BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------
BÙI KHẮC HUY
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NẤM ĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH - TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VINH, 07/2011
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NẤM ĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH - TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người thực hiện: Bùi Khắc Huy
Lớp: 48K3 - KN&PTNT
Người hướng dẫn: ThS. Trần Hậu Thìn
VINH, 07/2011
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để báo cáo ở một kết quả nghiên cứu nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ
dẫn nguồn gốc.
Sinh viên
Bùi Khắc Huy
3
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân, tổ chức và đơn vị.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ của các thầy
giáo cô giáo khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh, đặc biệt là sự quan tâm, tận
tình chỉ dẫn của Thạc sĩ Trần Hậu Thìn, là người hướng dẫn tơi trong suốt q trình
hồn thành Luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thạch Hà, Trung Tâm chuyển giao
khoa học và công nghệ huyện Thạch Hà, đặc biệt là các cán bộ và công nhân trung
tâm nấm Thạch Hà, cũng như các phòng ban khác, ban lãnh đạo và các hộ nông dân
trồng nấm 3 xã Thạch Tân, Thạch Xuân và Thạch Ngọc đã tạo mọi điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân và
bạn bè trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Vinh, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Bùi Khắc Huy
4
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2
2.1.Mục tiêu tổng quát
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
2
3.Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học......................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................................4
1.1. Cơ sở lý luận
4
1.1.1. Các khái niệm
4
1.1.1.1. Khái niệm về nấm
4
1.1.1.2 Khái niệm về phát triển.....................................................................................4
1.1.1.3. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế................................................6
1.1.2. Lý thuyết phát triển trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6
1.1.2.1. Khái niệm sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất..............................6
1.1.2.2. Tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm................................7
1.1.2.3. Lý thuyết phát triển trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm..............10
1.1.2.4. Những quan điểm, định hướng cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm
ăn.................................................................................................................................11
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất nấm ăn..................................................12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
15
1.1.4.1. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất nấm ăn........................15
1.1.4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ nấm ăn........................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn
17
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới
17
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Việt Nam
18
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
5
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
20
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu
20
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
20
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
21
2.3.3. Phương pháp xử lý thơng tin
23
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu
23
2.5. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu
23
2.5.1. Điều kiện tự nhiên
23
2.5.2. Điều kiện KT – XH
28
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
34
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện
34
3.1.1. Sơ lược về quá trình phát triển sản xuất nấm ăn
34
3.1.1.1. Quy mô và số hộ sản xuất nấm ăn tại các xã trong huyện
35
3.1.1.2. Quy mô sản xuất nấm ăn trong huyện
36
3.1.2. Tình hình tổ chức sản xuất nấm ăn
38
3.1.2.1. Bố trí sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện
38
3.1.2.2 Bố trí mùa vụ trong sản xuất các loại nấm ăn
40
3.1.2.3. Các hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn
40
3.1.3. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất các loại nấm ăn chủ yếu trong nông
hộ điều tra
41
3.1.4. Kết quả sản xuất nấm ăn trong nông hộ điều tra
47
3.2. Thực trạng tiêu thụ nấm ăn của huyện
49
3.2.1. Tình hình chung
49
3.2.1.1 Tình hình tiêu thụ nấm ăn của huyện
49
3.2.1.2. Tình hình tiêu thụ nấm ăn trên thị trường
51
3.2.2. Thực trạng tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ điều tra...........................................52
6
3.2.3. Hệ thống kênh thụ sản phẩm nấm ăn của huyện...............................................53
3.2.4. Giá cả sản phẩm nấm ăn
55
3.2.5. Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ điều tra
56
3.2.5.1. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất tiêu thụ nấm ăn
56
3.2.5.2. Hiệu quả xã hội
58
3.2.5.3. Tác động môi trường
58
3.3. Đánh giá tình hình sản xuất nấm ăn của huyện Thạch Hà
59
3.3.1. Kết quả và những thành tựu đạt được
59
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ
nấm ăn của huyện Thạch Hà
60
3.3.2.1. Thuận lợi
60
3.3.2.2. Khó khăn
63
3.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn64
3.4. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên
địa
bàn huyện
67
KẾT LUẬN
76
1. Kết luận
76
2. Kiến nghị
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
80
PHỤ LỤC
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nơng thơn
TW
Trung ương
CNH-HĐH
Cơng nghiệp hố – hiện đại hố
THCS
Trung học cơ sở
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
KH & CN
Khoa học và công nghệ
GTSX
Giá trị sản xuất
NVL
Nguyên vật liệu
TSCĐ
Tài sản cố định
ĐVT
Đơn vị tính
SL
Sản lượng
NL
Ngun liệu
NSBQ
Năng suất bình qn
NLSD
Ngun liệu sử dụng
CC
Cơ cấu
BQ
Bình quân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
HTX
Hợp tác xã
8
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn so với trứng gà.........................................
