Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

đánh giá vai trò công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an giai đoạn 2004 - 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.05 KB, 75 trang )

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời với trên 70%
dân số sống ở nông thôn, mọi hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Sau
ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng với chế độ bao cấp nền nông nghiệp nước ta
còn ở trong tình trạng trì trệ, lạc hậu, sản xuất chủ yếu dựa vào độc canh cây lúa nên
đời sống của đại bộ phận dân cư nông thôn gặp nhiều khó khăn. Kể từ khi tiến hành
công cuộc đổi mới đến nay, trải qua nhiều bước phát triển thăng trầm nền nông
nghiệp nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt, đời sống người dân đã được
cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đặc biệt trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, đã và đang chuyển dần từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền sản
xuất hàng hoá, đưa đất nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo trở thành nước xuất
khẩu nông sản có thứ bậc trên thế giới: đứng thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu, đứng
thứhai về xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều, thứ tư về cao su và thứ sáu về chè…
Đời sống của đại bộ phận người dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Để có
được những thành tựu này là nhờ sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, sự nỗ lực của
hàng triệu hộ nông dân cùng với sự đóng góp to lớn của các ban ngành có liên quan
từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự đóng góp của đội ngũ cán bộ nông
nghiệp và cán bộ chuyên trách về khuyến nông [7].
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền kinh tế nước ta có
tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu do quốc hội
đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản tăng nhanh,
giá trị sản xuất của khu vực này năm 2006 tăng 4,15% so với năm 2005; trong đó
nông nghiệp tăng 3,1%, lâm nghiệp tăng 1,0%, thủy sản tăng 8,5%. Mặc dù bị thiên
tai và sâu bệnh phá hoại nặng nề nhưng sản xuất lương thực vẫn phát triển mạnh
mẽ. Diện tích lúa cả năm 2006 đạt 7,32 triệuha, năng suất đạt 48,9 tạ/ha (tăng
0,1%), và sản lượng đạt 35,83 triệu tấn. Nếu tính thêm 3,81 triệu tấn ngô thì sản
lượng lương thực có hạt đạt 39,64 triệu tấn, tăng 26,5 nghìn tấn so với năm 2005.
1


1
Sản lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt gần 4,8 triệu tấn. Trong năm 2006 do điều kiện
rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn là trên lúa phát triển mạnh làm thiệt hại 990 nghìn tấn
thóc tại vựa lúa đồng bằng song Cửu Long.
Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn về thiên tai: Đầu năm nắng hạn,
giữa năm mưa lớn, lũ quết, lốc xoáy, mưa đá, bão đã làm phá hại ở nhiều nơi. Bên
cạnh đó dịch bệnh phát triển mạnh, giá cả một số mặt hàng bếp bênh, song nhờ chủ
trương chính sách của Đảng và nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên nền
nông nghiệp Việt Nam vẫn có sự phát triển mạnh mẽ và chuyển biến tích cực.
Trong trồng trọt xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tự phát là phổ biến. Nhờ
việc đưa các giống cây rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả có năng suất cao
vào sản xuất nên sản lượng một số cây trồng tăng khá trong đó: Cây chất bột tăng
5,6%, rau các loại tăng 5%, đậu các loại tăng 9,5%, mía tăng 6,9% Diện tích cây
lâu năm đạt 2490 nghìnha, tăng 22,2 nghìnha so với năm 2005, trong đó diện tích
cây công nghiệp dài ngày đạt 1652 nghìnha, tăng 18,4 nghìnha. Sản lượng các loại
cây công nghiệp tăng khá, trong đó chè tăng 5,2%, cà phê tăng 9,6%, cao su tăng
11,8%, hạt tiêu tăng 2,4%.
Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch ngược từ diện tích trồng rau màu, nuôi tôm
ở một số vùng đã xuất hiện, nhất là ở các tỉnh phái Nam. Do đó diện tích lúa đông
xuân của các tỉnh phía Nam tăng 3,2% do sự chuyển dịch một số diện tích trồng
màu và nuôi trồng thủy sản sang trồng lúa ở một số tỉnh. Nhìn chung sự chuyển
dịch cơ cấu cây trồng tạo ra một hướng phát triển mới cho nền nông nghiệp nước ta
trong những năm qua, đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước [13].
Yên Thành là một huyện có địa hình bán sơn địa, trước đây người dân chủ yếu
là sản xuất thâm canh cây lúa nước, trong những năm gần đây Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân huyện nhà đã thực hiện việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp
theo hướng hàng hoá đã đạt được những thành tựu đáng kể đã làm tăng hiệu quả
kinh tế trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư
thừa nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần tăng trưởng kinh tế. Để
đạt được những kết quả đó thì hoạt động công tác khuyến nông đã góp phần rất lớn

trong qúa trình chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.
Trong giai đoạn phát triển nông nghiệp nông thôn, hoạt động công tác khuyến
nông đóng một vai trò quan trọng, là một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động
2
2
phát triển nông thôn. Trong quá trình từ nghiên cứu đến ứng dụng vào sản xuất, hệ
thống khuyến nông đã ra đời đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong sự phát triển
nông nghiệp nông thôn. Ngay từ khi ra đời cho đến nay hoạt động của hệ thống
khuyến nông đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nông nghiệp,
nâng cao dân trí và trình độ kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
mới về cây trồng và vật nuôi làm tăng nhanh năng suất và chất lượng cho sản phẩm
nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Muốn phát
triển nông nghiệp nông thôn không chỉ dựa vào những kiến thức sẵn có, những kinh
nghiệm truyền thống mà luôn phải ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Do vậy Đảng bộ và nhà nước ta đánh giá rất cao
vai trò của công tác khuyến nông trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn.
Từ những nhu cầu thực tế hiện nay, khuyến nông có vai trò quan trọng trong
công việc phát triển nông nghiệp nông thôn; đặc biệt là vai trò của công tác khuyến
nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển
nông thôn ở vùng quê còn nhiều khó khăn như ở huyện Yên Thành. Trong những
năm qua ở Yên Thành nói riêng và ở Nghệ An nói chung khuyến nông có vai trò rất
quan trọng trong các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp; đặc biệt là trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Chính vì vậy, được sự cho phép của khoa Khuyến
Nông và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Huế chúng tôi thực hiện
đề tài tốt nghiêp: “Đánh giá vai trò công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng nông nghiệp ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004
- 2006”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Tìm hiểu thực trạng các hoạt động khuyến nông tại huyện.
* Tìm hiểu vai trò công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, những thuận lợi, khó khăn cùng với việc tìm hiểu những thành công, thất bại
và nguyên nhân của nó.
* Đề xuất các biện pháp hợp lý để nâng cao vai trò công tác khuyến nông
trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao năng suất cây trồng và
vật nuôi, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

