PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 .1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Từ xa xưa, nấm đã được truyền tụng xem nấm như là một đặc sản quý,
là quà tặng của thượng đế và món ăn cao cấp dành cho vua chúa. Ngày nay
giá trị loại sản phẩm này càng tăng lên nhờ những chứng minh khoa học về
dinh dưỡng và khả năng trị bệnh của chúng. Ngoài ra, do nuôi trồng chủ
động, nấm cũng trở thành thức ăn phổ biến rộng rãi hơn. [7;7].
Sản phẩm phụ chủ yếu của nghề trồng lúa nước là rơm, rạ Ở nước ta
nhân dân thường sử dụng rơm, rạ và một số phụ phế phẩm nông nghiệp khác
như vỏ trấu, vỏ đậu… cho một số mục đích như làm thức ăn cho trâu bò, chất
đốt, phân bón…. Tùy mục đích sử dụng mà rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp
có giá trị khác nhau. Song đứng ở góc độ kinh tế xã hội và môi trường thì việc
sử dụng phụ phẩm như vậy còn kém hiệu quả.
Trong những năm gần đây, ở nước ta phong trào trồng nấm đã phát
triển khá mạnh trên nhiều địa phương và đã sử dụng rất có hiệu quả một số
lượng nhất định rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu trồng
nấm, tạo ra sản lượng nấm các loại tương đối lớn. Do đó đã góp phần giải
quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn,
cung cấp sản phẩm xuất khẩu có giá trị, làm tăng thu nhập và cải thiện đời
sống người nông dân. Nhiều hộ nông dân đã làm giàu bằng nghề trồng nấm.
Ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sản phẩm nấm rơm đạt vài nghìn
tấn/năm. Ở đồng bằng sông Hồng nấm mỡ xuất khẩu hàng năm đạt vài trăm
tấn. Tuy nhiên tình hình cung về nấm hiện còn rất ít so với mức cầu ngày
càng gia tăng, nhất là thị trường thế giới về nấm mỡ. Nhu cầu tiêu dùng về
nấm tươi cũng như những loại thực phẩm sạch khác ở trong nước nhằm nhằm
bảo vệ sức khỏe cho con người là một xu thế tất yếu. Đây là điều rất đáng
quan tâm. [2;5].
1
Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tổ chức, cá nhân đã tiến hành sản xuất
nấm, song kết quả còn thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó sự hiểu biết về
nấm cũng như việc tổ chức sản xuất còn hạn chế và chưa tìm thấy thị trường
tiêu thụ. Hiện tượng người mua không tìm thấy hàng để mua, người bán
không tìm được thị trường tiêu thụ rất phổ biến trong nhiều mặt hàng nông
sản trong đó có sản phẩm từ nấm. Hơn nữa hiện nay do người dân trong nước
chưa có thói quen sử dụng nấm làm thức ăn nên lượng nấm tiêu thụ trong
nước chưa lớn, họ chỉ xem nấm như là đặc sản, món ăn sang trọng chỉ dùng
trong những nhà giàu có hoặc vào các dịp lễ, tết…
Phát triển nghề trồng nấm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những
có ý nghĩa trong việc nâng cao đời sống, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo,
bảo vệ sức khỏe con người mà con tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu cho đất
nước.
Quá trình sản xuất nấm và thiết lập kênh phân phối nấm đến người tiêu
dùng là một trong những vấn đề còn nhiều nan giải. Trong những năm qua, tại
xã Phú Lương huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế việc sản xuất nấm rất
phát triển, nhưng hiện nay việc sản xuất nấm chưa được phát triển nhân rộng
ra các vùng lân cận, cũng như việc sản xuất nấm của xã còn gặp nhiều khó
khăn và lúng túng. Đó là giá cả không ổn định, kỷ thuật nuôi trồng một số loại
nấm còn hạn chế, khâu phân phối và kênh tiêu thụ còn đơn điệu, thiếu vắng
các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm theo công
nghệ tiên tiến.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với chủ trương
chính sách của đảng và nhà nước, phù hợp với định hướng quy hoạch chuyển
dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn, để góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết
vấn đề này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Điều tra tình hình sản
xuất và tiêu thụ nấm tại xã Phú Lương huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên
Huế”
2
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất nấm tại xã Phú Lương huyện Phú Vang
tỉnh Thừa Thiên Huế .
- Tìm hiểu hiệu quả của việc trồng nấm tại xã Phú Lương huyện Phú
Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu thị trường tiêu thụ nấm tại xã Phú Lương huyện Phú Vang
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng nấm tại tại bàn
xã Phú Lương huện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất một sô giải pháp nhằm phát triển nghề trồng nấm tại xã Phú
Lương huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nấm là gì?
Theo khái niệm cũ, nấm là thực vật, như các loại cây cỏ khác, nhưng là
thực vật không có sắc tố xanh (diệp lục tố). Tuy nhiên, những nghiên cứu
ngày càng nhiều trên sinh lý và biến dưỡng, cho thấy nấm có khá nhiều điểm
khác với thực vật như:
- Không có khả năng quang hợp.
- Nấm dự trữ đường dưới dạng glucogen, thay vì tinh bột.
* Mặc dù vậy, nấm cũng không phải là động vật vì:
- Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử (hữu tính hoặc vô tính)
- Sự dinh dưỡng của nấm liên quan đến hệ sợi nấm.
