Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì yêu cầu của con người về
lương thực, thực phẩm và các loại nông sản phẩm ngày càng cao, không chỉ về
số lượng mà cả về chất lượng, hình thức mẫu mã đa dạng hóa sản phẩm.
Lúa là một loại cây trồng quan trọng cho hơn một nửa dân số trên thế giới.
Nó là loại lương thực quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người dân
trên trái đất ở Châu Á, Châu Phi và các vùng thuộc các nước nhiệt đới và á nhiệt
đới. Tổng sản lượng và diện tích đứng sau lúa mì nhưng năng xuất cao hơn lúa
mì và nhiều cây cốc khác.
Ở Việt Nam, là một nước nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời cũng là một
nước có nền văn minh lúa nước phát triển từ lâu đời. Điều kiện tự nhiên có sự
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Lúa gạo
là một loại lương thực chính để nuôi sống con người Việt Nam. Trong nhiều năm
qua, sản xuất nông nghiệp nước ta từ chổ không đáp ứng nhu cầu trong nước và
phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thì đến nay chúng ta có thể tự đáp ứng nhu cầu
của mình và vươn lên trở thành một nước xuất khẩu lớn. Theo số liệu sơ bộ của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu năm 2010 đạt 6.88
triệu tấn, kim ngạch 3.23 tỷ đô la Mỹ, tăng 15,4% về lượng và 21,2% về giá trị
so với năm 2009.[7]
Huyện Triệu Phong là một vùng sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu,
nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, phần lớn thu nhập người dân là từ sản xuất
nông nghiệp, và cây lúa là cây trồng chính. Nông dân sản xuất lúa gặp nhiều rủi
ro do sâu bệnh, thiên tai. Ngoài ra, là một trong những địa phương nghèo và khó
khăn, người dân còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tổ chức đồng bộ, vì thế
hiệu quả sản xuất chưa cao. Trên cở sở khảo sát lại tình hình sản xuất lúa ở địa
phương giai đoạn này nhằm đưa lại những giải pháp hợp lý hơn trong sản xuất.
Vì thế tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tình hình hoạt động sản xuất
lúa tại xã Triệu Long, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”.
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa trong thời gian qua trên địa bàn xã.
- Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa và sự đóng
góp của hiệu quả sản xuất đối với thu nhập của nông hộ trên địa bàn xã.
- Xác định những khó khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất.
2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam và trên thế giới:
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa ở trên thế giới:
Vì cây lúa rất thích nghi với môi trường và con người đã thành công trong
việc cải tạp môi trường nên cây lúa ngày nay đã có thể trồng được ở nhiều địa
phương và nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lúa trồng ở Tây Bắc Trung Quốc ở vĩ
độ 53B, ở miền Trung Xumatra nằm trên đường xích đạo và ở cả New South
Wales, Châu Úc 35 vĩ độ N. Lúa cũng được trồng ở Kerala ( Ấn Độ ) thấp hơn
mặt biển hoặc bằng mặt biển ở nhiều vùng khác nhau. Lúa cũng được trồng ở độ
cao 2000 mét ở Kasmia Ấn Độ và Nêpan. Lúa có thể trồng trên cạn, điều kiện
nước sâu trung bình, hoặc nước sâu khoảng 1,5 - 5 mét. [1].
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng các châu lục trên thế giới.
Châu Lục Diện tích
(1.000 ha)
Sản lượng
(1.000 tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
Châu Á 133.251 477.267 36
Châu Mỹ Latinh 60.267 17.231 27
Châu Phi 6.607 13.066 20
Châu Úc 89 726 82
Phần còn lại TG 1.039 4.576 44
Toàn thế giới 148.366 519869 35
[ Nguồn: Trần văn Minh, giáo trình cây lương thực, NXB NN, 2003].
Tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới là 148.366 nghìn ha, năng xuất
bình quân là 35 tạ/ha. Ở Châu Á có diện tích trồng lúa là 133.251 nghìn ha và
sản lượng là 477.267 nghìn tấn là châu lục có diện tích và sản lượng cao nhất,
còn Châu Úc là châu lục có năng xuất cao nhất là 82 tạ/ha.
Hiện nay, trên thế giới nhiều nước đẩy mạnh sự phát triển sản xuất nông
nghiệp theo chiều sâu, chú ý đến việc tăng năng suất trên một đơn vị diện tích,
sự phát triển nhanh tạo ra nhiều giống lúa mới có khă năng chống chịu với điều
3
kiện thiên nhiên, chống chịu với dịch bệnh, hay các giống lúa lai mang lại năng
xuất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn. Tại các nước có nền công
nghiệp phát triển, người ta áp dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh đầu tư thâm
canh nông nghiệp tăng sản lượng và năng xuất cây trồng. Tuy nhiên, ở các nước
đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa cao, việc áp dụng
các máy móc kỹ thuật hiện đại, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn bị
hạn chế, nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở đây vẫn là hình
thức lao động thủ công là chính, trình độ thấp với phong tục, tập quán sản xuất
cũ và lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên năng suất giữa các
nước phát triển và đang phát triển có sự chênh lệch khá lớn.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số nước trên thế giới:
Nước Diện tích
(1.000 ha)
Sản lượng
(1.000 tấn )
Năng suất
( Tạ/ha)
Trung Quốc 33.100 187.450 57
Ấn Độ 42.200 110.845 26
Indonexia 10.187 44.321 44
Bắc Triều Tiên 680 5.100 75
Nam Triều Tiên 1.209 70.478 62
Thái Lan 10.000 20.040 20
Việt Nam 6.267 31.251 39
Mỹ 1.113 7.006 63
Bangladet 10.940 28.575 26
( Nguồn: Trần văn Minh, giáo trình cây lương thực, NXB NN, 2003).
