QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ
DỰ ÁN IMER/97/030
BÁO CÁO PRA
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÓ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VINH HÀ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
VIE/97/030/01/NEX
HUẾ, 12/2013
BỘ THUỶ SẢN SỞ NN & PTNT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CTCP NÔNG NGHIỆP TAM
NÔNG
1
I. Tóm tắt dự án
1. Giới thiệu dự án
Quốc gia
Việt Nam
Tên và mã hiệu dự án IMER/97/030/A/01/NEX
Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá
Tổng vốn đóng góp - Bộ Thủy sản: 400.000.000 đồng
- Sở NN & PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế: 300.000.000 đồng
-Công ty CP Nông nghiệp Tam Nông: 300.000.000 đồng
Các bên cam kết thực
hiện
Bộ Thuỷ sản, Sở NN & PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty CP
Nông nghiệp Tam Nông
Thời gian dự án Tháng 1/2010 đến tháng /2013
Dự án VIE/97/030- “Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá” có mục tiêu chung là phát
triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản đầm phá xã Vinh Hà. Dự án hướng tới 4 mục tiêu cụ
thể là: Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản cho người dân, Cải thiện đời sống nâng
cao thu nhập cho người dân, Xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, Nâng cao năng lực
quản lý môi trường cho người dân. Việc thực hiện dự án đã góp phần thực hiện các mục
tiêu của chính phủ như xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập thông qua phát triển nuôi trồng thuỷ sản song song với
việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên ven biển. Báo cáo này
tổng kết và đánh giá các kết quả đạt được của dự án, các hạn chế, tồn tại và đề xuất các
biện pháp duy trì tính bền vững các kết quả của dự án.
2. Tính cấp thiết của dự án
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam, với một
hệ thống đầm phá rộng lớn. Trong đó, Hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là một hệ
thuỷ vực nước lợ đặc biệt, lớn nhất đồng nam Á, có diện tích mặt nước gần 22.000 ha,
kéo dài gần 70 km dọc ven biển và được chia cắt thành nhiều tiểu vùng theo hướng từ
Bắc vào Nam.
2
Xã Vinh Hà là một xã “bán đảo” của vùng phía Nam đầm phá Tam Giang. Phía Đông
giáp đầm Hà Trung – Thủy Tú, phía Tây giáp đầm cầu Hai. Toàn xã Vinh Hà có diện tích
đất tự nhiên là 6307ha. Trong đó có 3007ha là diện tích đất liền, 3300ha là diện tích mặt
nước đầm phá. Vinh Hà là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản (NTTS) nên sản phẩm rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn như: công tác quy
hoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém,
nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng giảm, sự phát triển còn manh mún, nhỏ lẻ…
Trước tình hình đó, dự án IMER đã tiến hành đợt khảo sát phân tích hoạt động nuôi trồng
thủy sản bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) để
quan tâm đến cuộc sống, đáp ứng những yêu cầu của người dân, đáp ứng sự biến đổi khí
hậu cũng như quan tâm đến vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên thủy sản của đầm phá.
II. Khung logic của dự án
1. Mục tiêu tổng
quát
Phát triển bền
vững NTTS ở xã
Vinh Hà
1. Chỉ tiêu
Giảm 10% hộ nghèo của xã
Vinh Hà
1. PTXM
- BC tình hình
KTXH của xã
- Điều tra nông hộ
- Báo cáo kết quả
DA
- Phỏng vấn nông
dân và cán bộ cộng
đồng
1. Giả định
Trong năm
không có thiên
tai dịch bệnh
2. Mục tiêu cụ
thể
2.1 Nâng cao
năng suất NTTS
2.2 Cải thiện đời
sống, nâng cao
thu nhập
2.3 Nâng cao
Năng lực quản lý
môi trường cho
người dân
2.4 Xây dựng quy
- 70% các hộ ND nâng cao
năng suất NTTS từ 1 tấn/ha
từ năm 2010 đến 1,5 tấn/ha
năm 2013
- LN thu được từ HĐ NTTS
là 10tr/người/năm
- Giảm 25% hàm lượng các
chất thải đầm phá và đáp
ứng tiêu chuẩn quốc gia về
sức khỏe và môi trường