Vì lý do trên mà người ta cho rằng cần tách nấm ra khỏi giới thực vật và
thành lập một giới riêng, gọi là giới nấm.
Nấm cũng là sinh vật và là sinh vật có nhân (khác với vi khuẩn, chưa
có nhân). Cấu tạo của nấm có thể đơn bào, như nấm men, hoặc đa bào, như
các loại nấm sợi (trong đó có nấm ăn). Do cấu tạo như vậy, nên nói đến nấm
là nghĩ đến các sợi tơ nhỏ li ti và gọi chung là mốc meo. Tuy nhiên, khi nói
đến nấm ăn, người ta thường nghĩ ngay đến các tai nấm (còn gọi là cây nấm).
* Tóm lại: Để khái niệm về nấm ăn có thể tóm tắt như sau: [7; 29-30].
- Là sinh vật dạng sợi, có nhân thật.
- Dinh dưỡng bằng cách lấy thức ăn qua màng tế bào sợi nấm.
- Sinh sản chủ yếu là bào tử, trên cấu trúc đặc biệt là tai nấm hay quả thể nấm.
Hiện nay, giới nấm được phân loại thành các ngành và ngành phụ như
sau: [1;15-16].
1) Ngành Nấm nhầy (Myxomyco ta)
2) Ngành nấm thực (Eumycota)
- Ngành phụ nấm tiêu mao (Mastigomycotina)
- Ngành phụ nấm tiếp hợp (Zygomycotina)
4
- Ngành phụ nấm túi (Ascomycotina)
- Ngành phụ nấm đảm (Basidiomycotina)
- Ngành phụ nấm bất toàn (Deuteromycotina).
2.2. Giá trị của cây nấm
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng:
Hầu hết những loài nấm được nuôi trồng và sử dụng rộng rải hiện nay
được xem như là một loại rau, nhưng là rau cao cấp, bởi ngoài đặc điểm ăn
ngon, còn chứa nhiều chất đạm, đường và các nguyên tố kháng sinh và sinh
tố. [8;7].
Hàm lượng các loại vitamin và chất khoáng trong các loại nấm được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Hàm lượng vitamin và chất khoáng trong các loại nấm so
với trứng gà:
Đơn vị tính: mg/100g chất khô
Axit
nicotinic
Ribo-
flavin
Thia-
min
Axit
asco- bic
Iron
Can-
xi
Phos-
pho
Trứng 0,1 0,31 0,4 0 2,5 50 210
Nấm mỡ 42,5 3,7 8,9 26,5 8,8 71 912
Nấm hương 54,9 4,9 7,8 0 4,5 12 171
Nấm sò 108,7 4,7 4,8 0 15,2 33 1348
Nấm rơm 91,9 3,3 1,2 20,2 17,2 71 677
Nguồn: Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng nấm của Nguyễn Hữu
Đống và các tác giả
Tương tự với hầu hết rau cải, nấm có nguồn khoáng rất lớn. Nấm được
nghi nhận là nhiều Kli (K), Natri (Na), Canxi (Ca), Phospho (P) và Magie
(Mg), chúng chiếm từ 56- 70 % lượng tro tổng cộng. Phospho và sắt thường
hiện diện ở phấn và mũ nấm. Ở quá thể trưởng thành, thì lượng Na và P giảm
trong khi K, Ca, Mg dữ nguyên. Ăn nấm bảo đảm bổ sung đầy đủ cho nhu
cầu về khoáng mỗi ngày. [8; 8-9].
5
Như vậy ngoài việc cung cấp đạm và đường nấm còn góp phần bồi bổ
cơ thể nhờ vào sự dồi dào về khoáng và sinh tố. Thành phần dinh dưỡng của
các loại nấm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm quen thuộc.
TT
Thành phần Loại nấm
N. Rơm N. Mèo N. Bào ngư N. Đông cô N. Mỡ
1 Độ ẩm
(*)
90,10 87,10 90,80 91,80 88,70
2 Protein thô
21,2 7,7 30,4 13,4 23,9
3 Carbonhydrate (g)
58,6 87,6 57,6 78,0 60,1
4 Béo (g)
10,1 0,8 2,2 4,9 8,0
5 Xơ (g)
11,1 14,0 9,8 7,3 8,0
6 Tro (g)
10,1 3,9 9,8 3,7 8,0
7 Calci (mg)
71,0 239 33 98 71,0
8 Phospho (mg)
677 256 1348 476 912
9 Sắt (mg)
17,1 64,5 15,2 8,5 8,8
10 Natri (mg)
374 72 837 61 106
11 Kali (mg)
3455 984 3793 - 2850
12 Sinh tố B
1
(mg)
1,2 0,2 4,8 7,8 8,9
13 Sinh tố B
2
(mg)
3,3 0,6 4.7 4,9 3,7
14 Sinh tố PP (mg)
91,9 4,7 108,7 54,9 42,5
15 Sinh tố C (mg)
20,2 0 0 0 26,5
16 Năng lượng (kcalo)
39,6 347 345 392 381
Nguồn: Nuôi trồng nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh.
