PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày
của mọi gia đình, nhất là đối với người Việt Nam. Khi lương thực và các loại
thức ăn khác giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu chất lượng và số lượng
rau xanh ngày càng gia tăng. Nó như một nhân tố tích cực trong cân bằng
dinh dưỡng trong cơ thể. Theo một số tác giả trước [1 ], [ 7], [12 ] cho biết thì
nhu cầu tiêu thụ rau của mỗi người dân cần khoảng 250 - 300 g/ngày. Giá trị
dinh dưỡng của rau được thể hiện trên các mặt: rau cung cấp các loại Vitanim
A, B, C, PP và cung cấp chất khoáng cho cơ thể như: ca, Fe, p và các chất
chứa năng lượng như Protein, Lipit, Gluxit [15].
Về giá trị kinh tế, rau là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và có ý nghĩa
chiến lược. Đề án phát triển rau, hoa, quả và cây cảnh giai đoạn từ 2000 đến
2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt nêu ra mục tiêu là: đáp ứng nhu
cầu rau, hoa, quả cho tiêu dùng trong nước, nhất là các vùng dân cư tập trung
(đô thị, khu công nghiệp, du lịch…) và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt
mức tiêu thụ bình quân đầu người 85 kg rau/năm. Về xuất khẩu đạt 1,42 triệu
tấn rau quả trong đó kim ngạch xuất khẩu rau là 690 triệu USD [16].
Xã Hương Chữ thuộc huyện Hương Trà là một trong những xã điển hình
về việc trồng rau của thành phố Huế. Hiện nay toàn xã có 1556 ha đất nông
nghiệp, trong đó có 437,92 ha đất trồng lúa và 40 ha diện tích đất hoa màu
mà chủ yếu là các loại rau. Người dân trong xã đã trồng rau từ lâu, tuy nhiên
trong thực tế theo quan sát thì chúng tôi thấy việc trồng rau của xã còn có
nhiều hạn chế: Trình độ canh tác rau còn thấp, quy mô thấp, diện tích trồng
rau nhỏ lẽ, đặc biệt trên diện tích trồng rau còn có một diện tích lúa không
nhỏ được trồng trên đó. Mặt khác, việc chuyển đổi từ một số cây trồng khác
sang cây rau, nhất việc chuyển đổi từ đất lúa sang rau vẫn còn bất cập, người
dân chưa thật sự mạnh dạn trong quá trình chuyển đổi. Từ những lý do trên
mà chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau tại xã
Hương Chữ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế”. Qua đó, nhằm phân tích và
so sánh hiệu quả kinh tế trồng rau so với trồng lúa, tìm hiểu vai trò quan trọng
của việc trồng rau đối với sinh kế của người dân. Trên cơ sở đó, đề xuất các
giải pháp phát triển trồng rau ở địa phương.
1
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu hoạt động sản xuất rau trên các nông hộ trồng rau ở xã
Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
- Diện tích đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất canh tác
nông nghiệp.
- Đặc điểm địa hình.
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết.
- Lượng mưa hằng năm.
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tổng dân số.
- Trình độ văn hóa của người dân.
- Cách phòng và chữa bệnh ở địa phương.
- Tỷ lệ nam/nữ.
- Văn hóa truyền thống, phong tục tập quán.
- Tỉ lệ trẻ em đến trường.
2.2.1.3. Đặc điểm y tế giáo dục
- Số trạm xá của xã.
- Số giường bệnh, số y tá, bác sĩ.
- Tỷ lệ mù chữ.
- Tỷ lệ học sinh cấp 3, đại học.
2.2.1.4.Cơ sở hạ tầng
- Đặc điểm về trạm xá.
- Số trường mẫu giáo; cấp 1, cấp 2, cấp 3.
- Số km đường dây điện.
- Đường được bê tông hóa.
2
2.2.2.Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn xã Hương Chữ
Quá trình phát triển sản xuất rau.
- Năm bắt đầu trồng rau.
- Diện tích trồng rau từ khi chuyển đổi đến nay.
- Số hộ trồng rau.
- Các phương thức trồng (luân canh, xen canh, chuyên canh).
- Loại rau hiện nay được trồng trên địa bàn xã.
- Các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất rau (vốn, kỹ thuật).
2.2.3. Hiệu quả kinh tế của trồng rau (có so sánh với trồng lúa)
2.2.3.1. Chi phí sản xuất.
- Chi phí vật tư/sào.
- Chi phí thủy lợi, làm đất/sào.
- Số ngày công lao động/sào.
- Khấu hao sử dụng đất/sào/ năm (nếu có).
2.2.3.2 Các loại thu nhập từ trồng rau và trồng lúa.
- Lợi nhuận ròng/sào.
- Lợi nhuận lao động/sào.
- Lợi nhuận tính theo đơn vị vốn đầu tư/sào
2.2.4 Vai trò của sản xuất rau đối với sinh kế hộ
- Thu nhập (tăng thu nhập, đa dạng hoá nguồn thu nhập)
- Giải quyết việc làm.
- Việc sử dụng đất đai, chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau.
2.2.5. Các vấn đề trong sản xuất rau ở địa phương và giải pháp phát triển
trồng rau.
2.2.5.1. Vấn đề tồn tại
- Kỹ thuật sản xuất
- Thị trường (thị trường đầu vào, đầu ra)
- Nguồn lực nông hộ (đất đai, vốn, lao động, )
2.2.5.2. Các giải pháp
- Giải pháp thị trường
- Giải pháp kỹ thuật
- Giải pháp về chính sách
3
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Loại thông tin cần thu thập: Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương,
diện tích trồng rau, số hộ trồng rau, tổng doanh thu từ trồng rau, sản lượng
rau, diện tích chuyển đổi từ lúa hoặc cây trồng khác sang trồng rau, chương
trình dự án hỗ trợ sản xuất rau,
- Phương pháp: Tìm đọc các loại sách báo, các bài luận văn, báo cáo, các
trang web có liên quan đến nội dung nghiên cứu để xây dựng đề cương và viết
báo cáo đề tài nghiên cứu. Thu thập các báo cáo sẵn có ở các ban ngành của
xã (Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hội nông dân, câu lạc bộ trồng
rau). Ngoài ra, sử dụng phiếu thu thập thông tin thứ cấp.
2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
2.3.2.1. Thảo luận nhóm:
- Thông tin cần thu thập: Phương thức trồng rau, các loại rau được trồng,
vai trò của sản xuất rau đối với đời sống người dân, các vấn đề trong sản xuất
rau (kỹ thuật, thị trường, ), các giải pháp phát triển trồng rau.
- Phương pháp:
+ Tổ chức một cuộc họp nhóm với các đại diện lãnh đạo địa phương với
số lượng 4 người gồm 1 đại diện hội nông dân, Bí thư xã, Phó chủ tịch, 1cán
bộ phụ trách địa chính để lấy thông tin về các vấn đề trong sản xuất rau (kỹ
thuật, thị trường, ), các giải pháp phát triển trồng rau.