Bảng 2.1: Dân số Thạch Hà đến năm 2010.............................................................................
Bảng 2.2: Nguồn Lao động Thạch Hà đến năm 2010.............................................................
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Thạch Hà (2008 -2010)...........................
Bảng 3.1: Tình hình hộ nông dân sản xuất nấm ăn qua 3 năm...............................................
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất và cơ cấu các loại nấm ăn huyện Thạch Hà.............................
Bảng 3.3: Phân bố cơ cấu sản lượng các loại nấm ăn.............................................................
Bảng 3.4: Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm sị trong nơng hộ........................................
Bảng 3.5: Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm mỡ trong nơng hộ......................................
Bảng 3.6: Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm rơm trong nơng hộ....................................
Bảng 3.7: Tình hình đầu tư chi phí sản xuất mộc nhĩ trong nông hộ .....................................
Bảng 3.8: Kết quả của sản xuất nấm ăn của nông hộ trồng nấm qua điều tra........................
Bảng 3.9: Tình hình tiêu thụ nấm ăn của huyện qua 3 năm (2008-2010)...............................
Bảng 3.10: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ các loại nấm ăn trên thị trường...................................
Bảng 3.11: Tình hình tiêu thụ nấm ăn trong các nông hộ điều tra năm 2010.........................
Bảng 3.12: Giá trung bình của các loại nấm trong nông hộ năm 2010...................................
Bảng 3.13: Hiệu quả sản xuất các loại nấm ăn của các hộ trồng nấm năm 2010...................
9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.....................................................................
Biểu đồ 3.1:Tổng số hộ trồng nấm của huyện Thạch Hà trong 3 năm (2008-2010)..............
Sơ đồ 3.1: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của huyện Thạch Hà.....................................
Sơ đồ 3.2: Sản xuất và cung cấp giống nấm ăn tại huyện Thạch Hà......................................
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm
nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng
và sinh sản, nấm được xếp vào thành một giới riêng. Ở Việt Nam việc nghiên cứu và sản
xuất nấm ăn mới bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Trong mấy chục năm qua
nghề ni trồng nấm có nhiều bước thăng trầm. Tuy nhiên những năm gần đây kết quả
nghiên cứu đã gắn liền với sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và những công
nghệ phù hợp. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành một hệ thống khá đồng bộ từ
khâu nghiên cứu đến khâu nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protin chỉ
đứng sau thịt, cá, rất giàu chất khống, axit amin khơng thể thay thế, các vitamin A,
B, C, D,…và không chứa các độc tố. Nấm được coi là một loại “rau sach”, “thịt
sạch”, mặc dù hàm lượng đạm cao nhưng nấm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà
không gây ra hậu quả bất lợi như đạm động vật, đường hay tinh bột của thực vật. Bên
10
cạnh đó nhiều loại nấm cịn có khả năng phịng, chống bệnh mà hiện nay đang được
nghiên cứu rất nhiều. Đặc biệt là tác dụng phòng, chống viruts, khối u, ung thư và các
bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
Công nghệ sản xuất nấm không phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh, nguyên liệu
để sản xuất chủ yếu là xenlulô và hêmixinlulô, các phế thải của ngành sản xuất nơng,
cơng, lâm nghiệp dễ kiếm, dễ sử dụng. Chính vì thế mà nghề trồng nấm trên thế giới
đã được hình thành và phát triển từ nhiều năm nay ở quy mô công nghiệp hiện đại,
cũng như quy mô hộ gia đình ở nhiều nước như: Hà Lan, Pháp, ý, Mỹ, Nhật, Đài
Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Ở nước ta, nấm ăn cũng đã được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, việc sản xuất chưa
được mở rộng do điều kiện trồng nấm chưa thuận lợi. Mặc dù vậy chỉ trong vòng
mười lăm năm trở lại đây, với sự chuyển giao công nghệ và việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật nên nghề trồng nấm đã phát triển rất mạnh. Khi đó, nghề sản xuất
nấm ăn mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy mà hầu
hết các tỉnh thành trong cả nước ta đều có nghề trồng nấm.
