Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

đánh giá các hoạt động của tổ chức quản lý rừng cộng đồng tại thôn 5, xã thượng long, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 56 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
 !"
#$ !%&'()*$ !+
,-./()0&'()*$ !1
"23*4&'()*$5
2.4.1. Khái niệm về sự tham gia: 7
2.4.2. Đánh giá mức độ tham gia 7
2.4.3. Phân loại sự tham gia trong quá trình phát triển 8
+6'()*$ !*70/89:
2.5.1. Trên thế giới 9
2.5.2. Ở Việt Nam 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu 14
9 ;"
<=-"
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: 14
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
">?@0A5
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội xã Thượng Long 18
"6*BB0*@&'()*$ !
4.2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên rừng của thôn Ta Vác (thôn 5) 22
4.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức quản lý rừng cộng đồng thôn 5 26
4.2.3. Các bên liên quan chính đến tổ chức quản lý rừng cộng đồng thôn 5 29
",4C D !0.3=E;FG
4.3.1 Xây dựng ban quản lý của tổ chức quản lý rừng cộng đồng 30
4.3.2. Xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức quản lý rừng cộng đồng 32


4.3.3. Tổ chức họp và sinh hoạt nhóm 32
4.3.4. Hoạt động tuần tra bảo vệ rừng 35
4.3.5. Hoạt động vệ sinh rừng 37
4.3.6. Hoạt động trồng rừng, xúc tiến tái sinh làm giàu rừng 39
4.3.7. Hoạt động phòng chống cháy rừng 41
4.3.8. Hoạt động xây dựng vườn ươm 43
""&'HI0&'()H'40*$&'()*$ !J+""
"+,0!C*44C &'()*$ !+G
4.5.1. Cách thức tổ chức 50
4.5.2. Sự tham gia của người dân 51
4.5.3. Năng lực của cộng đồng 52
4.5.4 Văn hoá và phong tục tập quán: 52
4.5.5. Tài chính, các tài trợ bên ngoài 53
"1,'*@&'()*$ !+
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
+(K++
+L+1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng; từ 14,3 triệu
ha năm 1945 xuống còn 8,2525 triệu ha năm 1995, độ che phủ rừng giảm từ 43% (1943)
xuống còn 28% (1990). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Áp lực dân số tăng
nhanh, nhất là di dân tự do đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt; kết quả là đã
biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Chiến tranh kéo dài cũng là một nguyên
nhân khiến diện tích rừng của nước ta suy giảm. Bên cạnh đó, phải kể đến nguyên nhân
khai thác bừa bãi, thiếu ý thức của con người và sự yếu kém trong công tác quản lý của
Nhà nước.
Nước ta có hơn 50 dân tộc thiểu số, phần lớn sinh sống ở miền núi. Đời sống của
họ phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Họ có vai trò quyết định trong việc quản lý tài nguyên
rừng. Họ là người khai thác các sản phẩm từ rừng đồng thời tạo ra các phương thức quản

lý rừng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của dân tộc họ. Trong
nhiều trường hợp, người dân địa phương được đánh giá cao hơn các tổ chức bên ngoài
trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng - là nguồn sống của chính họ (Arnold,
1992).Vấn đề quản lý tài nguyên rừng ở cấp xã đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cộng
đồng dân cư sống gần rừng. Người dân có nhu cầu lấy đất để sản xuất nông nghiệp, gỗ
củi để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Đối với những diện tích rừng được giao
khoán để bảo vệ, người dân chỉ được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước bằng tiền khoán bảo
vệ rừng còn việc khai thác các lâm sản từ rừng là rất hạn chế. Nếu chỉ hỗ trợ tiền mà
không cho người dân hưởng lợi từ quản lý và sử dụng một cách bền vững thì đó chưa
phải là phát triển bền vững.
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã có từ lâu đời nhưng không phát triển do thiếu
sự quan tâm của Nhà nước. Theo các quan niệm truyền thống của đồng bào thì chế độ sở
hữu và quyền sử dụng đất đai, tài nguyên rừng trong thôn là sở hữu công đồng, của tất cả
các thành viên trong thôn bản, mọi thành viên trong cộng đồng đều được bình đẳng trong
việc khai thác sử dụng theo luật tục/quy ước của thôn do sự điều khiển của già làng,
trưởng bản, người ngoài cộng đồng không được vi phạm.
2
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng cộng đồng có cơ hội phát triển. Sự ra đời
của các chính sách liên quan chứng tỏ sự quan tâm của nhà nước đến lĩnh vực này. Luật
đất đai 2003 và luật quản lý bảo vệ rừng 2004 đã thừa nhận cộng đồng dân cư thôn bản là
một đối tượng giao và rừng. Đây là cơ sở để cộng đồng dân cư thôn bản có quyền hưởng
lợi từ phần rừng và đất rừng do chính họ quản lý và bảo vệ.
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích là rừng núi
chiếm 64% (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế), là nơi sinh sống của cộng đồng các
dân tộc. Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, trong những năm gần đây, diện tích
rừng trên địa bàn toàn huyện cũng bị suy giảm nghiêm trọng về cả số lượng lẫn chất
lượng. Cùng với sự quan tâm của nhà nước, nhiều tổ chức cộng đồng trong quản lý rừng
được thành lập trên địa bàn toàn huyện. Một câu hỏi đặt ra là các tổ chức này đã hình
thành như thế nào? Họ hoat động ra sao? Và hiệu quả mà tổ chức này mang lại trong việc
phát triển đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư nói chung và hiệu quả quản lý

rừng nói riêng như thế nào? Việc đánh giá hoạt động của các tổ chức quản lý rừng cộng
đồng và tìm ra các giải pháp thúc đẩy tổ chức cộng đồng phát triển là rất cần thiết. Đó
chính là lý do chúng tôi chọn thực hiện đề tài “Đánh giá các hoạt động của tổ chức
quản lý rừng cộng đồng tại thôn 5, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của tổ chức quản lý rừng dựa vào
cộng đồng ở thôn 5, xã Thượng Long.
- Mô tả các hoạt động của tổ chức quản lý rừng cộng đồng và sự tham gia của
người dân.
- Đánh giá những kết quả ban đầu của việc quản lý tài nguyên rừng của tổ chức
quản lý rừng cộng đồng.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững
của tổ chức quản lý rừng cộng đồng.
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm tổ chức cộng đồng
Tổ chức là một quá trình tham gia của cộng đồng để có được một sức mạnh hay
một quyền lực nhất định. Giáo lý về tổ chức cộng đồng của Alinsky cho rằng, quyền lực
không chỉ có nghĩa là cái mà họ có mà còn là cái mà người khác cho rằng họ có. Tổ chức
sẽ tạo ra sức mạnh và quyền lực và đến lược nó, sức mạnh, quyền lực này sẽ tạo ra sức
mạnh cho cộng đồng. (Iddagola and Dale, 1997)[8]
Một tổ chức dựa vào cộng đồng là một tổ chức được hình thành và hoạt động của
nó có vai trò rất lớn đối với cộng đồng và người dân. Theo Lê Quốc Dân (2004), tổ chức
dựa vào cộng đồng là một tổ chức mạng tính cộng đồng cao.[6] Để người dân tham gia
vào tổ chức, họ phải cảm nhận được rằng họ có thể làm điều gì đó để nâng cao chất
lượng cuộc sống của chính họ. Một khi người dân hiểu được ý tưởng rằng, tổ chức sẽ tạo
nên sức mạnh và quyền lực cho họ thì điểm quan trọng tiếp theo là họ sẽ hành động để
thực hiện ý tưởng này và hành động đó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình
hình thành tổ chức cộng đồng được ví như là ôxy dùng để thở (Fuglesang, Chandler,