Ngoài việc cung cấp thực phẩm, một số loài có giá trị làm thuốc chữa
bệnh. Nấm hương ăn ngon còn có tác dụng bổ huyết, trừ phong, chữa đậu
mùa trẻ em, mẩn ngứa … những nghiên cứu ngần đây cho thấy nấm hương
chứa vitamin PP chữa bệnh sùi da, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chữa huyết
áp cao, giảm cholesterol. Nhiều loài nấm chứa polysacharit nâng cao khả
năng ức chế u bướu; một số loài còn có khả năng phòng chống bệnh ung thư.
[4;8].
2.2.2. Giá trị kinh tế:
6
Nấm là một trong những loại cây trồng hiệu quả kinh tế nhất, do các yếu tố
sau:
- Với diện tích nhỏ nhất, vẫn có thể cho năng suất cao nhất. Thí dụ: Nấm
rơm, với phương pháp trồng ngoài trời, năng suất thấp nhất là 1kg nấm
tươi/m
2
thì một công đất (1.000 m
2
) bình thường đã có thể thu được 1 tấn
nấm tươi trong vòng 1 tháng. Nếu với phương pháp trồng trong nhà và
nguyên liệu là rơm rạ sử dụng dàn kệ (5 tầng) thì 1 m
2
diện tích đất thu được
từ 7- 10 kg nấm tươi. Tuy nhiên, so với nấm mỡ thì năng suất này còn thua
khá xa (60 kg/m
2
– theo Noble, 1989).
- Đầu tư thấp, vòng quay nhanh: chu kỳ nuôi trồng nấm thường rất ngắn,
nấm rơm 20- 25 ngày, nấm bào ngư, nấm mèo từ 2 – 2,5 tháng… Do đó, khi
gặp thiên tai hoặc biến động của thị trường vẫn kịp ngừng sản xuất hoặc
chuyển hướng canh tác, điều này không đơn giản ở các loại cây trồng khác.
- Nguyên liệu rẻ và dồi dào: Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là các phế
liệu nông, lâm nghiệp thường rất nhiều ở các địa phương, vừa giải quyết về
mặt môi trường, đồng thời tạo nên sản phẩm mới. Phế phẩm sau khi trồng
nấm còn có thể sử dụng cho chăn nuôi và trồng trọt.
- Giá trị kinh tế cao: với những nấm quen thuộc, như nấm rơm, nấm mỡ,
giá bán trung bình 1.200 đến 1.300 đôla Mỹ/tấn nấm muối. Nấm mèo khoảng
3.500 - 4.300 đôla Mỹ/tấn nấm khô. Nấm đông cô dao động trong khoảng
12.000 - 20.000 đô la Mỹ/tấn nấm khô… Như vậy, so với nhiều loại nông sản
thực phẩm khác, như lúa, đậu, nấm có giá trị cao hơn nhiều.
Bảng 3: So sánh giá bán một số loại nấm với giá xuất một số nông sản
vào thời điểm tháng 5/1996
Số
TT
Loại nông sản Giá xuất (USD/tấn)
7
1 Nấm đông cô khô 1.200 - 1.300
2 Nấm bào ngư khô 6.00 – 7.00
3 Nấm mèo khô 3.500 - 4.300
4 Hạt sen tươi 2.205
5 Cà phê
1.911
6 Tiêu 1.842,75
7 Chanh 1.575
8 Nấm rơm muối 1.200 1.300
9 Cà tím muối 630
10 Thanh long 525
11 Đậu phộng sấy 504
12 Gạo trắng hạt dài
320,25
Nguồn: TTKTTM Ngoại thương, số 21,5/1996
2.2.3. Đối với xã hội:
- Giải quyết lao động: Trong tình trạng chung của nước ta, lao động
nhất là lao động nông nghiệp nhàn rỗi khá nhiều, trong khi đời sống còn khó
khăn. Trồng nấm thu hút lượng lớn lao động bao gồm: gia công chế biến meo
giống, chất khô, xếp mô, chăm sóc, thu mua và chế biến sản phẩm nấm. Tạo
công ăn việc làm cho nhiều người, đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng
kể.
- Giải quyết nguồn thực phẩm: Việc trồng ra nấm để bán hoặc xuất khẩu,
sẽ phát sinh ra lượng nấm thừa. Lượng nấm này thường không nhỏ. Đây là
nguồn thực phẩm rất quý, không những bổ sung cho khẩu phần ăn hằng ngày
chưa thật đầy đủ của người dân, mà còn góp phần bảo vệ và năng cao sức
khỏe cho mọi người.
Tóm lại, trồng nấm vừa tăng thu nhập cho xã hội, đồng thời giải quyết
nguồn thực phẩm, đang còn rất thiếu ở nước ta. Tuy nhiên cần có kế hoạch
đồng bộ, như phổ biến quy trình, hướng dẫn cách thức, cung cấp giống, phòng
chống bệnh, thu mua và chế biến… Nếu chương trình nấm được tổ chức và
hổ trợ tốt của các cấp, các nghành, chắc chắn sẽ thu lại lợi ích không nhỏ. [7;
11-13].
2.3. Tình hình sản suất và tiêu thụ nấm trên thế giới
8
2.3.1. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới
Nghành sản xuất nấm đã được hình thành và phát triển trên thế giới từ
hàng triệu năm. Trung Quốc được xem là nước nuôi trồng và sử dụng nấm
sớm nhất, theo tài liệu khảo cổ từ thời đại đồ đá cũ (5000 - 4000 năm trước
Công nguyên) những cư dân nguyên thủy ở Trung Quốc đã biết thu lượm và
sử dụng nhiều loại nấm ăn từ thiên nhiên. Năm 300 trước Công nguyên nấm
đã được xác định là “mỹ thực” (thức ăn quý) trong cung đình Trung Hoa.