Thạch Hà cịn là một huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh, sản xuất nơng nghiệp
chính chủ yếu là cây lương thực (lúa, ngô, lạc…) cuộc sống người dân cịn gặp nhiều
khó khăn. Nấm được đưa vào trồng ở Thạch Hà từ năm 2002 đến nay được xem như
là một nghề đánh thức cơ hội làm giàu, mở ra một hướng làm ăn mới cho người nông
dân. Cùng với việc thu được sản lượng lương thực, hàng năm người dân còn thu được
khối lượng rơm rạ lớn, với lượng rơm rạ dồi dào đó bà con trong huyện đã tận dụng
để làm nguyên liệu rất tốt cho nhu cầu phát triển nghề trồng nấm.
Cũng như những những ngành sản xuất mới ra đời khác, việc trồng nấm cũng
đòi hỏi nhiều vấn đề cần giải quyết kể cả là trước mắt hay lâu dài. Đối với sản xuất
nấm ăn huyện Thạch Hà thì các chính sách khuyến khích sản xuất, vấn đề chuyển
giao cộng nghệ, tiêu thụ sản phẩm… đang là vấn đề rất cần thiết. Tuy nhiên, tình hình
sản xuất ở Thạch Hà vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì
vậy việc nghiên cứu phát triển sản xuất để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm ăn là vấn đề cần được nghiên cứu một
cách cẩn trọng. Với lý do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát
triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh”
11
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của các xã trên địa bàn huyện
Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nhanh sản
xuất và tiêu thụ nấm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nơng dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất và
tiêu thụ nấm ăn của huyện.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Thạch
Hà. Từ đó phát hiện những yếu tố làm hạn chế đến sự phát triển sản xuất và tiêu thụ
nấm ăn của huyện trong những năm gần đây.
- Phân tích nguyên nhân hạn chế đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở
huyện Thạch Hà
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh phát triển sản xuất và
tiêu thụ nấm ăn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên cũng cố lý thuyết, rèn luyện khả năng đã học về công tác
khuyến nông.
- Giúp sinh viên nắm vững được các phương pháp học, phương pháp làm việc
và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi, cũng cố
kiến thức thơng qua các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn ở địa phương mình thực
hiện, qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân để sau khi ra
trường sẽ thực hiện tốt công việc với đúng chuyên ngành của mình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Qua đề tài, giúp cho cán bộ quản lý và người nơng dân hiểu biết thêm những
lợi ích kinh tế, xã hội và những lợi ích khác mà sản xuất nấm ăn mang lại, từ đó nhằm
nhân rộng các giống nấm này ra nhiều địa phương trên toàn huyện Thạch Hà nói
riêng và cả nước nói chung.
12
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà
đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển,
mở rộng mơ hình trồng nấm ăn trên toàn địa bàn nghiên cứu cũng như những khu vực
nông thôn khác mà lúa là cây trồng chính.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu để sau này sẽ phục vụ cho những người
nơng dân tham khảo, tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định tham gia trồng nấm hay để
mở rộng diện tích trồng nấm của gia đình mình, cũng như để lựa chọn ngành nghề
cho phù hợp với điều kiện của địa phương, kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
13
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về nấm
Nấm là những thực vật bậc thấp khơng có hoa, khơng có lá và khơng có chất
diệp lục. Vì khơng có diệp lục tố, nấm khơng lấy năng lượng qua ánh sáng mặt trời
được nên phải sống ký sinh trên các cây khác hoặc trên chất mục nát. Có loại nấm
sống cộng sinh lấy chất dinh dưỡng của cây và cung cấp cho cây khoáng chất như
phospho. [16]
Nấm vừa có ích vừa có hại với chúng ta. Nấm được dùng cho việc làm bánh
mì, bia, pho mát, rượu vang, các axit hữu cơ, enzym, các sinh tố và chất kháng sinh.
Thuốc penixilin được làm từ loại nấm penicilin có màu xanh lục và xanh dương, rất
hữu ích trong việc chữa trị nhiều căn bệnh.
Men nấm là loại nấm được dùng cho quá trình lên men. Một vài loại nấm được
làm thực phẩm (nấm ăn), một số nấm khác thì rất độc, không thể ăn được và một số
nấm gây ra các bệnh tật hoặc gây hại cho mùa màng. [17].