1993) [8]
Hiện nay chưa có một khái niệm chính thức nào về tổ chức dựa vào cộng đồng
dưới góc độ nghiên cứu và góc độ quản lý nhà nước. Nhưng nó được sử dụng rất phổ
biến. Nói chung, tổ chức cộng đồng lấy cộng đồng làm nền tảng và là đối tượng mục tiêu
cho hoạt động. Tuy nhiên các hình thức dựa vào cộng đồng và cấu trúc của nó cũng rất
khác nhau. Các tổ chức cộng đồng được thành lập để giải quyết mối quan hệ trong cộng
đồng và giữa cộng đồng với các nhà nước và các bên liên quan khác trong các vấn đề cụ
thể như bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, truyền thông, phát triển nông
thôn…
Các tổ chức cộng đồng có các thành viên là người dân có cùng lợi ích chung nào
đó, ví dụ như các tổ chức người sản xuất, các nhóm cùng nguồn lợi, các ban phát triển
của làng. Sự phát triển này dựa trên khái niệm về vốn, nhấn mạnh đến các vốn sinh kế
4
khác nhau của cộng đồng: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính, vốn cơ
sở hạ tầng. Tổ chức dựa cộng đồng giải quyết can thiệp ở cấp cộng đồng và thường là
hoạt động trong các lĩnh vực sinh kế và xã hội. Chính vì thế tổ chức dựa vào cộng đồng
là những tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức dựa vào niềm tin. Các tổ chức cộng đồng có thể
được thành lập theo sáng kiến của cá nhân hoặc chính quyền địa phương, các tổ chức
quốc tế hoặc các nhân tố bên ngoài.
Các tổ chức dựa vào cộng đồng hoạt động và liên kết hoạt động thông qua các
điều lệ và những khía cạnh pháp lý được thừa nhận, gọi chung là thể chế. Thể chế là mối
quan hệ và ràng buộc giữa các thành viên của một tổ chức và giữa tổ chức với các bên
liên quan khác để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả và bền vững. Một tổ chức
cộng đồng có thể tồn tại và phát triển được khi mục tiêu của nó tương thích với mục tiêu
của cộng đồng và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Sự tương thích này giúp cho
người dân xác định và nói lên được nhu cầu của họ, trên cơ sở đó tổ chức điều chỉnh quá
trình ra quyết định và quá trình thực hiện quyết định của mình để đáp ứng tốt các nhu cầu
này. Điều này chỉ xảy ra khi các thành viên trong tổ chức được trao quyền và cộng đồng
được nâng cao năng lực. [6]
2.2. Rừng cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng

Ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng được định nghĩa như sau:
- Thứ nhất là hình thức quản lý rừng của cộng đồng: đây là hình thức mà mọi thành viên
của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng
thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc quyền sử dụng chung của cộng
đồng.
- Thứ hai là quản lý rừng của các chủ rừng khác (quản lý rừng dựa vào cộng đồng). Đây
là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quản lý, sử dụng, sở
hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sở hữu, sử dụng của các thành phần kinh tế
khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, đến thu nhập hay các lợi ích
khác của cộng đồng (thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt…).
Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:
- Đối tượng thứ nhất, rừng của hộ, cá nhân là thành viên của cộng đồng. Cộng đồng tham
gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự
nguyện (tạo nên sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt
động lâm nghiệp…)
5
- Đối tượng thứ hai, rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước
(các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các lâm trường, các công ty lâm nghiệp
nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức cá nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt
động lâm nghiệp với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng
lợi theo các cam kết trong hợp đồng. [7]
2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý rừng cộng đồng
Quản lý rừng cộng đồng là một phương thức quản lý rừng có hiệu quả, góp phần
đáng kể vào bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh
tế xã hội ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách của Đảng và
Nhà nước đang trong quá trình thể chế hóa, từng bước thực hiện phân cấp quản lý tài
nguyên rừng, tiếp tục mở ra hướng phát huy vai trò quản lý rừng của cộng đồng, điều này
được thể hiện rõ trong Luật đất đai (2003MNO, !JH'=PJK(Q
=P=P4O. Tuy nhiên, theo Luật dân sự (1995) và Luật đất đai (2003), cộng
đồng dân cư thôn không thuộc phạm vi điều chỉnh của đối tượng giao đất rừng phòng hộ,

đất rừng sản xuất và đất rừng đặc dụng.
Mặc dù đã có Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ra ngày 12/11/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về cơ chế hưởng lợi khi nhận giao đất giao rừng, kèm theo Thông tư
80/2003/TTLT-BTC/BNN & PTNT ra ngày 3/9/2003 hướng dẫn việc thực hiện Quyết
định 178, song chính sách này chỉ áp dụng cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân và
hộ gia đình mà chưa có những quy định cho đối tượng là cộng đồng tham gia quản lý
rừng. Như vậy, một trong những trở ngại lớn nhất cho việc phát triển quản lý rừng cộng
đồng là chưa có một cơ chế chính sách rõ ràng về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng
đồng khi tham gia quản lý rừng tại địa phương.
Để tạo cơ sở pháp lý cho các đối tượng tham gia quản lý tài nguyên rừng, Luật Bảo vệ
và Phát triển Rừng sửa đổi (2004) đã quy định rõ về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu
rừng và nghĩa vụ của các chủ rừng, đồng thời đã đề cao trách nhiệm của chủ rừng đối với
rừng đã được giao, được thuê rừng trồng thuộc quyền sở hữu của mình. Đây chính là
động lực thúc đẩy các chủ rừng yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, bảo vệ
và phát triển rừng. Bên cạnh đó Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004) đã chính thức
công nhận vai trò, vị trí của cộng đồng dân cư thôn trong việc quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng.
6
2.4. Sự tham gia trong quản lý rừng
2.4.1. Khái niệm về sự tham gia:
Theo nghĩa chung nhất, sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có
vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển, từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế
hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và
đảm bảo sự phân chia công bằng lợi ích của sự phát triển.
Theo FAO, sự tham gia là quá trình mà qua đó người dân có thể nhận biết của
chính mình và tham gia vào việc thiết kế, thực hiện, đánh giá các phương án phát triển tại
địa phương.
Sự tham gia là một quá trình cho phép người dân tự tổ chức để xác định nhu cầu
và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh giá các hoạt động và cùng nhau hưởng lợi
từ các hoạt động đó. Các hoạt động được triển khai từ các nguồn lực mà người dân có thể

