỹ tăng lên, cũng nhƣ vậy khi họ bán ở London, giá cổ phiếu ở London
sẽ giảm xuống. Rất nhanh chóng, giá của hai đồng tiền này sẽ đƣợc điều chỉnh
để trở về một tỷ giá trao đổi thích hợp. Hoạt động arbitrage kết thúc.
c. Những đối tƣợng trên sàn giao dịch
Những ngƣời giao dịch trên các sàn giao dịch có thể đƣợc phân loại theo mục
tiêu và chức năng:
Những ngƣời giao dịch sàn (Floor traders) : là những thành viên giao dịch các
hợp đồng giao sau ở các khu vực giao sau. Họ tạo ra tính thanh khoản cho thị
trƣờng vì họ hoạt động nhƣ những nhà đầu cơ giao dịch rất ngắn hạn. Họ
muốn mua hợp đồng giao sau ở giá đã đặt và nhanh chóng bán lại ở một mức
8
giá phù hợp. Họ phải đăng ký với ủy ban giao dịch hàng hóa giao sau (CFTC)
để đƣợc hoạt động.
Những nhà môi giới sàn (floor brokers) : giúp thi hành lệnh cho các bên, hoạt
động gần giống nhƣ các công ty môi giới chứng khoán, bằng cách thu phí giao
dịch (khoảng $1 hay $2 một hợp đồng).Họ cũng phải đăng ký với CFTC để
đƣợc hoạt động.
Một chủ thể nữa là những ngƣời giao dịch sàn mà hoạt động nhƣ cả một floor
trader và một floor broker, thƣờng đƣợc gọi là dual trading. Họ thƣờng thực
hiện mua 2 hợp đồng trong một khoảng thời gian ngắn ở 2 mức giá khác nhau,
1 cho khách hàng và 1 cho chính anh ta. Điều này gây ra những tranh cải về
tình trạng tiến thoái lƣỡng nan về đạo đức, nên để đƣợc phép hoạt động, anh ta
phải trải qua những thủ tục kiểm tra dài dòng và hệ thống kiểm soát nhằm hạn
chế sự lạm dụng của anh ta.
d. Những đối tƣợng khác tham gia trên thị trƣờng
Cộng tác viên: là những cá nhân làm việc cho ngƣời môi giới hay công ty môi
giới bằng cách nhận lệnh và chấp nhận lệnh. Công việc của họ gần giống
những ngƣời môi giới chứng khoán.
Các nhà tƣ vấn giao dịch (Commodity trading advisers-CTAs): phân tích thị
trƣờng giao sau, cung cấp thông tin, phát triển hệ thống giao dịch, đồng thời
đƣa ra các lời khuyên, tƣ vấn cho các nhà giao dịch.
Ngoài ra còn có ngƣời môi giới giới thiệu, ngƣời huy động quỹ… Những
ngƣời này cũng phải đăng kí với CFTC để đƣợc hoạt động.
1.3. Lợi ích của việc của sử dụng hợp đồng chứng khoán giao sau
a. Đối với những chủ thể giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán giao sau
Phòng ngừa rủi ro
Hợp đồng chứng khoán giao sau giúp ngƣời giao dịch bảo hiểm đƣợc rủi ro
thông qua cố định trƣớc mức giá trong hợp đồng. Họ không cần phải lo lắng về
biến động giá cả trong tƣơng lai theo hƣớng bất lợi. Đây là một lợi ích hết sức
9
quan trọng trong thời kỳ nền kinh tế thế giới và trong nƣớc có những bất ổn
nghiêm trọng trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, với việc giao dịch giao sau
thông qua sở giao dịch cũng nhƣ là trung tâm TTBT, các bên mua/bán cũng
loại bỏ đƣợc rủi ro đối tác, khi đối tác phải tuân thủ và làm theo các quy định
đƣợc đề ra.
Tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá
Hợp đồng giao sau dịch chuyển rủi ro từ ngƣời không thích rủi ro sang ngƣời
ƣu thích rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận. Qua đó tạo ra một kênh đầu tƣ sôi động
với lợi nhuận kiếm đƣợc cao hơn hình thức đầu tƣ chứng khoán thông thƣờng.
Nhờ hợp đồng chứng khoán giao sau, nhà đầu tƣ có thể chọn cho mình một
danh mục đầu tƣ với một chính lƣợc hợp lí. Ngoài ra, đây còn là một công cụ
kinh doanh chênh lệch giá hiệu quả.
b. Đối với các cơ quan quản lí vĩ mô
Hợp đồng giao sau đem đến một công cụ thanh khoản cao cho thị trƣờng khi
tiền mặt nhanh chóng đƣợc chuyển thành các giấy tờ có giá; tạo ra một TTCK
lành mạnh với nhiều tùy chọn phong phú, đa dạng. Thông qua giao dịch hợp
đồng giao sau, cơ quan quản lí có thể nắm bắt đƣợc tình hình biến động của
TTCK quốc gia, để từ đó có những chính sách kịp thời hiệu quả nhằm kiểm
soát các bất lợi, đem đến các lợi ích cho thị trƣờng và những ngƣời tham gia,
qua đó phần nào điều tiết đƣợc vĩ mô nền kinh tế.
1.4. Các sở giao dịch chứng khoán giao sau lớn trên thế giới
Hợp đồng các công cụ tài chính đã đƣợc giới thiệu vào những năm 1970 bởi
Chicago Mercantile Exchange (CME) và các công cụ này trở nên cực kỳ thành
công và nhanh chóng vƣợt qua mặt hàng khác về khối lƣợng giao dịch và khả
năng tiếp cận toàn cầu cho các thị trƣờng. Sự đổi mới này đã dẫn đến sự ra đời
của nhiều sở giao dịch giao sau mới trên toàn thế giới, chẳng hạn nhƣ sở giao
dịch giao sau quốc tế London Exchange vào năm 1982 (nay là Euronext.liffe),
Deutsche Terminbörse (nay là Eurex) và Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo
(TOCOM). Ngày nay, có hơn 90 sở giao dịch hợp đồng giao sau và hợp đồng
10
tùy chọn trên toàn thế giới. Trong số đó có các sở giao dịch hợp đồng chứng
khoán giao sau nổi bật sau:
1.4.1. Sở giao dịch CME Group
CME Group ra đời năm 1919 tại Mỹ (trƣớc đây là CBOT và CME) giao dịch
các loại hàng hóa nhƣ: tiền tệ, các công cụ tài chính khác nhau (bao gồm cả trái
phiếu Mỹ), nông nghiệp (ngô, đậu nành, lúa mì, thịt gia súc…), năng lƣợng,
kim loại (vàng, bạc), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones…Năm 1982,
CME cho ra đời một loại hợp đồng giao sau mà hiện nay rất phổ biến trên thị
trƣờng tài chính quốc tế, đó là hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán S&P 500.
1.4.2. Sở giao dịch Euronext.liffe
London International Financial Futures và Options Exchange (Liffe) đƣợc
thành lập vào năm 1982. Ban đầu Liffe tham gia vào thị trƣờng ngoại hối và lãi
suất. Sau đó, Liffe đã phát triển đa dạng các công cụ tài chính (đƣợc gọi chung
là các chất dẫn xuất) bao gồm: Lãi suất ngắn hạn, trái phiếu, cổ phiếu, giao
dịch hoán đổi, hàng hóa. Tháng giêng năm 2002 việc mua lại Liffe của
Euronext đã đƣợc hoàn thành. Liffe tập trung vào các chất dẫn xuất lãi suất
ngắn hạn, bổ sung chặt chẽ về chuyên môn trong một loạt các sản phẩm vốn
chủ sở hữu của Euronext. Các doanh nghiệp dẫn xuất của Euronext và Liffe đã
đƣợc kết hợp là Euronext.liffe. Euronext.liffe là tạo ra một thị trƣờng duy nhất
cho các chất dẫn xuất bằng cách đƣa tất cả các sản phẩm dẫn xuất của nó với
nhau trên một nền tảng thƣơng mại điện tử, Liffe CONNECT. Sản phẩm nổi
tiếng của Euronext.liffe là hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán FTSE100.
