Phần 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng vì nó cung cấp cho con
người các sản phẩm thiết yếu . Ngày nay, khi nhu cầu của con người càng cao thì
sản phẩm của nông nghiệp không những phải đáp ứng về số lượng mà còn về chất
lượng.
Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu
vượt bậc, từ một nước phải nhập khẩu gạo đến nay Việt Nam là một nước xuất khẩu
gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Ngoài ra, còn xuất khẩu 1 số sản phẩm
từ cây công nghiệp dài ngày như: chè, cà phê, tiêu, điều và một số sản phẩm từ rau
quả, thịt Để có được những thành tựu đó là có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,
ngoài ra còn có sự nỗ lực của hàng triệu nông dân và 1 nhân tố góp phần không nhỏ
là các tiến Bộ khoa học kỹ thuật. Các thành tựu khoa học kỹ thuật được nghiên cứu
và chuyển giao tới người nông dân thông qua các cán bộ kỹ thuật và khuyến
nông .Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã sử dụng nhiều công cụ nhiều công
cụ chuyển giao như: tập huấn,tuyên truyền và xây dựng mô hình
Huyện Hương Thủy là 1 huyện ven thành phố Huế nên có điều kiện để phát
triển nông nghiệp .Trong nhiều năm qua đã có nhiều giống cây trồng ,vật nuôi được
đưa vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn. Các mô hình này được triển
khai ở hầu hết các HTX trong toàn huyện .Tuy nhiên không phải mô hình nào cũng
phù hợp với điều kiện địa phương ,mang lại hiệu quả cao mà có mô hình thành công
,có mô hình thất bại không được người dân ứng dụng vào sản xuất. Xuất phát từ
vấn đề này, được sự nhất trí của khoa Khuyến nông và được sự giúp đỡ của giáo
viên hướng dẫn ,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :” Đánh giá hiệu quả mô hình
sản xuất nông nghiệp trên điạ bàn huyện Hương Thủy -tỉnh Thừa Thiên Huế “
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp đã triển khai trên địa bàn
huyện từ năm 2004 đến 2006
- Rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp để thực hiện mô hình tốt hơn
- Khuyến cáo nhân rộng mô hình đối với những mô hình thành công
1
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN DỀ NGHIÊN CỨU
2.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN GIAO KỸ
THUẬT TIẾN BỘ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
2.1.1 Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ (KTTB) trong nông nghiệp và nông thôn
2.1.1.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về chuyển giao TBKT, TBKT thể hiện những nét mới
và tiến bộ của một yếu tố nào đó nhưng chưa thật đồng bộ ,chưa thật khả thi ở thực
tiễn sản xuất, nhất là bên ngoài cơ quan nghiên cứu . Do nhận thức chưa thật đầy đủ
khái niệm này nên một số địa phương không thành công trong chuyển giao kỹ thuật
trong nông nghiệp .
Theo Đỗ Kim chung thì chuyển giao KTTB là đúng đắn trong thực tiễn và áp
dụng trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống con người
KTTB trong nông nghiệp là những kỹ thuật được khẳng định là phù hợp vả
khả thi về sinh thái ,kinh tế và xã hội trên đồng ruộng của người nông dân, góp
phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp , tạo điều kiện
phát triển bền vững về kinh tế,xã hội và môi trường
2.1.1.2 .Mục đích của chuyển giao KTTB
Công tác chuyển giao KTTB nhằm giúp cho nông dân có khả năng tự giải
quyết các vấn đề của gia đình và xã hội nhằm đẩy mạnh sản xuất để nâng cao đời
sống và dân trí ,góp phần xây dựng và phát triển nông thôn thông qua áp dụng thành
công KTTB bao gồm cả những kiến thức về kỹ năng và quản lý ,thông tin và thị
trường .các chủ trương,chính sách về nông nghiệp .Mục đích của chuyển giao
KTTB là : một là: Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa một cách bền vững ,góp phần xây
dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa ,dân chủ hóa và hợp tác
hóa . Hai là : Nang cao thu nhập cho nông dân ,giúp nông dân giải quyết và đáp
ứng các nhu cầu cơ bản của họ ,thực hiện xoá đói giảm nghèo ,nâng cao dân trí
trong nông thôn; Ba là: Phát hiện các vấn đề mới nảy sinh ,thẩm định các kết quả
nghiên cứu để hình thành chiến lược nghiên cứu . Công tác chuyển giao KTTB chỉ
có thể có hiệu quả khi kết quả chuyển giao được nông dân chấp nhận ,tồn tại bền
vững trong nông dân và cộng đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của nông dân
2
2.1.2. Tình hình chuyển giao KTTB trong nông nghiệp ở 1 số nước và Việt
Nam
2.1.2.1. Tình hình chuyển giao KTTB ở 1 số nước
Chuyển giao KTTB là một nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển nông
nghiệp và nông thôn của các nước trên thế giới và nhất là các nước đang phát triển .
Công tác chuyển giao KTTB chủ yếu do các cơ quan Khuyến nông nhà nước , các
viện nghiên cứu nông nghiệp ,các tổ chức phát triển và thành phần kinh tế tư nhân
tiến hành . Khoa học Khuyến nông ra đời hơn 100 năm trước kia ( 1887) . Khuyến
nông được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến địa phương để giúp nông dân
giải quyết các vấn đề khó khăn của chính họ , các nước Đông Nam Á ,đều có cục
Khuyến nông hay các tổ chức tương tự làm nhiệm vụ Khuyến nông . Trung Quốc
không tổ chức thành cục Khuyến nông nhưng có cục truyền bá kỹ thuật nông
nghiệp . Hệ thống Khuyến nông được tổ chức rộng khắp. Phương pháp chuyển giao
cơ bản là phương pháp nhóm( tập huấn và gặp gỡ, trao đổi và tư vấn ). Các chính
phủ của các nước như Phi lippin ,ingapo ,malaysia ,Thái lan đều thực hiện chính
sách trợ giá đầu vào cho nông dân gắn với các chương trình chuyển giao KTTB .
Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ trợ giá ,hiệu quả cảu các chương trình Khuyến nông
không cao . Hiện nay xu hướng chung là công tác chuyển giao KTTB được thực
hiện dưới nhiều hình thức phù hợp, giảm dần sự trợ giúp của chín phủ, phát huy sự
tham gia của người dân
2.1.1.2 Tình hình chuyển giao KTTB trong nông nghiệp ở Việt Nam
Việc chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trông nông nghiệp Việt nam gắn liền với
sự phát triển của nền nông nghiệp và được chia thành ba giai đoạn chủ yếu :
Giai đoạn trước năm 1988 ,KTTB được chuyển giao chủ yếu qua các HTX nông
nghiệp ,theo hệ thống sản xuất kế hoặch hóa tập trung . Trong giai đoạn này ,các
quyết định sản xuất do HTX tiến hành ,KTTB được chuyển giao từ cơ quan nghiên
cứu tới nông dân thông qua các bộ phận chức năng .Các cán bộ nông nghiệp được
tăng cường đi xuống các địa phương để chỉ đạo . Đặc trưng cơ bản của giai đoạn
này là xây dựng điểm chỉ đạo,gắn liền với việc tổ chức HTX nông nghiệp
Giai đoạn từ 1988-1993 gắn liền với sự ra đời của nghị quyết 10BT/TW của
ban bí thư Trung ương đảng về cải thiện toàn diện công tác quản lý nền nông
nghiệp. Với nghị quyết 10, kinh tế hộ được hình thành và phát triển
3
Giai đoạn từ 1993 đến nay với sự hình thành hệ thống khuyến nông nhà nước
(2/3/1993) ,Chính phủ ban hành nghị định 13/CP về công tác khuyến nông mở đầu
việc hình thành hệ thống khuyến nông Việt Nam, đáp ứng yêu cầu mói của sự phát
triển nông nghiệp ,nông thôn Việt Nam
Trong những năm qua công tác chuyển giao kỹ thuật được tiến hành ở khắp
các tỉnh,thành phố trong cả nước với nhiều nội dung khác nhau nhưng chủ yếu tập
trung và phổ biến áp dụng giống cây trồng và vật nuôi tiến bộ,phục vụ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp. trọng tâm là chuyển giao các các KTTB về giống
mới ,ưu thê lai cho nông dân .Ngoài ra một số nơi đã chuyển giao các KTTB về
công nghệ sau thu hoặch ,bảo quản nông sản phục vụ nông dân
Về phương pháp Khuyến nông ,hệ thống chuyển giao của chúng ta dã áp
dụng khá đủ các phương pháp bao gồm xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn,
tham quan, hội nghị đầu bờ, biên soạn tài liệu phổ biến, phát trên vô tuyến truyền
hình . Tuy nhiên, phương pháp tập huấn mô hình trình diễn , tập huấn vẫn là chính
Ở Việt Nam ,công tác chuyển giao KTTB đã đóng góp quan trọng trong việc xây
dựng mô hình trình diễn , hướng dẫn nông dân sản xuất và áp dụng KTTB vào sản
xuất ,từng bước chuyển từ nề sản xuất tự cung ,tự cấp sang nền nông nghiệp hàng
hóa đa dạng và có hiệu quả ,hướng mạnh xuất khẩu , phát triển ngành nghề nông
thôn ,tăng thu nhập .xóa đói ,giảm nghèo . Công tác chuyển giao KTTB trong thời
gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng: Đáp ứng nhu cầu chỉ đạo của
đảng và nhà nước , tạo lòng tin và hưởng ứng của nông dân ,thực hiện chuyển giao
KTTB tới nông dân theo chương trình Khuyến nông có hiệu quả, đặc biệt trên lĩnh
vực giống cây trồng,vật nuôi có ưu thế lai .Công tác chuyển giao KTTB góp phần
duy trì tốc đọ tăng trưởng từ 4 -4,5% phát triển nông sản hàng hóa ,đời sống nông
dân được cải thiện .Khâu đột phá trong chuyển giao KTTB là đưa nhiều giống cây
trồng,vật nuôi có hiệu quả năng suất,chất lượng tốt vào sản xuất ,áp dụng kỹ thuật
canh tác tiên tiến như quy trình bón phân hợp lý ,biện pháp quản lý tổng hợp dịch
hại ( ), quy
trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi và áp dụng công nghệ sau thu hoặch
4
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TRÌNH
DIỄN
2.2.1. Khái niệm về mô hình
Trong thực tế để khái quát hoá các sự vật, hiện tượng các quá trình , các mối
quan hệ hay một ý tưởng nào đó , người ta thường thể hiện dưới mô hình . Có nhiều
loại mô hình khác nhau , mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện sinh thái
hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều kiện sản
xuất khác nhau .
Theo quan niệm của nhiều cơ quan chuyển giao , mô hình trình diễn kỷ thuật cần có
đặc trưng sau:
- Là hình mẫu tối ưu cho một giải pháp sản xuất .
- Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự
- Phải ứng dụng được các KTTB vào sản xuất
- Phải có tính hiệu quả : về kinh tế xã hội và môi trường
2.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng các mô hình trình diễn
Việc xây dựng mô hình trình diễn có vai trò rất lớn trong việc xoá đói giảm
nghèo , giúp cho người dân phát triển sản xuất . Vì các lý do:
-Đáp ứng các nhu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện sinh
thái để đem lại hiệu quả kinh tế , hoặc phải luồn lách theo thời vụ nhằm né tránh
thời tiết khắc nghiệt . Ví dụ các mô hình vườn đồi , mô hình trồng rau ở trung du
và miền núi .
- Để đáp ứng nhu cầu của việc chuyển đổi phương thức canh tác nhằm phù
hợp với thực tế sản xuất. Ví dụ hiện nay khi diện tích bãi chăn thả ngày càng bị thu
hẹp việc duy trì số lượng đàn bò là rất khó khăn nếu thực hiện phương thức chăn thả
truyền thống như trước đây. Do vậy việc xây dựng có mô hình nuôi bò bán thâm
canh là rất cần thiết để hướng dẫn cho người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi
nhằm thích ấn với tình hình mới cả thực tiễn sản xuất để phát triển sản xuất chăn
nuôi bò.
- Nhằm tạo người dân ý thức phát triển bền vững, nghĩa là phát triển kinh tế
quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường, không làm cạn kiệt nguồi tài nguyên
thiên nhiên. Ví dụ, mô hình chăn nuôi kết hợp với bioga, mô hình vườn đồi.
5
- Tạo ra những hình mẫu về sản xuất để tổ chức các chuyến thăm quan, học
tập các lớp tập huấn hay hội nghị đầu bờ nhằm chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ vào
sản xuất theo cách “nông dân tự chuyển giao cho nông dân”
- Để ứng dụng những kỹ thuật mới hoặc thuyết phục người dân trước khi
phổ biến ra diện rộng. Góp phần khẳng định tính khả thi của một phương án sản
xuất để giai đoạn tiếp theo, chỉ cần tiếp tục bổ sung chứ không phải mày mò thử
nghiệm mà có thể yên tâm phát triển trên diện rộng khi có vốn đầu tư và có thị
trường tiêu thụ sản xuất.
Qua đó cho thấy việc xây dựng mô hình là phương pháp chủ đạo để chuyển
giao, các KTTB đến người dân. Đây là một phương pháp thành công được áp dụng
rộng rãi qua việc xây dựng mô hình, người dân sẽ thấy được những ưu việc của
KTTB và sẽ làm theo nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
2.2.3 Những nguyên tắc khi thực hiện mô hình.
- Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng là phải đáp ứng các nhu cầu đích thực
của người dân và mang lại hiệu quả kinh tế. Đúng như vậy, vì khi các mô hình đem
lại lợi nhuận thì sẽ đem lại cho người dân phấn khởi, tạo động lực cho họ làm việc
tích cực hơn.
Người dân phải xác định rõ trách nhiệm của mình khi tham gia mô hình, phải
làm cho họ hiểu rằng làm mô hình là vị lợi ích cho chính họ, chứ không phải là cho
dự án.
Khuyến khích sự tham gia của người dân càng nhiều càng tốt, đó chính là
điều kiện để đảm bảo tính bền vững của mô hình .