tiếp cận được thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc các cơ quan tổ chức khác nhau.
Phát triển có sự tham gia là xây dựng hoạt động lấy người dân và cộng đồng làm
trung tâm, dựa vào dân và bắt đầu với người dân.
Theo Setty, sự tham gia của người dân có nghĩa là họ cùng với các cơ quan phát
triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự
án bằng cách đóng góp những ý tưởng, mối quan tâm, vật liệu, tiền bạc, lao động và thời
gian. Phạm vi tham gia của người dân phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác nhau như
tính chất của từng hoạt động, thời gian thực hiện các hoạt động, đặc điểm kỹ thuật của
các hoạt động, vị trí hoạt động, kinh phí hoạt động, sự khuyến khích của cơ quan phát
triển đối với loại hình tham gia ở các giai đoạn khác nhau, chất lượng và số lượng tham
gia mà họ mong muốn từ người dân.[6]
2.4.2. Đánh giá mức độ tham gia
Đánh giá mức độ tham gia dựa vào các chỉ tiêu được chấp nhận hoặc chỉ tiêu phản
ánh của sự tham gia. Một số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Thời gian tham gia (Khi nào sự tham gia bắt đầu): Có thể thực hiện sự tham gia
vào bất kỳ giai đoạn nào của chu trình dự án.
- Ai là người tham gia: Đó có phải là các quan chức địa phương, chỉ là nam giới,
chỉ là những người có học vấn, những người sống gần vùng trung tâm của làng nhất, ai là
những người tham gia? Những câu hỏi này gợi ra một điểm vô cùng quan trọng về tính
công bằng của sự tham gia.
7
- Quy mô của sự tham gia: Số lượng người tham gia trong các hoạt động và các chỉ tiêu
định lượng về mặt thời gian, về sự đóng góp.
- Mức độ kiểm soát việc ra quyết định liên quan đến hoạt động cộng đồng/hộ gia đình
hoặc cá nhân: Ai là người khởi xưởng dự án? Nhu cầu của ai đang được thỏa mãn? Ai sẽ
là người giám sát nguồn lực? Ai là người xem xét xu hướng phát triển của dự án? Những
câu hỏi này xác định mức độ mà các thành viên trong cộng đồng có quyền kiểm soát
hoặc tăng quyền lực.
2.4.3. Phân loại sự tham gia trong quá trình phát triển
Sự tham gia có thể được phân thành các cấp độ như sau:

1. Tham gia bị động: Mọi người tham gia được cho biết cái gì sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra.
Chỉ là sự thông tin một cách đơn phương của cơ quan hành chính hoặc cơ quan quản lý.
2. Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: Mọi người tham gia bằng cách trả lời các mẫu
câu hỏi do nhà nghiên cứu đưa ra, sử dụng các phiếu điều tra hoặc cách tiếp cận tương tự.
3. Tham gia bằng cách tham vấn: Mọi người tham gia bằng cách tham vấn. Những người
bên ngoài lắng nghe các quan điểm và xác định vấn đề và giải pháp đồng thời sửa đổi
chúng theo phản ứng của mọi người
4. Tham gia do vật chất: Mọi người tham gia bằng cách cung cấp nguồn lực, ví dụ, lao
động để được cấp lương thực hoặc khuyến khích vật chất.
5. Tham gia mang tính chất chức năng: Mọi người tham gia bằng cách xây dựng các
nhóm nhằm thỏa mãn mục tiêu dự án liên quan đến sự phát triển hoặc thức đẩy các tổ
chức những tổ chức xã hội được khởi xướng từ bên ngoài. Những tổ chức này có khuynh
hướng phụ thuộc vào người khởi xướng và hướng dẫn từ bên ngoài, song cũng có thể trở
thành tự lập.
6. Sự tham gia có tác động qua lại: Mọi người tham gia vào phân tích để xây dựng kế
hoạch hành động và thiết lập nên các tổ chức mới ở địa phương hoặc củng cố các tổ chức
đã có từ trước. Các nhóm này kiểm soát những quyết định của địa phương do đó mọi
người sẽ có những đóng góp của riêng mình vào việc duy trì cơ cấu hoặc thực hành.
7. Tự vận động: Mọi người tham gia bằng cách tự khởi xướng độc lập với các tổ chức
bên ngoài để thay đổi các hệ thống. Họ hình thành các hợp đồng với các tổ chức bên
ngoài để có được nguồn lực và cố vấn kỹ thuật mà họ cần, nhưng vẫn duy trì sự kiểm
soát cách sử dụng tài nguyên. [6]
8
2.5. Quản lý rừng cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Trên thế giới
Thống kê của FAO (1999) những năm cuối thế kỷ XX, cả thế giới trong 5 năm
mất 56 triệu ha rừng, châu Phi và châu Á mỗi năm mất 3 đến 3,6 triệu ha, tỷ lệ mất rừng
hằng năm đạt kỷ lục 0,6 – 0,7% trong khi cả thế giới là 0,3%. Riêng châu Âu tăng được
2,6 triệu ha. [9]
Trước thực trạng đó đòi hỏi cấp thiết phải đưa ra được một phương thức quản lý

rừng phù hợp. Xu hướng quản lý rừng bền vững đòi hỏi có một phương thức hiệu quả
nhất. Nhiều nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu, xem xét lựa chọn hình thức quản
lý dựa vào cộng đồng và coi đây là phương thức quản lý tốt nhất bởi lẽ cộng đồng dân cư
là những người sống gần rừng phụ thuộc nhiều vào rừng và có những ảnh hưởng lớn tác
động đến rừng.
Hình thức quản lý rừng cộng đồng không phải mới có mà nó đã xuất hiện từ rất
sớm dưới dạng quản lý tài nguyên rừng công cộng. Trong những năm 1980, yêu cầu về
kiến thức đối với tài nguyên sở hữu công cộng (CPRM) và hành động tập thể đã tăng
nhanh. Các nhà nghiên cứu quốc tế và chuyên gia phát triển cảm thấy họ phải tổ chức lại
và trao đổi kiến thức và có cách nhìn sâu vào nội dung. Năm 1985, có một hội nghị quốc
tế về CPRM họp tại Annapolis, Maryland dưới sự bảo trợ của Viện Hàn Lâm Quốc Gia
Hoa Kỳ. Một thành quả của nó là sự hình thành một mạng lưới sở hữu tài nguyên công
cộng nhằm nghiên cứu và phổ cập thông tin về quản lý tài nguyên dựa trên cơ sở cộng
đồng. [5]
Ở Inđônêxia, trong những năm 1920 dưới sự cai trị của người Hà Lan, người ta đã
cố gắng đưa vào đất nước này những kế hoạch quản lý tài nguyên công cộng chính quy
theo khuôn khổ hệ thống marga – đó là những pháp nhân địa phương đã được tạo lập tại
một vài nơi ở đảo Sumatra, chịu trách nhiệm về cả việc điều hành sử dụng đất.
Trong những năm 1920 và đầu những năm 30, những ưu điểm của tổ chức địa
phương về mặt quản lý một số rừng ở địa phương đã bị đưa ra bàn cãi trong cơ quan lâm
nghiệp Inđônêxia. Đã có những gợi ý là trách nhiệm quản lý rừng phải được chia sẻ giữa
có quan lâm nghiệp và các làng bản địa phương. Theo đề nghị đó, cơ quan lâm nghiệp sẽ
quản lý và bảo vệ các đầu nguồn và các rừng cấm sản xuất gỗ thương nghiệp, còn các
cộng đồng địa phương dựa trên chỉ dẫn và cố vấn về mặt kỹ thuật của cán bộ lâm nghiệp
sẽ quản lý các khu rừng còn lại để phục vụ các nhu cầu địa phương. [5]
9
Tại Ấn Độ, trong những năm 1920, các nhà chức trách thuộc địa Ấn Độ đã thử
đưa ra hệ thống quản lý rừng địa phương mới. Tại bang Uttar Pradesh người ta đã thành
lập các “hội đồng rừng” địa phương đặc biệt nhằm tạo nên một lớp đệm giữa rừng của
Nhà nước và dân làng địa phương. Đã có những suy nghĩ là việc quản lý rừng địa phương