- Tăng tổng diện tích NTTS
từ 243ha năm 2001 đến
2. PTXM
- Điều tra nông hộ
- Khảo sát chất
lượng nước
- Báo cáo tiến độ
tháng/quý/năm
- Phỏng vấn nông
hộ
- Số lượng dân
nhập cư giảm
- Người dân
không đau ốm,
bệnh tật
3
hoạch NTTS 395ha năm 2013
3. Đầu ra
3.1 Mô hình
NTTS được nhân
rộng
3.2 Nông dân
được tập huấn về
NTTS
3.3 Thu nhập ổn
định
3.4 Cải tiến
HTQL môi
trường NTTS
(3.1) 80% các hộ gia đình
mở rông quy mô NTTS
(3.2) 90% các HGĐ áp dụng
được kỹ thuật và áp dụng
vào sx
(3.3) Năm 2013, thu nhập
bình quân đạt được
3tr/người/th
(3.4) 80% hộ nông dân biết
xử lý nguồn nước bị ô nhiễm
- Điều tra nông hộ
- Phỏng vấn nông
hộ và cán bộ
- Báo cáo tiến độ
tháng/quý/năm
- Thu thập thông
tin
- Trong năm
không có thiên
tai, dịch bệnh
- Kinh phí được
tài trợ đầy đủ
4. Hoạt động
4.1 Họp các hộ
nông dân
4.2 Họp cộng
đồng về xd MH,
quy hoạch NTTS
4.3 Tập huấn sd
trang thiết bị vật
tư
4.4 Tập huân kỹ
thuật
4.5 Tập huấn hỏi
đáp các vấn đề về
MT-dịch bệnh
4.6 Tập huấn
quản lý dựa vào
cộng đồng
4.7 Họp cộng
đồng hàng tháng
5. Đầu vào
(4.1) 1 triệu đồng
(4.2) 3 triệu đồng
(4.3) 50 triệu đồng
(4.4) 50 triệu đồng
(4.5) 30 triệu đồng
(4.6) 20 triệu đồng
(4.7) 36 triệu đồng
- Hóa đơn, hợp
đồng và các chứng
từ liên quan
- Báo cáo kiểm tra
- Trong năm
không có thiên
tai, dịch bệnh
- Kinh phí được
tài trợ đầy đủ
III. Thông tin chung về vùng dự án
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lí
Xã Vinh Hà là một xã “bán đảo” của vùng phía Nam đầm phá Tam Giang.
4
- Phía Đông giáp phá Tam Giang.
- Phía Tây giáp xã Vinh Thái và đầm Cầu Hai.
- Phía Nam giáp đầm Cầu Hai.
- Phía Bắc giáp xã Vinh Thái, Xã Vinh Phú và Phá Tam Giang.
Do điều kiện tự nhiên nằm cách xa thành phố Huế, khả năng nắm bắt thông tin con hạn
chế nên việc tiêu thụ cũng như việc sản xuất gặp khó khăn trong hoạt động nuôi trồng
thủy sản.
Đầm này cũng như toàn bộ vùng đầm phá huyện Phú Vang đều nhận nước từ các con
sông chính là sông Hương, sông Đại Giang cùng các nhánh sông phụ và đổ ra biển vào
mùa mưa lũ. Đây cũng là nơi mỗi ngày nước biển dồn vào rất lớn vào mùa khô. Vì vậy,
có thể nói hệ đầm phá nơi đây là một hệ sinh thái rất đặc biệt và trù phú với một nguồn
tài nguyên ven biển lớn. Ngoài ra, tùy theo dòng chảy của nước từ hai phía sông-biển,
đầm phá cũng là nơi có nhiều trầm tích gồm trầm tích cát, cát pha bùn, bùn có lẫn chất
hữu cơ thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài sinh vật thủy sinh.
3.1.2 Địa hình
Toàn xã Vinh Hà có diện tích đất tự nhiên là 6307ha. Trong đó có 3007ha là diện tích đất
liền, 3300ha là mặt nước đầm phá. Vinh Hà là một xã có điều kiện thuận lợi cho việc
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nên sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Sản phẩm chính
của vùng là tôm nuôi ở các hồ ao. Sản phẩm tự nhiên chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm
thủy sản của vùng. Vì vậy, có thể nói hệ đầm phá nơi đây là một hệ sinh thái rất đặc biệt
và trù phú với một nguồn tài nguyên ven biển lớn.
Với diện tích vùng bãi ngang khá rộng lớn, ngư dân xã Vinh Hà sống chủ yếu dựa vào
vùng mặt nước này thông qua việc nuôi trồng và đánh bắt. Nguồn lợi thủy sản thiên nhiên
chính là các loài cá, tôm, cua.
5
Đầm phá ở Vinh Hà có bãi đẻ của cá tôm, trong lịch sử là nơi giàu tài nguyên ven biển
nhất đối với các ngư dân đánh bắt tự nhiên như nò sáo, nghề đáy, bủa lưới… Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, nhiều tác động tiêu cực từ con người đã làm nguồn lợi tài
nguyên trong đầm phá ngày càng cạn kiệt.
Với địa hình ruộng thấp trũng và một diện tích mặt nước rộng lớn. Với sự xen lẫn kỳ thú
giữa hai nghề truyền thống nông nghiệp và ngư nghiệp đã tạo cho Vinh Hà một môi
trường đa dạng sinh học và một môi sinh rất trong lành với không gian thắng cảnh đẹp.