+ Tổ chức một cuộc họp nhóm với các đại diện của hộ trồng rau có am
hiểu về địa phương (chọn theo loại hộ, theo qui mô và theo phương thức
trồng), với số lượng 6 người. Thành phần bao gồm: 1 thôn trưởng, 1 hộ trồng
rau tiêu biểu, 2 hộ trồng trung bình và 2 hộ trồng ít. Thông tin thu thập bao
gồm: Phương thức trồng, các loại rau, vai trò của trồng rau, vấn đề và giải
pháp, kết quả hỗ trợ của các chương trình, dự án
2.3.2.2.Phỏng vấn hộ:
Để khách quan chúng tôi dùng phiếu điều tra để tìm hiểu về các vấn đề
cần thiết đối với nội dung nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng
cách đến tận ruộng nơi hộ đang làm việc cùng trao đổi và tìm hiểu những vấn
đề trong nội dung nghiên cứu đề tài. Để khách quan và đánh giá chính xác
4
hơn, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên có phân tầng trong
40 hộ phỏng vấn.
2.3.3. Quan sát thực địa
Tiếp cận với xã và người dân quan sát thực địa, đi tham quan và vói
chuyện với người dân trên đồng ruộng. Mục đích nhằm có những biết tổng
quan về tình hình thực địa, kiểm chứng lại số liệu đã thu thập từ xã, tìm hiểu
về tình hình phát triển của các loại rau hiện nay tình hình thủy lợi trên đồng ruộng.
5
PHẦN 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Giới thiệu về cây rau
3.1.1 . Nguồn gốc về cây rau
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á với chiều dài khoảng 15 vĩ độ,
có bờ biển dài 3.000 km; thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh; vị trí địa lý, khí hậu có nhiều thuận lợi cho việc trồng nhiều loại rau
nhiệt đới và một số loại rau ôn đới; mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều
tháng trong năm [17].
Theo nhiều nguồn tài liệu khác [3], [5], [11] hiện có khoảng 70 loài rau
ôn đới, á nhiệt đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới đã trồng tại Việt Nam.
- Nhóm rau có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới là những loại rau
phát triển trong điều kiện mùa hè nước ta như họ Bầu, Bí, Cà, Đậu Đũa,
mướp, Rau Muống, Rau Ngót, Mồng Tơi, Với đặc điểm là thích hợp với
điều kiện khí hậu ấm áp, mưa nhiều, ánh sáng đầy đủ, không chịu rét.
- Nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới: là những loại rau sống
trong mùa lạnh có đặc điểm khí hậu mát mẽ, ấm, có thể chịu được rét, nhiệt
độ thấp nhưng không thích hợp với nắng nóng. Gồm các loại rau chủ yếu sinh
trưởng trong điều kiện vụ đông xuân nước ta như trong các loại rau trong họ
thập tự, họ Hành Tỏi, họ Đậu, Cải Bắp, Cà Rốt
Theo số liệu thống kê, khoảng 30% diện tích trồng rau được tập trung
chủ yếu ở ngoại ô thành phố, thị xã và quanh các khu công nghiệp lớn; trong
khi đất gieo trồng luân canh và xen canh cây lương thực và cây công nghiệp
chiếm khoảng 70% còn lại.
Tùy thuộc vào vị trí địa lý và khí hậu ở mỗi miền mà có sự phân bố
chủng loại rau khác nhau: Khu vực phía nam có Đồng Bằng Sông Cửu Long,
thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tiền Giang là những nơi có diện tích
trồng rau lớn nhất và đa dạng về chủng loại. Khu vực phía bắc có Đồng Bằng
sông Hồng có khí hậu thích hợp cho nhiều loại rau như Mù Tạt, Bắp Cải, Su
Hào, Cà Chua. Thái Bình và Hà Tây là hai tỉnh có diện tích rau lớn nhất. Hà
Nội, Hải Phòng, Trung du phía bắc là những vùng sản xuất rau tập trung với
6
sản lượng lớn nhất. Trong số 70 loại rau trồng ở Việt Nam thì miền trung có
tới trên 51 loại và thuộc nhóm rau ăn thân lá, ăn quả, hạt là chủ yếu; nhóm rau
gia vị cũng rất phong phú về chủng loại. Nhìn chung, rau trồng ở miền trung
có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới.
3.1.2 .Giá trị kinh tế
Ngày nay, xu thế phát triển của xã hội với sự tăng dần của một phần
dân cư phi nông nghiệp tại thành phố đã tạo nên một nhu cầu lớn về lương
thực và thực phẩm. Sự thay đổi cơ cấu khẩu phần trong bữa ăn theo hướng
giảm dần số lượng, tăng dần về chất lượng, giảm dần tỷ trọng hàm lượng dinh
dưỡng có trong nguồn gốc động vật, tăng tỷ trọng hàm lượng dinh dưỡng có
trong nguồn gốc thực vật. Điều này đã làm cho rau xanh có tầm quan trọng
nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chính vì thế việc cung rau
cho nhu cầu đó ngày càng được chú trọng, sản xuất rau trở thành ngành sản
xuất đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, đặc biệt là nông dân ven đô thị.
Rau có đặc điểm thời gian sinh trưởng ngắn nên quay vòng nhanh. Do đó,
trồng rau có tác dụng làm tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng triệt để đất đai,
khắc phục được giới hạn về đất canh tác. Mặt khác, sản xuất rau phù hợp với
sản xuất kinh tế hộ gia đình. Bởi lẽ sản xuất rau cần có sự chăm sóc tỉ mỉ của
bàn tay con người. Trên cơ sở đó, tận dụng được thời gian nhàn rỗi của nông
dân, khai thác triệt để sức lao động dư thừa trong nông nghiệp, tăng thêm thu
nhập cho nông hộ, góp phần nâng hiệu quả sử dụng các nguồn lực nội tại,
thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển.
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và trong nước
3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Khi mức sống người dân tăng lên thì nhu cầu về rau quả cũng tăng lên
về số lượng và chất lượng. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học dinh dưỡng
thì ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới nhu cầu về rau quả cũng khác nhau.
Ở khu vực Châu Á và Viễn Đông theo nhiều nghiên cứu dự báo, cứ thu nhập
tăng lên 1% thì nhu cầu về rau quả tươi tăng lên 0,9%, đậu hạt tăng 0,5%,
đường tăng lên 1,3%. Sữa và sản phẩm từ sữa tăng lên 1,8%, dầu mỡ bơ tăng
lên 1,2%, ngu cốc tăng lên 0,5%, thịt tăng lên 1,5%, trứng tăng lên 2,0%, cá
tăng 1,1% [15].