Số liệu trên cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có diện tích và sản
lượng lúa cao nhất thế giới. Tuy nhiên, năng suất lại thấp hơn Bắc Triều Tiên và
Mỹ, là hai nước có diện tích nhỏ nhưng năng suất cao, với Triều Tiên là 75 tạ/ha
còn Mỹ là 63 tạ/ha. Việt Nam với diện tích sản xuất lúa là 6.267 nghìn ha đứng
thứ 6 trên thế giới, sản lượng 31.251 nghìn tấn đứng thứ 5 thế giới và năng suất
bình quân 39 tạ/ha đứng thứ 5 trên thế giới.70
4
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam:
Việt Nam là một vùng thuộc khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, nằm trọn vẹn
trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
Trước năm 1945 diện tích trồng lúa ở hai Đồng Bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là
1,8 triệu tấn và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2.4 và 3,0 triệu tấn.
Năng suất bình quân là 13 tạ/ha.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam trước ngày
giải phóng (Bùi Huy Đáp, Cây lúa miền Bắc Việt Nam,1963)
Năm
Miền Bắc Miền Nam
Diện tích
(1.000ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1.000tấn)
Diện tích
(1.000ha
)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1.000tấn)
1939 1.845,0 13,0 2.407,0 2.450,0 13,2 4.300,0
1955 2.176,0 16,2 3.523,4 1.955,0 12,8 2.560,0
1960 2.384,0 18,4 4.212,0 2.503,6 21,2 5.311,2
(Nguồn: Trần văn Minh, giáo trình cây lương thực, NXB NN, 2003).
Qua bảng số liệu cho thấy cả ở miền Nam và miền Bắc thì cả diện tích,
năng suất và sản lượng đều được tăng lên. Miền Bắc từ năm 1939 đến năm 1960
thì diện tích từ 1.845 nghìn ha tăng lên 2.384 nghìn ha và năng suất đạt từ 13
tạ/ha lên 18,4 tạ/ha. Miền Nam diện tích tăng từ 2.450 nghìn ha lên 2.503 nghìn
ha, năng suất tăng từ 13,2 tạ/ha lên đến 21,2 tạ/ha.
Sau năm 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta
đã có những thuận lợi mới và đã có những bước phát triển đáng kể. Với mức
tăng trưởng trên, từ chổ hàng năm ta phải nhập khoảng 0,8 triệu tấn lương thực
đến chổ đã tự túc lương thực cho 70 triệu dân, ngoài ra cũng có một phần giành
cho xuất khẩu.
Năng suất và sản lượng lúa tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó trước tiên
là những thay đổi về cơ chế chính sách trên phạm vi vĩ mô từ thời kỳ đổi mới mở
5
cửa, sau đó là những thay đồi trong kỹ thuật trồng lúa như việc chuyển đổi mùa
vụ, giải quyết thủy lợi để tưới tiêu, cải tạo đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Đặc biệt từ năm 1966 với cuộc cách mạng xanh, việc đưa các giống lúa
mới vào sản xuất cùng với việc tăng cường đầu tư thâm canh ở các vùng trồng
lúa trên địa bàn cả nước tăng năng suất đáng kể.
Mặc dù ưu tiên phát triển lương thực nhưng từ năm 1976 -1980 hàng năm
phải nhập 1.200.000 tấn lương thực bình quân nhập khẩu hàng năm. Từ năm
1986 -1988 nước ta đa dần dần tự túc được lương thực nhưng hằng năm vẫn phải
nhập khẩu 100.000 tấn bột mì. Từ năm 1989 đến nay Việt Nam đã sản xuất đủ
lương thực để ăn và thừa xuất khẩu. Tính từ năm 1989 đến 1995 đã xuất khẩu
xấp xỉ 2 triệu tấn gạo/năm đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Từ năm 1996 đến nay
Việt Nam xuất khẩu gạo hàng năm đạt 3 triệu tấn và đưa Việt Nam trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới [1].
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu lúa gạo Việt
nam từ năm 1975 đến năm 2000.
Năm
Diện tích
(1.000ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1.000tấn)
Xuất khẩu
(1.000tấn)
1975 5.600 21,4 10.293 -
1980 5.600 20,8 11.674 -
1985 5.703 27,8 15.874 -
1990 6.027 31,9 19.225 1.600
1995 6.765 36,9 24.960 2.040
2000 673 42,6 32.700 4.050
( Nguồn: Trần văn Minh, giáo trình cây lương thực, NXB NN, 2003).