3
3
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lược Sử hình thành khuyến nông thế giới
Khuyến nông là một hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được hình thành từ
thời kỳ phục hưng (thế kỷ XIV), khi mà khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào
thực tiển sản xuất: Khởi đầu là thầy thuốc và nhà giáo người Pháp Rabelai (1439
-1553) đã hướng dẫn nông dân một cách cặn kẽ về nhận biết các loại rau quả phục
vụ cho cuộc sống.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển khuyến nông đã được các nước
trên thế giới đưa vào giảng dạy trong các trường đại học và trở thành một môn học
quan trong đối với ngành nông nghiệp của các quốc gia như Anh, Nga, Thụy Sỹ,
Hunggari, Mỹ….từ thế kỷ 17, 18. Năm 1779 trường đại học nông nghiệp được
thành lập sớm nhất ở Châu Âu là trường Zarvas và tiếp theo đó là trường Georgicon
năm 1797 tại Hunggari và sau này đây là những trường đại học kiểu mẫu của Châu
Âu.
Biểu hiện rõ nét về hoạt động mang tính chất khuyến nông trong thời kỳ này
là việc thành lập ủy ban nông nghiệp của hội đồng thành phố New York (Hoa Kỳ).
Năm 1843, ủy ban đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường nông nghiệp
thường xuyên xuống các cơ sở để hướng dẫn phổ biến kỷ thuật mới giúp đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Năm 1800 đã có trên 200 tác giả viết
về “kết quả thực nghiệm nông nghiệp và phát triển nông nghiệp”.
Năm 1853, Edwarrd Hitchok của trường đại học Amherst là một thành viên

của ủy ban nông nghiệp bang Massachusatts đã đề nghị thành lập “học viện nông
dân”. Ông được xem là nhà tiên phong về giáo dục khuyến nông ở Mỹ, có nhiều
đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở Mỹ. Việc thành lập hoạt động
khuyến nông ở Mỹ là sự kết hợp tổng hợp của các dạng “Extensinon + Education”
có nghĩa là triển khai và giáo dục.
Năm 1914 chính phủ Mỹ ra quyết định thông qua đạo luật về khuyến nông,
cho phép sử dụng các nguồn tài trợ liên bang - tiểu bang và của địa phương vào các
hoạt động khuyến nông. Do vậy hoạt động khuyến nông ở Mỹ đã được nhiều người
ủng hộ và số người tham gia hoạt động này lên tới trên 3 triệu người.
4
4
Khuyến nông đến với Châu Á mở đầu là ở Indonesia năm 1955 với hệ thống
khuyến nông tương đối hoàn chỉnh ở 4 cấp. Ở cấp quốc gia có hội đồng khuyến
nông quốc gia điều hành. Ở cấp tỉnh có diễn đàn khuyến nông cấp 1 do giám đốc
nông nghiệp làm chủ tịch. Ở cấp huyện có diễn đàn khuyến nông cấp 2 do trưởng
nông nghiệp dịch vụ huyện làm chủ tịch. Ở cấp liên xã có trung tâm khuyến nông
thôn và trung tâm thông tin thôn đảm nhiệm và đây là 2 trung tâm được con là
tuyến đầu của khuyến nông Idonesia.
Sau sự hình thành khuyến nông Idonesia là sự hình thành hệ thống khuyến
nông ở các nước khác như Ấn Độ năm 1960, khuyến nông Thái Lan năm 1967,
khuyến nông Trung Quốc năm 1970. Với sự hình thành, tổ chức đào tạo và làm tốt
công tác khuyến nông ở 5 cấp, Ấn Độ đã có một nền nông nghiệp phát triển mạnh
mẽ. Mở đầu là cuộc “cách mạng xanh” giải quyết cơ bản vấn đề lương thực. Sau đó
là “cách mạng trắng” đã đưa sản xuất sữa thành công và đang tiến hành “cách mạg
nâu” với sự phát triển chăn nuôi trâu bò. Khác với khuyến nông Ấn Độ, khuyến
nông Trung Quốc sau khi thành lập đã thực hiện đưa các sinh viên các trường nông
nghiệp về cơ sở và đào tạo đội ngũ khuyến nông ở tại địa phương. Do đó nông
nghiệp Trung Quốc đã có bước phát triển nhảy vọt nhất là trên 3 lĩnh vực: lúa lai,
chẩn đoán thú y và nuôi trồng thủy sản [3].
2.2. Các nghiên cứu về khuyến nông trên thế giới và trong nước

2.2.1. Các định nghĩa về khuyến nông
Theo CIDSE (tổ chức hợp tác quốc tế vì phát triển và đoàn kết):
Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến sự
phát triển nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người
già và trẻ em đều được học bằng thực hành.
Theo PAO (Tổ chức lương nông thế giới)
Khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay
nghề cho nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề
của gia đình, của làng xã họ. Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ
nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng phát triển nông thôn và
cải thiện điều kiện vật chất tinh thần cho nông dân.
5
5
 Định nghĩa về khuyến nông của Inđonesia:
Khuyến nông nông nghiệp là hệ thống giáo dục không theo một quy định thống
nhất nào mà cũng không theo một hệ thống chung nào để huấn luyện nông dân
nhằm mục đích giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật tốt hơn, phát triển
hơn quan điểm xác thực về sự đổi mới để dành được thế chủ động trong sản xuất,
kinh doanh và cuộc sống của họ.
Định nghĩa này dựa trên quan điểm cơ bản là giúp đỡ nông dân để rồi họ tự
giúp họ. Vì vậy họ có thể tự giải quyết những vấn đề của chính họ bằng sự chấp
nhận kỹ thuật tốt hơn trong sản xuất và những hoạt động kinh doanh.
Như vậy khuyến nông ở Indonesia không đơn thuần liên quan đến việc chuyển
giao những kỷ thuật tiến bộ mà trước hết nó liên quan đến giáo dục để họ trở thành
những người thực sự phát triển.
Vậy có thể nói khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ truyền bá và huấn
luyện tay nghề cho nông dân để từ đó làm cho họ có khả năng tự giải quyết lấy các
vấn đề của họ nhằm phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
nông dân [3].
2.2.2. Mục đích và ý nghĩa của khuyến nông