- Chỉ hỗ trợ, không “ban phát” làm thay dân
- Thông qua mô hình để xây dựng năng lực và chuyển giao kỹ thuật cho
người dân.
- Cần xác định quy mô phù hợp với khả năng đầu tư của dân , để có thể thực
hiện thành công mô hình và nhân rộng sau này.
- Kỷ thuật chuyển giao phải phù hợp với trình độ dân trí và các điều kiện
thực tế của địa phương.
- Chú ý sự phát triển bền vững và khả năng nhân rộng
6
2.3. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng mô hình
Hệ thống khuyến nông của Việt Nam ra đời năm 1993 kể từ đó việc nâng cao
năng lực của dịch vụ khuyến nông được quan tâm đầu tư đáng kể . Trong đó có việc
xây dựng mô hình . Nó được coi là công cụ then chốt cho quá trình chuyển giao
những TB khoa học công nghệ trong sản xuất nông dân .
Những TBKH , KHCN có được đến tận tay người nông dân hay không thì
đòi hỏi một phương pháp khuyến nông cụ thể . Nói chung, người nông dân rất
muốn tận mắt nhìn thấy thành quả những cách làm ăn mới , những cây con mới
mang lại hiệu quả kinh tế cao . Có khả năng cải thiện được đời sống của họ và phù
hợp với nhu cầu xã hội hiện nay thì người dân sẽ tiến hành như vậy . Để làm được
điều đó thì các mô hình được thực hiện có hiệu quả , vì thông qua việc thực hiện mô
hình các TBKT mới của nhà nghiên cứu , được ứng dụng vào sản xuất và đến tận
tay người nông dân .
2.4. Các bước triển khai thực hiện mô hình .
Bước 1 : Chọn điểm trình diễn :
Cần chọn địa điểm phù hợp ở vị trí đại diện cho vùng đất của địa phương , có
đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại tham quan của người dân .Dễ dàng cho
việc tập huấn và theo dõi của người dân.
Bước 2 : Chọn hộ
Chọn hộ toàn tự nguyện , có kinh nghiệm trong sản xuất, tích cực, am
hiểu,làm theo hướng dẫn và làm theo mô hình, có lao động ,sẵn sàng chia sẻ kiến
thức và kinh nghiệm cho những người khác . Có lao động ,đất đai ,có vốn đối ứng
vì những mô hình khuyến nông nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, hộ phải đáp
ứng các yêu cầu còn lại
Bước 3 : Tập huấn kĩ thuật.
Khi tập huấn kỹ thuật cho một số người dân cần chú ý một số điểm sau . Khi
tập huấn cho nông dân địa phương , có cùng sở thích cần chú ý tập trung cho các hộ
thực hiện MH . Tập huấn ngắn gọn dễ hiểu , tăng cường sự tham gia của ngươi dân
trong quá trình tập huấn . Cần trao đổi thảo luận để học viên có điều kiện trao đổi
chia sẽ kinh nghiệm .
Bước 4: Xây dựng bản cam kết mô hình
7
Bản cam kết thực hiện mô hình trình diễn của nông dân và CBKN có chứng
kiến của UBND Xã với cơ quan đầu tư , trong bản cam kết thực hiện rõ yêu cầu và
trách nhiệm của các bên tham gia , thời gian thực hiện và có lời cam kết trong cộng
đồng .
Bước 5: Triển khai và giám sát và hướng dẫn định kì .
Trong quá trình thực hiện mô hình ,nông dân là người thường xuyên theo
dõi, chăm sóc đồng ruộng của mình, có thể là nông dân chủ chốt hoặc khuyến nông
cơ sở. Người này phải thường xuyên theo dõi, giám sát mô hình định kỳ 2-3
lần/tuần . Khi có vấn đề nảy sinh không tốt đến mô hình thì phải trực tiếp báo lên
trạm Khuyến nông để có cách giải quyết,xử lý kịp thời,
Quá trình theo dõi,giám sát của cán bộ Khuyến nông huyện và tỉnh thường
kết hợp với những buổi tập huấn ; Trước hoặc sau buổi tập huấn, cán bộ Khuyến
nông tỉnh hoặc huyện thường xuyên thăm đồng ,quan sát và theo dõi mô hình, :
Xem xét cây trồng có bị sâu bệnh không,? Khả năng đầu tư phân bón và cách bón
phân của nông dan như thế nào . Từ đó để có hướng chỉ đạo và giải quyết mô hình
tốt hơn, Thường lấy ý kiến chỉ đạo của cán bộ Khuyến nông, tỉnh và huyện để
truyền đạt cho nông dân ngay trong buổi tập huấn hoặc truyền đạt lại cho Khuyến
nông viên cơ sở và những người này hướng dẫn lại cho bà con.
Bước 6: Đánh giá mô hình
Đánh giá mô hình là công việc thường xuyên ,trước, trong và sau khi mô
hình kết thúc . cán bọ khuyến nông đánh giá tiến trình thực hiện mô hình kết hợp
với các buổi tập huấn,theo dõi, giám sát mô hình . Nội dung được cán bộ Khuyến
nông đánh giá gồm :Nông dân có thực hiện đúng quy trình kỹ thuật không, Những
khó khăn trong quá trình thực hiện ? Tình hình sinh trưởng và phát triển của các
loại cây trồng,vật nuôi . Tiến độ thực hiện mô hình nhanh hay chậm so với yêu
cầu ? Thành phần tham gia gồm: Cán bộ Khuyến nông tỉnh,huyện , khuyến nông
viên cơ sở , UBND xã, các nông dân tham gia mô hình và ngoài mô hình . Nội dung
đánh giá :Kết quả mô hình có đạt được mục tiêu đề ra, Kỹ thuật có phù hợp với điều
kiện địa phương, Những kết quả của mô hình có tốt hơn cách sản xuất cũ,có cần
thay đổi gì để mô hình thực hiện tốt hơn
Bước 7 : Hội nghị đầu bờ và tổng kết nhân rộng .
8
Tổ chức hội nghị đầu bờ , tham quan mô hình trình diễn , giới thiệu bằng
hình ảnh băng chiếu liên quan quá trình thực hiện mô hình . Tổ chức các bước thảo
luận tại hiện trường cho nông dân để tăng cường phổ biến kinh nghiệm đã đạt được.
Thông tin về kết quả trình diễn mô hình thông qua các bước họp thôn, xã các
phương tiện thông tin đại chúng .
2.5. Tình hình xây dựng mô hình ở Việt Nam .
Có thể nói rằng trong những năm qua , hệ thống khuyến nông phát triển
mạnh mẽ trên khắp cả nước , đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển nông
nghiệp , nông thôn , nâng cao dân trí , trình độ kĩ thuật nông nghiệp cho nông dân .
Các giống cây con mới hiện nay hầu hết là do khuyến nông chuyển giao . Cụ thể
như sau:
2.5.1 Chương trình an ninh lương thực tại chổ cho vùng sau , vùng xa , vùng
dân tộc ít người thông qua chương trình khuyến nông lúa lai, ngô lai và một số
cây trồng khác.