7
Theo tổng kết của FAO năm 1999, hiện nay diện tích trồng rau trên thế
giới đạt khoảng 15 triệu ha/năm. Năng suất bình quân đạt 35 - 40 tấn/ ha. Sản
lượng đạt 600 triệu tấn, bình quân đầu người khoảng 85 kg rau các loại/năm,
bao gồm 120 chủng loại rau trong đó có 14 chủng loại rau chính có diện tích
từ 500.000 ha trở lên. Điều này cho thấy sản lượng rau trên thế giới không
ngừng tăng lên. Sản lượng tăng lên là do con người ngày càng biết áp dụng
các tiến bộ kỹ vào sản xuất.
Theo cán cân xuất nhập khẩu thương mại rau - quả các loại trên thế giới
bình quân mỗi năm khoảng 10-12 tỷ USD. Trong đó có 5 nước nhập rau
nhiều nhất là Liên Xô Cũ, Tiệp Khắc, Bỉ, Canada, Isreal. Năm nước xuất khẩu
rau quả nhiều nhất thế giới là Chilê, Ecuador, Costasica, Newzealand, Tây
Ban Nha. Nhiều nước trên thế giới ngày càng có nhiều chủng loại rau, không
ngừng tăng diện tích, để đáp ứng nhu cầu rau xanh ngày một tăng. Ở Hà lan,
năm 1984 bình quân 84 kg/người/năm đến năm 1990 lên tới 202 kg/người/
năm. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm.
3.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước,
và nước ta cũng là trung tâm khởi xướng của nhiều loại rau trồng, nhất là các
loại rau họ Bầu Bí. Từ đời vua hùng người ta đã phát hiện thấy Bầu Bí trong
vườn của gia đình. Theo sổ sách ghi chép thì thấy rau được nhập từ nước ta từ
thế kỷ thứ X thời nhà Lý [ 8].
Nghề trồng rau của nước ta ra đời từ sớm, tuy nhiên do chịu ảnh hưởng
của một nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của nghề
trồng rau còn một khoảng cách khá xa so với tiềm năng và trình độ canh tác,
năng suất còn thấp và bấp bênh. Cho đến nay, nước có khoảng 70 loại thực
vật sử dụng làm rau hoặc chế biến làm thành rau. Riêng trồng rau có hơn 30
loại, trong đó có 15 loại rau chủ lực, trong số này có 80% là rau ăn lá (cả
nước có khoảng 464000 ha, đạt sản lượng 5,7 triệu tấn/năm). Trong đó, diện
tích trồng rau chuyên canh khoảng 120 ha, còn lại là diện tích rau luân canh
và xen canh.
Theo số liệu điều tra của tác giả Dorolle năm 1942 thì lượng rau cần
thiết cho một người Việt Nam khoảng 360 g/ngày tức là 10,8 kg/tháng [10].
8
Theo số liệu thống kê thì hiện nay tính bình quân chung cho cả nước ta mới
sản xuất 4 - 4,5 kg/người/tháng (không tính phần sản xuất tự túc trong dân).
Theo FAO tổng kết năm 1999, nhu cầu về rau của người Việt Nam dần
ngày càng được cải thiện và có khuynh hướng tăng dần. Năm 1975 là 50,2 kg/
người/năm, năm 1985 là 52,7 kg/người/năm, năm 1986 là 54 kg/người/năm.
Theo tính toán tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh hiện tại
lao động trong một ngày hoạt động nặng cần dùng từ 400 - 500 g rau, lao
động nhẹ cần 300 – 350 g rau, lứa tuổi từ 10 - 13 cần khoảng 150 - 200 g rau.
3.3. Tình hình sản xuất rau tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền trung, có tổng diện
tích đất tự nhiên là 500920 ha, diện tích đât nông nghiệp là 51527 ha trong đó
đất trồng rau là 2789 ha. Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế là 1,1 triệu người (năm
2006), nhu cầu rau tươi hằng ngày của người dân là rất lớn. Ngoài ra, thành
phố Huế là một thành phố du lịch, thành phố Festival hàng năm khách du lịch
đến Huế khá đông. Nhu cầu về rau rất lớn vì thế các hoạt động sinh kế về rau
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn rau cho thị trường. Tuy vậy,
thời tiết khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế hết sức khắt nghiệt nắng hạn, ngập
úng, mưa nhiều, rét đậm nên việc trồng rau gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác,
do trình độ thâm canh thấp và chưa hình thành tập quán sản xuất rau hàng
hoá, việc sản xuất rau chỉ mang tính tự cung tự cấp và việc sản xuất rau ở đây
chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong toàn tỉnh.
3.4. Các khái niệm có liên quan đến kinh tế
3.4.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Hiệu quả được xem xét trên các phương diện về kinh tế, xã hội và
môi trường. Trong đó, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao, nó đánh giá hoạt
động kinh tế là mục tiêu trực tiếp trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh
nghiệp, nhà sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ với nhau. Vì vậy, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm riêng
của các doanh nghiệp, nhà sản xuất mà còn là sự quan tâm chung của toàn xã hội.
9
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, nhưng chung quy
lại có thể hiểu như sau: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh
chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và trình độ quản lý
của các doanh nghiệp”.
3.4.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá
trị trong việc sử dụng nguồn lực vào sản xuất, là một phạm trù kinh tế xã hội ,
vừa thể hiện tính lý luận sâu sắc vừa là yêu cầu đạt ra của thực tiễn xã hội. Có
nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế song điều quan trọng là
chúng ta có thể xác định chính xác kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra cho
quá trình sản xuất kinh doanh.
Để xác định kết quả thu được có nhiều hệ thống hạch toán khác nhau, có
thể là hệ thống sản xuất vật chất (MPS) và hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA). Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là
toàn bộ là toàn bộ giá trị sản phẩm (c+v+m), hoặc có thể là thu nhập (v+m),
hoặc có thể là thu nhập thuần túy (m) …Trong hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA), thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là giá
trị gia tăng (VA), có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là lợi nhuận
kinh tế (EP) …
Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà chúng ta xác định kết
quả thu được sao cho phù hợp. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội là chủ yếu thì kết quả được sử dụng
là tổng giá trị sản xuất (GO) nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê
mướn nhân công thì kết quả thu được cần quan tâm đến lại là lợi nhuận, còn
đối với nông hộ thì kết quả thu được lại quan tâm đến là thu nhập hoặc thu
nhập hỗn hợp.
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu
tố đầu vào như: đất đai tư liệu sản xuất, lao động, tiền vốn, trình độ và nghệ
thuật quản lý … Tùy theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra
có thể có thể tính toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí. Thông thường chi phí
bỏ ra được tính tổng là tổng chi phí, tổng chi phí trung gian.