Hiện nay, ngoài 342 ha trong tổng số diện tích 3.300 ha mặt nước đã được xây hồ đưa
vào nuôi trồng thuỷ sản, còn lại một diện tích khá lớn dành cho việc khai thác đánh bắt tự
nhiên với các nghề truyền thống đặc thù của Việt Nam như: nò sáo, đáy, nghề, bủa lưới,
kéo lưới, lợp… Đặc biệt, việc bố trí các dãy nò sáo làm tăng thêm vẻ đẹp của một quê
hương đầm phá.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Hệ thống đường giao thông
Vinh Hà là nơi đi qua và cũng là điểm cuối cùng của hệ thống hai tỉnh lộ 13C và 13D. Ở
các thôn đều có đường bê tông chạy theo chiều ngang của thôn từ tỉnh lộ 13D sang tỉnh lộ
13 . Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại và thông tin với thành
phố Huế. Riêng khu định cư của thôn Hà Trung 5 thì không có đường sá gì cả. Hằng
ngày, người thủy diện mới định cư phải đi ven theo đường đất nhỏ bé, trơn trượt.
Hệ thống đường thủy đạo đã và đang được mở theo quy hoạch của Huyện. Thuỷ đạo gần
bờ nhất cách hệ thống ao nuôi 300m. Hiện tại, Xã có hai bến đò: một bến đò Truồi ở thôn
Hà Trung 5 (gần khu định cư thủy diện) để giao thương với chợ làng Truồi của Huyện
Phú Lộc (vận chuyển một ngày 2 chuyến sáng 6 giờ từ Hà Trung 5, chiều 2 giờ quay về
từ Truồi) và một bến đò Hà Trung ở thôn Hà Trung 1, cuối đường tỉnh lộ 13D. Đây là
những yếu tố thuận lợi, tiềm năng cho phát triển kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội của
xã.
6
Uỷ ban nhân dân Xã nằm ở vị trí trung tâm của Xã. Hệ thống các trường tiểu học, trung
học cơ sở, trạm y tế, chùa, nhà thờ nằm dọc theo tỉnh lộ 13C. Trên tỉnh lộ này, Chương
trình phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tỉnh Thừa thiên Huế đang có
kế hoạch xây dựng chợ ở thôn Hà Trung 1. Ngoài ra, xã còn có chợ Chiều ở thôn Hà
Trung 5. Chợ Vinh Hà nằm tại thôn Hà Trung 4 là chợ lớn của Xã.
Hệ thống nước sinh hoạt chưa hoàn chỉnh. Nước sinh hoạt của xã chủ yếu là nước giếng
khoan, giếng bơm. Riêng thôn Hà Giang, khu định cư thủy diện thôn Hà Trung 5 và thôn
Cống Quan hoàn toàn không có nước sạch sinh hoạt.
3.2.2 Con người
a. Lao động
Toàn xã có 2010 hộ, 9.623 khẩu, trong đó số dân trong độ tuổi lao động (15 đến 49 tuổi)
chiếm trên 6.500 người (Báo cáo Dân số gia đình và trẻ em), đây là một lực lượng lao
động dồi dào của xã. Lao động bao gồm lao động phổ thông, lao động làm nông nghiệp,
lao động nuôi trồng thuỷ sản và lao động nghề ngư nghiệp khác. Qua quan sát cho thấy
phần lớn người dân ở xã này đều rất cần cù chăm chỉ.
Tuy nhiên, nguồn lực con người đang có nguy cơ không được sử dụng một cách đúng
mức. Do tài nguyên đầm phá đang cạn kiệt, dân số tăng, số người từ các nơi khác vào
khai thác đầm phá, một lượng lớn lao động thanh niên không có việc làm tại chỗ. Hiện
nay tại xã, phong trào đi làm ăn xa đang diễn ra ồ ạt. Cùng với lực lượng thanh niên, một
số người đã có gia đình cũng đi làm xa. Số người này đi lao động theo mùa. Mỗi năm đi
hai đợt vào những lúc nông nhàn. Đợt một đi từ tháng 1 và trở về vào tháng 4, đợt hai đi
từ tháng 8 và trở về tháng 11 trong năm. Những người này được trả 25.000 đồng và một
bữa cơm trưa trị giá 3000-5000 đồng một ngày.
b. Tri thức
Con người, đặc biệt các ngư dân thuỷ diện có một bản năng phòng chống thiên tai rất
mạnh mẽ. Do truyền thống sống và làm việc gắn bó với nhau trên đầm phá họ có thể
vượt qua các cơn lũ lụt, bảo táp dựa vào một sức mạnh và đoàn kết giữa các thành viên
trong cộng đồng. Bao đời nay họ sống với thiên nhiên và chịu đựng các tai ương của
7
thiên nhiên. Họ có một kho tàng tri thức bản địa để phòng chống , giảm nhẹ các nguy cơ
do thiên tai gây ra. Trận lũ năm 1999, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 379 người chết (Tạp
chí sông hương 2000), nhưng theo lời kể không có người nào trong số ngư dân Vinh Hà
thiệt mạng.
Nhìn chung tỷ lệ người lớn đặc biệt là phụ nữ không biết chữ là rất cao. Qua các hoạt
động can thiệp, ban dự án quan sát thấy các chị tham gia không biết ký tên mình, hoặc rất
ngỡ ngàng với các cây viết. Một buổi họp nhóm có 10 chị thì chỉ 1 -2 chị là biết đọc còn
lại là không biết đọc.