2.2 Một số vấn đề trong sản xuất lúa ở nước ta hiện nay:
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhu cầu về lúa gạo nhiều
hơn và đa dạng hơn, thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn. Trong khi đó sản xuất lúa
6
gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến này vẫn còn nhiều bất cập mà nguyên
nhân bởi [Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Mục tiêu và giải pháp]:
" Một là, còn thiếu các giống lúa năng suất và chất lượng cao, thích nghi
với đặc thù từng tiểu vùng sinh thái của ĐBSCL, chống chịu được sâu bệnh và
điều kiện khó khăn do biến đổi khí hậu toàn cầu. Thiếu nguồn cung cấp giống
tốt. Đến nay chỉ có khoảng trên 30% giống cấp xác nhận được sử dụng trong sản
xuất lúa
Hai là, nông dân sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro do sâu bệnh, thiên tai như lũ
lụt, hạn hán, nhiễm mặn và đặc biệt là thì trường tiêu thụ.
Ba là, mặt bàng về trình độ sản xuất, kỹ năng và kỹ thuật chưa cao, chưa
đồng đều ( đặc biệt là thiếu kiến thức về chuyên môn, tiêu chuẩn, chất lượng sản
phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP…) dẫn đến chênh lệch năng suất giữa các
hộ sản xuất lúa trong cùng một tỉnh, hoặc giữa tỉnh này và tỉnh kia còn khá cao,
nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tổ chức, sản xuất không đúng chất,
không đủ lượng, không đúng thời điểm và không đạt giá trị cao.
Bốn là, hệ thống kho tàng bảo quản, chế biến lương thực còn nhiều bất cập.
Tổn thất khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa còn rất cao:14%. Hệ thống chế
biến xay xát chưa đồng bộ và công nghệ đa số ở mức thấp, hệ thống bảo quản
tồn trữ còn quá yếu chưa đảm bảo yêu cầu.
Năm là, hệ thống kinh doanh lương thực đã được xã hội hóa nhưng hiệu
quả hoạt động chưa cao, nhất là trong xuất khẩu.
Sáu là, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo cho ANLT và xuất
khẩu, nhưng từ trước đến nay được đầu tư thâpps và hiệu quả chưa cao vì thiếu
đồng bộ, thiếu liên kết vùng và vai trò tham gia “4 nhà” theo nghị đinh 80 còn
rất hạn chế, sự gặp nhau chính sách vĩ mô và chính sách vi mô còn nhiều bất cập.
Bảy là, nông dân thu nhập thấp do giá bán thấp, thị trường bấp bênh, sản
xuất ra sản phẩm chưa biết bán cho ai và không tự định đoạt giá cả."
2.3 Chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta hiện nay:
2.3.1 Các căn cứ xây dựng chiến lược:
7
Phải đánh giá khách quan và sâu sắc chiến lược phát triển trong giai đoạn
trước chỉ ra các thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế và tồn tại. [Giáo
Trình KTNN]
"Phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước, bao gồm về đất đai, thời
tiết, khí hậu. Đất nước ta với nhiều nguồn tài nguyên có lợi thế, song cũng có
những khó khăn lớn. Cần đánh giá đúng những lợi thế và những khó khăn trong
quá trình xây dựng và phát triển chiến lược nông nghiệp.
Căn cứ vào cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp bao gồm hệ thống công
cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Với hệ thống đó đạt ở mức nào, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấp
xây dựng thêm nhằm hướng vào phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp trong
giai đoạn hiện tại và tương lai.
Căn cứ vào nguồn lao động và trình độ lao động của con người: số lượng và
chất lượng nguồn lao động, ở nước ta nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, song
chất lượng còn thấp, ít được đào tạo về kỹ thuật và quản lý, trình độ dân trí còn
chưa cao.
Căn cứ vào thị trường trong nước và quốc tế về sản phẩm nông nghiệp ở
từng giai đoạn yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại các nông sản rất
khác nhau ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Cần được phân tích,
đánh giá và dự báo về nhu cầu thị trường một cách có căn cứ và khoa học.
Căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nước ta và khả
năng ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế
giới áp dụng vào điều kiện Việt Nam hiện nay và sắp tới."
2.3.2 Chiến lược phát triển nông nghiệp:
Dựa vào những điều kiện và căn cứ trình bày ở trên, nền nông nghiệp Việt
Nam trong giai đoạn tới có thể chọn chiến lược phát triển sau:[6]
Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng có sức cạnh tranh cao
trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh của cả nước và từng vùng sinh thái,
đồng thời nhanh chóng áp dụng các thành tự mới về khoa học và công nghệ,
khoa học quản lý nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tạo việc làm,
8
tăng nhanh thu nhập cho nông dân, làm cơ sở ổn định kinh tế, chính trị xã hội và
làm cơ sở để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [6]
Báo cáo của ban chấp hành TW Đảng tại Đại Hội Đảng lần thứ IX đã nhấn
mạnh “ Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo
hướng hình thành nên nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường
và điều kiện sinh thái của từng vùng , chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao
động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn…” [3].
2.3.3 Mục tiêu phát triển:
Để thực hiện chiến lược phát triển trên, nông nghiệp cần phát triển để đạt
các mục tiêu sau: [6]
- Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài.
- Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn.
- Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững.
2.4 Vai trò của sản xuất lúa đối với kinh tế:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển nền kinh tế ở nước ta, với đại bộ phận sống bằng nghề nông. Nông
nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công
nghiệp. Ngoài việc sử dụng làm lương thực là chủ yếu, các sản phẩm phụ của
cây lúa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. [2]
Gạo: còn có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia. Bia sản xuất từ
lúa gạo có màu trong, hương thơm.
Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, vốt ca, axeton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
Cám : dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc non và vỗ béo, là thức ăn gia
súc tổng hợp. trong công nghệ dược, sản xuất vitamin B1 chữa bệnh tê phù. Dầu
cám có chất lượng cao, dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế
xà phòng….
Trấu: Sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót
hàng, dùng để độn chuồng làm phân bón có SiO
2
cao. Ở nông thôn còn sử dụng
làm chất đốt.
9
Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là Xenluloza có thể sản xuất thành giấy,
các tông xây dựng, đồ gia dụng như thừng chão, mũ, giầy dép. Cũng có thể dùng
rơm rạ để sản xuất thức ăn gia súc, trộn với cây họ đậu, làm thức ăn ủ chua, sản
xuất nấm rơm, độn chuồng, chất đốt….
Nếu tận dụng khai thác các sản phẩm phụ thì giá trị kinh tế của cây lúa còn
rất phong phú.[2]
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa:
2.5.1 Các nhân tố tự nhiên:
Khí hậu thời tiết, yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, có ảnh
hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
lúa. Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm, ở nước ta
nói chung có ảnh hưởng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nó. Trên
đồng ruộng cây lúa chịu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện khác nhau, trong
đó yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt nhất:[2]
Nhiệt độ có tác dụng đến tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm, tốt hay xấu
của ruộng lúa. Khoảng nhiệt độ dưới 17
o
C đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
lúa. Nhiệt độ dưới 13
o
C cây lúa ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài trong nhiều
ngày thì cây lúa sẽ chết. Ngưỡng nhiệt độ cao trên 40
o
C kết hợp với gió nóng,
khô sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn thụ tinh dẫn đến tỉ lệ lép cao. [1]
Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên cả hai mặt cường độ chiếu sáng và
thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình
phát dục, ra hoa còn cường độ chiếu sáng tức lượng bức xạ mặt trời ảnh hưởng
đến quang hợp.[1]
2.5.2 Các nhân tố xã hội:
Kỹ thuật canh tác của người dân: Đóng vai trò rất lớn cho hiệu quả sản xuất
và năng suất cây trồng. Trình độ sản xuất hay tập quán canh tác lạc hậu hạn chế
đầu tư thâm canh trong quá trình sản xuất làm cho năng suất cây trồng thấp và
kém hiệu quả. Ngược lại, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình
độ sản xuất của người dân giúp sản xuất có hiệu quả cao hơn.
10
Cơ chế chính sách: Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa nói riêng. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chính
sách có tác động tích cực đến việc sản xuất lúa như chính sách đất đai, chính
sách trợ giá cho sản phẩm nông nghiệp, các chính sách đầu tư hỗ trợ vật tư cho
nông nghiệp…Các chính sách này giúp người nông dân có điều kiện tốt hơn để
phục vụ cho hoạt động sản xuất nâng cao diện tích, sản lượng sản xuất cung cấp
cho nhu cầu xã hội.
Thị trường và giá cả: trong sản xuất thị trường là cầu nối giữa người sản
xuất và tiêu dùng sản phẩm, nó có vai trò quan trọng trong việc xác định mục
tiêu và phương hướng cho sản xuất, còn giá cả là căn cứ để xác định kết quả và
hiệu quả sản xuất. Vì vậy, việc xác định thị trường và giá cả là rất cần thiết khi
tiến hành sản xuất.
2.5.3 Các nhân tố kinh tế:
Các nhân tố kinh tế ở đây có thể coi là các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản
xuất lúa. Bao gồm các chi phí sản xuất và mức độ đầu tư cho quá trình sản xuất
như: giống lúa, chi phí đầu tư cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống
nước tưới tiêu cho đồng ruộng….
Các yếu tố này rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa.
Việc chọn giống nó quy định năng suất tối đa của cây đạt được và khả năng
chống chịu với những bất lợi của điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi loại giống
cây trồng đều có những ưu và nhược điểm riêng, và kỹ thuật gieo trồng cũng
khác nhau. Vì thế, tùy vào điều kiện đặc trưng của từng vùng mà chọn các loại
giống phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phân bón là yếu tố nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhằm tăng năng
suất và phẩm chất của cây trồng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây thì nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi thời kỳ là khác nhau, việc bón phân một
cách hợp lý đúng liều lượng và thời vụ góp phần tăng năng suất và sản lượng của
cây, đồng thời góp phần cải tạo đất đai.
Trong hoạt động sản xuất lúa việc phòng trừ sâu bệnh là hết sức quan trọng.
Sâu bệnh, dịch hại thường xuyên xảy ra với nhiều diễn biến phức tạp làm giảm
11
năng suất và phẩm chất cây trồng. Do đó cần có các biện pháp phòng chống sâu
bệnh thích hợp, đặc biệt là phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, như thế có
thể nâng cao hiệu quả phòng chống và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.1 Đối tượng:
Là các hộ gia đình sản xuất lúa trên địa bàn xã Triệu Long, Huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại xã Triệu Long, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị. Số liệu nghiên cứu được tiến hành thu thập từ năm 2010 – 2011.
3.2 Nội dung nghiên cứu:
3.2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội:
+ Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, đất đai.
+ Điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư, lao động, cơ cấu thu nhập.
