Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

đánh giá mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.02 KB, 60 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Thừa Thiên Huế bắt đầu phát triển
mạnh từ những năm 1990, đến nay đã trở thành thế mạnh và mũi nhọn trong
phát triển kinh tế của Tỉnh. Với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước đầm phá,
Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh các ngành khai thác tài
nguyên đầm phá mà chủ yếu là nghề nuôi tôm với nhiều hình thức, mức độ
thâm canh và trình độ khác nhau đã làm thay đổi diện mạo của toàn vùng đầm
phá ven biển. Một bộ phận dân cư trong vùng có đời sống tăng đáng kể, bên
cạnh đó một số vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái nảy sinh cần
được tiếp tục nghiên cứu. Sự bùng nổ nuôi tôm một cách ồ ạt và tự phát sau
năm 1999 đã làm cho không gian đầm phá bị chia cắt manh mún, môi trường
bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản đang giảm sút. Những điều này
sẽ để lại hậu quả nặng nề cho vùng đầm phá hiện tại và trong tương lai.
Xã Quảng An, Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 33 xã
thuộc khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích mặt nước đầm phá
là 400 ha. Đây là một trong những vùng đi đầu trong phong trào nuôi trồng
thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở huyện Quảng Điền. Trước đây
Quảng An là vùng phát triển mạnh việc nuôi tôm trên Đầm Phá, đặc biệt sau
trận lũ lịch sử năm 1999 tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển nuôi
trồng thủy sản. Vì vậy có rất nhiều hộ gia đình trở thành nhà tỷ phú nuôi tôm,
xong do lợi nhuận lớn, việc nuôi tôm diễn ra một cách ồ ạt, người nuôi chạy
theo lợi nhuận cá nhân, phát triển tự phát, kinh nghiệm sản xuất nuôi trồng
còn non trẻ, thiếu sự quy hoạch của chính quyền địa phương trong việc phát
triển nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên vùng đầm phá. Sau năm 2001
tình trạng môi trường tại các hồ nuôi bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh có xu hướng
gia tăng, ảnh hưởng xấu đến năng suất và hiệu quả nuôi tôm, nhiều hộ gia
đình thất thu, thua lỗ, nợ nần chồng chất làm cho người dân nơi đây vốn đã
nghèo nay lại còn nghèo hơn.


1
Trước tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dịch bệnh,
môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm… trên địa bàn xã Quảng An. Có nhiều chủ
trương và chính sách mới nhằm giải quyết những khó khăn cho người nuôi
tôm. Một hướng đi khác là phải tạo ra các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản mới
ổn định và bền vững cho người dân yên tâm sản xuất. Để làm tốt được điều
nay trước hết cần phải khắc phục và tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến
những khó khăn nghề nuôi tôm gặp phải, và có biện pháp giải quyết một cách
phù hợp với tình hình nuôi tôm ở đầm phá Thừa Thiên Huế. Việc đưa mô
hình thuỷ sản nuôi xen ghép vào thay thế cho hình thức nuôi tôm đơn canh là
một giải pháp được nhiều nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Có thể nói mô
hình nuôi xen ghép được coi là hiệu quả và bền vững hơn so với nuôi đơn
canh tôm sú. Đa số những hộ làm mô hình nuôi xen ghép ở vùng nghiên cứu
đều có lãi hoặc hoà vốn, số hộ lỗ là rất ít, thị trường tiêu thụ đa dạng và thuận
tiện, loài nuôi chính trong nuôi xen ghép đa dạng “tôm - cá - cua - rong câu”
nên giảm bớt rủi ro trong quá trình sản xuất, môi trường tại các hồ nuôi dần
được cải thiện, mặc dù thu nhập đem lại cho người dân chưa cao nhưng tạo
ra sự ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất nuôi.
Xuất phát trước tình hình thực tế đó tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại xã Quảng An, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng An,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại xã Quảng An trên các
khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề về mô hình và nuôi xen ghép

2.1.1. Khái niệm về mô hình
Trong thực tế, để khái quát hoá các sự vật, hiện tượng, các quá trình,
các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng
mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau mỗi laọi mô hình chỉ dặc trưng
cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hinh
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Theo quan điểm của nhiều cơ quan chuyển giao, mô hình cần có các
đặc trưng sau:
-Là hình mẫu tối ưu cho một giả pháp sản xuất
-Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự
-Phải có tính hiệu quả: về kinh tế, xã hội, môi trường
2.1.2. Khái niệm về nuôi xen ghép
Nuôi xen ghép là hình thức nuôi một số đối tượng hỗn hợp trong cùng
một ao nuôi. Đây là một phương thức đầy hứa hẹn trong việc làm giảm sự lệ
thuộc của người nuôi vào nguồn thức ăn cá tạp. Phương pháp này là sự kết
hợp đơn giản giữa một loài làm thức ăn với loài nuôi chính trong ao.Việc lựa
chọn đối tượng nuôi phụ nên chọn những đối tượng không đối kháng với loài
nuôi chính về tính ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt cho các đối
tượng trong ao.
2.1.3. Phương pháp đánh giá mô hình.
Đánh giá mô hình là cuối cùng trong quá trình thực hiện mô hình, đánh
giá là xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành
công và những tác động về kinh tế, xã hội, môi trường… của mô hình so với
mục tiêu đã đề ra.
Trên thực tế có nhiều phương pháp đánh giá về mô hình:
- So sánh giữa thực tế đạt được với mục tiêu của mô hình đề ra.
3
Đây là phương pháp rất thông dụng trong việc đánh giá mô hình hay dự
án, khi só sánh cần xem xét trong bối cảnh cụ thể, chú ý đến mục tiêu chung,
mục tiêu cụ thể và các giả thiết quan trọng đã được xác định khi lập kế hoạch

triển khai mô hình. Các chỉ tiêu dùng để so sánh phải đồng nhất giữa kế hoạch
và thực tế thực hiện mô hình.
- So sánh lợi ích và chi phí
Chi phí ở đây là những gì cá nhân hay xã hội bị mất đi hay phải chi tốn
khi tiến hành thực hiện mô hình, khi xem xét phần chi phí cần phải chú ý đến
cả ba loại chi phí: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động và chi phí duy trì.
Ngoài ra cần quan tâm đến chi phí khác như chi phí về xã hôi và môi trường.
Lợi ích của mô hình là những gì cá nhân hay xã hội đựoc lợi khi tiến
hành mô hình. Lợi ích cũng có thể phân ra ba loại đó là lợi ích kinh tế, xã hội
và môi trường. Có lợi ích trực tiếp ( là những sản phẩm hay kết quả trực tiếp)
và lợi ích gián tiếp ( là những kết quả tổng thể lâu dài có thể thấy ngay sau khi
kết thúc mô hình hoặc có thể phải một thời gian lâu sau mới phát huy tác
dụng).
- So sánh trước và sau khi thực hiện mô hình
Cần phải tìm hiểu rõ cộng động trước khi thực hiện mô hình về tất cả
các mặt như kinh tế, xã hội và môi trường để làm cơ sở để so sánh với kết quả
thực hiện mô hình có gì thay đổi.
- So sánh vùng thực hiện mô hình và vùng không thực hiện mô hình
Theo dõi, giám sát, đánh giá những kết quả đạt được ở vùng thực hiện
mô hình với vùng không thực hiện mô hình có điểm gì khác biệt về kinh tế,
xã hội cũng như môi trường để rút ra kết quả so sánh.
2.1.4. Các nghiên cứu về mô hình thuỷ sản nuôi xen ghép các loài trong cùng
một ao nuôi
Nuôi xen ghép một số loài khác nhau trong cùng một ao đã được
nghiên cứu và thực hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đi đầu trong lĩnh vực này là Trung Quốc,
các nhà nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản đã biết kết hợp nuôi nhiều loài cá
khác nhau trong cùng một ao và phát triển nguyên lý chọn đối tượng cho việc
4
nuôi ghép là: (i) không có mâu thuẫn đối kháng về môi trường sống, và (ii)