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm ăn có hàm
lượng protein (đạm thực vật) rất cao: chỉ sau thịt, cá, đồng thời rất giàu chất khống
và các axit amin khơng thay thế (các vitamin: A, B, C, D, E, v.v...), nấm ăn không có
các độc tố nên có thể coi nấm ăn như một loại "rau sạch" và “thịt sạch" giàu chất dinh
dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi, đóng
hộp, sấy khơ và làm thuốc bổ. [1, tr4]
Hiện nay trên thế giới đã có hàng chục loại nấm ăn (thu hái tự nhiên và ni
trồng), các món ăn từ nấm cũng được chế biến vơ cùng phong phú và tinh tế. Nấm ăn
cịn là nguồn nguyên liệu để chế biến các món ăn chay, ăn kiêng. [1, tr5]
Các loại nấm ăn được trồng phổ biến hiện nay thuộc các chi Nấm mỡ
(Agaricus), Nấm hương (Lentinus), Nấm rơm (Volvariella), Nấm sò (Pleurotus), Mộc
nhĩ (Auricularia)…của ngành Nấm đảm (Bsidiomycota). [12]
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển
Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển: Phát triển là một quá
trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công
bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội [8, tr.8 ]; Phát triển với ý nghĩa rộng
14
hơn còn được hiểu là bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ
thống giá trị của con người. Đó là sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và
các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong
các mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng...[8, tr.10].
Phát triển là việc đảm bảo hạnh phúc của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải tiến giáo dục, sức khoẻ và bình đẳng về cơ hội:.. Tất cả những điều đó là
thành phần cốt yếu của sự phát triển. Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là sự tăng
trưởng kinh tế. Ngoài ra việc bảo đảm các quyền chính trị và tự do công dân là mục
tiêu phát triển rộng lớn hơn.[8, tr.10].
Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị,
văn hố, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân, không phân biệt nam,
nữ, các dân tộc, các tôn giáo, các chủng tộc, các quốc gia. Mục tiêu này không thay
đổi nhiều kể từ đầu những năm 1950 khi mà đa số các nước đang phát triển thoát khỏi
chủ nghĩa thực dân.
Nếu những thành quả tăng trưởng trong xã hội không được phân phối công
bằng, hệ thống giá trị của con người khơng được đảm bảo thì sẽ dẫn đến những xung
đột, những cuộc đấu tranh có thể xảy ra làm ngưng trệ sự phát triển hoặc đẩy lùi sự
phát triển. [8, tr.8].
Khái niệm Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà
khơng tìm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững là quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện mơi
trường hiện có để thoả mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng phải
đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên, mơi trường cần thiết để
họ có thể sống tốt hơn ngày nay. [8, tr.10]
Điểm quan trọng trong định nghĩa này là sự quan tâm đến các thế hệ tương lai
trong khi tìm cách đáp ứng các nhu cầu hiện tại. Đó là mục tiêu cơ bản nhất của phát
triển bền vững.
Như vậy phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt
động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giàu môi trường sinh thái. Nó làm
thoả mãn nhu cầu phát triển hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu phát triển trong tương lai. [8, tr.10]
15
1.1.1.3. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng
trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm về quy mô sản lượng nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta
dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế 9 tính tồn bộ hay tính bình qn
theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức phần trăm (%) hay
tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một q trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm
về quy mô sản lượng (tăng trưởng) về sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. [5]
1.1.2. Lý thuyết phát triển trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
- Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản
phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra . Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có
hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa
đầu vào và đầu ra bằng một hàm số sản xuất:
Q = f(X1,X2,X3…,Xn)
Trong đó: Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định;
X1,X2,X3…..,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
+ Vốn sản xuất: vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong
điều kiện năng suất lao động không đổi khi tăng tổng số vốn sẽ dẫn tới tăng thêm
sản lượng sản phẩm hàng hóa.
+ Lực lượng lao động : Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất.
Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao
động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao
động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nơng
nghiệp, mà cịn rất quan trọng trong nghành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai
là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đàu tư thêm vốn và lao
16
động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất
đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng
trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Ngoài ra cịn một số yếu tố khác: Quy mơ sản xuất, các hình thức tổ chức
sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành
phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản
phẩm,...cũng có tác động đến quá trình sản xuất
1.1.2.2. Tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Khái niệm về tiêu thụ
+ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa.