3.2.2 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã:
+ Diện tích, năng xuất, sản lượng gieo trồng.
+ Vai trò trong cơ cấu thu nhập.
+ Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất
3.2.3 Vai trò thu nhập của hoạt động sản xuất lúa đối với kinh tế nông hộ
3.2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn xã.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn điểm nghiên cứu: Điểm nghiên cứu được chọn là xã Triệu Long,
Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, thuận lợi cho việc điều tra và thu thập số liệu.
- Chọn mẫu nghiên cứu:
+ Tiêu chí: Các nông hộ đang sinh sống và tiến hành các hoạt động sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn xã Triệu Long.
12
+ Dung lượng mẫu: Phân loại nhóm nông hộ điều tra thành 3 nhóm chính
gồm hộ nghèo, hộ trung bình và hộ khá. Chọn ngẫu nhiên 30 hộ đại diện từ danh
sách phân loại.
+ Cách chọn mẫu điều tra: Xin danh sách các nhóm hộ cần điều tra thông
qua tiếp cận với các cán bộ thôn, xã bao gồm cán bộ nông nghiệp, chủ tịch hợp
tác xã nông nghiệp và các trưởng thôn.
- Thu thập thông tin:
a) Thu thập số liệu thức cấp:
+ Thu thập các báo cáo kinh tế, xã hội, các báo cáo địa phương qua các
năm, các báo cáo, nghiên cứu có liên quan đến hoạt động sản xuất lúa.
+ Thu thập các tài liệu từ các sách, báo, internet…
b) Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phỏng vấn bán cấu trúc những người cung cấp thông tin, người am hiểu
như cán bộ xã, cán bộ thôn
+ Phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi: tiến hành phỏng vấn các hộ tham gia
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Quan sát thực địa.
3.4 Phương pháp xử lý thông tin:
+ Dùng phương pháp định tính và định lượng để tổng hợp thông tin.
+ Tất cả các số liệu điều tra được mã hóa nhập trên phần mềm excel và xử
lý thống kê.
3.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Các chỉ tiêu chung:
Diện tích của từng loại cây
Năng suất
Sản lượng
Giống cây trồng
Hiệu quả kinh tế
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
13
Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm chung của nông hộ: tuổi, trình độ văn
hoá, kinh nghiệm, giới tính, nghề nghiệp
Chỉ tiêu phản ánh phản ánh nguồn lực của các hộ:
o Quy mô đất đai: Tổng diện tích đất/hộ, diện tích đất trồng
lúa/hộ
o Quy mô lao động: Số lao động bình quân/hộ
o Quy mô vốn đầu tư: Bình quân vốn đầu tư/hộ
Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của các nông hộ:
o Chi phí giống cây trồng
o Chi phí đầu tư phân bón
o Chi phí làm đất
o Chi phí bảo vệ thực vật
o Thuỷ lợi phí
o Chi phí công lao động
o Chi phí thu hoạch
Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:
o Tổng giá trị sản xuất ( GO) trên một sào: chỉ tiêu này cho biết
một sào gieo trồng bao nhiêu giá trị.
GO được tính theo công thức sau:
GO = Q
i
* P
i
Q
i
: Lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra.
P
i
: Giá trị sản phẩm loại i.
o Tổng chi phí trung gian (IC) trên một sào: bao gồm chi phí vật
chất, chi phí công lao động và chi phí dịch vụ được tiêu dùng trong quá
trình sản xuất (không trính khấu hao). Chí phí trung gian gồm: chi phí
giống, chi phí mua phân các loại, chi phí làm đất, chi phí bơm nước, tuốt
lúa, cắt, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí công lao động và các chi
phí khác.
o Giá trị gia tăng (VA) trên một sào: là kết quả cuối cùng sau khi
đã trừ đi chi phí trung gian.
14
VA = GO – IC
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
o Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho
biết một đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
o Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị gia tăng (VA/IC):Chỉ tiêu
này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra bao nhiêu đồng giá trị gia
tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế.
o Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho
biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
15
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Triệu Long:
4.1.1 Điều kiện tự nhiên:
4.1.1.1 Vị trí địa lý.
Bản đồ 1: Vị trí địa lý xã Triệu Long
[Nguồn: Bản đồ vị trí xã Triệu Long]
Xã Triệu Long là một xã nghèo của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Phía bắc giáp với xã Triệu Đông, phía đông giáp với xã Triệu Hòa, phía tây giáp
với xã Triệu Thượng, phía nam và tây nam giáp với xã Triệu Giang và xã Triệu
Thuận. Xã Triệu Long nằm ở phía tây của huyện Triệu Phong, cách thị xã Quảng
Trị 5km, cách Thành Phố Đông Hà 12 km về phía bắc. Với đặc điểm vị trí địa lý
như vậy tạo cho xã Triệu Long có điều kiện tương đối thuận lợi để giao lưu trao
đổi hàng hóa với các vùng lân cận. Xã Triệu Long có tổng số là 18 thôn xóm
(bao gồm: Bích Khê, Tân Định, An Mô, Bích La Thượng, Xóm Triêu, Xóm
Đùng, Xóm Bàu, Xóm Hói, Rào Thượng, Rào Hạ, Đại Lộc Thượng, Đại Lộc Hạ,
Xóm Cồn, Xóm Bồi, Xóm Kiệt, Phương Ngạn, Phú Lâu, Vệ Phả), trải dài với
tổng diện tích đất tự nhiên là 902.20 ha.