 Mục đích của khuyến nông:
- Việc đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm giúp đỡ các hộ nông dân mở
rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và trong sự phát triển
kinh tế của gia đình và xã hội.
- Hoạt động công tác khuyến nông nhằm nâng cao trình độ mọi mặt của người
dân để tự họ vượt qua được mọi thử thách khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và
trong cuộc sống. Từ đó nhằm biến nông thôn thành một đơn vị quản lý nhà nước,
một bộ phận cơ bản của nền kinh tế quốc dân, đồng thời có khả năng bảo vệ môi
trường, bảo tồn và phát triển có hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước hôm
nay và mai sau.
 ý nghĩa của khuyến nông:
- Thông qua các hoạt động khuyến nông trình độ hiểu biết của người dân
được nâng lên, để từ đó họ có khả năng tiếp nhận những tiến bộ mới về khoa học kỹ
thuật và áp dụng vào thực tế sản xuất của địa phương. Khuyến nông giúp người dân
6
6
nắm bắt được những thông tin và xử lý thông tin đó một cách khách quan để họ có
những quyết định đúng đắn trong sản xuất và đời sống của gia đình họ.
- Chỉ bằng con đường khuyến nông những tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới,
những thông tin về kinh tế thi trường, văn hoá xã hội mới nhanh chóng đến được
với người dân để họ có điều kiện đẩy nhanh sản xuất có hiệu quả
- Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, đó là cầu nốihai chiều
giữa nhà nghiên cứu với nông dân.
- Hoạt động công tác khuyến nông là một con đường xoá đói giảm nghèo có
hiệu quả. Từ đó biến vùng nông thôn nghèo nàn lạc hậu trở thành nơi trù phú về
kinh tế, sạch về môi trường và đẹp về cảnh quan, trở thành nông thôn mới trong xu
thế hội nhập của đất nước [3].
2.2.3. Bản chất và mục tiêu của khuyến nông
 Bản chất của khuyến nông
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình người nông dân luôn đòi hỏi

vươi tới một cuộc sống có chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên trước những hạn
chế về mội mặt, nông dân rất khó có thể tự giải quyết thành công những mục tiêu
phát triển của họ. Do đó họ cần sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.
Những hoạt động truyền bá thông tin nhằm cung cấp cho người nông dân
những kiến thức, kỹ năng để họ tự giải quyết những vấn đề trong quá trình sản xuất
và đời sống, trên cơ sở đó mà họ có thể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và
phát triển cộng đồng của họ, các hoạt động đó được gọi là “khuyến nông “.
Vậy bản chất của khuyến nông là:
- Một quá trình giáo dục, huấn luyện nông dân.
- Cung cấp và truyền bá thông tin.
- Tư vấn, giúp đỡ nông dân tự giải quyết những vấn đề của họ.
 Mục tiêu của khuyến nông:
- Khuyến nông với những hoạt động thiết thực đã giúp nông dân sử dụng có
hiệu quả hơn những điều kiến tự nhiên và những điều kiến vật chất đã và đang sẵn

- Khuyến nông giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
nông thôn
- Góp phần xây dựng và phát triển nông thôn ngày càng giàu đẹp
7
7
Vậy chúng ta có thể hiểu khuyến nông là một quy trình truyền bá kiến thức,
giảng dạy kỹ năng, trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho người nông dân
để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của mình và tự tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống và phát triển nông
thôn
Với quan điểm đó thì ta có thể hiểu vai trò của khuyến nông là cầu nối giữa
nhà nghiên cứu và nhà sản xuất [3]:
2.2.4. Vai trò của khuyến nông
Khuyến nông là một lĩnh vực hoạt động trong nông nghiệp và nó được phân
biệt với các đối tượng khác bởi đối tượng tác động, mục tiêu và phương pháp thức

hiện. Do đó vai trò của khuyến nông được thể hiện như sau:
 Vai trò của khuyến nông với nông dân:
Khuyến nông có vai trò trực tiếp với nông dân và cộng đồng của họ. Đặc biệt
khi hộ gia đình được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và sản xuất hàng hóa, là quy luật
họ phải tuân theo thì nông dân là đối tượng cuối cùng tiếp nhận thông tin và chịu
mọi tác đông của khuyến nông. Vì vậy khuyến nông hơn bao giờ hết cần cho mọi
hộ nông dân. Có thể nói khuyến nông là người bạn gần gũi nhất của người nông
dân. Sự giúp đỡ của khuyến nông đối với nông dân không bó hẹp trong khuôn khổ
truyền bá thông tin, giáo dục, huấn luyện mà còn có những lĩnh vực tìm kiếm và sử
dụng những nguồn lực tự nhiên và kinh tế. Vai trò của khuyến nông đối với người
nông dân được thể hiện:
- Là người trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh từ nông dân và cộng đồng
của họ
- Là người trực tiếp giúp đỡ nông dân về sản xuất và đời sống
8
Nhà nghiên
cứu
Nông dânKhuyến
nông
8
Môi trường
Thị trườngĐiện tử
Nông thôn
Công nghệ
Khuyến nôngTài chính Chính sách
Ytế
- Là người trực tiếp huấn luyện và đào tạo nông dân và giúp nông dân sử
dụng có hiệu quả kiến thức, kỹ năng và điều kiện vật chất đã tiếp nhận.
- Là người tạo lập và thúc đẩy mối liên kết giữa các tổ chức tự nguyện của
nông dân.

 Vai trò của khuyến nông trong phát triển nông thôn
Mục đích cuối cùng của khuyến nông là thúc đẩy sự phát triển nông thôn,
nhưng không phải như vậy mà đồng nhất khuyến nông với phát triển nông thôn.
Thực tế phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau và sự tác
động của nhiều khía cạnh khác nhau của nông thôn như: chính sách, công nghệ, thị
trường, giáo dục, y tế… Như vậy khuyến nông là một yếu tố, một bộ phận hợp
thành toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn:
 Vai trò của khuyến nông với nhà nước
Khuyến nông không chỉ là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn, giữa cơ quan
nghiên cứu khoa học và nông dân mà còn là cầu nối giữa nhà nước với nông dân.
Do đó vai trò của khuyến nông với nhà nước được thể hiện như sau:
9
9
- Khuyến nông là người trực tiếp giúp nhà nước thực hiện những chiến lược,
chính sách về nông nghiệp và nông thôn
- Khuyến nông là người trực tiếp vận động nông dân tiếp thu và thực hiện
những chủ trương, chính sách nông nghiệp của nhà nước
- Khuyến nông là người cung cấp thông tin về những nhu cầu, đòi hỏi, những
nguyện vọng của nông dân cho nhà nước, để từ đó nhà nước có cơ sở hoạch định
những chính sách phù hợp.
- Khuyến nông còn là người trực tiếp giúp nhà nước phân phối, sử dụng hợp
lý và có hiệu quả các nguồn vốn, quỹ và các nguồn lực dành cho việc phát triển
nông nghiệp nông thô [3].
2.3. Tình hình hoạt động của khuyến nông
2.3.1. Tình hình hoạt động của khuyến nông Việt Nam trong thời gian qua
Khuyến nông Việt Nam được thành lập ngày 31/3/1993 với tên gọi là cục
khuyến nông và khuyến lâm với biên chế 58 người vừa làm nhiệm vụ khuyến nông
vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về trồng trọt, chăn nuôi. Tháng 4/2002 Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn quyết định thành lập trung tâm khuyến nông trung
ương thuộc cục khuyến nông và khuyến lâm. Ngày 18/7/2003 chính phủ ban hành