không mâu thuẫn đối kháng về tập tính dinh dưỡng. Trên cơ sở đó họ đã họ
đã đưa từ 5 - 7 loài cá khác nhau như cá chép, cá rô phi, cá Wuchang, cá trắm,
cá mè trắng, và cá mè hoa,…vào nuôi trong cùng một ao (Zhong Lin, 1991).
Kết quả của mô hình nuôi này là đã tận dụng được các tầng nước khác nhau
làm tăng hiệu quả sử dụng khối nước. Quan trọng hơn là sự tương hỗ của các
đối tượng nuôi trong dinh dưỡng, tận dụng tối đa lượng thức ăn đưa vào. Cụ
thể, cá trắm cỏ ăn một lượng cỏ rất lớn nên nếu nuôi riêng đối tượng này sẽ
thải một lượng lớn phân vào ao gây ô nhiễm môi trường. Khi nuôi ghép phân
thải của cá trắm cỏ là thức ăn trực tiếp cho cá rô phi, cá trôi và cá mè. Bên
cạnh đó phân thải có tác dụng như việc bón phân chuồng khi phân giải thành
các muối dinh dưỡng sẽ kích thích cho thực vật phù du phát triển, là loại thức
ăn chính cho cá mè trắng. Cá chép có tập tính ăn đào bới nền đáy giúp cho
việc khoáng hóa các chất dinh dưỡng vào nước và đồng thời tạo điều kiện cho
các chất khí độc thoát ra ngoài dễ dàng (Zhong Lin, 1991). Ở nước ta hiện
nay các mô hình nuôi ghép này đã và đang được áp dụng ở hầu hết các tỉnh
thành trong toàn quốc và cho kết quả tốt.
Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn có lịch sử phát triển muộn hơn
so với nghề nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, do gíá trị kinh tế cao của các đối
tượng nuôi, người sản xuất đã tập trung phát triển quá mạnh theo hướng
chuyên canh nên đã làm cho chất lượng môi trường nước trong các ao nuôi bị
suy thoái nghiêm trọng và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh phát triển,
đặc biệt trong nuôi tôm. Trước tình hình như vậy nhiều nhà khoa học trên thế
giới đã đầu tư nghiên cứu theo một số hướng khác nhau. Một hướng nghiên
cứu nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước là nuôi kết hợp nhiều đối
tượng trong cùng một ao, làm tăng tính bền vững trong nghề nuôi trồng thủy
sản nước lợ - nước mặn. Như vậy mô hình nuôi xen ghép có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững. Nó
không chỉ làm tăng hệ số an toàn trong việc tham gia nuôi trồng thuỷ sản mà
còn có khả năng cải tạo môi trường đảm bảo và tốt hơn so với một số hình
thức nuôi khác như chuyên canh tôm.

5
Nhìn chung có nhiều kết quả nghiên cứu đều cho rằng việc nuôi xen
ghép nhiều đối tượng trong cùng một ao sẽ làm giảm mức độ rủi ro trong sản
xuất, chất lượng môi trường nước được cải thiện theo hướng tốt hơn. Chất
lượng sản phẩm của vật nuôi an toàn hơn do việc giảm thiểu việc sử dụng
chất kháng sinh và chế phẩm sinh học. Chính vì vậy mà hình thức xen ghép
này đã ngày càng càng được áp dụng ở nhiều nước có nghề nuôi thủy sản lợ -
mặn phát triển.
Ở Việt Nam, trước áp lực của dịch bệnh bùng phát trong việc nuôi tôm
làm cho người sản xuất bị thua lỗ nghiêm trọng trong nhiều năm. Vì vậy,
nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn đã có sự thay đổi và điều chỉnh đáng
kể từ việc nuôi chuyên tôm với mật độ cao, chủ động sử dụng thức ăn công
nghiệp sang nuôi với mật độ thưa hơn và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên.
Trên cơ sở nhu cầu của thực tế, nhiều nghiên cứu khác nhau theo hướng nuôi
nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng khác nhau đã được thực hiện ở nhiều vùng.
Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá rộng lớn thuận lợi cho việc phát
triển NTTS, đặc biệt sau năm 1999 nghề NTTS thực sự phát triển mạnh với
việc nuôi tôm sú. Tuy nhiên do việc người dân ra nuôi một cách ồ ạt không
theo quy hoạch chung, chạy theo lợi nhuận cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường vùng nuôi, dịch bệnh bùng phát nhanh, kết quả nuôi bị thua lỗ
nhiều năm liền. Vì vậy tỉnh đã có chủ trương về Phát triển nuôi trồng thủy sản
gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản, phòng
chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi, mà động lực thúc đẩy là kỹ thuật
nuôi ghép, nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng có giá trị kinh tế và ý
nghĩa môi trường. Bên cạnh đó, PTNTTS gắn với phát triển kinh tế – xã hội –
môi trường của các vùng, các địa phương (nhất là các huyện ven phá và biển),
góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời
sống cho các thành phần tham gia nuôi trồng thủy sản.
Đây là yếu tố quan trọng để ổn định an ninh lương thực và tiến tới xuất
khẩu các mặt hàng nuôi trồng thủy sản có chất lượng, sản lượng ổn định. Đặc