16
4.1.1.2 Địa hình.
Là xã ở vùng đồng bằng, có địa hình tương đối phẳng. Nhưng do phần lớn
diện tích nằm ở khu vực thấp trũng, nên hằng năm phải chịu những đợt lụt gây
nên thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là rau màu.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
4.1.2.1 Tình hình kinh tế:
Về kinh tế, tổng giá trị thu ngân sách trên địa bàn xã năm 2010 là
1.846.602.850 đồng. Nông nghiệp: toàn xã gieo trồng 1220 ha, đạt 98,8% kế
hoạch đề ra. Trong đó cây lương thực có hạt là 639 ha, đạt 99,7% với tổng sản
lượng lương thực có hạt là 3159,9 tấn đạt 90,3% kết hoạch 2010 đề ra.[4]
Chăn nuôi: tổng đàn gia súc là 8026 con trong đó trâu có 56 con, bò có 574
con, lợn 7316 con. Đàn gia cầm là 24.198.000 con.
Thương mại dịch vụ: tình hình thương mại dịch vụ trên địa bàn xã tiếp tục
mở rộng và phát triển đa nghành. Hiện nay, có 214 hộ kinh doanh vừa và nhỏ.
Có 98 hộ đăng ký kinh doanh.
Ngành nghề truyền thống tiếp tục phát triển như: chế biến bánh ướt, bánh
bèo, đan lát, mây tre, chổi đót phát triển mở rộng ở các xóm Đùng, Hói, Bàu,
Phương Ngạn. Có nhiều hộ sản xuất chổi đót đạt từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng/
người/tháng, từ đó giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn xã.
4.1.2.2 Vấn đề dân số và lao động:
Xã Triệu Long có tổng cộng là 1622 hộ với tổng số nhân khẩu là 7942
khẩu, là một xã nghèo có số hộ nghèo và cận nghèo cao là 749 hộ chiếm 46,18%.
Đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển nền kinh tế địa phương.
Bảng 4.1: Đặc điểm cộng đồng tại vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu Đvt Xã Triệu Long TL (%)
Tổng số hộ Hộ 1622 100
Nhân khẩu Khẩu 7942 -
Số hộ khá, trung bình Hộ 873 53,82
Số hộ cận nghèo Hộ 379 23,37
Số hộ nghèo Hộ 370 22,81
(Báo cáo KT-XH năm 2010 xã Triệu Long).
17
Lực lượng lao động ở đây khá dồi dào, theo số liệu thống kê thì toàn xã có
tổng cộng 4760 người trong độ tuổi lao động, chiếm 59,9%, trong đó 2229 nam
và 2531 nữ.
4.2 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã.
Năm 2010, do thời tiết diến biến phức tạp khó lường, mưa rét kéo dài kèm
theo giồng tố làm cho cây lúa ngã đỗ chiếm gần ½ diện tích phải gieo cấy lại từ
2,3 lần, làm ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng và vật nuôi. Do ảnh hưởng của
cơn bão số 9 gây lũ lớn diện tích toàn xã bị cát, bùn lấp 24,6 ha, nên diện tích
gieo trồng bị hạn chế và chậm tiến độ thời vụ.
Vụ hè thu nắng hạn kéo dài, gây bệnh hại trên lúa như: Bệnh sọc lùn đen,
sâu cuốn lá, rầy trắng nên năng suất vụ hè thu chỉ đạt 42,1 tạ/ha.
4.2.1 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã
Toàn xã Triệu Long, với tổng diện tích đất tự nhiên là 902.20 ha. Trong đó,
diện tích đất nông nghiệp là 358.96 ha chiếm 39,79%. Đất phi nông nghiệp là
497.07 ha chiếm 55.10%, còn lại là đất chưa sử dụng là 46.17 ha chiến 5,12%.
Bảng 4.2: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp năm 2010.
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Lúa 561,5 49 2750,7
Ngô 78 66 409,2
Khoai lang 48 90 920
Đậu xanh 12 14 16,8
Lạc 44 16 74
Ớt 22 16,5 26,3
(Báo cáo KT-XH năm 2010 xã Triệu Long)
Dựa vào bảng số liệu cho thấy cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở đây rất đa
dạng, Toàn xã gieo trồng 1220 ha. Trong đó cây lương thực có hạt là 639 ha, lúa
gieo được 561 ha. Năng suất bình quân 49 tạ/ha/vụ với sản lượng năm 2010 là
2750,7 tấn. Ngô gieo trồng 78 ha, năng suất đạt 66 tạ/ha, sản lượng 409,2 tấn.
Khoai lang trồng 48ha năng suất đạt 90 tạ/ha với sản lượng 432 tấn và một số
cây trồng khác.
18
4.2.2 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn xã:
Xã Triệu Long là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn và cây lúa là cây trồng
chủ yếu nơi đây. Người dân nơi đây có truyền thống trồng lúa từ rất lâu. Các
giống lúa được sử dụng chủ yếu là giống B6, HT1, IR35366….đã gắn liền với
tập quán canh tác nơi đây. Các loại giống này được người dân để lại và gieo
trồng từ vụ này sang vụ khác. Hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn có ý nghĩa
quan trọng trong việc cung cấp nguồn lương thực cho người dân nuôi sống phần
lớn dân cư trên toàn xã và cung cấp cho một số địa phương lân cận. Thực trạng
tình hình sản xuất lúa của xã được thể hiện qua bảng 3.