Chương trình khuyến nông đối với cây lúa : khuyến nông sản xuất hạt giống
lúa lai F1 đã triển khai ở 26 tỉnh thu hút trên 88.200 hộ nông dân tham gia với tổng
diện tích trên 8.000 ha ; khuyến nông lúa lai thương phẩm đã triển khai ở 39 tỉnh
với hơn 250.000 hộ nông dân tham gia với tổng diện tích mô hình 2.258.355ha. Kết
quả chương trình lúa lai F1 và lúa lai tương phẩm đã góp phần phát triển mạnh mẽ
diện tích lúa từ vài (ha) từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay diện tích trên 600.000
ha/năm . Góp phần tăng sản lượng lương thực trong cả nước .
Mười năm qua sản lượng lương thực luôn tăng năm sau cao hơn năm trước
trên một triệu tấn thóc , đặc biệt chương trình lúa lai đã góp phần giải quyết giữ
vững anlt cho các tỉnh trung du , miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung .
Tham gia vào việc tự túc sản xuất hạt lúa lai F1 trong nước khoảng 25% khống chế
được giá nhập nội
.2.5.2. Chương trình phát triển lúa lai chất lượng :
Từ kết quả nghiên cứu chọn tạo và nhập nội một số giống lúa chất lượng
cao , đã tổ chức sản xuất , xây dựng mô hình trình diễn và nhân nhanh các giống
Bắc Thanh 7, Hương Thanh1, các giống lúa P, nhóm lúa đặc sản (tám xoan, dự
hương, nếp cái hoa vàng ) để cung cấp cho nhân dân . Chương trình được hỗ trợ
16317 tỷ đồng đã tổ chức trên 23.000(ha) thu hút được 3.000 hộ nông dân tham gia
9
và cung cấp cho sản xuất 70.000 tấn hạt giống đảm bảo chất lượng nhờ đó đã góp
phần ổn định và hình thành vùng sản xuất chất lượng cao , phục vụ cho xuất khẩu
(1,3 triệu ha) và tiêu dùng trong nước , sản xuất lúa chất lượng cao có hiệu quả kinh
tế cao hơn lúa thường 500- 700 đồng \kg .
2.5.3. Chương trình khuyến nông phát triển cây ngô lai :
Được triển khai hầu hết các tỉnh nhất là trung du miền núi Phía Bắc , Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên . Cùng với sự tham gia của hơn 9.000 hộ nông dân trên
12.000 mô hình góp phần tăng năng suất ngô từ 21,1 tạ /ha , năm 1995 lên 32 tạ
/ha . Giống sản xuất trong mô hình là DR 2000 , VN 20 , góp phần tiết kiệm 20
triệu USD nhập giông hàng năm.
2.5.4. Chương trình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
Nội dung cơ bản của chương trình là chuyển một phần diện tích lúa hiệu quả
kinh tế thấp sang trồng các cây khác như: ngô, lạc , đậu tương , rau có hiệu quả kinh
tế cao ở tất cả các tỉnh đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Hồng , vùng Bắc Trung
Bộ , đồng bằng sông Cửu Long . Đến nay đã có 600.000(ha) chuyển đổi theo chế độ
canh tác mới.
2.5.5 . Chương trình khuyến nông phát triển cây công nghiệp dài ngày như tiêu
, điều, cà phê, cao su , chè :
Chương trình được triển khai trên nhiều tỉnh nhất là vùng Tây Nguyên và
trung du miền núi phía Bắc thu hút trên 2.000 hộ nông dân tham gia tổng diện tích
mô hình là 10031 ha .Kết quả đã góp phần mở rộng diện tích theo quy hoạch và
cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến , tham gia công tác xuất khẩu .Ngoài ra
, các chương trình cây công nghiệp ngắn ngày , cây ăn quả đã góp phần tăng suất
khẩu rau quả ở đồng bằng sông Cửu Long , Đồng bằng sông Hồng đặc biệt làm đa
dạng hoá cây trồng , phong phú nông sản ở vùng đồng bằng sông Hồng và nhiều
vùng khác góp phần tăng thu nhập cho nông dân và phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hoá .
2.5.6. Chương trình khuyến lâm.
Chương trình trồng tre lấy măng: chương trình đã triển khai 38 tỉnh thành
trong cả nước . Xây dựng nhiều mô hình trên 1364 ha gồm các loại : Bát Độ , Điều
Trúc, Mạnh Lòng Năng suất bình quân đạt 15 - 20 tấn măng tươi \ha đa số họ
trồng tre có thu nhập cao từ sản xuất giống trong giai đoạn đầu .
10
Chương trình trồng nguyên liệu giấy : Đã xây được 1062 (ha) mô hình gồm các loại
cây : Bạch đằng lai , keo lai , keo lai , tại vùng nguyên liệu các nhà máy trung ương
và địa phương , 80% hộ vùng nguyên liệu giấy đã sử dụng giống mới sản xuất mô
hình . Để trồng rừng góp phần tăng năng suất trồng rừng từ 1,5 - 2 lần so với các
loại cây lấy củ.
2.5.7 . Chương trình khuyến nông chăn nuôi
- Chương trình nuôi lợn hướng nạc : Từ năm 1993 - 2005 chương trình
khuyến nông chăn nuôi lợn hướng nạc đã thu hút trên 30.000 hộ nông dân tham gia
ở 40 tỉnh thành phố . Số lợn nuôi trong chương trình là 32768 con ( gồm lợn nái ,
lợn đực ngoại , lợn nái lai nhiều máu ngoại ), chương trình góp phần cải tiến chất
lượng đàn giống , cung cấp giống tại chổ sản xuất . Nhờ đưa các giống lợn cao sản
như : Yorshire, Landrac vào mô hình nên đã góp phần cải tạo giống lợn hiện có
đưa tỷ lệ nạc từ 35 - 36 % lên 45 - 47 % .
- Chương trình cải tạo đàn bò :
Chương trình đã thu hút 482 hộ nông dân của 50 tỉnh thành tham gia , trong đó có
27 tỉnh trọng điểm , tổng kinh phí cải tạo đàn bò là 217 tỷ đồng . Các giống bò
KOD ,
Bresh man được lai với bò vàng Việt Nam để tăng khối lượng đàn bò từ 170 kg lên
220 - 250 kg tỷ lệ thịt tăng 40 - 41 % . Sản xuất sữa tăng từ 400 - 450 kg lên 1.200
kg /con/ chu kỳ . Huấn luyện kỷ thuật cho 51400 lược hộ . qua 10 năm tỷ lệ đàn bò
lai cả nước tăng 10% lên 25 % so với tổng đàn bò . Đàn bê lai ngày càng phát triển
đặc biệt là ở tỉnh Sơn La , Thái Nguyên , Kon Tum
- Chương trình khuyến nông chăn nuôi gia cầm : Chương trình được triển
khai trên toàn quốc được trên 650.000 gia cầm giống mới cho các hộ nông dân ( gà
lương phượng . Kabir, Sasso, Ja- 57, Lương phượng lai gà ri , các giống vịt ,
ngang Super, ngang pháp dòng R51, R71 ) Chương trình giúp nâng tỷ lệ nuôi
sống và tốc độ tăng trọng của gia cầm : cung cấp con giống tại chổ cho các tỉnh
miền núi , vùng sâu , vùng xa , tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông
dân , qua thực tế cho thấy nuôi 100 con gà , vịt, ngan, giống mới có thể thu lãi 0,3
- 0, 5 triệu đồng sau 2 - 3 tháng chăn nuôi , thậm chí có hộ lãi 0,9 - 1 triệu đồng .