Hiện nay, nghề trồng nấm đã phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc và đạt tới sản
lượng nấm trồng cao nhất thế giới. Hiện đã có rất nhiều cơ quan nghiên cứu
và chỉ đạo việc triển khai và nuôi trồng nấm ở Trung Quốc như Viện Vi sinh
vật, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, Viện nghiên cứu nấm ăn, Viện khoa
học nông nghiệp Thượng Hải, Viện nghiên cứu nấm học Tam Minh (Phúc
Kiến), Phòng nghiên cứu nấm ăn – viện sinh vật học Quảng Đông… [1; 5-7].
Ngày nay, giá trị của loại sản phẩm này càng tăng lên nhờ những minh
chứng của khoa học về dinh dưỡng và khả năng trị bệnh của chúng. Ngoài ra,
do nuôi trồng chủ động, nấm cũng trở thành thức ăn phổ biến rộng rải hơn.
Hiện nay, đã ghi nhận được khoảng 2.000 loài nấm ăn, trong đó có 80
loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng. Việc nghiên cứu và sản xuất
nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành một
ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Loại nấm trồng nhiều nhất hiện nay
trên thế giới là nấm mỡ, với hơn 70 nước nuôi trồng và sản lượng nấm năm
1991 là 1.59 triệu tấn.
Ở châu Âu, trồng nấm trở thành một nghành công nghiệp lớn, được cơ
giới hóa toàn bộ, nên năng suất và sản lượng rất cao. Năm 1983, Pháp sản
xuất 200.000 tấn nấm trắng tươi nhưng chỉ có hơn 6.000 người nuôi trồng.
Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất ra hàng triệu tấn nấm các loại
bao gồm cả nấm ăn và nấm chữa bệnh. Tuy nhiên, các loại nấm ăn vẫn chiếm
9
khối lượng lớn hơn nhiều. Sản lượng các loại nấm ăn được sản xuất hàng năm
trên thế giới được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Sản lượng nấm ăn trên thế giới qua các năm.
Tấn nấm tươi/năm
TT Tên loài Tên thường gọi Năm 1975 Năm 1979 Năm 1986
1
Agaricus
bisporus hay
A.bitoquis
Nấm mỡ, nấm
trắng, nấm pari 670.000 870.000 1.227.000
2 Lentinus edodes Nấm đông cô, 130.000 170.000 314.000
10
nấm hương
3
Volvariella
volvacea
Nấm rơm
42.000 49.000 178.000
4
Flammulina
velutipes
Nấm kim
châm, nấm
mùa đông
38.000 60.000 100.000
5 Pleurotus spp Nấm bào ngư 12.000 32.000 169.000
6 Pholiota spp Nấm chân trâu 15.000 17.000 25.000
7
Tremella
fucipormis
Nấm tuyết nhĩ,
nấm ngâm nhĩ
1.800 10.000 40.000
8
Auricularia spp Nấm mèo, nấm
mộc nhỉ
5.700 10.000 119.000
9 Nấm khác 1.500 2.000 10.000
10
Tổng cộng
916.000
1.210.00
0
2.182.000
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn trồng nấm; sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh.
2.3.2. Tình hình tiêu thụ nấm trên thế giới:
Tình hình tiêu thụ nấm trên thế giới ngày càng tăng cao. Nếu như trước
năm 1975, tổng sản lượng nấm trên thế giới chưa tới 1.000.000 tấn/năm, thì
năm 1986, đã hơn 2.000.000 tấn/năm và năm 1990, tăng gần 4.000.000
tấn/năm (Chang & Miles, 1991). Gần như khắp lục địa, đâu đâu cũng trồng và
ăn nấm. Nhiều nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp…
cũng là những nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới. Thí dụ: Ở Mỹ năm 1997,
đứng đầu thế giới về sản xuất nấm mỡ với 165.000 tấn, mặc dù vậy, Mỹ còn
phải nhập thêm 30% tổng sản lượng nấm của thế giới cho việc tiêu thụ trong
nước (tương đương 650 triệu đô la Mỹ). Nước tiêu thụ nấm nhiều nhất thế
giới là Đức, chiếm 48% tổng sản lượng nấm của thế giới (UNETAD/
11
GATT,1979). Ở châu Âu, ba nước được xem là nhập khẩu nấm hộp nhiều
nhất là Đức, Bỉ và Đan Mạch. Ngược lại, những nước xuất khẩu nấm hộp
nhiều nhất là Pháp và Hà Lan. Nếu tính cả đài loan, Trung Quốc và Hàn Quốc
thì chỉ riêng 5 nơi này đã chiếm 90% tổng sản lượng nấm xuất khẩu của toàn
thế giới. [8; 15]
Nấm xuất khẩu thường gồm các dạng chính như sau: [7; 20-21].
- Nấm đóng hộp
- Nấm đông lạnh
- Nấm tươi
- Nấm muối
- Nấm sấy khô
- Thực phẩm chế biến từ nấm.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước:
2.4.1 Tình hình sản xuất nấm trong nước:
Vấn đề nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ở Việt Nam bắt đầu từ
những năm 70
- Năm 1984 thành lập Trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc Đại học tổng
hợp Hà Nội.