Số trẻ em của toàn xã là 1254 em. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tỷ lệ trẻ em ở các
thôn định cư, thuỷ diện không đi học. Khu định cư ở thôn Hà Trung 5, trẻ em học cao
nhất là đến lớp 6 (Sơ đồ đi lại cho biết). Theo bà con nguyên nhân con em họ không học
lên cao được vì lên lớp càng cao thì phải đóng tiền nhiều.
Quyền trẻ em đang bị xem nhẹ sẽ là nguy cơ kìm hãm sự phát triển nguồn lực con người
của cộng đồng. Trẻ em là nguồn lực chính, là tương lai của cộng đồng. Đăng ký khai sinh
là quyền cơ bản và đầu tiên của trẻ em. Tuy nhiên, riêng khu định cư của thôn Hà Trung 5
đã có 52 trường hợp không có giấy khai sinh. Việc trẻ em không có giấy khai sinh đã cản
trở các em tiếp cận đến các nguồn lực cơ bản như giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ.
Ngoài ra về mặt tâm lý các em cảm thấy thiếu tự tin khi bản thân mình không có mang
một họ tên nào chính thức, và không được xã hội công nhận. Điều này khả năng dẫn tới
một thế hệ tương lai nghèo về trí tuệ, sức khoẻ và tự tin và dễ bị đẩy ra bên lề của sự phát
triển.
3.2.3 Tài chính
Ngoài thu nhập hằng ngày, các nguồn lực tài chính bao gồm các “của” hay “tài sản” để
dành như tài sản có giá trị trong gia đình, tiền gửi tiết kiệm, quỹ hội và các thu nhập từ
các nguồn khác.
Đối với ngư dân xã Vinh Hà, hằng ngày mỗi gia đình hiện nay kiếm được 20-30.000
đồng từ việc đánh bắt thuỷ cư và số tiền đó dùng để chi trả cho các sinh hoạt gia đình.
Khoản thu nhập này cũng bấp bênh theo mùa. Đều đặn là vào thời gian từ tháng 3 đến
8
tháng 8 (lịch thời vụ), những tháng còn lại thì thu ít hoặc không có. Thu nhiều từ việc
nuôi tôm là vào tháng 5 và tháng 9 âm lịch. Các tháng còn lại phải đầu tư nhiều cho việc
chuẩn bị hồ, thả tôm và cho ăn.
Hiện tại, người dân tiết kiệm bằng “góp hụi” hay “góp bưu”. Một hình thức tiết kiệm
không chính thức.
Một số gia đình có của để dành bằng lúa gạo dự trũ. Tuy nhiên lượng lúa gạo này đủ để
cho gia đình ăn trong một khoản thời gian nhất định từ 3 tháng đến 1 năm. Ngoài ra,
không có ai mang tiền đến ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Các dịch vụ vay vốn ở đây cũng có hai dạng chính thức và không chính thức. Chính thức
là vay qua các ngân hàng như ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng phát triển nông
thôn, và các quỹ tín dụng phụ nữ xã. Không chính thức là qua các chủ vay là người dân
thường giàu có.
Quỹ tín dụng phụ nữ là quỹ do hội phụ nữ quản lý và quỹ này có được từ các chương
trình, dự án tài trợ của các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài như dự án y tế cộng
đồng (plesion International), dự án Bánh Mì Thế Giới (BFW).
Các nguồn vốn không chính thức bao gồm các nguồn vốn vay từ các chủ chuyên cho
vay, các nơi cung cấp vật tư nuôi tôm. Các đối tượng vay chủ yếu là hộ nuôi tôm vay để
trang trải các khoản chi cần thiết. Món vay chênh lệch từ 400.000 đồng đến 2.000.000
đồng với lãi suất từ 3,5 % đến 5 %. Chủ yếu là món vay ngắn hạn từ 2 đến 6 tháng. Kiểu
vay này thông qua quan hệ quen biết, không cần thủ tục, muốn vay khi nào cũng được
nên khá nhiều hộ vay mặc dù lãi suất cao gấp 3 -5 lần so với các nguồn vốn ngân hàng.
Các nguồn thu khác của gia đình đặc biệt ở thôn Hà Giang thì phải kể đến số tiền mà con
em họ đi làm ăn xa mang về vào mùa tết đến. Ở Hà Giang có 34 hộ/106 hộ có con em đi
làm ở các thành phố khác như Sài gòn, Đà nẵng, Vinh…Hằng năm mỗi gia đình có con
em đi xa nhận được số tiền mà con em họ mang về từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Có
nhà đặc biệt có 2-3 con gái lớn làm thợ may chính nhận được từ 17 triệu đến 20 triệu
đồng.(Bảng thống kế tình hình di cư lao động). Những hộ này cho biết họ dùng số tiền
này của con để trả nợ và mua sắm những vật dụng lớn cho gia đình.
9
3.2.4 Xã hội
Nguồn lực xã hội của một cộng đồng được thể hiện thông qua các mối quan hệ quen biết,
hay quan hệ thành viên của cộng đồng đó đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể xã hội từ
trên xuống và giữa các cá nhân, tổ chức chức năng trong vùng địa lý.