10
3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
Căn cứ vào hệ thống tài khoản quốc gia SNA (System National
Account), để đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau chúng
tôi sử dụng các tiêu chí sau:
Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income ) là phần thu nhập thuần túy bao
gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất.
MI = GO - chi phí trung gian - chi phí tài chính - thuế
+ Chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích bao gồm chi phí
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê lao động và các chi phí khác.
+ Chi phí tài chính là chi phí trả tiền lãi (nếu có) và chí cho việc vay
lượng tiền vốn đó.
Lợi nhuận kinh tế (EP): Là phần lãi ròng trong thu nhập trên một đơn vị
diện tích.
+ Lợi nhuận = thu nhập hỗn hợp - chi phí lao động - khấu hao tài sản cố
định - chi phí hiện vật của hộ.
+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/TC): Tỷ số này phản ánh
một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
+ Lợi nhuận kinh tế trên đồng trên tổng chi phí (EP/TC): Chỉ tiêu này
cho biết nếu đầu tư một đơn vị chi phí sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đơn
vị lợi nhuận.
2.5 Một số nghiên cứu về cây rau đã thực hiện ở miền Trung
Theo tôi được biết hiện nay các đề tài khoa học nghiên cứu về cây rau ở
miền trung thì khá nhiều nhưng các đề tài nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của
cây rau hoặc vai trò sinh kế của cây rau đối với đời sống người dân thì còn rất
hạn chế. Qua tìm hiểu, tôi được biết một số tác giả đã nghiên cứu về đề tài này:
- Đồng sĩ Toàn, điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại
tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho biết hiện nay tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở
tỉnh đang còn nhiều bất cập (năm 2005). Việc sản xuất rau thì phụ thuộc quá
nhiều vào yếu tố thời tiết, còn việc tiêu thụ rau thì phụ thuộc chủ yếu về thị
trường.
- Nguyễn Quốc Huy, điều tra đánh giá vai trò sản xuất rau đối với sinh kế
của người dân xã Quãng Thành - Quãng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế (năm
11
2007) cho thấy trồng rau không chỉ làm tăng thu nhập cho nông hộ mà còn tạo
công ăn việc làm cho người dân ở địa phương.
- Nguyễn Thị Chung điều tra về hiệu quả kinh tế của sản xuất rau tại xã
Xuân Hòa - Nam Đàn - Nghệ An (năm 2007) cho thấy khi so sánh hiệu quả
kinh tế của cây rau so với một số cây trồng khác thì cây rau mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn nhiều.
Qua tình hình nghiên cứu trên cho thấy được phần nào giá trị kinh tế cây
rau mang lại đối với thu nhập của nông hộ. Để phát triển nghề trồng rau ở
miền trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Các đề tài tiếp theo
cần nghiên cứu sâu về các khó khăn trong việc sản xuất rau và tìm ra các giải
pháp thích hợp cho nông hộ sản xuất rau.
12
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Hương Chữ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hương Chữ thuộc vùng đồng bằng và bán sơn địa của huyện Hương Trà,
cách thành phố Huế 7 km. Xã nằm dọc theo Quốc lộ 1A và có đường liên xã
nối với Hương Chữ, Hương An và tỉnh lộ 12B.
- Phía đông giáp với xã Hương Sơn, huyện Hương Trà.
- Phía tây giáp với xã Hương Xuân, huyện Hương Trà.
- Phía nam giáp với Hương An, huyện Hương Trà.
4.1.2.2. Địa hình
Địa hình của toàn xã là đồi núi và đồng bằng thấp từ Tây Nam về Đông
Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt: vùng đồi núi khá cao và vùng đồng bằng bằng
phẳng trải dài từ chân núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và xã Hương Xuân
(vùng này bao gồm hai loại hình sử dụng đất: loại hình sử dụng đất trồng lúa
nước và trồng cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu) [2].
Do có cấu trúc địa hình như trên nên địa bàn xã có bốn loại đất chính là
đất phù sa, đất bồi đắp hàng năm ở vùng đồng bằng, đất nâu vàng trên phù sa
cổ và đất đỏ vàng trên đất sét.
4.1.2.3. Khí hậu
Hương Chữ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt mùa
đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ có gió Tây Nam khô
nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,6 - 25
0
C, sự chênh lệch nhiệt độ
của 2 mùa khá rõ nét: mùa đông có khi nhiệt độ thấp nhưng mùa nắng nhiệt
độ cao kèm theo hạn hán kéo dài có khi nhiệt độ lên đến 39
0
C. Lượng mưa
hàng năm 3014,6 mm mưa phân bố không đều (mưa nhiều nhất ở các tháng 9,
10, 11) nên thường gây hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh
hoạt của người dân địa phương. Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao 78,33%
[6]. Cũng do chịu ảnh hưởng của thời tiết như vậy mà cơ cấu mùa vụ được
chia làm 2 mùa: Vụ Đông Xuân bắt đầu tháng 11 và kết thúc đến tháng 4 năm
sau, vụ Hè Thu bắt đầu tháng 5 kết thúc tháng 9 (âm lịch).
13
4.1.2.4. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố đầu vào hết sức quan trọng trong quá
trình sản xuất của con người. Cùng với quá trình biến chuyển của quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa thì đất đai trong cả nước nói chung, cũng như đất
đai trên địa bàn xã Hương Chữ nói riêng đều có chiều hướng biến động.
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của xã trong năm 2007
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ %
I Diện tích đất tự nhiên 1585,0 100,0
II Đất nông nghiệp 1004,1 63,4
2.1 Đất trồng cây hàng năm 632,1 63,0
2.2 Đất trồng lúa 514,0 81,3
2.3 Đất trồng rau 23,0 3,6
2.4 Cây khác 95,1 15,1
2.5 Đất nuôi trồng thủy sản 13,7 1,3
III Đất lâm nghiệp 358,3 35,7
IV Đất khác 580,91 36,6
(Nguồn: Thống kê uỷ ban nhân dân xã Hương Chữ)
Với tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn xã là khá cao so với các xã
khác. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm một diện tích khá lớn là 63,4% trong
tổng diện tích đất tự nhiên, số còn lại được sử dụng vào mục đích khác như:
đất ở, đất chuyên dùng, đất mặt nước chiếm 36,6%.
Đất nông nghiệp của xã Hương Chữ được sử dụng chủ yếu cho việc
trồng cây hàng năm, trồng cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong đó,
đất trồng cây hàng năm của xã chiếm tỷ lệ tương đối cao trong diện tích đất
nông nghiệp đến 63,0%. Diện tích đất lâm nghiệp của xã có diện tích là 358,3
ha chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã lên đến
35,7%. Các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ 1,4% diện tích đất dùng cho nuôi trồng
thủy sản.
Trong cơ cấu diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa
là cao nhất, chiếm 81,3% trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. Trong
những năm gần đây diện tích đất trồng rau trên địa bàn toàn xã tiếp tục tăng.