Chương trình khuyến nông chăn nuôi đã góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình
độ kĩ thuật , đưa ngành sản xuất manh mún trở thành ngành sản xuất hàng hoá chính
11
, tập trung có hiệu quả kinh và tính cạnh tranh cao , góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế , nâng cao thu nhập , cải thiện đời sống người nông dân ở các tỉnh khó khăn,
ti hr ở miền núi
2.5.8. Chương trình khuyến công
Chương trình được triển khai 1998 - 2000 ở cục chế biến nông lâm sản và
nghề muối , ở trung tâm khuyến nông quốc gia năm 2004 . Trong vòng 6 năm thực
hiện (1998 - 2004) với nguồn kinh phí hỗ trợ là 15.5 tỷ đồng chương trình đã triển
khai được 193 mô hình , mở 186 lớp cho nông dân , cán bộ tham gia mô hình có thu
nhập bình quân từ 300 - 400 nghìn đồng / tháng tăng 20% so với trước kia .
Một số chương trình đạt kết quả tốt như: chương trình khuyến công bảo quản
và chế biến nông sản , chương trình cơ giới hoá nông nghiệp , chương trình phát
triển nông thôn , chương trình khuyến công nghề sản xuất muối .
2.5.9. Một số chương trình khuyến nông chưa thành công tại một số địa
phương trong cả nước .
Như chúng ta đã biết một mô hình khuyến nông muốn được người dân chấp
nhận và áp dụng rộng rãi thì nó phải làm tốt các công việc ngay từ đầu như là việc
chọn địa điểm (PRA) xác định nhu cầu , chọn địa điểm , quy mô , chọn hộ , xác
định kinh phí , kế hoạch thực hiện , tổ chức tham quan , hội thảo đầu bờ , thêm
vào đó là việc xác định đầu vào , đầu ra , hệ thống thuỷ lợi , hệ thống giao thông
phải là một thể thống nhất , khép kín như thế nó mới đảm bảo cho một sự hoàn hảo
sau này .
Trong thực tế các chương trình , dự án thường thiếu một hay một số mắt xích
quan trọng, có thể do các chương trình bị giới hạn về nguồn lực ( tài lực, vật lực)
hoặc chưa chưa nhận thức được vai trò của từng mắc xích trong quy trình chuyển
giao dẫn đến sự thất bại của các chương trình mà hậu quả để lại đôi lúc là rất
nghiêm trọng cho nhà Nước và nhân dân.
Chương trình bò sữa tại tỉnh Sơn La :
Theo thông tin nông nghiệp đăng trên báo điện tử “Vietnamnet” thì : Những
con bò sữa tại Sơn La đã bị vắt kiệt sữa đến 2 lần . Hơn 20 triệu đồng để nhập con
bò giống chỉ còn da bọc xương , sau 1 năm giao cho hộ dân chăm sóc. Nguyên nhân
được đưa ra là do chất lượng con giống được đánh giá không chuẩn. sau một năm
12
vắt không có sữa những con bò này lại được chuyển sang nuôi thành bò thịt và bán
thanh lí với giá 15.000 đồng/kg thịt hơi .
-Chương trình phát triển cây cà phê, chè ở 15 tỉnh phía Bắc:
Cũng theo thông tin trên báo “ Vietnamnet” thì : Kế hoạch đặt ra cho vùng
cây công công nghiệp hàng hoá tập trung là 400000 ha , nhưng sau 7 năm thực hiện
chỉ có 12000 ha được trồng. Trong số đó 2/3 diện tích ca phê bị phá bỏ sau khi để
lại một đóng nợ xấu cho ngân hàng. Các tỉnh như Thanh Hoá, Yên bái đóng góp
vào sự thất bại bằng số diện tích còn lại chỉ vài trăm tổng số 7.000 ha đã đầu tư còn
lại là mất trắng hoặc năng suất thấp .
-Chương trình cây lúa lai nhị ưu 838 tại Nghệ An:
Vụ hè thu năm vừa qua cánh đồng lúa mênh mông của tỉnh Nghệ An bị tàn
phá như : Lau, sậy. Những người nông dân nhìn cánh đồng thẩn thờ tiếc nuối mà
không chỉ có mồ hôi và nước mắt của họ đổ trên cánh đồng trong vụ hè thu này.
Nhiều xã tại các huyên Diễn Châu, Yên thành năng suất thu hoạch giống lúa nhị ưu
838 chỉ bằng 1/10 vụ hè thu năm trước .
Có thể nói nguyên nhân thất bại của một số chương trình dự án khuyến nông
trong những năm qua có thể do 1 hay một số nguyên nhân sau:
Trên đây là một trong số rất nhiều dẫn chứng sinh động về sự hoạt động kém hiệu
quả của các chương trình dự án Khuyến nông thông qua việc xây dựng các mô hình
trình diễn nông nghiệp. Hậu quả của những việc làm này là biết bao nhiêu hộ nông
dân lâm vào cảnh nợ nần, hi vọng đổ vỡ, lòng tin của nông dân vào khuyến nông bị
giảm sút nghiêm trọng . Từ thực tiễn của việc xây dựng các mô hình hiện nay có thể
rút ra một số nguyên nhân thất bại là:
- Khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật thông qua mô hình chỉ đơn thuần là kỹ thuật
,chưa gắn với thị trường, nhiều mô hình cho sản phẩm tốt, năng suất và chất lượng
tốt nhưng không tìm ra được thị trường đầu ra cho sản phẩm.
- Thiếu những điều tra cơ bản về ĐKTN,KTXH của địa phương trước đây
khi xây dựng mô hình do đó nhiều mô hình thất bại ngay từ đầu.
- Chưa có kiểm định về tính khả thi của tiến bộ kỹ thuật ở địa phương, trong
khi đã tiến hành triển khai ồ ạt trên diện rộng
- Kinh phí hỗ trợ trong nhiều dự án tỏ ra chưa phù hợp, điều đó tạo tâm lí
chủ quan ỉ lại sự hỗ trợ bên ngoài mà không chịu học hỏi.
13
- Thực hiện mô hình là quyết định từ trên xuống, vì vậy nhiều mô hình
không đáp ứng được nhu cầu của người dân
- Các dự án khi tiến hành thực hiện thường thiếu hẳn việc tính toán sự biến
động của thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm do đó gây ra nhiều ảnh hưởng
xấu đến sự thành công của mô hình.
- Giống vật tư nông nghiệp không đảm bảo số lượng, chất lượng, làm ảnh
hưởng tới năng suất hiệu quả của mô hình và lòng tin của người dân vào cơ quan
chuyển giao.
- Mô hình quá phức tạp, nông dân khó tiếp thu , áp dụng vào sản xuất.
