Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG AN, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.34 KB, 6 trang )



41

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG AN, HUYỆN
QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Ngọc Châu, Mai Chiếm Tuyến, Đào Duy Minh
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Tóm tắt. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò rất quan trọng với đời
sống của người dân trên địa bàn xã Quảng An. Đã có lúc đây là công cụ xóa đói
giảm nghèo siêu tốc với địa phương này. Thế nhưng từ 2002 đến cuối năm 2008,
hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng trở nên kém hiệu quả; tình trạng ô nhiễm
nguồn nước dẫn đến dịch bệnh khiến người dân càng nuôi càng thua lỗ. Trước tình
hình đó, UBND xã Quảng An đã chỉ đạo nông hộ đa dạng hóa đối tượng nuôi, thay
vì chỉ nuôi chuyên canh tôm sú như trước đây. Đặc biệt trong năm 2009, xã chỉ đạo
hộ nuôi thí điểm dự án ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản và
bước đầu đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân đã có
bước khởi sắc, quá trình phân tích cũng chỉ ra rằng tỷ lệ hộ nuôi thua lỗ giảm
xuống. Tuy nhiên, hoạt động này ở địa phương vẫn còn một số vướng mắc liên
quan đến thị trường tiêu thụ, vốn, kỹ thuật,

1. Tổng quan về địa bàn và vấn đề nghiên cứu
Quảng An là một trong những xã bãi ngang của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.422,50 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 71,29% tổng diện tích, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là
500m


2
. Thu nhập của người dân ở đây chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp.
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn là một trong những hoạt động mang lại nguồn
thu nhập rất lớn đối với người dân địa phương. Tuy nhiên, tình hình NTTS trở nên
không mấy thuận lợi trong những năm gần đây. Vậy nên, việc đánh giá hiệu quả kinh tế
hoạt động NTTS trong bối cảnh xã thực hiện chuyển đổi hình thức nuôi đồng thời ứng
dụng chế phẩm sinh học trong NTTS là rất cần thiết.
2. Quan điểm, phương pháp và mục đích nghiên cứu
2.1. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật biện chứng và tư duy logic cùng cách tiếp cận hệ
thống - cấu trúc đã được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu.


42

Ngoài ra, để có thể đánh giá được kết quả, hiệu quả NTTS của nông hộ chúng
tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 75 hộ nuôi trong xã. Phương pháp chuyên gia,
chuyên khảo được sử dụng nhằm hiểu sâu hơn về thực tế nuôi trồng tại địa phương. Bên
cạnh đó, việc sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp phân tích so sánh,
hồi quy tương quan và một số phương pháp khác đã giúp tăng tính khoa học cho nghiên
cứu này.
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động NTTS trên địa bàn xã Quảng An.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS tại địa phương; so sánh hiệu quả
giữa hình thức nuôi bán thâm canh có sử dụng chế phẩm (BTC
CP
) với các hình thức
nuôi khác.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động NTTS.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động

NTTS của người dân trên địa bàn.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Tình hình NTTS trên địa bàn xã Quảng An giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 1. Tình hình NTTS của xã Quảng An qua giai đoạn 2008 - 2010
09/08 10/09
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
SL
Tỷ lệ
(+/-%)
SL
Tỷ lệ
(+/-
%)
- Diện tích
thả nuôi
Ha 126,5 130,5 129,1 4 3,16 -1,4 -1,07
- Số hộ nuôi Hộ 169 178 178 9 5,33 0 0,00
+ Số hộ lãi Hộ 107 125 127 18 14,40 2 18,69
- GTSL Tr.đồng 4.500 4.700 5.806 200 4,44 1.106 23,40
(Nguồn: báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Quảng An).
Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy, diện tích và số hộ nuôi có xu hướng ổn định qua
các năm. Riêng số lượng hộ nuôi có lãi đã tăng, giá trị sản lượng năm sau cao hơn năm
trước. Năm 2009, giá trị sản lượng đạt 4.700 triệu đồng, tăng 4,44% so với năm 2008;
năm 2010, con số này đạt đến 5.806 triệu đồng, tăng 23,40% so với năm 2009.
3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Qua xử lý và phân tích số liệu điều tra cho thấy, số nhân khẩu bình quân trên hộ