phải được thực hiện trên nguyên tắc được cộng đồng xây dựng và thỏa thuận. Đến đầu
những năm 90 của thế kỷ XX, chính phủ ở nhiều bang của Ấn Độ cùng với sự hỗ trợ của
các nhà tài trợ trong và ngoài nước đã xúc tiến những kế hoạch xây dựng lâm nghiệp xã
hội thông qua những kế hoạch quản lý rừng công cộng.
Ở Nêpan, năm 1978, chính phủ nước này đã ban hành chính sách lâm nghiệp cộng
đồng mở rộng quyền quản lý các nguồn tài nguyên rừng nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng
đồng. Tuy nhiên quá trình quản lý còn gặp nhiều bất cập do nhữn khác nhau về tập quán
của người bản địa, các khu rừng lại phân tán không gắn với phân vùng hành chính nên
chính sách lâm nghiệp cộng đồng lúc đó chưa phát huy được tác dụng. Một hình thức
quản lý theo các nhóm sử dụng rừng, được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và
được nhà nước hỗ trợ ra đời. Nhà nước giao toàn bộ các khu rừng cho các nhóm sử dụng,
tăng quyền lực và ưu tiên đào tạo cho họ. Các nhóm sử dụng rừng được hưởng tất cả các
khoản thu nhập từ nguồn tài nguyên. Vai trò của các tổ chức lâm nghiệp được thay đổi từ
chức năng quản lý, kiểm soát sang chức năng khuyến nông – khuyến lâm và hỗ trợ. Với
hình thức quản lý mới rừng của các cộng đồng được bảo vệ tốt hơn.
Ở Thái Lan, năm 1968, nước nà y đã thực hiện nhiều chương trình làng lâm
nghiệp triển khai tại các vùng đất thoái hóa. Từ năm 1981, chính phủ Thái Lan khuyến
khích và mở rộng quyền quản lý rừng cho cộng đồng. Nhà nước phát triển các dự án làng
lâm nghiệp trên quy mô lớn, tại đó các hộ gia đình được giao đất thổ cư và đất canh tác
nông lâm nghiệp. Năm 1989, nhà nước đưa ra chính sách phát triển lâm nghiệp cộng
đồng trong đó xác định pháp lý bảo vệ và quản lý đất lâm nghiệp cho các cộng đồng địa
phương. Chính nhờ đó, rừng được bảo vệ và quản lý tốt hơn. [9]
Ở Philippin, từ sau năm 1971, chính phủ ban hành chính sách cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các cá nhân và cộng đồng trong thời gian 25 năm và sau đó có thể
gia hạn. Nhà nước hình thành các vùng đệm cho các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn
quốc gia, tai đó cộng đồng địa phương được phép tham gia quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên. [9]
Theo Schuartzman (1989), tại Braxin, có một bộ phận người dân địa phương sống
phụ thuộc vào việc chích nhựa mũ cao su tự nhiên trong các khu rừng cấm khai thác lâu
10

dài. Các khu rừng cấm khai thác lâu dài là những khu vực có cây mà những người sử
dụng chúng thường tới khai thác để lấy các sản phẩm như nhựa cao su, quả hạch, theo
một phương thức nào đó đảm bảo sự phát triển bền vững. Qua đó không những bảo tồn
mà có lúc còn mở rộng được các rừng nhiệt đới đó bằng cách giúp những người sử dụng
bảo vệ chúng chống lại những người khác như các chủ trang trại chăn nuôi lớn và những
nông dân muốn phá rừng để mở rộng hoạt động của họ. Những người chích mũ cao su
cần có diện tích đủ lớn để hoạt động đã giúp họ đồng minh được với các tổ chức quốc tế
về môi trường, đang quan tâm đến bảo tồn rừng nhiệt đới.
2.5.2. Ở Việt Nam
Nước ta có hơn 50 dân tộc thiểu số, phần lớn sinh sống ở miền núi, thôn, bản là
đơn vị xã hội truyền thống, cơ bản trong nông thôn miền núi, có tính độc lập tương đối
cao, là cộng đồng dân cư tự nhiên của các tộc người có mối quan hệ ràng buộc bởi có
chung các yếu tố như: chung nơi cư trú, cùng tôn giáo, tín ngưỡng, chung văn hoá, biểu
hiện rõ nét trong ngôn ngữ và tập quán thống nhất của cộng đồng.
Các dân tộc thiểu số thường có tập quán quản lý cộng đồng với đất đai và tài
nguyên thiên nhiên trong địa phận của thôn buôn. Trước đây với tập quán làm nương rẫy
phổ biến thì tài nguyên quan trọng là đối với cộng đồng là rừng và đất rừng. Theo các
quan niệm truyền thống của đồng bào thì chế độ sở hữu và quyền sử dụng đất, tài nguyên
rừng trong thôn là sở hữu cộng đồng, của tất cả các thành viên trong thôn, mọi thành viên
trong thôn bản đều được bình đẳng trong việc khai thác sử dụng theo luật tục/quy ước
của thôn, do sự điều khiển của già làng, trưởng bản, người ngoài cộng đồng không được
vi phạm.
Chẳng hạn người Thái vùng Tây Bắc có tập quán phân loại rừng núi thành các khu
vực nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống cộng đồng: rừng phòng hộ nằm
trên các khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khai thác; rừng dành cho khai thác tre gỗ
để dựng nhà và các nhu cầu khác thì tuyệt đối không được phát nương làm rẫy, thường là
vùng núi cao.
Ở Tây Nguyên, người Ê Đê và Mnông có luật tục rất phong phú, điều chỉnh nhiều
lĩnh vực: tổ chức và quản lý cộng đồng xã hội; ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích
cộng đồng; quan hệ dân sự quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ sản xuất và môi trường. Cũng