Xã Vinh Hà cũng như tất cả các xã trên lãnh thổ Việt Nam nằm trong hệ thống các tổ
chức đoàn thể theo nghành dọc từ trung ương đến địa phương. Hệ thống tổ chức đoàn thể
bao gồm Hội phụ nữ (thành viên chính là phụ nữ), Đoàn thanh niên (nam thanh niên, nữ
thanh niên), hội cựu chiến binh (bộ đội về hưu), hội nông dân (nam nữ làm nông nghiệp),
tổ nuôi tôm (đa số là nam giới), Hệ thống các tổ chức đoàn thể này có chức năng nhiệm
vụ khác nhau tùy theo bản chất của đơn vị đó và theo chỉ đạo từ trên cấp trung ương. Ví
dụ như hội phụ nữ thì có 6 chương trình hành động trọng tâm như nâng cao kiến thức cho
phụ nữ; giúp phụ nữ phát triển kinh tế; chăm sóc sức khẻo phụ nữ trẻ em và kế hoạch hoá
gia đình; xây dựng gia đình văn hoá; kiểm tra và giám sát pháp luật chính sách liên quan
đến công bằng giới; tham gia các chương trình hợp tác đối ngoại.
Ngoài ra, nhân dân ở các vùng nông thôn thường có các mối quan hệ xã hội không chính
thức . Đó là các quan hệ làm ăn tập thể, quan hệ tương thân tương ái mỗi khi có thiên tai.
Đây chính là sức mạnh của cộng đồng, dựa vào đó mà thúc đẩy sinh kế cho người dân.
Thông qua các lần làm ăn tập thể, và vì điều kiện tính chất nuôi tôm mọi người phải có ý
thức lẫn nhau, gần đây ở thôn Hà Giang có thành lập tổ nuôi tôm. Tuy nhiên vì nhiều lý
do tổ nuôi tôm này hoạt động không có hiệu quả nên các thành viên chưa phát huy được
hết ý nghĩa của tổ nuôi tôm này.
Đàn ông thường tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhiều hơn phụ nữ. Họ tham gia
vào các công việc cộng đồng như làm đường, đi họp thôn, đi bầu cử. Phụ nữ thì tham gia
vào các công việc chăm lo nuôi dưỡng gia đình như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc
con. Mặc dù bảng phân công lao động giới cho biết số giờ mà phụ nữ làm là nhiều hơn so
với nam giới nhưng vì vai trò của họ đối với việc sản xuất và cộng đồng ít hơn nên mối
quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ hành chính, mang tích chất chính quyền của họ
cũng bị hạn chế.
10
IV. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao, ổn định và bền vững trên cơ sở khai thác
và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế về đất và mặt nước, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người
dân.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản cho người dân.
- Cải thiện đời sống nâng cao thu nhập cho người dân.
- Xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản.
- Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho người dân.
V. Khó khăn/nhu cầu của dự án
1. Khó khăn của việc nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hà
- Giá thức ăn cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát
+ Chi phí thức ăn trong giá thành sản phẩm nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 50%. Do
vậy, giá thức ăn cao đã tác động bất lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của
địa phương.
+ Chất lượng thức ăn do các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản sản xuất có chất lượng
rất khác nhau, nhiều sản phẩm thức ăn chưa kiểm soát được.
- Thiếu con giống tầm trọng và chất lượng giống không được quản lý
Hệ thống cung cấp con giống còn manh mún và thiếu an toàn đang rất phổ biến ở xã Vinh
Hà, các trại hay trung tâm các con giống tôm, cá bố mẹ còn có chất lượng thấp đẫn đến
11
chất lượng con giống thấp, sức sống kém và giống chưa sạch bệnh vẫn còn là thực trạng
cần giải quyết.
- Vốn đầu tư còn hạn chế
Hiên tại, mỗi hộ nuôi quảng canh thì được vay từ 5 -10 triệu và 20 triệu là số tiền người
nuôi thâm canh có thể vay từ ngân hàng. Theo một số nông dân, số tiền như vậy thì
không đủ để đầu tư tốt vào việc nuôi tôm nên hầu hết người dân ở đây phải vay bằng thế
chấp hoặc vay “nóng” với lãi suất cao từ những hộ làm dịch vụ cho nuôi tôm như sản
xuất tôm giống, bán thức ăn, thu mua tôm thương phẩm. Hiện tượng vay “nóng” để đầu
tư nuôi tôm đã làm cho người nuôi ngày càng phụ thuộc vào nhừng người chủ giàu có
này. Thật ra những chủ cho vay này đã làm giàu từ việc chuyên bán tôm giống, thức ăn
tôm với giá cao, và chuyên mua tôm thịt với giá thấp.