43


là 5,17 người, trong đó hộ có số nhân khẩu cao nhất là 9 và thấp nhất là 4, với số lượng
này nông hộ đủ điều kiện để tiến hành hoạt động NTTS. Bình quân mỗi hộ có 2,57 lao
động; độ tuổi bình quân của chủ hộ là 47,32 - đây là một lợi thế về vấn đề kinh nghiệm
trong NTTS.
Đối với trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, các chủ hộ có trình độ văn hóa
khá cao, trong đó số chủ hộ có trình độ cấp 3 chiếm đến 26,67% đây là đối tượng rất
nhạy bén và có khả năng học hỏi rất tốt. Về trình độ chuyên môn, các chủ hộ chưa qua
đào tạo chiếm đến 85,33%.
3.3. Chi phí và kết cấu chi phí hoạt động NTTS của các hộ điều tra
Kết quả phân tích thể hiện rằng, trong cơ cấu tổng chi phí bình quân chung cho
cả ba hình thức nuôi, chi phí trung gian chiếm một tỷ trọng lớn, lên đến 74,66%, tương
ứng 38.086 ngàn đồng/ha. Tuy nhiên, mức đầu tư ở các hình thức nuôi có sự khác biệt
rõ rệt, nếu hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) có mức đầu tư thấp nhất là
23.371 ngàn đồng/ha, thì hình thức nuôi BTC
CP
đạt mức cao nhất, lên đến 47.248 ngàn
đồng/ha.
Trong tất cả các loại chi phí thì giống, thức ăn và chi phí xử lý, tu bổ là những
yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình sản xuất nhất. Mức đầu tư giống của
các hộ nuôi là 6.774 ngàn đồng/ha tương ứng với khoảng 13%, cao nhất là hình thức
nuôi bán thâm canh truyền thống (BTC
TT
), đạt 7.849 ngàn đồng/ha, và thấp nhất là hình
thức nuôi QCCT. Đối với thức ăn, chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí.
Trong đó, đáng chú ý là các hộ nuôi có xu hướng giảm đầu tư thức ăn tươi từ hình thức
BTC
CP
đến hình thức QCCT. Đối với vấn đề xử lý và phòng bệnh, đây là một khoản đầu
tư cực kỳ quan trọng vì nó liên quan đến sự sống còn của hoạt động NTTS, thế nhưng
nó chỉ được các hộ nuôi ở hình thức BTC

CP
quan tâm đến, cụ thể mức đầu tư ở hình
thức này là 6.605 ngàn đồng/ha, gấp gần 2 lần so với hình thức nuôi BTC
TT
và hơn 4 lần
so với hình thức nuôi QCCT.
Bảng 2. Tổng chi phí và kết cấu của tổng chi phí sản xuất của các hộ điều tra
trong năm 2010 (Tính bình quân/ha)
QCCT BTC
TT
BTC
CP
BQC
Chỉ tiêu Giá trị
(ngàn
đồng)

cấu
(%)
Giá trị
(ngàn
đồng)

cấu
(%)
Giá trị
(ngàn
đồng)

cấu

(%)
Giá trị
(ngàn
đồng)

cấu
(%)
1. Giống 4.411 13,45

7.849 13,41

8.215 13,06

6.774 13,28

2. Thức ăn 12.059

36,77

25.792

44,06

23.610

37,53

20.333

39,86


3. Xử lý và phòng bệnh 1.489 4,54 3.677 6,28 6.605 10,50

3.855 7,56


44

4. Tu bổ và nạo vét ao hồ

4.446 13,56

5.892 10,07

6.703 10,65

5.650 11,08

5. Điện và nhiên liệu 822 2,51 1.074 1,84 1.019 1,62 969 1,90
6. Lao động thuê ngoài 145 0,44 310 0,53 1.097 1,74 505 0,99
Chi phí trung gian 23.371

71,27

44.595

76,18

47.248


75,11

38.086

74,66

7. Khấu hao TSCĐ 3.603 10,99

6.255 10,69

6.688 10,63

5.474 10,73

8. Chi phí lãi vay 1.303 3,97 3.573 6,10 3.553 5,65 2.780 5,45
9. Lao động gia đình 4.514 13,77

5.991 10,24

5.420 8,62 5.296 10,38

Tổng chi phí 32.792

100 58.537

100 62.909

100 51.011

100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011).
3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS của các hộ điều tra
Nhìn chung các chỉ số phản ánh kết quả và hiệu quả cho thấy, đa phần các hộ
nuôi cho kết quả và hiệu quả kinh tế khá cao. Như vậy, sau một thời gian nuôi thua lỗ
kéo dài thì giờ đây hoạt động NTTS đã hồi sinh trở lại.
Bảng 3. Kết quả kinh tế hoạt động NTTS của các hộ điều tra
QCCT BTC
TT

BTC
CP
BQC BTC
TT
/QCCT BTC
CP
/BTC
TT

Chỉ tiêu
Giá trị
(ngàn
đồng)
Giá trị
(ngàn
đồng)
Giá trị
(ngàn
đồng)
Giá trị
(ngàn