như vậy, luật tục quy định của người Tà Ôi, Vân Kiều ở miền Trung, người Stiêng ở
Đông Nam Bộ đều có quan niệm về đất đai, tài nguyên rừng là tài sản chung của tất cả
cộng đồng không phải của riêng ai.
11
Để phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, Việt Nam đã bắt đầu có
những nghiên cứu cũng như thực hiện các dự án hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp xã hội,
lâm nghiệp cộng đồng trong các vùng khác nhau. Nguyễn Hồng Quân (2000) đã phân
loại cộng đồng ra làm 2 loại, cộng đồng dân tộc và cộng đồng làng bản. Theo tác giả khái
niệm cộng đồng sử dụng trong phương thức quản lý rừng cộng đồng ở nước ta là cộng
đồng làng bản. Ngoài ra, với sự nỗ lực của các dự án phát triển nông thôn ở Đăk Lăk
(ETSP), ADB ở Gia Lai, khái niệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã được đề xuất bao
gồm các khía cạnh: M Quyền sử dụng đất lâu dài sau giao đất giao rừng HM Đánh giá tài
nguyên có sự tham gia để lập kế hoạch quản lý rừng M Nâng cao năng lực kỹ thuật lâm
sinh ở các cấp cơ sở là nền tảng cho việc đảm bảo quản lý rừng dựa vào cộng đồng bền
vững (GFA, 2000).
Hội thảo quốc gia về rừng cộng đồng, tổ chức lần đầu tiên (6/2000), tại Hà Nội đã
khẳng định: O6'()*$ !P070A.F0AR%-E.Q%.
4C0.'R=E;F 04*$6'()*$ !S
=P3Q/ !T*DQ&'()*$(FE%T.3
3 !%T !*U*%T=-=7 H 0=E
I !=E=P0*4 !J*VO
Để đánh giá tính phổ biến của rừng cộng đồng thôn bản có thể dùng hai chỉ tiêu:
tỷ lệ số xã có rừng cộng đồng trong tổng số xã và quy mô rừng cộng đồng thôn bản: tỷ lệ
rừng thôn bản chiếm trong tổng diện tích đất lâm nghiệp của thôn và hộ gia đình. Theo
thống kê ban đầu của Cục Kiểm Lâm (tháng 6/2001), có 1.023 xã thuộc 146 huyện ở 24
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có rừng và đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý
và sử dụng, với diện tích khoảng 2.348.390 ha, chiếm 15,5% diện tích đất lâm nghiệp của
toàn quốc, trong đó nhà nước giao là 1.211.000 ha và 214.000 ha do cộng đồng thôn quản
lý theo truyền thống, trong đó rừng do cộngđồng dân cư thôn quản lý chiếm tuyệt đại bộ
phận của diện tích đó.

Trên thực tế rừng cộng đồng hầu như không có sự đầu tư của nhà nước. Cộng
đồng tự tổ chức quản lý, bảo vệ và khai thác các lợi ích của rừng để trang trải các chi phí
cho bảo vệ rừng. Thậm chí các thôn bản còn quy định hằng năm các thành viên phải đóng
góp (tiền hoặc ngày công) cho việc bảo vệ rừng cộng đồng. Họ quan niệm rừng cộng
đồng là của chính họ,hộ gia đình được hưởng lợi ích từ rừng nên phải tự giác bảo vệ, nhất
là bảo vệ duy trì các rừng thiêng của thôn hay liên thôn. Nhờ các luật tục trong quản lý
rừng và tài nguyên còn lưu truyền cho đến nay, người dân có ý thức tự giác và tính tự
12
quản cao trong bảo vệ, xây dựng rừng cộng đồng nên nhiều khu rừng cộng đồng được
bảo vệ và phát triển tốt.
Thử nghiệm giao đất giao rừng và các nghiên cứu về chính sách, thể chế, tổ chức,
tiếp cận để phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, các tỉnh đã tiến hành
giao rừng tự nhiên gồm: Đăk Lăk; Thừa Thiên Huế; Sơn La;… Các khu rừng, đất lâm
nghiệp được giao ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là đất trống, rừng non, trong khi đó ở Tây
Nguyên đã thử nghiệm giao cả các khu rừng tốt. Từ thực tiễn giao đất giao rừng ỏ các
tỉnh cho thấy, tiến trình này đã được khởi động bắt đầu tích lũy kinh nghiệm, song hầu
hết cũng mới giao đất giao rừng mà chưa có thử nghiệm cụ thể nào cho tiến trình phát
triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng
13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu cách thức tổ chức, quản lý, vận hành của tổ chức
quản lý rừng cộng đồng và sự tham của người dân.
Đề tài được thực hiện tại thôn 5 (Ta Vac) của xã Thượng Long, huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức quản lý rừng cộng đồng
- Thời gian thành lập
- Điều kiện hình thành
- Tiến trình thành lập

- Chức năng nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng
- Hệ thống quản lý, các bên liên quan
- Thành viên tham gia (theo thời gian)
3.2.2. Các hoạt động của tổ chức cộng đồng và sự tham gia của người dân
- Hoạt động xây dựng Ban quản lý của tổ chức
- Hoạt động xây dựng quy chế
- Hoạt động hội họp
- Hoạt động tuần tra bảo vệ rừng
- Hoạt động trồng rừng, xúc tiến tái sinh làm giàu rừng
- Hoạt động phòng chống cháy rừng
- Hoạt động vệ sinh rừng
- Hoạt động xây dựng vườn ươm
3.2.3. Những kết quả ban đầu của việc quản lý tài nguyên của tổ chức quản lý rừng cộng
đồng.
- Thực hiện các hoạt động quản lý
- Thay đổi tài nguyên rừng
- Tình trạng khai thác lâm sản trái phép
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin:
3.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp:
14
- Thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đại bàn nghiên
cứu xã Thượng Long; thôn 5, xã Thượng Long.
- Văn bản, hồ sơ giao rừng, kế hoạch phát triển rừng, quy ước bảo vệ rừng của cộng đồng
dân cư thôn 5, xã Thượng Long.
- Các văn bản pháp luật liên quan đến việc giao đất giao rừng
- Đồng thời có tham khảo, kế thừa các thông tin liên quan đến quản lý rừng c ó sự tham
gia của cộng đồng từ các website, những nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
*Phương pháp: thu thập các báo cáo của xã, văn bản pháp luật, tại các phòng ban
có liên quan, sử dụng phiếu thu thập thông tin thứ cấp để thu thập thông tin từ Chủ tịch