Bên cạnh đó có rất nhiều mô hình được đánh giá là thành công nhưng khả năng nhân
rộng vì lí do hình thức bình quân chủ nghĩa và phô trương
2.6. Tình hình thực hiện mô hình tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua trung tâm đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng
thành công nhiều mô hình trình diễn ,dược đánh giá cao của các cơ quan ,ban ngành
,sự hưởng ứng đông đảo của bà con nông dân
2.6.1. Về trồng trọt
+ Mô hình trồng rau trái vụ : Quy mô :2,6ha /104 hộ tham gia ,bố trí tại các xã
Hương xuân –Hương Trà : Xã Phong Thu ,Phong Hòa –Huyện Hương Điền . Kết
quả : Năng suất bình quân 5-7 tấn /ha/lứa . Mỗi năm trồng được 7-9 lứa với thời
gian sinh trưởng từ 20-30 ngày /lứa ,cho thu nhập 100 triệu đến 115 triệu /ha/năm
+ Mô hình nhân giống lạc mới : Quy mô :34ha /392 hộ . Trong đó : Quảng
Điền : 14 ha,Hương Trà : 05 ha, Huyện Phong Điền : 10ha , Hương Thủy: 05ha.
Các giống mới được sử dụng :L14,L18,MD9. Năng suất bình quân 24-25 tạ /ha .
Riêng điểm Hương Trà do ảnh hưởng của thời tiết năng suất chỉ đạt 16 tạ /ha .mặc
dù năng suất không cao bằng lạc Đông Xuân nhưng mô hình đã giúp nông dân chủ
động giống
+ Mô hình Lúa chất lượng HT1: Quy mô diện tích 44ha/310 hộ . Trong đó
thành phố Huế : 10ha :Phú Vang :05ha ; Phú Lộc: 10ha ;Hương Thủy: 19ha ,năng
suất bình quân :52 tạ /ha .lợi nhuận :4.938.000đ/ha , cao hơn so với giống Khang
dân là 1.966.000đ/ha
+ Mô hình thâm canh bưởi Thanh trà : Quy mô 24ha/282 hộ . trong đó :Thành
phố Huế :05ha, Hương Vân:12 ha , Phong Thu 7 ha ,công tác tập huấn quy trình kỹ
14
thuật đã được hoàn tất cho 310 lượt hộ nông dân tham gia . Mô hình sẽ giúp cho các
địa phương mở rộng diện tích cây đặc sản
+ Mô hình canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc : Mô hình đang triển khai
trồng :90 ha keo lai hom; 23,8 ha tre lấy măng đang được triển khai tại huyện Nam
Đông 18,8 ha ,tỉnh đội 2ha ,thành đội 1,5 ha .hội Người mù :1,5 ha và xã Phú Sơn
huyện Hương Thủy :05ha
2.6.2. Về chăn nuôi
+Mô hình cải tạo đần bò theo hướng chuyên thịt: Đã tiến hành khảo sát,,đánh
giá chất lượng bò đực giống và cấp 17 bò đực giống cho các huyện: Hương Trà,
Phú Lộc,Nam Đông, Hương thủy, Phú Vang, Quảng Điền, với 123 hộ tham gia /10
điểm . Công tác phối giống đang được triển khai hiện đã có 150 con bò cai mang
thai . Trung tâm tiếp tục chỉ đạo chăm sóc và theo dõi
+ Mô hình gà an toàn sinh học : Quy mô 13.000 con /7 điểm của các huyện
Hương Thủy,Phú Vang ,quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà , và phong Điền , với 39
hộ . Kết quả đạt được trọng lượng xuất chuồng lúc 10 tuần tuổi :2,2 kg/ con, lãi bình
quân : 1.035.000 đ/100 con . mô hình gà an toàn sinh học đã góp phần nâng cao thu
nhập cho nông hộ cúng như cung ứng một số lượng lớn sản phẩm thịt an toàn cho
thị trường trong và ngoài tỉnh
+ Mô hình nuôi lợn thịt giống ngoại : Đã tiến hành nhập 135 con từ xí nghiệp
giống thức ăn chăn nuôi Thừa thiên huế ,Mỗi hộ chăn nuôi được hỗ trợ 40% con
giống ,thuốc thú y, tổng giá trị hỗ trợ :272.500 con .kết quả của mô hình: Tỷ lệ chết
4% (6/135 con) . Lợn tăng trọng bình quân 18-20kg/tháng/con, lãi 280.000 con
-3000.000 đ/con ,hiện nay lợn sinh trưởng và phát triển tốt
+ Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc: Đã tổ chức thực hiện 110/125
lợn nái tại các xã Hương An, Hương Toàn , Thủy Vân với 15 hộ tham gia . Trong
đó: chết 2 con, loại thải 2 con , số còn lại đang trong thời kỳ chăn nuôi thích nghi
bảo đảm các yêu cầy kỹ thuật
Ngoài ra ,trung tâm đã phối hợp với hội nông dân Tỉnh đầu tư 28 con lợn nái
F1, cho 11 hộ nông dân, phối hợp với nuôi ong đầu tư 30 đàn ong cho xã Phong
Mỹ- huyện Phong Điền
15
Bảng1: Tình hình thực hiện mô hình ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Mô hình Nơi thực hiện
Quy mô
(ha,con)
Năng
suất(tạ /ha)
Số hộ tham
gia (hộ)
1. Lúa chất
lượng ST3,HT1
Cả tỉnh
66 50 593
2. Lạc giống
mới MD7,L14
Cả tỉnh
40 30
3. Rau trái vụ Hương Trà ,Phong Điền
2,6
5-7
tấn/ha/lứa
104
4. Mô hình
giống lạc mới
Quảng Điền ,Hương
Trà ,Phong Điền
34 25 392
5. Mô hình lúa
chất lượng HT1
Phú Vang ,Phú Lộc,
Hương Thủy
44 52 310
5. Mô hình cải
tạo đàn bò :
Hương trà ,Phú Lộc
,Nam Ðông,Hương
Thủy , Phú Vang
,Quảng Điền
154 123
6. Mô hình gà
an toàn sinh
học :
Hương Thủy ,Phú Vang
,Quảng Điền ,phú lộc
,hương Trà ,phong Điền
39
7. Lợn thịt
giống ngoại
Cả tỉnh
135 40
8. Mô hình
chăn nuôi lợn
sinh sản hướng
nạc
Xã Hương an ,hương
Toàn ,thủy Vân
225 15
[Nguồn: Trung tâm Khuyến nông-Khuyến lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, 2006]
16
Phần3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình trình diễn về các giống cây trồng ,vật nuôi đã được thực hiện tại
địa phương từ năm 2004-2006
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu
Huyện Hương Thủy,tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01-01-2006 đến ngày 06-5 –2006
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên ,kinh tế, xã hôi huyện Hương Thủy
- Tình hình sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi
- Những mô hình về các giống cây trồng ,vật nuôi được xây dựng từ năm
2004-2006 tại huyện Hương Thủy
- Đánh giá hiệu quả các mô hình được xây dựng
- Những thuận lợi , khó khăn khi thực hiện mo hình
- Những giải pháp để nâng cao hiệu quả khi thực hiện mô hình
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA),sử dụng các công cụ :
- Thu thập thông tin thứ cấp:
+ Thu thập số liệu ở phòng nông nghiệp huyện ,trạm khuyến nông huyện
+ Các thông tin từ các báo cáo liên quan đến tình hình xuất các loạI cây
trồng,vật nuôi ,các báo cao về những mô hình được xây dựng ở địa phương
- Thu thập thông tin sơ cấp:
+ Phỏng vấn một số cán bộ khuyến nông huyện ,người hướng dẫn xây dựng
mô hình