- Năm 1985 tổ chức FAO tài trợ và UBND Thành phố Hà Nội quyết định
thành lập trung tâm sản xuất giống nấm Thương Mai - Hà Nội (nay đổi tên
thành Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội
Năm 1986 được tổ chức FAO tài trợ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh quyết
định thành lập xí nghiệp nấm Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn một số
đơn vị: Công ty nấm Thanh Bình (tỉnh Thái Bình), xí nghiệp nấm (thuộc tổng
công ty rau quả Vegetexco), các công ty liên doanh sản xuất và chế biến nấm
ở miền Nam… [3;16].
12
Nhờ vậy nên sản lượng nấm sản xuất ra trong nước tăng vọt qua các
năm, nhất là ở các tỉnh phía Bắc sản lượng nấm tăng nhanh qua các năm gần
đây với sản lượng nấm tănng theo các năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Sản lượng nấm của các tỉnh phí Bắc qua các năm:
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Sản lượng 50 120 1.000 5.000 10.000
Nguồn: nấm ăn: cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam đang phát triển nghề
trồng nấm rơm rất nhanh. Sản lượng tăng theo cấp số nhân: từ trước năm
1990 mới đạt con số vài trăm tấn/năm, đến nay đạt trên 40.000 tấn/năm.
Ngoài nấm rơm là chủ yếu, nấm mèo (mộc nhỉ) cũng được nuôi trồng rất phổ
biến.
2.4.2 Tình hình tiêu thụ nấm trong nước:
Thời gian qua, ngoại trừ vài cơ sở như Meko (Hậu Giang), Linh Xuân
(TP. HCM)… Có quy trình đóng hộp xuất khẩu, còn lại phần lớn sản phẩm
nấm ở nước ta, sau khi làm ra, chủ yếu xuất thô, dưới dạng nguyên liệu hoặc
sơ chế, như muối mặn.
Do thiếu cơ sở chế biến, nên việc phát triển nấm gặp nhiều khó khăn, kể cả
những nấm thông dụng như nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư,…
Hiện nay trong nước có rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu nấm đến các
thị trường tiêu thụ nấm trên thế giới với trị giá tương đối lớn. Tuy nhiên, mặt
hàng xuất khẩu chung và mặt hàng xuất khẩu nấm của nước ta nói riêng còn
có những mặt bất hợp lý như sau:
Thứ nhất: Do thiếu đầu tư chiều sâu, chưa thoát khỏi làm ăn đơn giản và
chưa tìm ra các biện pháp phù hợp nên hàng hóa của ta thường xuất khẩu với
giá thấp.
13
Thứ hai: Hàng xuất khẩu của chúng ta chủ yếu ở dạng hàng thô, chỉ có 5%
trong tổng số hàng xuất khẩu ở dạng chế biến cao. [9; 19].
Trong nhiều năm qua, nước ta đã có một số đơn vị xuất nhập khẩu nấm lớn
hình thành và phát triển, có danh tiếng trên thế giới như là: Tổng công ty rau
quả (Vegetexco), Tổng công ty xuất nhập khẩu máy (Technoimport), Unimex
Hà Nội , Liên hợp các xí nghiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội (công ty nấm Hà
Nội) , Xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh, Xí nghiệp đặc sản rừng số 1
nay là Công ty mây tre đan Hà Nội, Công ty liên doanh chế biến thực phẩm
Meko (Cần Thơ)… Thị trường tiêu thụ nấm của các đơn vị trên hiện nay chủ
yếu là: Đài Loan, Đức, Italia, Pháp, Ai Len, Anh, Australia, Mỹ, Hàn Quốc,
Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, TháI Lan [3; 16].
Tuy nhiên, ngoài việc phát triển nấm như mặt hàng xuất khẩu, cũng cần
quan tâm đến nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vấn đề chính trong việc tiêu thụ
nấm trong nước là hai khâu: Phân phối và hướng dẫn người dân dùng nấm.
Trong khâu phân phối, ngoài yếu tố cần nhanh chóng để nấm đến tay
người tiêu dùng còn tươi ngon, thì cũng phải chú ý đến việc bảo quản và chế
biến . Đảm bảo nấm khi sử dụng ở trạng thái tốt nhất, chất lượng cao nhất. [7;
20-22].
2.5. Tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của Việt Nam:
Việt Nam là một trong những nước có đủ điều kiện để phát triển mạnh
nghề trồng nấm do:
- Nguồn nguyên liệu để trồng nấm là rơm rạ, than gỗ, mùn cưa, bả mía,
… Các loại phế liệu sau thu hoạch rất giàu chất xenlulô. Nếu tính trung bình
một tấn thóc sẽ cho ra 1,2 tấn rơm rạ khô thì tổng sản lượng rơm rạ trong cả
nước đạt con số vài chục triệu tấn/năm. Chỉ cần sở dụng 10% số nguyên liệu
kể trên để trồng nấm thì sản lượng nấm đã đạt vài trăm nghàn tấn/năm.
14
- Lực lượng lao động dồi dào và giá công lao động rẻ. Tính trung bình
một lao động nông nghiệp mới chỉ dùng đến 30-40% quỹ thời gian. Chưa kể
việc mọi lao động phụ có thể tham gia trồng nấm được.