biệt là đối với những hộ hoạt động sinh kế chủ yếu từ NTTS. Ngành Thủy sản
cũng tăng cường sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại mặt nước, ưu tiên nuôi
trồng thuỷ sản biển, nuôi mặt nước lớn trên các hồ chứa và đầm phá. Khuyến
6
khích mọi thành phần kinh tế: kinh tế hợp tác, doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài, hộ gia đình đầu tư vào nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm nuôi trồng, tạo ra nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu lớn,
ổn định cho chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
2.2. Tình hình phát triển thủy sản ở Việt Nam
Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và có vùng biển đặc quyền kinh tế
rộng gần một triệu kilômét vuông. Vùng biển nước ta được bao bọc bởi nhiều
hòn đảo lớn nhỏ tạo nên đới chuyên tiếp giữa đất liền với biển đặc biệt là ó
nhiều đầm phá vùng vịnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khai
thác và nuôi trồng thủy hải sản. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu
với cơ sở hạ tầng thấp nước ta chưa phát huy được hết tiềm năng của mình.
Nếu như năm 1981, tổng sản lượng thuỷ sản chỉ đạt 596.356 tấn (trong đó
khai thác đạt 416.356 tấn, nuôi trồng đạt 180.000 tấn), giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt 11,2 triệu USD. Năm 1986 tổng sản lượng đạt 840.906 tấn (khai thác
đạt 598.040 tấn, nuôi trồng đạt 242.866 tấn), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
100 triệu USD. Năm 2003 ngành thủy sản Việt Nam đã đạt tổng sản lượng
khoảng 2,53 triệu tấn trong đó nuôi trồng thủy sản là 1,11 triệu tấn góp phần
đưa kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt hơn 2,24 tỉ USD và tỉ trọng giá trị
thủy sản trong nông nghiệp chiếm 21,3% (tăng 4,80 % so với năm 2002) (Bộ
Thủy sản, 2004). Các số liệu này cho thấy ngành thủy sản ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là một trong những lĩnh vực
đang được Chính phủ đầu tư phát triển. Tháng 12/1999, Chính phủ đã thông
qua chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000-
2010, trong đó chỉ ra rằng, đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản
phải đạt 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỉ đô-la. Đồng Bằng Sông
Cửu Long được đánh giá là vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản của Việt

Nam với hơn 1 triệu hec-ta diện tích mặt nước ngọt và lợ. Năm 2003, ĐBSCL
sản xuất khoảng 0,67 triệu tấn thủy sản chiếm 64,6% sản lượng thủy sản nuôi
cả nước và hơn 55% tổng giá trị xuất khẩu (Bộ Thủy sản, 2004). Định hướng
phát triển chung của nuôi trồng thủy sản Việt Nam là thúc đẩy sự phát triển
của nhiều mô hình nuôi với các mức độ thâm canh khác nhau như quảng
canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Kinh nghiệm của
7
nhiều quốc gia như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,… cho thấy một khi
nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng năng suất cao thì luôn đi kèm theo
sự phát sinh của dịch bệnh và đó luôn là một trong những khó khăn của nuôi
trồng thủy sản. Ở Việt Nam, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trong vài
năm qua đã cho thấy đây là một trong những yếu tố giới hạn rất quan trọng
mà cần phải có các giải pháp khắc phục nhằm đưa nghề nuôi thủy sản phát
triển theo hướng bền vững. Bệnh đốm trắng và đầu vàng trong nuôi tôm sú
hay bệnh mủ gan và ký sinh trùng trên cá da trơn là những bệnh nguy hiểm và
tác hại nghiêm trọng trong nghề nuôi thủy sản. Đặc biệt trong vài năm qua
mức độ thiệt hại trên tôm cá nuôi do dịch bệnh ngày càng tăng và càng trở
thành mối lo lớn của người sản xuất. Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở việt nam
phát triển mạnh và nhanh từ năm 1981 đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản
liên tục tăng từ năm 1981 tới nay với diện tích từ 230.000 ha năm 1981 lên
384,6 nghìn ha năm 1986 và đến nay đã đạt hơn 1 triệu ha. Diện tích nuôi
mặn, lợ tăng lên, nhất là nuôi tôm thì sản lượng nuôi, nhất là sản lượng nuôi
đưa vào xuất khẩu đã tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt.
Năm 1991, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 520.000 ha, sản lượng đạt
335.910 tấn, đến năm 1996 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 585.000 ha, sản
lượng nuôi trồng đạt 411.000 tấn. Năm 2000 diện tích nuôi là 652.000 ha, sản
lượng đạt 723.110 tấn. Năm 2003 sản lượng nuôi trồng đã đạt hơn 1 triệu tấn.
Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản
xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp ngày càng chiếm vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân.

2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế một tỉnh duyên hải miền Trung, có hệ thống đầm phá
ven biển rộng lớn gần 22.000 ha được xếp vào loại lớn của thế giới. Hệ thồng
đầm phá Tam Giang Cầu Hai Lăng Cô chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa
Thiên Huế, từ Phong Điền đến Phú Lộc, là một vùng đầm phá nước lợ với hệ
sinh thái sông biển phong phú và đặc sắc là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
cho nhiều loại thủy sinh phát triển, một lợi thế cho nhiều ngành nghề nông
lâm, ngư nghiệp, mà đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển nhanh
8
của nghề NTTS được thể hiện qua sản lượng NTTS hàng năm của tỉnh đặc
biệt là sản lượng từ NTTS của tỉnh năm 2007.
Biểu đồ 1: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của các huyện đầm phá năm 2007
Nguồn: Báo cáo tổng kết NTTS Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007
Năm 2007, tổng sản lượng nuôi trồng đạt 8179,58 tấn, trong đó sản
lượng thuỷ sản nước lợ là 4697,2 tấn bằng 57,43% tổng sản lượng NTTS. Sản
lượng tôm các loại đạt 3771,3 tấn chiếm 46,1% tổng sản lượng NTTS(Trong
đó tôm chân trắng: 800 tấn, Tôm rảo 20,8 tấn), sản lượng cá nước lợ đạt
582,7 tấn chiếm 7,12% tổng sản lượng nuôi trồng; sản lượng cua đạt 128,2
tấn chiếm 1,6% tổng sản lượng nuôi trồng. Có thể nói tổng sản lượng tôm
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thu NTTS nói chung, điều này cho thấy
sự phát triển nhanh của nghề nuôi tôm của tỉnh trong những năm gần đây.
Biểu đồ 2: Diện tích NTTS của các huyện ven phá năm 2007.
Nguồn: Báo cáo tổng kết về nuôi xen ghép của tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2007
(Ghi chú: S1 là diện tích NTTS, S2 là diện tích nuôi xen ghép)
9
Diện tích NTTS của tỉnh tiếp tục được mở rộng từ sau năm 1999, năm
2007 tổng diện tích NTTS của toàn tỉnh là 5.447,3 ha trong đó diện tích của 5
huyện ven phá là 3.712,1 ha chiếm 68,1% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản
của toàn tỉnh, diện tích nuôi đơn canh tôm của 5 huyện là 3.712,1 ha chiếm