nghị định 86/CP cho phép tách cục khuyến nông khuyến lâm thành 2 đơn vị trực
thuộc bộ nông nghiệp phát triển nông thôn đó là trung tâm khuyến nông quốc gia và
cục nông nghiệp. Ngay từ khi có nghị định 13/CP của chính phủ ở tất cả các tỉnh,
thành trong cả nước đều thành lập trung tâm khuyến nông trực thuộc sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Năm 2004 tổng số cán bộ khuyến nông cấp tỉnh là 1.446 người, số huyện có
trạm khuyến nông là 520 người trong tổng số 637 chiếm 81%, lực lượng cán bộ
khuyến nông cấp huyện bao gồm 1716 người, cấp xã có khuyến nông viên cơ sở với
7.434 người tại 10.502 xã sản xuất nông nghiệp chiếm 70,7%. Như vậy ngành
khuyến nông có 3.162 cán bộ khuyến nông chuyên trách làm công tác khuyến nông
và 7434 cán bộ khuyến nông không chuyên trách cùng với 176.300 hội viên khuyến
nông thuộc các câu lạc bộ khuyến nông.
Trong thời gian qua công tác khuyến nông đã từng bước được xã hội hóa và xu
thế này ngày càng phát triển mạnh, có tác dụng thúc đẩy và góp phần to lớn vào sự
thành công của các hoạt động khuyến nông. Các đơn vị hoạt động khuyến nông
10
10
được hỗ trợ kinh phí trên 3456 tỷ đồng. Đã thực hiện 497 mô hình trồng trọt với
trên 931ha, 92 mô hình chăn nuôi với 633.378 con và mở 373 tập huấn nghiệp vụ
khuyến nông cho 24.000 lượt người, thực hiện 34 chuyên đề tuyên truyền trên đài
báo, tạp chí phát triển trên toàn quốc, tổ chức hoạt động cho 10 câu lạc bộ khuyến
nông, in và phát hành 6000 cuốn sách và 2.000 tài liệu kỹ thuật, tổ chức nhiều hội
nghị, hội thảo, làm tăng vai trò của tổ chức khuyến nông.
Về chính sách khuyến nông, ngay từ khi mới thành lập khuyến nông Việt Nam
đã được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí cho xây dựng lực lượng, tăng
cường năng lực cũng như kinh phí cho hoạt động hàng năm. Kinh phí hoạt động cấp
theo các chương trìng khuyến nông được phê duyệt, khi mới thành lập (1993) đã
được chính phủ hỗ trợ 1,28 tỷ đồng, con số này tăng lên 97,8 tỷ đồng năm 2005,
bình quân năm sau tăng hơn năm trước 8,04 tỷ đồng tương đương trên 12%, trung
bình mỗi hộ nông dân được hưởng gần 8.500 đồng kinh phí khuyến nông (2005)

Trong những năm vừa qua hoạt đông khuyến nông Việt Nam đã có nhiều hoạt
động thiết thực trên nhiều lĩnh vực về nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm
các hoạt động sau:
- Hoạt động thông tin tuyên truyền: Nhiệm vụ của hoạt động này là giúp cho nông
dân về chủ trương, đường lối và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của
nhà nước; truyền bá khoa học kỹ thuật, tư vấn thị trường, xuất bản tài liệu, bản tin
và cung cấp thông tin đến người sản xuất, tổ chức hội nghi, hội thảo, tham quan và
kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để triển khai hoạt động thông tin
tuyên truyền.
Thông tin về khuyến nông Việt Nam được thể hiện trên những trang wed,hay
thông qua đài phát thanh trong các chương trình thời sự về nông nghiệp nông
thôn.hay các chương trình phối hợp với đài truyền hình làm các chương trình thời
sự, phóng sự, chuyên đề “bạn của nhà nông”, “nông thôn ngày nay”,hay chương
trình “nông dân cần biết”. Ngoài hoạt động thông tin tuyên truyền còn phối hợp với
các báo, tạp chí như báo nông nghiệp nghiệp Việt Nam, nông thôn ngày nay. Hiện
nay có khoảng 80% tỉnh có các chương trình khuyến nông trên các báo, đài phát
thanh và truyền hình trên địa bàn tỉnh.
Trong hơn 10 năm qua hoạt động thông tin tuyên truyền đã tham gia đắc lực
vào việc phổ biến cho nông dân những chính sách, chủ trương về phát triển nông
11
11
nghiệp nông thôn, đóng góp không nhỏ vào hoạt động khuyến nông góp phần nâng
cao dân trí cho người dân nông thôn.
- Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo: Nội dung của hoạt động này là tập
huấn, bồi dưỡng và dạy nghề cho nông dân nhằm mục đích nâng cao trình độ
chuyên môn. Hoạt động công tác khuyến nông, đồng thời góp phần nâng cao dân trí
cho nông dân. Thông qua giảng dạy người nông dân tiếp thu những kỹ thuật mới và
áp dụng vào sản xuất nên sẽ có hiệu quả cao hơn làm tăng thu nhập trên một đơn vị
diện tích. Đây cũng là hoạt động góp phần nâng cao nhận thức khoa học cần thiết
cho người dân trong quá trình sản xuất và kinh doanh, đồng thời tăng cường nghiệp

vụ cho những người làm công tác khuyến nông.
- Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn: Để nâng cao hiệu quả của công tác
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân thì hoạt động xây
dựng mô hình trình diễn là hoạt động có hiệu quả nhất giúp người dân thấy được
những thành quả của các giống mới và kỹ thuật mới trong sản xuất. Thông qua việc
tổ chức tập huấn trước khi triển khai mô hình, hội nghị, hội thảo đầu bờ và tuyên
truyền sau khi mô hình có kết quả giúp người dân có điều kiện để học hỏi và từng
bước áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
+ Với hoạt động xây dựng mô hình trong trồng trọt, thông qua các chương trình
xây dựng mô hình về cây ngô, lạc, lúa năng xuất cao. Bên cạnh đó thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng địa phương và trên từng chất đất nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Với chương trình phát triển vùng cây công nghiệp và cây
ăn quả, hiện nay đã có nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp như phát triền cây
cà phê, chè, cao su… Và vùng cây ăn quả có năng suất cao như bưởi Phú Trạch,
cam Xã Đoài, nhãn lồng Hưng yên. Với những vùng chuyên canh đó đã góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời phục vụ cho xuất khẩu.
+ Chương trình khuyến nông về chăn nuôi: Thông qua mô hình lợn hướng nạc,
chương trình cải tạo đàn bò, bò sữa năng suất cao… đã góp phần nâng cao trình độ
dân trí, trình độ kỹ thuật cho người dân. Từ đó đưa ngành chăn nuôi từ manh mún,
nhỏ lẻ dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung hiệu quả kinh tế cao.
+ Các chương trình khuyến nông khác như bảo quản chế biến nông sản phẩm,
phát triển ngành nghề ở nông thôn. Đây là chương trình góp phần làm giảm tổn thất
12
12
sau thu hoạch đối với các loại nông sản phẩm, nhằm từng bước đổi mới tư duy của
người dân về công nghệ sau khi thu hoạch, nâng cao năng suất cây trồng.
-Tư vấn dịch vụ khuyến nông: Đây là một hoạt động tương đối mới với khuyến
nông Việt Nam. Trong vài năm gần đây mới xuất hiện phương thức tư vấn dịch vụ
trong công tác khuyến nông ở một số tỉnh như Thái Bình, An Giang, Tiền Giang,
Đồng Nai, Bình Phước… Song hoạt động này sẻ tăng lên trong tương lai đáp ứng