Trong q trình tiêu thụ hàng hóa chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang hình thái giá
trị và vịng chuyển vốn được hình thành.
+ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trính sản xuất
kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như
người sản xuất [3].
Do đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:
* Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua
* Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ
* Thị trường nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường được coi
là một nơi mà ở đó có người bán người mua tự tìm đến nhau để thỏa thuận nhu cầu
của cả hai bên.
Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa, dịch
vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết kích thích sản xuất và tiêu dùng xã hội;
chức năng thông tin.
Các quy luật của thị trường: quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luạt cạnh
tranh, quy luật giá trị thặng dư.
- Kênh phân phối sản phẩm
17
+ Khái niệm: Kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp qua lại với nhau giữa
người sản xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao hàng hóa một cách
hợp lý nhất, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. [6]
+ Các loại kênh phân phối sản phẩm (sơ đồ 1.1)
* Kênh trực tiếp: Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng,
không thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm ln bán hàng. Họ có hệ
thống các cửa hàng, siêu thị để bán các sản phẩm sản xuất ra.
Ưu điểm của kênh này là đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa, đảm bảo cho
sự giao tiếp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo tín nhiệm của doanh
nghiệp trên thị trường kinh doanh, doanh nghiệp thường thu lợi nhuận cao hơn. Song
cũng có nhiều hạn chế như: chi phí khấu hao bán hàng tăng, chu chuyển vốn chậm,
quản lý phức tạp.
Kênh trực tiếp
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Kênh một cấp
Người sản xuất
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Kênh cấp hai
Người
bán
buôn
Người
sản
xuất
Người
bán lẻ
Người
tiêu
dùng
Kênh ba cấp
Người
Sản
Xuất
Đại lý
Người
Bán
buôn
Người
Bán
Lẻ
Người
Tiêu
dùng
Sơ đồ 1.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
* Kênh gián tiếp: Người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ
thống trung gian.
- Kênh một cấp: Gồm một người trung gian gần nhất với người tiêu dùng cuối cùng
trên thị trường, người trung gian này thường là người bán lẻ.
Kênh này có nhiều điểm tương đồng với kênh tiêu thụ trực tiếp. Tuy nhiên là có hạn
18
chế quy mơ lưu thơng hàng hóa cịn ít, phân bố trong kênh chưa cân đối hợp lý.
- Kênh cấp hai: Gồm hai người trung gian trên thị trường tiêu dùng, thành phần trung
gian có thể là nhà bán bn hoặc bán lẻ. Kênh này có thể áp dụng đối với một số nhà bán
bn hoặc bán lẻ.
Kênh này có ưu điểm là do mua bán theo từng đoạn nên có tổ chức kênh chặt chẽ,
quy mơ hàng hóa lớn và quay vịng vốn nhanh. Tuy nhiên có nhiều rủi ro do phải trải qua các
khâu trung gian.
- Kênh ba cấp: Gồm ba người trung gian, kênh này dễ phát huy tác dụng tốt nếu
người sản xuất kiểm soát được và các thành phần trong kênh chia sẻ lợi ích một cách
hợp lý.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
+ Sản xuất: Muốn tiêu thụ được thuận lợi khâu sản xuất phải đảm bảo số lượng
một cách hợp lý, cơ cấu sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm
cao, giá cả sản phẩm hạ và phải được cung ứng đúng thời gian.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác nó cịn ảnh hưởng đến q trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Giá cả các mặt hàng: Giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị, trong nền kinh
tế thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua và
người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường xã hội. Đối với doanh nghiệp,
giá cả được xem là một tín hiệu đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị
trường.
+ Chất lượng sản phẩm hàng hóa: Chất lượng sản phẩm hàng hóa là một trong
những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao
chất lượng sản phẩm tạo điều kiện thận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng chất
lượng và hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời góp phần tăng cường uy tín của doanh
nghiệp trên thị trường.