75,75% tổng diện tích NTTS, diện tích nuôi xen ghép là 417 ha chiếm
11,23% tổng diện tích NTTS. Có thể nói diện tích nuôi độc canh tôm chiếm
tỷ lệ rất lớn so với tổng diện tích NTTS và diện tích nuôi xen ghép của 5
huyện. Sở dĩ diện tích nuôi độc canh tôm của 5 huyện nhiều hơn so với nuôi
xen ghép là do từ sau trẫn lũ lịch sử năm 1999 làm cho diện tích và bề mặt
đầm phá đựoc mở rộng thuận tiện cho việc NTTS nước lợ, có nhiều hộ đã ra
nuôi tôm độc canh và hiệu quả kinh tế đem lại rất cao, làm cho một số người
dân cũng ùa nhau ra nuôi không theo chủ trương và qui định chung gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường và dịch bệnh bùng phát. Năm 2006 hình thức nuôi
xen ghép được ứng dụng và nhân rộng trên toàn tỉnh nhằm thay thế dần cho
hình thức nuôi tôm độc canh vì vậy diện tích nuôi xen ghép vẫn còn hạn chế
và chiếm tỷ lệ ít trong tổng số diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các huyện.
Biểu đồ 2 cho thấy diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Phú Vang là
lớn nhất so với 5 huyện thuộc đầm phá, diện tích NTTS của huyện Quảng
Điền là 606,6 ha chiếm 16,34% tổng diện tích NTTS. Trong đó diện tích nuôi
xen ghép của huyệ Quảng điền là 147,1 ha chiếm 35,28% tổng diện tích nuôi
xen ghép. Diện tích NTTS của huyện là thấp hơn so với một số huyện khác
như Phú Vang, Phú Lộc nhưng diện tích nuôi xen ghép của huyện có khuynh
hướng tăng lên. Sự tăng lên về diện tichs nuôi xen ghép của huyện Quảng
điền là cơ sở để thay thế hình thức nuôi độc canh tôm trên địa bàn của huyện
và các xã thuộc Huyện Quảng Điền.
2.4. Khó khăn của việc nuôi trồng thuỷ sản vùng phá Tam Giang
2.4.1. Môi trường vùng nuôi trồng bị suy thoái
Vùng phá Tam Giang - Cầu Hai chủ yếu tồn tại các phương thức nuôi
trồng thuỷ sản: quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh do đó chưa
chủ động điều hoà được các yếu tố môi trường trong ao nuôi, chất lượng và số
lượng nước còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mặt khác, trong các
phương thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến thì nguồn thức ăn nhân
10
tạo là chính còn thức ăn tự nhiên không đáng kể, vì vậy vấn đề chất lượng

nước cần phải đựoc quản tâm nhiều nhất. Một khi mật độ nuôi trong ao tăng
lên, khuynh hướng vận động trong hệ thống ao nuôi này là làm sao phải đưa
về trạng thái cân bằng tự nhiên, nên tình trạng vật nuôi luôn nhạy cảm với
bệnh tật. Việc cung cấp quá nhiều thức ăn tự nhiên ( thức ăn nhân tạo ) cũng
như nhân tạo, mật độ nuôi dày sẽ khiến cho môi trường dễ bị nhiễm bẫn, làm
thay đổi thành phần laòi sinh vật, tạo điều kiện cho một số loài tảo phát triển
mạnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Cho đến nay nhìn
chung chất lượng môi trường nước trong hệ thống đầm phá còn tương đối tốt.
Tuy nhiên hiện tại đã bắt đầu có một số vấn đề có thể gây nguy hại cho chất
lượng nước sông và đầm phá như các vết dầu loang từ các phương tiện giao
thông thủy. Ô nhiễm khuẩn chỉ mới ở mức cục bộ nhưng đã bắt đầu có triệu
chứng lan rộng ở các khu nước ven bờ đầm phá tập trung dân cư. Dư lượng
các chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng cũng đã xuất hiện
ở mức cục bộ. Những biến động lớn về không gian và thời gian của các yếu tố
như độ mặn, pH và sự nghèo muối dinh dưỡng phốt pho, nitơ làm hạn chế
chất lượng nước đầm phá.
Môi trường nước đã có dấu hiệu ô nhiễm và nguy cơ dịch bệnh trong
nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng. Một số vùng gặp nhiều khó khăn do dịch
bệnh liên tục nhưng chậm được khắc phục làm cho một bộ phận nhân dân
vùng nuôi trồng thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn. Nuôi trồng thuỷ sản phát
triển chưa bảo đảm bền vững. Đa số diện tích đều theo lối quảng canh cải
tiến, độc canh tôm sú, năng suất, chất lượng chưa cao, hiệu quả thấp và không
ổn định, nhất là 3 năm gần đây.
2.4.2. Dịch bệnh và sử dụng quá mức các chất kháng sinh trong NTTS
Dịch bệnh thuỷ sản đang là một thách thức lớn đối với những người đang
NTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và xã Quảng An nói riêng. Các loại
dịch bệnh thường xảy ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân: nguồn gốc giống, thức
ăn, môi trường bên ngoài… với các loại bệnh thường gặp là vàng mang, đỏ thân,
đốm trắng, đóng rêu… những loại bệnh này rất khó xử lý và ảnh hưởng lớn đến
năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

11
Việc sử dụng các sản phẩm công nghiệp và chất kháng sinh trong
NTTS là cần thiết. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và đồng thưòi chưa tiếp cận
được với tiến bộ khoa học kỹ thuật nên hầu hết những người NTTS quá lạm
dụng những sản phẩm công nghiệp và chất kháng sinh trong quá trình nuôi.
Các chất kháng sinh và hoá chất công nghiệp đang sử dụng cho nuôi tôm
gồm: CaCO
3
, CaO, Dolomite,clorin….Các chất này không những ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và
sức khoẻ của người dân.
2.4.3. Qui hoạch vùng nuôi tôm chưa hợp lý
Có thể nói việc phát triên nuôi trồng thủy sản làm cho một bộ phận dân
cư trong vùng có đời sống tăng đáng kể, song nhiều vấn đề kinh tế, xã hội,
môi trường sinh thái cần được tiếp tục nghiên cứu. Sự bùng nổ nuôi tôm một
cách ồ ạt và tự phát đã làm cho không gian đầm phá bị chia cắt manh mún,
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản đang giảm sút,
những điều này sẽ để lại hậu quả nặng nề cho vùng đầm phá trong tương lai.
Sự phát triển mất cân đối giữa nuôi tôm và các nghề nuôi trồng thủy
sản khác làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của vùng dẫn đến môi
trường ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái và đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy
sản gặp rất nhiều khó khăn. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển chưa bảo đảm bền
vững, đa số diện tích nuôi trồng từ trước đến nay của người dân đều theo lối
quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Với hình thức nuôi tự phát và ồ ạt của
người dân về hình thức nuôi độc canh tôm sú với diện tích khá lớn, gây ra sự
mất cân bằng sinh thái ở vùng nuôi trồng, làm môi trường tại các hồ nuôi bị ô
nhiễm, dịch bệnh bùng phát nhanh từ sau năm 2002, năng suất và chất lượng
giảm sút, hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định.
12
PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nông hộ NTTS và tham gia làm mô hình nuôi xen ghép tại xã Quảng
An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vùng nghiên cứu: là Xã Quảng An- Quảng Điền - Thừa Thiên Huế,
đây là vùng nằm trong khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích
mặt nước 400 ha tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản.
- Thời gian:Thực hiện từ 2/1/2008-5/5/2008.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với các nội dung cụ thể sau:
3.3.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của xã Quảng An trong giai
đoạn 2005- 2008
- Diện tích nuôi trồng, các loài nuôi qua các năm 2005- 2008
- Số hộ nuôi, hình thức nuôi. Nguồn giống
- Kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt được trong giai đoạn 2005-2008
+ Tỉ lệ phần trăm số hộ thành công / thất bại theo hình thức nuôi trong
giai đoạn 2005-2008
+ Mức độ thành công / thất bại của từng hình thức nuôi
- Sự thay đổi hình thức nuôi trong nuôi trồng thủy sản
- Mức độ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản của chính quyền địa
phương trong việc tổ chức nuôi trồng thủy sản. Tác dụng của việc quy hoạch
trong nuôi trồng thủy sản
3.3.2. Đặc điểm nông hộ
- Số lao động/ khẩu
- Tỉ lệ nhân khẩu/ giới
- Trình độ của chủ hộ
13
- Thu nhập trung bình của mỗi hộ