+ Phỏng vấn hộ :phỏng vấn người am hiểu thông tin ở thôn.xã huyện,sử
dụng bảng hỏi bán cấu trúc
17
Phỏng vấn 30 hộ thực hiện mô hình , 10 hộ nhân rộng mô hình ở các HTX có
vùng sinh thái khác nhau
- Xử lý dữ liêu trên phần mềm Excel. Dựa trên số liệu đã xử lý tiến hành
phân tích
* Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên ,kinh tế ,xã hội huyện Hương Thủy
+ Diện tích đất tự nhiên
+ Các chỉ tiêu phản ánh về khí hâu, thời tiết
+ Dân số,lao dộng
+ Giá trị sản xuất của các ngành
+ Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng
- Tình hình sản xuất các loại cây trồng ,vật nuôi chính từ năm 2004-2006
+ Các loại giống cây trồng,vật nuôi chính
+ Năng suất
+ Sản lượng
+ Quy mô sản xuất(diện tích,số con)
* Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện mô hình
+Loại giống ,
+Quy mô
+Năm xây dựng ,
+Cơ quan hỗ trợ ,
+Số hộ tham gia
Xã nào xây dựng nhiều mô hình ,xã nào ít ,nguyên nhân
Các bước triển khai mô hình
*Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình
+ Một số đặc điểm chính của giống làm mô hình
- Thời gian sinh trưởng ,phát triển
- Chiều cao,cân nặng
- Khả năng chống chịu sâu bệnh
- Phẩm chất
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Năng suất
18
Sản lượng
Giá bán
- Khả năng tiêu thụ
- Thu nhập
- Chi phí đầu vào
- Lợi nhuận
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Khuyến nông
- Nhận xét về giống mới của người dân
- Khả năng tiếp thu kỹ thuật và úng dụng vào sản xuất của người dân
-Khả năng nhân rộng mô hình
- Số hộ làm mô hình
- Số hộ biết về mô hình
- Quy mô làm từng loại mô hình
- Quy mô nhân rông mô hình
19
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Hương Thủy nằm ở toạ độ :16
0
08’ đến 16
0
30’ độ vĩ Bắc;107
0
30’ đến
107
0
45’ độ kinh Đông, phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, sát thành phố Huế, thị
trấn huyện lỵ cách thành phố khoảng 10 km. Về ranh giới hành chính, huyện Hương
Thủy: phía đông giáp huyện Phú Vang; phía tây giáp huyện Hương Trà, huyện A
Lưới và huyện Nam Đông; phía nam giáp huyện Phú Lộc; phía bắc giáp thành phố
Huế
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hương Thuỷ
20
Là một huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế có điều
kiện giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và
ngoài tỉnh: có đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 chạy qua, nối Hương Thủy với
Phú Lộc, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam, cũng như thành phố Huế,
Quảng trị và các tỉnh phía Bắc. Đường quốc lộ 49 nối huyện với vùng biển và
đường Hồ Chí Minh đến cửa khẩu sang Lào và các tỉnh Tây Nguyên. Sân bay Phú
Bài là cầu nối giữa huyện với các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực.
4.1.1.2. Địa hình
Huyện Hương Thuỷ có địa hình chia làm hai vùng: đồi núi và vùng đồng
bằng.
Phần đồi núi:Chiếm 76% diện tích đất toàn huyện .Gồm phần đồi núi cao và
tấp
Địa hình vùng này thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, có
nhiều thắng cảnh đẹp tạo thêm điều kiện để phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.
Vùng đồng bằng : là một dãy đất hẹp từ phía đông quốc lộ 1A đến sông Như
Ý, sông Đại Giang được bù đắp bởi phù sa Sông Hương và các nhánh của nó. Độ
cao trung bình khoảng 2,5 mét, thường bị ngập lụt trong mùa mưa lũ, có nơi thấp
hơn mực nước biển khoảng 0,5 mét nên được đọng thành hồ như Thuỷ Tân, Thuỷ
Lương, Thuỷ Phù,
Nói chung địa hình huyện Hương Thuỷ kém thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế ở chỗ đồi núi nhiều nhưng bạc màu, không có biển và đầm phá, diện tích đất
nông nghiệp nhỏ, đồng ruộng thấp trũng.
4.1.2. Khí hậu, thủy văn
4.1.2.1. Về khí hậu
Hương Thủy là nơi tiếp giáp giữa 2 vùng khí hậu Nam và Bắc nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu 2 miền, hàng năm được chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm trên 60% lượng mưa cả năm,
thường gây ra lũ lụt, lượng mưa trung bình đạt 2844 mm/năm (thấp nhất là 1820
mm, cao nhất là 4319mm).
Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8: Nhiệt độ quanh năm ở mức cao, trung bình
hàng năm từ 25
0
C đến 27
0
C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 01 trung bình 19,9
0
C, có
ngày xuống 8,8
0
C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 khoảng 29,6
0
C, có khi lên tới 40
0
C.
21
Độ ẩm không khí bình quân 85 – 90%, tháng cao nhất (tháng 7) là 90% và
tháng thấp nhất là 72% (tháng 7).
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khá lớn, khoảng 1000 – 1100 mm/năm.
Những tháng mùa đông lượng bay hơi nhỏ, mùa hè lượng bay hơi lớn, chiếm 70 –
75% lượng bay hơi cả năm.
Nói chung huyện Hương Thủy có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát
triển đa dạng nông – lâm nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cây ăn quả và cây công
nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều, thường xuất hiện bão từ
tháng 8 – tháng 10 gây ra lũ lụt và cả hạn hán, nên cần phải có giải pháp tích cực về
chọn giống cây trồng và phát triển thủy lợi nhằm đảm bảo mùa vụ và tưới tiêu chủ
động.
4.1.2.2. Thủy văn
Chế độ thủy vực của huyện chịu ảnh hưởng của các sông: Tả Trạch, Lợi
Nông, Như Ý, và các hồ chứa nước (tự nhiên và nhân tạo) lớn phục vụ cho công
tác thủy lợi trên địa bàn huyện, như hồ Phú Bài, hồ Châu Sơn, hồ Ba Cửa…
Sông Tả Trạch: Dài 70 km, diện tích lưu vực sông là 1800 km. Trên địa phận
Hương Thủy, sông Tả Trạch chảy qua các xã trung lưu như: Dương Hòa, Thủy
Bằng với chiều dài khoảng 30 km.
Sông Lợi Nông: Bắt nguồn từ cửa sông bờ Nam Hương Giang thuộc xã Phú
Xuân (thành phố Huế) chảy qua cánh đồng của các xã Thủy Dương, Thủy Phương,
Thủy Châu. Tại Thủy Châu, sông Lợi Nông hợp vào nguồn Đại Giang. Chiều dài
của sông Lợi Nông khoảng 8 km.