xã, cán bộ phụ trách lâm nghiệp, trưởng thôn,
3.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
a, Thảo luận nhóm: Trong thời gian thực tập chúng tôi đã thực hiện hai cuộc thảo luận
nhóm.
- Cuộc thảo luận thứ nhất
+ Thành phần tham gia: Gồm trưởng thôn 5, 4 thành viên Ban quản lý rừng thôn, 1 cán
bộ lâm nghiệp xã, 1 đại diện đoàn thanh niên thôn, 1 hội phụ nữ thôn cùng nhóm sinh
viên thực tập cùng địa bàn.
+ Thông tin thu thập:
* Mô tả các hoạt động của tổ chức quản lý rừng cộng đồng và sự tham gia của
người dân trong từng hoạt động.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức quản lý rừng cộng đồng
* Các khó khăn và giải pháp đề xuất
- Cuộc thảo luận thứ hai
+ Thành phần tham gia: 8 người dân trong thôn, trong đó có 4 hộ không nghèo và 4 hộ
nghèo; thành phần có đủ nam, nữ, già, trẻ cùng nhóm sinh viên.
+ Nội dung:
* Lý do tham gia vào tổ chức quản lý rừng cộng đồng thôn
* Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động
* Nhu cầu hỗ trợ của hộ để tăng cường sự tham gia của hộ vào tổ chức quản lý
rừng cộng đồng.
b, Phỏng vấn hộ:
15
- Do địa bàn nghiên cứu được lựa chọn thực hiện trên một thôn, số hộ ít nên đã tiến hành
phỏng vấn tất cả các hộ trong thôn, gồm 38 hộ trong đó có 22 hộ nghèo và 16 hộ không
nghèo. Phỏng vấn theo phương pháp bán cấu trúc, sử dụng câu hỏi đã thiết kế sẵn.
- Nội dung thông tin thu thập:
+ Mức độ quan trọng của lâm nghiệp đối với hộ.
+ Sự tham gia của người dân vào các hoạt động của tổ chức quản lý rừng cộng
đồng.

+ Các khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình tham gia vào tổ chức
+ Nhu cầu hỗ trợ để họ tham gia tốt hơn các hoạt động quản lý bảo vệ rừng tốt
hơn.
- Phỏng vấn sâu trưởng ban quản lý rừng thôn, nhóm trưởng nhóm xây dựng vườm ươm,
tổ trưởng hai tổ bảo vệ rừng để thu thập các thông tin liên quan đến sự tham gia của
người dân trong thôn.
c, Quan sát các hoạt động của tổ chức cộng đồng như là tổ chức họp, triển khai các hoạt
động quản lý rừng,
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích tương quan trong phần mềm
Excel
16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Xã Thượng Long nằm về phía Tây của huyện Nam Đông và cách thị trấn Khe Tre
khoảng 16 km.
Phạm vi ranh giới của xã Thượng Long:
- Phía Đông: giáp xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Phía Tây: giáp xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông.
- Phía Nam: giáp tỉnh Quảng Nam.
- Phía Bắc: giáp xã Hương Hữu, huyện Nam Đông.
+ Thời tiết khí hậu
Xã Thượng Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ
rệt, có nhiệt độ bình quân năm: 24,4
o
C; Lượng mưa trung bình 2800mm/năm và độ ẩm
trung bình năm: 86%. Mùa mưa thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 12 (chiếm trên
85% tổng lượng mưa cả năm).

+ Địa hình, địa thế:
Địa hình xã Thượng Long tương đối phức tạp, các dãy núi cao nằm tập trung ở
phía Nam và phía Tây Nam của xã, độ cao bình quân 400m, độ dốc trung bình 20-30
o
,
vùng đưa vào trồng rừng theo dự án có độ dốc trung bình 21
o
. Địa hình trong khu vực có
dạng đồi bát úp, mức độ chia cắt địa hình cao.
+ Thổ nhưỡng:
Loại đất chủ yếu của vùng là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá phiến thạch sét.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, hữu cơ trung bình. Thích hợp trồng
các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp.
Hiện trạng sử dụng đất của xã Thượng Long được thể hiện qua bảng sau:
17
W'NX*C.Y;RS=PZ4
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Đất tự nhiên 5125 100
1 Đất nông nghiệp 375,2 7,32
2 Đất lâm nghiệp 3623,6 70,7
3 Đất phi nông nghiệp 139,2 2,72
4 Đất chưa sử dụng 937,95 18,3
5 Đất khác 49,05 0,96
[9!NW44\DJ*=E9>JM
Từ số liệu ở bảng trên có thể nhận thấy, đất đai tại khu vực nghiên cứu đất lâm
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, với 3623,6 ha chiếm 70,7% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó, đất rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng thôn 5 quản lý bảo vệ từ năm 2006
là 60,2 ha. Vì vậy, đây là tiềm năng để phát triển lâm nghiệp của thôn, tạo công ăn việc
làm và thu nhập cho các hộ.
Mặc dù đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,32% diện tích đất tự nhiên nhưng đóng vai trò

rất quan trọng đối với đời sống của bà con nơi đây vì nó giải quyết được nhu cầu lương
thực, thực phẩm trước mắt và tạo thu nhập cho các hộ gia đình từ ruộng lúa vườn cây.
Xã còn một diện tích lớn chưa sử dụng (18,3%). Đây là tiềm năng phát triển lâm
nghiệp, chăn nuôi của xã.
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội xã Thượng Long
4.1.2.1. Dân số, lao động, dân tộc:
Xã Thượng Long có 8 thôn và 1 xóm với hai dân tộc chính là Katu và Kinh. Dân
tộc Katu chiếm 95,69% gồm 2.133 khẩu, dân tộc Kinh chiếm 4,31% gồm 96 khẩu. Dân
cư phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở dọc đường tỉnh lộ 14B và một số thôn
gần trung tâm xã.
18
W'NBB(4 %F]^RS&_
Stt
Chỉ tiêu
Đvt
Năm 2006 Năm2007 Năm 2008
1 Tổng số hộ Hộ 470 465 469
2 Tổng số nhân khẩu Người 2250 2290 2229
3 Tổng số lao động Người 1162 1175 1089
4 Bình quân
4.1
Bình quân nhân
khẩu/hộ
Khẩu 4,78 4,92 4,75
4.2 Bình quân lao động/hộ
Lao
động
2,47 2,52 2,27
[9!NW44]`RS RS_M
Số hộ năm 2007 giảm so với năm 2006 là do một số hộ đã tiến hành nhập hộ trong