1.4.3. Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE)
Năm 1943, 11 sở giao dịch trên khắp Nhật Bản đƣợc sáp nhập với sở giao dịch
chứng khoán Nhật Bản, tiền than của sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Sau
chiến tranh, năm 1949, sở giao dịch chứng khoán Tokyo đƣợc mở cửa trở lại.
Hiện nay, sở giao dịch chứng khoán Tokyo là sở giao dịch chứng khoán lớn
thứ hai thế giới tính về lƣợng tiền tệ, chỉ xếp sau sở giao dịch chứng khoán
11
New York. Hiện tại sở giao dịch này niêm yết 2271 công ty nội địa và 31 công
ty nƣớc ngoài với tổng khối lƣợng vốn hóa thị trƣờng hơn 4000 tỷ USD. Sản
phẩm nổi tiếng của TSE là chỉ số Nikke 225.
Nikkei 225 là chỉ số TTCK của sở giao dịch chứng khoán Tokyo đây là chỉ số
quan trọng nhất của TTCK châu Á. Nó bao gồm 225 cổ phiếu Blue-chip đại
diện cho các công ty ở Nhật, và là một chỉ số tính theo giá (đơn vị đồng Yên).
Chỉ số này gần giống chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ở Mỹ.
1.4.4. Sở giao dịch OneChicago
OneChicago là một trong những sở giao dịch điện tử trao đổi tài chính phát
triển nhanh nhất trên thế giới cung cấp một thị trƣờng trao đổi chứng khoán
giao sau bao gồm cả chứng khoán giao sau đơn (Single stock futures - SSFs)
với trên 550 loại khác nhau. OneChicago đƣợc thành lập bởi hai sàn giao dịch
nổi tiếng của Mỹ là CBOE và CME (nay là CME Group). Tất cả các đối tƣợng
tham gia giao dịch tại OneChicago không cần là thành viên của sở giao dịch
này. One Chicago có công nghệ hiện đại, quy định chặt chẽ với số lƣợng sản
phẩm đa dạng đáp ứng đƣợc hầu hết mọi yêu cầu của nhà đầu tƣ.
Đề tài này chọn sở giao dịch OneChicago làm hình mẫu để tập trung nghiên
cứu và áp dụng cho TTCK Việt Nam.
1.5. Các đặc điểm thực tiễn ở sở giao dịch chứng khoán OneChicago
1.5.1. Mô tả các thông số kỹ thuật của hợp đồng chứng khoán giao sau OneChicago
Sàn giao dịch OneChicago nổi tiếng với sản phẩm phái sinh chứng khoán giao
sau đơn (SSFs) đây là sản phẩm với nhiều ƣu điểm nhƣ:
Cải thiện tài chính cho ngƣời sở hữu vốn bằng cách tham gia ở mức điểm
chuẩn cạnh tranh.
Những nghiệp vụ bán ngắn không có chi phí hoặc rủi ro.
Tất cả các giao dịch đƣợc thực hiện thông qua OCC (Options Clearing
Corporation) - trung tâm thanh toán bù trừ với độ tín nhiệm cao.
Chi tiết đặc điểm kĩ thuận của SSF đƣợc trình bày trong bảng sau:
12
Kích thƣớc hợp đồng
(Contract Size)
100 hoặc 1000 cổ phiếu cơ sở
Bƣớc giá (Tick size)
$0.01x100 cổ phiếu = $1.00
$0.01x1000 cổ phiếu = $10.00
Thời gian giao dịch
(Trade hours)
8:30am – 3:00pm
Mức giá giới hạn hằng
ngày (Daily price limits)
Không giới hạn
Mức hợp đồng phải báo
cáo chức vụ
200 hợp đồng
Thời gian giao hàng
(Contract months)
Đƣợc quy định trong hợp đồng
Ngày đáo hạn
(Expiration Date)
Vào thứ sáu của tuần thứ ba trong tháng giao hàng.