với nhu cầu của người dân trong thời kỳ mới.
- Hợp tác quốc tế về hoạt động khuyến nông: Trong thời gian vừa qua hoạt
động khuyến nông Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với nhiều tổ chức
trên thế giới và khu vực như: Tổ chức ngân hàng thế giới, chính phủ Đan Mạch…
nhằm thắt chặt và mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước cùng hợp tác và phát
triển. Ở các địa phương các trung tâm khuyến nông tỉnh tham gia hợp tác quốc tế về
khuyến nông chủ yếu thông qua các hợp phần khuyến nông trong các dự án phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản …Trên cơ sở hợp tác cùng thực hiện dự án
có hiệu quả và nhân rộng những mô hình hiệu quả trong dự án [7].
2.3.2. Tình hình hoạt đông của khuyến nông tỉnh trong thời gian qua
Ngày 11/9/1993, UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 1862/QĐUB
thành lập trung tâm khuyến nông Nghệ An trên cơ sở trung tâm khoa học kỹ thuật
nông nghiệp thành trung tâm khoa học kỹ thuật và khuyến nông. Ngày 15/10/1998,
UBND tỉnh ban hành quyết định số 2203/QĐUB về việc sát nhậphai trung tâm khoa
học kỹ thuật và khuyến nông với trung tâm khoa học kỹ thuật và khuyến lâm thành
trung tâm khoa học kỹ thuật và khuyến nông - khuyến lâm.
Ngày 9/4/2001, UBND tỉnh ban hành quyết định số 994 QĐUB về việc tách bộ
phận khoa học từ trung tâm khoa học kỹ thuật và khuyến nông- khuyến lâm sát
nhâp vào trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng và thành lập trung tâm khoa học
kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khoa học kỹ thuật và
khuyến nông- khuyến lâm đổi tên thành trung tâm khuyến nông - khuyến lâm.
Trong suốt quá trình hình thành và đổi mới trung tâm khuyến nông - khuyến lâm
không ngừng bổ sung lực lượng cán bộ trẻ có trình độ chuyện môn để hoạt động
của trung tâm ngày càng hiệu quả. Với đội ngũ cán bộ hiện có là 33 người, trong đó
có 1 thạc sỹ, 24 kỹ sư, 3 trung cấp và 5 nhân viên được tổ chức thành 3 phòng
chuyên môn; kỹ thuật- thông tin, tài vụ - kế toán, tổ cức hành chính.
13
13
Bằng những hoạt động thiết thực với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn
cao, trung tâm đã xây dựng được trên 100 câu lạc bộ khuyến nông với khoảng 3100

hội viên tham gia và hàng trăm tổ chức nông dân được hình thành theo nhóm sở
thích với nhiều câu lạc bộ và nhóm sở thích hoạt động có hiệu quả.
Qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, trung tâm khuyến nông khuyến
lâm Nghệ An đã đạt được những thành công đáng kể góp phần quan trọng trong sự
nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn trên toàn tỉnh.
 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn:
Đây là hoạt động rất được tỉnh chú trọng, với tổng ngân sách đầu tư cho hoạt
động này lến tới trên 14 tỷ đồng, bình quân một năm khoảng 1,4 tỷ đồng. Ngân sách
được trung ương đầu tư gần 4.400 triệu đồng, bình quân một năm khoảng 440 triệu
đồng.
Trong 10 năm qua trung tâm khuyến nông, khuyến lâm đã tổ chức xây dựng
được trên 225 mô hình trình diễm với tổng quy mô 297ha và 13.848 con gia súc gia
cầm…. ở hàng trăm điểm trình diễn với hàng ngàn hộ tham gia.
Bên cạnh đó trung ương đầu tư 3239,54 triệu đồng, xây dựng được 34 dạng mô
hình với quy mô 232,79ha cho cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả và
345ha cho trồng rừng và nông lâm kết hợp, 2983 con gia súc và 915 con gia cầm.
Ngân sách tỉnh đầu tư trên 8565,67 triệu đồng cho các chương trình khuyến
nông, khuyến lâm, trong đó xây dựng mô hình trên 306,71 triệu đồng, tổ cức xây
dựng được 98 mô hình với quy mô 1078,5ha diện tích cây trồng, 8.767 con gia súc,
gia cầm các loại được bố trí 235 điểm trình diễn gồm các mô hình thuộc các chương
trình:
+ Chương trình cây lương thực, thực phẩm, rau quả: 15 dạng mô hình với quy
mô 225ha, kinh phí 687,75 triệu đồng
+ Chương trình cây công nghiệp và cây ăn quả: 19 dạng mô hình với quy mô
272ha và 1367,4 triệu đồng.
+ Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ: 8 dạng mô hình với quy
mô 150,65ha và gần 334,83 triệu đồng.
+ Chương trình chăn nuôi thú y: 15 dạng mô hình với 8767 đầu con gia súc
gia cầm, 400 đàn ong…. Với kinh phí 679,9 triệu đồng.
14