khi đó số nhân khẩu và số lao động tăng. Năm 2008, số hộ tăng lên so với năm 2007
trong khi số nhân khẩu và số lao động giảm mạnh, điều này được xem là một khó khăn
của địa phương trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế, nhất là trong xu thế phát triển
như hiện nay.
Bảng số liệu trên còn cho thấy, số người phụ thuộc bình quân trên hộ vẫn ở mức
cao; đang có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng đây là vấn đề địa phương cần xem
xét để đưa ra hướng đi phù hợp sao cho vừa đảm bảo phát triển kinh tế hộ vừa tận dụng
được nguồn lao động dự trữ.
4.1.2.2. Các hoạt động sản xuất của người dân
- Ngành trồng trọt:
Tổng diện tích dất tự nhiên của xã chỉ 5.125ha. Trong đó đất nông nghiệp là
375,2ha (chiếm 7,32% tổng diện tích đất tự nhiên). Bình quân một hộ có 0,78ha đất nông
nghiệp trong đó bao gồm cả đất trồng cây hàng năm, đất vườn, đất trồng cây lâu năm, đất
có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Nếu tính đất trồng cây hàng năm thì bình quân 0,37ha
trên một hộ gia đình. Tổng diện tích lúa nước của xã ổn định 59,2ha, với năng suất
50,2tạ/ha.
Ngoài ra một số loại cây trồng khác cũng được bà con quan tâm như sắn công
nghiệp với năng suất 230tạ/ha, lúa rẫy năng suất 10 tạ/ha; Ngô lai năng suất 25 tạ/ha. Các
19
loài cây ăn quả như cam, chuối, cau đã được bà con trồng thử nghiệm nhưng năng suất và
sản lượng chưa cao do chưa nắm rõ kỹ thuật.
Cây cao su trên địa bàn xã đang phát triển tốt do được sự quan tâm của đặc biệt
của bà con, hứa hẹn trong những năm tới đời sống của nông dân sẽ được cải thiện nhờ
vào thu hoạch mủ Cao su.
Nhìn chung ngành trồng trọt của xã đã có những tiến bộ mới như sử dụng các
giống lúa có năng suất cao, bón phân và đăc biệt là sự quan tâm của bà con trong việc
thâm canh, chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh.
- Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp là 3623,6ha chiếm 70,70% diện tích đất tự nhiên của xã.
Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hiện có là 3259,3ha, rừng trồng có 364,3ha gồm các

loại cây như keo, cao su, quế Điều kiện đất đai ở đây phù hợp cho phát triển các loại
cây này, song do việc chăm sóc quản lý chưa tốt dẫn đến tình trạng cây rừng phát triển
kém. Mặt khác, trình trạng quản lý rừng như hiện nay đã phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa
người dân địa phương với công tác bảo vệ rừng của các lâm trường và nhà nước. Do vậy
hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng không cao, không khai thác hết tiềm năng, thế
mạnh của nghề rừng để tạo thu nhập bằng các hình thức khai thác sử dụng hợp lý tài
nguyên rừng hiện có, phát triển vốn rừng, rừng trồng
Phương thức quản lý rừng tại địa phương: hiện nay tại xã đồng thời tồn tại ba
phương thức quản lý rừng khác nhau. Đó là rừng do xã trực tiếp quản lý (chiếm 22,88%),
rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông quản lý (chiếm 74,84%) và rừng do cộng
đồng dân cư thôn 5 quản lý chiếm 1,84%.
- Chăn nuôi:
Tình hình chăn nuôi chậm phát triển, số lượng chăn nuôi dưới mức bình quân của
huyện và có xu hướng thu hẹp. Tập trung chủ yếu chăn nuôi bò và lợn, trâu chỉ nuôi phục
vụ sức kéo. Tổng đàn gia cầm còn hạn chế về số lượng chưa tương xứng với tiềm năng
chăn nuôi của địa phương. Việc chăn nuôi còn phân tán, nhỏ lẻ, chưa có một mô hình
chăn nuôi theo hình thức trang trại, thiếu tính chuyên nghiệp. Các kiến thức chăn nuôi
còn có những hạn chế, chưa được trang bị kiến thức về chế biến thức ăn gia súc, gia cầm
từ nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Người dân hầu như chưa tiếp cận với công tác thú
y, hàng năm còn để xảy ra nhiều đợt dịch bệnh cho lợn, gà, đã làm cho người chăn nuôi
20
thua lỗ. Đây là vấn đề cần phải được khắc phục để đáp ứng yêu cầu phát triển nghề chăn
nuôi của người dân địa phương.
- Tiểu thủ công nghiệp:
Tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, chỉ có 2 cơ sở mộc gia dụng nhỏ, một số hộ
đang học làm nghề thêu rem. Các ngành nghề truyến thống bị mai một, không còn duy
trì.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Ở xã có xây dựng chợ nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hoá thấp nên chưa được
sử dụng hiệu quả. Có 4 hộ buôn bán nhỏ và 1 cơ sở thu mua sắn nguyên liệu.

- Cơ bản trên địa bàn xã giao thông tương đối tốt đảm bảo, các hệ thống đường
chính đã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá.
- Hệ thống thuỷ lợi đã có sự đầu tư, toàn xã có 5 công trình thủy lợi: đập thủy lợi
Ca Rai (thôn 8) công suất thiết kế tưới cho 8ha, đập Ga Hôn (thôn 3+thôn 4) tưới cho
12ha lúa nước, đập La Đang (thôn 1+thôn 2) gần 8ha lúa nước, đập A Mun tưới gần 1ha
lúa nước và một đập mới xây dựng năm 2004 tưới cho 5ha lúa nước. Các hệ thống kênh
mương cũng đang được kiên cố hoá như: Kênh mương thôn 4, 8 đang được bê tông hoá.
Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi của xã đã đảm bảo cho việc cung cấp nước sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn.
`Toàn xã có 100% thôn có điện (9/9 thôn) nhưng do có một số hộ chưa có điều
kiện kéo điện về nên chỉ có khoảng 85% hộ dùng điện thắp sáng.
`Nước sinh hoạt của xã gồm 4hệ thống nước tự chảy, và nhiều giếng nước. Hệ
thống nước sinh hoạt đang được nâng cấp, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của
nhân dân.
4.1.2.4. Giáo dục y tế, văn hóa thể dục thể thao
- Giáo dục: đã có một trường tiểu học gồm 8 phòng học, diện tích sử dụng 321m
2
.
Tổng số học sinh 762học sinh; Cấp tiểu học: 386 học sinh, trung học cơ sở: 228 học sinh,
trung học phổ thông: 40 học sinh. Đối với giáo dục mầm non tổng số cháu 148 cháu.
-Y tế : xã có 1 trạm y tế, có 6 giường với số lượng bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý là 6
người. Đã phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và là nơi triễn khai các
chương trình y tế quốc gia như: chống sốt rét, cung cấp muối I ốt, tiêm chủng mở rộng,
21
kế hoạch hóa gia đình Tuy nhiên, do hệ thống trang thiết bị nghèo nàn, trình độ của cán
bộ y tế còn hạn chế nên công tác khám chữa bệnh chỉ dừng lại ở các bệnh thông thường.
- Công tác văn hoá thể dục thể thao đã được quan tâm, xã đã tổ chức nhiều giải thi
đấu thể thao, hoạt động văn hoá văn nghệ. Các nhà Làng được xây dựng, cùng các nét
văn hoá của dân tộc, toàn xã được phủ sóng truyền hình, có Bưu điện văn hoá xã. Trong
tương lai cần bảo vệ và sưu tầm các nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương.