+ Hành vi của người tiêu dùng: Mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hóa độ
thỏa dụng, vì thế trên thị trường người mua lựa chọn sản phẩm hàng hóa xuất phát từ
sở thích, quy luật cầu và nhiều nhân tố khác. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hành
vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
19
+ Chính sách của nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Các chính sách
trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào
số lượng cấc doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng đó. Do đó
từng doanh nghiệp phải có đối thủ cạnh tranh, bởi vậy các doanh nghiệp phải có những
đối sách phù hợp trong cạnh tranh để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
1.1.2.3. Lý thuyết phát triển trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với mức độ lao động để tạo ra
sản phẩm. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một q trình tăng tiến về quy mơ
(sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh
tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản
xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, tong đó
quy mơ sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trương chấp nhận.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất
tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến mọi
nguồn tài nguyên.
- Phát triển tiêu thụ
Phát triển tiêu thụ được coi là một q trình, trong đó lượng sản phẩm tiêu thụ
càng ngày càng tăng về số lượng, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ được hồn thiện dần theo
hướng có lợi nhất cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy các doanh nghiệp phải
có chiến lược tiêu thụ sản phẩm sao cho tốt và đạt hiệu quả nhất. Phải có phương thức
bán hàng phù hợp nhất, có chính sách yểm trợ cho tiêu thụ sản phẩm, xác định thương
hiệu sản phẩm và phương thức thanh toán phù hợp. Đặc biệt chú đến việc mở rộng tiêu
thụ sản phẩm. Chú ý thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và thị trương ngách.
Trong phát triển tiêu thụ phải chú đến giá cả của các loại sản phẩm. Giá cả
khác nhau có giá trị khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển sản xuất. Mặt khác giá
cả của các loại sản phẩm phân phối trên thị trường theo các kênh cũng khác nhau.
20
Trong đó phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng thì nhà sản xuất có lợi hơn cả,
nhưng chỉ tiêu thụ được một khối lượng sản phẩm nhỏ, do đó phải phân phối hệ
thống sản phẩm theo kênh gián tiếp. Cần chú trọng chất lượng sản phẩm và thị hiếu
khách hàng trong quá trình phát triển tiêu thụ sản phẩm.
1.1.2.4. Những quan điểm, định hướng cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
Những quan điểm phát triển chủ yếu:
- Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì sản xuất kinh doanh nấm ăn được coi là một hệ thống chặt
chẽ gồm 3 khâu chính:
+ Sản xuất: Ta phải lựa chọn vùng tổ chức sản xuất nấm sao cho ít bị ảnh hưởng
của thời tiết, gần vùng dân cư, gần đường để có thể tiêu thụ một cách nhanh chóng nhất.
Đồng thời phải lựa chọn cơng nghệ sản xuất như là giống, chuyển giao công nghệ để nấm
ăn cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Chế biến: Phải chọn sản phẩm nấm ăn để chế biến sao cho đạt kết quả cao,
công nghệ chế biến phải phù hợp. Đồng thời địa điểm chế biến và hợp đồng thu mua
nguyên liệu phải thật thuận lợi.
+ Tiêu thụ : Phải tìm kiếm thị trường, bạn hàng, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu
dùng để khi sản phẩm làm ra, chế biến xong phải tiêu thụ được nhanh, được nhiều.
Với một trình tự như trên thì việc sản xuất kinh doanh nấm ăn bắt đầu bằng việc
nuôi trồng nấm (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu chế biến công nghiệp các sản phẩm
về nấm ăn, khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định thành bại của sản
xuất. Cái chính của khâu này là tìm thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài. Đồng thời
tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng cũng rất quan trọng, làm tốt điều này để nâng cao
sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Quan điểm sản xuất hàng hóa
Khi nền kinh tế thị trường phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng
tỉ mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng lên thì việc sản xuất nấm ăn
từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đây là xu thế có tính quy luật của sự phát
triển. Vì vậy, việc sản xuất nấm ăn trong huyện muốn đạt hiệu quả cao thì nhất định
phải chú ý đến vấn đề này. Như vậy, trong q trình phát triển phải có những chính
sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý từng bước cho việc hình thành các trang trại…chỉ
21
có như vậy thì mới có thể đưa những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể
năng suất và sản lượng nấm ăn hàng hóa.
- Quan điểm hiệu quả
Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước định hướng XHCN. Trong điều kiện đó thì việc giao lưu kinh tế giữa các địa
phương ngày càng phát triển và được Nhà nước khuyến khích nhất là trong việc thu mua
bán trao đổi những sản phẩm của nông nghiệp như sản phẩm nấm ăn. Mặt khác, việc
giao lưu về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng
mở mang và phát triển nhanh chóng. Trong điều kiện mua bán trao đổi một loại sản
phẩm đã trở nên bình thường thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh
tế xã hội.