14
+ Chương trình khuyến lâm: 12 dạng với tổng diện tích 337,5ha và kinh phí
1633 triệu đồng.
+ Chương trình phát triển nông thôn, các hình thức kinh tế hợp tác: 18 dạng
mô hình và kinh phí 858,68 triệu đồng.
Sự thành công trong công tác xây dựng mô hình trình diễn đã góp phần vào sự
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh. Trên cơ sở đó hàng năm
các loại giống mới từng bước được đưa vào sản xuất nhằm tăng nhanh năng suất
cây trồng, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên toàn tỉnh, góp phần nâng cao
đời sống của người dân.
 Chương trình đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền:
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến nông khuyến
lâm nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, tay nghề cho người dân đồng
thời triển khai kịp thời các chủ trương sản xuất, các quy trình kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất các loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong hơn 10 năm qua, trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch được giao; trung tâm
khuyến nông khuyến lâm đã phối hợp với các trạm khuyến nông huyện, báo Nghệ
An và đài phát thanh truyền hình tỉnh nhà và với các tổ chức đoàn thể, xã hội đã tổ
chức hàng ngàn cuộc tập huấn cho nông dân với nội dung tập huấn và chương trình
đào tạo khác nhau với hơn 425 nghìn lượt người tham gia.
Riêng từ năm 1999 - 2004 ngân sách của tỉnh đã đầu tư trên 1273 triệu đồng
cho công tác tập huấn cho các đối tượng trong đó có 798 triệu đồng dành cho tập
huấn cho nông dân với 225 nghìn lượt người tham gia. Xây dựng 125 trang khuyến
nông trên truyền hình với thời lượng một trang từ 10 - 15 phút, 135 trang khuyến
nông trên báo Nghệ An với hàng ngàn bài và ảnh phản ánh hoạt động khuyến nông
khuyến lâm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất, giới thiệu các mô
hình điển hình tiên tiến về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tổ chức biên soạn và
phát hành 876 vạn tờ gấp kỹ thuật và hơn 1000 tờ tranh cổ động, 39250 cuốn thông
tin khuyến nông, 1995 cuốn tài liệu hướng dẫn phổ biến chính sách phát triển hợp
tác kinh tế… phát cho các cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân. Bên cạnh đó còn tổ

chức hàng chục cuộc tham quan trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện cho hàng ngàn
cán bộ khuyến nông và bà con nông dân tiếp cận các mô hình điển hình tiến tiến,
trao đổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Năm 2004 đã xuất bản được hơn 6000 cuốn
15
15
tập san thông tin về khuyến nông, khuyến lâm, 10 vạn tờ gấp các loại về cây trồng
vật nuôi, 530 tờ tranh ảnh về sâu bệnh phát hành đến tận khuyến nông viên cấp xã,
xóm và người nông dân với sự phong phú và đa dạng về nội dung và hình thức.
Trong suốt quá trình trưởng thành và hoạt động trung tâm khuyến nông,
khuyến lâm tỉnh Nghệ An đã thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cây của bà con
nông dân. Và trung tâm thực sự có vai trò rất lớn đối với sự phát triển nông thôn
trong thời kỳ đổi mới, để từ đó xây dựng nông thôn Việt Nam ngày càng giàu
mạnh[9].
2.4. Những nghiên cứu về cơ cấu cây trồng
2.4.1. Khái niệm về hệ thống nông nghiệp và cơ cấu cây trồng
 Khái niệm về hệ thống:
Hệ thống là tập hợp trật tự bên trong và bên ngoài của cá yếu tố có liên quan.
Thành phần của hệ thống là các yếu tố, các mối liên hệ và tác động giữa các yếu tố
bên trong mạnh hơn bên ngoài tạo nên một trật tự bên trong hệ thống đó.
 Khái niệm về hệ thống nông nghiệp:
Hệ thống nông nghiệp là một biểu hiện không gian giữa các gia đình sản xuất
trong một xã hội nhất định, để thực hiện đáp ứng nhu cầu của con người và đó
chính là sự thống nhất các mối liên hệ giữa sinh học và con người
 Khái niệm về cơ cấu cây trồng:
Cơ cấu cây trồnghay còn gọi là hệ thống cây trồng là hệ thống phụ của hệ
thống nông nghiệp, là việc thực hiện những mô hình canh tác cây trồng có sự liên
quan giữa những cây trồng này với môi trường bên ngoài bao gồm thích nghi với
điều kiện tự nhiên, lao động và cách quản lý để cho hiệu quả kinh tế cao [6].
2.4.2. Sự cần thiết của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, phát triển nông nghiệp
nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc đổi mới. Nền
nông nghiệp của nước ta trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt
bậc, từ một nước thiếu lương thực trầm trọng năm 1986 Việt Nam đã vươn lên
thành một nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, đặc biệt là sản phẩm nông
nghiệp như gạo.
16
16
Nông thôn Việt Nam chiếm tới 75% dân số và khoảng 80% tổng số người
nghèo của cả nước, khoảng 40% người dân sống ở nông thôn hiện vẫn sống trong
tình trạng nghèo đói (tương đương với 24 triêụ người), bởi vậy nông nghiệp vẫn là
nguồn thu nhập chính cho đại bộ phận người dân nông thôn. Do đó phát triển nông
nghiệp là một đòi hỏi cấp bách đối với sự phát triển đất nước nói chung và phát
triển nông thôn nói riêng [1].
Trước thời kỳ đổi mới, nền nông nghiệp nước ta còn ở trong tình trạng lạc hậu,
trì trệ, kém phát triển do chế độ bao cấp. Hệ thống cây trồng vật nuôi đặc biệt là hệ
thống cây trồng nông nghiệp ít phát triển, trồng trọt chủ yếu là độc canh cây lúa
năng suất thấp, dẫn đến thiếu lương thực trầm trọng.
Nhờ chủ trương chích sách của đảng và nhà nước về việc chuyển đổi cư cấu
cây trồng đã đưa nền nông nghiệp nước ta từ thế độc canh cây lúa sang đa dạng hóa
cây trồng, vật nuôi dáp ứng nhu cầu của phát triển đất nước.
Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước nền nông nghiệp
nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc; hàng năm năng suất, sản lượng các
loại cây trồng không ngừng được tăng lên đáp ứng được nhu cầu của người dân và
nhu cầu xuất khẩu.Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng Việt Nam đã trở thành
một nước xuất khẩu nông sản đứng hàng đầu thế giới. Có được những thành quả
như vậy là nhờ chủ trương và đường lối của Đảng và nhà nước về sự chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, từng bước đưa những giống mới có năng suất cao vào sản
xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cung một diện tích đất. Trong những năm
vừa qua nhiều giống cây trồng có năng xuất cao đã được đưa vào sản xuất như