14
Qua điều tra, chúng tôi được biết cho đến cuối năm 2007 diện tích đất trồng
rau trên địa bàn toàn xã lên đến 23 ha, chiếm 3,6% trong tổng diện tích đất
trồng cây hàng năm. Việc diện tích đất trồng rau trong những năm qua tiếp
tục tăng lên thể hiện sự quan tâm của người dân đối với nghề trồng rau, cũng
như hiệu quả kinh tế của nó mang lại cho địa phương nơi đây góp phần nâng
cao đời sống của họ. Còn lại diện tích đất sử dụng cho các loại hoa màu khác
như: Mè, Lạc, sắn … chiếm 15,1%.
4.1.2. Tình hình kinh tế của địa phương
Xã Hương Chữ là một xã có đa dạng các loại ngành nghề thu nhập trong
nông hộ. Bởi thế ngưòi dân nơi đây có đời sống khá ổn định. Một trong
những nguyên nhân làm đa dạng các loại ngành nghề ở đây là do trình độ lao
động của người dân khá cao, ngưòi dân ham học hỏi và tìm hiểu. Để biết rõ
về các loại hình ngành nghề ở xã chúng ta xem qua bảng sau:
Bảng 2: Các loại hình ngành nghề trên địa bàn xã Hương Chữ
TT Loại hình ngành nghề Tỉ lệ
1. Nông nghiệp 67%
2. Công nghiệp nhẹ 5%
3. Dịch vụ 5%
4. Thợ nề 10%
5. Nghề phụ khác 12%
(Theo nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế, xã hội xã Hương Chữ năm 2007)
Qua bảng trên ta cũng thấy tỉ lệ lao động tham gia vào nông nghiệp là
cao nhất, tiếp đó là nghề phụ, thợ nề, đến dịch vụ và công nghiệp nhẹ. Mặc dù
thu nhập của người dân đa dạng từ các loaị ngành nghề nhưng mức độ thuần
nông vẫn còn cao.
4.1.3.Tình hình xã hội
4.1.3.1. Tình hình dân số và lao động
Trong công tác xây dựng đổi mới và phát triển nền kinh tế, sức lao động
và phát triển dân số đóng vai trò rất lớn vào phát triển kinh tế của cả cộng
đồng và xã hội. Để biết được sự biến động của vấn đề dân số có tác động như
15
thế nào đến nền kinh tế xã hội của xã chúng tôi tiến hành điều tra tình hình
dân số xã hội của xã.
Bảng 3: Tình hình dân số của xã Hương Chữ
TT Chỉ tiêu ĐVT Sồ lượng Tỉ lệ (%)
I Lao động
1.1
1.2
1.3
Tổng số hộ
Hộ nghèo
Hộ khá, trung bình
Hộ
Hộ
Hộ
1978
198
1798
100,0
9,9
90,3
II Tổng nhân khẩu Khẩu 9278 100,0
III Lao động
3.1
3.2
3.3
Tổng lao động
Lao động nam
Lao động nữ
LĐ
LĐ
LĐ
5153
2609
2544
1000
50,6
49,37
(Nguồn: Báo cáo thống kê xã Hương Chữ năm 2007)
Với tổng số nhân khẩu như trên thì những hộ trung bình và hộ khá chiếm
tỉ lệ khá cao trong tổng số hộ trên địa bàn xã. Đây là một con số rất cao điều
này cũng chứng tỏ trong những năm vừa qua tỉ lệ người đến tuổi lao động có
công ăn việc làm rất cao và cho đến nay cho thấy tỉ lệ hộ khá và trung bình
chiếm đa số. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với đời sống của người dân
địa phương.
Với nguồn lao động tương đối dồi dào như trên, trong đó số lao động nữ
xấp xỉ gần bằng số lao động nam là một động lực rất lớn nhằm góp phần phát
triển kinh tế địa phương. Cũng nhờ những đức tính cần cù chịu khó của người
dân và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương mà hiện nay đa số
lao động trên địa bàn xã đều có việc làm khá ổn định.
4.1.2.2. Điều kiện y tế- giáo dục
Về giáo dục: Hiện nay xã có 1 trường cấp ba, 1 trường cấp hai , 1 trường
cấp một và 1 trường mẫu giáo được chia thành hai cơ sở. Số lượng lao động
có trình độ Cao đẳng, Đại học đạt 75% cao hơn so bình quân chung toàn
huyện và cao hơn các xã vùng lân cận chỉ đạt 50%. Tỷ lệ người biết chữ đạt
90%, tỉ lệ người mù chữ đạt 10%. Đối tượng mù chữ ở địa phương chủ yếu
16
rơi vào những người lớn tuổi sinh ra trong giai đoạn chiến tranh nên không có
điều kiện học hành. Tỉ lệ trẻ em đến trường là 99,8% trong tổng số trẻ tới độ
tuổi đến trường [2].
Về y tế : xã Hương Chữ là một xã điển hình trong cách phòng và chữa
bệnh tốt của huyện Hương Trà. Hiện tại xã có một trạm xá với một bác sĩ, 2 y
tá và 3 trợ tá, thường xuyên phục vụ tận tình và chăm sóc cẩn trọng đối với bà
con [2]. Đặc biệt là xã tổ chức khám và chữa bệnh hàng tháng cho bà con và
có chế độ chính sách miễn giảm đối các hộ nghèo về việc này được bà con rất
ửng hộ và phấn khích. Đây là một tiến bộ điều đáng mừng cho xã vì xã đã có
sự quan tâm và giúp đỡ bà con đúng lúc nhất là các hộ nghèo. Nhìn chung
tình hình y tế và giáo dục ở xã khá ổn định, đảm bảo với nhu cầu thiết thực
của người dân địa phương.
4.1.4. Hạ tầng cơ sở phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Xã đã xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông liên thôn và giao thông
nội đồng với 6,1 km giao thông đường chính để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sản xuất nông nghiệp và giao lưu hàng hóa tiếp cận với trung tâm huyện
Hương Trà và thị trường của thành phố Huế, góp phần nâng cao năng suất và
hiệu quả sản xuất. Ngoài ra xã còn xây dựng 1 đập tràn tránh lũ ở đường Kiên
Trung ở khu vực cụm 3 La Chữ và xây dựng thêm 1 cầu vượt khe (cầu nhỏ
bắc qua mương) của đường vào xóm Rẫy. Ở đây hệ thống kênh mương khá
kiên cố và được tu sữa thường xuyên. Hiện nay, xã đã có 12,5 km kênh
mương các loại phục vụ khá đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp. Với tình hình
thuỷ lợi như trên thì xã đã đáp ứng được 90% diện tích tưới tiêu cho lúa và 95
% diện tích tưới tiêu cho rau màu. Để đáp ứng việc tưới tiêu cho sản xuất
nông nghiệp, sắp tới xã sẽ xây dựng thêm 1 hồ chứa nước, 1 đập tràn, xây
dựng thêm một số trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu cho lúa và rau màu
[2]. Như vậy, về cơ sở hạ tầng của xã khá ổn định, đáp ứng với nhu cầu tưới
tiêu về ruộng vườn nhất là cây hoa màu của người dân ở địa phương.