- Nguồn thu nhập chính. Tỉ trọng thu nhập theo ngành nghề
- Năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. Mức độ được tập huấn kỹ
thuật về nuôi trồng thuỷ sản
3.3.3. Kết quả đạt được của hình thức nuôi xen ghép
- Biến động năng suất của từng hình thức nuôi. Giá bán. Thị trường
- Lợi nhuận thu được từ hình thức nuôi xen ghép
- Tỉ lệ trung bình các hộ nuôi có lời / rủi ro
- Mức độ lời hay rủi ro trong NTTS
- Các loại dịch bệnh thường gặp. Mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra
các năm
- Thay đổi hoạt động sinh kế của nông hộ
3.3.5. Kết quả cải thiện môi trường của hình thức nuôi xen ghép tại các ao nuôi
- Một số ý kiến phản hồi của người dân trong vùng về vấn đề môi
trường trong nuôi trồng thủy sản
- Thái độ và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường đối với
các hình thức nuôi
- Đánh giá của chuyên gia về tác động của mô hình nuôi xen ghép đối
với tài nguyên và môi trường tại các hồ nuôi và khu vực vùng đầm phá
3.3.4. Nhận thức của người dân về nuôi xen ghép
- Mức độ thâm canh của người dân trong nuôi trồng thủy sản theo hình
thức nuôi
- Sự thay đổi nhận thức của người dân trong nuôi trồng thủy sản với
từng hình thức nuôi
- Sự hưởng ứng và đồng tình của người dân với mô hình nuôi xen ghép
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn mẫu
Mẫu là 20 hộ đã thực hiện nuôi xen ghép và 10 hộ nuôi độc canh theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp được xác định trước trong danh
sách thôn- xã
14

3.4.2. Thu thập thông tin dữ liệu
- Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thu được từ cấp cộng đồng, dựa
vào các tài liệu, niên giám thống kê của các cấp, báo cáo của các cơ quan
chuyên ngành và các cấp: UBND Tỉnh, phòng NN& PTNT, sở thủy sản,
UBND xã, Một số nghiên cứu liên quan đến mô hình thuỷ sản nuôi xen ghép
tại vùng nghiên cứu. Ngoài ra còn thu thập thông tin từ những người am hiểu
cộng đồng, cán bộ UBND xã Quảng An, Cán bộ phụ trách về kỹ thuật NTTS
tại địa phương thông qua việc phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn một nhóm
người am hiểu trong cộng đồng
- Thu thập thông tin sơ cấp:
+ Phỏng vấn nông hộ thông qua phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
bằng bảng câu hỏi
+ Phỏng vấn sâu: cán bộ địa phương, cán bộ thực hiên dự án NAV năm
2007 tại địa phương, người dân am hiểu về nuôi trồng thuỷ sản, cán bộ
chuyên viên về NTTS huyện Quảng Điền
+ Phỏng vấn nhóm sử dụng công cụ SWOT và động não
+ Thảo luận nhóm: 30 hộ được chọn
3.4.3. Phân tích dữ liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel và phương pháp
thống kê mô tả.
15
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và sinh kế của xã Quảng An
4.1.1. Tình hình dân số và lao động
Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế
của địa phương. Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sự
phát triển khi vấn đề công ăn việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo.
Để thấy được tình hình dân số và lao động của xã năm 2007 xem bảng sau:
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2007

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Tổng số hộ Hộ 2.197
2.Tổng nhân khẩu Người 11.075
3. Tốc độ tăng dân số % 2,54
4. Tổng lao động Lao động 6.652
Lao động nam Lao động 2.650
Lao động nữ Lao động 4.002
5. BQ lao động/hộ Lao động/hộ 3,03
6. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 5,35
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Quảng An năm 2007
Tốc độ tăng dân số của xã 2,54 % là quá cao so với tốc độ trung bình
của nước ta. Tốc độ tăng nhanh là tiềm năng lớn, bổ sung nguồn nhân lực cho
quá trình sản xuất đặc biệt là khi vào mùa vụ, còn thời gian nông nhàn thì
đây lại là một sức ép lớn về giải quyết công ăn việc làm, nhà ở và hàng loạt
các vấn đề xã hội khác.
Về quy mô gia đình bình quân nhân khẩu/ hộ là 5,35 người và bình
quân lao động trên hộ là 3,03 lao động chứng tỏ nguồn lao động ở đây rất dồi
dào. Tuy nhiên trình độ học vấn ở đây còn thấp nên số lao động có tay nghề
cao còn hạn chế do đó giảm khả năng hoạt động kinh tế hộ gia đình.
16
Hiện nay xã có chủ trương giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động như phát triển ngành nghề thủ công: thêu, đan nát cho các lao động nữ,
hợp tác xuất khẩu lao động, phát triển NTTS. Tuy nhiên lượng lao động được
giải quyết việc làm chưa cao và mức thu nhập còn thấp. Với đặc điểm dân số
và lao động như trên, xã và các cấp chính quyền cần phải quan tâm, thực hiện
các dịch vụnâng cao khả năng sản xuất của mỗi hộ, có các biện pháp hạn chế
tốc tăng dân số đồng thời tập trung phát triển các ngành nghề để cải thiện thu
nhập cho mỗi hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.
4.1.2. Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và

không thể thay thế. Với cây trồng, vật nuôi đất đai không chỉ là môi trường
sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưõng, năng suất của chúng phụ thuộc
rất nhiều vào kết cấu của đất. tình hình sử dụng đất đai của xã được thể hiện
ở bảng 2.
Bảng 2: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã năm 2007
Chỉ tiêu ĐVT Diện tích Tỷ lệ %
Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 1.421 100
Đất nông nghiệp Ha 650,28 45,76
Đất sản xuất nông nghiệp Ha 481,87 74,10
Đất NTTS Ha 162,31 24,96
Đất nông nghiệp/hộ Ha 0,3 0,046
Nguồn: Báo cáo tình hình đất đai của xã Quảng An năm 2007
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.421 ha trong đó đất nông nghiệp
là 650,28 ha chiếm 45,76 % tổng diện tích đất tự nhiên. Tổng diên tích đất
nông nghiệp gần bằng một nửa tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn xã, cộng
với bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ là 0,3 ha cho thấy nền kinh tế ở
địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiêp với hai ngành chính là trồng lúa và
NTTS. Điều này thể hiện rõ qua diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm
74,10% và diện tích đất NTTS là 24,96% chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích
đất nông nghiệp của xã. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và NTTS
17
chiểm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn xã cho thấy các
hoạt động sinh kế của người dân trong vùng chủ yếu là từ nông nghiêp, trong
đó một số hoạt động chính từ nông nghiệp đem lại thu nhập cho nông hộ là
trồng lúa, đánh bắt và NTTS.
Như vậy việc sử dụng cơ cấu đất đại trên địa bàn của xã sẽ phản ánh rõ
các hoạt động tạo sinh kế của địa phương, việc sử dụng diện tích đất có hợp lý
hay không là nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ và sự phát triển
của xã.
4.1.3. Tình hình kinh tế, văn hoá và giáo dục