Việc sản xuất nấm ăn phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt
được lợi nhuận cao/ một ngày công lao động, /1 tấn nguyên liệu, / 1 đồng vốn bỏ ra.
Việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn phải góp phần tích cực vào việc giải
quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn.
+ Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái: Bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề
đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên một cách bừa bãi đã làm hủy hoại môi sinh một cách nghiêm trọng. Mặt
khác,việc lựa chọn hóa chất khơng khoa học (thuốc trừ sâu, sử dụng phân bón hóa học
quá nhiều) đã làm cho nguồn nước và khơng khí bị ơ nhiễm nặng nề.
Sản xuất nấm ăn khơng sủ dụng hóa chất, không nuôi trồng trực tiếp trên đất
(trừ nấm mỡ) nên có thể tạo sản phẩm sạch, tạo ra lượng phân hữu cơ cho đồng
ruộng, góp phần vào bảo vệ mơi trường sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp
sạch, bền vững.
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của ngành sản xuất nấm ăn
1.1.3.1. Nấm ăn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm ăn có hàm
lượng protein (đạm thực vật) rất cao: chỉ sau thịt, cá, đồng thời rất giàu chất khống
và các axit amin khơng thay thế (các vitamin: A, B, C, D, E, v.v...), nấm ăn không có
các độc tố nên có thể coi nấm ăn như một loại "rau sạch" và "thịt sạch" giàu chất
dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi,
đóng hộp, sấy khơ và làm thuốc bổ. [1, tr.4]
22
Hiện nay trên thế giới đã có hàng chục loại nấm ăn (thu hái tự nhiên và ni
trồng), các món ăn từ nấm cũng được chế biến vô cùng phong phú và tinh tế. Nấm ăn
còn là nguồn nguyên liệu để chế biến các món ăn chay, ăn kiêng. [1, tr.5]
Ngoài giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm ăn, các loại nấm dược liệu có
khả năng phịng và chữa bệnh như: hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh
đường ruột, lọc máu... Nhiều cơng trình nghiên cứu về y học xem nấm như một loại
thuốc có khả năng phịng chống bệnh ung thư. [1, tr.6]
Do có giá trị về mặt dinh dưỡng nên trên thị trường thế giới có nhu cầu rất lớn
về nấm ăn, sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi, nấm đóng hộp và
làm thuốc bổ.
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn so với trứng gà
Chỉ tiêu
Độ ẩm (%)
Protein (% so với chất khô)
Lipit (% so với chất khô)
Tro (% so với chất khô)
Hydratcacbon
Calo
Axit nicotinic (mg/100g chất khô)
Ribôflavin (mg/100g)
Thiamin (mg/100g)
Axit ascobic (mg/100g)
Sắt (mg/100g chất khô)
Canxi (mg/100g chất khô)
Phot pho (mg/100g)
Lizin (mg/100g chất khô)
Theonin (mg/100g chất khô)
Lơxin (mg/100g chất khơ)
Trứng gà
74
13
11
0
1
156
0,1
0,31
0,4
0
2,5
50
210
913
616
1193
Nấm mỡ
89
24
8
8
60
381
42,5
3,7
8,9
26,5
8,8
71
912
527
366
580
Nấm rơm
90
21
10
11
59
369
91,9
3,3
1,2
20,2
17,2
71
677
384
607
312
Nấm sị
91
30
2
9
58
354
108,7
4,7
4,8
0
15,2
33
1348
321
390
390
Nguồn: [1, tr 5 – 6]
1.1.3.2. Phát triển sản xuất nấm ăn góp phần tận dụng nguồn phế phẩm to lớn của
nông nghiệp và sử dụng được nguồn lao động dồi dào trong nông thôn, tăng thu
nhập cho nông dân
Với việc nuôi trồng nấm ăn là một nghề mới dựa trên cơ sở của công nghệ
sinh học. Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm là rơm rạ, mùn cưa, bã bía, bơng phế
23
phẩm, thân cây ngơ…những thứ này lại rất có sẵn trong mọi vùng quê. Người ta ước
tính chỉ cần dùng 10% rơm rạ để sản xuất nấm ăn trong tổng số 1 tấn rơm rạ thu được
của cả nước, thì lúc này sản lượng nấm ăn có thể đạt vài trăm ngàn tấn/năm [3], [4, tr
14]. Đó là cịn chưa kể đến các nguồn nguyên liệu khác như bã mía, bã bơng, mùn
cưa…đều có thể làm ngun liệu ni trồng nấm.