giống lúa lai TQ, lúa bắc thơm, tám thơm, các loại cây hoa màu như bắp cải, bí
xanh, dưa… và các loại cậy công nghiệp và cây nguyên liệu khác đã từng bước thay
thế dần các loại cây có năng suất thấp ở địa phương. Do vậy năng suất cây trồng
ngày càng được tăng lên, đời sống của đại bộ phận dân cư nông thôn ngày càng
được cải thiện và nâng cao.
2.4.3. Tình hình phát triển cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam và các chương
trình khuyến nông về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong những năm qua
Cây trồng nông nghiệp là một đối tượng chính trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta. Khi chưa bước vào thời kỳ đổi mới, sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu
là độc canh cây lúa, năng suất thấp. Sau nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
17
17
VI năm 1986, cùng với sự ra đời của hệ thống khuyến nông năm 1993 đã mở ra một
thời kỳ phát triển mới của nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ đó nền
nông nghiệp nước ta đã chuyển dần từ thế độc canh cây lúa sang sự đa dạng các loại
cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Với chủ trương thực hiện phương châm “đất nào cây ấy” để tăng hiệu quả,
chuyển dần từ diện tích trồng lúa sang gieo trồng các loại cây hoa màu và mô hình
nông lâm, thuỷ sản kết hợp đã làm tăng năng suất và sản lượng trong sản xuất nông
nghiệp một cách nhanh chóng.
- Cây lương thực: Cây lúa vẫn là cây chủ đạo với sản xuất lúa tăng nhanh và
ổn định về diện tích và năng suất. Năm 1986 cả nước mới gieo cấy 5,67 triệuha thì
năm 1999 đã tăng lên 7,6 triệuha tăng 35%, năng suất tăng từ 28,1 tạ/ha năm 1986
lên 40,8 tạ.ha năm 199 tăng 42%, sản lượng tăng 15 triệu tấn năm 1986 đến 1999
tăng gấp đôi. Thông qua các chương trình khuyến nông về cây lúa như: Chương
trình sản xuất hạt gạo lúa lai F1, chương trình phát triển lúa lai thương phẩm,
chương trình phát triển lúa chất lượng cao đã góp phần làm đa dạng hoá các giống
lúa ở địa phương. Trên cơ sở đó năng suất, sản lượng, chất lượng lúa ngày càng
được nâng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [2].
Bên cạnh đó cây màu lương thực vẫn phát triển khá ổn định đã bổ sung nguồn

lương thực quan trọng cho con người và thức ăn gia súc. Sản lượng màu quy thóc
bình quân mỗi năm đạt gần 3 triệu tấn, diện tích, năng suất các loại cây màu như:
Ngô, khoai, sắn… vẫn đang phát triển ổn định đặc biệt là cây ngô. Năm 1986 diện
tích ngô cả nước mới đạt 40 vạha, năng suất 14 tạ/ha và sản lượng 569,8 vạn tấn; thì
năm 1999 đã lên tới 68 vạnha, năng suất 27 tạ/ha và sản lượng 1,8 triệu tấn. Và cây
ngô, sắn sẽ trở thành cây lương thực chủ yếu trong tương lai. Thông qua các chương
trình khuyến nông về cây màu lương thực: Chương trình khuyến nông phát triển
ngô lai, chương trình trồng sắn cao sản… nhiều giống ngô lai năng suất cao, sắn cao
sản đã được đưa vào trồng ở các địa phương trên cả nước và góp phần quan trọng
vào việc ổn định sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo an ninh lương thực
[2].
Cùng với lúa, ngô, sắn các loại cây rau màu, hoa, cũng đã phát triển mạnh mẽ
trong những năm qua ở các vùng như đồng bằng Bắc Bộ, Đà Lạt và đem lại hiệu
18
18
qủa kinh tế cao góp phần đa dạng hóa hệ thống cây trồng, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng ở những vùng diện tích đất nông nghiệp thấp.
Bên cạnh sự phát triển và chuyển dịch mạnh mẽ của cây trồng nông nghiệp các
loại cây công nghiệp cũng đã được chú trọng. Chương trình khuyến nông phát triển
cây công nghiệp ngắn ngày đã cung cấp cho sản xuất hàng trăm nghìn tấn năng suất
các loại giống có chất lượng tốt như giống lạc: L14, MD7, MD9, L18…, giống đậu
tương DT84, DT94, DT95, DT99…, giống mía ROC1, ROC10, ROC16…, Các
chương trình trồng cây nguyên liệu như dứa, sắn, keo… và một số cây công nghiệp
dài ngày như chè, cà phê, cao su… cũng được chú trọng phát triển đã góp phần vào
tăng năng suất cây trồng đáp ứng nhu cầu của người dân và bắt nhịp với xu thế
chung của toàn cầu [7].
19
19
Phần 3:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Qua nghiên cứu hoạt động nông nghiệp ở địa bàn huyện Yên Thành, tìm hiểu
cán bộ địa phương, nông dân để hiểu được:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện
- Cơ cấu cây trồng của huyện.
- Hệ thống khuyến nông và vai trò công tác khuyến nông và các hoạt động
khuyến nông trên địa bàn huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An
- Về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngà 2/1 đến ngày 7/5 năm 2007.
Thực hiện đánh giá vai trò công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng tại huyện Yên Thành giai đoạn 2004 - 2006
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tình hình cơ bản ở địa phương
- Điều kiện tự nhiên.
+ Vị trí địa lý, địa hình.
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.
+ Điều kiện đất đai thổ nhưỡng.
- Điều kiện kinh tế xã hội.
+ Dân số, lao động.
+ Cơ sở hạ tầng.
+ Thu nhập, mức sống.
+ Văn hoá, giáo dục, y tế.
3.3.2. Thực trạng hoạt động khuyến nông của huyện trong giai đoạn 2004 -
2006
- Cơ cấu tổ chức.
- Tình hình hoạt động khuyến nông trong giai đoạn 2004 – 2006.
20
20

3.3.3. Thực trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn huyện trong
thời gian 2004 - 2006
- Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện.
- Các loại cây trồng mới được đưa vào sản xuất.
3.3.4. Vai trò công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng
nông nghiệp trên địa bàn huyện
- Các mô hình, dự án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng do khuyến nông thực hiện
ở địa phương.
- Những thuận lợi, khó khăn của công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Hiệu quả công tác khuyến nông trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở
huyện giai đoạn 2004 – 2006.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập và xử lý số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn sau:
+ Niên giám thống kê huyện Yên Thành trong 3 năm (2004 - 2006).
+ Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong 3 năm (2004 -
2006).
+ Báo cáo tình hình hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện.
+ Báo cáo về tình hình sử dụng đất của huyện.
- Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA):
+ Quan sát thực địa
+ Lập phiếu điều tra hộ dựa trên mục đích và yêu cầu của đề tài
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Phỏng vấn cán bộ khuyến nông, người
am hiểu và hộ nông dân về nội dung có liên quan đến đề tài.
Việc thu thập thông tin được thực hiện thong qua bảng hỏi phỏng vấn người
dân. Được sự đồng ý của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn và trạm
khuyến nông huyện, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin sơ cấp qua bảng hỏi.
Bảng hỏi được thiết kế theo 3 cấp:

- Ở cấp huyện phỏng vấn cán bộ phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông và cán
bộ kỹ thuật
21
21
- Ở cấp xã tiến hành chọn 3 xã trong huyện để điều tra. Huyện có 10 xã miền
núi, 27 xã đồng bằng, nên chọn 2 xã đồng bằng và một xã miền núi có tính chất
điển hình đại diện. Qua khảo sát chúng tôi chọn 2 xã đồng bằng là Viên Thành và
Trung Thành và một xã miền núi là Lăng Thành.
- Ở cấp thôn: chúng tôi tiến hành phỏng vấn truởng thôn và phỏng vấn hộ sản
xuất. Danh sách các nhóm hộ nghèo, trung bình và hộ khá chúng tôi nhờ trưởng
thôn cung cấp với số lượng 10 hộ nghèo, 10 hộ khá và 10 hộ trung bình. Sau đó
chọn ngẫu nhiên trong danh sách 5 hộ khá, 5 hộ nghèo và 5 hộ trung bình để tiến
hành phỏng vấn.
3.4.2. Công cụ nghiên cứu
- Phiếu điều tra nông hộ.
- Qua sát thực địa.
- Thảo luận nhóm.
- Phỏng vấn người am hiểu về các hoạt động khuyến nông của huyện.
22
22
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Yên thành là một huyện đồng bằng bán sơn địa nằm về phía Tây Bắc của tỉnh
Nghệ An. Trung tâm của huyện là thị trấn Yên Thành cách thành phố Vinh 55 km
theo quốc lộ 1A.
Có thể nói huyện có vị trí khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với toạ độ
địa lý từ 18

o
52’42” đến 19
o
10’ VĐB và từ 105
o
17’50” đến 105
o
33’4” kinh độ
đông. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía đông
giáp huyện Diễn Châu, phía Tây giáp huyện Đô Lương và Tân Kỳ.
Về địa hình có thể chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng núi phía Tây Bắc của huyện
bao gồm mái phía Đông cúa núi Bồ Bồ giáp huyện Quỳnh Lưu chạy về núi Khu
Gàu giáp với 3 huyện Yên Thành, Tân Kỳ, Đô Lương. Đây là vùng tập trung nhiều
rừng tự nhiên với các đỉnh núi cao nhất vùng như Bồ Bồ 450m, Rú Trọc 465m. Độ
cao trung bình với thuỷ chuẩn là 200m.
Vùng đồi phía Bắc, phía Nam và Tây Nam huyện bao gồm các đồi núi bát úp,
chỉ có đỉnh Tù Và giáp ranh giới với huyện Nghi Lộc cao nhất là 327m, còn lại các
đồi có độ cao trung bình 100m. Đây là vùng có địa hình thuận lợi cho sản xuất nông
- lâm nghiệp.
4.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn
 Là một huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.
- Nhiệt độ trung bình của huyện hàng năm là 23,8
o
c, nhiệt độ tối cao là 38
o
c,
tối thấp là 8
o
c

- Độ ẩm bình quân hàng năm là 85%
- Tổng lượng mưa bình quân hàng năm: 350 ml, lượng mưa tháng cao nhất là
580 ml, tháng thấp nhất là 22 ml. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
các loại cây trồng, song những tháng mưa lớn đặc biệt là tháng 7, tháng 8 thường
23
23
gây lũ lụt cho phần lớn vùng đồng bằng, gây mất mùa cho phần lớn diện tích cây
trồng vụ mùa trên toàn huyện.
- Gió: Hàng năm có 2 mùa gió chính:
+ Gió mùa đông bắc: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa về
trời rét kèm theo mưa phùn tập trung vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Điều này
thuận lợi cho việc phát triển các lọa cây rau màu như su hào, bắp cải, đậu…. Do
vaỵa việc bố trí thời vụ gieo trồng các loại cây rau màu là rất quan trọng nhằm tăng
thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.
+ Gió mùa tây nam: (còn gọi là gió phơn, gió lào) bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 9. Đặc biệt vào tháng 5 tháng 6 gió nóng làm cho lượng nước bốc hơi lớn
thường làm khô hạn trên phần lớn diện tích vùng đồi. Từ tháng 7 đến tháng 9 có sự
xuất hiện những cơn mưa với lượng mưa trung bình theo tháng là từ 500 - 580 ml,
mưa lớn với thời gian dài thường gây lũ lụt cho vùng đồng bằng. Đây là nguyên
nhân gây thiệt hại về năng suất cho cây trồng trên địa bàn huyện đặc biệt là cây
trồng nông nghiệp.
 Thuỷ văn: Toàn huyện chỉ có các khe nhỏ chảy từ vùng núi phía Tây Bắc xuống
theo hướng Đông Nam nhưng thường không giữ được nước. Vào mùa mưa nước
tràn về ồ ạt dễ gây lũ lụt, còn vào mùa khô thường bị hạn. Nguyên nhân chủ yếu do
địa hình và trạng thái rừng chưa phủ kín, khoanh nuôi, trồng rừng chưa phát triển
mạnh.
Nhìn chung hệ thống thuỷ nông ở Yên Thành chỉ có khả năng phục vụ tương
đối ổn định vùng đồng bằng bởi nhờ có con kênh đào bắt nguồn từ sông Lam dẫn
nước về phục vụ tưới tiêu. Các xã vùng đồi núi thấp còn gặp nhiều khó khăn và
thường bị hạn.

4.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết
cho mọi hoạt động sản xuất.Với nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản phẩm nông
nghiệp. Vì vậy tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai là rất quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp, nó giúp cho người dân bố trí cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất.
24
24
Yên Thành là huyện có diện tích đất tự nhiên tương đối lớn của tỉnh Nghệ An,
với tổng diện tích đất tự nhiên là 54858,86ha. Phần lớn đất đai của huyện là đồng
bằng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đất lâm nghiệp chỉ chiếm một diện
tích rất nhỏ trong cơ cấu diện tích đất đai. Cơ cấu diện tích đất đai của huyện được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu diện tích đất đai
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất 54858,86 100
1. Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
+ Đất trồng lúa
+ Đất trồng câyhang năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
18890,52
15643,58
13264,99
2378,59
3246,94
34,43
2. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 235,49 0,43
3. Đât lâm nghiệp

- Đất rừng tự nhiên
- Đât rừng trồng
13650,42
7329,48
6320,94
24,88
4. Đất chuyên dùng 9278,6 16,91
5. Đất ở 1864,97 3,40
6. Đất chưa sử dụng 10938,86 19,94
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thành năm 2006
Qua bảng 1 cho chúng ta thấy những nhận xét: Yên Thành là một huyện có
diện tích đất tự nhiên tương đối rộng lớn, phần lớn đất đai là đồng bằng. Trong tổng
số 18890,52ha đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tới 15643,58ha
(82,81%), trong đó đất trồng lúa là 13264,99ha (84,8%), còn lại là đất trồng cây
hàng năm khác trong đó phổ biến là các loại cây rau màu, cây lấy củ như ngô,
khoái, sắn và một số cây công nghiệp ngắn ngày. Đây là điều kiện thuận lợi để
huyện phát triển nền nông nghiệp có hiệu quả. Đất trồng cây lâu năm chiếm
3246,94ha (17,19%). Qua đó cho chúng ta thấy đất sản xuất nông nghiệp ở huyện
rất thuận lợi cho trồng lúa và hoa màu, còn phần đất trồng cây lâu năm chỉ chiếm
một tỷ lệ rất thấp.
25
25

×