17
4.2. Thực trang sản xuất rau trên địa bàn xã Hương Chữ
4.2.1. Qúa trình phát triển sản xuất rau ở địa phương
Hương Chữ là một xã có truyền thống trồng rau lâu đời. Diện tích canh
tác rau trong năm 2007 của toàn xã là 46 ha, trong năm qua do điều kiện thời
tiết tương đối thuận lợi và được người dân trồng rau chăm sóc tốt nên năng
suất rau đạt được 106,1 tạ/ha. Chính điều đó đã làm cho sản lượng rau trên địa
bàn toàn xã đạt 448 tấn/ha.
Lúc đầu, quy mô sản xuất rau của nông hộ chủ yếu manh mún và sản
xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Do đó, diện tích mỗi thửa ruộng khoảng 250 –
300 m
2
/thửa ruộng. Về sau người dân chú trọng đến sản xuất hàng hoá hơn và
cho đến nay nhờ việc chuyển đổi diện tích một số loại cây trồng có năng suất
thấp nhất là cây lúa và thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” nên tổng
diện tích trồng rau toàn xã đã tăng lên đáng kể. Diện tích tự nhiên mỗi thửa
ruộng của mỗi hộ cũng theo đó mà tăng lên từ 500 - 1000 m
2
/thửa tương
đương với 1 - 2 sào/thửa. Việc “dồn điền đổi thửa” của xã mới được thực
hiện trong năm 2007 cũng nhằm mục đích là tập trung sản xuất hàng hóa với
quy mô cao hơn. Đồng thời, sẽ giúp cho các hộ có điều kiện chăm sóc và tưới
tiêu đầy đủ hơn. Cùng với việc gia tăng diện tích rau của mỗi hộ theo thời
gian thì số hộ trồng rau cũng tăng lên. Từ năm 2003 là 115 hộ cho đến năm
2007 là 150 hộ/xã. Điều đó cho thấy nghề trồng rau ngày càng có vai trò quan
trọng đối với thu nhập của nông hộ. Để đánh giá sự biến động diện tích đất
trồng rau tại xã chúng tôi tiến hành thu thập diện tích trồng rau qua các năm
từ 2005 - 2008 qua biểu đồ sau:
Bảng 4: Sự biến động diện tích trồng rau của xã từ 2005 - 2008
18
DiÖn tÝch
0
5
10
15
20
25
30
2005 2006 2007 2008
Di? n
tính
(ha)
19.5
21.3
23
25.5
Diện
tích
Biểu đồ biểu diễn sự biến động diện tích đất trồng rau qua
các năm)
Qua biểu đồ ở bảng 4 ta thấy diện tích trồng rau qua các năm có tăng lên
đáng kể. Diện tích rau tăng lên là do người dân ở địa phương này đã chuyển
đổi từ một số cây trồng khác có năng suất thấp hơn sang trồng rau đặc biệt là
cây lúa. Điều đó cho thấy nghề trồng rau ngày càng có vai trò quan trọng đối
với đời sống của người dân. Mặt khác cũng cho thấy, hiệu quả kinh tế của cây
rau mang lại cũng chiếm ưu thế trong ngành trồng trọt của nông hộ.
Để biết rõ tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau qua các năm
gần đây, chúng ta có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình chuyển đổi đất trồng lúa
sang trồng rau qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2005 2007
Số hộ chuyển đổi hộ 15 8 4
Tổngdiện tích chuyển đổi sào 20 11 6
(Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2007)
Về diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau, theo người dân ở đây
diện tích này được chuyển đổi tập trung vào những năm 2000 - 2003 và sau
đó việc chuyển đổi việc chuyển đổi giảm dần qua các năm tiếp theo. Những
năm 2006 - 2007 việc chuyển đổi đất ngừng lại là vì hầu hết diện tích đất lúa
cần chuyển đổi hầu như đã được chuyển đổi vào những năm trước đó
. Điều này đã giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung
và trong ngành trồng trọt nói riêng. Đồng thời việc chuyển đổi cây trồng đã
làm tăng thu nhập và cải tạo cuộc sống của người dân nơi đây.
4.2.2. Các loại rau được trồng trên địa bàn xã
Các loại rau chính được trồng trên địa bàn xã Hương Chữ hiện nay là:
Xà Lách, Cải, Ngô, Hành, Kiệu, Rau Thơm và Mướp Đắng. Lý do mà các hộ
chỉ trồng các loại rau chính này đó là vì loại đất cũng như khí hậu ở vùng này
thích hợp cho các loại rau này sinh sống và phát triển. Đặc biệt là rau Xà Lách
và rau Cải. Cũng chính lý do này mà rau Xà Lách và rau Cảỉ ở đây chiếm
diện tích nhiều nhất. Qua điều tra cho thấy tình hình diện tích của các hộ
trồng được biểu diễn qua bảng số liệu sau:
19
Bảng 6 : Diện tích các loại rau chính được trồng tính bình quân
trên hộ (trong năm 2007)
TT Diện tích các loại rau trồng
trong năm
Hộ không nghèo
(đơn vị sào)
Hộ nghèo
( đơn vị sào)
I Tổng diện tích tự nhiên/hộ 0,9 0,95
II. Tổng diện tích canh tác/hộ 3,645 3,956
1. Xà lách 2,16 2,37
2. Cải 0,52 0,505
3. Rau thơm 0,24 0,27
4. Hành 0,035 0,156
5. Kiệu 0,195 0,25
6. Ngò 0,145 0,245
7. Mướp đắng 0,35 0,16
(Nguồn: Theo số liệu điều tra năm2007)
Qua bảng 6 trên ta thấy diện tích đất tự nhiên trồng rau là quá nhỏ so với
diện tích đất canh tác. Mặc dù là rau ở địa phương này đã đi vào sản xuất
hàng hoá nhưng diện tích rau tự nhiên còn manh mún, nhỏ lẽ khiến cho diện
tích mỗi loại rau đều quá nhỏ. Qua bảng trên ta cũng thấy từ diện tích tự nhiên
đến diện tích canh tác của hộ nghèo đều cao hơn hộ không nghèo. Điều này là
do các hộ nghèo thường kém đa dạng trong thu nhập từ các loại ngành nghề
nên thu nhập của họ thường chú trọng vào nông nghiệp. Vì vậy, diện tích rau
tăng lên có thể do họ thuê mướn từ các hộ khác. Tuy, diện tích tự nhiên mỗi
hộ đều thấp song diện tích diện tích canh tác rau của mỗi loại hộ lại rất cao,
bình quân mỗi hộ lớn hơn 3 sào. Dựa vào bảng 6 ta thấy hầu hết diện tích của
các loại rau đều rất nhỏ là do diện tích đất trồng rau hạn chế và người dân
không chuyên canh một số loại rau có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, một
điều đáng chú ý là diện tích rau Xà Lách bình quân mỗi hộ đều cao. Lí do là
cây Xà Lách có năng suất và sản lượng cao hơn so với các loại cây khác và
Xà Lách có thể trồng từ 3 - 4 vụ/năm, thích hợp với điều kiện ở địa phương.