- Điều kiện tự nhiên (về nhiệt độ, độ ẩm… ) rất thích hợp cho nấm phát
triển. Cả hai nhóm nấm (nhóm ưa nhiệt độ cao: nấm hương, nấm mộc nhỉ…;
nhóm nấm ưa nhiệt độ thấp: nấm mỡ, nấm sò…) ở Việt Nam đều trồng được.
Phân vùng: đối với các tỉnh phía Nam tập trung trồng nấm rơm, mộc nhỉ; các
tỉnh phía Bắc trồng nấm mỡ, nấm hương, nấm sò.
- Vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm rất ít so với vốn đầu tư các nghành
sản xuất khác .
- Kỷ thuật trồng nấm không phức tạp. Một người dân bình thường có thể
tiếp thu được công nghệ trồng nấm trong thời gian ngắn.
- Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và trên thế giới tăng nhanh do sự
phát triển chung của xã hội và dân số.
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
15
- Về tình hình sản xuất: Đối tượng nghiên cứu là các hộ nuôi trồng nấm tại
3 thôn Vĩnh Lưu, Lê Xá Đônng, Lương Lộc của xã Phú Lương và HTXNN
Phú Lương I.
- Về tiêu thụ nấm: Ngoài việc tìm hiểu thông tin từ người sản xuất, tiến
hành điều tra thu thập thêm thông tin từ các hộ thu mua nấm ở xã Phú Lương
và các cơ sở thu mua nấm tại chợ Đông Ba, cũng như những người buôn bán
lẽ tại các chợ An Cựu, Tây Lộc.
- Thời gian tiến hành:
Thời gian tiến hành thực hiện đề tài từ ngày 2 tháng 1 năm 2008 đến
ngày 5 tháng 5 năm 2008.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra điều kiện tự nhiên của xã Phú Lương:
- Điều tra tình hình kinh tế xã hội của xã Phú Lương:
- Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp của xã:
- Điều tra tình hình sản xuất nấm của xã:
- Tìm hiểu hiệu quả của việc sản xuất nấm:
- Điều tra tình hình tiêu thụ nấm của các hộ trong xã:
- Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm của xã:
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm phát triển nghề sản xuất nấm
của xã:
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Phương pháp điều tra:
- Chọn mẫu điều tra: Để điều tra tình hình sản xuất của các hộ nông dân,
chúng tôi đã chọn địa điểm tiến hành điều tra tại 3 thôn của xã Phú Lương là:
Thôn Vĩnh Lưu, thôn Lê Xá Đông, thôn Lương Lộc.
- Chọn hộ điều tra: Để có được kết quả tổng quan, chúng tôi đã chọn các
hộ có đủ quy mô sản xuất, có đủ các loại nhóm hộ; khá, trung bình nghèo và
các hộ có đủ nhân lực, điều kiện đầu tư sản xuất để điều tra.
16
- Khảo sát chọn các cơ sở tiêu thụ gồm: Từ điều tra, khảo sát tại các hộ
thu gom nấm tại địa phương, các cơ sở thu mua nấm tại chợ Đông Ba và
những người buôn bán lẽ tại các chợ Đông Ba, chợ An Cựu, chợ Tây Lộc.
- Thu thập thông tin thứ cấp:
+ Điều tra chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình
sản xuất nông nghiệp của xã: Thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp ở UBND xã
Phú Lương, phòng thống kê và phòng nông nghiệp huyện Phú Vang, trung
tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Điều tra chung về tình hình sản xuất nấm của xã: Thu thập thông tin dữ
liệu từ UBND xã, cán bộ khuyến nông xã, cán bộ các thôn.
- Phương pháp điều tra trực tiếp: Thu thập số liệu, phỏng vấn trực tiếp và
điều tra thông tin hộ theo phiếu điều tra.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng phần mềm Excel.
3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên:
Thu thập các thông tin về vị trí địa lý của xã, các nhân tố khí hậu ảnh
hưởng đến việc sản xuất nấm, tình hình đất đai, địa hình, nguồn nước
- Điều kiện kinh tế-xã hội của xã:
Thu thập các thông tin về dân số và lao động, thực trạng phát triển kinh
tế của xã,cơ sở hạ tầng, đời sống văn hóa và giáo dục của xã.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã:
Tình hình phát triển cúa ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành lâm nghiệp
của xã.
- Tình hình sản xuất nấm:
Các hình thức xản xuất, chủng loại nấm và mùa vụ nuôi trồng nấm tại xã
Phú Lương, Nguồn giống và cơ cấu sản xuất, cũng như tình hình sâu bệnh hại
nấm.
17
- Hiệu quả của việc sản xuất nấm trên địa bàn xã:
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội của việc sản xuất nấm.
- Tình hình tiêu thụ nấm:
Nhu cầu tiêu thụ nấm của thị trường, hình thức tiêu thụ của người dân,
các tác nhân trung gian tham gia vào thị trường.
- Đánh giá về tình hình sản xuất nấm tại xã Phú Lương:
Những thuận lợi, tiềm năng và những hạn chế, trở ngại ảnh hưởng tới sản
xuất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề sản xuất nấm của xã
Phú Lương:
Bao gồm các giải pháp về kỷ thuật, về chính sách, về thị trường.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên:
4.1.1. Vị trí địa lý:
18
Phú Lương là một xã đồng bằng ven biển thuộc huyện Phú Vang tỉnh
Thừa Thiên Huế, cách trung tâm huyện Phú Vang 3 km về phía Tây, cách TP
Huế 17 km. Xã có ranh giới giáp danh với các xã như sau:
- Phía Đông: giáp xã Phú Xuân.