đồng)
Giá trị
(ngàn
đồng)
Gấp
(Lần)
Giá trị
(ngàn
đồng)
Gấp
(Lần)
1. GO/ha 42.255 74.663 95.278 70.025 32.408

1,77 20.615

1,28
2. IC/ha 23.371 44.595 47.248 38.086 21.224

1,91 2.652 1,06
3. VA/ha 19.379 29.521 49.986 32.220 10.148

1,52 20.465

1,69
4. GO/hộ 29.071 51.368 65.551 48.176 22.297

1,77 14.183

1,28
5. IC/hộ 16.079 30.682 32.506 26.203 14.603


1,91 1.824 1,06
6. VA/hộ 13.333 20.310 34.390 22.396 6.977 1,52 14.080

1,69
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011).
Qua nghiên cứu cho thấy các hộ nuôi đạt được kết quả rất khả quan, tổng giá trị
sản xuất cao nhất là hình thức nuôi BTCCP với 95.278 ngàn đồng/ha, thấp nhất là hình
thức nuôi QCCT với 42.255 ngàn đồng/ha. Điều này phản ánh đúng với chi phí đầu tư
mà các hộ nuôi đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất của mình. Về mặt hiệu quả kinh tế, các


45

chỉ số khi so sánh tương quan đầu vào và đầu ra rất lớn, điều này chứng tỏ các hộ đã sử
dụng tốt đồng vốn đầu tư mình. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt lớn về nhóm chỉ số này
giữa các hình thức nuôi. Đặc biệt, khi tiến hành so sánh giữa hình thức nuôi BTCTT và
QCCT, các chỉ số cho thấy hình thức QCCT mang lại hiệu quả cao hơn. Mặc dầu vậy
việc lựa chọn nuôi theo hình thức nào còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS của các hộ điều tra (Tính bình quân/ha)
(ĐVT: Lần)
Chỉ tiêu QCCT BTC
TT
BTC
CP
BQC
1. GO/IC 1,82 1,67 2,03 1,84
2. VA/IC 0,82 0,67 1,03 0,84
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011).
3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS của

hộ điều tra
Để nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS cần có một nhóm các giải pháp
về phía hộ nuôi lẫn chính quyền địa phương. Về phía hộ nuôi, cần đặc biệt chú trọng
nuôi trồng đúng thời vụ, đúng mật độ nuôi với mỗi hình thức khác nhau. Nguồn gốc
xuất xứ của con giống cũng cần được quan tâm và nên có trại giống tại địa phương.
Ngoài ra cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề thức ăn, tốt nhất nên hạn chế sử dụng thức ăn
tươi; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho người dân và thành lập tổ tự quản để
nâng cao tính tự giác bảo vệ hồ nuôi lẫn nhau. Về phía chính quyền địa phương cần chú
ý đến việc quy hoạch vùng nuôi; hoàn thiện hệ thống - quy trình sản xuất; xây dựng cơ
sở hạ tầng; công tác khuyến nông (cán bộ khuyến nông vẫn chưa làm việc đúng với vai
trò của mình).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Tình, Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, Nxb. Nông nghiệp, 2003.
2. Thủy sản phát triển và hội nhập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2003.
3. Mai Văn Xuân, Phan Văn Hoà, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế, Kỷ yếu Hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005.
4. Nguyễn Tài Phúc, Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội, 2005.
5. UBND xã Quảng An, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, 2008, 2009, 2010.
6. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010.
7. Trang web: .


46

ASSESSING ECONOMIC EFFICIENCY OF AQUACULTURE - ACTIVITIES
OF FARMING HOUSEHOLDS IN QUANG AN COMMUNE, QUANG DIEN
DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Ngoc Chau, Mai Chiem Tuyen, Dao Duy Minh

College of Economics, Hue University

Abstract. Aquaculture activities play an important role in the livelyhood of people
in Quang An commune. They used to be the high-speed solution in poverty
reduction for this area. However from the year of 2002 to the end of 2008,
aquaculture activities became less and less effective due to diseases caused by
polluted water. Under this circumstance, the local authority of Quang An has
changed the aquaculture form from prawn monoculture into mixed culture with
prawn, crab and orca in order to decrease the risk of loss for households. Especially
since 2009, initially satisfactory achievements have been obtained thanks to the
authority piloting the effective application of biological extracts into aquaculture.
The result shows that the aquaculture activities of households have been improved.
The analysis denotes that the rate of loss decreases. However, aquaculture in the
commune still has difficulties in term of environmental pollution, market, capital
and technology, etc.







×