Sau diện tích trồng Xà Lách là diện tích trồng rau Cải. Đây cũng là loại rau có
năng suất, sản lượng cao và giá cả cũng phải chăng nên cũng đem lại một
phần thu nhập không nhỏ cho nông hộ. Tuy nhiên, rau Cải chỉ trồng được một
20
vụ trong năm vào thời tiết từ tháng 10 - 12 âm lịch trong năm nên diện tích
của rau cải cũng không cao. Với hộ không nghèo, Mướp Đắng cũng là loại
rau được chú trọng cao. Loại rau quả này mới được đưa vào trồng trong 2 - 3
năm trở lại đây nhưng nhưng năng suất và sản lượng lại vượt trội mà giá của
loại rau quả này khá cao nên những hộ trồng loại rau này cho hiệu quả kinh tế
cao. Hiện nay, mướp đắng được ưa chuộng trên thị trường nên diện tích này
cần được mở rộng để tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Ngoài ra, các loại
rau khác như: Rau Thơm, Kiệu, Ngò, Hành cũng có năng suất cao nhưng
chúng chỉ dùng làm rau gia vị nên nhu cầu của người tiêu dùng là rất thấp. Do
đó, diện tích của chúng cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích canh
tác rau.
4.2.3. Các phương thức trồng rau hiện nay ở địa phương
Qua điều tra thực tế cho thấy, các phương thức canh tác của người dân xã
Hương Chữ chủ yếu là chuyên canh, luân canh và xen canh. Với người dân
nơi đây, người ta áp dụng phương thức luân canh bàng cách trồng luân phiên
các cây trồng khác nhau trong các mùa vụ khác nhau. Phương thức xen canh
được người dân áp dụng trồng xen cây Khoai Lang với cây rau. Còn phương
thức chuyên canh được áp dụng là người ta chỉ dành riêng trồng các loại rau
để bán như: rau Xà Lách, Cải, Ngò, Kiệu, Hành, Mướp Đắng. Để hiểu rõ hơn
về tình hình áp dụng các phương thức canh tác ở địa phương chúng tôi tiến
hành họp nhóm và phỏng vấn hộ. Kết quả của việc tìm hiểu này được thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 7: Các phương thức canh tác chủ yếu
của người dân xã Hương Chữ
TT
Diện tích bình
quân/hộ
Hộ không nghèo Hộ nghèo
Diện tích
(sào)
Tỷ lệ
Diện tích
(sào))
Tỷ lệ
1. Chuyên canh 0,975 26,75 1,3 32,86
2. Luân canh 1,3 35,67 1,425 36,02
3. Xen canh 1,37 37,58 1,231 31,12
(Nguồn: Theo số liệu điều tra năm2007)
Trong các phương thức trên thì phương thức luân canh là phổ biến nhất,
tỉ lệ các loại hộ áp dụng theo phương luân canh đều cao. Lý do các hộ áp
21
dụng theo phương thức này là vì đây là phương thức truyền thống từ lâu được
người dân quen dùng. Mặt khác, phương thức này áp dụng có hiệu quả cao
bởi vì nó có khả năng làm tăng diện tích rau theo đó làm tăng năng suất sản
lượng và tăng thu nhập cho nông hộ. Hiện nay trên địa bàn xã thì số hộ nghèo
vẫn áp dụng nhiều hơn bởi vì các hộ nghèo thường không quen thay đổi với
lối canh tác mới hoặc chậm thay đổi các phương thức tập quán hơn hộ không
nghèo. Tiếp theo luân canh là phương thức xen canh. Đây là hình thức khá
phổ biến trong các phương thức canh tác. Hình thức này là mục đích làm cho
kịp thời vụ trồng và tận dụng tối đa khoảng không gian của đất. Trong
phương thức này thì tỉ lệ các hộ không nghèo áp dụng nhiều hơn hộ nghèo lý
do là các hộ không nghèo thường chú trọng việc tận dụng khoảng trống của
đất đai hơn và họ có khả năng thu hoạch nhiều sản phẩm từ các loại cây trồng
khác nhau. Phương thức chuyên canh được người dân sử dụng ở vị trí thứ ba
trong tổng bình quân chung diện tích của các loại hộ. Trong đó hộ nghèo
chiếm tỉ lệ cao hơn các hộ không nghèo đó là do các hộ không nghèo thường
đa dạng các loại hình sản xuất, do đó nguồn thu nhập của các hộ không nghèo
cũng đa dạng và cao hơn các hộ nghèo. Vì vậy, họ thiếu đất canh tác rau
nhưng lại mua đất của những hộ không tham gia vào sản suất rau để làm tăng
diện tích canh tác của mình lên. Cũng qua tình hình trên cho thấy, mặc dù
người dân nơi đây có sản xuất rau theo hàng hóa song tỉ lệ diện tích theo
phương thức chuyên canh này còn thấp. Điều đó chứng tỏ rằng mức đầu tư
chi phí cho sản xuất của hộ chưa cao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được
áp dụng rộng rãi và quan trọng người dân chưa thật sự chú trọng nhiều đến
sản xuất rau theo lối hàng hoá. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho năng suất,
sản lượng về rau chưa đạt mức tối đa. Vì vậy, người dân và chính quyền cần
nhìn nhận lại vấn đề này để sản xuất rau ngày càng có tính hiệu quả và tính
chuyên nghiệp hơn.
4.2.4. Các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất rau trên địa bàn xã
Nhìn chung, trồng rau hay sản xuất rau hàng hóa của người dân rất cần
sự quan tâm đối với các cấp chính quyền cũng như các tổ chức khác nhau.