Nếu ngày đó không phải là ngày làm việc thì lập
tức tính qua ngày làm việc tiếp theo.
Giao hàng
(Settlement/Delivery)
Chứng khoán (hoặc tiền) đƣợc giao vào ngày làm
việc thứ ba sau ngày đáo hạn hợp đồng (T+3)
Mức ký quỹ yêu cầu
(Margin requirements)
Mức ký quỹ ban đầu và mức ký quỹ duy trì (bằng
tiền mặt) là 20% giá trị hợp đồng
Thanh toán bù trừ
(Clearing and Settlement)
Đƣợc thực hiện thông qua trung tâm thanh toán bù
trừ OCC
Luật lệ áp dụng
(Government regulator)
Tất cả giao dịch phải tuân thủ luật lệ của Ủy ban
hợp đồng giao sau hàng hóa Mỹ (CFTC) và Ủy ban
chứng khoán Mỹ (SEC)
1.5.2. Trung tâm thanh toán bù trừ (OCC)
Mọi hợp đồng giao dịch tại OneChicago đều thông qua OCC. Các giao dịch
đƣợc thực hiện bởi các công ty môi giới thành viên của OneChicago thông qua
các tài khoản của khách hàng hoặc tài khoản của chính họ ( luật chƣa cho phép
khách hàng trực tiếp giao dịch). OCC thực hiện các chức năng chính sau:
Đảm bảo hiệu suất hoạt động mua bán của hai bên mua bán qua đó loại
bỏ rủi ro đối tác (counterparty risk).
So khớp giá giao dịch, khớp lệnh
Thanh toán cho bên mua/bên bán
Điều tiết hoạt động ở OneChicago
13
Hàng ngày, OCC thực hiện so khớp dữ liệu đƣợc gửi từ các công ty môi giới
thành viên. Nếu dữ liệu không phù hợp hoặc không khớp lệnh thì sẽ đƣợc trả
ngƣợc về cho các thành viên xử lí. Còn nếu dữ liệu phù hợp, OCC sẽ thực hiện
giao dịch. Dĩ nhiên, các nghiệp vụ này sẽ đƣợc thực hiện thông qua một hệ
thống điện tử hiện đại và tự động. OCC giúp những ngƣời giao dịch trên thị
trƣờng một cách hiệu quả mà không cần quan tâm mình đang giao dịch với ai.
1.5.3. Tạm dừng giao dịch
Trong một số tình huống đặc biệt, sở giao dịch OneChicago có thể cho tạm
dừng giao dịch. Chẳng hạn, khi giá trên TTCK niêm yết giảm trong một thời
gian quá dài, mất thanh khoản hoặc phát hiện hành vi gian lận thao túng giá
chứng khoán,…Ngoài ra, pháp luật Mỹ còn yêu cầu các sở giao dịch phải tạm
ngƣng giao dịch khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm quá 20%
trong một ngày. Việc tạm ngừng này nhằm bảo vệ các bên giao dịch khỏi rủi ro
từ các biến động xấu nhƣng mặt trái là nó khiến các nhà đầu tƣ không thể đóng
lại vị thế khi thấy giá hợp đồng của mình biến động không theo mong đợi. Hậu
quả của việc tạm dừng giao dịch là rất lớn đối với tất cả chủ thể tham gia thị
trƣờng, chính vì vậy, việc tạm dừng chỉ diễn ra khi xét thực sự cần thiết.