Sự phát triển kinh tế quyết định mức sống của dân cư và nhiều vấn đề
khác trong xã hội như văn hoá, giáo dục, y tế…. là cơ sở quyết định sự thành
bại của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn.
Năm 2007 tổng giá trị sản phẩm sản xuất đạt 55,9 tỉ đồng, trong đó thu
nhập từ trồng trọt là 1,7 tỉ đồng; thu nhập từ chăn nuôi là 23,6 tỷ đồng, nuôi
trồng thuỷ sản là 4,6 tỷ đồng và tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và làng nghề là
26 tỉ đồng. Có thể nói sự phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp của nền kinh tế
địa phương là cao chiếm 53,5% tổng giá trị thu nhập của xã. Tổng đàn gia súc
và gia cầm của xã trong năm 2007 đều tăng mạnh, số đàn trâu là 350 con, số
đàn bò là 360 con, số đầu lợn nái là 1500 đầu, số đầu lợn thịt là 11.000 đầu,
số đàn vịt là 66.500 con, số đàn gà là 21.300 con. Lĩnh vực chăn nuôi của xã
phát triển khá mạnh trong hệ thống sản xuất nông nghiệp chiếm 78,93% tổng
giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng thu đựoc từ NTTS là 710,44 tạ
chiếm 15,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, so với giá trị thu được từ
ngành chăn nuôi thì ngành thuỷ sản chiếm một tỷ lệ thấp hơn 0,2 lần nhưng
ngành NTTS giữ vai trò quan trọng đối với bộ phận người dân của xã sống
ven đầm phá và thị trường xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản của địa phương.
Thương mại dịnh vụ phát triển và hoạt động khá phong phú đa dạng
tổng giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 26 tỉ đồng. Các dịch vụ
tài chính ngân hàng, thêu thùa, đan nát, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông lâm
ngư nghiệp tại địa phương cũng đang từng bước được hình thành nhưng còn
chậm chạp và có nhiều hạn chế. Thị trường đầu ra cho nông sản phẩm mà đặc
biệt là sản phẩm thuỷ sản rất yếu kém. Không chỉ trên địa bàn xã Quảng An
18
mà ngay cả trên địa bàn huyện Quảng Điền, các cơ sở chế biến hầu như
không có, sản phẩm thuỷ sản thu hoạch bán cho thương lái.
Dịch vụ con giống trên địa bàn còn hạn chế, nguồn giống chủ yếu từ
Đà Nẵng và Thuận An, nguồn giống do vận chuyển xa nên chất lượng con
giống giảm sút, cũng là một trong những lý do làm giảm hiệu quả NTTS. Các
cơ sở cung cấp thức ăn cho thuỷ sản chủ yếu mua của tư nhân, nguồn thức ăn

và chất lượng thức ăn không đảm bảo. Tất cả những vấn đề trên cần phải
được quan tâm phát triển để nâng cao năng suất và hiệu quả NTTS.
Về công tác thuỷ lợi, tưới tiêu của xã có nhiều chuyển biến tích cực trong
việc thực hiện kiên cố kênh mương, xây dựng trạm tưới tiêu. Tỷ lệ kênh mương
được bê tông hoá chiếm 35% đảm bảo tưới tiêu thường xuyên cho 398 ha.
Bên cạnh hệ thống giao thông thuỷ lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất và đời sống ngày một đầy đủ. Tỷ lệ hộ dùng điện của xã hiện nay là
100% và tỷ lệ dùng nước sạch là 100%.
Ngành giáo dục, y tế của xã cũng phát triển mạnh trong những năm gần
đây, hiện xã có hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở, không có
trẻ em bỏ học, tỷ lệ học sinh theo học các trường trung học phổ thông, trung
học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học của xã ngày một gia tăng. Số học sinh
tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2007 là 91%, tốt nghiệp trung học phổ thông
là 65%. Số học sinh đậu đại học là 19 người và đậu cao đẳng là 3 người. Sự
phát triển của ngành giáo dục phản ánh một phần nền kinh tế của địa phương,
những gia đình có con em được đi học trước hết họ phải có đủ điều kiện về
kinh tế mới đảm bảo việc học hành cho con em của mình, còn những hộ gia
đình nghèo và khó khăn thì việc học của con em họ thường chỉ dừng lại ở
trung học cở sở hoặc là xoá nạn mù chữ.
Hiện xã đã xây dựng được một trạm y tế khang trang với 6 cán bộ nhân
viên, hàng năm khám và chữa cho hơn 1000 lượt người dân trong xã. Việc
xây dựng trạm y tế xã giảm bớt một phần chi phí cho người dân phải lên tỉnh
hoặc huyện khám chữa bênh khi ốm đau.
Có thể nói tình hình kinh tế văn hoá xã hội của xã trong những năm gần
đây có sự tăng trưởng nhanh, sự tăng trưởng này phản ánh nhu cầu sống của
của người dân trong vùng và cũng là điều kiện để phát triển nông nghiệp theo
19
chiều sâu đặc biệt là ngành nuôi trồng thuỷ sản một ngành kinh tế trọng điểm
của xã.
4.1.4. Đặc điểm các hộ khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu, mẫu đựoc chọn là 30 hộ trong đó có 20 hộ
tham gia nuôi xen ghép và 10 hộ nuôi đơn. Đặc điểm chung của các hộ khảo
sát ddựoc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Đặc điểm nhân khẩu, lao động và phương tiện NTTS của các hộ
phỏng vấn.
Chỉ tiêu ĐVT Hộ nuôi
đơn canh
Hộ nuôi
xen ghép
Số khẩu Khẩu 5,33 5,37
Số lao động Lao động 2,1 2,1
Tuổi của chủ hộ Tuổi 48,9 45
Diện tích ao NTTS Ha 0,7 0,53
Thu nhập Triệu đồng/
hộ/ năm
26,06 34,1
Số năm đến trường chủ hộ Năm 5,5 6,58
Năm tham gia NTTS Năm 9 8,85
Giá trị nhà cửa Triệu đồng 11 15
Nguồn: Số liệu phỏng vấn nông hộ năm 2008
Theo kết quả điều tra cho thấy số khẩu trung bình của hộ là 5,36 người
và bình quân lao động trên hộ là 2,1 người chứng tỏ nguồn lao động ở đây
vẫn còn hạn chế so với nhu cầu lao động trong sản xuất nông nghiệp khi vào
mùa vụ. Sỡ dĩ số khẩu trung bình lớn nhưng số lao động lại ít là do ở mỗi hộ
đều còn con cái đang đi học hoặc trong gia đình có bố mẹ già yếu không tham
gia lao động sản xuất được, trung bình một lao động làm ra trong hộ phải nuôi
2,5 người ăn theo. Với những hộ gia đình khá giả thì không nói, riêng với
những hộ làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên năm nào
thời tiết không thuận lợi thì cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác trình độ lao động thấp sẽ hạn chế khả năng hoạt động kinh tế của hộ