- Dịch bệnh xảy ra nhiều
- Môi trường nước bị ô nhiễm
- Cán bộ kỹ thuật còn ít, năng lực không đồng đều, tính năng động còn hạn chế
- Trình độ hiểu biết của người dân về nuôi trồng thủy sản còn thấp, một số người còn
mang hệ tư tưởng bảo thủ
2. Nguyên nhân
Những khó khăn trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Vinh Hà là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản. Tuy nhiên, người dân ở đây đặc biệt là bà con ngư dân thủy diện – định cư và chưa
được định cư ở các thôn Hà Giang, Hà Trung 5 và thôn Cổng Quan là những cư dân
nghèo và khổ: 35,5% là ở dưới mức nghèo, 19,4% là ở mức rất nghèo, họ thiếu thốn về
mặt vật chất lẫn mặt đời sống tinh thần.
Hoàn cảnh bấp bênh là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và khổ cực của
người dân nơi đây. Người dân xã Vinh Hà phải sống trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt,
thường xuyên xảy ra thiên tai. Hàng năm, mùa mưa lạnh kéo dài 5-6 tháng từ tháng 9 âm
12
lịch đến tháng 1 âm lịch, vì vậy nhiều gia đình ngư dân sống với nghề khai thác thủy sản
trên đầm phá không thể làm được việc dưới nước giá lạnh mà nếu có cố làm thì cá tôm
cũng không có nhiều. Việc nuôi tôm cũng không thuận lợi vào mùa mưa lạnh. Những
năm gần đây do nhiệt độ tăng lên của toàn cầu, khí hậu địa phương thay đổi thất thường,
nguời dân không thể dự đoán được thời tiết để có kế hoạch làm ăn phù hợp.
Do sống trong vùng đầm phá ven biển, nguồn nước ở các thôn thủy diện đều bị nhiễm
mặn, nhiễm phèn nặng nên cư dân nơi đây không có nước sạch để uống và sinh hoạt.
Việc phát triển nuôi tôm kéo theo sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp
sang nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ nhiễm mặn mạch nước ngầm và vùng đất nông
nghiệp. Điều này khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp không hiệu quả và bấp bênh.
Dân số của Vinh Hà đang tăng nhanh: từ 9.464 người đầu năm 2004 đến 9.623 người
cuối năm 2004 (Báo cáo của UBDS, GĐ TE). Ngoài ra, việc nhiều người từ các nơi khác
đến tham gia sản xuất trên vùng đầm phá (đến để xây hồ nuôi tôm, lấn chiếm diện tích
đầm phá), Hai yếu tố này đã làm cho diện tích tự nhiên của đầm phá dành cho mỗi đầu
người càng hẹp, kéo theo nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng giảm.
Phong trào nuôi tôm phát triển mạnh một mặt giúp tăng thu nhập cho một số hộ dân, mặt
khác nó đã ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người dân và làm cho đời sống bà con
càng bấp bênh. Xu thế xây nhiều hồ, cả hồ cao triều, trung triều và hạ triều, thiếu quy
hoạch tốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và dịch
bệnh cứ thế cũng có khuynh hướng xảy ra thường xuyên hơn. Dịch bệnh dẫn đến thua lỗ
và nợ nần, kết quả là làm cho làn sóng di cư lao động ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, do đời sống lênh đênh trên nước và được xem là đối tượng du canh du cư nên
họ rất thụ động với các thể chế, chính sách, chủ trương của địa phương cũng như các yếu
tố mang tính toàn cầu.
Cây vấn đề về nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hà:
13
Giảm năng suất Đời sống không được
cải thiện
Giảm thu nhập của
người dân
Từ những vấn đề trên cho ta thấy ngư dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề nuôi
trồng thủy sản. Khí hậu khắc nghiệt, đất đai nhiễm mặn, xa với nguồn nước ngọt sinh
hoạt, xu hướng dân số tăng nhanh, nguồn lợi thủy sản giảm, dịch bệnh kéo dài… Rất
nhiều khó khăn đang diễn ra ở xã Vinh Hà, vì vậy cần có các biện pháp để giải quyết
những khó khăn này giúp người dân. Dự án IMER sẽ thực hiện chương trình phát triển
nuôi trồng thủy sản giúp người dân Vinh Hà vượt qua những khó khăn nay, giúp cân
bằng xã hội và giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, nâng cao mức thu nhập.
Từ cây vấn đề ta có cây mục tiêu:
VI. Các hoạt động và kết quả mong đợi
Dự án được tiến hành ở xã Vinh Hà với các cán bộ PRA có kịnh nghiệm lâu năm. Dự án
đã trang bị kiến thức cũng như kỹ thuật để người dân Vinh Hà phất triển nuôi trồng thủy
sản một cách bền vững. sau đây là các hoạt động chính mà dự án sẽ tiến hành:
14
Khó khăn của nuôi trồng
thủy sản
Thiếu cán bộ kỹ
thuật
Vốn đầu tư
hạn chế
Thiếu con giống và
chất lượng giống
không được quản lý
Môi trường
nước bị ô
nhiễm
Thiếu
cán bộ
Năng
lực
không
đồng
đều
SD giống
bố mẹ
kém chất
lượng
Hệ thống
sử lý nước
thải chưa
kiểm soát
Chất
thải
sinh
hoạt
Trung
tâm trại
giống có
chất
lượng
6.1 Giới thiệu dự án
Những người thực hiện dự án đã giới thiệu dự án cũng như kế hoạch của dự án cho nông
dân và các cấp địa phương thông qua sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để mời các
hộ nông dân tham gia. Giới thiệu dự án khá thành công với hơn 90% các ngư dân và các
cấp địa phương tham gia. Với kế hoạch này, chúng tôi được tất cả người dân cũng như
chính quyền ủng hộ dự án, dự án sẽ thành công nếu có sự kết hợp hài hòa giữa nông dân,
chính quyền địa phương và những người thực hiên dự án.