- Phía Tây: giáp xã Phú Hồ.
- Phía Nam: giáp xã Thủy Thanh huyện Hương Thủy.
- Phía Bắc: giáp xã Phú Xuân.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa người dân
trong xã với các xã giáp danh và có thể tiêu thụ các sản phẩm cho các chợ đầu
mối của huyện, cũng như tại TP Huế một cách dễ dàng, mà cụ thể là sản
phẩm nấm đang được tiêu thụ nhiều tại TP Huế.
4.1.2. Các nhân tố thời tiết khí hậu
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 25
0
C
Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5, 6, 7, 8
Nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,1
0
C.
Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, 1, 2
Nhiệt độ tối thấp là 10,2
0
C
Những tháng có nhiệt độ trung bình cao từ tháng 3 đến tháng 9, đây là
những tháng không những thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển, mà đây
cũng chính là thời điểm thuận lợi cho cây nấm phát triển. Các tháng từ tháng
12 đến tháng 2 năm sau nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp không thuận lợi cho việc
sản xuất nấm
- Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình năm là từ 85-86%. Độ ẩm cao nhất là 89%,
tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là tháng 9, 10, 11. Độ ẩm thấp nhất trong
năm là 76%
19
Hình 1: Biểu đồ biểu diễn độ ẩmvà nhiệt độ trung bình các tháng.
- Lượng mưa:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Đỉnh
mưa dịch chuyển trong 4 tháng là từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tháng 11 có
lương mưa nhiều nhất, chiếm tới 30% lượng mưa của cả năm. Do vậy, vào
những thời điểm này thường bị ngập úng. Điều nay đã gây không ít khó khăn
cho người dân địa phương trong các hoạt động sinh hoạt nói chung, cũng như
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất nấm rất dễ
bị tác động của các yếu tố khí hậu.
- Số giờ nắng trung bình năm:
Số giờ nắng trung bình năm là 2.075 giờ/năm và số ngày nắng trung bình
năm là 196 ngày/năm. Theo số liệu thống kê của trung tâm khí tượng thủy
văn Thừa Thiên Huế trong 10 năm thì số giờ nắng trung bình thấp nhất trong
năm ở tháng 12 với 58,77 giờ và cao nhất là tháng 7 với 234,5 giờ. Mặc dù
thời gian chiếu sáng và chất lượng ánh nắng không trược tiếp ảnh hưởng tới
sinh trưởng phát triển của cây nấm, nhưng nó ảnh hưởng thông qua ảnh
hưởng tới nhiệt độ không khí. Do vậy trong sản xuất nấm ngoài việc chú ý tời
các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm,… cũng cần chú ý tới số giờ nắng.
20
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn lượng mưa, số giờ nắng các tháng.
- Gió bão:
Xã Phú Lương chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính đó là: Gió Tây
Nam và gió mùa Đông Bắc.
+ Gió Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-
3 m/s, có khi lên tới 7-8 m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh
nên gây khô hạn kéo dài. Vậy nhưng nó không gây ảnh hưởng gì lớn trong
việc sản xuất nấm.
+ Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió
bình quân từ 4-6 m/s. Gió kèm theo mưa làm cho không khí lạnh ẩm, dễ gây
lũ lụt ngập úng ở nhiều nơi.
+ Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Tốc độ gió lớn, có thể
đạt đến 15-20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30-40 m/s trong khi lốc bão.
Gió bảo làm cho cây cối, cũng như các vòm nấm bị đỗ, hoặc hư hỏng. Điều
này gây khó khăn cho người dân trong việc sản xuất nấm, làm tăng chi phí
trong việc tu sửa lại các vòm nấm. Đây là một khó khăn cho ngành nông
nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng nấm nói riêng.
4.1.3. Địa hình:
Phú Lương là một xã đồng bằng ven biển của huyện Phú Vang, xã có
địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 1%. Xã có hai con sông Lợi
Nông và Đại Giang chảy qua. Hằng năm, hai con sông này đã bổ sung vào
quỹ đất của xã một lượng không nhỏ đất phù sa, và cung cấp nước phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất của xã. Đây là một điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp của xã, đặc biệt là Phú Lương là một xã có diện
tích trồng lúa rất lớn, nên rất cần một khối lượng lớn nước cần cung cấp. Tuy
21
nhiên, do địa hình thấp trũng nên hằng năm thường bị ngập úng vào các tháng
9, 10, 11. Đây là một khó khăn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cũng
như các hoạt động sinh hoạt và hoạt động sản xuất nấm của người dân địa
phương.
4.1.4. Đất đai:
Xã Phú Lương có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.811 ha được chia làm
các loại như sau:
- Đất cát: Diện tích khoảng 494,7 ha chiếm 27,32% diện tích đất tự
nhiên. Nhóm này có hai đơn vị đất đó là: Đất Cát biển và đất Cồn cát. Đây là
loại đất có khả năng hút ẩm tốt nhất, nên dùng làm lớp đất mặt trong các vòm
nấm là tốt nhất. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển nghề sản xuất nấm
của địa phương.
- Đất phù sa: (Fluvisol_Pb): Diện tích 113,37 ha, chiếm 6,28% diện tích
đất tự nhiên.