20
gia đình. Vì vậy nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả và khả năng nuôi trồng thuỷ
sản của nông hộ.
Xét về độ tuổi của chủ hộ, độ tuổi bình quân là 45,6 tuổi. Đây là độ tuổi
có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, với những kiến thức thực tế đã tích luỹ
được qua nhiều năm các chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Tuy nhiên có sự khác biệt về độ tuổi
giữa người tham gia nuôi xen ghép với nuôi đơn. Những hộ nuôi đơn trung
bình là 48,9 tuổi còn những hộ nuôi xen ghép trẻ hơn và chủ yếu là những
người dưới 45 tuổi. Những người ở độ tuổi cao đều là những người tham gia
nuôi trồng sớm nên họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản
hơn với những hộ trẻ tuổi. Tuy nhiên những người cao tuổi thường bảo thủ hơn
so với những người trẻ, họ khó chấp nhận cái mới vì vậy để họ làm theo những
cái mới cần phải có mô hình trình diễn và những kết quả cụ thể đã đạt được.
Trình độ văn hoá ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật vào trong sản xuất của các nông hộ. Kết quả điều tra cho thấy
số năm đến trường bình quân của các hộ điều tra là 6,4 năm là đa số chủ hộ ở
đây chưa học qua hết cấp hai so với nhiều vùng nông thôn khác thì đây là điều
kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ, trao đổi kinh nghiệm
sản xuất cho các hộ gia đình. Số chủ hộ nghỉ ở cấp hai chiếm 50%, số hộ học
cấp ba chiếm 10% còn lại là đang học dở cấp một thì bỏ. Qua đó cho thấy
trình độ của chủ hộ còn thấp và hạn chế sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu
tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất.
Đặc biệt là trong nuôi trồng thuỷ sản không chỉ đòi hỏi những ngưòi có kinh
nghiệm sản xuất mà cần phải có những nguời hiểu và nắm rõ kỹ thuật thì mới
đảm bảo trong quá trình sản xuất. Trong thời gian vừa qua do còn thiếu kinh
nghiệm, sản xuất tự phát nên nghề NTTS trong khu vực thiếu bền vững. Điều
này được thể hiện ở mức độ đầu tư kỹ thuật và nhận thức của người dân đối
với hoạt động này.
Nuôi trồng thuỷ sản thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng rủi ro cao

nên người sản xuất phải phải có sự tích luỹ đầy đủ cả kiến thức khoa học kỹ
thuật lẫn kinh nghiệm sản xuất. Nghề nuôi trồng phát triển từ nhiều năm nay
nhưng phát triển mạnh và bùng nổ là sau năm 1990. Với mô hình nuôi xen
21
ghép, trước đây chỉ có một vài hộ quan tâm và làm. Nhưng họ chưa thực sự
đầu tư vào nuôi xen ghép mà thường cuối mỗi vụ nuôi tôm họ có thả thêm cá
dìa vừa tăng thêm thu nhập lại vừa diệt tạp trong ao tạo điều kiện tốt cho môi
trường vụ sau. Tuy nhiên hình thức nuôi xen ghép được phổ biến và nhân
rộng trên nhiều hộ từ năm 2006 đến nay. Số năm kinh nghiệm nuôi xen ghép
là 8,85 năm còn số năm nuôi độc canh là 9 năm. Sỡ dĩ có sự khác biệt này là
do nuôi độc canh phát triển sớm hơn so với nuôi xen ghép, mặt khác trước
đây người dân chỉ quan tâm đến nuôi độc canh tôm với mục đích làm giàu từ
con tôm sú nên ít quân tâm đến các hình thức nuôi khác. Đặc biệt là nuôi xen
ghép đem lại thu nhập không cao và ít có cơ hội làm giàu.
Hầu hết các ao nuôi của các hộ nằm ở vùng hạ triều, việc tháo nước nạo
vét ao là rất khó. Đặc biệt với những ao phía ngoài xa việc tháo nước là không
thể vì vậy những ao đó thường được xử lý qua loa, không có khả năng cải tạo
ao nuôi một cách triệt để là nguyên nhân làm môi trường ao nuôi dần bị suy
thoái, ô nhiễm tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan, phát triển mạnh. Trong
vùng hấu hết các hộ đều có từ 1-2 ao nuôi, thời gian nuôi càng dài thì số
lượng và diện tích ao nuôi của mỗi hộ gia đình càng nhiều. Số hộ tham gia
nuôi trồng thuỷ sản trước năm 1999 có diện tích trung bình từ 1ha đến 1,5 ha
còn những hộ nuôi sau năm 2002 thì diện tích trưng bình 0,5 ha. Những hộ
nuôi đơn có diện tích nuôi trung bình là 0,53 ha; những hộ nuôi xen ghép có
diện tích nuôi trung bình là 0,7 ha. Tính đến năm 2008 hộ có diện tích nuôi
thấp nhất là 5000m
2
và hộ có diện tích nuôi lớn nhất là 1500m
2
. Như vậy việc

đầu tư vào nuôi trồng của người dân về qui mô sản xuất còn mang tính tự
phát, thiếu qui hoạch. Với sự biến động về diện tích lớn như vậy thì chắc chắn
khả năng ứng dụng kỹ thuật vào nuôi trồng của mỗi hộ cũng có nhiều sai khác
và tạo lên sự chênh lệch về thu nhập và sinh kế của nông hộ.
Tổng thu nhập của nhóm nuôi xen ghép và nuôi độc canh ở đây vẫn
còn thấp và không đảm bảo vì thu nhập của họ phụ thuộc nhiều vào điều kiện
ngoại cảnh. Thu nhập trung bình của nông hộ là 32 triệu đồng/ hộ/năm, bình
quân hộ thu nhập trên năm biến động từ 17,5 triệu đồng( hộ thu nhập thấp
nhất) đến 72,8 triệu đồng (hộ thu nhập cao nhất). Phần thu nhập này được tính
toán vào tất cả các sản phẩm của nông hộ sản xuất ra bao gốm cả phần được
22
sử dụng trong gia đình và phần nông hộ đi làm thêm bên ngoài.
Trong đó thu nhập của những hộ nuôi xen ghép và nuôi đơn có sự khác
biệt, thu nhập trung bình của các hộ nuôi đơn là 26,06 triệu đồng/ hộ/ năm,
trong khi đó thu nhập trung bình của hộ nuôi xen ghép là 34,1 triệu đồng/ hộ/
năm. Phần thu nhập của nông hộ chính là những hoạt động sinh kế của nông
hộ, sự khác biệt về độ tuổi, trình độ văn hoá và khả năng nắm bắt được kỹ
thuật nuôi trồng thuỷ sản sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến một phần thu nhập và
sinh kế của nông hộ.
Như vậy với đặc điểm về nhân khẩu, lao động chính của nông hộ, trình
độ học vấn của chủ hộ, phương tiện NTTS… ảnh hưởng nhiều đến kết quả
nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có phần thu nhập của nông hộ vì những hộ khảo
sát chủ yếu có nguồn thu nhập từ NTTS. Những yếu tố này sẽ hạn chế hoặc
phát triển các hoạt động tạo sinh kế của nông hộ.
4.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng An
4.2.1. Quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An
Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực và lâu dài của
xã Quảng An. Toàn xã có đến hơn 245 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản sống
chủ yếu dựa vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chiếm gần nửa số hộ dân
trên toàn xã. Có thể nói nghề nuôi trồng thủy sản bắt đấu phát triển mạnh từ