Bởi vì giá trị và chất lượng cây rau không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người
sản xuất ra nó mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, tính đến
22
nay chỉ có hai đơn vị đã quan tâm đến ngành sản xuất rau của xã. Đó là đơn
vị trực thuộc trường Đại học Nông Lâm Huế đã cùng với chính quyền địa
phương tổ chức tập huấn về trồng rau an toàn (2004). Tiếp đó, trong vụ hè thu
năm 2007 vừa qua, tổ chức ODA (chương trình phát triển nông thôn của tỉnh,
huyện) đã đầu tư cho xã 2 ha Lạc (L14), đầu tư 3 ha giống rau ở cụm 6 với số
tiền mỗi sào 360.000 đồng tiền giống. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ thêm một số
giàn che và tập huấn 4 buổi về kỹ thuật mới cho nông dân sản xuất rau. Đối
với hợp tác xã trong 2 - 3 năm trở lại đây đã đầu tư thêm mỗi sào 5 kg giống
và 28 kg vôi/năm cho những hộ sản xuất rau. Tuy nhiên theo chúng tôi được
biết, đối với nghề sản xuất ở địa phương thì sự quan tâm và giúp đỡ từ các
phía của chương trình, dự án, các tổ chức khác hiện nay đối với xã vẫn còn rất
ít. Đặc biệt là về việc cung cấp các thông tin về các kỹ thuật mới cho nông hộ
sản xuất rau nhất là kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh còn hạn chế nhiều. Vì đối với
người dân, sâu bệnh đang là một vấn đề nan giải. Vì vậy, nhằm giúp đỡ
những nông dân sản xuất rau để hướng dẫn họ biết cách giải quyết các vấn đề
gây ảnh hưởng và trở ngại cho việc sản xuất rau cũng như vì sức khỏe của
toàn xã hội. Hiện nay rất cần các chương trình dự án đầu tư, quan tâm và nhất
là chuyển giao một số các tiến bộ kỹ thuật mới đến với hộ sản xuất rau nhiều
hơn nữa. Để nhằm thúc đẩy sự mạnh dạn của người tham gia sản xuất rau và
giúp họ biết cách bảo vệ nguồn rau sạch tốt hơn.
4.3. Hiệu quả kinh tế của trồng rau so với trồng lúa của nông hộ
Như được trình bày ở trên, trong những năm qua một số diện tích trồng
lúa có năng suất thấp của địa phương đã được chuyển đổi sang trồng rau. Một
số người dân cho rằng việc trồng rau có hiệu quả hơn trồng lúa nhưng cũng có
những người cho ý kiến ngược lại. Có thể nói rằng, hiệu quả kinh tế là động
cơ lớn nhất để người dân chuyển đổi cây trồng. Để làm cơ sở cho việc quyết
định chuyển đổi cây trồng từ lúa sang rau, chúng tôi đã tiến hành đánh giá và
so sánh hiệu quả kinh tế giữa trồng lúa và trồng rau trên cùng một chân ruộng.
4.3.1. Chi phí đầu tư sản xuất cây rau và cây lúa
Chi phí sản xuất là một bộ phận quan trọng trong cấu thành giá trị sản
xuất, đó là phần mà người sản xuất phải bỏ ra để đạt được kết quả. Như vậy,
chi phí sản xuất trực tiếp ảnh hưởng đên các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu
23
quả. Mong muốn của các hộ sản xuất là đầu rư chi phí ở mức độ nào để đạt
được hiệu quả cao nhất. Nếu như chi phí mà cao thì giá trị gia tăng lợi nhuận
sẽ giảm và dẫn đến hiệu quả kinh tế sẽ giảm xuống. Chi phí sản xuất không
chỉ phản ánh hiệu quả sản xuất mà nó còn cho chúng ta biết được trình độ sản
xuất, trình độ canh tác và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông
hộ sản xuất rau qua tình hình đầu tư của hộ.
Trong kết cấu chi phí, tôi chia thành 2 loại chi phí: chi phí trung gian và
chi phí lao động. Chi phí trung gian là khoản đầu tư bằng tiền của người sản
xuất để mua các sản phăm dịch vụ phục vụ cho sản xuất. Đối với sản xuất
nôngn nghiệp chi phi trung gian bao gồm các khoản tiền để mua phân bón ,
giống, thuốc bảo vệ thực vật … và một số dụng cụ khác phục vụ cho sản xuất.
Rau là một loại cây trồng có yêu cầu thâm canh cao, đầu tư chủ yếu là lao
động thủ công, trình độ kỹ thuật phức tạp nên chi phí lao động là sản xuất là
một bộ phận rất lớn trong tổng chi phí sản xuất. Bởi vì sản xuất rau thường
đòi hỏi nhiều công lao động để chăm sóc cũng như công thu hoạch. Với trình
độ kỹ thuật trong sản xuất rau của người dân như hiện nay còn hạn chế, đặc
biệt là khâu làm cỏ nên chi phí lao động rất lớn. Chi phí lao động được tính
trên một sào bằng số công lao động bỏ ra nhân với giá công lao động, hiện
nay công lao động được tính là 50000 đồng/công.
Để so sánh phần chi phí đầu vào cho rau và lúa. Chúng tôi đã tiến hành
điều tra phỏng vấn hộ theo bảng hỏi định sẵn. Và kết quả thu được chúng tôi
đã tổng hợp được kết quả để tính bình quân trên một sào gieo trồng (cho tất cả
các loại rau) và một sào lúa trên cùng một chân đất của nông hộ được điều tra,
điều này được thể hiện qua bảng sau:
24
Bảng số 8: So sánh chi phí giữa trồng rau và
trồng lúa tính trên một sào/năm (trên một chân ruộng).
STT
Các
loại chi
phí
Đơn
vị
tính
Đơn
giá
1000đ
Trồng rau Trồng lúa
Số
lượng
Thành tiền
1000đ
Số
lượng
Thành tiền
1000đ
1. Giống 265 52
2. Phân bón
-Đạm
-NPK
-Phân tro
-Vôi
Kg
Bì
Tạ
Kg
6
70
20
5
45
1
2,5
4
410
270
70
50
20
50
1,3
2
4,8
450
300
91
40
24
3. Thuốc
BVTV
Bì 110 51
4. Thuỷ Lợi Vụ 25 2 50 2 50
5. Thuê
làm đất
công 55 2 110
6. Thuế đất Sào 500 1 500
7. Công lao
động
Công 50 58 2900 12 600
chi phí
vật chất
1285 713
Tổng
Chi phí
4185 1313
( Nguồn: Theo số liệu điều tra năm2007)
Nhìn vào bảng 8 trên cho thấy bình quân chi phí vật chất cũng như tổng
bình quân chi phí cho 1 sào lúa/hộ thấp hơn nhiều so với một sào rau; kể cả
chi phí công lao động gia đình của lúa cũng bỏ ra rất ít so với rau. Trước hết
là về giống, đối với lúa thì chỉ đầu tư mua giống 2 đợt trong năm nhưng đối
với rau thì có thể đầu tư 4-5 đợt/năm. Mặt khác các giống rau thường có giá
cả đắt hơn lúa. Nhìn vào bảng số liệu trên ta cũng thấy, khoản chi phí về
thuốc bảo vệ thực vật cho rau cũng cao nhiều hơn lúa. Bởi vì, số lượng sâu
hại trên cây rau nhiều hơn trên cây lúa nên thường trồng rau người ta phun
25