4.2. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức quản lý rừng cộng đồng
4.2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên rừng của thôn Ta Vác
(thôn 5)
Trước năm 1953, người dân Ka Tu sống rải rác trong xã và chưa được bố trí thành
các cụm dân cư hay thôn/bản. Họ tập trung ở các ven rừng và thung lũng, cuộc sống phó
thác vào tài nguyên rừng, chỉ nhờ vào các sản phẩm từ săn bắn và hái lượm để sinh sống.
Chính vì vậy, tại thời điểm này có tới 100% số hộ gia đình có cuộc sống phụ thuộc vào
tài nguyên rừng.
Thôn Ta Vác được thành lập vào năm 1973 với 100% đồng bào dân tộc Ka Tu. Từ
sau khi thành lập, Nhà nước thực hiện các chính sách định cư định canh cho đồng bào
dân tộc miền núi và hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi từ đó hình thức canh tác lúa nước
được hình thành và bà con đã ít vào rừng hơn.
Thôn Ta Vác hiện có 38 hộ với 187 khẩu. Tổng số lao động là 76 người (chiếm
40,86%) trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 90%. Theo đánh giá phân loại hộ của
xã năm 2007, thôn Ta Vác có 22 hộ nghèo (chiếm 57,89%), 10 hộ trung bình (chiếm
26,31%) và 6 hộ khá (chiếm 15,8%). Tỉ lệ hộ nghèo ở mức cao, số nhân khẩu phụ thuộc
chiếm trên 50% là một thách thức của thôn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống của người dân.
Tổng diện tích rừng của thôn 5 là 140,17 ha trong đó có 60,2 ha rừng tự nhiên và
79,97 ha rừng trồng. Rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng thôn 5 quản lý từ năm
2006. Rừng trồng bao gồm hai loại cây là keo và cao su được phân về cho từng hộ trong
thôn; trung bình mỗi hộ có 1,59 ha cao su và 0,52 ha keo. Cơ cấu diện tích rừng của thôn
5 được thể hiện qua biểu đồ sau:
22
XB
N
W@
!
@


-

;

*$

J+
Cuộc sống của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác ruộng
nước và nương rẫy. Giai đoạn gần đây, được sợ hỗ trợ của dự án như ADB, ICCO, người
dân được biết nhiều hơn các kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh
đó ở thôn còn có các nghề phụ như nấu rượu, đan lát… Thời gian rảnh rỗi các hộ gia đình
tranh thủ vào rừng để kiếm củi và các lâm sản phụ khác phục vụ cho sinh hoạt hàng
ngày. Mức đóng góp của các ngành sản xuất vào thu nhập của hộ được thể hiện qua bảng
sau:
23
W'N TT04K.'R/T
TT Nguồn thu nhập
Tỷ trọng đóng góp (%)
Bình quân
chung
Nhóm hộ
nghèo
Nhóm hộ không
nghèo
Độ tin cậy
(significant)
1 Trồng trọt 30,52
30
(11,23)
39,38

(15,69)
0,055
2 Chăn nuôi 22,02
26
(7,54)
26,25
(15,60)
0,9
3 Nuôi trồng thủy sản 2,92
3
(5,71)
4,37
(6,29)
0,50
4 Nghề phụ 4,38
0,5
(2,24)
5
(15,05)
0,25
5 Lâm nghiệp 40,16
40,50
(13,95)
25
(16,33)
0,005
Chú thích: Số trong ngoặc là độ lệch chuẩn
Mức tin cậy: 95%
[9!N<a0 %GGbM
Từ bảng số liệu trên cho thấy, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành

sản xuất. Lâm nghiệp bao gồm trồng rừng, khai thác lâm sản… trong đó khai thác lâm
sản là hoạt động mang lại thu nhập cho hộ, còn diện tích rừng trồng chưa đến tuổi khai
thác do đó vẫn chưa có đóng góp vào thu nhập của hộ. Kết quả kiểm định thống kê (T-
test) cho thấy rằng mức độ đóng góp từ lâm nghiệp vào thu nhập của nhóm hộ nghèo có
sự khác biệt so với nhóm hộ không nghèo. Tỷ trọng thu nhập do ngành lâm nghiệp đóng
góp vào của nhóm hộ nghèo lớn hơn nhóm hộ không nghèo. Chứng tỏ rằng nhóm hộ
nghèo phụ thuộc vào rừng nhiều hơn nhóm hộ không nghèo.
Mức đóng góp lớn là thu nhập từ trồng trọt, chiếm 30,32% tổng thu nhập. Mức
đóng góp của trồng trọt vào thu nhập ở nhóm họ nghèo thấp hơn nhóm hộ không nghèo
và kết quả kiểm định thống kê cho thấy sự khác biệt này là có ý nghĩa. Điều này chứng tỏ
rằng nhóm hộ không nghèo có khả năng trồng trọt tốt hơn nhóm hộ nghèo, họ đã tiếp thu
tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như học hỏi kinh nghiệm từ người khác để ứng dụng vào
thực tế tốt hơn nhóm hộ nghèo.
24
Với 94% diện tích là rừng nên đời sống của cộng đồng dân cư thôn 5 liên quan
mật thiết đến tài nguyên rừng trong đó có hoạt động khai thác lâm sản từ rừng. Các loại
lâm sản mà người dân khai thác sử dụng bao gồm: gỗ, lá nón, củi, đót, mây,… Người dân
khai thác gỗ để làm nhà, chuồng gia súc là chủ yếu, còn các loại khác được dùng để bán
hoặc được sử dụng trực tiếp. Các loại lâm sản được khai thác quanh năm, riêng chỉ có đót
là khai thác vào tháng 12 âm lịch. Kết quả điều tra thu thập thông tin về mức độ đóng góp
của việc khai thác sử dụng lâm sản vào thu nhập của hộ được thể hiện qua bảng sau:
W'"N ].Y;(F.'cT
TT
Loại
lâm
sản
Bình quân chung
Nhóm hộ nghèo
(N=20)
Nhóm hộ không

nghèo (N=16)
Độ tin
cậy
Số hộ
khai
thác
(hộ)
Thu nhập
năm 2007
(đồng)
Số hộ
khai
thác
(hộ)
Thu nhập
năm 2007
(đồng)
Số hộ
khai
thác
(hộ)
Thu nhập
2007 (đồng)
1 Củi 23 253472 15
301500
(305502)
8
193437
(231132)
0,15

2 Lá nón 13 102222 9
148000
(276169)
4
45000
(93094)
0,13
3 Đót 18 47166 14
72750
(82138)
4
15287
(35159)
0,009
4 Mây 21 877777 15
1140000
(550000)
6
1243255
(967470)
0,12
[9!N<a0 %GGbM
Bảng số liệu cho thấy, toàn thôn có 60,5% hộ khai thác các loại lâm sản từ rừng
trong đó có đến 95% hộ nghèo và 62,5% hộ không nghèo. Ở từng loại lâm sản cụ thể, số
hộ khai thác ở hai nhóm hộ đều có sự khác biệt. Số hộ khai thác ở nhóm hộ nghèo cao
hơn nhiều so với nhóm hộ không nghèo (gấp từ 2-3 lần). Tại sao lại có sự chênh lệch như
vậy? Điều này có thể giải thích là do đời sống của nhóm hộ nghèo còn khó khăn, họ
không có nguồn thu nhập nào ngoài khai thác lâm sản ngoài gỗ trong khi sản xuất nông
nghiệp còn manh mún, chủ yếu là tự cung tự cấp.
25

×