sau năm 1999, đây là mốc lịch sử quan trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản ở
xã Quảng An nói riêng và khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nói chung.
Sau trận lũ lịch sử năm 1999 nước mặn tràn vào đầm phá làm cho phần diện
tích nước lợ của khu vực mở rộng và tăng lên đáng kể tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuôi tôm sú vùng nước lợ.
Từ khi phát triển ngành nuôi trồng thủy sản đến nay Xã Quảng An đã
trải qua nhiều thời kỳ phát triển, tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy ba giai
đọan phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản của xã đó là:
Giai đoạn 1: Trước năm 1998, có thể nói giai đoạn này nghề nuôi trồng
thủy sản của xã chỉ mới bắt đầu hình thành chưa có sự phát triển, người dân
chi nuôi trông một cách đơn thuần nhằm giải quyết lao động nhàn rồi và chi
tiêu hàng ngày trong gia đình, họ chưa quan tâm nhiều đến năng suất và chất
lượng.
23
Giai đoạn 2: Từ năm 1998- 2001 thời kỳ này nghề nuôi tôm bắt đầu
phát triển mạnh và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Thời kỳ đó số người tham
gia nuôi trồng còn hạn chế cả xã chỉ có hơn 10 hộ tham gia nuôi trồng, điều
kiện tự nhiên thuận lợi, môi trường trong sạch đảm bảo, nguồn nước ra vào
các ao thuận lợi là điều kiện tốt để tôm phát triển. Năm 2001 năng suất bình
quân đạt 650 kg/ ha là vùng trọng điểm nuôi tôm của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giai đoạn 3: Từ năm 2002 đến nay nghề nuôi tôm của có chiều hướng
đi xuống mặc dù diện tích nuôi trồng tăng nhưng không đảm bảo được năng
suất và hiệu quả nuôi trồng. Sau năm 2001 có nhiều hộ phất lên từ việc nuôi
tôm sú làm cho nhiều hộ gia đình khác trong làng đua nhau ra hồ nuôi tôm.
Bất cứ một người dân nào cũng có thể tham gia nuôi trồng thuỷ sản “ nhà nhà
nuôi tôm người người nuôi tôm” một cách ồ ạt thiếu sự quản lý và qui hoạch
của chính quyền địa phương ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi làm cho
tình hình nuôi trồng thủy sản không bền vũng và hiệu quả, những người tham
gia nuôi trồng thuỷ sản ngày càng điêu đứng và gặp nhiều khó khăn, nợ nần
chồng chất.

Nuôi trồng thuỷ sản của xã được coi là ngành kinh tế trọng điểm, nó
không chỉ tạo việc làm cho một số lưọng lao động đang thất nghiệp trên địa
bàn xã mà còn đem lại một khoản thu nhập quan trọng đối với những hộ sống
chủ yếu dựa vào nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên tốc độ phát triển không ổn
định qua các năm, đặc biệt là từ năm 2003 trở lại đây tình hình nuôi trồng
thuỷ sản của xã gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, hạn hán và lũ lụt. Vấn đề
dịch bệnh được người dân quan tâm nhiều vì nó ảnh hưỏng và quyết định đến
năng suất, chất lượng và hiệu quả của việc nuôi trồng. Như đã nói ở trên dịch
bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản đang là vấn đề nan giải làm cho cho người
nuôi trồng gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn chưa tìm được biện pháp để phòng
và trừ. Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuôi trồng thuỷ sản như
hiên nay là do người nuôi không có khả năng để xử lý tốt các khâu nuôi trồng
theo đúng quy trình kỹ thuật. Và một nguyên nhân hết sức quan trọng dẫn đến
tình trạng bùng phát nuôi trồng thuỷ sản không được kiểm soát như hiện nay
là do chính quyền địa phương và cơ quan ban ngành có liên quan đã không có
những quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản một cách cụ thể và chi tiết ngay từ
24
thời gian đầu. Việc cấp đất, diện tích mặt nước nuôi trồng diễn ra không theo
phân vùng, bất kì ai cũng có thể ra chiếm chỗ nuôi trồng thuỷ sản. Đã có
nhiều hộ dân trong vùng mặc dù chính quyền chưa kịp cấp đất nhưng đã tự ý
đào đắp phát ao hồ để nuôi trồng gây phương hại nghiêm trọng đến việc quản
lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản cũng như việc quản lý những nơi cư trú, bãi
giống, bãi đẻ, rong biển…Phát triển thuỷ sản một cách tuỳ tiện như vậy là
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường khiến cho dịch bệnh phát triển mạnh,
gây nên việc thất thu từ nuôi tôm, và nảy sinh các mâu thuẫn xã hội. Bên cạnh
đó nó đã gây ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của nguồn lợi thuỷ sản của
vùng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và môi trường vùng đầm phá. Đây là
những vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu chứng minh.
Không chỉ riêng vấn đề quy hoạch vùng nuôi trồng để cho việc phát
triển nuôi trồng thuỷ sản một cách ồ ạt mà việc quản lý của chính quyền địa

phương về xử lý nguồn nước, rác thải, hoạt động từ sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt hàng ngày của ngưòi dân còn nhiều hạn chế. Qua điều tra và quan
sát được cho thấy đa số các hoạt động này đều được đưa thẳng ra khu vực
đầm phá mà không qua xử lý. Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường nước của vùng và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra
dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Đó cũng là mối nguy cơ đe doạ đến các
nguồn lợi thuỷ sản trong vùng.
Mặc dù hiện nay việc quy hoạch đã được chính quyền địa phưong quan
tâm nhưng một khi môi trường vùng nuôi đã bị suy thoái và xuống cấp thì để
cải tạo tốt môi trường là một vấn đề lớn. Xã đã quy hoạch và phân vùng nuôi
trồng theo tổ, cả vùng nuôi trồng trước đây được chia thành 17 tổ, mỗi tổ có
một tổ trưởng có nhiệm vụ là theo dõi diến biến tình hình nuôi trồng thuỷ sản
các ao thuộc tổ của mình nếu có xự cố bất thường hay dịch bệnh phải thông
báo chô các hộ nuôi khác và cán bộ phụ trách nuôi trồng thuỷ sản của vùng,
ngoài ra các tổ trưởng còn có trách nhiệm nhắc nhở các thành viên trong tổ
phải giữ gìn vệ sinh khu vực đầm phá, không được tuỳ tiện xả rác ngay tại
chỗ nuôi trồng.
Tuy nhiên vấn đề môi trường hiện nay ở khu vực đầm phá đã được
chính quyền địa phương quan tâm và có những chính sách cụ thể nhằm bảo vệ
25

×