1.5.4. Các lệnh thƣờng dùng trong giao dịch chứng khoán giao sau
OneChicago hỗ trợ cho các nhà giao dịch với rất nhiều loại lệnh để tƣơng tác
trên hệ thống điện tử hoàn toàn tự động của sở giao dịch. Có hai hệ thống giao
dịch điện tử (trading flatfom) trên OneChicago, đó là: GLOBEX và
CBOEDirect. Trong khi GLOBEX chỉ hỗ trợ một số lệnh nhất định thì
CBOEDirect lại hỗ trợ đầy đủ tất cả các lệnh cho ngƣời giao dịch. Trong thời
gian giao dịch, nhà đầu tƣ có thể đặt hoặc hủy lệnh nhiều lần tùy theo mục đích
và nhận định của họ về biến động tình hình của TTCK cơ sở. Bảng sau đây sẽ
trình bày một cách đầy đủ các lệnh tại sở giao dịch OneChicago (YES-hệ
thống hỗ trợ, NO-hệ thống không hỗ trợ)
14
Loại lệnh
GLOBEX
CBOEDirect
All or None
Lệnh mua hay bán tất cả số lƣợng SSF ghi trong
lệnh với mức giá giới hạn. Nếu không thỏa mãn
sẽ tự hủy
NO
YES
Calendar spread
Một chiến lƣợc đòi hỏi phải mua hàng trong một
tháng chỉ định và đồng thời phải bán trong một
tháng chỉ định khác của một hợp đồng tƣơng tự
trong một giao dịch tƣơng tự
NO
YES
Butterfly spread
Một chiến lƣợc đòi hỏi việc đặt hai calendar
spread theo hai hƣớng đối diện vào cùng một
tháng giao hàng cho cả hai bên.
NO
YES
Fill and Kill (FAK) Order
Lệnh mua/bán một phần SSF ghi trong lệnh.
Nếu không thỏa mãn sẽ tự hủy.
YES
YES
Fill or Kill (FOK) Order
Lệnh mua/bán tất cả SSF ghi trong lệnh mà
không quan tâm tới giá. Nếu không thỏa mãn thì
tự hủy.
NO
YES
Good 'Til Cancelled (GTC) Order
Đối với lệnh này, trừ khi đƣợc thực hiện, nó sẽ
tồn tại trên hệ thống cho đến khi lệnh thu hồi
hoặc đến ngày đáo hạn.
YES
YES
15
Immediate or Cancel (IOC) Order
Lệnh thị trƣờng hoặc lệnh giới hạn, tự động hủy
trừ khi lệnh đƣợc thực hiện toàn bộ hay một
phần trong vòng 5 giây sau khi hệ thống tiếp
nhận.
NO
YES
Limit Order
Lệnh giới hạn, là lệnh mua/bán một số lƣợng
SSF ở mức giá xác định hoặc mức giá tốt hơn.
YES
YES
Market Order
Lệnh thị trƣờng, là lệnh mua/bán một số lƣợng
SSF tại mức giá tốt nhất trên thị trƣờng.
YES
YES
Stop Order
Lệnh dừng mua/bán khi đã đạt đƣợc mức giá đã
định. Lệnh này dùng để cắt lỗ khi mức giá bắt
đầu tăng/giảm.
NO
YES
Stop Limit Order
Lệnh thị trƣờng, là lệnh sẽ trở thành lệnh limit
order khi giá đƣợc định rõ (giá đặt) đƣợc đạt đến
và trở thành lệnh stop order khi tới mức đã định.
NO
YES
Ở đây, chúng ta tập trung vào tìm hiểu 4 lệnh đƣợc sử dụng thông thƣờng nhất
đó là: Market order, Limit order, Stop order và Stop Limit order theo ví dụ
dƣới đây:
Thị trƣờng giao sau OneChicago
BID(giá chào mua): $103 OFFER(giá chào bán): $105
Lệnh Market order để bán sẽ đƣợc thực hiện tại mức giá tốt nhất có sẵn, tức là
$103. Lệnh Market order để mua sẽ đƣợc thực hiện tại mức giá tốt nhất có sẵn,
tức là $105