Sông Như Ý: Là một nhánh của hạ lưu sông Hương, có tác dụng phân tán
nước về phía Đông trên vùng đồng bằng huyện Phú Vang, Hương Thủy. Như vậy,
nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, thuận lợi cho phát triển thủy lợi phục vụ
sản xuất và nuôi thủy sản nước ngọt.
Về nước ngầm, theo kết quả điều tra, vùng ven đồi, vùng đồng bằng khá
phong phú, nhất là vùng Phú Bài và các khu vực rìa đồi núi. Tầng chứa nước chính
nằm ở độ sâu khá lớn, từ 20 m trở xuống.
4.1.3.Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hương Thủy
Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế ,là yếu tố
cần thiết trong sản xuất .Để phát triển sản xuất đất đai là yếu tố đầu tiên cần được
22
quan tâm .Qua tìm hiểu chúng tôi thu dược một số kết quả về sự phân bố diện tích
đất theo mục đích sử dụng ,được thể hiện ở bảng :
Bảng2 :tình hình sử dụng đất đai ở huyện trong năm 2005
Mục đích sử dụng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự
nhiên
45.733,8 100
1. Đất nông nghiệp 5.228,49 11,4
2. Đất lâm nghiệp 24.323,8 53,18
3. Đất chuyên dùng 4.598,5 10,05
4.Đất ở 1.525,80 3,33
5. Đát chưa sử dụng 9.768,00 21,35
[Nguồn: Niên giám thông kê huyện Hương Thủy, 2005]
Qua bảng ta thấy huyện Hương Thủy có diện tích đất tự nhiên tương đối
rông(chiếm 45.733,8 ha) ,được sử dụng vào các mục đích khác nhau nhưng phần
lớn đất đai phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp (chiếm 53,18% và nông nghiệp (chiếm
11,4%)
Diện tích đất chuyên dùng chiếm 10,05% ,đất ở chiếm 3,33% .Diện tích 2
loại đất này chiếm tỷ lệ nhỏ
Ngoài ra còn 1 số lớn diện tích đất chưa sử dụng chiếm 21,355 diện tích đất
tự nhiên .Nếu biết khai thác tiềm nông dân đai thì có thể phục vụ sản xuất đời sống
nhân dân
4.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI
4.2.1. Dân số và lao động
Dân số và lao động là 2 yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất
của xã hội ,Trong bất cứ hoàn cảnh nào ,điều kiện nào nếu không có lao động thì
không thể tiến hành sản xuất được.Dân số và lực lượng lao đọng kết hợp vớI các
yếu tố khác tao nên của cải vật chất cho xã hôi .tình hình dân số và lao đông của
huyện Hương Thủy thể hiện ở bảng :
23
Bảng3: Tình hình dân số lao động huyện Hương Thuỷ qua 3 năm 04-06
Năm 2004 2005 2006
Người tỉ lệ (%) Người tỉ lệ (%) Người tỉ lệ (%)
1. Tổng dân số 92.910 100 93.475 100 94144 100
Nam 45788 49,28 46.141 49,36 46.485 49,37
Nữ 47.122 50,71 47.334 50,63 47.659 50,62
2. Lao động xã hội 42.041 45,25 42.100 45,03 42.101 44,71
Lao động nông
nghiệp
14.658 15,77 14.700 15,73 14.717 15,63
Lao động phi nông
nghiệp
27.383 29,47 27.400 29,31 27.384 29,08
[Nguồn:Niên giám thống kê huyện Hương Thuỷ, 2005]
Dựa vào bảng ta thấy dân số huyện Hương Thuỷ tăng dần qua các năm .Năm
2005 tăng 565 người so với 2004 . Năm 2006 tăng 669 người so với 2005
Cùng với sự gia tăng dân số thì lao động xã hội cũng tăng theo . trong tổng
lao động xã hội thì lao động nông nghiệp chiếm đa số (29,08% năm 2006 ) trong
tổng số lao động xã hội .còn lại là lao động phi nông nghiệp
Mật độ dân số bình quân không cao , khoảng 206 người /km
2
, dân cư phân
bố không đồng đều . Dân số đông nhất là Thuỷ Vân có 1157 người , xã có mật độ
dân số ít là Dương Hoà có 6 người /km
2
Với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn ,nguồn lao động dồi dào ,có kinh
nghiệm sản xuất lâu đời , đây là điều kiện để huyện Hương Thuỷ hướng tới 1 nền
nông nghiệp kiện đại ,phát triển theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất
nước
24
4.2.2. Tình hình thu nhập của các ngành
Hương Thủy là huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, các ngành sản
xuất đa dạng.Được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3: tình hình thu nhập của các ngành
Năm
Ngành
2004 2005 2006
Giá Trị
(tỷ đồng)
Tỷ Lệ
(%)
Giá Trị
(Tỷ đồng)
Tỷ Lệ
%
Giá Trị
(tỷ đồng)
Tỷ Lệ
%
Tổng Số 361.655 100 452.950 100 570.755 100
Nông Lâm ,Thủy Sản 134.232 37,11 162.986 36 194.391 29,36
Công Nghiệp 42.280 11,7 64.482 14,23 122.146 21,4
Xây Dựng 84.800 23,45 102.621 22,65 110.827 19,4
Thương Nghiệp , 36,800 10,17 50.998 11,26 62.019 10,86
Các ngành khác 35.470 9,8 39.010 8,6 50.323 8,81
[nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Thủy, 2005]
Dựa vào bảng chúng tôi thấy : Tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế
tăng dần qua 3 năm từ 2004-2006, . Tăng từ 361.655 năm 2004 lên 452.950 năm
2005 và đến 2006 thì đạt 570.755 triệu đồng (tăng 637,7 tỷ đồng so với 2004) . Có
được thành tựu này là nhờ sự tăng trưởng của các ngành kinh tế trong huyện : Nông
,lâm ,thủy sản ,xây dựng ,thương nghiệp ,khách sạn ,nhà hàng và các ngành khác .
Tuy nhiên cơ cấu thu nhập giữa các ngành không đồng đều và cũng khác nhau trong
cơ cấu thu nhập nội bộ từng ngành,cụ thể như sau:
Ngành nông lâm ,thủy sản tăng khá và đều qua các năm (từ 134.232 năm
2004 lên 162.986 năm 2005 (tăng 28,754 tỷ so với 2004 ) .Đay là ngành chiếm tỷ
trọng lớn trong các ngành (chiếm 29,36% năm 2006 )
Hương Thủy là huyện có ngành công nghiệp khá phát triển .Nhàng công
nghiệp của huyện tăng về giá trị và tỷ trọng qua mỗi năm .Tăng từ 42.280 tỷ năm
2004 lên 64.482 năm 2005 (tăng 22,202 tỷ ) và tăng lên 122.146 năm 2006 (tăng
57.482 tỷ so với 2005) .Ở huyện có khu công nghiệp Phú Bài phát triển với quy mô
lớn .Đay là động lực thúc đẩy công nghiệp và các dịch vụ địa phương phát triển
mạnh
25