6.2 Họp cộng đồng về xây dựng mô hình, quy hoạch nuôi trồng thủy sản
Việc xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản có một phần bị động do dự án chưa kịp cấp
kinh phí. Tuy vậy nét nổi bật cách xây dựng mô hình của dự án là đưa kĩ thuật trực tiếp
đến người sản xuất, gắn trách nhiệm của hộ với kết quả của mô hình, do vậy các hộ tham
gia đã nỗ lực hết mình đảm bảo thành công của mô hình. Thực tiễn đã chứng minh cách
tiếp cận của dự án có tính ứng dụng cao. Các thôn đã điều chỉnh phương châm khuyến
ngư, cắm chốt cán bộ khuyến ngư về cơ sở, khuyến khích cán bộ khuyến ngư phối hợp
xây dựng mô hình với người dân theo phương thức hợp tác, giao khoán cơ sở hạ tầng cho
cán bộ khuyến ngư đứng ra làm mô hình, không đầu tư vốn.
Dự án đã lập quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ở 3 thôn Hà Giang, Hà Trung 5 và Cống
Quan. Các quy hoạch này được địa phương sử dụng để chỉ đạo và định hướng phát triển
nuôi trồng thuỷ sản theo định hướng bảo vệ môi trường.
6.3 Tập huấn sử dụng trang thiết bị vật tư nuôi trồng thủy sản
Phần này yêu cầu các hộ nông dân phải biết cách sử dụng thiết bị đánh bắt nuôi trồng
thủy sản phù hợp để tăng năng suất cũng như cải thiện đời song cho ngư dân địa phương.
- Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi phải được sử dụng riêng cho từng ao, bể,
lồng, bè nuôi; phải đảm bảo bền, nhẵn, không độc, tiện lợi, dễ làm vệ sinh tiêu độc, khử
trùng.
15
- Dụng cụ chứa động vật thủy sản phải được làm bằng vật liệu thích hợp, đảm bảo không
để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển, dễ vệ sinh, khử trùng,
tiêu độc và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khác theo quy định hiện hành.
- Động cơ và thiết bị truyền động của hệ thống sục khí hoặc quạt nước trong khu vực
nuôi phải đảm bảo không rò rỉ xăng, dầu vào trong nguồn nước và các ao chứa lắng, ao
nuôi.
6.4 Tập huấn về phương pháp chọn con giống
Hoạt động này cần sự phối hợp của các trung tâm trại giống địa phương, giúp bà con ngư
dân học được cách chọn giống phù hợp để không bị dịch bệnh, nâng cao năng suất cho
người dân:
- Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, phải được mua từ các cơ sở có kiểm soát chất
lượng thủy sản bố mẹ, giống và quá trình sản xuất.
- Con giống phải khỏe mạnh, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đối với từng đối tượng. Thủy sản giống phải có giấy chứng nhận kiểm
dịch do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Thả giống đúng mùa vụ, mật độ, kích cỡ, thời gian thả theo quy trình của từng đối
tượng của cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương.
6.5 Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
Phần tập huấn kỹ thuật NTTS gồm các hoạt động: hướng dẫn người dân biết cách chọn
lồng, bè nuôi; cách thả giống, cách chọn loại thức ăn, phân bón phù hơp; cách sử dụng
thuốc và phòng trị bệnh giúp ngư dân nuôi trồng, quản lý hoạt động NTTS một cách có
hiệu quả.
6.6 Tập huấn về đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Dự án đã mở nhiều đợt tập huấn về quản lý môi trường cho người dân, họ tham gia đầy
đủ và rất có ý thứ. Nội dung của hoạt động này là phát động phong trào thực hiện quản lý
môi trường NTTS dựa vào cộng đồng bằng cách tập huấn người dân cách xử lý môi
16
trường nước trong các ao hồ, đầm phá NTTS, giúp người dân quản lý các nguồn nước
vào ra thông qua hình thức phát sổ ghi chép, qun trắc môi trường và tư vấn kỹ thuật.