Dựa vào bảng số liệu cho thấy diện tích trồng lúa của xã qua các năm có xu
hướng giảm dần từ năm 2008 đến 2010 diện tích giảm 20 ha. Cùng với sự giảm
về diện tích thì năng suất lúa cả năm cũng giảm dần từ 1,4% của năm 2009 so
với năm 2008 và tiếp tục giảm 2,5% năm 2010 so với năm 2009. Từ năm 2008
đến năm 2010 sản lượng lúa giảm đi đáng kể từ 3058,3 tấn xuống còn 2730,9
tấn, giảm 327,4 tấn. Đặc biệt năm 2010 giảm đến 210,7 tấn so với năm 2009 đây
là năm được xem là mất mùa nhất trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do
diễn biến thời tiết diễn ra trong năm rất phức tạp, mưa nhiều, lụt bão xảy ra cùng
với đó là tình hình dịch bệnh diễn ra trên diện rộng, gây phá hoại mùa màng làm
cho năng suất và sản lượng giảm đi rất nhiều.
19
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất lúa tại xã giai đoạn 2008-2010:
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Cả năm. - - - - - - - - - -
DT Ha 581 100 574 100 561 100 -7 -1,2 -13 -2,3
NS Tạ/ha 52,6 - 51,2 - 48,7 - -1,4 -2,7 -2,5 -4,9
SL Tấn 3058,
3
100 2941,6 100 2730,9 100 -116,7 -3,8 -210,7 -7,2
Vụ ĐX - - - - - - - - - -
DT Ha 249,5 42,9 286,5 49,9 277,5 49,5 37 14,8 -9 -3,1
NS Tạ/ha 54,9 - 54 - 55,3 - -0,9 -1,6 1,3 2,4
SL Tấn 1618 52,9 1547,1 52,6 1534,6 56,2 -70,9 -4,4 -12,5 -0,8
Vụ HT - - - - - - - - - -
DT Ha 331,5 57,1 287,5 50,1 283,5 50,5 -44 -13,3 -4 -1,4
NS Tạ/ha 43,5 - 48,5 - 42,2 - 5 11,5 -6,3 -13
SL Tấn 1440,3 47,1 1394,5 47,4 1196,3 43,8 -45,8 -3,2 -198,2 -14,2
(Nguồn: phòng thống kê huyện Triệu Phong)
20
Qua bảng 3 cho thấy, sản lượng lúa trên địa bàn xã của vụ Đông Xuân lớn
hơn vụ Hè Thu năm 2010 là 338,3 tấn chiếm 22%. Với các loại giống lúa chính
là IR35366 và HT1. Bời vì đây là loại lúa cao sản, cho năng suất và chất lượng
cao, lại phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất lúa của xã trong ba năm qua giảm đi rất
nhiều cả về năng suất lẫn diện tích và sản lượng.
4.2.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra:
Qua điều tra 30 hộ được tiến hành ở các thôn xóm trên địa bàn xã Triệu
Long đã thu thập số liệu về tình hình nhân khẩu, lao động, đất đại… của các
nông hộ ở đây.
4.2.3.1 Tình hình nhân khẩu, lao động của các nhóm hộ được điều tra.
Qua nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi hộ có gần 5 người. Nhưng các chỉ
tiêu này không đồng đều trong các nhóm. Trong đó, cao nhất là nhóm hộ nghèo
và cận nghèo là 5.1 người, nhóm hộ trung bình và khá lần lượt là 4.43 và 4.33
người. Có thể nói, lực lượng lao động rất quan trọng trong quá trình sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Nguồn lao động dồi dào sẽ góp
phần quan trọng hơn trong các khâu của quá trình sản xuất. Bình quân chung
giữa các nhóm hộ có 2.2 lao động trên hộ, trong đó lao động nông nghiệp chiếm
72.7% với 1.6 lao động. Cao nhất là nhóm hộ khá là 2.5 lao động. hai nhóm hộ
còn lại là nghèo và trung bình không có sự chênh lệnh nhau đáng kể. Lao động
phi nông nghiệp chủ yếu là lực lượng lao động mang tính thủ công, không đòi
hỏi tay nghề cao như thợ mộc, thợ nề, buôn bán nhỏ lẻ, cán bộ, công nhân viên
chức… Tuy nhiên, lực lượng này lại đem về cho các hộ một nguồn thu nhập
đáng kể trong tổng thu của gia đình.
21
Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra
năm 2010:
Chỉ tiêu ĐVT Hộ Nghèo Hộ Trung
Bình
Hộ khá BQC
1. Tổng nhân khẩu Người 5.1 4.43 4.33 4.62
2. Lao động Người 2.1 2 2.5 2.2
2.1 Lao động NN Người 1.7 1.78 1.33 1.60
2.2 Lao động phi NN Người 0.4 0.22 1.67 0.76
3. Khẩu/LĐ Người 2.42 2.21 1.73 2.12
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
Nếu so sánh giữa lực lượng lao động và nhân khẩu của các hộ thì một lao
động phải nuôi 2.12 nhân khẩu. Tuy nhiên, thành phần phụ thuộc đa phần là các
con em đang trong độ tuổi đi học, nên các hộ phải tốn một khoản chi phí khá lớn
phục vụ cho việc học tập của các con em họ.