- Đất biến đổi do trồng lúa: Diện tích là 1.153,23 ha chiếm 63,62% diện
tích đất tự nhiên. Loại đất này do người dân cải tạo lâu đời nên hình thành các
chân ruộng để sản xuấ nông nghiệp. Loại đất này phân bố ở hầu hết các vùng
trong xã.
- Đất khác: Bao gồm đầm phá, kênh mương và sông hồ,… với diện tích
là 50,34 ha, chiếm 2,78% diện tích đất tự nhiên.
Hiện trạng sử dụng các quỹ đất trên và được phân cho các tổ chức và các
cá nhân sử dụng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Cơ cấu diện tích đất của các thôn trong xã:
ĐVT: ha
TT
Các thôn
của xã
Diện tích
tự nhiên
Đất nông
nghiệp
Đất ở Đất khác
22
1 Vĩnh Lưu 220 119,4 3,08 10,00
2 Đông B 181 97,76 2,5 8,23
3 Lê xá Trung 192 102,6 2,4 8,73
4 Lê xá tây 171 92,32 2,4 7,78
5 Lê xá đông 160 86,4 2,25 7,29
6 Đông A 175 94,5 2,41 7,96
7 Giang trung 201 108,5 2,7 9,14
8 Giang tây 176 94,5 2,43 8,00
9 Khê xá 170 91 2,35 7,73
10 Lương lộc 165 89 2,38 7,50
11 Toàn xã 1.811 982,48 25,10 82,38
Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai xã Phú Lương.
Bảng 7: Diện tích đất đai phân theo đối tượng sử dụng:
ĐVT: ha
TT Loại đất
Tổng
diện
Phân thneo đối tượng sử dụng
Hộ gia Các tổ UBND xã Các đối Đất chưa
23
đình chức
kinh tế
quản lý
& sử
dụng
tượng
khác
giao cho
thuê sử
dụng
1 Tổng diện tích 1.811 1.017,28 1,24 337,05 03,83 424,60
2 Đất nông nghiệp 982,48 906,8 48,68 27,00
3 Đất lâm nghiệp 82,38 82,38
4 Đẩt chuyên dùng 296,44 3,00 1,24 288,37 3,83
5 Đất ở 25,10 25.10
6 Đất chưa sử dụng 424,60 424,60
Nguồn: Thống kê diện tích đất đai của xã Phú Lương
4.1.5. Tài nguyên nước:
Nước không những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân mà còn ảnh
hưởng đến việc sản xuất. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nếu nguồn nước
thuận lợi đủ phục vụ thì sẽ thúc đẩy việc sản xuất phát triển.
Nguồn tài nguyên nước của xã Phú Lương khá dồi dào so với các vùng
khác, nguồn nước của xã được cấp từ hai nguồn là: nguồn nước mặt và nguồn
nước ngầm.
+ Nguồn nước mặt: Con sông chính cấp nước cho xã Phú Lương là
sông Lợi Nông, Đại Giang dài 6 km lấy nước qua cống Phú Cam. Bên cạnh
đó các hồ chứa nước như hồ Phú Thứ và các kênh mương tưới tiêu
+ Nguồn nước ngầm: Theo quan sát từ các giếng đào cho thấy nguồn
nước ngầm ở Phú Lương tương đối lớn, độ sâu từ 4-6 m có thể khai thác
phục vụ sinh hoạt và cung cấp cho việc tưới một số diện tích nhỏ cây trồng
trong vườn nhà, cũng như phục vụ cho việc sản xuất nấm.
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Phú Lương:
4.2.1. Dân số và lao động:
24
Dân số và lao động là hai yếu tố quan trọng, từ hai yếu tố này, chúng ta
có thể thấy được mức sống và cơ cấu kinh tế của các vùng, trình độ dân trí
của vùng đó. Lực lượng lao động nông nghiệp của xã Phú Lương huyện Phú
Vang tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và và của cả nước nói chung có trình độ
dân trí còn thấp. Sản phẩm nông nghiệp chứa hàm lượng chất xám thấp, chủ
yếu là sức lao động, trong khi đó cả nước đang bước vào thời kỳ hội nhập,
nền kinh tế đất nước đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường, thì việc
sản xuất cần phát triển theo một hướng hiện đại, sản phẩm nông nghiệp phải
chứa hàm lượng chất xám cao là điều rất quan trọng để sản phẩm nông nghiệp
của chúng ta có chổ đứng trên thị trường, cũng như nền kinh tế của chúng ta
mới có thể phát triển một cách toàn diện, bền vững. So với nhiều vùng khác
thì trình độ dân trí ở Phú Lương vẫn thấp, sức ỳ của người nông dân vẫn còn
lớn, chậm chuyển đổi.
Đó là nét đặc thù của người dân vùng nông thôn nói chung và của xã
Phú Lương nói riêng. Với xã Phú Lương, hiện nay trình độ dân trí chưa cao,
tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên trong xã vẫn còn cao (Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
năm 2007 là 24,28%), tỷ suất sinh và tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn còn cao so với
nhiều vùng khác trong cả nước. Chất lượng cuộc sống của người dân ở đây
vẫn chưa cao, điều này được thể hiện ở tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn
tương đối cao. Điều này được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 8: Sự biến động dân số, tỷ suất sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên, tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng của xã Phú
Lương trong 3 năm từ 2005-2007.
25