Bên cạnh đó số lượng lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp tiếp tục gia tăng. Vì
vậy cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi cũng như các ngành
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn, thì ngành trồng nấm cũng ra đời và đã thu
hút được lượng lao dộng dồi dào trong nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.
1.1.3.3. Phát triển sản xuất nấm ăn góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
và nông thôn ở nước ta là một vấn đề rất cấp bách, phù hợp với chủ trương cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ thì cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng
thơn nước ta đang có những chuyển biến đáng kể. Đặc biệt là đã tạo ra được nhiều
giống cây trồng và con gia súc cho năng suất và phẩm chất tốt, nhanh chóng đưa nơng
nghiệp nước ta thành một ngành sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, trong nơng thơn
cũng đang phát triển thêm nhiều ngành nghề mới như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
làm cho cơ cấu nông nghiệp nơng thơn ngày càng hồn thiện, phù hợp với chủ trương
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một trong những ngành nghề được nhắc đến nhiều là nghề trồng nấm - một
ngành có vai trị quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trồng nấm là
nghề được bà con nơng dân tiếp thu nhanh chóng và phát triển rộng khắp cả nước, tuy
sản lượng xuất khẩu chưa thật sự nhiều. Khi giá trị và sản lượng của ngành trồng nấm
tăng lên thì đã làm cho cơ cấu sản lượng, sản phẩm xuất khẩu trong nơng nghiệp thay
đổi. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thơn theo hướng
sản xuất hàng hóa.
1.1.4.4. Sản xuất nấm ăn nhằm cải thiện mơi trường sinh thái
Trong q trình sản xuất nông nghiệp, con người sử dụng rất nhiều loại thuốc
hóa học. Ngồi việc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, cịn gây ơ nhiễm mơi
24
trường nước, huỷ hoại mơi trường đất và khơng khí. Với đặc trưng của ngành trồng
nấm là không trồng trên đất, khơng phun thuốc trừ sâu, khơng bón phân, thời gian
trồng và thu hoạch nhanh nên các sản phẩm dễ dàng đạt tiêu chuẩn “rau sạch”.
Sản xuất nấm cịn góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái vì sau khi
thu hoạch nấm thì tạo ra một khối lượng phân hữu cơ rất lớn từ nguyên liệu trồng,
đây cũng là yếu tố làm tăng năng suất cây trồng và cải thiện lý tính đất (làm tăng độ
xốp cho đất).
Do ngành sản xuất nấm ăn có ý nghĩa lớn cho cả chương trình phát triển nơng
nghiệp và kinh tế nơng thơn, nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương phát
triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn tại Việt Nam.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
1.1.4.1. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất nấm ăn
a. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
- Điều kiện khí hậu thời tiết: khí hậu, thời tiết,thủy văn có ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất của từng chủng loại nấm ăn. Vì mỗi loại nấm ăn đều địi hỏi những giới
hạn nhất định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…và khả năng chịu đựng những bất lợi về
điều kiện thời tiết. Vì vậy, phải khơng ngừng nghiên cứu tự nhiên, tìm hiểu những
giải pháp của nó những biện pháp phù hợp nhất.
- Dịch hại và sâu bệnh: là yếu tố làm tổn hại lớn về năng suất và phẩm chất
của mỗi loại nấm ăn. Vì vậy trong q trình ni dưỡng phải tuân thủ những quy định
nghiêm ngặt về vệ sinh, đảm bảo cho nấm ăn không bị nhiễm bệnh.
- Mơi trường: khơng khí, nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và
phát triển của nấm ăn.
b. Nhóm nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số: dân số tạo ra nhu cầu lớn và đa dạng các sản phẩm của ngành nấm ăn
đồng thời cung cấp lao động cho quá trình sản xuất nấm ăn. Đây là một trong những
nhân tố kích thích để cho ngành nấm ăn không ngừng phát triển, nâng cao năng suất,
chất lượng các chủng loại nấm ăn và cải tiến phương thức tổ chức tiêu thụ để đáp ứng
một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: trong sản xuất nấm ăn muốn đạt năng suất cao và
phẩm chất tốt phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để thực hiện nuôi trồng theo
25