4.2.3.2 Tình hình sử dung đất của các nhóm hộ:
Dựa vào bảng 5 cho thấy tổng diện tích đất bình quân của mỗi hộ là 6.39
sào/hộ. Trong đó, cao nhất là hộ khá với tổng diện tích là 7.13 sào và thấp nhất là
hộ trung bình là 5.38 sào. Do điều kiện, vị trí địa lý của xã Triệu Long là vùng
đồng bằng, nên diện tích đất đai của các hộ chủ yếu được sử dụng để trồng các
loại cây ngắn ngày, cây hàng năm như: lúa, khoai, lạc, sắn, đậu… Một số cây
trồng lâu năm như: chanh, bưởi, ổi, đào, chuối…chỉ được trồng rải rác quanh
vườn, với số lượng ít, giá trị kinh tế mang lại là không cao.
Bình quân diện tích đất canh tác 4.56 sào/hộ chiếm 72.20% tổng diện tích
đất. Trong đó bình quân của nhóm hộ nghèo là 5.01, hộ trung bình là 3.86 và hộ
khá là 4.83.
Diện tích trồng lúa bình quân của mỗi hộ là 3.14 sào/hộ. Trong khí đó diện
tích đất khô 1.42 sào/hộ thấp hơn so với diện tích trồng lúa là 1.72sào/hộ, và các
loại cây trồng chủ yếu là ngô, lạc, đậu, sắn được trồng xen canh từng mùa vụ.
22
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất đại của các nhóm hộ điều tra năm 2010:
Chỉ tiêu ĐVT Hộ
Nghèo
% Hộ
TB
% Hộ
Khá
% BQC %
1. Tổng diện tích
đất
Sào 6.68 100.00 5.38 100.00 7.13 100.0
0
6.39 100.00
1.1 Đất ở Sào 1.72 25.75 1.52 28.25 2.3 32.25 1.84 28.80
1.2 Đất canh tác Sào 5.01 74.25 3.86 71.75 4.83 67.75 4.56 72.20
Lúa Sào 3.52 52.69 2.75 51.11 3.17 44.46 3.14 49.14
Đất khô (Lạc,sắn…) Sào 1.49 22.30 1.11 20.63 1.67 23.42 1.42 22.22
2. Đất canh tác
BQ/NK
Sào/Người 0.98 - 0.87 - 1.11 - 0.98 -
3. Đất canh tác
BQ/LĐ
Sào/Người 2.38 - 1.92 - 1.93 - 2.07 -
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
23
4.2.4 Tình hình đầu tư sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra:
Một hoạt động sản xuất được thực hiện thì người sản xuất nào cũng mong
muốn tạo ra được càng nhiều lợi nhuận trên một đơn vị yếu tố đầu vào nhất định.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng với đặc thù
diện tích đất đai có hạn , vì vậy quá trình mở rộng sản xuất tăng năng suất, sản
lượng bằng cách mở rộng diện tích đất canh tác chỉ có thể thực hiện ở giai đoạn
đầu của quá trình sản xuất, còn về lâu dài thi mức độ đầu tư thâm canh là biện
pháp chủ yếu để phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nông hộ mà mức độ đầu
tư thâm canh cho hoạt động sản xuất lúa của người dân cũng khác nhau và kết
quả hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố đầu vào. Để tìm hiểu
mức độ đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ xem xét ở
bảng sau:
24
Bảng 4.6: Chi phí đầu tư sản xuất lúa của các nhóm hộ.
Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
SL TT % SL TT % SL TT % SL TT %
1. Giống 7.3 73.2 11.77 6.5 64.7 11.15 6.92 69.8 11.38 6.90 69.23 11.44
2. Phân bón - 300.4 48.31 - 273.64 47.17 - 284.47 46.41 - 286.17 47.30
- N 13.8 136 45.27 11.9 112.1 40.96 10.5 105. 36.91 12.06 117.7 41.12
- P 0 0 0 2 17.2 6.28 1 9.5 3.33 1 8.9 3.11
- K 2.9 28.4 9.45 15 15.64 5.71 1.3 6.667 2.34 6.4 16.9 5.90
- NPK 13.5 136.0 45.27 13.3 128.7 47.03 16.3 163.3 57.40 14.36 142.67 49.8
3.CP làm đất 22.7 128.0 20.58 21.8 124.0 21.37 23.6 138.66 22.6 22.7 130.2 21.52
4.CP bảo vệ TV - 29.10 4.67 - 30.28 5.21 - 27.0 4.40 - 28.79 4.75
5. CP bơm nước 10.9 60.20 9.68 10.7 56.64 9.76 10.3 61.0 9.95 10.63 59.28 9.79
6. Công lao động
GĐ
7.43 - - 7.12 - - 6.95 - - 7.16 - -
7. Tuốt 5.6 30.90 4.97 5.4 30.82 5.31 5.3 32.0 5.22 5.43 31.24 5.16
8. Tổng cộng - 621.8 100 - 580.08 100 - 612.93 100 - 604.93 100
(Nguồn: phỏng vấn hộ, 2011)
25