Các hoạt động trên được tóm tắt qua bảng dưới đây:
STT Hoạt động
Kết quả
mong
đợi
Địa
điểm
Thời gian Người
thực
hiện
Người
phối
hợp
Bắt đầu Kết thúc
1
Giới thiệu dự
án
Dự án
được
thực hiên
UBND
xã VH
Đầu
tháng 1
Cuối
tháng 1
Cán bộ
PRA
Người
dân,
CQĐP
2
Họp cộng
đồng về xây
dựng mô
hình, quy
hoạch NTTS
Các MH
được
phát
triển,
nhân
rộng
UBND
xã VH,
đầm phá
VH
Đầu
tháng 2
Cuối
tháng 3
Cán bộ
PRA,
CQĐP
Người
dân,
CQĐP
3
Tập huấn sử
dụng trang
thiết bị vật tư
NTTS
NTTS
hiệu quả
Đầm phá
VH
Đầu
tháng 4
Giữa
tháng 4
Cán bộ
PRA,
CB
Khuyến
nông
Người
dân,
CBKN
4
Tập huấn về
phương pháp
chọn con
giống
Năng
suất tăng
Xã Vinh
Hà
Giữa
tháng 4
Cuối
tháng 4
Cán bộ
PRA,
CB
Khuyến
nông
Người
dân,
CBKN
5
Tập huấn kỹ
thuật NTTS
NTTS
hiệu quả
Đầm phá
Vinh Hà
Hàng
tháng
Hàng
tháng
Cán bộ
PRA,
CBKN
Người
dân,
CBKN
6
Tập huấn về
đánh giá tác
động môi
trường trong
NTTS
Giảm ô
nhiễm
nguồn
nước
Đầm phá
Vinh Hà
Hàng
quý
Hàng
quý
Cán bộ
PRA, sở
TNMT
Người
dân
VII. Hệ thống giám sát và đánh giá
MHĐ Chỉ tiêu Nguồn
xác
Cách
làm
Chịu
trách
T1 T2 T3 T4 T5 T6
17
minh nhiệm
2.1
70% các hộ ND
nâng cao năng suất
NTTS từ 1 tấn/ha từ
năm 2010 đến 1,5
tấn/ha năm 2013
Điều tra
hộ nd,
phỏng
vấn
Ký kết
hợp
đồng
Đơn vị
được
ký hợp
đồng
x x
2.2
LN thu được từ HĐ
NTTS là
10tr/người/năm
NT NT NT x X
2.3
Giảm 25% hàm
lượng các chất thải
đầm phá và đáp ứng
tiêu chuẩn quốc gia
về sức khỏe và môi
trường
NT NT NT x x
4.2
-Trên 90% nông dân
và cán bộ tham gia
-Quy mô mở rộng
Báo cáo
tiến độ
của cơ
quan đối
tác
Giám
sát
Dự án,
đối tác
x x x x x x
4.4
Các HGĐ làm đúng
kỹ thuật
Báo cáo
tiến độ
của dự
án, địa
phương
NT NT x x x x x X
4.5
Giảm 25% hàm
lượng thải ra
ÔNMT
Báo cáo
của dự
án, sở
TN và
MT
NT NT x x x x x x
VIII. Kế hoạch hoạt động của dự án
18
TT Hoạt động T1 T2 T3 T4 T5 T6 … T12
1 Giới thiệu dự án
2 Họp cộng đồng về xây
dựng mô hình, quy hoạch
NTTS
3 Tập huấn sử dụng trang
thiết bị vật tư NTTS
4 Tập huấn về phương pháp
chọn con giống
5 Tập huấn kỹ thuật NTTS
6 Tập huấn về đánh giá tác
động môi trường trong
NTTS
IX. Kết luận và đề xuất ý kiến
Kết luận
Với tổng diện tích 3300ha mặt nước cho NTTS đầm phá, NTTS đóng một vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế của xã Vinh Hà.
Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng, đã có những
ý kiến đóng góp tốt nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trong công tác quy hoạch và
điều chỉnh quy hoạch của xã. Hệ thống nuôi trồng thuỷ sản của xã Vinh Hà bộc lộ một số
điều bất hợp lý cần phải có sự điều chỉnh.
NTTS của Vinh Hà nói riêng và của các xã thuộc khu vực đầm phá Tam Giang nói chung
có những biến động rất phức tạp và thường không ổn định. Chính vì vậy việc thực thi dự
án mới nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế hiện tại là cần thiết và phản ánh đúng
nguyện vọng của người dân nuôi tôm tại Vinh Hà.
Một số dự án đầu tư cần được tiến hành đồng thời với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm
mục đích đảm bảo cho sự phát triển đồng đều và bền vững của hệ thống NTTS của xã
Vinh Hà. Đó là các dự án về phát triển nhân lực, hỗ trợ vốn, quản lý môi trường…
19
Đề xuất ý kiến
Kêt quả của công tác hỗ trợ dự án đã thấy rõ trong việc đề xuất để xử lý các điểm chưa
phù hợp trong hệ thống NTTS. Đề nghị phòng NN huyện Phú Vang trình dự án quy
hoạch lên UBND huyện Phú Vang phê duyệt
Đề nghị tập trung đầu tư để giải quyết các vấn đề nêu ra với tiêu chí nhà nước và nhân
dân cùng làm. Giải quyết những vấn đề quan trọng trước, cụ thể ở đây cần xử lý khu vực
bị ô nhiếm.
20